Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Thay đổi kiến thức và thực hành vỗ rung lồng ngực của các bà mẹ có con nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính điều trị tại bệnh viện nhi tỉnh nam định năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 73 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

TÊN ĐỀ TÀI:
THAY ĐỔI KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỖ RUNG LỒNG NGỰC CỦA
CÁC BÀ MẸ CĨ CON NHIỄM KHUẨN HƠ HẤP CẤP TÍNH ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN NHI TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022

Chủ nhiệm đề tài: Châu Thị Chư
Người hướng dẫn khoa học: ThS Nguyễn Thị Thu Hường

Nam Định, tháng 5 năm 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

TÊN ĐỀ TÀI:
THAY ĐỔI KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỖ RUNG LỒNG NGỰC CỦA
CÁC BÀ MẸ CĨ CON NHIỄM KHUẨN HƠ HẤP CẤP TÍNH ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN NHI TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022

Chủ nhiệm đề tài: Châu Thị Chư
Người tham gia nghiên cứu:


Trần Thị Vân
Đèo Thị Thúy
Nguyễn Thị Tuyết Mai
Cao Thị Thuận

Nam Định, tháng 5 năm 2022
1


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG NGHIÊN CỨU ......................................... 5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ TRONG NGHIÊN CỨU.............................................. 6
DANH MỤC HÌNH ẢNH TRONG NGHIÊN CỨU .......................................... 7
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 8
MỤC TIÊU ...................................................................................................... 10
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 11
1.1 Đại cương giải phẫu cơ quan hô hấp của trẻ [12]..................................... 11
1.2. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em [12] ............................................ 13
1.3. Kỹ thuật vỗ rung lồng ngực cho trẻ NKHHCT [13] ................................ 18
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ............................................. 21
1.5. Vai trị của truyền thơng giáo dục sức khỏe đối với việc nâng cao kiến thức
và thực hành ..................................................................................................... 23
1.6. Địa bàn nghiên cứu ................................................................................ 26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 27
2.1. Đối tương nghiên cứu ............................................................................. 27
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................... 27
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................. 27
2.3.2. Chương trình can thiệp ........................................................................ 27
2.3.3. Mẫu và phương pháp chọn mẫu .......................................................... 29

2.3.4. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ............................................ 29
2.6. Các biến số nghiên cứu........................................................................... 32
2.7. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 33
2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .............................................................. 33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 34
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 34
3.2. Thực trạng kiến thức và thực hành của đối tượng nghiên cứu về vỗ rung
lồng ngực trước can thiệp .............................................................................. 35

2


3.3. Thay đổi kiến thức và thực hành vỗ rung lồng ngực của đối tượng nghiên
cứu trước và sau can thiệp giáo dục sức khỏe ................................................ 39
Chương 4: BÀN LUẬN .................................................................................... 48
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng ................................................................ 48
4.3. Thay đổi kiến thức và thực hành của bà mẹ về vỗ rung lồng ngực cho trẻ
NKHHCT sau can thiệp giáo dục sức khỏe. .................................................. 50
4.4. Điểm mới, điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu.................................. 52
4.4.1. Điểm mới ............................................................................................. 52
4.4.2. Điểm mạnh của nghiên cứu ................................................................. 53
4.4.3. Hạn chế của nghiên cứu ...................................................................... 53
Chương 5: KẾT LUẬN .................................................................................... 54
5.1. Thực trạng kiến thức và thực hành về vỗ rung lồng ngực của đối tượng
nghiên cứu .................................................................................................... 54
5.2. Thay đổi kiến thức và thực hành về vỗ rung lồng ngực của đối tượng
nghiên cứu sau can thiệp giáo dục sức khỏe .................................................. 54
Chương 6: KHUYẾN NGHỊ ............................................................................ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 57
PHỤ LỤC 1: BẢN ĐỒNG THUẬN ................................................................ 61

PHỤ LỤC 2: PHIẾU PHỎNG VẤN ................................................................ 62
PHỤ LỤC 3: BẢNG KIỂM QUAN SÁT ......................................................... 67
PHỤ LỤC 4: NỘI DUNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE ........................................ 68
PHỤ LỤC 5: TỜ RƠI....................................................................................... 71

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CCĐ

: Chống chỉ định

CCĐ chấn thương LN

: Chống chỉ định chấn thương lồng ngực

CCĐ TD, TK màng phổi

: Chống chỉ định tràn dịch, tràn khí màng phổi



: Chỉ định

CĐ Viêm PQ

: Chỉ định viêm phế quản

CĐ Viêm PQP


: Chỉ định viêm phế quản phổi

CĐ Viêm TPQ

: Chỉ định viêm tiểu phế quản

ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu

GDSK

: Giáo dục sức khỏe

NKHHCT

: Nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính

NVYT

: Nhân viên y tế

PTTT

: Phương tiện truyền thông

THCS

: Trung học cớ sở


THPT

: Trung học phổ thông

VPQ

: Viêm phế quản

VPQP

: Viêm phế quản phổi

VRLN

: Vỗ rung lồng ngực

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới

4


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG NGHIÊN CỨU
Bảng 1.1. Vi khuẩn gây NKHHCT ở trẻ em Việt Nam .............................................. 14
Bảng 1.2. Phác đồ xử trí nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ dưới 2 tháng tuổi ........... 17
Bảng 1.3. Phác đồ xử trí NKHHCT ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi .................................. 18
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................... 34
Bảng 3.2. Các đặc điểm về thông tin giáo dục sức khỏe ............................................. 35

