Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Phân tích và đề xuất chiến lược kinh doanh xuất khẩu thé

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 109 trang )

Tai lieu, luan van1 of 109.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA
TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025

Ngành: Kinh Doanh Thương Mại

ĐINH THỊ THU GIANG

Hà Nội, năm 2022

document 1 of 109.


Tai lieu, luan van2 of 109.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA
TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025

Ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 8340121



Họ và tên học viên: Đinh Thị Thu Giang
Người hướng dẫn: PGS. TS Bùi Thị Lý

Hà Nội, năm 2022

document 2 of 109.


Tai lieu, luan van3 of 109.

i

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tác giả xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu và các Quý thầy,
cô trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, đặc biệt là những Quý thầy, cô trong Khoa
Sau Đại học đã tạo điều kiện tốt trong học tập, nghiên cứu và truyền đạt các kiến
thức, kinh nghiệm quý báu cho tác giả trong suốt thời gian vừa qua.
Tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Bùi Thị Lý đã dành thời gian
và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đồng thời, tác giả cũng xin cảm ơn Ban Lãnh đạo Công ty Vesuvius Việt
Nam, Công ty JFE Shoji Việt Nam, Cơng ty Cổ phần thép Hịa Phát cũng như các
các anh, chị đồng nghiệp đã hỗ trợ giúp tác giả trong việc thu thập các dữ liệu để
hoàn thành luận văn này.
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng hồn thiện luận văn bằng tất cả năng lực
của mình, tuy nhiên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được
những đóng góp quý báu của các Quý thầy, cô.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2022

NGƯỜI THỰC HIỆN

ĐINH THỊ THU GIANG

document 3 of 109.


Tai lieu, luan van4 of 109.

ii

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan bản luận văn này là cơng trình nghiên cứu của chính tác
về phân tích và đề xuất chiến lược kinh doanh xuất khẩu thép của Tập Đồn Hịa
Phát đến năm 2025 trong q trình cơng tác ở Vesuvius Việt Nam – nhà thầu chính
thức của nhà máy Hịa Phát về nguyên vật liệu chịu lửa, nguyên liệu đầu vào để vận
hành lị thép, và cơng ty JFE Shoji – công ty thương mại hợp tác trực tiếp với Hịa
Phát để xuất khẩu thép sang thị trường nước ngồi. Tất cả các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn đều trung thực, có số liệu được cơng bố rộng rãi, có số
liệu được thu thập từ báo cáo xuất nhập khẩu của hải quan, có các số liệu từ các
nguồn nội bộ không công khai rộng rãi khác. Tác giả không sao chép từ bất kỳ một
bài viết nào đã được cơng bố mà khơng trích dẫn nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022


NGƯỜI THỰC HIỆN

ĐINH THỊ THU GIANG

document 4 of 109.


Tai lieu, luan van5 of 109.

iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ............................................................ viii
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ...................................................................x
TÓM TẮT KẾT QUẢ LUẬN VĂN ....................................................................... xi
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH XUẤT KHẨU.............................................................................................5
1.1. Cơ sở lý luận chung về chiến lược kinh doanh ............................................5
1.1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh ...........................................................5
1.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp ......................................................................................................5
1.1.3. Các loại hình chiến lược kinh doanh ......................................................7
1.1.3.1. Theo cấp quản trị chiến lược .............................................................7
1.1.3.2. Theo nội dung cạnh tranh ..................................................................8

1.1.3.3. Theo cách tiếp cận thực tiễn ..............................................................8
1.1.3.4. Theo phạm vi tác động của chiến lược ..............................................8
1.2. Cơ sở lý luận chung về chiến lược kinh doanh xuất khẩu .........................9
1.2.1. Định nghĩa chiến lược kinh doanh xuất khẩu .......................................9
1.2.2. Ý nghĩa của chiến lược kinh doanh xuất khẩu ......................................9
1.2.2.1. Ý nghĩa của hoạt động xuất khẩu .......................................................9
1.2.2.2. Ý nghĩa của chiến lược kinh doanh xuất khẩu .................................10
1.2.3. Nguyên tắc xây dựng chiến lược ...........................................................11
1.2.4. Các hình thức thực hiện chiến lược kinh doanh xuất khẩu ................12
1.2.4.1. Hình thức thực hiện chiến lược kinh doanh dựa trên phạm vi chiến
lược................................................................................................................12
1.2.4.2. Hình thức thực hiện dựa trên hình thức xuất khẩu: .........................13

document 5 of 109.


Tai lieu, luan van6 of 109.

iv
1.3. Nội dung và các bước xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu.........13
1.3.1. Giai đoạn 1: Phân tích trước khi hoạch định chiến lược ....................14
1.3.1.1 Bước 1: ..............................................................................................14
1.3.1.2. Bước 2: .............................................................................................14
1.3.2. Giai đoạn 2: :Hoạch định chiến lược ...................................................27
1.3.2.1. Bước 4: .............................................................................................27
1.3.2.1. Bước 4: .............................................................................................27
1.3.2.2. Bước 6: .............................................................................................28
1.3.2.3. Bước 7: .............................................................................................28
1.3.2.4. Bước 8: .............................................................................................29
1.3.3. Giai đoạn 3: Thực thi chiến lược ..........................................................29

