Báo cáo t ố t nghi ệ p
"Thực trạng của vấn đề sinh
viên ra trường thất nghiệp"
MỤC LỤC
Báo cáo t t nghi p ố ệ ............................................................................................1
"Th c tr ng c a v n sinh viên ra tr ng th t nghi p" ự ạ ủ ấ đề ườ ấ ệ
...........................................................................................................................1
M C L CỤ Ụ ..........................................................................................................2
L I NÓI UỜ ĐẦ .................................................................................................3
Ch ng I : Ph n n i dungươ ầ ộ .................................................................................4
I. Quan i m to n di n c a tri t h c Mac _ Lê Ninđ ể à ệ ủ ế ọ ......................................4
II . Th c tr ng v s th t nghi p c a sinh viên sau khi th t nghi p ra ự ạ ề ự ấ ệ ủ ấ ệ
tr ng ườ ................................................................................................................5
III. Nguyên nhân c a v n ủ ấ đề...........................................................................6
1. T phía n n kinh t - xã h i.ừ ề ế ộ ........................................................................6
2. V phía o t o ề đà ạ ..........................................................................................7
a. C c u o t o ơ ấ đà ạ ............................................................................................8
b. Ch t l ng o t o ấ ượ đà ạ .....................................................................................8
3. V phía chính sách c a nh n cề ủ à ướ ..............................................................8
4/ V phía b n thân v gia ình i t ng c o t o ề ả à đ đố ượ đượ đà ạ ........................9
Ch ng II/ K t lu n chung v m t s ki n ngh gi i phápươ ế ậ à ộ ố ế ị ả .........................10
I/ K t lu n chung ế ậ ............................................................................................10
II. Gi i phápả ...................................................................................................10
1. Phát tri n c v chi u sâu l n chi u r ng các ng nh ngh s n xu t – ể ả ề ề ẫ ề ộ à ề ả ấ
kinh doanh........................................................................................................10
2.V phía ng nh o GD - Tề à đà Đ .....................................................................11
3.V phía chính sách c a nh n c.ề ủ à ướ ...........................................................11
4.V phía sinh viênề ........................................................................................11
TÀI LI U THAM KH OỆ Ả ..................................................................................13
LỜI NÓI ĐẦU
LỜI NÓI ĐẦU
Từ ngày đất nước ta có sự đổi mới về kinh tế , chuyển từ kinh tế tập trung sang
cơ chế thị trường nhiều thành phần, tự do hoạch động và hạch toán nên đất nước
cũng có nhiều thay đổi. Sự thay đổi này đã mang lại cho đất nước nhiều thành tựu
về kinh tế cũng như xã hội. Nhưng xét đến tính hai mặt của vấn đề thì cơ chế thị
trường bên cạnh những mặt được thì cũng còn những mặt chưa được : Một trong
những mặt chưa được đó là những mặt đó là tình trạng sinh viên ra trường thất
nghiệp ngày càng tăng, vấn đề xã hội mà gần như không có trong nền kinh tế bao
cấp.
Đất nước muốn phát triển thì phải đi lên từ lao động, mà sinh viên là lực lượng lao
động trẻ, năng động, dồi dào và được đào tạo. Vì vậy đây là nguồn nhân lực rất
quan trọng cần được sử dụng một cách hợp lý hiệu quả.
Tình trạng sinh viên thất nghiệp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình phát triển
kinh tế, xã hội của đất nước. Vấn đề này nguyên nhân do đâu, phải chăng là:
- Trình độ của sinh viên không đáp ứng được yêu cầu ngày một cao của công
việc, do chất lượng đào tạo thấp của các trường đại học,cao đẳng ?
- Do lượng cung lớn hơn cầu về nguồn lao động ?
- Do chính sách của nhà nước chưa hợp lý trong việc sử dụng lao động ?
- Do sự chủ quan của sinh viên không muốn công tác tại những vùng xa, khó
khăn ?
Vấn đề này được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau vì mỗi người có một quan
điểm khác nhau. Điều này xảy ra là vì về mặt nhận thức chủ thể chưa nhìn nhận vấn
đề một cách toàn diện, tổng thể mà chỉ nhìn ở một phía nhất định.Do vậy bài tiểu
luận này em sẽ vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác _ Lê Nin để giải
thích nguyên nhân của vấn đề và đưa ra một vài giải pháp.
Phần nội dung của bài tiểu luận sẽ gồm các mục sau :
Chương I : Phần nội dung
Chương I : Phần nội dung
I. Quan điểm toàn diện của triết học Mac _ Lê Nin
I. Quan điểm toàn diện của triết học Mac _ Lê Nin
Trong sự tồn tại của thế giới quanh ta, mọi sự vật và hiện tượng đều có mối liên
hệ và tác động qua lại với nhau chứ không tách rời nhau, cô lập nhau.