Bảng 3.3. Thực trạng kiến thức của đối tượng nghiên cứu về vỗ rung lồng ngực ....... 36
Bảng 3.4. Điểm trung bình chung kiến thức về VRLN của ĐTNC trước can thiệp GDSK
.................................................................................................................................. 37
Bảng 3.5. Thực trạng thực hành của đối tượng nghiên cứu về vỗ rung lồng ngực ...... 38
Bảng 3.6. Điểm trung bình chung thực hành VRLN của ĐTNC ................................. 39
Bảng 3.7. Đánh giá kiến thức của đối tượng nghiên cứu về các nội dung khái niệm, mục
đích, chỉ định, chống chỉ định trước và sau can thiệp giáo dục sức khỏe .................... 40
Bảng 3.8. Đánh giá kiến thức của ĐTNC về nội dung thuộc quy trình chuẩn bị VRLN
trước và sau can thiệp GDSK ..................................................................................... 42
Bảng 3.9. Đánh giấ kiến thức của ĐTNC về các nội dung thuộc quy trình thực hành
VRLN trước và sau can thiệp GDSK ......................................................................... 43
Bảng 3.10. Thay đổi điểm trung bình về kiên thức VRLN của ĐTNC trước và sau can
thiệp GDSK ............................................................................................................... 44
Bảng 3.11. Đánh giá thực hành của ĐTNC về vỗ rung lồng ngực trước và sau can thiệp
GDSK ........................................................................................................................ 45
Bảng 3.12. Thay đổi điểm trung bình về thực hành VRLN của ĐTNC trước và sau can
thiệp GDSK ............................................................................................................... 46
Bảng 3.13. Phân loại điểm kiến thức và thực hành chung của ĐTNC về VRLN trước và
sau can thiệp GDSK (n= 30) ...................................................................................... 47

5


DANH MỤC BIỂU ĐỒ TRONG NGHIÊN CỨU
Biểu đồ 3. 1. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ................................................. 34
Biểu đồ 3. 2. Phân loại mức độ kiến thức về vỗ rung lồng ngực của đối tượng nghiên
cứu trước can thiệp GDSK ......................................................................................... 38
Biểu đồ 3. 3. . Phân loại mức độ thực hành về vỗ rung lồng ngực của đối tượng nghiên
cứu trước can thiệp GDSK ......................................................................................... 39


6


DANH MỤC HÌNH ẢNH TRONG NGHIÊN CỨU
Hình 1. 1 Sự phân loại NKHHCT theo vị trí giải phẫu ............................................... 16
Hình 1. 2. Tư thế bàn tay đúng khi vỗ rung ................................................................ 20
Hình 1. 3 Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định .................................................................... 26

7


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính (NKHHCT) là một nhóm bệnh do vi khuẩn
hoặc virus gây nên những tổn thương viêm cấp tính ở một phần hay tồn bộ hệ
thống đường hô hấp kể từ tai, mũi, họng cho đến phổi, màng phổi [1]. Nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính là nguyên nhân chính gây tử vong và bệnh tật ở trẻ em dưới
5 tuổi, chiếm 30 - 60% số lần đến các trung tâm cung cấp dịch vụ y tế và 30 - 40%
nhập viện cho các bệnh viện nhi, do đó phát sinh chi phí lớn cho người chăm sóc
và hệ thống chăm sóc sức khỏe của một quốc gia [2].
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (năm 2016) mỗi trẻ trung bình trong
một năm mắc nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính từ 4 - 9 lần và ước tính trên tồn cầu
có khoảng 2 tỷ lượt trẻ em mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, hàng năm có khoảng
4 triệu trẻ em tử vong vì nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính. Trong đó, trên 90% là các
nước đang phát triển [3].
Tại Việt Nam, hiện nay có khoảng 8 triệu trẻ dưới 5 tuổi. Như vậy ước tính
mỗi năm sẽ có từ 32 - 40 triệu lượt trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
(NKHHCT). Mỗi năm có khoảng 20 đến 30 ngàn trẻ dưới 5 tuổi chết vì nhiễm
khuẩn hơ hấp cấp tính chủ yếu là do bệnh viêm phổi [4]. NKHHCT tại cộng đồng
hiện nay chiếm khoảng 39,7% [5]. Các thống kê nghiên cứu ở tuyến bệnh viện và
ở cộng đồng, đều cho thấy tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em, những

năm gần đây khơng có xu hướng thuyên giảm [6].
Ngày nay với những tiến bộ khoa học đã giải quyết vấn đề NKHHCT và
giảm đáng kể tỷ lệ tử vong [7]. Tuy nhiên, thời gian điều trị bệnh cịn kéo dài. Ở
trẻ nhỏ đường hơ hấp hẹp nên sức cản hô hấp cao. Mao mạch lớp dưới niêm mạc
nhiều nên khi viêm dễ phù nề, nhiều xuất tiết dẫn đến tắc hẹp, dễ ứ đọng và cản
trở thơng khí [8]. Đồng thời đường hơ hấp ở trẻ ngắn nên khi viêm dễ lan tỏa rộng
và nhanh vì thế diễn biến bệnh thường rất nhanh. Trẻ dưới 2 tháng tuổi chưa có
khả năng chủ động ho khạc và ý thức hợp tác điều trị do vậy thường ứ đọng đờm
dãi, viêm, xẹp phổi nặng nề hơn nữa là suy hô hấp phải đặt ống NKQ thở máy.
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy hiệu quả của vỗ rung trong
hỗ trợ điều trị NKHHCT có kết quả rất khả quan [9]. Theo nghiên cứu của Hoàng
8


