Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất sản phẩm OSC tại Công ty TNHH MTV công nghệ EB Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.88 KB, 60 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
***********

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT SẢN PHẨM OSC
TẠI CÔNG TY TNHH MTV CÔNG NGHỆ EB VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện

: Tạ Thị Bích Chung

Lớp

: D17QC01

Khố

: 2017 – 2021

Ngành

: Quản lý cơng nghiệp

Giảng viên hƣớng dẫn


: ThS. Nguyễn Minh Đăng

Bình Dƣơng, tháng 11/ 2020
i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn
của ThS.Nguyễn Minh Đăng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là
hoàn toàn trung thực và chưa được cơng bố dưới hình thức nào trước đây. Những tài
liệu có tham khảo để phân tích và nhận xét được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có
ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngồi ra cịn có một số trích dẫn của nhiều tác
giả, cơ quan tổ chức khác nhau đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Tơi xin chịu
hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Bình Dương, ngày 27, tháng 11, năm 2020
Sinh viên thực hiện

Tạ Thị Bích Chung

ii


LỜI CAM KẾT
Trong q trình hồn thành bài báo cáo, tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng
dẫn ThS. Nguyễn Minh Đăng đã chu đáo và tận tình hướng dẫn tôi để thực hiện bài báo
cáo này. Đồng thời, tôi cũng rất chân thành cảm ơn Công ty TNHH MTV công nghệ
EB đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như giúp đỡ tơi trong q trình thực tập, tìm hiểu,
thu thập thông tin thực tập tại công ty.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hồn thiện nhất. Song vẫn
khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tơi mong nhận được sự đóng góp của thầy

và những giảng viên khác để hồn thiện bài báo cáo hơn.
Nếu phát hiện có bất kì gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung
trong bài báo cáo của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Bình Dương, ngày 27, tháng 11, năm 2020
Sinh viên thực hiện

Tạ Thị Bích Chung

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................ii
LỜI CAM KẾT......................................................................................................... iii
MỤC LỤC.................................................................................................................. iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH........................................................................................viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................. ix
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2
5. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................. 3
6. Bố cục của đề tài ................................................................................................... 3
7. Kế hoạch thực hiện................................................................................................ 4
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................ 5

1.1 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh ............................................................. 5
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả ................................................................................... 5
1.1.2 Các loại hiệu quả ........................................................................................... 5
1.1.3 Khái niệm hiệu quả sản xuất.......................................................................... 8
1.1.4 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh.................................................... 9
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng xuất sản xuất ........................................... 10
1.1.6 Ý nghĩa và sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ..... 11
1.2 Giới thiệu phương pháp 5S ................................................................................ 12
1.2.1 Tiêu chuẩn 5S thông thường........................................................................ 12
1.2.2 Tiêu chuẩn 5S thực tiễn ............................................................................... 13
1.2.3 Mục tiêu và tác dụng của 5S:....................................................................... 14
CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH MTV CÔNG NGHỆ EB ............. 16
iv


VIỆT NAM ............................................................................................................... 16
2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty ......................................................................... 16
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ............................................................... 16
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty ............................................................ 17
2.1.3 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................ 18
2.1.4 Tình hình hoạt động của công ty trong 2 năm gần đây ................................ 20
2.1.5 Giới thiệu sản phẩm của công ty.................................................................. 22
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT SẢN PHẨM
OSC TẠI CÔNG TY TNHH MTV CÔNG NGHỆ EB VIỆT NAM ...................... 24
3.1 Quy trình sản xuất sản phẩm OSC ..................................................................... 24
3..2 Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm OSC tại công ty TNHH MTV CN EB
................................................................................................................................ 34
3.2.1 Thực trạng kiểm tra (nguyên vật liệu).......................................................... 35
3.2.2 Thực trạng kiểm tra (ngoại quan) ................................................................ 36
3.3 Đánh giá tình hình chung của công ty ................................................................ 38

CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT ...... 40
SẢN PHẨM OSC TẠI CÔNG TY TNHH MTV CÔNG NGHỆ EB VIỆT NAM . 40
3.1 M ột số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất .................................................... 40
3.1.1. Kiểm soát nội bộ ........................................................................................ 40
3.1.2 Đào tạo nguồn nhân lực............................................................................... 42
3.1.3 Xây dựng phòng marketing thực hiện công tác nghiên cứu thị trường ......... 44
3.1.4 Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm .................................................... 44
3.2. Đề xuất mơ hình 5s nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ..................................... 45
3.3 Kiến nghị và bài học kinh nghiệm ..................................................................... 48
3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà Nước ....................................................................... 48
3.3.2 Kiến nghị đối với Công ty ........................................................................... 48
3.3.3 Bài học kinh nghiệm ................................................................................... 49
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 51

