Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

soan bai hoi trong co thanh cd

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.49 KB, 7 trang )

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu họ c tập miễn phí

Soạn bài Hồi trống Cổ Thành CD
Nội dung chính
Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành thuộc hồi 28. Quan Công đưa hai chị dâu sang Nhữ
Nam, kéo quân đến Cổ Thành gặp được Trương Phi. Nào ngờ, việc Quan Công
hàng Tào Tháo bị Trương Phi hiểu lầm là bội nghĩa, địi giết Quan Cơng. Để xua tan
mối nghi ngờ, Quan Công đã nhận ngay điều kiện Trương Phi đưa ra : Phải lấy đầu
Sái Dương (viên tướng của Tào Tháo) trong ba hồi trống. Chưa đứt một hồi, đầu Sái
Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Phi mới hiểu được lòng dạ trung thực
Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 trang 51 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2
Thái độ của Trương Phi và Quan Công như thế nào?
Trả lời:
- Thái độ của Trương Phi khi nghe tin Quan Cơng đến:
+ Hành động: “chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặt áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn
một ngàn quân đi tắt ra cửa Bắc”.
→ Hành động diễn ra nhanh, quyết liệt
+ Khi giáp mặt Quan Công: “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như
sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công (2 lần)”.
→ Thể hiện thái độ vô cùng giận dữ của Trương Phi.
- Thái độ của Quan Công đối với Trương Phi:
+ Qua cách chọn lựa của Quan Công cho ta thấy:
Quan Công là người hiểu thời thế, tinh tế và khéo léo.
Thể hiện được lịng trung: bảo vệ được mình và 2 chị dâu.
Khi gặp Trương Phi: Quan Công vô cùng mừng rỡ “giao long đao, tế ngựa lại đón”.
+ Khi bị Trương Phi hiểu lầm: Ln có thái độ điềm đạm, bình tĩnh để gỡ bỏ những
hiểu lầm.
Gọi Trương Phi là “hiền đệ”, “em”.
Lời lẽ mềm mỏng “em không biết, ta cũng khó nói”.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188




Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu họ c tập miễn phí

Nhờ hai chị dâu giải thích hộ.
Để minh oan: Chấp nhận thử thách, sẵn sàng hành động và dùng hành động để
chứng tỏ lòng trung.
→ Quan Cơng là một dũng tướng, trung tín, khéo léo, hiểu thời thế, ơng cịn là một
người độ lượng, tuyệt nghĩa, một người có bản lĩnh, thể hiện việc chưa dứt 1 hồi
trống đã lấy đầu Sái Dương, người bản lĩnh, dũng cảm, khí phách oai phong.
Câu 2 trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2
Vì sao Quan Cơng nhắc đến “nghĩa vườn đào”
Trả lời:
Quan Công nhắc đến “nghĩa vườn đào” vì muốn gợi cho Trương Phi nhớ về lời thề
kết nghĩa anh em giữa ba người Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi: "Tuy không sinh
cùng ngày cùng tháng nhưng nguyện chết cùng tháng cùng ngày" – cả ba người
cùng đồng tâm hiệp lực tạo nên Thục Quốc hùng mạnh. Quan Cơng nhắc lại lời thề
đó cũng nhằm mong muốn Trương Phi bớt nóng giận.
Câu 3 trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2
Vì sao cách xưng hơ giữa Trương Phi và Quan Công đối lập nhau?
Trả lời:
Cách xưng hô giữa Trương Phi và Quan Công đối lập nhau là vì:
- Trương Phi tính tình nóng nảy, ngay thẳng, không chấp nhận sự phản bội, lắt léo,
quanh co.
- Dù nặng lòng và coi trọng lời thề sắt son năm xưa nhưng trong suy nghĩ của
Trương Phi, Quan Công theo Tào phản bội anh em, còn nhắc “nghĩa vườn đào” là
khơng xứng
→ Tính cách Trương phi có sự cương trực, thẳng thắn nhưng cũng lỗ mãng, thô bạo
- Trong khi đó, Quan Cơng là người hiểu thời thế, tinh tế và khéo léo, điển hình cho
người trượng phu trung nghĩa.

Câu 4 trang 53 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2
Em có bất ngờ với tình huống này khơng? Vì sao?
Trả lời:
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu họ c tập miễn phí

