Trường Đại Học Phenikaa
Khoa Khoa Học Cơ bản
Bài Tập Lớn
Tên đề tài:
Phân tích nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng
dẫn tới những thay đổi về chất và ngược lại? Ý nghĩa
phương pháp luận của quy luật này trong q trình thực
hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay?
Họ và tên: Phạm Xuân Trung
Mã sv: 21013291
Lớp: Triết học Mác - Lê-nin_1_2(15CHUNG).3_LT
Học kỳ II 2021-2022
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................... 3
NỘI DUNG............................................................................................................................................... 4
I. Các khái niệm..................................................................................................................................... 4
1.
Chất…………………………………………………........................................4
2.
Lượng…………………………………………….............................................4
3.
khái niệm về độ………………………………………………………………..5
4.
Điểm nút……………………………………………………………………….6
5.
Bước nhảy……………………………………………………………………..6
II. Nội dung quy luật từ những thay đổi dần về lượng dấn đến sự thay đổi về
chất và ngược lại..................................................................................................................................... 7
III. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này trong q trình thực hiện
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay………………………….7
Phần kết luận………........................................................................................................................ 10
Danh mục tham khảo....................................................................................................................... 11
2
Phần mở đầu
Quy luật “từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và
ngược lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết
phương thức của sự vận động, phát triển. Nhận thức được quy luật này có ý
nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật,
hiện tượng. Nếu nhận thức không đúng quy luật này sẽ dẫn đến tư tưởng tả
khuynh, hữu khuynh. Tả khuynh là phủ nhận sự tích luỹ về lượng, muốn có ngay
sự thay đổi về chất, cịn hữu khuynh là khi chất đã biến đổi vượt quá giới hạn độ
nhưng không dám thực hiện sự thay đổi căn bản về chất. Nước ta đang quá độ
lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển của CNTB, việc nhận thức đúng đắn quy
luật lượng- chất sẽ có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hình thành và phát triển
kinh thị trường định hướng XHCN.
3
Phần nội dung
I. Các Khái Niệm
1.
Chất
Chất là khái niệm dung để chỉ tích khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng;
là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng là nó mà
khơng phải sự vật, hiện tượng khác (trả lời cho câu hỏi sự vật, hiện tượng đó là gì? Và
giúp phân biệt nó với sự vât, hiện tượng; nghĩa là khi nó chưa chuyển hóa thành sự vật,
hiện tượng khác thì chất của nó vẫn chưa thay đổi. Mỗi sự vật, hiện tượng đều có q
trình tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn, trong mỗi giai đoạn ấy lại có chất riêng.
Như vậy, mỗi sự vật, hiện tượng khơng phải chỉ có một chất mà có thể có nhiều chất
Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau. Trong
hiện thực khách quan khơng thể tồn tại sự vật khơng có chất và khơng thể có
chất nằm ngồi sự vật. Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính
của nó. Những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại tạo thành chất của sự vật
Chất của sự vật không những được quy định bởi chất của những yếu tố
tạo thành mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là
bởi kết cấu của sự vật. Trong hiện thực các sự vật được tạo thành bởi các yếu tố
như nhau, song chất của chúng lại khác.
Từ đó có thể thấy sự thay đổi về chất của sự vật phụ thuộc cả vào sự
thay đổi các yếu tố thành sự vật lẫn sự thay đổi phương thức liên kết giữa các
yếu tố ấy.
4
2. Lượng
Lượng là khái niệm dung để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện
tượng về mặt quy mơ, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các
thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng, ở tốc độ và nhịp điệu vận động và
phát triển của sự vật, hiện tượng. Lượng cịn biểu hiện ở kích thước dài hay
ngắn, số lượng lớn hay nhỏ, tổng số ít hay nhiều, trình độ cao hay thấp, tốc độ
vận động nhanh hay chậm, màu sắc đậm hay nhạt…Đặc điểm cơ bàn của lượng
là tích khách quan vì nó là 1 dạng biểu hiện của vật chất, chiếm 1 vị trí nhất định
trong khơng gian và tồn tại trong thời gian nhất định. Trong sự vật, hiện tượng
có nhiều loại lượng khác nhau; có lượng là yếu tố quyết định bên trong, có lượng
cjir thể hiện yếu tố bên ngoài của sự vật, hiện tượng; sự vật, hiện tượng càng
phức tạp thì lượng của chúng cũng phức tạp theo. Trong tự nhiên và phần nhiều
trong xã hội và nhất là trong tư duy lượng khó đo được bằng số liệu cụ thể mà
chỉ có thể nhận biết được bằng năng lực trừu tượng hóa. Sự phân biệt giữa chất
và lượng chỉ có ý nghĩa tương đối, tùy theo từng mối quan hệ mà xác định đâu là
lượng đâu là chất; cái là lượng trong mối quan hệ này, lại có thể là chất trong
mối quan hệ khác.
