Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

TRANG PHỤC CỦA BÁ QUAN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (939 - 1527

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.07 MB, 35 trang )

TRANG PHỤC CỦA BÁ QUAN
TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (939 - 1527)


939 - 1009

• NGƠ (939 - 965)
• ĐINH (968 - 980)
• TIỀN LÊ (980 - 1009)

1009 - 1400

• LÝ (1009 - 1225)
• TRẦN (1225 - 1400)

1400 - 1527

• HỒ (1400 - 1407)
• LÊ SƠ (1428 - 1527)


CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.
2.
3.
4.
5.

LỄ PHỤC: trang phục mặc vào các buổi cúng tế, lễ tiết,
cũng có khi được gọi là Tế phục;
TRIỀU PHỤC: trang phục mặc vào các buổi lễ nhỏ, buổi


Đại triều ngày rằm và mồng một;
CÔNG PHỤC: trang phục mặc vào những buổi thường triều
ngày 5, 10, 20, 25. Từ thế kỷ XV trở về sau, mặc vào những
buổi chầu ngày rằm và mồng một;
THƯỜNG PHỤC: đồng nghĩa với khái niệm Công phục;
TIỆN PHỤC: trang phục mặc vào ngày thường, những lúc
không phải thiết triều.


NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
(939 - 1009)


Kỷ Hợi, năm thứ 1 [939], (Tấn Thiên Phúc năm thứ 4). Mùa xuân, vua
bắt đầu xưng vương, lập Dương thị làm hoàng hậu, đặt trăm quan, chế
định triều nghi phẩm phục
- Theo Đại Việt sử ký toàn thư -


- Theo Vân đài loại ngữ -


Ất Hợi, [Thái Bình] năm thứ 6 [975], (Tống Khai Bảo
năm thứ 8). Mùa xuân, quy định áo mũ của các quan văn
võ.
Bính Ngọ, [Ứng Thiên] năm thứ 13 [1006], (Vua vẫn theo
niên hiệu Ứng Thiên; Tống Cảnh Đức năm thứ 3).
Mùa xuân, tháng 2,… Sửa đổi quan chế và triều phục của
các quan văn võ và tăng đạo, theo đúng như nhà Tống.
- Theo Đại Việt sử ký toàn thư Lời chua - Triều phục nhà Tống thế này: có ba hạng mũ:

1)
2)
3)

Mũ Tiến hiền là phẩm phục hàng nhất phẩm và nhị
phẩm;
Mũ Điêu thiền là phẩm phục hàng tam phẩm các ti,
hàng tam phẩm ngự sử đài và hàng ngũ phẩm hai sảnh;
Mũ Giải trãi là phẩm phục từ tứ phẩm đến lục phẩm.
- Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục -

Triều phục của quan
nhà Tống


LÝ - TRẦN
(1009 - 1400)


Canh Ngọ, [Thiên Thành] năm thứ 3 [1030], (Tống
Thiên Thánh năm thứ 8)… Mùa hạ, tháng 4,… Định
kiểu mũ áo của các công hầu văn võ.
Kỷ Hợi, [Chương Thánh Gia Khánh] năm thứ 1
[1059], (Tống Gia Hựu năm thứ 4)…
Mùa thu, tháng 8, vua ngự điện Thuỷ Tinh cho các
quan vào chầu, truyền các quan đội mũ phốc đầu, đi
hia, mới cho vào.
Đội mũ phốc đầu, đi hia bắt đầu từ đấy.
- Theo Đại Việt sử ký toàn thư … Cơng khanh trở lên mặc màu tía; ngũ phẩm trở lên
mặc màu đỏ; thất phẩm trở lên mặc màu lục (màu xanh

lá cây); cửu phẩm trở lên mặc màu xanh.
- Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục -

Công phục của quan
nhà Tống


PHỐC ĐẦU - 幞頭
• Phốc đầu nguyên thủy là một dạng khăn, gồm bốn dải, hai dải
thắt ở phía sau bng thõng, hai dải thắt ở phía trước kết nút ở
đỉnh.
• Đến thời Tống, phốc đầu có lớp the qt sơn đã chắc chắn liền
bỏ lớp lót bằng mây bên trong đi, gập phần trán mũ phía trước
xuống một bậc, duỗi thẳng hai cánh chuồn.

