Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

CHUYỂN NGHIỆP để làm mới CUỘC SỐNG THEO TINH THẦN của THÀNH DUY THỨC LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.25 KB, 16 trang )

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HCM

TIỂU LUẬN MÔN THÀNH DUY THỨC LUẬN
ĐỀ TÀI
CHUYỂN NGHIỆP ĐỂ LÀM MỚI CUỘC SỐNG THEO TINH THẦN CỦA THÀNH
DUY THỨC LUẬN

Giảng viên phụ trách:TT.TS. Thích Nhật Từ

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 11 năm 2022.


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HCM

TIỂU LUẬN MÔN THÀNH DUY THỨC LUẬN
ĐỀ TÀI
CHUYỂN NGHIỆP ĐỂ LÀM MỚI CUỘC SỐNG THEO TINH THẦN CỦA THÀNH
DUY THỨC LUẬN

Giảng viên phụ trách:TT.TS. Thích Nhật Từ
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Can
Pháp danh: Trí Cường
Mã sinh viên: 0620000031
Lớp: PHTX Khóa VI
Chuyên ngành: Triết Học Phật Giáo

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 11 năm 2022.



MỤC LỤC
A.DẪN NHẬP..............................................................................................................1
B.NỘI DUNG................................................................................................................2
PHẦN 1: TÁM THỨC MỐI TƯƠNG QUAN VỚI NGHIỆP
1.1. Thức thứ tám – A- lại -da thức...............................................................................2
1.2. Thức thứ bảy - Mạt na thức....................................................................................3
1.3.Thức thứ sáu –Ý thức .............................................................................................4
1.4.Năm thức đầu.........................................................................................................4
PHẦN 2:NHẬN THỨC VÀ CHUYỂN HÓA CĂN BẢN PHỀN NÃO VÀ
TÂM SỞ BẤT THIỆN
1.1.Nhận thức đúng đắn về tâm sở phiền não căn bản..................................................5
1.1.1.Tâm sở tham........................................................................................................5
1.1.2. Tâm sở sân............................................................................ .............................5
1.1.3.Tâm sở si .............................................................................. .............................5
1.1.4.Tâm sở mạn............................................................................. ............................6
1.1.5.Tâm sở nghi........ ................................................................................................6
1.1.6.Tâm sở ác kiến.....................................................................................................6
1.2.Huân tập tâm sở thiện vào A- lại -da thức...............................................................6
1.2.1.Hóa giải tám tâm sở đại tùy .................................................................................7
1.2.1.1 Tâm sở trao cử...................................................................................................7
1.2.1.2. Tâm sở hôn trầm...............................................................................................7
1.2.1.3 Tâm sở bất tín....................................................................................................7
1.2.1.4. Tâm sở giải đãi.................................................................................................7
1.2.1.5. Tâm sở phóng dật..............................................................................................7
1.2.1.6. Tâm sở tán loạn.................................................................................................8
1.2.1.7. Tâm sở thất niệm..............................................................................................8
1.2.1.8 .Tâm sở bất chánh tri.........................................................................................8
1.2.2.Hóa giải tâm sở trung tùy......................................................................................8
1.2.2.1 Tâm sở vơ tàm...................................................................................................8
1.2.2.2. Tâm sở vơ q...................................................................................................8

1.2.3.Hóa giải Tâm sở tiểu tùy.......................................................................................8
1.2.3.1. Tâm sở phẫn......................................................................................................9
1.2.3.2. Tâm sở hận............................................................................ ...........................9


1.2.3.4. Tâm sở não........................................................................... ...........................9
1.2.3.5. Tâm sở tật......................................................................... ...............................9
1.2.3.6. Tâm sở xan........................................................................... ..........................9
1.2.3.7. Tâm sở cuống......................................................... ........................................9
1.2.3.8. Tâm sở siểm....................................................... .............................................9
1.2.3.9. Tâm sở hại.......................................................................... ............................9
1.2.3.10. Tâm sở kiêu.................................................................... .............................10
C.KẾT LUẬN.............................................................................................................11
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................12


1
A. DẪN NHẬP
Dưới lăng kính của Duy thức học, con người không phải là một sinh thể độc lập, một con
người cá thể, hay một sinh vật xã hội như quan điểm của triết học Tây phương ; cũng
không phải là một phần của bản thể Đại ngã như triết học ve da của Bà la môn ; cũng
không phải là hiện hữu từ vô vi, hay nguyên lý vận hành của âm dương như triết học
Trung Hoa. Theo Phật giáo, khơng có một đấng quyền năng nào hay một kẻ siêu nhân
nào có thể ngự trị và chi phối sinh mệnh của con người ngồi ý thức của chính con người
ấy. Cũng khơng có một động lực siêu nhiên nào có thể ban thưởng hay trừng phạt con
người,cũng như khơng có một quyền uy nào tối thượng hơn quyền uy của tâm thức trong
con người chính nó. Ngay cả các khái niệm như nghiệp, nghiệp thức,tập khí v.v... tất cả
đều do ý thức của mỗi cá thể tạo nên. Nghiệp (Karma) là cái sinh mệnh thực hữu, hiện
tiền mà đi đâu con người cũng mang theo. Đức Phật dạy : "Nghiệp là hành động có tác ý"
hay hành động được phát sinh từ tâm thức ; và Ngài dạy rõ rằng : "Con người là chủ nhân

