Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Tìm hiểu đặc điểm hoạt động học tập trên máy tính của học sinh trong phòng máy tại một số trường học ở Thành phố Bạc Liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 80 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác
Tp. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …… năm 2013

HUỲNH HUYỀN TRÂN

iii


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn
Cha mẹ và các anh em trong gia đình đã hết lịng ủng hộ và giúp đỡ con hoàn
thành quyển luận văn này.
Thầy TS. ĐỖ MẠNH CƢỜNG đã hết lịng hƣớng dẫn tơi hồn thành luận
văn và tập thể các thầy cô ở Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Giáo Dục Chuyên
Nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình làm luận văn.
Tập thể Giáo viên và Công nhân viên Trƣờng Cao Đẳng Nghề đã tạo điều
kiện cho tơi học tập và hồn thành luận văn .
Tập thể Giảng viên và nhân viên bộ phận Sau Đại Học – Trƣờng ĐH Sƣ
Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM đã giúp đỡ tơi trong q trình làm luận văn tại trƣờng.
Thầy Hiệu trƣởng và giáo viên tổ tin học Trƣờng Lê Văn Đẩu đã nhiệt tình
giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu để hồn thành luận văn.
Thầy TRẦN NGỌC VĂN và giáo viên tổ tin học Trung tâm Ngoại Ngữ &
Tin học thuộc Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên Bạc Liêu đã nhiệt tình giúp đỡ tơi
trong q trình nghiên cứu để hồn thành luận văn.
Ngƣời nghiên cứu

Huỳnh Huyền Trân


iv


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Qua thực tế, chúng tơi thấy rằng học sinh rất thích học tin học nhƣng trong giờ
thực hành tin học thì các em lại thƣờng có những hoạt động ngoài mục tiêu học tập.
Xuất phát từ mâu thuẫn trên, chúng tôi nghiên cứu mức độ biểu hiện của mâu thuẫn
thông qua các hoạt động học tập trên máy tính, nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn và
hƣớng giải quyết mâu thuẫn.
Để biết đƣợc hoạt động học tập trên máy tính của các em, chúng tơi tiến
hành đo thời gian sử dụng máy tính của các em trong giờ thực hành tin học. Từ đó
chúng tơi xác định thời gian máy hữu ích và khơng hữu ích. Để làm sáng tỏ ngun
nhân của vấn đề, chúng tơi tìm hiểu động cơ học tập của các em và các yếu tố ảnh
hƣởng đến hoạt động học tập trên máy tính của học sinh. Điều này giúp chúng tơi
tìm ra những hạn chế của việc sử dụng máy tính phục vụ học tập trong giờ thực
hành tin học của học sinh và hƣớng khắc phục chúng.
Khi tìm ra hƣớng khắc phục những hạn chế của việc sử dụng máy tính có ích
cho học tập là chúng tôi đã giải quyết đƣợc mâu thuẫn. Đó là đề xuất giải pháp nâng
cao thời gian máy hữu ích.
Chúng tơi đề xuất 3 giải pháp dựa theo các phƣơng pháp tạo động cơ học tập
cho học sinh.

v


ABSTRACT

By teaching experience, we realized that the pupils very like informatics subject but
they usually have some actions not for study goal. Start at this inconsistency, we
researched it’s expression through study actions in computer, it’s reasons and some

ways to solve this problem
To know about the study actions in computer , we measured the time that pupils
used in the computer on the practice hours. Then, we calculated the useful time and
not useful time. Beside it, we analysed the study motive of pupils and some factors
affect to study actions. It helped us determined some restricts of pupils on the
practice hours of informatics subject anh the solutions.
When we found out the solutions that means we solved that problem. We try to
increase the useful time.
We have given three solutions based on the methods to create study motive

vi


BẢNG CÁC KÝ HIỆU KHOA HỌC
Ký hiệu

Ý nghĩa
Con số mong đợi
Chi bình phƣơng
Tổng


2

BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa
Học sinh


HS

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Phân cấp hoạt động ................................................................................... 12
Hình 2.2 Sự hình thành động cơ .............................................................................. 13
Hình 3.1 Giao diện của Child control 2012 ............................................................. 22
Hình 3.2 Giao diện của Kid PC Time Adminstrator ................................................ 23
Hình 3.3 Giao diện của Verity ................................................................................. 24
Hình 3.4 Giao diện của WatchDog .......................................................................... 24
Hình 3.5 Giao diện của Norton Family .................................................................... 25
Hình 3.6 Giao diện của KuruPira WebFilter............................................................ 26
Hình 3.7 Giao diện của Isafe .................................................................................... 27
Hình 3.8 Giao diện của WinApplWatcher ............................................................... 27
Hình 3.9 Bảng tính phần trăm thời gian sử dụng máy tính ...................................... 41
Hình 3.10 Phần trăm các chƣơng trình học so với thời gian học tập ....................... 42
Hình 3.11 Tỷ lệ phần trăm thời gian truy cập Internet so với tổng thời gian .......... 42
Hình 3.12 Tỷ lệ thời gian chơi game so với tổng thời gian ..................................... 43
Hình 3.13 Tỷ lệ sử dụng Internet cho các mục đích khác so với tổng thời
gian truy cập Internet ............................................................................. 44
Hình 3.14 Tần số học sinh vào ra chƣơng trình học vào các thời điểm
khác nhau trong 1 ca học ....................................................................... 45
Hình 3.15 Tần số số lần học sinh vào ra chƣơng trình học trong 1 ca
học.......................................................................................................... 46

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Sinh viên sử dụng Internet để làm gì ...................................................... 5
Bảng 1.2 Thời gian sử dụng Internet/ tuần............................................................. 5