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

MTV

: Một thành viên

CN


: Công nghệ

VN

: Việt Nam

QLCL

: Quản lý chất lượng

NVL

: Nguyên vật liệu

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018 – 2019 .............. 20
Bảng 2.2: So sánh tình hình doanh thu 2018 – 2019 .............................................. 21
Bảng 2.3: Một số sản phẩm của công ty ................................................................. 22
Bảng 3.1: Nguyên vật liệu đầu vào ........................................................................ 26
Bảng 3.2: Một vài lỗi khi kiểm tra ngoại quan ....................................................... 31

vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sản xuất ..................................... 11

Hình 3.1 : Chi tiết từng bộ phận của sản phẩm OSC ............................................. 24
Hình 3.2: OSC gắn key trắng ................................................................................ 27
Hình 3.3: OSC chuẩn bị nhúng chì ....................................................................... 28
Hình 3.4: Hình ảnh cơng nhân đang nhúng chì ..................................................... 28
Hình 3.5: Hình ảnh hiện thị nhiệt độ đang nhúng chì ............................................ 29
Hình 3.6: Chích keo epoxy ................................................................................... 29
Hình 3.7: Cắm chân pin ........................................................................................ 30
Hình 3.8: Sửa chân chì cao ................................................................................... 30
Hình 3.9: Thử máy ............................................................................................... 30
Hình 3.10: Cắm con hàng vào khay ...................................................................... 33
Hình 3.11: Thành phẩm ........................................................................................ 34
Hình 3.12: Khu vực 2 tổ kiểm tra ngoại quan ....................................................... 36

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH MTV công nghệ EB VN .................... 18
Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất sản phẩm OSC ....................................................... 25

ix


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với nền kinh tế hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước một thử thách vơ
cùng lớn. Để có thể duy trì được sự phát triển bền vững với hiệu quả cao thì các doanh
nghiệp phải trang bị cho mình những kiến thức về phân tích hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp để đánh giá được kết quả và hiệu quả kinh doanh. Từ đó, sẽ dễ dàng tìm
ra các nhân tố tác động thuận lợi và khó khăn đến hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp để doanh nghiệp đề xuất các giải pháp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất cho doanh nghiệp. Bất kì một doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn
nâng cao hiệu quả sản xuất nhằm tối đa hóa lợi nhuận, duy trì và phát triển bền vững
trên thị trường. Để đạt được mục tiêu đó, các doanh doanh nghiệp phải khai thác triệt
để các nguồn lực, tận dụng mọi cơ hội, nghiên cứu kỹ nhu cầu của thị trường, cách
thức kinh doanh, phát triển thương hiệu,… Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho
doanh nghiệp là phát huy những thành tích đang có, khắc phục những nhược điểm
đang vướng phải, tìm ra những tiềm năng và lợi thế chưa được khai thác. Công tác
phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng và là điều mà các
doanh nghiệp quan tâm nhất hiện nay. Các doanh nghiệp muốn được tồn tại và đứng
vững trên thị trường khốc liệt hiện tại, muốn sản phẩm của mình có thể cạnh tranh với
các sản phẩm của các doanh nghiệp khác thì phải tiến hành tìm ra các giải pháp nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp.
Hiện nay với tình hình dịch covid – 19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp thì tại
Việt Nam với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, ý thức trách nhiệm của cộng đồng,
dịch đang được kiểm soát rất tốt. Nhờ lũy kế 8 tháng vừa qua thì tổng mức bán lẻ hàng
hóa và dịch vụ cả nước đạt trên 3.225 nghìn tỷ đồng, chỉ giảm nhiều 0.02% so với cùng
kỳ năm trước; trong đó doanh thu bán lẻ ước tính đạt trên 2.553 nghìn tỷ đồng, tăng 4%
so với cùng kỳ năm trước.
Công ty TNHH Một Thành Viên công nghệ EB Việt Nam là một công ty chuyên
bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử cho quạt và bóng đèn,… nhưng sản phẩm trọng
điểm mà cơng ty tập trung vào sản xuất đó là sản phẩm OSC, các đơn hàng mà cơng ty
sản xuất ln có sự địi hỏi cao của khách hàng về mặt chất lượng sản phẩm: ngoại
quan, đóng gói,… Trong thời gian thực tập tại công ty tôi nhận thấy được sản phẩm
1