Thị Hằng và cộng sự năm 2015, nghiên cứu can thiệp trên 58 trẻ dưới 2 tháng tuổi
mắc viêm phế quản phối. Đây là đối tượng thường bị ứ đọng đờm dãi và cản trở
thơng khí. Nghiên cứu nhận ra rằng có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê về SpO2
(74,2%), nhịp thở (43.1%), rút lõm lồng ngực 25.9%, khị khè 44.8% [10]
Vỗ rung hơ hấp trong điều trị viêm phổi là liệu pháp được thực hiện ở nhiều
nước trên thế giới. Ở Việt Nam cùng với sự phát triển của vật lý trị liệu, vỗ rung
lồng ngực đang ngày càng được áp dụng trong điều trị NKHHCT. Vỗ rung lồng
ngực đúng, tích cực sẽ giúp giảm thiểu các hậu quả này đồng thời giảm thời gian,
giảm chi phí điều trị cho người bệnh. Tuy nhiên sau đó cần hướng dẫn tỉ mỉ cho
người nhà người bệnh để có thể thực hiện thường xuyên khi người bệnh ra viện [11].
Hiện nay tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định, nhân viên y tế trong q trình
điều trị và chăm sóc có tiến hành hướng dẫn người nhà bệnh nhi biện pháp vỗ
rung lồng ngực tuy nhiên do số lượng người bệnh nhiều, thời gian và các yếu tố
nguồn lực còn hạn chế nên công tác hướng dẫn vỗ rung lồng ngực cho các bà mẹ
chỉ được thực hiện thụ động một chiều mà chưa có sự đánh giá hiệu quả sau hướng
dẫn.Vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thay đổi kiến thức và thực

hành vỗ rung lồng ngực của bà mẹ có con nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính điều
trị tại khoa Hơ hấp Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định sau can thiệp giáo dục” nhằm
mục đích đánh giá thực trạng kiến thức và thực hành vỗ rung lồng ngực của các
bà mẹ có con bị NKHHCT trước và sau can thiệp giáo dục sức khỏe.

9


MỤC TIÊU
1. Khảo sát kiến thức và thực hành về vỗ rung lồng ngực của các bà mẹ có
con nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính điều trị tại Khoa Hơ hấp Bệnh viện Nhi
tỉnh Nam Định năm 2022
2. Đánh giá sự thay đổi kiến thức và thực hành về vỗ rung lồng ngực của các
bà mẹ có con nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính điều trị tại Khoa Hơ hấp Bệnh
viện Nhi tỉnh Nam Định sau can thiệp giáo dục sức khỏe

10


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đại cương giải phẫu cơ quan hô hấp của trẻ [12]
Bộ phận hô hấp bao gồm đường dẫn khí từ mũi, thanh quản, khí quản, phế
quản, phổi và màng phổi.
Bộ phận hô hấp trẻ em nhỏ hơn về kích thước so với người lớn và có những
đặc điểm riêng biệt về giải phẫu, sinh lý do các tổ chức tế bào của bộ phận hơ hấp
trẻ em chưa hồn tồn biệt hóa và đang ở trong giai đoạn phát triển.
1.1.1. Mũi
Ở trẻ nhỏ mũi và khoang hầu ngắn và nhỏ, lỗ mũi và ống mũi hẹp làm cho
sự hô hấp về đường mũi bị hạn chế và dễ bị bít tắc.
Niêm mạc mũi mỏng, mịn lớp ngồi của niêm mạc gồm các biểu mơ rung

hình trụ giàu mạch máu và bạch huyết. Chức năng hàng dào bảo vệ của niêm mạc
mũi ở trẻ nhỏ còn yếu do khả năng sát trùng của niêm mạc cịn kém, vì vậy trẻ dễ
bị viêm nhiễm mũi họng.
Tổ chức hang và cuộn mạch ở niêm mạc mũi chỉ phát triển ở trẻ từ 5 tuổi
đến tuổi dậy thì, do đó trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ít bị chảy máu cam.
Các xoang hàm đến 2 tuổi mới phát triển. Xoang sang có từ lúc mới sinh
nhưng chưa biệt hóa đầy đủ. Do đó trẻ ít bị viêm xoang.
1.1.2. Họng - Hầu
Họng, hầu trẻ em tương đối hẹp và ngắn, có hướng thẳng đứng, hình phễu
hẹp, mềm và nhẵn. Họng phát triển mạnh nhất trong năm đầu và tuổi dậy thì.
Dưới 3 tuổi họng trẻ em trai và gái dài như nhau. Từ 3 tuổi trở đi họng trẻ
em trai dài hơn trẻ em gái.
Niêm mạc họng được phủ một lớp biểu mơ rung hình trụ.
Vịng bạch huyết Waldayer phát triển từ 4 - 6 tuổi cho đến tuổi dậy thì. Ở trẻ
dưới 1 tuổi chỉ có VA (Amidan vịm) phát triển. Từ 2 tuổi trở lên Amidan khẩu
cái mới phát triển. Khi các tổ chức này bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng đến chức
năng hơ hấp vì trẻ phải thở bằng miệng.
1.1.3. Thanh khí phế quản
11