Bảng 1.3 Các chƣơng trình của học sinh sử dụng máy tính và Internet ở nhà ...... 6
Bảng 1.4 Tỷ lệ các hoạt động trực tuyến ............................................................... 7
Bảng 1.5 Kết quả điều tra tình trạng chơi game online ......................................... 8
Bảng 2.1 Sự khác nhau giữa ngƣời lớn học tập và trẻ em học tập....................... 18
Bảng 3.1 Một ca học trích từ mail........................................................................ 30
Bảng 3.2 Dữ liệu một ca học thu từ file XML ..................................................... 32
Bảng 3.3 Kết quả đo tổng quát ............................................................................. 40
Bảng 3.4 Phần trăm thời gian sử dụng máy tính dựa trên kết quả tổng quát ...... 40
Bảng 3.5 Kết quả thời gian sử dụng máy tính theo chƣơng trình học tập ........... 41
Bảng 3.6 Tỷ lệ phần trăm các chƣơng trình học so với tổng thời gian học tập ... 41
Bảng 3.7 Thời gian truy cập Internet ................................................................... 42
Bảng 3.8 Thời gian chơi game ............................................................................. 43
Bảng 3.9 Tỷ lệ thời gian chơi game ..................................................................... 43
Bảng 3.10 Thời gian sử dụng Internet theo các mục đích khác ........................... 44
Bảng 3.11 Tỷ lệ phần trăm thời gian sử dụng Internet cho các mục
đích khác của ba nhóm so với tổng thời gian truy cập
Internet................................................................................................. 44
Bảng 3.12 Tần số vào ra chƣơng trình học vào các thời điểm khác nhau ........... 45
Bảng 3.13 Tần số số lần vào ra trong 1 ca học .................................................... 46

viii


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
Xác nhận của GVHD
Lý lịch khoa học ..................................................................................................... ii
Lời cam đoan ......................................................................................................... iii
Lời cảm ơn ............................................................................................................ iv

Tóm tắt luận văn ..................................................................................................... v
Tóm tắt luận văn (tiếng anh) ................................................................................. vi
Bảng ký hiệu khoa học và từ viết tắt .................................................................... vii
Danh sách các hình và sơ đồ ................................................................................ vii
Danh sách các bảng ............................................................................................. viii
Mục lục ................................................................................................................... x
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1 . Tên đề tài ........................................................................................................... 1
2 . Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
3 . Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
4. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 2
5 . Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 2
6 . Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 2
7 . Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .................................................................. 3
8 . Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
9 . Giới hạn đề tài ................................................................................................... 3
10 . Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 5
Chƣơng I: Tổng quan ............................................................................................. 5
1.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 5
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc .................................................................... 7

ix


1.3. Kết luận ........................................................................................................... 7
Chƣơng II: Cơ sở lý luận...................................................................................... 11
2.1. Định nghĩa hoạt động học ............................................................................. 11
2.2. Lý thuyết hoạt động tâm lý của A.N.LEONCHEV ...................................... 11
2.3. Hoạt động học và động cơ học tập ................................................................ 13

2.3.1 Sự hình thành động cơ ................................................................................ 13
2.3.2 Phân loại động cơ ........................................................................................ 14
2.3.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến động cơ học tập ................................................ 16
2.4 Các đặc điểm của hoạt động học tập trên máy tính ....................................... 17
2.5 Đặc điểm của học viên ngƣởi lớn trong thuyết ngƣời lớn học tập................. 17
2.5.1. Đặc điểm học viên ngƣởi lớn ..................................................................... 17
2.5.2. Sự khác biệt giữa trẻ em học tập và ngƣời lớn học tập .............................. 18
Chƣơng III: Đặc điểm hoạt động học tập trên máy tính của học sinh ................. 20
3.1. Phƣơng pháp đo và xử lý kết quả .................................................................. 20
3.1.1. Phƣơng pháp đo ......................................................................................... 20
3.1.2. Phƣơng pháp xử lý kết quả......................................................................... 20
3.2. Phƣơng pháp tổ chức thu thập dữ liệu .......................................................... 21
3.2.1. Khảo sát công cụ đo ................................................................................... 21
3.2.2. Kết quả khảo sát thực tế phòng máy và yêu cầu của giáo viên.................. 28
3.2.3. Quyết định chọn công cụ đo....................................................................... 28
3.2.4. Phân tích dữ liệu trong giai đoạn dùng thử ................................................ 29
3.2.5. Cài đặt và ghi nhận dữ lieu chính thức ...................................................... 30
3.3. Dữ liệu thô và cách xử lý sơ bộ..................................................................... 30
3.4. Phân tích mối quan hệ giữa nội dung học tập – đối tƣợng học tập
đối với hoạt động học tập trong giờ thực hành tin học ............................. 34
3.4.1.Mối liên hệ giữa nội dung học tập với hoạt động học tập ở
từng đối tƣợng học tập ............................................................................... 35
3.4.2 Phân tích một số bài tập thực hành ............................................................. 36

x


3.5. Đặc điểm hoạt động học tập trên máy tính của học sinh thông qua số liệu đo
dƣợc ...................................................................................................................... 40
3.5.1. Đặc điểm tổng quát .................................................................................... 40