3. Khái niệm về độ
Độ là giới hạn mà trong đó lượng biến đổi chưa gây nên sự thay đổi căn
bản về chất. Sự vật vẫn là nó, mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một độ
thích hợp khi lượng biến đổi vượt quá giới hạn độ thì sự vật khơng cịn là nó.
Trong phạm vi một độ nhất định hai mặt chất và lượng tác động qua lại lẫn nhau
làm cho sự vật vận động. Mọi sự thay đổi về lượng đều có ảnh hưởng đến trạng
thái chất của sự vật, nhưng không phải những thay đổi về lượng nào cũng dẫn
5
đến thay đổi về chất. Chỉ trong trường hợp khi sự thay đổi về lượng đạt tới mức
phá vỡ độ cũ thì chất của sự vật mới thay đổi, sự vật chuyển thành sự vật khác.
4. Điểm nút
Điểm giới hạn mà tại đó, sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ,
làm cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới, thời điểm
mà tại đó bắt đầu xảy ra bước nhảy, gọi là điểm nút.
5. Bước nhảy
Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của
sự vật, hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ
bản trong sự biến đổi về lượng. Bước nhảy kết thúc một giai đoạn biến đổi về
lượng, là sự gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật, hiện tượng.
Sự vật, hiện tượng mới xuất hiện là do bước nhảy được thực hiện; trong sự
vật, hiện tượng đó lượng lại biến đổi, đến điểm nút mới, lại xảy ra bước nhảy
mới. Cứ như thế, sự vận động của sự vật, hiện tượng diễn ra, lúc thì biến đổi tuần
tự về lượng, lúc thì nhảy vọt về chất, tạo nên một đường dài thay thế nhau vô tận
sự vật, hiện tượng cũ bằng sự vật, hiện tượng mới.
Căn cứ vào quy mô và nhịp độ của bước nhảy, có bước nhảy tồn bộ và
bước nhảy cục bộ. Bước nhảy toàn bộ làm cho tất cả các mặt, các bộ phận, các
yếu tố... của sự vật, hiện tượng thay đổi. Bước nhảy cục bộ chỉ làm thay đổi một
số mặt, một số yếu tố, một số bộ phận... của chúng. Sự phân biệt bước nhảy tồn
bộ hay cục bộ chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi chúng đều là kết quả của quá trình
thay đổi về lượng.
6
Căn cứ vào thời gian của sự thay đổi về chất và dựa trên cơ chế của sự
thay đổi đó, có bước nhảy tức thời và bước nhảy dần dần. Bước nhảy tức thời
làm chất của su vật, hiện tượng biến đổi mau chóng ở tất cả các bộ phận của nó.
Bước nhảy dần dần là q trình thay đổi về chất diễn ra bằng cách tích luỹ dần
những yếu tố của chất mới và loại bỏ dần các yếu tố của chất cũ, trong trường
hợp này sự vật, hiện tượng biến đổi chậm hơn
AI. Nội
dung quy luật từ những thay đổi dần về lượng dấn đến sự thay đổi
về chất và ngược lại.
Từ những điều trình bày ở trên có thể khái quát lại nội dung cơ bản của
quy luật chuyển hóa những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và
ngược lại như sau: Mọi đối tượng đều là sự thống nhất của hai mặt đối lập chất
và lượng, những sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn
đến sự thay đổi căn bản về chất của nó thơng qua bước nhảy, chất mới ra đời tiếp
tục tác động trở lại duy trì sự thay đổi của lượng.
III. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này trong quá trình thực hiện
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay
Cơng nghiệp hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
q trình phát triển vì nó đưa cả nền sản xuất vật chất và đời sống – xã hội của
đất nước lên trình độ mới. Ở mỗi thời kì lịch sử, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã
hội, cơng nghiệp hóa có nội dung và bước đi cụ thể, phù hợp. Ta thấy rõ được
vai trò, ý nghĩa phương pháp luận của quy luật “từ những thay đổi về lượng dẫn
tới những thay đổi về chất và ngược lại” được áp dụng
7
Thứ nhất, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải biết tích lũy về
lượng để có biến đổi về chất; tránh tư tưởng nơn nóng, đốt cháy giai đoạn, coi
phát triển là những bước nhảy liên tục, xem nhẹ hoặc bỏ qua q trình tích lũy về
lượng. Để tiến lên trình độ cơng nghiệp hóa ngày càng cao, mỗi quốc gia nhất
thiết phải có 1 số ngành sản xuất cơng nghiệp nền tảng, mà thiếu chúng thì
khơng thể triển khai các ngành công nghiệp khác. Các ngành luyện kim, cơ khí,
chế tạo, năng lượng, hóa chất,…chính là những nền tảng cho các ngành cơng
nghiệp khác có điều kiện, tiền đề xây dựng, phát triển. Trên thực tế, khơng ít
quốc gia đã nơn nóng; khơng dàng sự quan tâm ở tầm chiến lược cho các ngành
công nghiệp này. Hệ quả trực tiếp là nền sản xuất công nghiệp quốc gia về cơ
bản dừng lại ở trình độ láp ráp và các ngành công nghiệp phụ trợ cũng không thể
phát triển, nền công nghiệp quốc gia ngày càng lép vế trước các cơ sở cơng
nghiệp FDI.
