Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đẩy mạnh tốc độ phát triển ngành công nghiệp nội dung số giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.96 KB, 3 trang )

QUẢN LÝ KINH TẾ

ĐẨY MẠNH TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN
NGÀNH CÔNG NGHIỆP NỘI DUNG SỐ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY















Võ Anh Tuấn*

ABSTRACT
Over the past time, the digital content industry has formed, making a significant contribution to the entire information technology industry and to the socio-economic development of Vietnam. From only 3,000 - 4,000 billion
VND 15 years ago, up to now, the digital content industry has had sales of tens of thousands of billion VND. However, the achievements in this field are still not commensurate with the development potential. Therefore, it is necessary
to synchronously implement solutions to accelerate the development of the digital content industry commensurate
with the development potential and meet the country’s socio-economic development requirements in the coming
period new.
Keywords: Digital content, Digital content industry, growth rate
Received: 05/07/2022; Accepted: 15/08/2022; Published: 10/09/2022
1. Đặt vấn đề
Ngành công nghiệp nội dung số (tiếng Anh: Digital content industry - DCI) là ngành sản xuất, cung cấp


và kinh doanh các dịch vụ nội dung số ở mức chuyên
sâu và đạt được quy mô lớn. Khái niệm công nghiệp
nội dung số ở Việt Nam được đề cập tại Điều 4, Luật
Công nghệ thông tin: “Công nghiệp nội dung số là một
lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp công nghệ thông tin,
bao gồm các hoạt động sản xuất và cung cấp sản phẩm
nội dung thông tin số, tức là các thông tin được tạo lập
bằng phương pháp dùng tín hiệu số” . Trong Nghị định
71/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/5/2007 Quy
định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của
Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ
thông tin đã diễn đạt chi tiết hơn khái niệm cơng nghiệp nội dung số. Theo đó, công nghiệp nội dung số là
ngành công nghiệp sản xuất, cung cấp và phân phối các
sản phẩm và nội dung thơng tin số, gồm: Giáo trình,
bài giảng, tài liệu dưới dạng điện tử; sách, báo, tạp chí
dưới dạng số; các loại trị chơi điện tử; sản phẩm giải trí
trên mạng viễn thông; thư viện số, kho dữ liệu số; phim,
ảnh, nhạc, quảng cáo số. Công nghiệp nội dung số là
một ngành mới được gia nhập vào hệ thống các ngành
kinh tế quốc dân trong những năm gần đây. Nó phản ánh
trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất dưới tác
động của tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là sự phát
triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Những tiến bộ
và phát triển đó đã thúc đẩy phân cơng lao động xã hội
và chun mơn hóa sản xuất ngày càng sâu rộng làm ra
đời và phát triển các ngành kinh tế mới.

2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Ngành công nghiệp nội dung số ở Việt Nam
- Về số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động về

nội dung số. Theo số liệu Sách trắng Công nghệ thông
tin và truyền thông Việt Nam, trong giai đoạn từ năm
2009 đến năm 2016, số lượng doanh nghiệp đăng ký
hoạt động trong lĩnh vực nội dung số thay đổi lớn qua
các năm. Năm 2009, số lượng doanh nghiệp đạt trên
2,800 doanh nghiệp. Thời điểm số lượng doanh nghiệp đạt cao nhất là vào năm 2013, đạt gần 4,500 doanh nghiệp. Nhưng kể từ thời điểm đó, do tăng cường
việc quản lý trị chơi trực tuyến và siết chặt các quy
định về quản lý nội dung trên Internet đã dẫn đến tình
trạng nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, phá sản nên
số lượng doanh nghiệp giảm sút. Năm 2015, số lượng
doanh nghiệp giảm xuống còn gần 2.400 doanh nghiệp.
Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn 2009-2016, theo
số liệu các doanh nghiệp nội dung số thì sự phát triển
của ngành cơng nghiệp này có giai đoạn khơng ổn định,
có sự trồi sụt về số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt
động. Theo sách trắng Công nghệ thông tin và truyền
thông Việt Nam năm 2021, trong 5 năm trở lại đây thì số
lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nội dung
số đang tăng dần trở lại theo xu thế khá ổn định. Năm
2016, số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong
lĩnh vực nội dung số là 2.700 doanh nghiệp, năm 2017
tăng lên 3.202 doanh nghiệp, năm 2018 tăng lên 3.651
doanh nghiệp, năm 2019 là 3.982 doanh nghiệp, năm
2020 là 4.188 doanh nghiệp.
Sự thay đổi lớn về số lượng doanh nghiệp hoạt động