3.5.2. Đặc điểm theo đối tƣợng học tập và chƣơng trình học tập ........................ 40
3.5.3. Đặc điểm học tập theo quá trình học.......................................................... 45
PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................................. 48
1. Kết luận nghiên cứu ......................................................................................... 48
2. Những hạn chế của đề tài ................................................................................ 49
3. Hƣớng giải quyết vấn đề .................................................................................. 49
4. Những đóng góp của đề tài .............................................................................. 50
5. Kiến nghị .......................................................................................................... 51
Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 52
Phụ lục 1 Giới thiệu các trƣờng học tham gia vào đề tài ..................................... 54
Phụ lục 2 Kết quả điều tra .................................................................................... 65

xi


PHẦN MỞ ĐẦU
I. TÊN ĐỀ TÀI
Tìm hiểu đặc điểm hoạt động học tập trên máy tính của học sinh trong phòng
máy tại một số trƣờng học ở Tp Bạc Liêu.
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, hầu nhƣ các trƣờng học đều có phịng máy tính. Mơn tin học trở
thành môn học cơ sở cho tất cả các nghề, kể cả học sinh phổ thông cũng học tin
học. Qua nhiều năm giảng dạy môn tin học, chúng tôi nhận thấy học sinh rất thích
mơn học này. Các em rất siêng học và thích thú tìm hiểu về máy tính. Nhƣng trong
giờ thực hành tin học thì các em lại khơng tận dụng thời gian học về tin học mà có
những hoạt động khơng vì mục tiêu học tập nhƣ chơi game, vào mạng xã hội…Ở
đây có sự mâu thuẫn giữa thái độ học tập và hành vi học tập. Mâu thuẫn giữa một
bên là ý thức muốn học tin học và một bên là hành vi sử dụng máy tính ngồi mục
đích học tập. Tại sao lại có mâu thuẫn nhƣ vậy? Mức độ mâu thuẫn nhƣ thế nào? Và
ở các đối tƣợng học tập khác nhau có khác nhau khơng?

Chúng tơi thấy rằng mâu thuẫn trên có ảnh hƣởng rất lớn đối với việc học tập
môn tin học của các em. Nó làm các em mất tập trung, sao nhãng việc học, tuy các
em có sử dụng máy tính nhƣng lại khơng có ích cho học tập. Nhƣ vậy các em vừa
lãng phí thời gian vừa lãng phí cơ sở vật chất của nhà trƣờng. Điều này dẫn đến kết
quả học tập của các em không cao. Nếu chúng ta tìm ra đƣợc nguyên nhân và cách
khắc phục thì chúng ta sẽ làm cho các em tập trung học tập hơn, thời gian sử dụng
máy tính cho việc học tăng lên, kết quả học cũng sẽ đƣợc cải thiện.
Các nghiên cứu về việc học tập trên máy tính trƣớc đây chủ yếu là dùng
phƣơng pháp phỏng vấn và bảng hỏi. Và nghiên cứu chỉ dừng lại bên ngoài lớp học.
Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp quan sát tham dự gián tiếp thông qua phần mềm.
Số liệu chúng tôi thu đƣợc chính xác hơn, khoa học hơn và đầy đủ hơn các phƣơng
pháp trƣớc đây.
Với lòng yêu nghề và mong muốn học sinh học tốt môn tin học, sử dụng máy
tính trong giờ học có ích hơn, chúng tơi thực hiện đề tài ““TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM

1


HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN MÁY TÍNH CỦA HỌC SINH TRONG PHÒNG
MÁY TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG HỌC Ở TP. BẠC LIÊU”. Do những hạn chế về
thời gian, chúng tôi chỉ thực hiện nghiên cứu trong phạm vi thành phố Bạc Liêu. Hy
vọng nghiên cứu sẽ góp chút cơng sức vào q trình dạy mơn tin học trong nhà
trƣờng.
III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Phát hiện các đặc điểm học tập trên máy tính của học sinh trong phịng máy
đối với ba đối tƣợng học sinh (HS) phổ thông, HS nghề và HS tự do.
2. Xác định những nguyên nhân thuộc về động cơ học tập của hiện tƣợng HS
có những hoạt động ngoài mục tiêu học tập.
IV. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Các yếu tố về tâm lý lứa tuổi, động cơ học tập và giá trị ứng dụng của hệ thống

bài thực hành có ảnh hƣởng rất nhiều đến đặc điểm hoạt động học tập trên máy tính
của học sinh trong giờ thực hành tin học. Việc phát hiện những đặc điểm hoạt động
học tập đặc trƣng của học sinh giúp chúng ta đề ra phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả
sử dụng máy tính trong giờ học thực hành phù hợp với các đối tƣợng ngƣời học.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Tìm hiểu hoạt động học của học sinh/sinh viên trong giờ thực hành tin học
2. Tìm hiểu các nguyên nhân thuộc về động cơ học tập.
3. Xác định quan hệ giữa nội dung học tập – đối tƣợng học tập – mục đích học
tập đối với hoạt động học tập trong giờ thực hành tin học.
VI. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan các nghiên cứu về vấn đề nghiên cứu đã xác định.
2. Quan sát, ghi nhận các hoạt động học theo mục đích học tập và ngồi mục
đích học tập của học sinh/sinh viên với các đối tƣợng ngƣời học, mục đích
học tập, nội dung học tập khác nhau.
3. Phân tích ngun nhân HS có những hoạt động ngồi học tập: thể hiện qua
mối quan hệ giữa nội dung học tập, đối tƣợng học tập và mục tiêu học tập
đối với hoạt động học tập trên máy tính.

2


VII. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu: Các hoạt động đặc trƣng trên máy tính của học sinh
2. Khách thể nghiên cứu: Nhật ký hoạt động trên máy tính của từng ca học
VIII. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiến hành điều tra một số trƣờng học trong phạm vi thành phố Bạc Liêu
bao gồm:
-

Trƣờng Cao Đẳng Nghề Bạc Liêu


-

Trƣờng THPT Lê Văn Đẩu

-

Trung tâm Giáo Dục Thƣờng Xuyên Tỉnh Bạc Liêu

IX. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
-

Nghiên cứu thực hiện trong giờ thực hành tin học của các trƣờng học. Mỗi
em học sinh sử dụng một máy vi tính trong suốt buổi học (gọi là ca học). Các
chƣơng trình học sinh sử dụng trên một máy tính trong một ca học đƣợc ghi
nhận lại trong nhật ký hoạt động của máy tính đó. Mỗi ca học có ý nghĩa nhƣ
nhau trong nghiên cứu.