1.3.4. Giai đoạn 4: Thực hiện kiểm tra và đánh giá chiến lược.....................31
1.4. Chỉ tiêu đánh giá chiến lược kinh doanh xuất khẩu…………………….32
1.4.1. Hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh xuất khẩu………….....……..32
1.4.2. Vị thế và thị phần của doanh nghiệp trong thị trường kinh doanh xuất
khẩu……………………………………………………………………………..............…..34
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA HÒA PHÁT TRONG THỜI GIAN
QUA ..........................................................................................................................35
2.1. Giới thiệu về Hòa Phát: ...............................................................................35
2.1.1. Lịch sử hình thành .................................................................................35
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh: .......................................................................36
2.1.3. Mơ hình hoạt động của Hịa Phát .........................................................37
2.2. Thực trạng kinh doanh xuất khẩu và vị thế của của Hòa Phát trên thế
giới hiện nay .........................................................................................................37
2.2.1. Thực trạng ngành thép của Việt Nam trên thế giới .............................37
2.2.2. Thực trạng kinh Doanh xuất khẩu thép của Việt Nam .......................40
2.2.3. Thực trạng tình hình sản xuất và xuất khẩu thép của Hịa Phát ........44
2.3. Phân tích thực trạng chiến lược kinh doanh xuất khẩu của Hịa Phát ...46
2.3.1. Phân tích mơi trường bên ngồi và mơi trường bên trong: .................46

document 6 of 109.


Tai lieu, luan van7 of 109.

v
2.3.1.1. Môi trường vĩ mô..............................................................................46
2.3.1.2. Môi trường vi mô..............................................................................51
2.3.2. Nghiên cứu môi trường bên trong ........................................................62
2.3.2.1. Nguồn nhân lực ................................................................................62

2.3.2.2. Về cơng nghệ, máy móc, trang thiết bị: ...........................................63
2.3.2.3. Phát triển về sản phẩm .....................................................................64
2.3.2.4. Quản lý chất lượng ...........................................................................65
2.3.2.5. Về tài chính ......................................................................................65
2.3.2.6. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong ............................................66
2.4. Đánh giá chiến lược kinh doanh xuất khẩu hiện tại của Hịa Phát .........67
2.4.1. Chiến lược cấp cơng ty: .........................................................................67
2.4.2. Chiến lược chức năng ............................................................................67
2.4.2.1. Chiến lược về phân phối: .................................................................67
2.4.2.2. Chiến lược về sản phẩm: ..................................................................67
2.4.2.3. Chiến lược về công nghệ sản xuất:.....................................................68
2.4.2.4. Chiến lược về nhân sự: ......................................................................68
CHƯƠNG 3: HỒN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH X́T KHẨU
THÉP CỦA HỊA PHÁT ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030 .............................71
3.1. Xác định mục tiêu chiến lược kinh doanh xuất khẩu ...............................71
3.2. Phân tích và lựa chọn chiến lược ................................................................71
3.2.1. Điểm mạnh: ............................................................................................71
3.2.2. Điểm yếu: ................................................................................................72
3.2.3. Thách thức: ............................................................................................74
3.2.4. Cơ hội: ....................................................................................................77
3.2.5. Bảng phân tích SWOT ...........................................................................77
3.3. Các chiến lược hình thành từ Ma trận S.W.O.T cho giai đoạn đến 2025,
tầm nhìn 2030 : ....................................................................................................78
3.3.1. Chiến lược cấp công ty: .........................................................................78
3.3.2. Các chiến lược chức năng: ....................................................................79
3.3.2.1 Chiến lược về công nghệ ...................................................................79

document 7 of 109.



Tai lieu, luan van8 of 109.

vi
3.3.2.2 Chiến lược mở rộng mạng lưới phân phối ........................................79
3.3.2.3. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực và quản lý ...........................79
3.3.2.4. Chiến lược tối ưu hóa chi phí sản xuất ............................................79
3.3.2.5. Chiến lược quản lý chất lượng…………………. ...............................80
3.4. Các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh .......................................80
3.4.1. Đầu tư cở sở hạ tầng tăng sản lượng, tăng lợi thế chi phí theo quy mơ
sản xuất: ...........................................................................................................80
3.4.2. Tăng cường công tác phát triển nguồn nhân lực .................................81
3.4.3. Thực hiện tự chủ trong nguyên liệu đầu vào: ......................................82
3.4.4. Quản lý chất lượng: ...............................................................................83
3.4.5. Đẩy mạnh các hoạt động Marketing: ....................................................84
3.4.5.1. Nghiên cứu thị trường ......................................................................84
3.4.5.2. Vận dụng chính sách Marketing 4P .................................................85
3.5. Các kiến nghị ...............................................................................................88
3.5.1. Đối với Hiệp hội thép Việt Nam: ..........................................................88
3.5.2. Đối với Nhà nước ...................................................................................89
KẾT LUẬN ..............................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................93

document 8 of 109.


Tai lieu, luan van9 of 109.

vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên Tiếng Anh

Giải nghĩa Tiếng Việt

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

EFE

External

Matrix

Matrix

IEF Matrix

Internal

Factor

Evaluation Ma trận đánh giá các yếu tố
bên ngoài

Factor


Evaluation Ma trận đánh giá các yếu tố

Matrix
TOWS

Threats

bên trong


Opportunities

– Nguy cơ – Cơ hội - Điểm yếu -

Weaknesses – Strengths

Điểm mạnh

Quantitative Strategic Planning

Ma trận hoạch định chiến lược

Matrix

có thể định lượng

WTO

World Trade Organization


Tổ chức thương mại thế giới

VCBS

Vietcombank Security

Cơng ty TNHH Chứng khốn

QSPM

Ngân

hàng

TMCP

Ngoại

Thương VN
HPG

Hoa Phat Group

Hòa Phát

VSA

Vietnam Steel Association


Hiệp hội thép Việt Nam

JIS

Japanese

Internaltional Tiêu chuẩn quốc tế Nhật Bàn

Standard
Deutsches Institut für Normung

ANSI

American National Standards Hiệp hội tiêu chuẩn quốc gia
Institute

ASTM

BS

document 9 of 109.