Lịng thanh khí phế quản ở trẻ em tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi kém phát
triển, vòng sụm mềm dễ biến dạng, niêm mạc nhiều mạch máu. Do đó trẻ dễ bị
nhiễm trùng đường hô hấp, niêm mạc thanh khí phê quản dễ bị phù nề, xuất tiết,
biến dạng.
1.1.4. Phổi
Phổi trẻ em lớn dần theo tuổi. Ở trẻ sơ sinh trọng lượng phổi là 50 - 60 gam,
6 tháng tuổi tăng gấp 3 lần, 12 tuổi tăng gấp 10 lần và người lớn gấp 20 lần.
Thể tích phổi của trẻ sơ sinh là 65 - 67 ml, đến 12 tuổi tăng gấp 10 lần.
Tổng số phế nang ở trẻ sơ sinh là 30.000.000, đến 8 tuổi tăng gấp 10 lần, ở

người lớn là 600 - 700 triệu.
Phổi trẻ em, nhất là trẻ nhỏ có nhiều mạch máu, mạch hạch và sợi cơ nhãn.
Vì vậy phổi trẻ em có khẳ năng co bóp lớn và tái hấp thu các chất dịch trong phế
nang nhanh chóng.
Tuy nhiên phổi trẻ nhỏ ít tổ chức đàn hồi, nhất là xung quanh các phế nang
và thành mao mạch, các cơ quan ở lồng ngực cũng chưa phát triển đầy đủ nên
lồng ngực di động kém, trẻ dễ bị xẹp phổi, khí phế thũng, dãn phế nang…
Rốn phổi gồm phế quản gốc, thần kinh, mạch máu và nhiều hạch bạch huyết
ở trung thất, thượng đòn và cổ. Các hạch có xoang rộng, nhiều mạch máu nên dễ
bị viêm nhiễm.
1.1.5. Màng phổi
Màng phổi ở trẻ, nhất là trẻ sơ sinh, rất mỏng dễ bị dãn khi hít vào sâu hoặc
khi tràn dịch, tràn khí màng phổi.
Khoang màng phổi ở trẻ nhỏ dễ bị thay đổi do lá thành của màng phổi dính
vào lồng ngực khơng chắc. Sự tích dịch, khí ở trong khoang màng phổi dễ gây
hiện tượng chuyển dịch các cơ quantrung thất. Trung thất lại được bao bọc bởi
các tổ chức xốp và lỏng lẻo nên dẽ gây hiện tượng rối loạn tuần hoàn trần trọng.
1.1.6. Trung thất
Trung thất trẻ em tương đối lớn hơn so với người lớn, mềm mại và dễ co giãn.
1.1.7. Lồng ngực
Ở trẻ sơ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, lồng ngực có đặc điểm:
12


- Ngắn, hình trụ, đường kính trước sau gần.
- Xươn sườn nằm ngang và thẳng góc với cột sống.
- Cơ hoành nằm cao và cơ liên sườn chưa phát triển đầy đủ
- Do đó trẻ thở lồng ngực ít thay đổi:
Khi trẻ lớn và biết đi: Các xương sườn chếch xuống. Đường kính ngang của
lồng ngực tăng nhanh và gấp đơi đường kính trước sau. Do đó trẻ thở, lồng ngực

di động được nhiều hơn, trẻ thở sâu hơn và xuất hiện thở ngực. Ở trẻ nhỏ, lồng
ngực dễ bị biến dạng làm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
1.2. Nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ em [12]
1.2.1. Khái niệm
Nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính là một nhóm bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây
nên những tổn thương viêm cấp tính ở một phần hay tồn bộ hệ thống đường hô
hấp kể từ tai, mũi, họng cho đến phổi, màng phổi.
1.2.2. Nguyên nhân
Đa số các trường hợp NKHHCT ở trẻ em là do virus (60-70%) vì:
- Phần lớn các virus có ái lực với đường hơ hấp.
- Khả năng lây lan của virus rất dễ dàng
- Tỷ lệ người lành mang virus cao
- Khả năng miễn dịch đối với virus yếu và ngắn.
Dựa vào kết quả nghiên cứu virus học, các tác giả nhận thấy các virus thường
gặp gây NKHHCT ở trẻ em xếp thứ tự như sau:
- Virus hợp bào hô hấp (Respiratory Syricitial virus)
- Virus cúm (Influenzae virus)
- Virus á cúm (Parainfluenzae virus)
- Virus sởi
- Adenovirus
- Rhinovirus
- Enterovirus
- Cornavirus
13


Ở Việt Nam các nghiên cứu bước đầu của Viện Bảo vệ sức khỏe trẻ em và
khoa Nhi Bệnh phương pháp chẩn đoán huyết thanh (phản ứng kết hợp bổ thể) và
phương pháp miễn dịch huỳnh quang cho thấy virus gây bệnh NKHHCT ở trẻ em
đứng hàng đầu là virus hợp bào hơ hấp (Respiratory Syncitial Virus). Sau đó là

các loại virus cúm, á cúm và adenovirus.
Vi khuẩn còn là nguyên nhân quan trọng gây NKHHCT ở trẻ em, đặc biệt là
các nước đang phát triển.
Các loại vi khuẩn thường gặp xếp thứ tự như sau:
- Haemophilus influenzae
- Streptococcus pneumoniae
- Moracella catarrhalis
- Staphylococcus aureus
- Bordetella
- Klebsiella pneumonine
- Chlamydia trachomatis
- Các loại vi khuẩn khác
Trong các loại vi khuẩn kể trên thì Haemophilusinfluenzae và Streptococcus
pneumoniae là hai loại vi khuẩn thường gặp nhất và là nguyên nhân chính gây
NKHHCT ở trẻ em.
Ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu cũng cho kết quả tương tự. Sau đây
là một trong nhiều kết quả nghiên cứu về nguyên nhân vi khuẩn gây NKHHCT ở
trẻ em Việt Nam (kết quả nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ phối hợp với Viện
Bảo vệ sức khoẻ trẻ em tại một phường ở Hà Nội).
Bảng 1.1. Vi khuẩn gây NKHHCT ở trẻ em Việt Nam
Vi khuẩn
Dương tính
Âm tính
Streptococcuspneumoniae
Haemophilus influenzae
Branbanella catarrhalis
Staphylococcus aureus
Streptococcus pyogenes