-

Nghiên cứu chỉ tìm hiểu giới hạn trong lý thuyết hoạt động.

X. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện, luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Ngƣời nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp
này để nghiên cứu các vấn đề sau:
-

Nghiên cứu tổng quan về vấn đề nghiên cứu trong nƣớc và thế giới.


-

Xây dựng cơ sở lý luận: bao gồm các định nghĩa về hoạt động học, lý thuyết
hoạt động, động cơ và các yếu tố ảnh hƣởng.

-

Nghiên cứu các phần mềm ghi lại nhật ký hoạt động của máy tính phục vụ
điều tra.

2. Phƣơng pháp quan sát: Để nghiên cứu về hoạt động học tập của học sinh
trên máy tính, ngƣời nghiên cứu đã sử dụng phƣơng pháp quan sát tham dự
với công cụ là phần mềm tin học. Đƣợc sự đồng ý của các thầy cô, ngƣời

3


nghiên cứu cài phần mềm vào máy tính của học sinh sử dụng, sau mỗi ca học
phần mềm sẽ lƣu lại nhật ký hoạt động của máy tính. Trong nhật ký hoạt
động của máy tính, thời gian sử dụng các chƣơng trình của học sinh đƣợc ghi
nhận.

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1:

TỔNG QUAN


1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
Trên thế giới vấn đề đƣợc nghiên cứu đầu tiên ở Mỹ và mới bắt đầu khoảng
2 thập niên gần đây. Ban đầu ngƣời ta nghiên cứu vấn đề ở đối tƣợng là giáo viên,
sau đó là sinh viên, học sinh… từ nghiên cứu trên lớp đến ở nhà.
Năm 2002, Pew Internet & American Life công bố đề tài “The Internet goes
to College” Nghiên cứu tìm hiểu sinh viên sử dụng Internet nhƣ thế nào và những
cảm nhận của sinh viên về Internet. Trong kết quả cơng bố có một số vấn đề chúng
ta cần quan tâm trình bày ở bảng 1.1 và bảng 1.2:
Bảng 1.1: Sinh viên sử dụng Internet để làm gì:
Mục đích

Tỷ lệ phần trăm

Email

62%

Tin nhắn trực tiếp

29%

Truy cập Web

5%

Chat

2%

Nhóm


1%
Và một vấn đề nữa đó là thời gian sinh viên sử dụng Intrernet trong tuần
Bảng 1.2: Thời gian sử dụng Internet/ tuần

Thời gian sử dụng Internet

Tỷ lệ phần trăm

Ít hơn 3 giờ/ tuần

31%

Từ 3-7 giờ/ tuần

38%

Trên 7 giờ

31%

Kết quả ở bảng 1.1 và 1.2 cho thấy trung bình sinh viên sử dụng Internet 1
giờ mỗi ngày. Và công việc chủ yếu là Email ( chiếm 62%). Mức độ sử dụng
Internet cho các hoạt động khác nhƣ chat, nhóm rất thấp chƣa đến10% . Nhƣ vậy
trong giai đoạn này sinh viên dùng Internet chủ yếu để liên lạc qua Mail hay nhắn

5


tin trực tiếp. Các hoạt động khác chƣa phổ biến. Nghiên cứu không cho biết sinh

viên sử dụng Internet để phục vụ học tập nhƣ thế nào.
Năm 2006 một nghiên cứu khác của Trung tâm thống kê giáo dục Mỹ
“Computer and Internet use by students in 2003” Nghiên cứu tìm hiểu việc sử dụng
máy tính ở học sinh từ mẫu giáo đến trung học và những ảnh hƣởng của cấp học,
giới tính, chủng tộc, trƣờng cơng hay trƣờng tƣ. Các kết quả nghiên cứu ở bảng
1.3:
Bảng 1.3 : Các chƣơng trình của học sinh sử dụng máy tính và Internet
ở nhà
Lớp

Game

Bài tập

Internet

Hình ảnh

Dữ liệu

Nhà trẻ

43%

8%

15%

5%


4%

-

-

Mẫu giáo

52%

12%

21%

8%

7%

-

-

Lớp 1-5

56%

35%

34%


19%

16%

-

-

Lớp 6-8

61%

62%

54%

42%

44%

-

-

Lớp 9-12

57%

69%


64%

52%

56%

26%

13%

Word

Email

Kết quả từ bảng 1.3 cho thấy việc sử dụng máy tính của học sinh trong đề tài
đƣợc nghiên cứu ở mức độ sử dụng các phần mềm.. Từ học sinh mẫu giáo đến trung
học đều sử dụng maý tính và học sinh trung học sữ dụng máy tính nhiều nhất. Các
em sử dụng máy tính ở nhà để làm bài tập, sử dụng mail và chơi game. Nghiên cứu
cho thấy có sự khác biệt về mức độ sử dụng máy tính giữa các cấp học. Đối với độ
tuổi trẻ mẫu giáo thì sử dụng máy tính chủ yếu là chơi game (chiếm trên 50%), các
chƣơng trình khác sử dụng rất ít. Cấp tiểu học và trung học cơ sở thì bên cạnh chơi
game các em còn làm bài tập và sử dụng các chƣơng trình khác nhƣ Word, Mail và
Internet. Riêng học sinh trung học phổ thơng máy tính bây giờ đƣợc dùng để làm
bài tập (69%) và truy cập Internet (64%), chơi game khơng cịn là mục tiêu đứng
đầu nữa mà nó ngang bằng các chƣơng trình khác nhƣ Word , Mail. Đặc biệt, chỉ có
học sinh trung học mới sử dụng máy tính xử lý hình ảnh và dữ liệu. Công việc này
cho thấy học sinh trung học sử dụng máy tính có tính chun sâu hơn. Tuy nhiên