Như chúng ta đã biết “ Quan điểm toàn diện” là quan điểm được rút ra từ
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
Muốn nhận thức hoặc hoạt động thực tiễn đúng về đối tượng nào đó phải tính
đến những mối liên hệ trong sự tồn tại của đối tượng, đề phòng khắc phục quan
điểm phiến diện
Mối liên hệ giữa các sự vật , hiện tượng là mối liên hệ của bản thân thế giới vật
chất, không do bất cứ ai quy định và tồn tại độc lập với ý thức. Trên thế giới này có
rất nhiều mối liên hệ chẳng hạn như mối liên hệ giữa sự vật và hiện tượng vật chất,
giữa cái vật chất và cái tinh thần. Các mối liên hệ đều là sự phản ánh những tác
động qua lại, phản ánh sự quy định lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng của thế giới
khách quan.
Không chỉ có vậy, các mối liên hệ còn có tính nhiều vẻ ( đa dạng)
+ Mối liên hệ bên trong và bên ngoài
+ Mối liên hệ cơ bản và không cơ bản
+ Mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu
+ Mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp
Ở thế giới của các mối liên hệ, mối liên hệ bên ngoài tức là sự tác động lẫn nhau
giữa các sự vật, mối liên hệ bên trong tức là sự tác động qua lại lẫn nhau của các
mặt, các yếu tố, các bộ phận bên trong của sự vật. Có mối liên hệ cơ bản thuộc về
bản chất của sự vật, đóng vai trò quyết định, còn mối liên hệ không cơ bản chỉ đóng
vai trò phụ thuộc, không quan trọng. Đôi khi lại có mối liên hệ chủ yếu hoặc thứ
yếu. ở đó còn có mối liên hệ trực tiếp giữa hai hoặc nhiều sự vật và hiện tượng, có
mối liên hệ gián tiếp trong đó có các sự vật và hiện tượng tác động lẫn nhau thông
qua nhiều khâu trung gian.
Khi nghiên cứu hiện tượng khách quan, chúng ta có thể phân chia các mối liên
hệ ra thành từng loại như trên tuỳ theo tính chất đơn giản hay phức tạp, phạm vi
rộng hay hẹp, vai trò trực tiếp hay gián tiếp, nghiên cứu sâu hay sơ qua….
Phân chia các mối liên hệ phải phụ thuộc vào việc nghiên cứu cụ thể trong sự
biến đổi và phát triển của chúng. Hay nói khác đi, khi xem xét sự vật thì phải có
quan điểm toàn diện tức là nhìn nhận sự việc, vấn đề ở mọi góc cạnh, mọi phương
diện. Theo Lê _ Nin “Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và
nghiên cứu tất cả các mối quan hệ và quan hệ gián tiếp của sự vật đó”. Chúng ta
không thể làm được điều đó một cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự vật cần thiết phải
xét đến tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm phải sai lầm và cứng
nhắc” ( Lê Nin toàn tập – NXB tiến bộ)
Khi xem xét sự vật hiện tượng thì luôn phải chú ý đến quan điểm toàn diện tức là
khi xem xét sự vật, hiện tượng phải nghiên cứu mọi mối liên hệ và sự tác động qua
lại giữa chúng, sự tác động qua lại của các yếu tố, kể cả khâu trung gian, gián tiếp
cấu thành sự vật đó, phải đặt nó trong một không gian, thời gian cụ thể, nghiên cứu
quá trình phát triển từ quá khứ, hiện tại và dự đoán cho tương lai. Thế nhưng xem
xét toàn diện không có nghĩa là xem xét tràn lan mà phải xem xét từng yếu tố cụ thể
nhưng có tính chọn lọc. Có như thế chúng ta mới thực sự nắm được bản chất của sự
vật.
Và cả khi nghiên cứu xã hội thì cũng rất cần đến quan điểm toàn diện vì các mối
quan hệ trong xã hội không cô lập nhau, tách rời nhau mà trái lại chúng đan xen tác
động qua lại với nhau .
Tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp cũng là một vấn đề xã hội mà nguyên
nhân gây ra là tập hợp của nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến nhau. Chính vì
vậy, trong bài tiểu luận này em sẽ dùng quan điểm toàn diện của triết học Mác – Lê
Nin để phân tích tình trạng này.
II . Thực trạng về sự thất nghiệp của sinh viên sau khi thất nghiệp ra trường
II . Thực trạng về sự thất nghiệp của sinh viên sau khi thất nghiệp ra trường
Từ khi đất nước ta có chính sách mở cửa giao lưu hợp tác với các nước trong
khu vực cũng như các nước trên thế giới, kinh tế chuyển sang nền kinh tế nhiều