của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là quyến thuộc, là thai tạng ,nghiệp phân chia
chúng sanh có liệt có ưu ”.Khơng phải ngẫu nhiên mà thế giới chúng ta đang sôi sục
trong chiến tranh như chiến dịch quân sự ở Ukraine hay cuộc chiến tranh Trung Đông
giữa Ai Cập, Sirya với Israel, Nam-Bắc Triều Tiên trong vịng xốy chạy đua vũ
trang.Thái độ chấp ngã,chấp thủ của từng cá nhân hay một tổ chức đã và đang đánh mất
dần những phẩm chất cao quý của mình để chạy theo chủ nghĩa đơn cực,chủ nghĩa hưởng
thụ đang hướng con người vào lối sống ích kỷ,tư lợi điều này làm cho mọi người không
nghĩ đến lợi ích của nhau,của gia đình ,cộng đồng và quốc gia.Vì vậy ,để thế giới trở nên
tốt đẹp ,bình yên,cá nhân trước hết phải tự mình tạo dựng một đời sống tốt và lương
thiện.Để thế giới này hết chiến tranh con người phải hết tham lam,thù hận,sợ hãi và cố
chấp.Muốn sống an lạc con người phải có tình thương và sự hiểu biết,đạo đức-thiền địnhtrí tuệ. Vì lẽ đó học viên chọn : “Chuyển nghiệp để làm mới cuộc sống theo tinh thần của
Thành duy thức luận”làm đề tài nghiên cứu và để cho bài viết có giá trị về nội dung cũng
như đầy đủ ý nghĩa,với bố cục gồm hai phần người viết dùng cách phân tích, tổng hợp,
lập luận và chứng minh,so sánh để làm sáng tỏ mạnh đề ,từ đó đi đến kết luận và ứng
dụng trong đời sống hành ngày. Để hoàn thành cuốn tiểu luận này con xin thành kính tri
ân đãnh lễ Hội đồng điều hành Học viện – Học viện phật giáo tại TP. Hồ Chí Minh và
chư Giáo thọ sư đã hết lịng dạy dỗ, khích lệ, giúp đỡ cho con trong những tháng ngày
theo học giáo pháp tại Học viện. Đặc biệt con xin thành kính tri ân và đãnh lễ Giáo Thọ
Sư: TT.TS. Nhật Từ người trực tiếp dạy dỗ, hướng dẫn cho con thực hiện đề tài này.
Trong q trình thực hiện đề tài, do sở học cịn non kém, chắc chắn sẽ cịn nhiều thiếu
sót. Kính mong được sự chỉ dạy thêm từ Giáo Thọ Sư cùng chư Tôn Đức .


2
B. NỘI DUNG
PHẦN 1: TÁM THỨC MỐI TƯƠNG QUAN VỚI NGHIỆP
Trong Luận thành Duy thức , Ngài Huyền Trang đã làm rõ những vấn đề về sự khác biệt
giữa tâm, ý và thức, “Thể của tâm, ý, thức là một. Tuy nhiên trong đó cũng có sự phân
biệt: nó tích lũy nên gọi là tâm. Nó tư duy nên gọi là ý. Nó nhận thức khu biệt, nên gọi là
thức” [109, tr.29]. Việc giới thiệu thêm hai khái niệm thức thức kho tàng và thức chấp

ngã là một đóng góp lớn đối với ngành tâm thức học Phật giáo,giải thích về tái sinh,luân
chuyển của nghiệp các học thuyết cùa a tỳ đàm của thượng tọa bộ,nhất thuyết hữu bộ
chưa hoàn toàn thuyết phục cho nên các nhà luận sư của Du già đã sáng tạo và đặt ra hai
khái niệm mới giúp cho chúng ta có thể hiểu rõ được bản chất chấp ngã một phần không
tách rời của thức đối với vị phàm phu,học thuyết hạt giống được cho là các năng lượng
hành vi bao gồm cộng nghiệp phong tục tập qn văn hóa những gì chúng ta hn tập
trong gia đình,cộng đồng,quốc gia cũng như hạt giống nghiệp riêng trở thành các năng
lượng tiềm năng bẩm sinh cũng khơng hề mất đi trong q trình tái sinh và nó được lưu
dữ trong khái niệm kho tàng thức a lại da.Vì vậy việc tìm hiểu trước nhất về tám thức là
một điều cần thiết .
1.1. Thức thứ tám – A- lại -da thức
Duy thức Tam Thập Tụng viết:“Một thức A lại gia,Dị thục, nhất thiết chủng” [99, tr.3233].Theo Tam Thập Tụng, Alạida thức còn gọi là Dị thục thức “là phần thức năng biến
thứ nhất. Alạida có nghĩa là chứa nhóm, tàng trữ…, tự nó có cơng năng thu thập dung
chứa, tàng trữ tất cả mầm móng chủng tử, dù là mầm thiện hay ác” [62, tr.77]. Các sự vật
tồn tại đều có chủng tử (hạt giống) của chính mình, những chủng tử đó đều chứa trong
Alạida thức. Do những chủng tử chứa trong thức này làm nhân, từ đó mới hiện hành
thành quả của tất cả các sự vật. A -lại –da thức gọi là dị thục(vì nó đưa đến kết quả đã
chín của nghiệp thiện và bất thiện trong các cõi, các định hướng, các sinh loại, các chủng
loại) hay nhất thiết(chứa tất cả chủng tử).TS. Lâm Như Tạng trong Thức thứ tám viết:
“Khái niệm của Duy Thức tông về “tàng thức” đáng chú ý không phải vì giá trị đích thực
của nó mà vì những động cơ ẩn sau nó.Vơ trước(Asanga)ý định một ý thức vượt cá thể
tính, nền tảng của mọi hoạt động của thức. Những ấn tượng của toàn thể kinh nghiệm quá
khứ được tàng chứa ở đó,mọi hành động và kết quả của những hành động ấy” [15, tr.269]
A-lại-da thức còn được dịch là Tàng thức với ba tính nghĩa:
1. Năng tàng: là chủ thể dung chứa
2. Sở tàng: là đối tượng được dung chứa hay sự dung chứa
3. Ngã ái chấp tàng: nghĩa là thức này thường bị Mạt na thức chấp làm ngã, như là một
đối tượng bản ngã, là cái tơi của nó.
+ Đề cập vai trị của thức A-lại-da, kinh Lăng Già viết : «Do nương nơi bản thức mà có
các thức sinh , A -lại -da thức của chúng sinh khơng khác gì biển lớn bị gió hồn cảnh

thổi động, làm cho sóng thức nổi dậy » [52, tr.5]
+ Nương vào Căn bản thức, bảy thức khác phát khởi ra phân biệt và nhận xét về đối
tượng. Cũng từ Căn bản thức tức là thức thứ tám, các thức khác nương vào đó để tổng
hợp về đối tượng và đưa ra suy tính cũng như hành động. Từ những hành động đó tạo ra
nghiệp lành hay nghiệp ác là tùy vào mỗi trường hợp khác biệt. Như vậy, luận cho cùng
thì thức thứ tám vẫn là chủ nhân ông trong mọi hành động tạo nghiệp và tàng trữ nghiệp
dưới dạng thức chủng tử.
+ Do hạt giống các nghiệp (nghiệp lành, nghiệp dữ và nghiệp bất động do tu thiền định
mà đạt được).Và tập khí hai thủ (hai thủ gồm có tướng phần, phần bị phân biệt, và kiến
phần, phần năng phân biệt của thức; sắc - phần thuộc về vật chất, và danh - thuộc về


3
Tâm; tâm sở và tâm vương.Nên dị thục trước dứt (thân dị thục tức là báo thân, thân thọ
quả báo của nghiệp).Lại sinh dị thục sau.