6



nghiên cứu chƣa tìm hiểu về việc sử dụng máy tính của học sinh ở trƣờng học mà
chỉ tìm hiểu ở nhà.
Những năm về sau này, khi Internet phát triển và đi vào đời sống xã hội cũa
mọi ngƣời thì việc nghiên cứu đã chuyển sang giai đoạn mới. Đó là nghiên cứu
Internet nhƣ một “cộng đồng” xã hội ảo. Gọi là cộng đồng mạng. Việc nghiên cứu
sử dụng Intrenet trong học đƣờng chuyển sang học trực tuyến, E- Learning…
Nhận xét: Trên đây là một số nghiên cứu về việc sử dụng máy tính và
Internet của học sinh/ sinh viên. Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc học
sinh/ sinh viên sử dụng máy tính ở nhà mà không nghiên cứu ở trƣờng và không
nghiên cứu sâu hơn nữa.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC
Ở nƣớc ta các nghiên cứu chỉ mới bắt đầu vài năm trở lại đây. Các nghiên
cứu tập trung ở năm 2010, do các tổ chức cơ quan hoặc cá nhân nghiên cứu trên
phạm vi ở một địa phƣơng. Các nghiên cứu chỉ tập trung vào nghiên cứu hành vi sử
dụng internet, và chơi game
Năm 2010, theo báo cáo về tình hình sử dụng và phát triển Internet tại Việt
Nam của NetCitizens - nghiên cứu thực hiện trên 6 tỉnh thành lớn nhất VN là Hà
Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang và Cần Thơ, số lƣợng mẫu khoảng
3000 ngƣời đại diện. Tính đến thời điểm năm 2009 thì VN có 22,5 triệu ngƣời truy
cập Internet, chiếm 26% dân số. Trong số đó khoảng 90% truy cập Internet nhiều
hơn 1 lần mỗi tuần, khoảng 70% truy cập Internet mỗi ngày. Phần lớn mọi ngƣời
truy cập Internet tại nhà (75%), tại nơi làm việc (28%) và tại dịch vụ Inernet (21%).
Tính theo độ tuổi, từ 15-24 là 38%, từ 25-34 là 36%, từ 35-49 là 19%, từ 50-64 là
7%. Số liệu này cho biết đa số ngƣời sử dụng Internet là giới trẻ. Trong đó một
phần ba số ngƣời sử dụng Internet là học sinh/ sinh viên.
Bảng 1.4 Tỷ lệ các hoạt động trực tuyến ( mẫu khoảng 3000 ngƣời)
Các hoạt động trực tuyến

Tỷ lệ


Tìm kiếm và đọc tin tức

90%

Nghe nhạc

76%

7


Xem phim

45%

Email hoặc chat

70%

Tham gia diễn đàn, blog

45%

Nghiên cứu, học tập

73%

Kết quả bảng 1.4 cho thấy Internet đƣợc sử dụng khơng chỉ để đọc tin tức,
giải trí mà cịn dùng nó để tìm kiếm thơng tin, thu thập thơng tin phục vụ cho

nghiên cứu hay học tập. Ngƣời dùng Internet chủ yếu là để tìm kiếm thơng tin hay
đọc tin tức , hoạt động này chiếm 90%. Các hoạt động giải trí trên Internet cũng khá
phổ biến, chiếm trên 70%. Hoạt động học tập, nghiên cứu trên Internetđã đƣợc sữ
dụng rộng rãi, điều này thể hiện qua số liệu là có trên hai phần ba ngƣời dùng
Internet phục vụ học tập nghiên cứu.
Tháng 10 năm 2010, Viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt
Nam đã chính thức công bố Báo cáo Khảo sát xã hội học về dịch vụ trò chơi trực
tuyến ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đây là bản khảo sát mang tính
chất tƣơng đối tồn diện đầu tiên về game online đƣợc tiến hành ở VN. Bản khảo
sát đƣợc thực hiện tại 6 tỉnh, thành phố bao gồm Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần
Thơ, Đồng Nai và Hải Dƣơng với trên 1.300 ngƣời tham gia phỏng vấn. Đề tài
nghiên cứu chỉ giới hạn về việc chơi game trên Internet. Vì trong thời gian này việc
chơi game online của giới trẻ xảy ra nhiều việc tiêu cực. Mà trong đó học sinh/ sinh
viên là chủ yếu nên chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề này.
Bảng 1.5 Kết quả điều tra tình trạng chơi game online
Tỷ lệ

Các nhóm
Độ tuổi
Tuổi 10-15

26.3%

Tuổi 16-20

42%

Tuổi 26-30

9.5%


8


Tần suất chơi game
Hàng ngày

34%

3-4 lần/ tuần

25%

Vài lần / tháng

Không đáng kể

Địa điểm chơi
Đại lý Internet

64%

Tại nhà

49%

Theo kết quả khảo sát, có sự khác biệt về mặt nghề nghiệp, giới tính, độ tuổi
trong mức độ chơi game online. Cụ thể là có tới 42% ngƣời chơi game online thuộc
lứa tuổi 16-20, nhóm tuổi đã có khả năng nhận thức đầy đủ về các hành vi của
mình. Tiếp đến là nhóm tuổi 10-15 chiếm 26,3%; nhóm tuổi từ 26-30 chỉ chiếm