Phốc đầu - hình vẽ thời Đường và hiện vật thời Tống


Kỷ Dậu, [Thiên Thuận] năm thứ 2 [1129], (Tống
Kiến Viêm năm thứ 3)… Tháng 3, Lý Tử Khắc dâng
tâu rằng, rừng ở Giang Để có hươu trắng....
Thăng Tử Khắc làm Khu mật sứ, xếp vào hàng tước
minh tự, được đội mũ thất lương.
Ất Dậu, [Thiên Chương Hữu Đạo] năm thứ 2
[1225], (Từ tháng 12 về sau là niên hiệu Trần Thái
Tông Kiến Trung năm thứ 1; Tống Lý Tông Hú, Bảo
Khánh thứ 1).
Mùa đông,… Tháng 12, ngày 11 Mậu Dần, Chiêu
Hoàng mở hội lớn ở điện Thiên An, ngự trên sập báu,
các quan mặc triều phục vào chầu, lạy ở dưới sân…

- Theo Đại Việt sử ký toàn thư Triều phục của quan
nhà Tống


Bính Dần, [Trị Bình Long Ứng] năm thứ 2
[1206], (Tống Khai Hy năm thứ 2). Mùa xuân,
tháng 2, phong Đàm Dĩ Mông làm Thái bảo,
được đội mũ củng thần.
- Theo Đại Việt sử ký toàn thư … Mũ của tước vương ba bậc, mũ của tước hầu
hai bậc, mũ của tước minh tự một bậc, tên là mũ
củng thần, phía trên đính hình ong bướm bằng
vàng, to nhỏ dày thưa khác biệt…
- Theo An Nam chí lược -

Mũ củng thần ba bậc, hai bậc và
một bậc (phỏng dựng)

… Khi nghịch đảng đã bị bắt, Thái úy đem quân về triều báo tin thắng
trận, nhà vua ban thưởng rất hậu, sử sách ghi chép công lao. Vua ban cho
mũ tam trùng, vỗ về tông thân của Thái úy và làm cho họ hàng được rỡ
ràng…
- Theo Cự Việt quốc Thái úy Lý công thạch bi minh tự (1159?) -


Mậu Tuất, [Hưng Long] năm thứ 6 [1298], (Nguyên
Đại Đức năm thứ 2)…
Mùa đơng,… Tháng 12,… Lấy Trần Thì Kiến làm
Nhập nội hành khiển hữu gián nghị đại phu. Vua ban
cho ơng cái hốt có khắc bài minh ngự chế.
Thái sơn trinh cao,

Tượng hốt trinh liệt,
Linh trãi tiến giác,
Vi hốt nan chiết
- Theo Đại Việt sử ký toàn thư Lễ thường chỉ đội mũ phốc đầu, áo bào tía, như cung
hầu, thư xá ông. Đai hoặc bằng sừng tê, hoặc bằng
vàng, tùy theo phẩm trật, hốt ngà cũng như vậy.
- Theo An Nam chí lược Hốt của quan nhà Tống