* Trường Đại học Cơng nghệ và Quản lý Hữu Nghị

36


TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ - SỐ 22 QUÝ 3/2022


QUẢN LÝ KINH TẾ
trong lĩnh vực nội dung số một phần được giải thích là
do bị ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế, môi trường
cạnh tranh, dịch bệnh và ngành nội dung số đang gặp
phải nhiều quy định chặt chẽ của pháp luật đối với các
nhà cung cấp.
- Về lực lượng lao động và thu nhập của người lao
động. Theo số liệu nguồn Sách trắng Công nghệ thông
tin Việt Nam từ năm 2008-2016, số lượng lao động
trong lĩnh vực nội dung số và mức thu nhập bình quân
của người lao động trong lĩnh vực này tăng khá chậm.
Tổng số lao động nội dung số đến hết năm 2016, ước
tính 46,647 người, tốc độ tăng trưởng tăng 5,25% so với
năm 2015, với mức thu nhập bình quân năm 2016 đạt
6,189 USD/người/năm, tốc độ tăng trưởng 1,13% so với
năm 2015. Nếu tính cả giai đoạn từ năm 2008 đến 2016,
năm 2008 số lượng lao động đạt 33,000 người, có tốc độ
tăng trưởng 41%, năm 2016 có tốc độ tăng trưởng thu
nhập bình quân năm là 119% so với năm 2008.
Trong giai đoạn 2016-2022, số lượng lao động cơng
nghiệp nội dung số có sự thay đổi rõ rệt trong từng năm.
Năm 2016, số lượng lao động công nghiệp nội dung số
là 46.647 người, năm 2017 số lượng lao động công nghiệp nội dung số đông đảo nhất trong giai đoạn này với
55.908 người. Năm 2018, số lượng lao động công nghiệp nội dung số bắt đầu giảm xuống còn 51.952 người,
năm 2019 giảm mạnh còn 42.479 người, năm 2020 tiếp
tục giảm còn 34.377 người. Thu nhập bình quân đầu
người trong lĩnh vực này tăng trưởng không cao: năm

2016 đạt 6.189 USD/năm, năm 2017 đạt 6.737 USD/
năm. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người trong
lĩnh vực nội dung số tăng lên 7.696 USD/ năm, năm
2019 tiếp tục tăng lên 7.820 USD/năm, tuy nhiên, năm
2020 thì con số này giảm xuống cịn 7.201 USD/năm.
- Về doanh thu, xuất khẩu của ngành nội dung số.
Theo nguồn Sách Trắng Công nghệ thông tin và truyền
thông Việt Nam, tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm
2009-2014 đạt mức 7%/năm. Trong giai đoạn 20162020, doanh thu công nghiệp nội số tăng trưởng ổn định:
năm 2016 doanh thu là 739 triệu USD, năm 2017 doanh
thu là 799 triệu USD, năm 2018 là 825 triệu USD, năm
2019 là 851 triệu USD, năm 2020 đạt 888 triệu USD.
- Về kim ngạch xuất khẩu nội dung số trong 5 năm
gần đây là giai đoạn tăng trưởng khơng ổn định, có sự
trồi sụt về doanh thu. Năm 2016 kim ngạch xuất khẩu
nội dung số đạt 661 triệu USD, năm 2017 đạt 734 triệu
USD, năm 2018 đạt 771 triệu USD. Tuy nhiên, năm
2019, kim ngạch xuất khẩu nội dung số giảm xuống 705
triệu USD, năm 2020 tăng nhẹ lên 710 triệu USD.