9,5%. Số liệu này cho thấy nhóm tuổi từ 10-20 chiếm đa số, mà đây là lứa tuổi học
sinh/ sinh viên là đối tƣợng nghiên cứu trong đề tài của chúng tơi. Bên cạnh đó, số
lƣợng ngƣời chơi game online với tần suất hàng ngày chiếm tới 34%; chơi với tần
suất 3-4 lần/tuần chiếm 25%, tỷ lệ ngƣời trả lời chơi ở mức độ một vài lần trong
tháng chiếm tỷ lệ không đáng kể. Địa điểm chơi game online cũng khá phổ biến từ
ở nhà, công sở cho tới các đại lý internet. Trong đó, đƣợc lựa chọn nhiều nhất là
các đại lý internet với tỷ lệ 64,7% và tại nhà với tỷ lệ 49,6%.
Cũng trong năm 2010, Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội phối hợp cùng 1.121
trƣờng học trong địa bàn đã tổ chức khảo sát về thực trạng học sinh chơi game
online, với tổng số học sinh tham gia là 370.387. Kết quả cho thấy, hầu hết các em
trả lời từng đến đại lý Internet để chơi game online trong khoảng từ 1 tới hơn 10
lần/tuần. Gần nửa số HS trả lời chơi vào ngày thƣờng, trong giờ hành chính. Các
game đƣợc các em chơi nhiều nhƣ: Games play, Kiếm thế, Đột kích, Thời trang,
Gunny, Audition... lựa chọn các quán ở gần nhà và cách xa trƣờng học. Tiền chơi
chủ yếu từ bố mẹ, tiền tiết kiệm ăn sáng, đóng học phí... Kết quả cho thấy việc các
em trốn học đi chơi game là khơng ít (vì chơi ở ngày thƣờng và trong giờ hành

9


chánh là giờ các em phải đến trƣờng để học). Chơi game chỉ là một trị chơi để giải
trí nhƣng nếu các em mất quá nhiều thời gian và tiền bạc cho nó thì khơng cịn là
giải trí của các em nữa mà là một vấn đề cần đƣợc thầy cô và phụ huynh quan tâm
một cách nghiêm túc. Để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề này.
Nhận xét: Qua các nghiên cứu tiêu biểu ở trên, ta thấy rằng vấn đề chơi
game online của học sinh đang đƣợc rất nhiều ngƣời quan tâm, các em không chỉ
chơi lúc rảnh mà còn trốn học để chơi. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả
học tập của các em. Nhƣng đây là các nghiên cứu ở bên ngoài lớp học. Trong giờ
học tin học các em sử dụng máy tính nhƣ thế nào? Có chơi game khơng? Việc sử
dụng máy tính để học tập nhƣ thế nào vẩn còn là một câu hỏi cho các nhà nghiên

cứu.
1.3. KẾT LUẬN
Nhìn chung vấn đề sử dụng máy tính trong học đƣờng rất đƣợc mọi ngƣời
quan tâm. Có rất nhiều đề tài nghiên cứu ở trong nƣớc và trên thế giới. Nhƣng các
nghiên cứu chỉ dừng lại ở bên ngoài trƣờng học. Chƣa có những nghiên cứu sâu hơn
ví dụ: ở trƣờng học nhƣ thế nào? Các yếu tố ảnh hƣởng…

10


CHƢƠNG 2:

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. ĐỊNH NGHĨA HOẠT ĐỘNG HỌC
Định nghĩa 1: Một hoạt động học tập đơn ( Single learning activity – SLA)
đƣợc định nghĩa là đặc trƣng bởi sự thống nhất của phƣơng pháp học và đối tƣợng
học.
Có nghĩa là nếu ta thay đổi phƣơng pháp học hay đối tƣợng học thì ta có một
hoạt động học tập đơn khác với hoạt động học tập đơn ban đầu ( trang 10 –
Classification of learning avtivities manual – Euro Pean Commission)
Định nghĩa 2: Một hoạt động không học ( None learning activity) rất giống
với hoạt động học tập chỉ khác ở điểm mục tiêu của hoạt động là là khơng vì mục
đích học tập?
Để phân biệt hoạt động học và hoạt động không học chúng ta dựa vào mục
tiêu của hoạt động. (Classification of learning avtivities

manual – Euro Pean

Commission)

Chúng ta sử dụng các định nghĩa này để phân biệt một hoạt động của học
sinh là học hay không học. Đây là cơ sở để chúng ta phân loại các hoạt động trên
máy tính của học sinh.
2.2. LÝ THUYẾT HOẠT ĐỘNG TÂM LÝ CỦA A.N LEONTIEV
(Mục 4.3 trang 572 – Các lý thuyết phát triển tâm lý ngƣời – Phan Trọng Ngô –
NXB ĐH Sƣ Phạm – Năm 2003)
Trong thuyết hoạt động của A.N.LEONTIEV, vấn đề chính là ơng nói rằng
tất cả mọi hoạt động đều xuất phát từ một động cơ nào đó và chúng ta có thể phân
cấp hoạt động xuống thành những thao tác để dễ dàng tìm hiểu và xây dựng hoạt
động.
A.N.LEONTIEV đã phân cấp hoạt động theo hình 2.1

11


HOẠT ĐỘNG

ĐỘNG CƠ

HÀNH ĐỘNG

MỤC ĐÍCH

THAO TÁC

PHƢƠNG TIỆN

Mặt chủ quan
của chủ thể


Điều
kiện
khách
quan

Nhiệm
vụ

Mặt đối tƣợng của
Hoạt động

Hình 2.1 Phân cấp hoạt động ( trang 595 – Các lý thuyết phát triển tâm lý
ngƣời – Phan Trọng Ngô)
Nhờ sự phân cấp của hoạt động mà khi tìm hiểu về hoạt động học chúng ta dễ
dàng phân biệt đƣợc các hoạt động học khác nhau cũng nhƣ các hoạt động không
học của học sinh, căn cứ vào phƣơng tiện, công cụ mà học sinh đó sử dụng. Đối với
máy tính, khi thay đổi chƣơng trình đang học ( thay đổi phƣơng tiện, cơng cụ),
chúng ta có một hoạt động mới. Tùy theo mục đích sử dụng phƣơng tiện đó, chúng
ta có hoạt động học hay khơng học của học sinh. Từ đó ta biết đƣợc: khi nào thì
học sinh dùng máy tính phục vụ học tập và khi nào dùng máy tính cho những mục
đích khác.
Ví dụ nhƣ học sinh sử dụng phần mềm Word, mục đích là để soạn thảo văn
bản, (làm bài tập) nhƣ vậy học sinh này đang sử dụng máy tính phục vụ cho học
tập. Khi học sinh vào trang www.facebook.com thì ta biết ngay em này đang vào
một trang mạng xã hội, có nghĩa là em này khơng dùng máy tính để học.