OSC đóng vai trị quan trọng đối với cơng ty mà hiệu quả sản xuất của OSC không cao
nên tôi quyết định lựa chọn đề tài báo cáo tốt nghiệp là: “Thực trạng và đề xuất biện
pháp nâng cao hiệu quả sản xuất sản phẩm OSC tại Công ty TNHH MTV công

nghệ EB Việt Nam”. Tôi mong rằng những biện pháp tơi đề ra có thể giúp ích được
một phần nào đó trong hoạt động của Cơng ty TNHH MTV công nghệ EB Việt Nam
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho cơng ty.
2. Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu thực trạng công tác sản xuất kinh doanh của sản phẩm OSC tại công ty
TNHH MTV công nghệ EB Việt Nam.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và mức độ ảnh
hưởng của chúng nhằm tối thiểu hóa chi phí trong q trình sản xuất sản phẩm OSC tại
cơng ty TNHH MTV công nghệ EB Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm OSC cũng
như hồn thiện cơng tác tổ chức quản lý nhằm phát triển bền vững hơn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm OSC
tại Công ty TNHH MTV công nghệ EB Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Công ty TNHH MTV công nghệ EB Việt Nam
- Thời gian: Từ ngày 1/8/2020 đến ngày 18/10/2020
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Tìm hiểu và phân tích các tư liệu liên quan đến
đề tài nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh qua sách, báo, văn bản luật, tài kiệu
nghiên cứu và một số phương tiện khác. Những tài liệu này là tài liệu thứ cấp, là nền
tảng để phân tích các vấn đề liên quan đến đề tài.
Phương pháp nghiên cứu định tính:
2


- Phương pháp quan sát thực tiễn: Quan sát thực tế quy trình sản xuất sản phẩm OSC
tại cơng ty để có cái nhìn thực tiễn và tổng quan nhất
- Phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng bao gồm phương pháp: mô tả, so sánh,

thống kê, tổng hợp những thông tin đã thu thập được đồng thời được học hỏi các kiến
thức liên quan đế đề tài từ đó đưa các giải pháp giải quyết những khó khăn của cơng ty
đang gặp phải trong q trình sản xuất sản phẩm OSC tại công ty.
- Phương pháp thu tập ý kiến từ chun gia: Thơng qua q trình thực tập, tiếp xúc với
các phòng ban, tham khảo các ý kiến các nhân viên nghiệp vụ của công ty.
5. Ý nghĩa của đề tài
5.1 Ý nghĩa của đề tài đối với cơng ty
- Đề tài này giúp cơng ty tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
- Bài nghiên cứu này nhằm tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những
mối đe dọa đối với công ty. Đưa ra các biến pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh cho công ty nhằm hạn chế các điểm yếu, đối phó với những mối đe dọa và đưa
ra các biện pháp phịng ngừa phù giúp cho cơng ty
5.2 Ý nghĩa của đề tài đối với bản thân
Giúp bản thân có những trải nghiệm thực tế tại công ty, giúp tôi quen dần với công việc
kinh doanh và hiểu rõ được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh
6. Bố cục của đề tài
Bố cục của đề tài bao gồm 4 chương
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Giới thiệu Công ty TNHH MTV công nghệ EB Việt Nam
Chương 3: Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất sản phẩm osc tại Công ty TNHH
MTV công nghệ EB Việt Nam
3


Chương 4: Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất sản phẩm osc tại Công ty
TNHH MTV công nghệ EB Việt Nam
Phần kết luận

7. Kế hoạch thực hiện
1/9
14/9

– 14/9 – 28/9 – 12/10 – 26/10 – 2/11 –
28/9

Viết phần mở đầu và
chương 1
Hoàn chỉnh phần mở đầu,
chương 1 và viết chương
2, chương 3
Hoàn chỉnh chương 2 và
chương 3
Viết chương 4
Hoàn chỉnh lại bài báo
cáo
Hoàn chỉnh chỉnh báo cáo
cuối cùng