Bộ tiêu chuẩn hóa Đức

DIN

Mỹ

American Society for Testing Hiệp hội vật liệu và thử
and Materials


nghiệm Hoa Kỳ

British standards

Tiêu chuẩn Anh


Tai lieu, luan van10 of 109.

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng
Bảng 2.1: Bảng biểu lượng và xếp hạng sản xuất thép trên thế giới năm 2021 .......38
Bảng 2.2: Bảng biểu xếp hạng các nước vể sản lượng xuất khẩu, nhập khẩu thép .40
Bảng 2.3: Các hiệp định FTA của Việt Nam tính đến tháng 01/2022 ......................48
Bảng 2.4: Bảng xếp hạng nhà máy sản xuất thép thô ...............................................55
Bảng 2.5: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngồi của Hịa Phát ...............................60
Bảng 2.6: Ma trận hình ảnh cạnh tranh .....................................................................61
Bảng 2.7: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của Hòa Phát ...............................66

Biểu Đồ
Biểu đồ 1.1. Sức ép đáp ứng địa phương ..................................................................12
Biểu đồ 1.2. Mơ hình phân tích mơi trường bên ngồi cấu trúc tổ chức ..................15
Biểu đồ 1.3. Mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của M. Porter ..........................................15
Biểu đồ 1.4. Mơ hình 06 yếu tơ mơi trường vĩ mơ ...................................................19
Biểu đồ 1.5. Mơ hình phân tích môi trường bên trong .............................................21
Biểu đồ 1.6. Chuỗi giá trị ..........................................................................................22
Biểu đồ 1.7. Các yếu tố môi trường kinh doanh theo Cateora ..................................26

Biểu đồ 1.8. Qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh ...........................................32
Biều đồ 2.1: Sản lượng thép sản xuất và sử dụng thép trên thế giới năm 2021 ........39
Biều đồ 2.2. : Biểu đồ sản lượng xuất khẩu thép của Việt Nam ...............................42
Biều đồ 2.3. : Biều đồ thị phần xuất khẩu thép trên thế giới ....................................42
Biều đồ 2.4. : Biều đồ thị phần xuất khẩu thép của Việt Nam năm 2021, 2022 .......43
Biểu đồ 2.5. Sản lượng xuất khẩu Hòa Phát năm 2021 ...........................................45

document 10 of 109.


Tai lieu, luan van11 of 109.

ix
Biểu đồ 2.6: Năng lực sản xuất thép Hòa Phát từ 2001 – 2021 ................................46
Biểu đồ 2.7. Biều đồ lượng xuất nhập khẩu của top 20 trên thế giới .......................50
Biều đồ 2.8: Áp lực cạnh tranh ngành thép ...............................................................52
Biều đồ 2.9: Sản lượng bán ra của các top 5 doanh nghiệp tôn mạ Việt Nam .........53
Biều đồ 2.10: Sản lượng bán ra của các top 5 doanh nghiệp ống hàn Việt Nam .....54
Biều đồ 2.11: Sản lượng bán ra của các top 5 doanh nghiệp ống hàn Việt Nam .....58
Biểu đồ 2.12: Biểu đồ xuất khẩu thép thô năm 2021 của VN theo nước xuất khẩu ..........59
Biểu đồ 2.13: Biểu đồ xuất khẩu thép xây dựng năm 2021 của VN theo nước
xuất khẩu .......................................................................................................... 59
Biểu đồ 2.14: Biểu đồ xuất khẩu thép tôn mạ năm 2021 của VN theo nước xuất
khẩu ...........................................................................................................................59

document 11 of 109.


Tai lieu, luan van12 of 109.


x

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH
Đồ Thị
Đồ thị 2.8: Biểu đồ giá nguyên vật liệu năm 2021 và nửa đầu năm 2022 ................75
Hình
Hình 2.1. Mơ hình hoạt động của Hịa Phát ..............................................................37
Hình 2.2. Đồ thị ứng dụng ngành thép ......................................................................57
Hình 2.3: Tổ chức nhân sự Hịa Phát ........................................................................63
Hình 2.4: Hệ thống sản xuất thép Hịa Phát ..............................................................64
Hình 3.1: Chứng chỉ chất lượng của Hịa Phát .........................................................73
Hình 3.2: Chứng chỉ tương đương chất lượng JIS ....................................................73
Hình 3.3: Chứng chỉ quốc tế cấp cho Formosa .........................................................73
Hình 3.4: Toàn cảnh dự án khu liên hiệp sản xuất gang thép (giai đoạn 1+2) .........81

document 12 of 109.