12


2.3. HOẠT ĐỘNG HỌC VÀ ĐỘNG CƠ HỌC TẬP

Nhƣ A.N.LEONTIEV đã nói ở trên, tất cà mọi hoạt động đều phài có động
cơ. Và hoạt động học cũng có động cơ. Để hiểu rõ về hoạt động học tập, chúng ta
cần làm sáng tỏ các vấn đề sau. Thứ nhất, động cơ đƣợc hình thành nhƣ thế nào?
Thứ hai, có mấy loại động cơ học tập ? Thứ ba các yếu tố ảnh hƣởng đến động cơ.
Trƣớc tiên chúng ta tìm hiểu sự hình thành động cơ.
2.3.1. Sự hình thành của động cơ
Theo TS. Đỗ Mạnh Cƣờng sự hình thành động cơ có thể tóm tắt nhƣ hình 2.2:
CHỦ THỂ

KHÁCH THỂ

Chủ thể có NHU CẦU (vật
chất hoặc tinh thần) cần đƣợc
thỏa mãn

Các THUỘC TÍNH

PHÁN ĐỐN khả năng đáp
ứng nhu cầu từ của khách thể

Trở thành ĐỐI TƢỢNG
(nhu cầu đƣợc cụ thể hóa)

HOẠT ĐỘNG chiếm lấy đối
tƣợng nhằm thỏa mãn nhu cầu

Trở thành cái thúc đẩy chủ
thể chiếm lấy (ĐỘNG CƠ)

Hình 2.2: Sự hình thành động cơ ( trích bài giảng của TS. Đỗ Mạnh Cƣờng)

Theo hình 2.2, ban đầu, chủ thể có nhu cầu về vật chất hoặc tinh thần và
khách thể có những thuộc tính có thể thỏa mản nhu cầu của chủ thể. Lúc này khách
thể vẩn chƣa là đối tƣợng của chủ thể và động cơ chƣa xuất hiện. Khách thể tồn tại
tự nhiên trong khách quan nhƣ chính nó. Vì một lý do nào đó, chủ thể phát hiện ra
khách thể này có thể thỏa mản nhu cầu của mình. Chủ thể phán đốn đây chính là
đối tƣợng mình phải chiếm lĩnh để thỏa mản nhu cầu. Lúc này khách thể trở thành
đối tƣợng của chủ thể. Khi nhu cầu và đối tƣợng đáp ứng nhu cầu gặp nhau, chủ thể
sẽ sinh ra ƣớc muốn chiếm lấy đối tƣợng. Lúc này động cơ đƣợc hình thành. Nó

13


thôi thúc chủ thể tiến hành hoạt động chiếm lấy đối tƣợng thỏa mản nhu cầu. Quá
trình động cơ đƣợc hình thành nhƣ thế. Trong sự hình thành động cơ, vấn đề quan
trọng nhất là làm sao chủ thể phát hiện ra khách thể và phán đoán rằng khách thể sẽ
đáp ứng đƣợc nhu cầu của mình. Nếu chủ thể “khơng phát hiện” và “khơng phán
đốn” thì động cơ khơng hình thành.
Nhƣ vậy trong học tập, ngƣời thầy muốn tạo động cơ cho các em, thì phải
chỉ cho các em thấy nếu các em học và làm theo những lời thầy dạy các em sẽ đạt
đƣợc những điều mà các em mong muốn sau khi học xong. Nhiệm vụ của ngƣời
thầy là làm sao để các em thấy đƣợc nhu cầu và việc học này đáp ứng đƣợc nhu cầu
của các em. Khi nhu cầu trở thành động cơ. Các em sẽ yêu thích, tự giác và tích cực
học tập. Điều này là mong muốn của tất cả những ai đứng trên bục giảng, truyền
đạt kiến thức và dạy dỗ các em.
Trong mỗi bài học đều có những mục tiêu. Chính những mục tiêu này là tiền
đề cho động cơ học tập. Nó trả lời cho câu hỏi tại sao tôi phải học bài học này? Học
xong bài học này tơi biết cái gì và làm đƣợc những gì? Đây chính là động cơ cho
các em học tập. Khi các em xác định rõ các em muốn làm điều gì các em sẽ học
những bài học giúp các em thực hiện điều mình muốn
Chúng ta tìm hiểu về sự hình thành của động cơ để thấy rằng muốn các em

học tập tốt thì chúng ta phải làm thế nào đó hình thành động cơ học tập cho cho các
em. Từ động cơ sẽ dẫn các em đến những hoạt động học tập mà chúng ta mong
muốn. Dƣới đây là sự phân loại động cơ. Và sự phân loại này chỉ là tƣơng đối thơi.
2.3.2. Phân loại động cơ
Có nhiều cách phân loại động cơ (học tập) khác nhau. Một trong những cách
đó là phân động cơ thành bốn loại: động cơ bên ngoài (external motivation), động
cơ xã hội (social/community motivation), động cơ thành đạt (successful motivation)
và động cơ bên trong (internal motivation).
 Động cơ bên ngoài: Là động cơ xuất hiện vì những giá trị hay lợi ích mà
hoạt động đem đến. Loại động cơ này chúng ta thƣờng gặp, các bậc phụ