(Học sinh tự trả lời) Tình huống này khá bất ngờ vì nó đối lập với cách Quan Công
thanh minh với Trương Phi, nhưng cũng nhờ có nó mà Quan Cơng bày tỏ được lịng
trung thành khơng phản bội anh em của mình.
Câu 5 trang 53 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2
Khí phách và tài nghệ của Quan Công được thể hiện ra sao?
Trả lời:
- Quan Công không hề nao núng nhận lời Trương Phi chém đầu Sái Dương trong ba
hồi trống
- “Quan Công chẳng nói một lời, múa long đao xơ lại…chưa dứt một hồi, đầu Sái
Dương đã lăn xuống đất.”
- Quan Công bắt một tên lính cầm cờ hiệu, hỏi chuyện đầu đi và sai tên lính ấy kể
lại cho Trương Phi nghe
→ Tài nghệ, khí phách hơn người.
Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 trang 54 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2
Nêu các sự kiện chính của văn bản Hồi trống Cổ Thành. Lí do dẫn đến sự hiểu lầm
của Trương Phi đối với Quan Công?
Trả lời:
- Quan Công đưa hai chị sang Nhữ Nam. Kéo quân đến Cổ Thành thì nghe nói
Trương Phi đang ở đó. Quan Cơng mừng rỡ sai Tơn Càn vào thành báo Trương Phi
ra đón hai chị.
- Trương Phi khi ấy đang tức giận, nghe tin báo liền sai qn lính mở cổng thành,

rồi một mình một ngựa vác bát xà mâu lao đến đòi giết Quan Công. Quan Công bị
bất ngờ nhưng rất may tránh kịp nên khơng mất mạng. Đang nóng giận, Trương Phi
nhất quyết khơng chịu ghi nhận lịng trung của Quan Cơng dù cả hai vị phu nhân đã
hết lời thanh minh sự thật.
- Giữa lúc đang bối rối thì đột nhiên ở đằng xa, Sái Dương mang quân Tào đuổi tới.
Trương Phi càng thêm tức giận, buộc Vân Trường phải lấy đầu ngay tên tướng đó
để chứng thực lịng trung. Quan Cơng khơng nói một lời, múa long đao xơ lại. Chưa

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu họ c tập miễn phí

đứt một hồi trống giục, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Phi mới tin anh là
thực. Phi mời hai chị vào thành rồi cúi đầu sụp lạy xin lỗi Quan Cơng.
→ Lí do dẫn đến sự hiểu lầm của Trương Phi đối với Quan Cơng là vì trên đường
trốn chạy, tránh sự truy sát của Tào Tháo thì ba huynh đệ Lưu Bị, Quan Cơng và
Trương Phi đã mỗi người một ngả. Vì phải dẫn theo hai chị dâu, vốn là hai bà vợ
của Lưu Bị nên Quan Công không thể rút chạy an tồn mà bị Tào Tháo vây bắt. Vì
biết Quan Cơng là một người tài hiếm có nên Tào Tháo khơng những khơng giết mà
cịn tìm mọi cách để Quan Cơng quy phục mình. Trương Phi hiểu nhầm rằng Quan
Cơng phản bội anh em nên nổi giận không tha thứ
Câu 2 trang 54 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2
Người kể chuyện đã khắc họa tính cách của Trương Phi và Quan Cơng thơng qua
những chi tiết, sự việc, tình huống nào?
Trả lời:
* Tính cách của Trương Phi:
- Trương Phi là một dũng tướng, tính cách ngay thẳng, cương trực và đơn giản,
nóng nảy.
+ Khi nghe Quan Cơng thanh minh: Trương Phi giận dữ, khinh miệt ("mày đã bội

nghĩa còn mặt nào đến gặp tao nữa?").
- Tính cách cương trực, rõ ràng thể hiện ở:
+ Hai chị và Tôn Càn thanh minh: như đổ thêm dầu vào lửa, cho Quan Công là
thằng phụ nghĩa lừa cả hai chị.
- Trương Phi cịn là con người nghĩa khí, bộc trực nóng nảy:
+ Trương Phi đánh ba hồi trống buộc Quan Công phải lấy được đầu Sái Dương để
chứng minh mình khơng bội nghĩa.
+ Khi Quan Công chém đầu Sái Dương, Trương Phi vẫn cịn nghi ngờ, hỏi kĩ tên
lính bị bắt, bắt hắn thuật lại chuyện ở Hứa Đô. Trương Phi chưa tỏ ngay thái độ, đưa
hai chị dâu vào thành, nghe kể hết mọi chuyện. Bấy giờ Trương Phi mới tin hoàn
toàn → Trương Phi thận trọng, tinh tế.
-

Trương Phi biết nhân lỗi, sống tình cảm:

+ Hiểu rõ sự tình, thụp lạy Quan Công
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu họ c tập miễn phí

→ Hình ảnh Trương Phi hiện lên tuyệt đẹp, dũng cảm, cương trực, nóng nảy, vội
vàng mà tinh tế và hết lòng phục thiện - một "hổ tướng" của nước Thục sau này.
* Quan Công là người hiểu thời thế, tinh tế và khéo léo.
- Thể hiện được lịng trung: bảo vệ được mình và 2 chị dâu.
- Khi gặp Trương Phi: Quan Công vô cùng mừng rỡ “giao long đao, tế ngựa lại
đón”.
- Khi bị Trương Phi hiểu lầm: Ln có thái độ điềm đạm, bình tĩnh để gỡ bỏ những
hiểu lầm.
+


Gọi Trương Phi là “hiền đệ”, “em”.