1.2. Thức thứ bảy - Mạt na thức
Duy thức Tam Thập Tụng của Thế Thân viết:“Hai, đệ nhị năng biến;Thức này tên Mạt na
Nương kia lại chuyển kia;Tư lương làm tướng tánh.…Là ngã si, ngã kiến Và ngã mạn,
ngã ái” [99, tr.33-34]
+ Thức mạt-na (manas) là hoạt dụng chấp trước của tâm theo nguyên tắc trì nghiệp ,ơm
ghì, níu lấy kiến phần (chủ thể) của A-lại-da làm tự ngã nên còn gọi là thức chấp ngã.
+ Vì chuyên về chấp thủ, chấp ngã nên Mạt na thường suy xét, nghiền ngẫm về cái ngã
tướng của nó (ngã si: quan niệm sai lầm về ngã, ngã kiến: cái thấy sai lạc về ngã , ngã
mạn: thái độ tự cho mình hơn người, ngã ái: Yêu bản thân), từ đó dẫn đến những nhận
thức sai lầm, những hành vi khơng tốt đẹp.Tính chất của Mạt na là luôn cố hữu, so sánh,
yêu ghét thiên lệch. Duy thức học cho rằng, nguồn gốc của khổ não, tội lỗi, những nhận
thức sai lầm trong đời sống của con người đều xuất phát từ thức này.
1.3.Thức thứ sáu -Ý thức
+ Là tư tưởng, so sánh, phân biệt và suy luận

+ Ý thức đi với tất cả 51 tâm sở ,chấp ngã và tạo nghiệp.
+ Trong vấn đề tạo nghiệp thì thức thứ sáu này chủ đạo tất cả. Ngài Huyền Trang nói
“Động thân phát ngữ độc vi tối, Dẫn mãn năng chiêu nghiệp lực khiên” (Thức thứ sáu
này có cơng năng hơn hẳn các thức khác về việc làm phát sinh hành động của thân thể và
ngơn ngữ. Nó tạo ra dẫn-nghiệp và mãn-nghiệp có cơng năng đưa đến quả báo đời sau).
Như thế chính thức thứ sáu này, đương nhiên nó là biểu hiện của thức thứ tám, do nơi
thức thứ tám mà khởi ra hiện hành tác dụng chỉ đạo nhưng nó tinh khơn và hơn hẳn năm
thức trước, nó nắm quyền chỉ huy các thức đó hoạt động để tạo ra nghiệp. Tu hành giải
thoát được là nhờ ý thức.
+ Ý thức không làm việc trong 4 trường hợp:

Vơ tướng định(tưởng uẩn khơng hoạt động)

Diệt thọ tưởng định(ngủ đơng giống gấu bắc cực)

Khi ngủ say

Hơn mê
+ Phân biệt chấp ngã > dễ trừ
+Sự biểu hiện của Ý thức chia làm hai loại :
 Độc đầu Ý thức
 Ngũ câu Ý thức
+ Ý thức ngũ câu:Là cùng với 5 thức giác quan..


4

+ Ý thức độc đầu :Ý thức có khả năng hoạt động riêng biệt không cần sự phối hợp của
năm thức trên. Ý thức độc đầu có 4 loại:
•Ý thức tán vị: Khi Ý thức suy nghĩ tính tốn có kế hoạch làm việc thiện thì tức khắc, có

11 món thiện tâm sở hiện khởi như: Tin, tinh tấn, tự xấu hổ, thẹn với người, không tham
lam, không sân hận, không si mê, nhẹ nhàng thư thới, không buông lung phóng túng, làm
rồi khơng chấp trước, khơng làm tổn hại.Chính lúc này ta có thể hoạt động giải nghiệp
bằng cách tinh tấn tu tập tiến đến giải thốt hồn tồn.

Ý thức trong mộng:ý thức hiểu biết trong mơ (mộng trung ý thức)

Ý thức trong cơn điên loạn(loạn trung ý thức)

Ý thức trong định:của những người tu thiền nhập định(định trung ý thức)
1.4.Năm thức đầu
1. Nhãn thức: Cái biết của con mắt. Vì thức này nương Nhãn căn, khởi ra tác dụng phân
biệt về sắc trần, nên gọi là "Nhãn thức".
2. Nhĩ thức: Cái biết của lỗ tai. Vì thức này nương Nhĩ căn, khởi ra tác dụng phân biệt về
thinh trần, nên gọi là "Nhĩ thức".
3. Tỷ thức: Cái biết của mũi. Vì thức này nương Tỷ căn, khởi ra tác dụng phân biệt về
hương trần, nên gọi là "Tỷ thức".
4. Thiệt thức: Cái biết của lưỡi. Vì thức này nương Thiệt căn, khởi ra tác dụng phân biệt
về vi trần, nên gọi là "Thiệt thức".
5. Thân thức: Cái biết của thân. Vì thức này nương thân căn, khởi ra tác dụng phân biệt
về xúc trần, nên gọi là "Thân thức".
+ Năm thức này chỉ tương:5 món biến hành,5 món biệt cảnh, 11 món Thiện, 3 món căn
bản phiền não, 2 món trung tuỳ và 8 món đại tuỳ.
+ Năm thức này không tạo nghiệp.


5
PHẦN 2:NHẬN THỨC VÀ CHUYỂN HÓA CĂN BẢN PHỀN NÃO VÀ TÂM SỞ
BẤT THIỆN
Theo Duy Thức Học, nghiệp là một loại tập khí, nghĩa là một tiềm năng đã được kết tụ