Số lượng

191
194
109
39
36
5
2
14

Tỷ lệ %
49,6
50,4
57,6
20,4
18,8
2,6
1,04


Các kết quả nghiên cứu khác cũng tương tự, nghĩa là hai loại vi khuẩn thường
gặp gây NKHHCT ở trẻ em Việt Nam vẫn là Streptococcus pneumoniae và
Haemophilus influenzae.
1.2.3. Yếu tố nguy cơ
- Tuổi: tuổi càng nhỏ càng dễ bị NKHHCT, thường gặp chủ yếu ở trẻ
dưới 3 tuổi.
- Thời tiết: bệnh thường gặp vào mùa đông xuân, thời tiết lạnh, thay đổi độ
ẩm và chuyển mùa (tháng 4-5 và tháng 9-10 là những tháng chuyển mùa từ xuân
sang hè và từ hè chuyển sang thu đông).
- Môi trường: môi trường vệ sinh kém nhà ở chật chội, ẩm thấp, nhiều
bụi, khói (thuốc lá, bếp than...).

- Yếu tố dinh dưỡng, bệnh tật: NKHHCT hay gặp ở trẻ suy dinh dưỡng,
đẻ non, không được bú sữa mẹ, tim bẩm sinh, tiêu chảy kéo dài...
- Cơ địa: những trẻ có cơ địa dị ứng, thể tạng tiết dịch...
1.2.4. Phân loại
Để phát hiện kịp thời và xử lý đúng các trường hợp NKHHCT ở trẻ em, trước
hết phải đánh giá và phân loại đúng dựa theo vị trí tổn thương nhất là dựa theo
mức độ nặng nhẹ của bệnh.
a. Phân loại theo vị trí giải phẫu:
Nhiễm khuẩn hơ hấp dưới ít gặp hơn và thường là nặng bao gồm các trường
hợp viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và viêm phổi - màng phổi.
Có nhiều cách nhưng hiện nay người ta đã thống nhất lấy nắp thanh quản
làm ranh giới. Nếu tổn thương trên nắp thanh quản là NKHH trên, tổn thương các
bộ phận dưới nắp thanh quản là NKHH dưới.

15


Nhiễm khuẩn hô hấp trên bao gồm ho, cảm lạnh, viêm tai giữa, viêm mũi
họng (trong đó có viêm VA, amidan...) phần lớn các trường hợp NKHHCT ở trẻ
em là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (70-80%) và thường là nhẹ.

Hình 1. 1 Sự phân loại NKHHCT theo vị trí giải phẫu
Nhiễm khuẩn hơ hấp dưới ít gặp hơn và thường là nặng bao gồm các trường
hợp viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và viêm phổi - màng phổi.
b. Phân loại theo mức độ nặng nhẹ: Thường được sử dụng trong thực tế để
xây dựng phác đồ chẩn đốn và xử trí.
- NKHHCT có thể nhẹ (khơng viêm phổi) khơng cần dùng kháng sinh, chăm
sóc tại nhà.
- NKHHCT thể vừa (viêm phổi) dùng kháng sinh điều trị tại nhà, trạm xá.
- NKHHCT thể nặng (viêm phổi nặng) đến bệnh viên điều trị.

- NKHHCT thể rất nặng (viêm phổi rất nặng hoặc bệnh rất nặng) cần
điều trị cấp cứu tại bệnh viện.

16


Bảng 1.2. Phác đồ xử trí nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ dưới 2 tháng tuổi
Phân loại
Bệnh rất nặng
Nội dung

Dấu hiệu

Viêm phổi
nặng

Không viêm phổi (Ho,
cảm lạnh)

- Bú kém hoặc bỏ bú - Co rút lồng - Không co rút lồng
- Co giật
ngực mạnh
ngực mạnh
- Ngủ li bì khó đánh - Thở nhanh(60 - Không thở nhanh
thức
lần/phút trở (dưới 60 lần/phút)
- Thở rít khi nằm n lên)
- Khị khè
- Sốt hoặc hạ nhiệt
độ

- Gửi cấp cứu đi - Gửi gấp đi - Hướng dẫn bà mẹ
bệnh viện
bệnh viện
theo dõi
- Giữ ấm cho trẻ
- Giữ ấm ho trẻ - Chăm sóc tại nhà
- Cho liều kháng - Cho
liều - Tăng cường cho bú
sinh đầu

Xử trí

kháng
sinh
đầu
(Nếu
khơng có điều
kiện gửi đi
bệnh
viện
phải điều trị
với một kháng
sinh và theo

mẹ
- Làm sạch mũi nếu
gây cản trở bú
- Đưa trẻ đến bệnh viện
nếu:
+ Thở trở nên khó khăn

+ Nhịp thở nhanh
+ Ăn kém cho ăn khó

dõi sát

khăn
+ Trẻ ốm hơn, mệt hơn

17


Bảng 1.3. Phác đồ xử trí NKHHCT ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi
Phân loại

Không viêm
Bệnh rất nặng
Viêm phổi phổi (Ho, cảm
Nội dung
lạnh)
- Không uống - Co rút lồng - Không co - Không co
được thuốc
ngực
rút
lồng
rút
lồng
- Co giật
ngực
ngực mạnh
- Ngủ li bì khó

Thở nhanh
- Khơng thở
Dấu hiệu
đánh thức
nhanh)
- Thở rít khi nằm
yên
Suy dinh dưỡng
- Gửi cấp cứu đi - Gửi cấp cứu - Hướng dẫn - Nếu ho trên
bệnh viện
đi bệnh viện

mẹ
30 ngày cần
- Cho liều kháng - Cho
liều chăm sóc
đến
bệnh
sinh đầu
kháng sinh tại nhà.
viện khám
- Điều trị sốt đầu
- Cho một
tìm ngun
(nếu có)
- Điều trị sốt kháng sinh
nhân
- Điều trị khị (nếu có)
- Điều trị sốt - Đánh giá và
khè (nếu có)