+ Lời lẽ mềm mỏng “em không biết, ta cũng khó nói”.
+ Nhờ hai chị dâu giải thích hộ.
- Để minh oan: Chấp nhận thử thách, sẵn sàng hành động và dùng hành động để
chứng tỏ lòng trung.
+ Chém Sái Dương khi chưa dứt một hồi trống của Trương Phi.
→ Quan Cơng là một dũng tướng, trung tín, khéo léo, hiểu thời thế, ơng cịn là một
người độ lượng, tuyệt nghĩa, một người có bản lĩnh, thể hiện việc chưa dứt 1 hồi
trống đã lấy đầu Sái Dương, người bản lĩnh, dũng cảm, khí phách oai phong.
Câu 3 trang 54 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2
Phân tích và đánh giá ý nghĩa của câu chuyện được kể trong văn bản Hồi trống Cổ
Thành.
Trả lời:
“Hồi trống cổ thành” mang nhiều ý nghĩa độc đáo, có lẽ cũng vì sự đa nghĩa trong
hình ảnh này nên người biên soạn mới lựa chọn làm nhan đề cho đoạn trích. Hồi
trống cổ thành cịn là âm thanh đồn tụ của Trương Phi và Quan Cơng. Sau mọi
biến cố, hiểu lầm thì cuối cùng cũng hiểu rõ tấm lịng tín nghĩa của nhau, bởi vậy
hồi trống còn mang một ý nghĩa khác là hồi trống đoàn tụ. Sau khi nghe những lời
chị dâu kể về vơ vàn những khó khăn mà Quan Công phải trải qua để bảo vệ chị dâu
bởi vậy Trương Phi đã quỳ xuống và khóc. Hành động đó đã cho thấy nỗi niềm
thương anh sâu sắc cũng nhưng sự ân hận khi đã đối xử tệ bạc với anh, đồng thời
hành động quỳ xuống cũng như là một lời tạ tội Trương Phi gửi đến Quan Công.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu họ c tập miễn phí

Hồi trống mang đến sự cảm động của tình cảm huynh đệ cảm động, họ là những

người sẵn sàng hi sinh mạng sống vì nhau nhưng khơng chấp nhận sự bội tín, phản
bội.
Câu 4 trang 54 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dịng) so sánh tính cách của hai nhân vật
Trương Phi và Quan Công được thể hiện qua đoạn trích Hồi trống Cổ Thành.
Trả lời:
Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành đã phần nào cho người đọc cảm nhận được những
nét tính cách có phần đối lập của hai anh em Trương Phi, Quan Vũ. Trong đoạn
trích, Quan Công tỏ ra là người độ lượng, từ tốn trong khi đó Trương Phi lại hết sức
nóng nảy. Trước lời kết tội của em (Trương Phi), Quan Vân Trường vẫn nhún mình,
cầu cứu hai chị dâu và cuối cùng chấp nhận điều kiện khắc nghiệt để minh oan... Ở
Hồi trống Cổ Thành, tác giả đặt Quan Công trong quan hệ đối sánh với Trương Phi.
Trương Phi là con người cương trực, thẳng như làn tên bắn, sáng như tấm gương soi,
không chấp nhận sự quanh co, lắt léo, đen trắng rõ ràng, với kẻ thù chỉ có thể nói
chuyện bằng gươm giáo. Đó chính là lý do tại sao nhân vật này nghi ngờ tấm lịng
người anh của mình, tức giận múa bát xà mâu chạy lại đâm Quan Công, xưng mày tao với anh, gọi Quan Công là thằng phụ nghĩa rồi ra điều kiện Trương Phi đánh ba
hồi trống thì Quan Cơng phải chém được tướng Tào. Tất cả những hành động ấy có
phẫn bộc phát, nóng nảy, thiếu điềm tĩnh nhưng thể hiện rõ nét tính cách vốn có của
Trương Phi. Hồi trống Cổ Thành đã khắc họa được tính cách tưởng chừng đối lập
của hai nhân vật của Tam quốc: Trương Phi ngay thẳng, Quan Công trung nghĩa.
Câu 5 trang 54 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2
Với em, bài học sâu sắc nhất sau khi học văn bản Hồi trống Cổ Thành là gì?
Trả lời:
Với em, bài học sâu sắc nhất sau khi học văn bản Hồi trống Cổ Thành đó chính là
tình cảm huynh đệ cảm động, những con người sẵn sàng hi sinh mạng sống vì nhau
nhưng khơng chấp nhận sự bội tín, phản bội. Đồng thời ta nhận ra giá trị của lịng
tin và chữ tín của mỗi người đối với các mối quan hệ xung quanh là vô cùng quan
trọng. Tác giả khắc hoạ nổi bật vẻ đẹp sáng ngời về lịng tin nghĩa, sự trung thực và
chân thành của tình anh em. Là tiểu thuyết khai thác đề tài trận mạc nhưng Tam
quốc diễn nghĩa đã để lại rất nhiều bài học về đạo lí, về lối sống, lối ứng xử của

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu họ c tập miễn phí

người qn tử phương Đơng, lấy quy chuẩn luân lí nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của Nho
giáo làm mực thước.

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×