của những hành động. Tiềm năng là khối năng lượng được nội kết và ẩn chứa trong thức
thể Alaya,sự có mặt của các pháp là do sự thúc đẩy của nghiệp lực và các nhân tố khác
cũng vì bị ảnh hưởng bởi nghiệp này nên mới kết hợp lẫn nhau để hiện thành tướng trong
thế gian. Nghiệp có hai loại:biệt Nghiệp: thói quen của một cá thể và cộng nghiệp: thói
quen của một nhóm tập thể. Thành duy thức luận cho rằng, đời sống con người khổ hay
sung sướng đều do nghiệp nhân tạo ra.Nhưng nghiệp nhân ấy suy cho cùng đều do ý
thức:“Công vi thủ, tội vi khôi” .Ý thức ln đóng vai trị chủ động trong hoạt động nhận
thức, nhưng ngun nhân vì đằng sau nó ln có một tác nhân chi phối thức Mạt na.Sự
thay đổi từ trong ý thức sẽ dẫn đến thay đổi cả trong hệ thống tám thức, vì kết quả của
việc thay đổi ý thức sẽ dẫn đến một lối nhìn mới mẻ cả về bản thân lẫn về thực tại. Lúc
này, phần tạp nhiễm trong A- lại -da thức bị xóa bỏ, vơ minh đã bị đoạn trừ, và con người
tìm lại được bản tâm chân thật của mình. Việc cố gắng loại bỏ phiền não bằng cách quán
xét tâm thức, giải trừ tham, sân, si, chấp ngã và chấp pháp từ đó gieo trồng chủng tử thiện
trong A -lại -da thức.
1.1.Nhận thức đúng đắn về tâm sở phiền não căn bản
Muốn hoá giải sáu tâm sở phiền não căn bản, hành giả trước hết phải tu tập năm căn cho
thuần thục để năm lực trong 37 phẩm trợ đạo được phát huy và sử dụng năm lực hỗ trợ
cho 11 tâm sở thiện trong việc hoá giải chúng, cụ thể.
1.1.1.Tâm sở tham
Tham (lobha) nghĩa là bám chặt vào, xiết chặt lại. Khi nhận lãnh một điều tốt đẹp nào
đó, tâm khơng muốn bng lìa, đó là do ảnh hưởng của tâm sở Tham.Làm duyên cho
tham sanh khởi là những hành tướng tốt đẹp, tức là năm trần cảnh khả ái, hấp dẫn đến
lòng ham muốn thụ hưởng, hoặc các pháp an lạc thù diệu do quả của thiện nghiệp mang
lại như: Danh tiếng, quyền uy, tài sản, hạnh phúc cõi trời....Thông thường bốn trong tám
pháp thế gian là: Được lợi, được danh, được khen và được vui là duyên cho tham sanh
khởi. Bốn pháp còn lại là: Mất lợi, mất danh, bị chê, và đau khổ làm duyên cho sân sanh
khởi.Muốn tiêu diệt tâm lý này thì trước hết phải tập trung nhận thức được tham và tác
hại, (tham ái là bệnh tật, tham ái là mụn nhọt, tham ái là mũi tên, tham ái dắt dẫn con
người tái sanh cảnh khổ...)kềm chế sự sinh khởi tham và sau đó thực tập vơ tham của 11
thiện để hố giải hạt giống tâm sở tham.Vơ tham (alobha) là khơng dính mắc, khơng

thích thú, khơng tham muốn, khơng nhiễm đắm, khơng nắm giữ, không tham luyến,
không bám lấy. Tâm sở vô tham có rất nhiều lợi ích là diệt trừ tham ác, khơng nói lỗi
người chỉ thấy lỗi mình, khơng khổ khi bị mất mát, khơng thiên vị, xa lìa dục lạc, giúp
thốt ra hai cái khổ là muốn khơng được và ái biệt ly, thoát ra bỏn xẻn, biết đủ, sống hồ
thuận, thốt khỏi tái sanh.Ngồi ra phải thực tập bố thí ,cúng dường, qn vơ ngã,vơ
thường.Ví dụ qn bất tịnh, không nắm tướng chung tướng riêng của người nữ và khéo
phòng hộ tam nghiệp hoặc thực tập (thiểu dục, tri túc–ít muốn, biết đủ).
1.1.2. Tâm sở sân
Sân (dosa) là phật ý, khơng bằng lịng, khó chịu, buồn rầu. Những từ ngữ chỉ cho tâm sở
sân là: sát hại, ác ý hay thù ốn, phẫn nộ, buồn rầu, than khóc, khó chịu, khổ.Để đối trị
tâm sân thực hành vô sân (adosa) nghĩa là khơng khó chịu, khơng bất mãn, khơng hờn
giận, khơng sân độc, khơng sân ác, thân thiện, ơn hịa… trước cảnh nghịch của tâm. Vơ
sân có nhiều cấp độ như: Kiên nhẫn trước sự nóng bức hay lạnh buốt của thời tiết, bình
thản trước sự chưỡi mắng của kẻ ác, có tâm từ với những sinh chúng, khơng có ác


6
cảm.Vô sân là một trong ba cội nguồn (mūla) của thiện pháp. Vơ sân đưa đến nhiều lợi
ích như thốt cảnh giới địa ngục, giúp tìm thấy tốt đẹp ở người khác, giúp giới được tốt
đẹp, tâm an tịnh, diệt trừ oan trái, khơng ốn thù, sống hồ thuận nhau,cách vượt qua dải
tâm từ ,tâm bi không xem phim bạo lực,khơng ăn thua.Ví dụ thay đổi lối suy nghĩ của
mình từ thái độ tiêu cực và thù ghét sang một thái độ tích cực và bình thản. Hãy cố gắng
đừng tập trung vào những khía cạnh tiêu cực mà nên nhìn vào cả những khía cạnh tích
cực của một vấn đề. Khi một việc gì khơng được "xi chiều mát mái", hãy tìm xem có
biện pháp nào để khắc phục được khơng. Nếu có thì theo đó mà hành động, bằng khơng,
thì cứ chấp nhận và cho qua. Ngài Shantideva đã đặt ra một câu hỏi rất khôn khéo: "Tại
sao phải buồn bực với một điều gì nếu điều đó có thể thay đổi được? Và lợi ích gì khi
buồn bực với những điều mà mình khơng thể thay đổi?"
1.1.3.Tâm sở si
Tâm sở si mê muội trước mọi vấn đề thiện ác, tốt xấu, phải quấy, đúng sai của thế