2.2. Giải pháp đẩy mạnh tốc độ phát triển ngành
công nghiệp nội dung số
2.2.1. Xây dựng chiến lược phát triển ngành công
nghiệp nội dung số ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp
nội dung số trước hết cần căn cứ vào những xu thế nổi
bật trong lĩnh vực nội dung số để xác định mức độ tích
hợp của ngành cơng nghiệp nội dung số Việt Nam đối
với thị trường nội dung số trên thế giới. Những xu thế
nổi bật trong lĩnh vực nội dung số trong thời gian tới

được các nhà nghiên cứu chỉ ra đó là: xu thế bùng nổ
thiết bị di động thúc đẩy tiêu thụ nội dung số; xu thế
quảng cáo tiếp thị chuyển dịch sang dùng các phương
tiện kỹ thuật số; xu thế video theo yêu cầu sẽ tiếp tục
tăng trưởng ở mức cao; các cơng nghệ ảo hóa sẽ là xu
thế chủ đạo của nội dung số.
Bên cạnh đó, khi tiến hành xây dựng chiến lược phát
triển ngành công nghiệp nội dung số ở Việt Nam cần
tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia tiêu biểu,
có hồn cảnh với đặc điểm tương đồng nhất định với
Việt Nam, từ đó nghiên cứu có chọn lọc và vận dụng
phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Hàn
Quốc là quốc gia đã thực hiện nhiều chính sách khuyến
khích phát triển cơng nghiệp nội dung số đạt hiệu quả
cao. Những chính sách trọng tâm được Hàn Quốc thực
hiện rất thành công trong thời gian qua là: Tăng cường
sức mạnh cho các tập đồn cơng nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm; phát triển công nghệ và
tiêu chuẩn; phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại trường học;
đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại; nghiên cứu và
phát triển (R&D) thông qua việc thiết lập các cơ chế gắn
kết chặt chẽ giữa các cơ sở nghiên cứu phát triển với
ngành công nghiệp; thiết lập các cơ chế để các doanh
nghiệp tiếp cận nhanh chóng các thành quả nghiên cứu
phát triển; đầu tư hỗ trợ mạnh mẽ bằng cách tạo ra một
quỹ đầu tư độc quyền trong nội dung kỹ thuật số.
2.2.2. Xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý để
tạo điều kiện cho công nghiệp nội dung số phát triển
Hiện nay, ở Việt Nam đã có các văn bản pháp luật về
công nghiệp nội dung số như: Luật Công nghệ thông tin

số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006; Luật an ninh mạng số
24/2018/QH14 ngày 12/6/2018, Nghị định số 71/2007/
NĐ-CP ngày 3/5/2007 Quy định chi tiết và hướng dẫn
thực hiện một số điều của Luật công nghệ thông tin về
công nghiệp CNTT; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày
15/7/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Nghị định số 118/2015/NĐ-

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CƠNG NGHỆ - SỐ 22 QUÝ 3/2022 37


QUẢN LÝ KINH TẾ
CP ngày 12/11/2015 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành về Luật đầu tư (có điều khoản liên quan hỗ trợ)...;
Thông tư số 43/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 Ban
hành danh mục sản phẩm nội dung thông tin số; Thông
tư 290/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 Quy định mức
thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định
nội dung, kịch bản trị chơi điện tử trên mạng; Thơng
tứ số 21/2021/TT-BTTTT ngày 08/12/2021 Thông tư
21/2021/TT-BTTTT sửa đổi Thông tư 24/2015/TTBTTTT quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet; Thông tư 19/2021/TT-BTTTT ngày 03/12/2021
Thông tư 19/2021/TT-BTTTT về Danh mục sản phẩm
công nghệ thông tin trọng điểm...
Để đồng thời vừa tạo điều kiện cho công nghiệp nội
dung số phát triển, vừa quản lý tốt lĩnh vực này đòi hỏi
tiếp tục hồn thiện mơi trường pháp lý, cơ chế chính
sách phát triển công nghiệp nội dung số; xác lập các loại
hình, lĩnh vực cơng nghiệp nội dung số; xây dựng, hoàn
thiện các văn bản quản lý đối với các hoạt động cung
cấp (phát hành) nội dung thông tin số. Bên cạnh đó, cần
tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi đối với