4

12/10

26/10

2/11

9/11



PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả
Theo Vũ Trọng Nghĩa (2020), hiệu quả trong tiếng Anh gọi là: Efficiency.
- Hiệu quả xét ở góc độ kinh tế học vĩ mô:
+ Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà
khơng cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm
trên giới hạn khả năng sản xuất của nó.
+ Hiệu quả là khơng lãng phí.
- Hiệu quả xét ở góc độ chung và doanh nghiệp:
+ Hiệu quả được xác định bởi tỉ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được
kết quả đó.
+ Mối quan hệ tỉ lệ giữa chi phí kinh doanh phát sinh trong điều kiện thuận nhất và chi
phí kinh doanh thực tế phát sinh được gọi là hiệu quả xét về mặt giá trị.
+ Là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác
định. Cơng thức: H = K/C
Trong đó:
H: Hiệu quả
K: Kết quả đạt được
C: Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó
1.1.2 Các loại hiệu quả
- Hiệu quả xã hôi, kinh tế, kinh tế - xã hội và kinh doanh
- Hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh doanh
5


- Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và kinh doanh trên từng lĩnh vực

- Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn
Hiệu quả xã hội
- Là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhằm đạt được
các mục tiêu xã hội nhất định.
- Các mục tiêu xã hội đạt càng cao càng tốt:
+ Giải quyết công ăn, việc làm
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng
+ Nâng cao phúc lợi xã hội, mức sống và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao
động
+ Đảm bảo và nâng cao sức khỏe cho người lao động
+ Cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo vệ sinh mơi trường.
Hiệu quả kinh tế
- Phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt các mục tiêu kinh tế của một thời kì
nào đó.
- Các mục tiêu kinh tế đạt càng cao càng tốt:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế
+ Tổng sản phẩm quốc nội
+ Thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình quân
+ Hiệu quả kinh tế gắn với nền kinh tế thị trường thuần túy và thường được nghiên cứu
ở giác độ quản lí vĩ mơ.
Hiệu quả kinh tế - xã hội
- Phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để đạt được các mục tiêu
kinh tế - xã hội nhất định.
6


- Các mục tiêu kinh tế - xã hội:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế
+ Tổng sản phẩm quốc nội
+ Thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình quân

+ Giải quyết công ăn, việc làm,…
- Hiệu quả kinh tế - xã hội gắn với nền kinh tế hỗn hợp và được xem xét ở góc độ quản
lý vĩ mô.
Hiệu quả kinh doanh
- Hiệu quả kinh doanh phạm là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để
đạt được các mục tiêu kinh doanh xác định. Hiệu quả kinh doanh gắn liền với hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chỉ xem xét ở các doanh nghiệp kinh doanh.
Hiệu quả đầu tƣ
- Hiệu quả đầu tư là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các
mục tiêu đầu tư xác định. Hiệu quả đầu tư gắn với hoạt động đầu tư cụ thể.
Hiệu quả kinh doanh tổng hợp
- Phản ánh trình độ lợi dụng mọi nguồn lực để đạt mục tiêu tồn doanh nghiệp hoặc
từng bộ phận của nó
- Đánh giá khái quát và cho phép kết luận tính hiệu quả của tồn doanh nghiệp trong
một thời kì xác định.
Hiệu quả ở từng lĩnh vực
- Phản ánh trình độ lợi dụng một nguồn lực cụ thể theo mục tiêu đã xác định;
- Hiệu quả ở từng lĩnh vực không đại diện cho tính hiệu quả của doanh nghiệp, chỉ
phản ánh tính hiệu quả sử dụng một nguồn lực cá biệt cụ thể.

7


Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn
- Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn:
Là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá ở từng khoảng thời gian ngắn như:
tuần, tháng, quí, năm, vài năm,…
- Hiệu quả kinh doanh dài hạn:
Là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá trong từng khoảng thời gian dài, gắn