gian.Để chun hóa nó trước hết phải nhận thức mình đang bị si ,sau đó biết tác hại trước
mắt và lâu dài của nó,vì si mình làm điều càn bậy,làm mọi việc trái lương tâm và pháp
luật vì vậy nó gây hậu quả nghiêm trọng kế đến phát huy tâm sở vô si bằng cách phải
gần gũi thiện hữu tri thức,tham gia các khóa học bổ sung mở mang kiến thức,tham gia
khóa tu,đọc kinh ,nghe pháp....Đức Phật dạy: Pháp Cú 358
Cỏ hoang làm hại ruộng vườn
Si mê gây hại nhiều hơn cho người,
Si mê ai đã lìa rồi
Cúng dường vị ấy chẳng nơi nào bằng
Hưởng về phước báu vô vàn.
1.1.4.Tâm sở mạn
Ngã mạn là tự hào, tự mãn, ngạo mạn khinh thường kẻ khác, khía cạnh khác của ngã mạn
là “tự ti, mặc cảm”.Những hình thức làm sinh khởi ngã mạn, như sau: Kiêu hãnh sanh
chủng, kiêu hãnh họ tộc, kiêu hãnh sức mạnh, kiêu hãnh tuổi trẻ, kiêu hãnh đời sống, kiêu
hãnh lợi lộc, kiêu hãnh sự lễ kính, kiêu hãnh sự trọng vọng, kiêu hãnh sự tôn vinh, kiêu
hãnh về tùy tùng, kiêu hãnh về học vấn, kiêu hãnh về tài sản, kiêu hãnh về biện tài, kiêu
hãnh về tuổi thọ, kiêu hãnh về danh tiếng, kiêu hãnh về giới hạnh, kiêu hãnh về thiền
chứng, kiêu hãnh về thần thông, kiêu hãnh về nghệ thuật, kiêu hãnh về nghề nghiệp, kiêu
hãnh về tài năng, kiêu hãnh về trí. Tóm lại, do nương một điều gì đặc biệt mình có hơn
người, có thể phát sanh ngã mạn.Một hình thức khác của mạn là “tự ti mặc cảm”, tức là
nương vào “sự thua kém” cũng phát sanh mạn. Như: Do giòng dõi thấp kém (nơ lệ),
nghèo khổ, xấu xí, kém trí... dẫn đến tự ti mặc cảm. Muốn tiêu diệt tâm lý này thì trước
hết phải tập ý thức chặn đứng sự sinh hoạt của bệnh khinh mạn và sau đó phát huy hai
tâm sở: Tâm sở vô tham và tâm sở huệ của 5 biệt cảnh .
1.1.5.Tâm sở nghi
Tâm sở nghi là sự do dự nơi lý Thánh đế. Muốn tiêu diệt tâm lý này thì trước hết phải tập
trung ý thức chặn đứng sự sinh hoạt của bệnh đa nghi và sau đó phát huy ba tâm sở: Tâm
sở tín(tin chuyển nghiệp,tin nhân quả,tin tái sanh,tin giúp kiên trì lỗ lực đạt được mục
tiêu), tâm sở định(không dễ vui,không bị dao động ,kinh an giải phóng hơn trầm thụy
miên,khơng bỏ mục đích thiện) và tâm sở huệ.

1.1.6.Tâm sở ác kiến
Ác kiến đó là huệ nhiễm suy lường điên đảo dối lý lý các thánh đế.Nghiệp dụng của nó là
chướng ngại thiện kiến,chiều với khổ.Sai biệt hành tướng của kiến này có năm:
 Tát-ca-da kiến:Chấp ngã và ngã sở hữu nơi năm uẩn,tác dụng của nó làm sở y cho
tất cả mọi xu hướng của kiến thủ .


7
 Biên chấp kiến:Do kiến này tùy theo mà chấp hoặc đoạn hay thường.Nghiệp dụng
của nó là chướng ngại trung đạo,thực hành đạo đế và diệt đế xuất ly.Biên kiến
bao gồm 47 trong 62 luận chấp,được nói trong kinh phạm võng(trường a hàm,kinh
số 21).
 Tà kiến:Đó là các tà chấp không tin nhân quả,tác dụng,sự thực và các tà chấp khác
khơng thuộc trong bốn kiến chấp kia,nó bao trùm rất rộng như danh nghĩa cảu tăng
thượng duyên.
 Kiến thủ:Chấp một trong 62 tà kiến,cho là tối thắng bám chặt lấy nó và cho
rằng:Duy chỉ đây là chân thật,ngồi ra điều là hư dối,do đây mà đạt được thanh
tịnh,giải thoát.
 Giới cấm thủ:Đó là hoặc giới,hoặc cấm nguyện,những điều được thọ trì tùy thuận
theo kiến thủ.
Muốn tiêu diệt tâm lý này thì trước hết phải tập trung nhận thức chặn đứng sự sinh hoạt
của bệnh chấp trước quan niệm và sau đó điều khiển thức Mạt na phát huy ba Tâm sở:
Tâm sở vô si, tâm sở định và tâm sở huệ .
1.2.Huân tập tâm sở thiện vào A- lại -da thức
Nơi mỗi con người, ai cũng có sẵn 11 hạt giống tâm sở thiện trong tâm thức A- lại -da
thức mà những hạt giống này đều là điều kiện tốt nhất và thuận lợi nhất cho việc hóa giải
những hạt giống Tâm sở thuộc loại xấu ác đã có mặt trong nội tâm bằng phương pháp
dùng trị liệu tâm lý. Muốn hóa giải chúng trong thức A- lại -da thức, hành giả trước hết
phải chuyên cần tu tập Tứ chánh cần một trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo của đức Phật
dạy cho thuần thục nhằm mục đích tăng trưởng nội lực cho 11 hạt giống tâm sở thiện.

