Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

(TIỂU LUẬN) TRÌNH bày CHI TIẾT các bước, hồ sơ cần THIẾT để HAI NHÀ đầu tư THIẾT lập hợp ĐỒNG BCC THỰC HIỆN dự án đầu tư KINH DOANH tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.53 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN
KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN
Mơn: Pháp luật về Đầu tư

ĐỀ TÀI
TRÌNH BÀY CHI TIẾT CÁC BƯỚC, HỒ SƠ CẦN
THIẾT ĐỂ HAI NHÀ ĐẦU TƯ THIẾT LẬP HỢP ĐỒNG
BCC THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH TẠI
VIỆT NAM
Họ và tên : Nguyễn Thị Thanh Hằng
MSSV

: 3118430038

Lớp

: DLU1184

Phòng thi : 2001
Đề số

: 10

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2021


STT

Chữ viết tắt



1

LĐT

2

NĐT


MỤC LỤC

Mở đầu …………………………………………………………………………….......1
1. Quy trình, thủ tục thực hiện hợp đồng Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư

trong nước ……………………………………………………….……………..….…..2
2. Quy trình, thủ tục thực hiện hợp đồng Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư

trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài
……………………………………………………………………………….......……. 4
Tài
liệu
tham
……………………………………………………………………..9

khảo


Mở đầu
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các

nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo
quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế. Hình thức đầu tư theo hợp
đồng hợp tác có ưu điểm thơng dụng, linh hoạt thường được các nhà đầu tư áp dụng
trong trường hợp dự án đầu tư có thời gian ngắn, khơng kéo dài. Qua đề tài này, em
xin làm rõ hơn về các bước, hồ sơ cần thiết để hai nhà đầu tư thiết lập hợp đồng BCC
thực hiện dự án đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thơng tin, nghiên cứu và đưa ra những
nhận xét đánh giá, thống kê thông tin.
Vận dụng quy định của Luật Đầu tư và các văn bản pháp luật có liên quan

1


Điều 27 LĐT 2020 quy định về Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC như sau:
1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy

định của pháp luật về dân sự.
2. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài

hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật này.
3. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng

BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

1. Quy trình, thủ tục thực hiện hợp đồng Hợp đồng BCC được ký
kết giữa nhà đầu tư trong nước
Hợp đồng BCC (hay còn gọi là hợp đồng hợp tác theo cách gọi của pháp luật
dân sự) được quy định chi tiết từ Điều 504 đến Điều 512 của Bộ luật dân sự 2015.

Theo đó, Hợp đồng hợp tác sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng
đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng
chịu trách nhiệm. Ngoài ra pháp luật cũng quy định về hình thức của hợp đồng hợp tác
phải được lập thành văn bản.
- Nội dung hợp đồng hợp tác được quy định trong điều 505 BLDS, gồm các nội dung

chủ yếu sau:
1. Mục đích, thời hạn hợp tác;
2. Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;
3. Tài sản đóng góp, nếu có;
4. Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
5. Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
6. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
7. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
8. Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;
9. Điều kiện chấm dứt hợp tác.

2


Về vấn đề tái sản chung, các nhà đầu tư trong nước cùng nhau thỏa thuận bằng
văn bản về việc cùng đóng góp tài sản, cơng sức để thực hiện một dự án, cùng hưởng
lợi và cùng chịu trách nhiệm. Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài
sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên
hợp tác. Trường hợp có thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác chậm thực hiện
thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357
của BLDS 2015 và phải bồi thường thiệt hại. Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng
đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của
tất cả các thành viên; việc định đoạt tài sản khác do đại diện của các thành viên quyết
định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khơng được phân chia tài sản chung trước

khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp tất cả các thành viên hợp tác có thỏa
thuận.Việc phân chia tài sản chung quy định tại khoản này không làm thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ được xác lập, thực hiện trước thời điểm tài sản được phân
chia.
Trách nhiệm dân sự của thành viên hợp tác được quy định tại điều 509 BLDS
2015. Theo đó các thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản
chung; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp
tác phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp
của mình, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc luật có quy định khác.
Khi tham gia thực hiện giao dịch liên quan đến dự án, các thành viên hợp tác
phải cùng tham gia xác lập, thực hiện, trừ trường hợp đã cử một người đại diện thay
mặt thực hiện giao dịch. Các thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung bằng
tài sản chung. Trường hợp khơng đủ thì phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo
phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Khi có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên
hợp tác hoặc theo thỏa thuận của các bên, nhà đầu tư được rút khỏi hợp đồng hợp tác,
nhận lại tài sản đã đóng góp và được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải
thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận.
Việc hợp tác sẽ chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
(i) Theo thỏa thuận của các thành viên hợp tác;
(ii) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;
(iii) Mục đích hợp tác đã đạt được;
(iv) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

