Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Hoàn cảnh và bút pháp thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.5 KB, 1 trang )

Đ
ề tự luyện Khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn
Tây Tiến - Quang Dũng

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12
- Trang | 1 -


Đề bài: Nêu hoàn cảnh sáng tác và bút pháp nghệ thuật bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Quang Dũng (1921-1988), tên thật là Bùi Đình Diệm quê ở Phùng nay thuộc Đan Phượng, Hà Nội.
- Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh,… Là nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống
Pháp, Quang Dũng mang một hồn thơ trung hậu yêu thiết tha quê hương, đất nước mình. Trong thơ ông có hình ảnh
cái tôi hào hoa, thanh lịch, giàu chất lãng mạn, nhạy cảm với vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên, con người. Đặc điểm
phong cách này in d
ấu ấn khá đậm nét trong bài thơ Tây Tiến.
- Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên
giới Việt - Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào, cũng như ở biên giới Tây Bắc Việt Nam.
Địa bàn đóng quân và hoạt động của Tây Tiến khá rộng từ Châu Mai - Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về phía
Tây Thanh Hóa. Ngày
ấy, nơi đây còn rất hoang vu và hiểm trở, núi cao, sông sâu, rừng có nhiều thú dữ.
- Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ, vô cùng thiếu thốn.
Chết vì sốt rét nhiều hơn là vì súng đạn. Tuy vậy, các chiến sỹ Tây Tiến vẫn phơi phới tinh thần lạc quan hào hùng.
- Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào trở về Hòa Bình thành lập Trung đoàn 52, Quang
Dũng là Đại độ
i trưởng ở đó từ đầu năm 1947 - 1948 rồi chuyển sang đơn vị khác. Nhà thơ nhớ đơn vị cũ mà viết bài
thơ này.
2. Đặc trưng bút pháp nghệ thuật


Bài thơ được viết bằng bút pháp lãng mạn. Bút pháp này có đặc điểm:
a) Thể hiện cái tôi trữ tình giàu cảm xúc, giàu trí tưởng tượng.
b) Nhạy cảm với cái phi thường, khác thường, lý tưởng. Cho nên, có viết về những cái có thực thì cũng được lãng
mạn hóa, độc đáo hóa.
c) Nhạy cảm với vẻ đẹp của cảnh và người mang màu sắc xứ lạ.
d) Hay viết về nỗi buồn, cái chết nhưng để tô đậm vẻ đẹp bi tráng.
e) Hay sử dụng thủ pháp đối lập.


Giáo viên: Nguyễn Quang Ninh
Nguồn: Hocmai.vn



×