Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Hoàn cảnh ra đời Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.92 KB, 3 trang )

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Hồn cảnh ra đời Hồn Trương Ba, da hàng thịt
I. Khái quát về tác giả
1. Cuộc đời
Nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) sinh ở huyện Hạ Hòa, tỉnh
Phú Thọ, quê ở thành phố Đà Nẵng.
Thời thơ ấu Lưu Quang Vũ ở vùng trung du Phú Thọ; năm 1954 ông về sống và đi
học ở Hà Nội.
Ông từng tham gia quân đội thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Lưu Quang Vũ đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ
thuật năm 2000.
2. Con đường nghệ thuật
Lưu Quang Vũ bắt đầu sáng tác thơ khoảng những năm 60 của thế kỉ XX và từng
được khá nhiều bạn đọc yêu mến, đến đầu những năm 80 thì chuyển hẳn sang lĩnh
vực sân khấu.
Chỉ trong bảy, tám năm ông đã sáng tác khoảng 50 kịch bản và hầu hết đều được
dàn dựng. Kịch Lưu Quang Vũ đã chiếm lĩnh sàn diễn của rất nhiều nhà hát, đoàn
nghệ thuật ở khắp mọi miền đất nước.
Nhiều vở kịch của ông đã đạt giải cao trong các kì hội diễn sân khấu lớn nhỏ: Sống
mãi tuổi 17, Nàng Xi-ta, Nếu anh không đốt lửa, Lời thề thứ 9, Khoảnh khắc và vô
tận, Tôi và chúng ta,…
II. Hoàn cảnh sáng tác Hồn Trương Ba, da hàng thịt
1. Hoàn cảnh sáng tác
Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch gây được nhiều tiếng
vang nhất của Lưu Quang Vũ được viết từ năm 1981, nhưng đến năm 1984 mới lần
đầu ra mắt công chúng.

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Lưu Quang Vũ viết vở kịch này dựa trên một câu chuyện dân gian những đã có
những thay đổi khá cơ bản. Trong truyện dân gian, nhân vật Trương Ba tiếp tục
sống bình thường, hạnh phúc khi hồn được nhập vào thân xác anh hàng thịt. Ở đây,
tác giả lại tập trung diễn tả tình cảnh trớ trêu, nỗi đau khổ, giày vò của Trương Ba
từ khi “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.
Hồn Trương Ba, da hàng thịt đã được công diễn nhiều lần trên các sân khấu trong
và ngồi nước.
Đoạn được học trích từ cảnh VII và đoạn kết của vở kịch, diễn tả sự đau khổ, dằn
vặt và quyết định cuối cùng vô cùng cao thượng của Hồn Trương Ba.
2. Tóm tắt
Trương Ba, gần 60 tuổi - là một người làm vườn tốt bụng, đặc biệt rất cao cờ. Do
tắc trách, Nam Tào gạch bừa tên Trương Ba, khiến ông phải chết oan. Vợ Trương
Ba lên Thiên đình kiện. Theo gợi ý của Đế Thích, để sửa sai, Nam Tào cho hồn
Trương Ba nhập vào thể xác hàng thịt ở làng bên vừa mới chết, mới ngoài 30 tuổi,
để được sống lại
Trú nhờ thể xác hàng thịt, hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền tối: lí trưởng sách
nhiễu, chị hàng thịt địi chồng; gia đình Trương Ba ngày càng lủng củng. Đặc biệt,
sống bằng thân xác hàng thịt, Trương Ba dần dà tiêm nhiễm một số thói xấu và
những nhu cầu vốn xa lạ với ơng. Gay nhất là chị hàng thịt địi hỏi Trương Ba phải
là người đàn ông thực sự của chị. Lí trưởng nhân đấy sách nhiễu vịi tiền; con trai
Trương Ba ngày càng đắc ý, lấn lướt, coi thường bố. Ngược lại, vợ, con dâu, cháu
nội Trương Ba không thể chịu nổi và dần dần xa lánh. Trương Ba vô đau khổ.
Trước nghịch cảnh ấy, Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt, cũng
không chấp nhận nhập vào xác cu Tị, kiên quyết chấp nhận cái chết.
----------------------Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
Soạn văn 12 ngắn gọn
Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 12
Phân tích tác phẩm lớp 12

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

20 đề đọc hiểu thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



×