Tai lieu, luan van13 of 109.

xi

TÓM TẮT KẾT QUẢ LUẬN VĂN
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn về xây dựng chiến lược kinh doanh xuất
khẩu tại Hòa Phát, trong luận văn, tác giả đã nêu được các vấn đề như sau:
Chương 1: Tóm lược và tổng kết cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh.
Dựa trên định nghĩa về chiến lược kinh doanh và chiến lược xuất khẩu, có thể
hiểu chiến lược kinh doanh xuất khẩu là đưa ra mục tiêu và kế hoạch tổng thể nhằm
huy động các nguồn lực của doanh nghiệp để thực hiện hoạt động xuất khẩu, bán và
tiêu thụ hàng tại thị trường nước ngồi, từ đó đạt mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.

Vai trò của việc hoạch định chiến lược xuất khẩu là vô cùng quan trọng. Chiến
lược không chỉ xác định rõ mục tiêu, phương hướng hoạt động của doanh nghiệp, cải
thiện kết quả kinh doanh mà còn đảm bảo cho sự phát triển liên tục của doanh nghiệp
trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu.Trong quá trình cạnh tranh trên thị trường quốc
tế, doanh nghiệp phải lựa chọn chiến lược kinh doanh xuất khẩu cấp công ty phù hợp,
từ đó đưa ra các chiến lược chức năng phù hợp, để bổ trợ thực hiện cho chiến lượng
kinh doanh xuất khẩu.
Quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu cần phải bắt đầu từ xuất
phát điểm hiện tại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phân tích rõ mơi trường bên
trong và mơi trường bên ngồi để nhận biết rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức của doanh nghiệp. Từ việc phân tích mơ hình SWOT, xác định và lựa
chọn phương án chiến lược kinh doanh xuất khẩu phù hợp với doanh nghiệp.
Chương 2: Nghiên cứu, phân tích và đánh giá tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh và thực trạng xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu tại công ty.
Tác giả đã nghiên cứu được môi trường bên trong và bên ngồi, bao gồm cả vĩ
mơ và vi mô, cả trong nước và quốc tế. Đồng thời xác định vị trí hiện tại của Hịa
Phát nói riêng và xuất khẩu thép của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu thép của
Hòa Phát và các doanh nghiệp thép của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Việc xác
định vị trí của Hịa Phát dựa trên sản lượng sản xuất, vốn hóa, sản lượng kinh doanh
xuất khẩu của các sản phẩm hiện tại bao gồm, sản phẩm đã và đang chiếm tỷ trọng

document 13 of 109.


Tai lieu, luan van14 of 109.

xii
lớn trong doanh thu xuất khẩu hiện nay như thép tôn mạ, ống thép, phôi thép đến
sản phẩm mới như cuộn cán nóng, cuộn cán nguội, thép dự ứng lực. Tác giả cũng phân
tích mơ hình SWOT để từ đó làm tiền đề đưa ra các chiến lược trong chương 3.

Đồng thời, tác giả đã đánh giá chiến lược kinh doanh xuất khẩu hiện tại của
Hòa Phát theo Delta Project (lấy sản phẩm làm trọng tâm) để thấy rõ chiến lược
hiện tại của Hòa Phát. Hòa Phát ban đầu đã xây dựng và thực hiện loại hình chiến
lược kinh doanh xuất khẩu hiệu quả, đó là chiến lược thâm nhập thị trường, áp dụng
chiến lược chi phí thấp để thâm nhập thị trường để bước đầu tạo doanh thu thị phần
trên thị trường quốc tế. Tác giả nhận thấy Hòa Phát đã bắt đầu xây dựng và thực
hiện các chiến lược cấp chức năng như chiến lược về tài chính, chiến lược về nguồn
đầu vào, chiến lược về nguồn lực lao động, chiến lược về sản phẩm, chiến lược về
chất lượng …. để thực hiện việc thâm nhập thị trường.
Chương 3 là q trình hồn thiện chiến lược kinh doanh xuất khẩu của Hòa
Phát đến năm 2025, tầm nhìn 2030 và kiến nghị.
Dựa trên các căn cứ về thị trường, khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp
cũng như phân tích về chiến lược hiện tại và thị trường tương lai, giai đoạn đến năm
2025, tầm nhìn 2030 được coi là giai đoạn lớn mạnh và bứt phá của Hòa Phát trên
thị trường thế giới, tác giả đề xuất sử dụng loại hình chiến lược tăng trưởng tập
trung gồm chiến lược thâm nhập thị trường mới và sản phẩm mới như cuộn cán
nóng, thép dự ứng lực.. đồng thời chiến lược phát triển thị trường đối với những sản
phẩm hiện tại như tôn mạ, ống thép.
Để thực hiện chiến lược tăng trưởng tập trung này, Hịa Phát cần tận dụng ưu
thế về cơng suất, nhà máy dây chuyền đầu tư hiện đại để tạo ra lợi thế cạnh tranh về
chi phí, sử dụng hiệu quả chiến lược chi phí thấp. Đồng thời do các thách thức về
thuế suất khi áp dụng chi phí thấp, Hịa Phát trong q trình này cần có sự chuẩn bị
cho các sản phẩm ngách như thép dự ứng lực, hoặc các sản phẩm làm từ thép.
Nếu gọi chiến lược cấp công ty – chiến lược phát triển tập trung là kim chỉ
nam, thì tất cả các chiến lược chức năng được đưa ra cần phục vụ hiệu quả cho
chiến lược cấp cơng ty này. Hịa Phát cần có giải pháp tối ưu và thực hiện tốt các

document 14 of 109.