các tổ chức, cá nhân phát triển sản phẩm nội dung số.
Xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp lý dưới luật liên
quan tới công nghệ nội dung số; tới việc bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ cho phần mềm, nội dung số. Tập trung đẩy
mạnh thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực
phần mềm, nội dung số. Xây dựng môi trường pháp lý
cho tài sản trí tuệ (IP) trong cơng nghiệp nội dung số.
Xây dựng cơ chế và chính sách để nâng cao năng lực
hoạt động cho cơ quan quản lý nhà nước về cơng nghiệp
nội dung số. Chính phủ cần có cơ chế, chính sách ưu
đãi, khuyến khích các dự án, sáng kiến để hỗ trợ phát
triển thị trường và phát triển kỹ năng nhân lực cho công
nghiệp nội dung số.
2.2.3. Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng viễn
thông, Internet
Hạ tầng viễn thông, Internet là điều kiện tiên quyết
đối với việc phát triển cơng nghệ nội dung số. Vì vậy,
trong thời gian tới cần tập trung đầu tư phát triển đồng
bộ hạ tầng băng rộng; quan tâm đầu tư mở rộng băng
thông và nâng cao chất lượng đường truyền viễn thông,
Internet. Mạng 4G đối với các thiết bị di động cần được
đầu tư nâng cấp và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để
phát triển mạng 5G trong thời gian tới. Chất lượng dịch
vụ truyền dữ liệu qua mạng di động cần được nâng cao
đi đôi với việc giảm giá cước truy cập. Cần có cơ chế,
chính sách tạo điều kiện cho các dịch vụ trực tuyến phát
triển...
38

2.2.4. Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

nội dung số
Một trong những yếu tố quyết định chất lượng, sự
phát triển của bất cứ lĩnh vực nào chính là nguồn nhân
lực. Vì vậy, trong thời gian tới cần tập trung đó là đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực nội dung số chất lượng
cao ngay tại các trường đại học. Các trường đại học cần
xây dựng, đưa vào chương trình đào tạo các khóa học,
mơn học chun ngành về nội dung số hoặc cấu trúc lại
nội dung về phát triển nội dung số trong chương trình
mơn học, hỗ trợ phát triển các khóa học trên khơng
gian. Đối với các doanh nghiệp về nội dung số cần quan
tâm tổ chức các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng, cập
nhật công nghệ phát triển nội dung số. Chính phủ và
các địa phương cần xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ
các doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực, chuyển
giao công nghệ.
3. Kết luận
Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng về nội
dung số; trong 5 - 10 năm tới, ngành công nghiệp nội
dung số phát triển được dự báo chỉ sau du lịch, vượt
qua dệt may, xăng dầu… về giá trị kinh tế mang lại cho
Việt Nam. Mặc dù có tiềm năng lớn, so với tốc độ tăng
trưởng của ngành công nghệ thông tin, tăng trưởng của
ngành công nghiệp nội dung số trong những năm vừa
qua không cao, tỷ trọng doanh thu của ngành cơng nghiệp nội dung số trong tồn ngành cơng nghiệp cơng
nghệ thơng tin chưa cao... Vì vậy, để phát triển ngành
công nghiệp nội dung số cần tập trung giải quyết các
vấn đề như: xây dựng chiến lược phát triển ngành cơng
nghiệp nội dung số; hồn thiện hành lang pháp lý; đào
tạo và phát triển nhân lực; đầu tư và phát triển hạ tầng

viễn thông, internet nhằm xây dựng nền tảng để phát
triển chủ động và bền vững.
Tài liệu tham khảo

1. Bộ Chính trị (2014), Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày
01/7/2014 Về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ
thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập
quốc tế, Hà Nội.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông, Sách trắng Công nghệ
thông tin và Truyền thông Việt Nam các năm 2014, 2015,
2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, NXB Thông tin và
Truyền thông, Hà Nội.
3. Nguyễn Tuấn Khoa (2018), Vai trị của thơng tin và
cơng nghiệp nội dung trong xã hội thông tin, Kỷ yếu Hội thảo
khoa học: Xã hội thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
4. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(2006), Luật cơng nghệ thơng tin, Hà Nội.

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ - SỐ 22 QUÝ 3/2022



×