Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bài tập chương 1 buổi 1 môn lý luận nhà nước và pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.29 KB, 2 trang )

Bài tập chương 1 - Buổi 1:
1. Trình bày nguồn gốc của nhà nước
Theo chủ nghĩa phi Mác xít
1. Thuyết thần quyền: Thượng đế trao quyền lực
cho nhà nước. Nhà nước có quyền lực vĩnh
cửu, khơng thay đổi
- Qn quyền: Thượng đế trao quyền lực đại diện của
nhà nước là vua
- Giáo quyền: Thượng đế trao quyền lực cho giáo hội,
giáo hội trao quyền cho nhà nước. Giáo hội nắm quyền
về mặt tín ngưỡng tinh thần, nhà nước điều hành và
củng cố niềm tin và vật chất cho giáo hội.
2. Thuyết bạo lực
- Nhà nước được tạo nên từ việc kẻ mạnh xâm lược và
chiếm đoạt kẻ yếu. Kẻ mạnh trở thành người thống trị,
kẻ yếu bị nô dịch.
3. Thuyết gia trưởng
- Nhà nước là kết quả của sự phát triển gia đình.
4. Thuyết tâm lý
- Nhà nước xuất hiện dựa trên nhu cầu phụ thuộc vào
những cá nhân, tổ chức dẫn dắt trong chiến tranh và
chinh phục thiên nhiên của xã hội.
5. Thuyết khế ước xã hội
Quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân. Nhà nước
được tạo ra dựa trên khế ước do người dân đồng ý tạo
ra để đảm bảo lợi ich của mình. Trong trường hợp nhà
nước khơng thể quản lý và đảm bảo lợi ích của xã hội thì
khế ước sẽ chấm dứt và người dân sẽ lập ra khế ước
mới để hình thành nhà nước mới.

Theo chủ nghĩa Mác Lê nin


Nhà nước không phải hiện tượng vĩnh cửu và bất biến,
nhà nước có quá trình hình thành, phát triển, vận động
và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn
tại của nó khơng cịn.
Điều kiện cho sư xuất hiện của nhà nước là khi xuất hiện
chế độ tư hữu, giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Các giai đoạn chính theo học thuyết Mác Lê - nin:
- Công xã nguyên thủy, thị tộc, bộ lạc
Thị tộc là hình thức liên kết theo quan hệ huyết thống
và hơn nhân, sở hữu chung, lợi ích đồng nhất và được
phân chia bình đẳng giữa các thành viên.
Được quản lý bằng quyền lực xã hội thông qua hội đồng
thị tộc.
- Chuyển biến xã hội
Chuyển biến kinh tế:
Lực lượng sản xuất phát triển
-> phương thức sản xuất thay đổi
-> 3 lần thay đổi phân công lực lượng lao động
Xuất hiện của cải dư thừa, chuyển biến kinh tế dẫn tới
chuyển biến xã hội:
-> xuất hiện chế độ tư hữu
-> Hình thức liên kết thay đổi, phá vỡ quy tắc chỉ liên kết
bằng máu mủ của thị tộc
-> Xã hội phân hóa giàu nghèo
-> Chế độ quản lý bằng hội đồng thị tộc khơng cịn phù
hợp.
- Nhà nước ra đời:
Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, mâu thuẫn
giữa người giàu và người nghèo ngày càng gay gắt.
Xã hội phân hóa thành các giai cấp, tập đồn người có

địa vị xã hội khác nhau, lợi ích đối kháng nhau.
Để đảm bảo lợi ích của giai cấp thống trị và của tồn xã
hội, cần có tổ chức tiến bộ hơn, phù hợp hơn để quản lý
và điều hành xã hội
-> nhà nước ra đời
Theo học thuyết Mác Lê - nin, nhà nước là hiện tượng
nảy sinh từ bên trong xã hội, khi xã hội xuất hiện những
điều kiện nhất định (chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất,
xã hội phân hóa giai cấp và xuất hiện đấu tranh giai cấp)

2. Nêu các đặc trưng của nhà nước
- 1. Nhà nước có qun lực cơng cộng đặc biệt
Nhà nước là tổ chức cơng quyền có quyền lực cơng cộng đặc biệt, tách tời và đứng lên trên xã hội.
Quyền lực của nhà nước bao trùm toàn bộ lãnh thổ của nhà nước và có tính tối cao.
Quyền lực này mang tính chính trị, giai cấp, được đảm bảo tuân theo và thực hiện bởi các cơ quan nhà
nước thuộc bộ phận đặc biệt chuyên làm nhiệm vụ quản lý có sức mạnh cưỡng chế (quân đội, tòa án,
v.v)
- 2. Nhà nước có thể phân chia dân cư thành các đơn vị hành chính theo lãnh thổ.
Lãnh thổ là đặc trưng riêng có của nhà nước, để thực thi quyền lực trên toàn lãnh thổ, nhà nước phân
chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ.
Nhà nước hình thành các cơ quan quản lý trên từng đơn vị hành chính lãnh thổ và quyết định phạm vi
tác động của quyền lực nhà nước trên quy mô rộng lớn nhất.
Từ dấu hiệu lãnh thổ, chế độ quốc tịch hình thành, thể hiện mối quan hệ pháp lý giữa nhà nước và
công dân của quốc gia đó.


- 3. Nhà nước có quyền ban hành pháp luật và cưỡng chế mọi thành viên thực hiện đúng quy định
pháp luật
Trong xã hội, chỉ có nhà nước mới có quyền ban hành pháp luật, và pháp luật được nhà nước đảm bảo
thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế.

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý
chí của nhà nước. Pháp luật là cơng cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội vì mục tiêu của nhà nước (đảm
bảo lợi ích, mục đích cho giai cấp thống trị và của toàn xã hội).
Nhà nước và pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau.
- 4. Nhà nước có chủ quyền
Đây là đặc trưng cơ bản quan trọng nhất của nhà nước.
Chủ quyền quốc gia:
- là thực thể pháp lý do ba yếu tố cấu thành: lãnh thổ, dân cư và quyền lực công cộng.
- là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt (lập pháp, hành pháp, tư pháp)
trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó.
- là thuộc tính gắn liền với nhà nước, mang tính tối cao, thể hiện ở chỗ quyền lực của nhà nước phổ
biến trên toàn bộ đất nước, đối với tất cả dân cư và các tổ chức xã hội.
- thể hiện sự độc lập, bình đẳng giữa các quốc gia. Khơng một quốc gia nào được can thiệp hoặc
khống chế, xâm phạm chủ quyền của quốc gia khác.
-5. Nhà nước quy định và ban hành các loại thuế dưới dạng bắt buộc
Thuế là khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do pháp luật quy định đối với các cá nhân, tổ chức
thuộc đối tượng chịu thuế nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước (đầu tư vào cơ sở hạ tầng,
giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, trả lương cho cán bộ công chức, v.v)
Thuế phản ánh các quá trình phân phối lại thu nhập trong xã hội, thể hiện các mối quan hệ tài chính
giữa nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong xã hội



×