Tai lieu, luan van15 of 109.

xiii
chiến lược về tài chính, nguồn đầu vào, lao động, sản phẩm, chất lượng, thực hiện
4P với mục tiêu trở thành top 30 doanh nghiệp thép hàng đầu trên thế giới về sản
lượng sản xuất, vốn hóa, đồng thời đạt được doanh thu, lợi nhuận tối ưu trong q
trình kinh doanh xuất khẩu.
Ngồi các giải pháp cho doanh nghiệp Hòa Phát, tác giả còn đưa ra các kiến
nghị cho hiệp hội thép Việt Nam và nhà nước, để tạo ưu thế cạnh tranh cho Hòa
Phát nói riêng, và các doanh nghiệp thép ở Việt Nam nói chung trong q trình hoạt
động kinh doanh xuất khẩu
Kết luận
Việc Hòa Phát đưa ra và thực hiện đúng và tốt chiến lược kinh doanh xuất
khẩu trong trung và dài hạn, sẽ tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Từ
đó tạo ra giá trị về mặt doanh thu và lợi nhuận không nhỏ cho Công ty, đồng thời
tạo ra giá chị toàn bộ ngành thép Việt Nam cũng như đóng góp một phần lớn cho
hoạt động xuất khẩu cho Việt Nam.

document 15 of 109.


Tai lieu, luan van16 of 109.

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ tập trung
hoạt động trong nước mà còn tham gia mạnh mẽ vào thị trường xuất khẩu để mở
rộng quy mơ kinh doanh, từ đó gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Khi tham gia

môi trường cạnh tranh đa quốc gia, và hoạt động trên thị trường thế giới, đối với
mỗi doanh nghiệp chiến lược kinh doanh xuất khẩu là yếu tố tiên quyết sẽ giúp
doanh nghiệp khai thác triệt để các cơ hội kinh doanh, tối thiểu hóa các mối đe dọa
và các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu; đặc biệt sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng các
ưu thế trong cạnh tranh để hoạt động hiệu quả và có ưu thế khi phát triển tại các thị
trường nước ngồi. Có thể nói chiến lược kinh doanh xuất khẩu chính là kim chỉ
nam cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động trên thị trường quốc tế.
Ngành thép được coi ngành công nghiệp chủ lực của các nước bởi lẽ thép là
đầu vào ngành xây dựng, chế tạo đóng tàu, phương tiện vận chuyển, xây dựng nhà
máy và sản xuất máy móc thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm phục
vụ đời sống con người, góp phần ổn định nền kinh tế trong nước. Tại Việt Nam,
Hòa Phát được coi là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc sản xuất
ngành thép. Bên cạnh việc kinh doanh nội địa vốn là thế mạnh của mình, Hịa Phát
cịn thực hiện mở rộng thị trường xuất khẩu thép sang các nước trên thế giới, mục
tiêu góp tên mình trong bản đồ các nhà sản xuất thép hàng đầu trên thế giới, tạo lợi
ích cho sự lớn mạnh cho doanh nghiệp Hòa Phát, và kinh tế Việt Nam. Để thực hiện
mục tiêu này, việc phân tích chiến lược hiện tại, từ đó phát triển chiến lược kinh
doanh xuất khẩu thép của tập đồn Hịa Phát đến năm 2025, tầm nhìn 2030 là hết
sức cần thiết. Từ đó, tác giả đã chọn đề tài luận văn có tính thực tiễn “PHÂN TÍCH
VÀ ĐỀ X́T CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP
ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025“ với kỳ vọng đóng góp một phần nghiên cứu
của mình cho sự phát triển của tập đồn Hịa Phát nói riêng, và ngành thép nước nhà
nói chung.

document 16 of 109.


Tai lieu, luan van17 of 109.

2

2. Tình hình nghiên cứu
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngoài thị trường trong nước, các doanh
nghiệp không ngừng hướng tới các thị trường quốc tế tiềm năng. Do đó, xây dựng
chiến lược kinh doanh xuất khẩu là kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh quốc tế
của doanh nghiệp.
Về mặt lý luận trên thế giới hay Việt Nam cũng đều có nhiều nghiên cứu, tài
liệu lý luận về chiến lược kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu. Trên thực tế, xây
dựng chiến lược kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu là một công tác quan trọng
trong quá trình hoạt động thâm nhập, phát triển thị phần ở các nước, nếu doanh
nghiệp không làm tốt giai đoạn này thì dù các giai đoạn sau có triển khai tốt thì
cũng coi là một con tàu đi sai đường.
Thực tế cũng đã có nhiều đề tài về phân tích và xây dựng chiến lược kinh
doanh của các doanh nghiệp ngành thép như Phân tích và xây dựng chiến lược kinh
doanh tại Công ty Cổ phần Thép Miền Bắc, Công ty CPTM Trang Khanh, Công ty
Cổ phần Thép lá Thống Nhất, Công ty Cổ phần Thép Việt Trung, ....các đề tài
nghiên cứu trên chủ yếu đều xuất chiến lược kinh doanh ngành thép trong nước giai
đoạn 2015-2020.
Tuy nhiên, chưa có đề tài nào phân tích và xây dựng chiến lược kinh doanh
xuất khẩu ngành thép của Hòa Phát đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Do đó, em xin
chọn đề tài “ PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT
KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025” để làm đề tài luận
văn của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung:
Trên cơ sở áp dụng kiến thức lý luận đã được học, luận văn áp dụng để đề xuất
chiến lược kinh doanh xuất khẩu cho thép Hịa Phát đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
3.2. Các mục tiêu cụ thể như sau:
- Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh xuất khẩu của Hòa Phát hiện nay.

document 17 of 109.