Nội lực của 11 hạt giống tâm sở thiện khi được phát triển lớn mạnh thì mới đủ khả năng
hóa giải tận gốc rễ các tâm sở xấu ác,cụ thể như sau.
1.2.1.Hóa giải tám tâm sở đại tùy
1.2.1.1 Tâm sở trao cử
Tâm sở trao cử là sự không tịch tĩnh của tâm đối với cảnh(độc ảnh cảnh,đới chất
cảnh,tánh cảnh)khiến thân thể hay lời nói hoặc ý tưởng của con người trở nên bất an. Để
hóa giải tâm chuyên tâm vào đề mục và sau đó phát huy hai tâm sở: Tâm sở hành xả
(buông bỏ thái độ chấp vướng quá khứ,hiện tại,vị lai )và tâm sở định(không dễ vui,không
bị dao động ,kinh an giải phóng hơn trầm thụy miên,khơng bỏ mục đích thiện).
1.2.1.2. Tâm sở hôn trầm
Tâm sở hôn trầm là sự khơng nhiệm của tâm đối với cảnh.Để hóa giải tâm này trước hết
phải tập trung chăm chú những sự việc mà mình lắng nghe và sau đó cũng điều khiển
phát huy ba tâm sở: Tâm sở vô si, tâm sở khinh an và tâm sở huệ .Ví dụ hành giả phải
thiết lập đời sống quân bình, làm việc vừa sức, ngủ đủ giấc. Kế, không ăn quá no, không
uống rượu bia trước giờ công phu, áo quần cần mềm xốp, khơng q chật, nới, ngồi nơi
thống mát, giàu dưỡng khí. Khi ngồi cần giữ lưng thẳng, cổ thẳng, thả lỏng các cơ , thân
tâm thư giãn hoàn toàn. Quan trọng là ln duy trì sự chú tâm vào đề mục hơi thở,phồng
xẹt ở bụng.., khi phát hiện bị hôn trầm, hãy đứng dậy hoặc đưa tay xoa mặt, vuốt mắt,
nhéo tai, xoa bóp tay chân, xoay người qua lại cho máu huyết lưu thông.Nếu hôn trầm
chưa dứt, hành giả cần thay đổi oai nghi, đi rửa mặt và thiền hành. Sau nhiều nỗ lực mà
vẫn hôn trầm, hành giả nên nằm nghỉ ngơi hoặc ngủ một lát, sau đó tiếp tục cơng phu.
1.2.1.3 Tâm sở bất tín
Tâm sở bất tín là sự ô uế của tâm không thể chấp nhận ,hâm mộ,ngưỡng vọng đối với
những gì là thật,đức. Hành giả trước hết phải tập trung ý thức nhận định những sự việc
mà mình nghi kỵ và sau đó điều khiển phát huy tâm sở tín .
1.2.1.4. Tâm sở giải đãi


8
Tâm sở giải đãi là khiến con người hay sanh lười biếng và trễ nãi. Đối trị thực tập tinh tấn

(siêng năng vượt khó,chăm chỉ cần mẫn,phải có phương pháp đúng –chuyển nghiệp).Ví
dụ tích cực tham gia các cơng tác phụng sự như bố thí,cúng dường,tham gia khóa tu học
giáo lý khi tham gia phải có cam kết với chính mình làm vì lợi ích cho mình cho cả hai
khơng tính tốn hơn thua,phải kiên trì ,khơng nui xụp.
1.2.1.5. Tâm sở phóng dật
Tâm sở phóng dật là tính bng trơi trong sự phòng nhiễm,tu thiện phẩm,ta phải thực tập
tinh tấn. Chánh tinh tấn được biểu hiện qua bốn phạm vi sau:
+Thứ nhất, nỗ lực tiêu trừ các điều xấu đã phát sinh trong hành vi, ngôn ngữ và tư tưởng,
ở đây ý muốn nói là loại bỏ đi các tật xấu đã trở thành thói quen của một người.
+ Thứ hai, cố gắng giải trừ các điều xấu đang sắp sửa phát sinh.
+Thứ ba, nỗ lực làm phát sinh các điều thiện như các tư tưởng, hành vi, ngôn ngữ có tính
từ bi, vơ ngã, hy sinh, phụng sự, v.v…
+Cuối cùng, cố gắng trau dồi và làm tăng trưởng các điều thiện đã phát sinh.
1.2.1.6. Tâm sở tán loạn
Tâm sở tán loạn là sự làm cho tâm chạy theo các đối tượng sở duyên,phải thực tập ba tâm
sở: Khinh an, định và huệ.Ví dụ, khi tham gia khóa tu phải siêng năng gìn giữ giới luật,
đi đứng nằm ngồi đều không bao giờ trái phạm quy củ của ban tổ chức.
1.2.1.7. Tâm sở thất niệm
Tâm sở thất niệm là tính không thể ghi nhận rõ ràng đối với các đối tượng sở duyên.Phát
huy hai tâm sở: Tâm sở vô si và tâm sở định. Ví dụ, chúng ta mỗi khi đã hiểu được lý lời
Phật dạy một cách tường tận và rõ ràng thì đối với những chủ trương có bao nhiêu học
thuyết hay của bao nhiêu tôn giáo đều nhận định rất sáng suốt, khơng cịn bị si mê lầm
lạc và cũng khơng cịn bị ai dụ dỗ hay lôi cuốn.
1.2.1.8 .Tâm sở bất chánh tri
Tâm sở bất chánh tri là sự nhận thức sai lầm đối với cảnh được quan sát.Phát huy ba tâm
sở: Tâm sở vô si, tâm sở định và tâm sở huệ .Ví dụ, trước đây mình chưa được học ở Học
viện thường hay sân hận, ưa gây gổ, ưa nói điều khó nghe. Câu chuyện thì ít nhưng lại
xích ra cho thêm nhiều, thêm lớn. Câu chuyện thì quá bé nhỏ, nhưng lại xé ra cho to lớn
từ đó tạo nhiều hiềm khích với những người chung quanh. Ngày nay nhờ học hành bài
bản,mình trở thành người hiền lương, ít nói. Nhiều người khiêu khích , hại mình, nhưng

mình đã khơng bực tức, khơng thù ốn họ mà lại cịn thương hại và giúp đỡ mỗi khi họ
gặp phải những tai nạn khổ đau.
1.2.2.Hóa giải tâm sở trung tùy
1.2.2.1 Tâm sở vô tàm
Tâm sở vô tàm là khiến con người không biết xấu hổ với lương tâm và không biết tôn
trọng danh dự cá nhân mỗi khi làm những việc tội lỗi.Phát huy tâm sở tàm(hổ cá nhân
(lương tâm cá nhân)kinh nói sợ điều ác dù là nhỏ) .Trong kinh Phật có nói: “Bồ Tát sợ
nhân, chúng sinh sợ quả”,Bồ-tát là người giác ngộ, là người đã thấy tận cái manh nha,
đầu mối của sự khổ đau và an lạc. Muốn hết khổ được vui, khơng gì hơn là mỗi người
chớ gieo cái mầm đau khổ và ngược lại, biết cần mẫn gieo trồng cái mầm an vui. Khơng
gieo nhân khổ thì khơng gặp quả khổ; ln gieo trồng “nhân” vui thì “quả” vui không
vời cũng đến.
1.2.2.2. Tâm sở vô quý
Tâm sở vô quý là khiến con người không thẹn với mọi người và không biết tôn trọng dư
luận xã hội mỗi khi làm những việc tội lỗi.Phát huy tâm sở quý(xấu hổ -lương tâm XH)sợ
xã hội phê bình lên án tội do mình làm ra ray dứt ,trừng phạt,tù đầy....) .Ví dụ, khi con
phát nguyện giữ năm giới ,nhưng do tính chất cơng việc thời gặp gỡ giao tiếp với cô bạn