- Điều trị khị (nếu có)
xử trí vấn đề
- Nếu nghi ngờ khè (nếu có) - Điều
trị
tai
hoặc
sốt rét cho - Nếu khơng khị
khè
họng (nếu
Xử trí
uống
thuốc có điều kiện (nếu có)
có)
chống sốt rét
chuyển
đi - Theo dõi - Đánh giá và
bệnh
viện sát sau 2
xử trí các
phải điều trị ngày (hoặc
vấn đề khác.
với
một sớm hơn - Hướng dẫn
kháng sinh nếu
tình
bà mẹ:
và theo dõi trạng xấu)
+ Điều trị
sát sao.
phải đánh

sốt (nếu có)
giá lại.
+Điều
trị
khị
khè
(nếu có)
1.3. Kỹ thuật vỗ rung lồng ngực cho trẻ NKHHCT [13]
Viêm phổi
nặng

1.3.1. Đại cương
Vỗ rung là phương pháp điều trị nhằm giải phóng đờm dịch ra khỏi phổi nhờ
chủ động tác động một lực cơ học và các kỹ thuật trị liệu hô hấp.
Kỹ thuật vỗ rung sử dụng trọng lực và vỗ rung để làm long các dịch tiết
quánh, dính ở phổi vào đường thở lớn để người bệnh ho ra ngoài giúp tăng hiệu
18


quả điều trị, giảm biến chứng, giảm số ngày nằm viện và cải thiện chức năng phổi
cho người bệnh.
1.3.2. Chỉ định
Các tình trạng bệnh lý của nhóm bệnh nung mủ phổi phế quản:
- Áp xe phổi.
- Viêm phế quản mạn.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Giãn phế quản.
- Lao phổi.
- Tình trạng viêm nhiễm sau phẫu thuật phổi.
- Ứ đọng đờm dãi do nằm lâu: Tai biến mạch máu não, liệt tủy...

1.3.3. Chống chỉ định
- Ho máu nặng.
- Các tình trạng bệnh lý cấp tính chưa kiểm sốt được: Phù phổi cấp, suy tim
xung huyết, tràn dịch màng phổi số lượng nhiều, nhồi máu phổi, tràn khí màng phổi.
- Các bệnh lý tim mạch không ổn định: rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp nặng
hoặc tụt huyết áp, nhồi máu cơ tim mới.
- Mới phẫu thuật thần kinh.
1.3.4. Chuẩn bị
a, Người thực hiện
Kỹ thuật viên vỗ rung: Cởi bỏ nhẫn và các trang sức khác như đồng hồ, vòng
đeo tay.
b, Phương tiện
- Ca, cốc để khạc đờm.
- Khăn lau đờm dãi
c, Người bệnh
- Người bệnh cởi bỏ bớt quần áo chật, trang sức, cúc áo và khóa quanh vùng
cổ, ngực và thắt lưng; mặc quần áo mỏng, nhẹ, có thể dùng thêm một khăn đặt lên
vùng vỗ rung để giảm đau khi vỗ rung, không vỗ rung trực tiếp lên da trần.
19


- Để người bệnh ở tư thế thích hợp cho dẫn lưu tư thế tùy theo vị trí tổn
thương phổi.
1.3.5. Các bước tiến hành
- Vỗ: Kỹ thuật viên khum bàn tay vỗ đều trên thành ngực sao cho các cạnh
của bàn tay tiếp xúc với thành ngực. Việc vỗ được tiến hành liên tục, nhịp nhàng
tạo ra áp lực dương dội đều vào lồng ngực người bệnh gây long đờm mà khơng
gây đau cho người bệnh.

Hình 1.2. Tư thế bàn tay đúng khi vỗ rung

- Rung: Kỹ thuật viên đặt lòng bàn tay phẳng áp vào thành ngực người bệnh
tương ứng với thùy phổi bị tổn thương, căng các cơ vùng cánh tay và vai để tạo
ra sự rung và ấn nhẹ lên vùng được rung (kỹ thuật viên có thể đặt tay còn lại lên
bàn tay áp vào thành ngực người bệnh và đẩy tay để tạo ra sự rung).
- Yêu cầu người bệnh thở ra thật từ từ hết sau đó hít sâu và ho khạc đờm vào
chậu đựng đờm. Vệ sinh mũi miệng sạch sau ho.
- Mỗi lần vỗ rung kéo dài khoảng 15 - 30 phút, với những người bệnh có thể
trạng yếu hoặc sức chịu đựng kém, ban đầu thời gian vỗ rung có thể ngắn, nhưng
sau đó kéo dài dần. Mỗi ngày nên làm 3 lần (sáng, chiều và tối).
- Thời gian đầu, việc vỗ rung cho người bệnh thường được đảm trách bởi các
nhân viên y tế, sau đó cần hướng dẫn tỷ mỉ cho người nhà người bệnh kỹ thuật vỗ
rung để có thể thực hiện thường xuyên khi người bệnh ra viện đặc biệt những
người bệnh mắc bệnh giãn phế quản.