Tai lieu, luan van18 of 109.

3
- Đề xuất hoàn thiện chiến lược kinh doanh xuất khẩu cho Hòa Phát đến hết 2025,
tầm nhìn đến 2030.
- Đề xuất giải pháp để thực hiện chiến lược đã xây dựng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu các nội dung cụ thể như sau:
- Phân tích và đánh giá hoạt kinh doanh xuất khẩu của Hòa Phát hiện nay.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu cho Hòa Phát đến hết 2025, tầm nhìn
2030.
- Từ đó, đề xuất giải pháp để thực hiện chiến lược đã xây dựng.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chiến lược kinh doanh xuất khẩu thép của
Tập đồn Hịa Phát.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chiến lược kinh doanh xuất khẩu thép đến nay
bao gồm môi trường bên trong và bên ngoài, SWOT của doanh nghiệp, đánh giá các
chiến lược mà doanh nghiệp đang sử dụng hiện tại. Từ đó đưa ra các chiến lược cho
giai đoạn đến 2025, tầm nhìn 2030; đồng thời đưa ra các kiến nghị cho hiệp hội thép và
nhà nước để phát triển doanh nghiệp thép nói chung và Hịa Phát nói riêng.
6. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp phân tích, điều tra, thống kê, và
định tính. Các thơng tin sử dụng trong việc phân tích đánh giá được thu thập từ cả
hai nguồn sơ cấp và thứ cấp. Các nguồn thông tin này là các sách, báo, tạp chí, các
trang web trong và ngồi nước về vấn đề hoạch định chiến lược và các báo cáo về
tập đồn Hịa Phát, các tổ chức nước ngồi và các nhận định đánh giá của chuyên
gia về triển vọng ngành thép của Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, nội dung, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của đề tài được kết cấu thành 3 chương:

document 18 of 109.


Tai lieu, luan van19 of 109.

4
Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh xuất khẩu
Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng chiến lược kinh doanh xuất khẩu thép của
Hòa Phát trong thời gian qua.
Chương 3: Đề xuất hoàn thiện chiến lược kinh doanh xuất khẩu của Hịa Phát đến
2025, tầm nhìn 2030.

document 19 of 109.


Tai lieu, luan van20 of 109.

5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
XUẤT KHẨU
1.1. Cơ sở lý luận chung về chiến lược kinh doanh
1.1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh là bộ phận quan trọng nhất trong toàn bộ chiến lược
của doanh nghiệp. Các bộ phận khác của chiến lược chung phải căn cứ, tham chiếu
chiến lược kinh doanh để xây dựng và điều chỉnh cho phù hợp. Nếu chiến lược kinh
doanh được xây dựng tốt, sẽ giúp cho doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận, có

chỗ đứng vững chắc an tồn trong kinh doanh, chủ động thích ứng với mơi trường
kinh doanh.
Do đó, các doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ, với mỗi mục tiêu nhất định mà
cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp với từng điều kiện
và hoàn cảnh cụ thể. Đây là yêu cầu tiên quyết đối với bất cứ một doanh nghiệp nào
để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó thành cơng và
phát triển.
Có nhiều cách hiểu về chiến lược kinh doanh, tuy nhiên có thể hiểu chung
rằng: Chiến lược kinh doanh là công việc xây dựng ra các mục tiêu trong một thời
gian nhất định, từ đó đưa ra kế hoạch hành động nhằm mục đích phối hợp một cách
tối ưu các nguồn lực, đồng thời định hướng doanh nghiệp phát triển kinh doanh
thích ứng với sự biến động của môi trường, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh để đạt
được các mục tiêu đã đặt ra.

1.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp
Trong thị trường cạnh tranh hiện nay, các doanh nghiệp đang ngày càng nhận
thức được vai trò quan trọng của việc hoạch định chiến lược trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Điều này được kiểm chứng khơng chỉ dựa trên lý luận mà
cịn dựa trên thực tế của các doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới. Sau khi nghiên
cứu bản chất của hoạch định chiến lược kinh doanh và dựa trên các cơng trình của các

document 20 of 109.


Tai lieu, luan van21 of 109.

6
nhà nghiên cứu, ta có thể tổng kết vai trò quan trọng của việc hoạch định chiến lược
kinh doanh như sau:

-

Xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động của doanh nghiệp, từ đó giúp

doanh nghiệp tối ưu có hiệu quả khả năng lao động, vốn, kỹ thuật, từ đó mang lại
nhiều lợi nhuận nhất. Nhờ có chiến lược mà doanh nghiệp có thể tăng lợi thế cạnh
tranh để đạt được hiệu quả kinh doanh một cách chủ động và thực hiện quản trị một
cách hiệu suất hơn.
-

Chiến lược kinh doanh đồng thời cung cấp thông tin giúp doanh nghiệp phân

tích đánh giá được sự biến động của các nhân tố chủ yếu trên thị trường. Chiến lược
kinh doanh tận dụng cơ hội phát huy lợi thế cạnh tranh và tạo sự chủ động trong
phòng ngừa và đối phó rủi ro.
-

Doanh nghiệp cần phân tích mơi trường bên ngồi và mơi trường bên trong

để hoạch định chiến lược. Từ các phân tích về mơi trường bên ngoài và bên trong
làm tiền đề để làm rõ các yếu tố tác động đến các hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xác định các điểm mạnh của doanh nghiệp,
các điểm yếu tồn tại, các thời cơ và các thách thức. Trên cơ sở các yếu tố trên,
doanh nghiệp sẽ chủ động thích nghi khi có sự biến động trong q trình phát triển
và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-