Thứ 2, khi đã tích lũy đủ về lượng phải quyết tâm tiến hành bước nhảy,
tránh tư tưởng, bảo thủ, trì trệ, ngại khó, khơng dám thực hiện bước nhảy, coi sự
phát triển chỉ là những thay đổi đơn thuần về lượng. Đối với Việt Nam, khi chính
thức bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng chủ trương tiến hành
cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, và từ cuối thế kỷ XX đến nay, quá trình này
được xác định đầy đủ là cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là một q trình kinh
tế, kỹ thuật - cơng nghệ và kinh tế - xã hội toàn diện, sâu rộng nhằm chuyển đổi
nền sản xuất và xã hội Việt Nam từ trình độ nơng nghiệp lạc hậu lên trình độ
cơng nghiệp với các trình độ cơng nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại, văn minh.
Để thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam đã
đề ra và tổ chức thực hiện nhiều giải pháp khác nhau. Các đường lối thực hiện
8
CNH, HĐH đã tính đến các đặc điểm của quá trình chuyển đổi kinh tế ở Việt
Nam trong từng giai đoạn, bối cảnh của thế giới và khu vực.
Thứ ba, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải vận dụng một
cách linh hoạt các hình thức bước nhảy, chống giáo điều, dập khn, máy móc…
Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, nước ta đã trải qua nhiều
giai đoạn, qua các lần Đại hội Đảng toàn quốc đã đúc kết nhiều kinh nghiệm;
đưa ra nhiều phương án, đổi mới tư duy để phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của
nước ta. Ở Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (Năm 2016): Đại hội XII đã kiểm
điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI; tổng kết, nhìn lại 30 năm đổi mới để
rút ra những bài học kinh nghiệm cho thời gian phát triển tới. Đại hội cũng đã
chỉ rõ việc đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện, dẫn đến một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chưa đạt được theo kế hoạch; nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn
đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại không đạt được. Đại hội cũng đã thông qua mục tiêu tổng quát của giai
đoạn 2016-2020, đó là: “Đẩy mạnh tồn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát
triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước
cơng nghiệp theo hướng hiện đại… chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để
phát triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên
thế giới”.
9
Phần kết luận
Nhận thức là cả một q trình, thơng qua hoạt động thực tiễn, những yêu
cầu và đòi hỏi của cuộc sống nảy sinh và cùng với đó những phương thức giải
quyết cũng sẽ xuất hiện. Việc nhận thức và vận dụng nội dung quy luật từ những
thay đổi về lượng dẫn đến thảy đổi về chất và ngược lại cũng như vậy. Từ những
quy luật nhận thức trên, chúng ta phải biết vận dụng nó một cách sáng tạo và phù
hợp với hoàn cảnh, điều kiện, lịch sử cụ thể của nước ta. Đảng ta đã vận dụng
vận dụng nội dung của quy luật này trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở nước ta và đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng. Sau 35 năm đổi mới,
Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong cơng cuộc cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta từ một trong những quốc gia nghèo nhất
thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp và ngày càng hội nhập
sâu rộng với khu vực và thế giới; đời sống của người dân ngày càng được cải
thiện, vị thế và uy tín của đất nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng
cao. Đóng góp vào những thành quả to lớn này của phát triển đất nước có vai trị
hết sức quan trọng của ngành Công Thương với việc Việt Nam đã và đang dần
khẳng định được vị thế là một trong những trung tâm sản xuất công nghiệp của
khu vực và của thế giới. Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc
gia có nền cơng nghiệp có năng lực cạnh tranh toàn cầu (CIP) ở mức khá cao,
thuộc vào nhóm các quốc gia có năng lực cạnh tranh cơng nghiệp trung bình cao
với vị trí thứ 44 trên thế giới vào năm 2018 theo đánh giá của UNIDO
10
DANH MỤC THAM KHẢO
1.
Hội đồng biên soạn giáo trình Triết học Mác Lênin, GS.TS Phạm Văn Đức
(chủ biên). Giáo trình triết học Triết học Mác Lênin. NXB Chính trị quốc gia.
Năm 2009
2.
Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương (MOIT). Cơng nghiệp hóa ở Việt
Nam và q trình phát triển kinh tế xã hội, tin tức, Thứ 4, 08/06/2022
3.
Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương (MOIT). Những thành tựu nổi bật
trong phát triển cơng nghiệp góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tin tức, Thứ 5, 10/09/2020
4.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021) , Giáo trình Triết học Mác – Lênin ( Dành cho
bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị ) , Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Sự thật , Hà Nội
5.
Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các mơn khoa học
Mác – Lênin , Tư tưởng Hồ Chí Minh (2008 ) , Giáo trình Triết học Mác –
Leenin ,Nhà xuất bản Chính trị quốc gia , Hà Nội
11