với các chiến lược, các kế hoạch dài hạn, lâu dài, gắn với quãng đời tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp.
- Mối quan hệ biện chứng giữa hiệu quả kinh doanh dài hạn và hiệu quả kinh doanh
ngắn hạn:
+ Vừa có quan hệ biện chứng với nhau, và có thể mâu thuẫn nhau
+ Chỉ có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh ngắn hạn trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh
doanh dài hạn
+ Nếu xuất hiện mâu thuẩn thì chỉ có hiệu quả kinh doanh dài hạn phản ánh hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3 Khái niệm hiệu quả sản xuất
Theo Nguyễn Văn Ngọc (2018), hiệu quả sản xuất (productive efficiency) là khái
niệm biểu thị hiệu quả của một thì trường trong việc sản xuất ra các sản phẩm với chi
phí dài hạn thấp nhất bằng cơng nghệ hiện có. Hiệu quả sản xuất đạt được khi sản
lượng được sản xuất trong các nhà máy có quy mơ tối ưu và có sự cân bằng dài hạn
giữa cung và cầu của thị trường.
Theo P. Samerelson và W. Nordhaus (2018), hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội
không thể tăng sản lượng một loạt hàng hố mà khơng cắt giảm một loạt sản lượng
hàng hố khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của
nó.
Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả
các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực sản xuất
trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Có thể
8


nói mức hiệu quả đưa ra ở đây là cao nhất, là lý tưởng và khơng thể có mức hiệu quả
nào cao hơn nữa.
1.1.4 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Thứ nhất, phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh thực chất là mối quan hệ so sánh
giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng các yếu tố đầu vào và có tính đến các

mục tiêu của doanh nghiệp. Mối quan hệ so sánh ở đây có thể là so sánh tuyệt đối và
cũng có thể là so sánh tương đối.
Về mặt so sánh tuyệt đối thì hiệu quả sản xuất kinh doanh là:
H=K-C
Trong đó:
H: là hiệu quả sản xuất kinh doanh
K: là kết quả đạt được
C: là chi phí bỏ ra để sử dụng các nguồn lực đầu vào
Còn về so sánh tương đối thì:
H =K/C
Do đó để tính được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ta phải tính kết quả
đạt được và chi phí bỏ ra. Nếu xét mối quan hệ giữa kết quả và hiệu quả thì kết quả là
cơ sở và tính hiệu quả sản xuất kinh doanh, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp có thể là những đại lượng có khả năng cân, đo, đong đếm được như số sản
phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, thị phần,... Như vậy, kết quả
sản xuất kinh doanh thường là mục tiêu của doanh nghiệp.
- Thứ hai, phải phân biệt hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế xã hội với hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp: Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn
lực nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội nhất định.
Các mục tiêu xã hội thường là:
+ Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong phạm vi toàn xã hội hay phạm
vi từng khu vực
9


+ Nâng cao trình độ văn hóa
+ Nâng cao mức sống
+ Đảm bảo vệ sinh mơi trường
Cịn hiệu quả kinh tế xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được
các mục tiêu cả về kinh tế xã hội trên phạm vi từng vùng, từng khu vực của nền kinh

tế.
1.1.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng xuất sản xuất
Theo Nguyễn Thảo (2019), năng suất sản xuất là yếu tố sống còn trong quản trị sản
xuất. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất ln tìm kiếm các phương pháp cải tiến mới
nhằm gia tăng năng suất sản xuất. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới năng suất, nhưng đặt
trọng tâm vào cải tiến yếu tố nào thì lại tùy thuộc vào quyết định của mỗi doanh
nghiệp.
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất chia thành hai nhóm chủ yếu:
- Nhóm nhân tố bên ngồi: bao gồm mơi trường kinh tế thế giới, tình hình thị trường,
cơ chế chính sách kinh tế của nhà nước. Thơng thường, doanh nghiệp rất khó để tác
động lên nhóm nhân tố bên ngồi. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tìm cách để tận
dụng tốt nhóm nhân tố này nhằm hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trong việc phát triển
sản xuất kinh doanh.
- Nhóm nhân tố bên trong: bao gồm nguồn lao động, vốn, cơng nghệ, tình hình và khả
năng tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất. Có thể biểu diễn sự tác động của các nhân tố
này theo sơ đồ sau:

10


Hình 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sản xuất
Thơng thường các doanh nghiệp thường tìm cách để điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng
đến năng suất đến từ bên trong. Đây là các yếu tố dễ tác động và đem lại hiệu quả cao.
Đối với các yếu tố bên ngoài, nếu biết tận dụng tốt, doanh nghiệp sẽ sở hữu những lợi
thế lớn so với các doanh nghiệp khác trong ngành.
1.1.6 Ý nghĩa và sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường để có chiến thắng đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường
xuyên áp dụng các tiến bộ khoa học, cải tiến phương thức hoạt động, cải tiến tổ chức
quản lý sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả.

Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Đối với nền kinh tế quốc dân: hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế quan trọng,
phản ánh yêu cầu quy luật tiết kiệm thời gian phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực,
trình độ sản xuất và mức độ hoàn thiện của quan hệ sản xuất trong cơ chế thị trường.
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng cao, quan hệ sản xuất càng hoàn
11


thiện, càng nâng cao hiệu quả. Tóm lại hiệu quả sản xuất kinh doanh đem lại cho quốc
gia sự phân bố, sử dụng các nguồn lực ngày càng hợp lý và đem lại hiệu quả cao cho
doanh nghiệp.
- Đối với bản thân doanh nghiệp: Hiệu quả kinh doanh xét về mặt tuyệt đối chính là lợi
nhuận thu được. Nó là cơ sở để tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống cán bộ công
nhân viên. Đối với mỗi doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong cơ
chế thị trường thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đóng vai trị quan trọng trong sự
tồn tại và sự phát triển của doanh nghiệp. Ngồi ra nó cịn giúp doanh nghiệp cạnh
tranh trên thị trường, đầu tư, mở rộng, cải tạo, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục
vụ cho việc sản xuất kinh doanh.
- Đối với người lao động: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là động lực thúc đẩy kích thích
người lao động hăng say sản xuất, luôn quan tâm đến kết quả lao động của mình. Nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với việc nâng cao đời sống lao động thúc
đẩy tăng năng suất lao động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.2 Giới thiệu phƣơng pháp 5S
Theo Ngô Phúc Hạnh (2011), 5S là nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống đảm bảo
chất lượng xuất phát từ quan điểm: Nếu làm việc trong một môi trường lành mạnh,
sạch đẹp, thống đãng, tiện lợi thì tinh thần sẽ thoải mái hơn, năng suất lao động sẽ cao
hơn và có điều kiện để việc áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả hơn. 5S
là một phương pháp cải tiến đơn giản, dễ hiểu, thực hiện dễ dàng và chi phí thực hiện ít
tốn kém, nhưng rất hiệu quả trong việc huy động nhân lực và nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả và làm giảm lãng phí, giải quyết vấn đề tâm lý, cải thiện điều kiện lao

động và khơng khí làm việc trong tập thể, hồn thiện mơi trường làm việc.
1.2.1 Tiêu chuẩn 5S thông thƣờng
Seiri (Sàng lọc): lọc và loại bỏ những vật không cần thiết ra khỏi nơi làm việc.
Seiton (Sắp xếp): sắp xếp ngăn nắp những vật cần thiết để có thể dễ lấy khi sử dụng.
Seiso (Sạch sẽ): dọn sạch nơi làm việc để khơng cịn bụi bẩn bám trên sàn, máy móc
và trang thiết bị.

12


Seiketsu (Săn sóc): duy trì tiêu chuẩn về giữ gìn vệ sinh và sắp xếp nơi làm việc gọn
gàng vào mọi thời điểm.
Shituke (Sẵn sàng): đào tạo để mọi người tự giác tuân theo các quy tắc trên.
1.2.2 Tiêu chuẩn 5S thực tiễn
 Sàng lọc
Mỗi nơi làm việc, mỗi đối tượng sẽ có tiêu chuẩn khác nhau.
Nguyên tắc: lọc những vật không cần thiết và lọc ra lượng không cần thiết của
những vật cần dùng.
Sau sàng lọc, nơi làm việc chỉ còn lại những vật dụng cần thiết với số lượng cần
thiết.
 Sắp xếp
Sắp xếp để tạo điều kiện tốt nhất cho công việc:
- Sẵn sàng để sử dụng;
- Không bị dùng sai, đảm bảo an toàn;
- Dễ thực hiện, làm theo.
Theo đó, có thể hiểu, sắp xếp nhằm đảm bảo các vật dụng cần thiết ln “dễ tìm, dễ
lấy, dễ kiểm tra”.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sắp xếp vị trí làm việc:
- Vị trí làm việc và nội dung cơng việc tại vị trí đó;
- Thể trạng và thói quen thao tác của nhân viên;

- Mặt bằng làm việc;
- Trang thiết bị hỗ trợ công việc.
Sắp xếp mặt bằng:
- Dùng nhãn nhận biết: mã màu cho nhãn nhận biết; định vị vị trí;…
- Biển báo: thơng tin về vị trí, chủng loại, số lượng,…
13