Chiến lược chính là kim chỉ nam cho sự tập hợp và thống nhất tất cả mọi lực

lượng và nhân tố khác trong doanh nghiệp. Với việc cụ thể hóa chiến lược bằng

những sách lược, biện pháp cho từng bộ phận, nhóm các nhân giúp cho hoạt động
của doanh nghiệp không bị chồng chéo, mỗi bộ phận đều có vai trị riêng và có sự
tham gia vào quá trình hoạch định và thực hiện chiến lược.
-

Chiến lược kinh doanh sẽ giúp phát triển niềm tin và ý chí cho các thành viên

của doanh nghiệp.
-

Cải thiện kết quả kinh doanh. Thực tế đã chứng minh, một công ty khi hoạt

động theo chiến lược đã vạch ra sẽ cải thiện lợi nhuận một cách tích cực hơn một
doanh nghiệp hoạt động tự do. Hoạch định chiến lược còn là cơ sở để thực hiện xây

document 21 of 109.


Tai lieu, luan van22 of 109.

7
dựng các kế hoạch, chính sách hành động cụ thể như: doanh thu, tài chính, nhân
sự,…(Hoàng Hải 2005, tr.28; Fred R.David 2006, tr.17).
-

Cuối cùng, chiến lược kinh doanh còn bảo đảm sự phát triển liên tục và tuần

hoàn. Doanh nghiệp cần nghiên cứu quá khứ, để thực hiện hiện tại, điều chỉnh hiện
tại, và hoạch định cho tương lai.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao thì cơng việc hoạch định chiến lược cho

doanh nghiệp cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc, đồng thời đảm bảo các
yếu tố thơng tin đầu vào chính xác để việc phân tích và hoạch định được chính xác.
1.1.3. Các loại hình chiến lược kinh doanh
Có nhiều loại hình chiến lược kinh doanh khác nhau dựa trên các cách tiếp cận
khác nhau.
1.1.3.1. Theo cấp quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược được tiến hành ở nhiều cấp khác nhau trong một doanh
nghiệp. Có thể chia làm ba loại hình gồm chiến lược cấp doanh nghiệp, chiến lược
cấp kinh doanh và chiến lược cấp chức năng.
-

Chiến lược cấp doanh nghiệp (Corporate strategy) xác định các hành động

mà công ty thực hiện nhằm giành lợi thế cạnh tranh bằng cách lựa chọn, quản trị
một nhóm các hoạt động kinh doanh khác nhau cạnh tranh trong một số ngành và
thị trường sản phẩm. Đây chính là các chiến lược tổng quát nhất nhằm thực hiện
nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp
-

Chiến lược cấp kinh doanh (Strategic Business Unit – SBU).: xác định

những căn cứ để chúng có thể hồn thành các chức năng và nhiệm vụ của mình,
đóng góp cho việc hồn thành chiến lược chung của doanh nghiệp trong phạm vi
mà nó đảm nhiệm (Ngơ Kim Thanh, tr.30).
-

Chiến lược cấp chức năng (Functional strategy).: Là chiến lược hỗ trợ cho

chiến lược doanh nghiệp và chiến lược cấp kinh doanh để cải thiện hiệu lực của các
hoạt động cơ bản trong phạm vi công ty như sản xuất, marketing, quản trị vật liệu,

nghiên cứu và phát triển và quản trị nguồn nhân lực.

document 22 of 109.


Tai lieu, luan van23 of 109.

8
Chiến lược toàn cầu (Global strategy): Trong bối cảnh kinh tế tồn cầu hóa,

-

nhiều doanh nghiệp nhanh chóng đưa các hoạt động sản xuất kinh doanh vượt ra
khỏi biên giới quốc gia..
1.1.3.2. Theo nội dung cạnh tranh
Đây là cách tiếp cận mà đại diện là M. Porter (1996) gồm có ba loại chiến lược:
-

Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp: Là chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh bằng

cách phương pháp chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh để thu hút những khách hàng
mục tiêu và chiếm thị phần lớn. Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp thích hợp với
những đơn vị có quy mơ sản xuất kinh doanh lớn có khả năng giảm chi phí trong
các q trình hoạt động. Mục tiêu của chiến lược này là duy trì giá thấp tương đối
so với đối thủ cạnh tranh.
-

Chiến lược khác biệt hoá: Doanh nghiệp sẽ tập trung tạo ra những chủng

loại sản phẩm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh và các chương trình bán hàng

khác biệt để có thể vươn lên vị trí dẫn đầu ngành. Doanh nghiệp cần nghiên cứu nhu
cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu và nghiên cứu những gì mà khách
hàng quan tâm hay những lợi ích khách hàng mong muốn, để thiết kế chương trình
Marketing khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
-

Chiến lược tập trung: Theo chiến lược này các đơn vị kinh doanh tập trung

sự chú ý của mình vào một phân khúc thị trường hẹp trên toàn bộ thị trường. Các
phân khúc hẹp này có thể xác định theo: khu vực địa lý, sản phẩm, đối tượng khách
hàng…
1.1.3.3. Theo cách tiếp cận thực tiễn
Theo F. David (2006), doanh nghiệp có thể có đến 14 giải pháp chiến lược đặc
thù: kết hợp về phía trước, kết hợp về phía sau, kết hợp theo chiều ngang, thâm
nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, đa dạng hóa hoạt động
đồng tâm, đa dạng hóa hoạt động kết khối, đa dạng hóa hoạt động theo chiều ngang,
liên doanh, thu hẹp hoạt động, cắt bỏ, thanh lý, tổng hợp.
1.1.3.4. Theo phạm vi tác động của chiến lược

document 23 of 109.