20


1.3.6. Chú ý
- Kỹ thuật vỗ rung dẫn lưu tư thế tốt nhất nên tiến hành trước bữa ăn hoặc
sau bữa ăn 1-2 giờ để hạn chế nguy cơ người bệnh bị nôn (thường vào buổi sáng
sớm hoặc trước khi đi ngủ).
- Việc vỗ rung chỉ nên thực hiện trên vùng ngực có khung xương sườn, tránh
vùng cột sống, vú, dạ dày và vùng bờ sườn để hạn chế nguy cơ chấn thương lách,
gan và thận.
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay các nước đang phát triển, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp vẫn
là nguyên nhân mắc bệnh và tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi [14], [15].
Theo số liệu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), mỗi trẻ em trung bình trong 1
năm mắc NKHHCT từ 4 đến 9 lần, ước tính trên tồn cầu mỗi năm có khoảng 2

tỷ lượt trẻ mắc NKHHCT chiếm 19 - 20% số trẻ dưới 5 tuổi tử vong trên toàn cầu.
Tỷ lệ tử vong do NKHHCT ở các nước đang phát triển cũng như ở Việt Nam cao
gấp 30 - 50 lần ở các nước phát triển. Theo số liệu của WHO, hàng năm có khoảng
4 triệu trẻ em tử vong vì NKHHCT, trong đó trên 90% là các nước đang phát triển
[16]. Tỷ lệ trẻ tử vong do viêm phổi chiếm gần 1/5 số trẻ tử vong trên toàn thế
giới. Ở Châu Âu, tỷ lệ viêm phổi chiếm từ 30 đến 40 trường hợp/1000 trẻ/năm
[17], [18].
Viêm phổi gây ra khoảng 750.000 trẻ em tử vong mỗi năm ở các nước châu
Phi, vùng hạ Sahara. Việc thiếu khả năng tiếp cận để tư vấn và xử lý nguyên nhân
gây ra gánh nặng này[19].
Theo nghiên cứu của Kumar SGanesh, Majumdar A và cộng sự (2015) trên
509 bà mẹ của trẻ dưới 5 tuổi NKHHCT. Tỷ lệ mắc NKHHCT được quan sát là
59,1%, thành thị 63,7% và nông thôn 53,7%. Trình độ học vấn, điều kiện kinh tế
của người mẹ có liên quan đáng kể đến NKHHCT. Cải thiện điều kiện sống có
thể giúp giảm gánh nặngNKHHCT trong cộng đồng [20].
21


Nghiên cứu của Leslie H. Kirilloff, Gregory R. Owens, Robert M. Rogers,
Marion C. Mazzocco về “Vỗ rung lồng ngực và dẫn lưu tư thế ở bệnh nhân giãn
phế quản” đánh giá trên 13 bệnh nhân giãn phế quản ổn định để xác định ảnh
hưởng của vật lí trị liệu lồng ngực lên chức năng phổi, oxy động mạch và xuất tiết
đờm. Kết quả cho thấy vật lí trị liệu lồng ngực an toàn, dung nạp tốt và hỗ trợ
bệnh nhân tống đờm ra ngoài [21].
Nghiên cứu của A. Gallon “Đánh giá tác dụng phương pháp vỗ rung lồng
ngực trong điều trị bệnh nhân có nhiều đờm”. Tác dụng của phương pháp vỗ rung
lồng ngực đã được nghiên cứu trên 9 bệnh nhân có số lượng đờm nhiều. Điều trị
bao gồm dẫn lưu tư thế (PD) và kỹ thuật thở cưỡng bức (FET) tạo ra đờm với tốc
độ 0.831 g 𝑚𝑖𝑛 . Khi phương pháp vỗ rung lồng ngực được đưa vào phác đồ
điều trị thì tốc độ tống đờm ra ngoài lớn hơn đáng kể (p<0,05), là 1.231g 𝑚𝑖𝑛

đối với phương pháp vỗ rung nhanh và 1.040g 𝑚𝑖𝑛

đối với phương pháp vỗ

rung chậm. Chức năng phổi và độ bão hòa oxy không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ
phác đồ điều trị nào. Nghiên cứu này chứng minh rằng vỗ rung lồng ngực là một
phương pháp hỗ trợ hữu ích trong điều trị bệnh nhân có nhiều đờm [22].
Theo nghiên cứu của J.A Pryor và cộng sự vỗ rung lồng ngực cũng đã được
chứng minh giúp tăng oxy máu [23], [24]. Nhưng khi vỗ rung lồng ngực trong
thời gian ngắn (<30 giây) kết hợp với các bài tập giãn nở lồng ngực thì khơng thấy
giảm độ bão hịa oxy [25]. Những bệnh nhân bị yếu hoặc liệt thần kinh cơ, những
người bị suy giảm trí tuệ vỗ rung lồng ngực là một kỹ thuật khai thơng đường thở
hữu ích, giúp kích thích ho.
1.4.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Tại Việt Nam, NKHHCT là bệnh phổ biến có tỷ lệ mắc và tử vong cao [14],
đứng đầu các bệnh trong nhóm nhiễm trùng cấp tính, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi
(Theo ước tính hàng năm có khoảng 30 –50% số trẻ đến khám vì NKHHCT) [26].
Mỗi năm có khoảng 20 ngàn đến 30 ngàn trẻ dưới 5 tuổi chết vì NKHHCT chủ
yếu là do bệnh viêm phổi chiếm khoảng 22 -24 ngàn trẻ tử vong [27].
Theo nghiên cứu của Mai Anh Tuấn (2008) trên 552 trẻ em tại Bắc Kạn:
Không viêm phổi, ho hoặc cảm lạnh chiếm 35,69 %; viêm phổi là 4,17 %; viêm
22