Ghi chép về ngư đại được ghi nhận trên chuông Thanh Mai
(thôn Thanh Mai, huyện Thanh Oai, nay thuộc Hà Nội) có niên
đại là niên hiệu Trinh Nguyên năm thứ 14 (tức năm 789):
+ Phán quan Đỗ Bị … được ban phi ngư đại;
+ Quách Lập … được ban phi ngư đại;
+ Nha tiền tử tướng Cao Thái Bình … được ban phi ngư đại;
+ Thượng trụ quốc Hoàng Như Đao … được ban tử kim ngư đại;
+ Trụ quốc Lã Hoàn … được ban tử kim ngư đại;
+ Thượng trụ quốc Đỗ Anh Hàn … được ban tử kim ngư đại;
+ Thượng trụ quốc Đỗ Hồi Bích … được ban tử kim ngư đại;
+ Thượng trụ quốc Đỗ Quảng Du … được ban tử kim ngư đại.
Triều liệt đại phu, Đông thượng cáp môn sứ… Thượng thư viên
ngoại lang tứ tử kim ngư đại Lý Thừa Ân soạn.
- Theo Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi (1107) …Từ sau khi cống voi, Lý Bang Chính tiếp
tục đi sứ tới Khâm Châu, liền có thêm chiếc
kim ngư đại rất dài và lớn.
- Theo Lĩnh ngoại đại đáp -

Ngư đại (tranh vẽ và hiện vật)
của quan nhà Tống


…Từ đại liêu ban trở xuống mặc Cổn Miện
tùy theo cấp bậc, ban văn đeo thêm kim ngư
đại…
- Theo An Nam chí lược -


Canh Tý, [Hưng Long] năm thứ 8 [1300], (Nguyên
Đại Đức năm thứ 4)… Mùa đông, tháng 10, quy định
kiểu mũ áo mới của quan văn võ. Quan văn thì đội mũ
đinh tự màu đen, tụng quan thì đội mũ tồn hoa màu
xanh vẫn như quy chế cũ.
Tân Sửu, [Hưng Long] năm thứ 9 [1301], (Nguyên
Đại Đức năm thứ 5). Mùa xuân, tháng giêng, xuống
chiếu rằng các quan văn võ đều đội mũ đinh tự, thêm
miếng lụa bọc tóc màu tía xen màu biếc - nguyên văn
là gia tử tu gián bính.
- Theo Đại Việt sử ký tồn thư -

Mũ đinh tự
trên thạp gốm hoa nâu thời Trần

…khăn dùng màu xanh thẫm do tơ nhuộm chế ra, khi
đội khăn thì dùng dây sắt cài lại, đằng trước cao 2
thước mà gập xuống đến cổ, lấy dải buộc thắt lại đằng
sau, trên đỉnh có cài cái đinh bằng sắt, người có quan
chức thì thêm một mảnh dải vào đinh sắt này;…
- Theo Kiến văn tiểu lục -

Mũ toàn hoa (?)
trong bức Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ



Quý Mão, [Hưng Long] năm thứ 11 [1303],
(Nguyên Đại Đức năm thứ 7)… Mùa đông,
tháng 10, quy định kiểu mũ của vương hầu:
người tóc dài đội mũ triều thiên, người tóc ngắn
đội bao cân.
Giáp Dần, [Long Khánh] năm thứ 2 [1374],
(Minh Hồng Vũ năm thứ 7)…

Mũ triều thiên (?)
trên mảnh đá được trưng bày tại
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội)
Niên đại: Thế kỷ XI - XIV

Mùa đông, tháng 10, định ngạch tụng quan. Đặt
6 cục Cận thị chi hậu, lấy vương hầu và người
tôn thất làm chánh chưởng. 800 người làm thị
vệ trong các chi hậu do phán thủ trông coi đều
đội mũ bồn hoa.
- Theo Đại Việt sử ký toàn thư Bao cân
trên tượng quan hầu ở An lăng


Bính Tý, [Quang Thái] năm thứ 9 [1396], (Minh Hồng Vũ năm thứ 29)…. Mùa
hạ,…
Tháng 6, quy định kiểu mũ áo các quan văn võ: Quan nhất phẩm (áo) màu tía;
nhị phẩm màu đỏ thẫm; tam phẩm màu hồng nhạt; tứ phẩm màu xanh lục; ngũ
phẩm, lục phẩm, thất phẩm màu xanh biếc; bát phẩm, cửu phẩm màu xanh…
- Theo Đại Việt sử ký toàn thư -