Tai lieu, luan van24 of 109.

9
Có thể phân ra hai loại là chiến lược nội địa và chiến lược quốc tế. Chiến
lược quốc tế là chiến lược trong đó doanh nghiệp bán sản phẩm hay dịch vụ của
doanh nghiệp ra bên ngồi thị trường nội địa của mình (S.Tallman và K.
Fladmoe-Lindquyst 2002) . Việc mở rộng toàn cầu cho phép các doanh nghiệp,
dù lớn hay nhỏ, có thể tăng khả năng sinh lợi của nó theo những cách thức mới

mà khơng có ở các cơng ty thuần túy nội địa.
Ngồi các cách tiếp cận trên, cịn có nhiều quan điểm khác nữa của nhiều nhà
nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế cần lựa chọn một chiến lược chung để
theo đuổi. Các chiến lược bộ phận phải thống nhất với chiến lược chung để hợp
nhất thành một thể thống nhất. Mặt khác, chiến lược kinh doanh rất đa dạng, mỗi
một doanh nghiệp cần tìm ra chiến lược riêng của mình, trên cơ sở xem xét các căn
cứ và mục tiêu của chiến lược.
1.2. Cơ sở lý luận chung về chiến lược kinh doanh xuất khẩu
1.2.1. Định nghĩa chiến lược kinh doanh xuất khẩu
Dựa trên định nghĩa về chiến lược kinh doanh và xuất khẩu, có thể hiểu
chiến lược kinh doanh xuất khẩu là đưa ra mục tiêu và kế hoạch tổng thể nhằm
huy động các nguồn lực của doanh nghiệp để thực hiện hoạt động xuất khẩu, bán
và tiêu thụ hàng tại thị trường nước ngồi, từ đó đạt mục tiêu mà doanh nghiệp
đã đề ra.
1.2.2. Ý nghĩa của chiến lược kinh doanh xuất khẩu
1.2.2.1. Ý nghĩa của hoạt động xuất khẩu
- Xuất khẩu giúp đem lại doanh thu cho doanh nghiệp: Việc xuất khẩu chính là
việc bán hàng cho khách hàng nước ngoài, tăng doanh thu, mở rộng thị trường, thị
phần kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là lợi ích chủ yếu mà các doanh nghiệp kỳ
vọng khi tham gia vào thị trường xuất khẩu
- Xuất khẩu giúp quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu quốc gia
trên thị trường quốc tế.

document 24 of 109.


Tai lieu, luan van25 of 109.

10
- Hoạt động xuất khẩu sẽ đem lại nguồn ngoại tế cho đất nước, đảm bảo cán

cân thanh tốn và tăng tích lũy, dự trữ ngoại tệ. Từ đó góp phần cho sự phát triển
của nền kinh tế của đất nước.
- Ý nghĩa vĩ mô hơn nữa là Góp phần thúc đẩy nền kinh tế tồn cầu thơng qua
đáp ứng lợi ích của các doanh nghiệp và các quốc gia. Xuất khẩu thúc đẩy sản xuất
trong nước thơng qua khuyến khích việc tận dụng lợi thế tuyệt đối cũng như lợi thế
so sánh của các nước.
Do các ý nghĩa đó, để mở rộng phát triển kinh doanh, các doanh nghiệp luôn cố
gắng vươn ra thế giới bằng việc thực hiện hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, mặc dù
tỷ suất lợi nhuận của kinh doanh xuất khẩu về cơ bản cao hơn tỷ suất lợi nhuận
trong nước do các nước trên thế giới thường thị trường giá bán ra sẽ cao hơn giá bán
trong nước do các áp lực cạnh tranh trong nước, nhưng khi thực hiện hoạt động xuất
khẩu, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí có thể thất bại,
dẫn đến việc gánh lỗ. Do đó, khi thực hiện kinh doanh xuất khẩu, việc lập và thực
hiện sát sao theo chiến lược kinh doanh xuất khẩu vô cùng quan trọng, có ý nghĩa
sống cịn với chiến lược kinh doanh xuất khẩu dài hơi của doanh nghiệp.
1.2.2.2. Ý nghĩa của chiến lược kinh doanh xuất khẩu
- Chiến lược kinh doanh xuất khẩu giúp doanh nghiệp định hướng quá trình
hoạt động và phát triển hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngồi
- Chiến lược mà doanh nghiệp có thể thấy rõ các cơ hội và thách thức, từ đó
tận dụng, tối ưu hóa được các tiềm lực thế mạnh, sử dụng hiệu quả nguồn lực của
doanh nghiệp và khắc phục được các điểm yếu của mình trong quá trình cạnh tranh
tại thị trường nước ngoài
- Chiến lược kinh doanh quốc tế là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp cải thiện
các chỉ số kinh doanh hiệu như doanh thu, thị phần, tối ưu hóa chi phí, từ đó đạt
được thị phần và lãi ròng như kỳ vọng.
- Chiến lược kinh doanh quốc tế giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên
thị trường quốc tế

document 25 of 109.



×