14


huynh thƣờng sử dụng động cơ này để khuyến khích con em họ học tập.
Điều này thể hiện qua những phần thƣởng xứng đáng mà họ thƣởng cho con
em họ. Để có đƣợc phần thƣởng, học sinh sẽ cố gắng học tập tốt. Nhà trƣờng
cũng thƣờng sử dụng động cơ này để khuyến khích học sinh nhƣ: học bổng
dành cho học sinh khá giỏi.
 Động cơ xã hội: Là động cơ hình thành khi ta muốn làm hài lịng ai đó hoặc
theo một gƣơng mẫu nào đó. Động cơ loại này thƣờng gặp ở giới trẻ, đó là
bắt chƣớc những hành động mà thần tƣợng của họ làm nhƣ là trang phục,
kiểu tóc, cử chỉ , lời nói…Trong học tập thì động cơ này đƣợc biết đến khi
học sinh học tập theo những gƣơng tốt.
 Động cơ thành đạt: Là động cơ bắt đầu từ những thành công đạt đƣợc về
mặt xã hội. Loại động cơ này có sức mạnh rất lớn. Động cơ loại này thƣờng
thấy ở các vận động viên, họ cố gắng tập luyện để đạt thành tích tốt, có huy
chƣơng. Hay các em nỗ lực học tập để trở thành bác sỹ, kỹ sƣ…
 Động cơ bên trong: Đây là loại động cơ xuất phát từ nội tâm của ngƣời hoạt
động. Nó bắt nguồn từ lịng yêu nghề, sự say mê nghiên cứu đối với lĩnh vực

ngƣời hoạt động quan tâm. Loại động cơ này thƣờng gặp ở các nhà khoa học,
họ say mê nghiên cứu để phát minh ra những sáng chế có ích cho mọi ngƣời.
Trong các loại động cơ đã trình bày ở trên, ba loại động cơ đầu: động cơ bên
ngoài, động cơ xã hội và động cơ thành đạt xuất phát từ những mục tiêu bên ngoài
ngƣời hoạt động. Nên hoạt động có động cơ thuộc những loại này khó duy trì lâu vì
khi đạt đƣợc mục tiêu thì hoạt động kết thúc, muốn tiếp tục hoạt động phải tìm mục
tiêu mới. Riêng động cơ bên trong, vì xuất phát từ tình yêu đối với lĩnh vực hoạt
động, nên khả năng duy trì hoạt động cao. Động cơ bên trong đem đến cho ngƣời
hoạt động một sức mạnh nội tại lớn lao để vƣợt qua khó khăn trở ngại và duy trì
hoạt động lâu dài. Cho nên để tạo động cơ cho học sinh, tốt hơn là chúng ta phải tạo
động cơ bên trong. Đó là phát huy tình u nghề, sự u thích mơn học cho học
sinh.

15


2.3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến động cơ học tập
Động cơ chỉ có ảnh hƣởng đến hoạt động vào thởi điểm ban đầu, khi ngƣời
hoạt động bắt đầu hoạt động. Để duy trì hoạt động ta cần chú ý đến những yếu tố
khác. Trong thuyết giá trị - kỳ vọng (Martin Fishbein, 1970s) đã nói rằng một ngƣời
chỉ thực hiện công việc khi họ biết kết quả công việc đƣợc đánh giá cao ( có giá trị)
và họ hy vọng rằng họ sẽ thực hiện đƣợc điều đó ( kỳ vọng). Thuyết này cũng đúng
trong học tập và tác động mạnh mẽ đến động cơ học tập.
Để học sinh tích cực, tự giác học tập chúng ta cần chỉ cho học sinh thấy đƣợc
giá trị của việc học. Giá trị của việc học thể hiện qua những mục tiêu của bài học.
Đó là học xong bài này tơi sẽ làm đƣợc những gì, nó có lợi ích gì cho tơi. Những
điều này phải rõ ràng, cụ thể. Ví dụ: để khuyến khích học sinh học Anh văn, thầy
giáo có thể làm một phép so sánh: người lao động không biết tiếng Anh thì thu
nhập một tháng khoảng 3 triệu đồng, cịn người biết tiếng anh thì thu nhập ít nhất
là 6 trệu đồng, nếu có thêm tay nghề giỏi thì có thể lên đến 10 triệu. Ở đây giá trị

của việc học thể hiện rất rõ qua số tiền mà em sẽ kiếm đƣợc từ việc học. Mức thu
nhập của ngƣời biết Anh văn cao hơn rất nhiều so với ngƣời không học.
Khi đã thấy đƣợc giá trị của việc học đem lại, ngƣời học sinh muốn theo
đuổi học tập cần phải xác định mình phải học nhƣ thế nào để đạt đƣợc điều mình
muốn. Đó chính là kỳ vọng của thành cơng. Và khi đó em cần đến sự giúp đở và
hƣớng dẫn của thầy. Ngƣời thầy phải có phƣơng pháp và kế hoạch cho học sinh
thực hiện. Thầy phải cho các em niềm tin rằng nếu em nỗ lực học tập theo phƣơng
pháp của thầy thì em sẽ thành công, đạt đƣợc điều mà em muốn. Nếu khơng có lịng
tin thành cơng, ngƣời học sẽ nản lịng, không thiết tha với việc học nữa. Thuyết giá
trị kỳ vọng đã nói rõ, một ngƣời chỉ dấn thân vào cơng việc khi tin tƣởng rằng mình
sẽ thành cơng. Cho nên, khi học tập là các em mang trong mình một kỳ vọng lớn
lao là việc học sẽ giúp em thành cơng trong cuộc sống, hay ít nhất cũng giúp em
kiếm sống đƣợc. Những trƣờng nghề, trƣờng Đại học có uy tính nhờ vào chất lƣợng
đào tạo phù hợp với yêu cầu của xã hội và khi ra trƣờng, các em dễ dàng xin đƣợc

16


×