9
đồng nghiệp,vì sự nhẹ nhàng,biết cách quan tâm của cơ ấy mà bạn đời mình khơng
bằng,do lâu ngày con lén lút đi đêm với cơ đó. Khi nghe mọi người trong công ty bàn tán
về việc này , con nghe được liền cảm thấy thẹn thuồng với mọi người, rồi tự động bỏ hẳn,
khơng cịn tái phạm.
1.2.3.Hóa giải Tâm sở tiểu tùy
1.2.3.1. Tâm sở phẫn
Tâm sở phẫn là sự phát phẫn đối với cảnh hiện tiền không đem lại lợi ích. Phát huy tâm
sở vô sân bằng cách phát triển tâm từ,tâm hỷ,tâm xả hay quán về vô thường để hóa giải.
1.2.3.2. Tâm sở hận
Tâm sở hận là sự thắt kết ốn thù do phẫn đi trước mà ơm ấp sự ác không dứt bỏ. Phát

huy tâm sở vô sân (dải tâm từ ,tâm bi không xem phim bạo lực,không ăn thua..)
1.2.3.3 Tâm sở phú
Tâm sở phú là sự che dấu tội lỗi mà mình đã làm vì sợ mất lợi lộc,mất danh dự. Phát huy
hai tâm Sở: Tâm sở vô si và tâm sở huệ .
1.2.3.4. Tâm sở não
Tâm sở não là sự giận giữ ngỗ ngược ,phẫn hận,đeo đuổi bởi sự xúc phạm. Muốn chuyển
háo tâm này trước hết tập trung theo dõi cảm thọ sinh khởi nóng mặt,người phừng
phừng,đập bàn,đập ghế... nhận thức tác hại của chúng và sau đó phát huy tâm sở vơ sân
Phật dạy: (Pháp Cú 222)
Khi cơn giận dữ bùng ra
Ai mà ngăn được mới là người hay
Giỏi như hãm lại được ngay
Chiếc xe đang chạy chở đầy, phóng nhanh,
Nếu khơng thì bản thân mình
Cầm cương hờ hững tài tình gì đâu.
1.2.3.5. Tâm sở tật
Tâm sở tật là sự ganh tị,đuổi theo danh và lợi của mình mà khơng khứng thấy sự tốt đẹp
của người.Muốn chuyển háo tâm này trước hết tập trung ý thức nhận diện và đánh giá
mặt tiêu cực chặn đứng luồng tư tưởng sinh khởi xúi dục phía sau bằng cách buông bỏ
thái độ chấp vướng quá khứ,hiện tại,vị lai, quán vô thường,thực hành tâm bi,tâm hỷ.
Bách niên đại thọ bạc tiền nào mua nổi
Biển ngọc rừng vàng sao tránh khỏi già nua
Lời thánh nhân nhắc nhở lẽ vô thường
Ngắn ngủi lắm kiếp người lên ghi nhớ
1.2.3.6. Tâm sở xan
Tâm sở xan là sự keo kiệt dấu diếm ,tham đắm sở hữu vật chất và sở hữu tinh thần. Muốn
chuyển háo tâm này trước hết nhận thức lợi ích,sự nguy hiểm,hạ liệt của bệnh bỏn xẻn,
khơng dính mắc ngũ trần,đạt được vơ tham bố thí cúng dường qn vơ ngã,vô thường.
1.2.3.7. Tâm sở cuống
Tâm sở cuống là sự ngụy trá với mục đích thu hoạch lợi lộc,danh dự mà giả trang đạo

đức. Muốn chuyển háo tâm này trước hết phải tập trung nhận diện sau đó chặn đứng sự
tác dụng của bệnh dối trá xảo quyệt và sau phát huy tâm sở vô tham.
1.2.3.8. Tâm sở siểm
Tâm sở siểm là sự cong vạy vì để dối gạt người lên làm ra giáng vẻ. Muốn chuyển háo
tâm này trước hết phải tập trung ý thức chặn đứng sự tác dụng của bệnh thích nịnh bợ và
sau đó phát huy tâm sở vô tham.
1.2.3.9. Tâm sở hại


10
Tâm sở hại là sự gây tổn hại ,khơng có tâm thương xót đối với các lồi hữu tình. Muốn
chuyển háo tâm này trước hết phải tập trung nhận thức biết mình đang có tâm hại xau đó
qn kết quả của nó mọi người biết sẽ chỉ trích,xa lánh mình,sau khi tái sanh có thể vào
cảnh khổ,nếu làm người sẽ bị yểu mạng hay bệnh tật kế đó phát huy tâm sở bất hại hoặc
thực tập tâm từ,tâm bi.Ví dụ nếu có giết hại con,con rất đau khổ con khơng muốn điều
đó,vì vậy con sẽ khơng giết hại người ấy.
1.2.3.10. Tâm sở kiêu
Tâm sở kiêu là sự cuồng ngạo,đối với thịnh sự của mình mà hết sức mê đắm. Muốn
chuyển háo tâm này trước hết phải biết được mình đang kiêu ngạo sau đó phải qn mình
chỉ là hạt cát trên sa mạc,mình giỏi có người giỏi hơn,mình cho mình hơn người mình bỏ
đi cơ hội học hỏi ,tăng tiến trong sự nghiệp kế đó quán thân này giả tạm,đất nước lửa gió
mà thơi,chỉ là bộ xương,hài cốt di động mà thơi. Vì ngạo mạn mà phát sinh tâm phân biệt
nghèo hèn thiểu học với tài năng giàu có, tự đào cho mình một hố sâu tội đồ vơ minh
chẳng biết hổ thẹn là gì để cứu lấy mình mà thêm cạn cợt về thương yêu với người. Vì
ngạo mạn mà cách hành xử giữa người với người có nhiều bất cơng, chia rẽ.Có thể vì
nghiệp lực nặng nề, dục vọng che lấp tâm trí? Ngạo mạn là nguyên nhân của ngu muội và
sẽ chuốc lấy thất bại thất thoái chính mình. Kẻ kiêu căng, ngạo mạn khi hành sự ln lấy
bản thân làm trung tâm, coi mình là cái đinh của thiên hạ, là đại hộ pháp mà thực chất chỉ
quẩn quanh bên ngũ uẩn vô thường. Để tiết chế tính kiêu căng, ngạo mạn, chúng ta có thể
thơng qua việc bồi đắp lịng kính cẩn trong tâm; từ việc luôn nhớ tới công đức của chư

Phật để tạo niềm vui, để loại bỏ những hổ thẹn trong lòng; nhìn thấy những đau khổ của
chúng sinh, ngay lập tức đặt suy nghĩ cá nhân xuống, nghĩ đến lợi ích của người khác; lễ
bái thân, khẩu, ý, cung kính chư Phật. Để tránh được sự kiêu căng, ngạo mạn thì người
Phật tử cần phải học đức tính khiêm hịa. Nhờ đức tính khiêm hịa mà việc tu hành của
mình dễ dàng tiến bộ. Sống với tâm khiêm hòa, đời sống mình sẽ phù hợp với đạo lý
chân thật, gia đình sẽ êm ấm an lạc, mọi người đều hoan hỷ hịa đồng, lấy tơn trọng và
u thương mà đối đãi.