3


(v) Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
Ngồi ra, LĐT 2020 cũng quy định với các dự án của NĐT trong nước không
phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong trường hợp NĐT có

nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì sẽ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 LĐT 2020

2. Quy trình, thủ tục thực hiện hợp đồng Hợp đồng BCC được ký
kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa
các nhà đầu tư nước ngoài.
GIAI ĐOẠN 1 : 2 NĐT ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, nội dung hợp đồng được
quy định tại điều 28 LĐT 2020
“ Điều 28. Nội dung hợp đồng BCC
1. Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ

giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh

giữa các bên;
d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp
đồng; e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp
đồng;
g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa

thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
3. Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không

trái với quy định của pháp luật.”


GIAI ĐOẠN 2: Đề nghị cấp quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư
thuộc diện quyết định của chủ trương đầu tư
4


 Bước 1: Nộp hồ sơ dự án đầu tư

Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất
bao gồm CSPL Khoản 1 Điều 33 LĐT 2020
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu

dự án khơng được chấp thuận;
- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài

liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính
của cơng ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài
chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa

chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động
vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa
điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề
xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ
tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì

nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
- Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép


chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài
liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Nội dung giải trình về cơng nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc

diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao
công nghệ;
- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
- Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu

tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

 Bước 2 Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ

Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.
5


- Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy phép tiếp nhận

hồ sơ cho NĐT
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì u cầu NĐT bổ sung, hồn thiện hồ sơ
 Bước 3 Thẩm định và phê duyệt hồ sơ
- Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội được quy định tại Đ34

LĐT 2020
- Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng chính phủ được quy

định tại Đ35 LĐT 2020
- Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh được quy định tại


Đ36 LĐT 2020
 Bước 4 Nhận kết quả giải quyết

NĐT căn cứ vào giấy hẹn trên Giấy tiếp nhận hồ sơ đến nhận kết quả giải quyết
tại Cơ quan đăng ký đầu tư đã nộp hồ
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chủ trương đầu tư

GIAI ĐOẠN 3 : Đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
 Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư :

Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu
tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật
này trong thời hạn sau đây:
a) 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng

thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư;
b) 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà

đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

 Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định

tại các điều 30, 31 và 32 của LĐT 2020

6


- Điều kiện : Nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các


điều kiện sau đây:
a) Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
b) Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
c) Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật

này;
d) Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng

(nếu có);
đ) Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
 Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Hồ sơ: Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư

Số lượng 01 bộ gồm:
-Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
-Bản sao hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập
hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Đề xuất dự án đầu tư
- Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;

cam kết hỗ trợ tài chính của cơng ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;
bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính
của nhà đầu tư;
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho

thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa
điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện
dự án đầu tư;
- Giải trình về sử dụng công nghệ


-Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng
BCC
 Bước 2: Tiếp nhận kiểm tra hồ sơ

Hai bước trên được thực hiện theo giai đoạn 2
7


 Bước 3: Thẩm định và phê duyệt hồ sơ

Trong 10 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư
cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
 Bước 4: Nhận kết quả giải quyết hành chính

Nhà đầu tư căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy tiếp nhận hồ sơ đến nhận kết quả giải
quyết tại Cơ quan đăng ký đầu tư đã nộp hồ sơ
Cơ quan giải quyết: Sở Kế hoạch và Đầu tư , Ban quản lý các khu công nghiệp, khu
chế xuất (đối với các dự án thực hiện trong khu chế xuất, khu công nghiệp...)
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
GIAI ĐOẠN 4: Thành lập ban điều phối
Theo khoản 3 Điều 27 LĐT 2020 Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lâp
ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban
điều phối do các bên thỏa thuận.
GIAI ĐOẠN 5: Thực hiện dự án đầu tư
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, các nhà đầu tư có thể tiến
hành các hoạt động đầu tư thực hiện dự án theo các giao kết trước đó trong Hợp đồng
BCC.

Tài liệu tham khảo

1. Luật Đầu tư 2020
2. Bộ luận Dân sự 2015

8


3. Thủ tục đăng ký đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC/ Công ty TNHH
tư vấn WIKILAW



--- Hết ---

, truy cập ngày 05/9/2021.


9



×