 Sạch sẽ
Bao gồm các nội dung:
- Nơi làm việc không bụi bẩn: quét dọn, thu lượm rác,…
- Làm sạch;
- Kiểm tra, vệ sinh sạch sẽ.
 Săn sóc
Bao gồm các nội dung:
- Duy trì nơi làm việc sạch sẽ bằng việc lặp đi lặp lại 3S trên;
- Đánh giá và kiểm tra theo các danh mục chi tiết, cụ thể theo nguyên tắc, khách
quan bởi người không liên quan;
- Kết quả đánh giá đượcc ông bố rõ ràng cùng các hành động khắc phục;
- Tạo dựng phong trào thi đua trong nội bộ công ty về 5S giữa các đơn vị, bộ phận
khác nhau.
 Sẵn sàng
Đào tạo mọi người tuân thủ thói quen làm việc tốt và giám sát nghiệm việc thực hiện
các nội quy.
Tạo nền tảng vững chắc để thực hiện cải tiến doanh nghiệp theo hướng tinh gọn.
Đây là nội dung khó nhất trong việc duy trì thành quả của Kaizen 5S nên hay bị lơ
là, tránh né -> phải liên tục trau dồi, nâng cao ý thức của mọi thành viên, từ nhân viên
quét dọn đến Giám đốc công ty.
1.2.3 Mục tiêu và tác dụng của 5S:
 Mục tiêu:

- Loại trừ các vật dụng không cần thiết, chỗ làm việc sạch sẽ và được tổ chức tốt.
- Tiết kiệm, tránh lãng phí thời gian, cơng sức.
- Xây dựng mơi trường làm việc an tồn, sạch sẽ.
- Tăng cường hiệu quả cơng việc, hạn chế sai sót.
14


- Cải tiến liên tục chất lượng công việc và chất lượng sản phẩm.
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm, đạo đức của nhân viên.
- Nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhân viên, tăng cường tinh thần làm việc đội,
nhóm.
 Tác dụng của 5S:
- Đảm bảo sức khỏe của nhân viên.
- Dễ dàng thuận lợi hơn khi làm việc.
- Tạo tinh thần và bầu khơng khí khi làm việc.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng sản xuất.
- Giảm chi phí
- Giao hàng đúng hạn

15


CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH MTV CÔNG NGHỆ EB
VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên doanh nghiệp: Cơng ty TNHH Một Thành Viên công nghệ EB Việt Nam
Tên giao dịch: EB TECH VINA CO.,LTD
Mã số thuế: 3702650660

Tel: 84 – 650 – 3777 – 608 ; Fax: 84 – 650 – 3777 – 609
Ngày cấp: 29/03/2018
Ngày bắt đầu hoạt động: 28/03/2018
Nơi đăng ký quản lý: Chi cục Thuế Thị xã Thuận An
Địa chỉ trụ sở: Số 1/26. Khu phố Bình Thuận 2, Phường Thuận Giao, Thành phố Thuận
An, Bình Dương
Trong thời gian hiện nay có rất nhiều cơ sở và doanh nghiệp cũng kinh doanh các
mặt hàng tương tự như sản phẩm của cơng ty và có sự cạnh tranh gay gắt với công ty,
điều này khiến công ty đứng trước thực trạng đầy khó khăn, địi hỏi phải có sự cố gắng
nỗ lực của tồn bộ cơng nhân viên, tăng cường phát huy sáng kiến, giúp doanh nghiệp
đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu, giảm thiểu chi phí kinh doanh, tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Công ty TNHH MTV công nghệ EB Việt Nam là một doanh nghiệp mới thành lập
nhưng q trình hoạt động khơng ngừng nỗ lực và phấn đấu. Ban đầu chỉ có 30 nhân
viên đến nay công ty đã phát triển với quy mô lớn hơn với 20 nhân viên văn phịng và
hơn 300 cơng nhân. Tuy rằng mới thành lập nhưng công ty tập trung tân trang các thiết
bị, tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thực hiện đa dạng hóa ngành nghề
sản xuất kinh doanh và mở rộng quan hệ. Hiện tại cơng ty đã có dầy đủ năng lực để
cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp trong nước và cả nước ngoài như: Đài Loan,
Trung Quốc, Hàn Quốc,… Với đội ngũ cán bộ công nhân giàu kinh nghiệm cùng với
16


×