…Các tụng quan chức tước từ lục phẩm trở lên dùng mũ Cao sơn, Chánh lục phẩm
được thắt đai, đi hia.
Về sắc mũ, chánh thì sắc đen, tịng thì sắc xanh. Người tơn thất thì đội mũ Phương
thắng màu đen. Võ quan tước lục phẩm đội mũ Chiết xung, tước cao mà khơng có
chức thì thắt đai, đội mũ Giác đính, từ thất phẩm trở xuống đội mũ Thái cổ; Tịng
thất phẩm đội mũ Tồn hoa. Vương hầu đội mũ Viễn du; Ngự sử đài đội mũ Khước
phi.
- Theo Đại Việt sử ký toàn thư -

Các loại mũ Khước phi - Cao sơn - Viễn du - Thái cổ được vẽ trong sách Tam lễ đồ (đời Tống)


HỒ
(1400 - 1407)


Giáp Thân, [1404], (Hán Thương Khai Đại năm thứ
2, Minh Vĩnh Lạc năm thứ 2).
Mùa xuân, tháng 2,… Hán Thương ra lệnh cho các
quan viên không được đi hia, chỉ cho đi giày tơ gai
sống. Lệ cũ đời trước: quan từ lục phẩm trở lên mới
được đi hia…
- Theo Đại Việt sử ký toàn thư -

Hia
trong bức Bộ liễn đồ của Diêm Lập Bản vẽ năm 640

Giày


trong bức Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ


LÊ SƠ
(1428 - 1527)


Giáp Dần, [Thiệu Bình] năm thứ 1 [1434], (Minh Tuyên
Đức năm thứ 9)…
Mùa thu,… Tháng 8, cho các giám sinh Quốc tử giám và
sinh đồ các lộ, huyện được mang mũ áo và cho Giáo thụ
Quốc tử giám cùng giáo chức các lộ, huyện được đội mũ
Cao sơn. Trước kia, Giáo thụ và Giám thư khố đầu đội mũ
Thái cổ, đến đây, cho đội mũ Cao sơn.
Đinh Tỵ, [Thiệu Bình] năm thứ 4 [1437], (Minh Chính
Thống năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng,…
Ngày 17,… Ban cho quan võ đội mũ Cao sơn. Trước đây,
quan võ đội mũ Chiết xung, đến nay cho đội mũ Cao sơn
cũng như quan văn.
- Theo Đại Việt sử ký toàn thư -

Mũ Cao sơn
trong sách Tam lễ đồ


Đinh Tỵ, [Thiệu Bình] năm thứ 4
[1437], (Minh Chính Thống năm thứ
2)… Mùa hạ,…
Tháng 5,…

Tế trời, cáo miếu, ngày thánh tiết, ngày
chính đán, thì làm lễ đại triều… trăm
quan đều mặc triều phục, đội mũ
chầu…

Triều phục

Còn những ngày mồng một, ngày rằm
hằng tháng… trăm quan đều mặc công
phục, đội mũ phốc đầu…
Lễ thường triều… trăm quan mặc
thường phục, áo viên lĩnh, đội mũ ô sa.
- Theo Đại Việt sử ký tồn thư Thường phục

Cơng phục


LƯƠNG QUAN - 梁冠
• Lương quan cịn gọi là mũ Tiến Hiền, có các viền lương trang
sức chạy dọc trên thân mũ, số viền lương được dùng để phân
biệt phẩm cấp của bá quan.

Lương quan - hình vẽ
trong sách Tam tài đồ hội

Lương quan - hiện vật
thời Minh


PHỐC ĐẦU - 幞頭

Ơ SA - 烏紗
• Từ ngun mẫu mũ phốc đầu dáng vuông với hai cánh chuồn
thuôn dài, nhà Minh chế ra loại mũ ơ sa dáng trịn với hai cánh
chuồn trịn ngắn.

Phốc đầu - hiện vật
thời Minh

Ơ sa - hình vẽ
trong sách Tam tài đồ hội


×