11
C. KẾT LUẬN
Phương pháp trị liệu tâm bệnh của Duy thức học là tu tập để tẩy sạch tất cả hạt giống bất
thiện trong A- lại -da thức nơi mỗi con người cho được thanh tịnh.Nguồn gốc phát chính
là thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp của mỗi người tự gây tạo lâu đời qua hành động,
qua nói năng và qua ý tưởng được trải dài theo định luật luân hồi chuyển biến trong ba
cõi.Qua lăng kính của Duy thức và Phật giáo nói chung, khơng có một đấng quyền năng
nào hay một kẻ siêu nhân nào có thể ngự trị và chi phối sinh mệnh của con người ngoài ý
thức của chính con người ấy. Cũng khơng có một động lực siêu nhiên nào có thể ban
thưởng hay trừng phạt con người, cũng như khơng có một quyền uy nào tối thượng hơn
quyền uy của tâm thức trong con người chính nó. Ngay cả các khái niệm như nghiệp,
nghiệp thức, tập khí v.v... tất cả đều do ý thức của mỗi cá thể tạo nên. Ở đây, ý thức của
mỗi cá thể bao giờ cũng đóng vai trị trung tâm trong các lĩnh vực của đời sống. Cá nhân
và xã hội luôn tồn tại trong mối quan hệ không thể tách rời nhau, ảnh hưởng lẫn nhau,mọi
người hãy cảnh tỉnh và đồn kết để góp phần vào cơng cuộc giữ gìn hịa bình trên thế
giới..Trước hết thay đổi nhận thức sai về nhân quả khi cho rằng nghiệp định sẵn điều kiện
bản thân, hoàn cảnh sống của con người. Và con người không thể thay đổi, con người
phải chấp nhận “trả nghiệp”, gánh lấy hậu quả của tất cả nghiệp nhân đã tạo trong những
đời trước và quá khứ của đời này thì khơng đúng. Có nhiều người quan niệm sai lầm, tiêu
cực về hiện tại tôi phải cố gắng cam chịu sự bất cơng, oan ức, nghèo khó hoặc bệnh
hoạn, tật nguyền, các nỗi bất hạnh để “trả cho hết nghiệp”… Vì tơi đã tạo nghiệp xấu, ác,

bất thiện trong quá khứ (đời này hoặc các đời trước). Phải trả hết nghiệp, nhận chịu đủ
quả báo của những nghiệp q khứ rồi tơi mới có thể thọ hưởng sự an lạc, hạnh phúc,
những quả báo tốt đẹp của những nghiệp nhân hiện tại. Còn mọi cố gắng nỗ lực trong
hiện tại là để mười năm, hai mươi, ba mươi năm… hay nhiều hơn nữa , sau khi đã trả hết
nghiệp cũ thì mới có thể thọ hưởng kết quả của nghiệp mới, mới có thể hết khổ, mới
được giàu sang, sung sướng, hạnh phúc.Họ không biết rằng thay đổi tư duy, hành động,
lối sống của mình theo chiều hướng tích cực cũng đều có được an vui, hạnh phúc ngay
trong hiện tại. Chúng ta không thể đổ lỗi, đổ thừa cho hoàn cảnh, cho thần thánh, cho
người khác chánh dẫn đến không lỗ lực quý bà,quý cô rơi vào cái này nhiều. Sự lạc quan,
yêu quý đời sống, quý trọng thời gian là do tin và sống theo nhân quả. Tương nai không
phải là mơ ước viển vông, tương lai nằm trong những việc làm tốt xấu, ngay trong giây
phút này thay vì khi sống cầu an,cúng sao,giả hạn,tin thần tài...khi chết tái sanh theo
nghiệp việc người mất nhiều năm rồi cầu siêu là khơng cần thiết,thay vào đó ngày con
cháu tưởng nhớ cơng lao ,đóng góp của người mất.Người tu sĩ lấy việc cầu siêu làm
phương tiện nhắc nhở,khích lệ người sống tin nhân quả,hướng đến Phật pháp.Việc sám
hối,lậy Phật theo quan điểm của một số giảng sư Trung Hoa,Tây tạng không thể chuyển
được nghiệp mà do nhận thức được và sống theo nhân quả như trình bày trong chi phần
chánh tinh tấn .Hơn nữa, ta cũng thay đổi thái độ với người khác ta nên có cái nhìn tích
cực vào sự nỗ lực và quyết tâm, tập mở lịng mong chờ và đón nhận sự đổi thay theo
hướng tích cực từ người khác tơn giả Angulimāla là ví dụ điển với nỗ lực cá nhân, quyết
từ bỏ những hành động gây đau khổ cho người, dồn hết thời gian và năng lực vào việc
thực hành chánh pháp, tinh tấn khơng phóng dật Tơn giả đã chứng quả Thánh sau một
thời gian xuất gia làm đệ tử Phật, tự thân trải nghiệm những an lạc, hạnh phúc của đời
sống giải thoát.


12
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tuệ Sĩ dịch, Luận Thành Duy Thức, Nxb Hồng Đức, 2009.

2.Nhất Hạnh , Vấn đề nhận thức trong Duy thức học, Nxb Lá Bối,1969.
3. Phước Nguyên, Duy thức tam thập tụng thích luận phạn bản tân dịch, Nxb.Hồng Đức
4.Thích Thiện Siêu (dịch), Luận thành duy thức, Nxb Văn hóa TP.HCM, 2016.
5.Lâm Như Tạng , Thức thứ tám, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh,2006.
6.Thích Tâm Thiện , Tâm lý học Phật giáo, Nxb. Tp Hồ Chí Minh,1998.



×