phổi nặng hoặc bệnh rất nặng là 0,91%. Tỷ lệ mắc NKHHCT tăng dần theo nhóm
tuổi. Nhóm tuổi từ 12 –35 tháng tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất 45,02%. Ở thể khơng
viêm phổi, ho hoặc cảm lạnh trẻ có tỷ lệ mắc tăng dần theo nhóm tuổi, mắc cao
nhất ở nhóm 36 – 59 tháng tuổi: 39,37%. Trẻ nam tại khu vực nghiên cứu có tỷ lệ
mắc NKHHCT là 38,36%, tỷ lệ mắc ở trẻ nữ là 43,72% [28].
Nghiên cứu của Hoàng Thúy Hằng và Hoàng Thị Nguyệt về “Đánh giá tình

trạng hơ hấp trước và sau vỗ rung liệu pháp ở trẻ dưới 2 tháng mắc viêm phế quản
phổi điều trị nội trú tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp”, nhằm so sánh
mức độ cải thiện tình trạng hơ hấp với liệu pháp vỗ rung. Với 58 trẻ được chọn
can thiệp vỗ rung, nghiên cứu nhận ra rằng có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê về
SpO2 (74,2%), nhịp thở (43.1%), rút lõm lồng ngực 25.9%, khị khè 44.8%. Và
khơng có ca nào xảy ra tai biến [29].
Nghiên cứu của Đỗ Thị Bích Vân và cộng sự (2012) “15 nhận xét kết quả
của vỗ rung liệu pháp trong điều trị viêm phổi sơ sinh không thở máy tại Bệnh
viện Nhi Trung ương” trên 43 bệnh nhân. Trong đó, chủ yếu là bệnh nhân s uy hơ
hấp nhẹ đến vừa, bệnh nhân có nhịp thở nhanh (> 60 l/p) chiếm 69,77%, SpO2 từ
85% trở lên, co kéo cơ hơ hấp (15/43 chiếm 33,85%) khơng có bệnh nhân nào có
nhịp thở chậm. Kết thúc đợt điều trị liệu pháp cho 43 bệnh nhi trên lâm sàng chỉ
còn 14% bệnh nhân có nhịp thở nhanh, khị khè được cải thiện 69,8%, co rút lồng
ngực chỉ cịn có 4,65%. Kết quả nghiên cứu vỗ rung trên 43 trẻ sơ sinh (dưới 28
ngày tuổi), 100% số trẻ được vỗ rung từ 1- 3 lần trở lên, các trẻ được vỗ rung ít
nhất 2 ngày, kết quả sau mỗi lần vỗ rung cho thấy: Các chỉ số hơ hấp có sự thay
đổi có ý nghĩa thống kê với kiểm định trung bình trước và sau [30].
Nghiên cứu của bác sĩ Nguyễn Thị Thành “ Những nhận xét ban đầu về thực
hiện vỗ rung liệu pháp hô hấp trong điều trị viêm phổi ở trẻ em khoa hô hấp Nhi
bệnh viện Xanhphôn’’ [29].
1.5. Vai trị của truyền thơng giáo dục sức khỏe đối với việc nâng cao kiến
thức và thực hành
1.5.1. Khái niệm
23


Truyền thông giáo dục sức khoẻ giống như giáo dục chung, là q trình tác
động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người nhằm
nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành gia đình và cộng đồng [8].
Truyền thơng giáo dục sức khoẻ nói chung tác động vào 3 lĩnh vực: Kiến thức của

con người về sức khoẻ, thái độ của con người đối với sức khoẻ, thực hành hay
cách ứng xử của con người đối với bảo vệ và nâng cao sức khoẻ. Thực chất truyền
thông giáo dục sức khoẻ là q trình dạy và học, trong đó tác động giữa người
thực hiện giáo dục sức khỏe và người được giáo dục sức khỏe theo hai chiều.
Người thực hiện truyền thông giáo dục sức khoẻ không phải chỉ là người "Dạy"
mà cịn phải biết "Học" từ đối tượng của mình. Thu nhận những thông tin phản
hồi từ đối tượng được truyền thông giáo dục sức khoẻ là hoạt động cần thiết đển
gười thực hiện truyền thông giáo dục sức khoẻ điều chỉnh, bổ sung hoạt động của
mình nhằm nâng cao kỹ năng, nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông giáo
dục sức khoẻ.
Sự tập trung của truyền thông giáo dục sức khoẻ là vào lý trí, tình cảm và
các hành động nhằm thay đổi hành vi có hại, thực hành hành vi có lợi mang lại
cuộc sống khỏe mạnh, hữu ích.Truyền thơng giáo dục sức khoẻ cũng là phương
tiện nhằm phát triển ý thức con người, phát huy tinh thần tự lực cánh sinh trong
giải quyết vấn đề sức khỏe của cá nhân và cộng đồng. Truyền thông giáo dục sức
khoẻ không phải chỉ là cung cấp thông tin hay nói với mọi người những gì họ cần
làm cho sức khỏe của họ mà là quá trình cung cấp kiến thức, tạo điều kiện thuận
lợi về môi trường để nâng cao nhận thức, chuyển đổi thái độ về sức khỏe và
thực hành hành vi sức khỏe lành mạnh. Điều cần phải ghi nhớ là không nên hiểu
truyền thông giáo dục sức khoẻ đơn giản như trong suy nghĩ của một số người coi
truyền thông giáo dục sức khoẻ chỉ là cung cấp thật nhiều thông tin về sức khỏe
cho mọi người. Mục đích quan trọng cuối cùng của truyền thông giáo dục sức
khoẻ là làm cho mọi người từ bỏ các hành vi có hại và thực hành các hành vi có
lợi cho sức khỏe, đây là một quá trình lâu dài, cần phải tiến hành theo kế hoạch,
kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, với sự tham gia của ngành y tế và các
ngành khác. Trong truyền thông giáo dục sức khoẻ chúng ta quan tâm nhiều đến
24



×