Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

2020 KAP PHÒNG BỆNH sâu RĂNG của HS TIỂU học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.45 KB, 50 trang )

SỞ Y TẾ KHÁNH HỊA
TRUNG TÂM KIỂM SỐT BỆNH TẬT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
MÔ TẢ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
PHÒNG BỆNH SÂU RĂNG Ở HỌC SINH TIỂU HỌC
TẠI THỊ XÃ NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2020

Chủ nhiệm đề tài: Lê Hiếu Thùy Anh
Cơ quan chủ trì thực hiện đề tài: Trung Tâm Kiểm sốt bệnh tật tỉnh Khánh Hòa

Nha Trang - 2020


SỞ Y TẾ KHÁNH HỊA
TRUNG TÂM KIỂM SỐT BỆNH TẬT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
MÔ TẢ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
PHÒNG BỆNH SÂU RĂNG Ở HỌC SINH TIỂU HỌC
TẠI THỊ XÃ NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2020

Chủ nhiệm đề tài

Cơ quan chủ trì thực hiện đề tài

Lê Hiếu Thùy Anh

Nha Trang - 2020



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. 5
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................................ 6
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 7
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 9
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 10
1.1. Bệnh sâu răng....................................................................................................... 10
1.1.1. Khái niệm....................................................................................................... 10
1.1.2. Nguyên nhân gây bệnh sâu răng .................................................................... 10
1.1.3. Biểu hiện bệnh sâu răng................................................................................. 11
1.1.4. Phòng bệnh sâu răng ...................................................................................... 11
1.1.5. Thực hành cách chải răng đúng ..................................................................... 12
1.2. Tình hình bệnh sâu răng ở trẻ em trên thế giới và tại Việt Nam ......................... 12
1.2.1. Tình hình bệnh sâu răng ở trẻ em trên thế giới ............................................. 12
1.2.2. Tình hình bệnh sâu răng ở trẻ em tại Việt Nam ............................................ 13
1.3. Một số nghiên cứu về kiến thức, thực hành phòng bệnh sâu răng trên thế giới và
Việt Nam ..................................................................................................................... 14
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới .......................................................................... 14
1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ........................................................................ 14
1.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phịng bệnh sâu răng15
1.5. Chương trình Nha học đường .............................................................................. 15
1.6. Chương trình nha học đường ở tỉnh Khánh Hòa ................................................. 16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 17
2.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................... 17
2.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................ 17
1



2.4. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 17
2.5. Cỡ mẫu nghiên cứu .............................................................................................. 17
2.6 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 18
2.6.1. Phương pháp chọn mẫu: ................................................................................ 18
2.6.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 18
2.6.3. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh sâu răng ở
học sinh .................................................................................................................... 19
2.6.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................. 19
2.7. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................................. 19
2.8. Sai số và biện pháp khắc phục sai số ................................................................... 20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 21
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .................................................................... 21
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh sâu răng ở học sinh tiểu học ............. 22
3.2.1. Kiến thức phòng bệnh sâu răng ..................................................................... 22
3.2.2. Thái độ phòng bệnh sâu răng ở học sinh ....................................................... 24
3.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh sâu
răng của học sinh ........................................................................................................ 26
3.3.1. Các yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng chống bệnh sâu răng của các
học sinh .................................................................................................................... 26
3.3.2. Các yếu tố liên quan đến thái độ về phòng chống bệnh sâu răng của các học
sinh ........................................................................................................................... 28
3.3.3. Các yếu tố liên quan đến thực hành về phòng chống bệnh sâu răng của các
học sinh .................................................................................................................... 30
3.3.4. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành về phòng bệnh sâu răng
của học sinh ............................................................................................................. 32
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .................................................................... 34
4.2. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh sâu răng ở học sinh tiểu học ............. 34
4.2.1. Kiến thức phòng bệnh sâu răng ..................................................................... 34
4.2.2. Thái độ phòng bệnh sâu răng ở học sinh ....................................................... 34
2



4.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh sâu
răng của học sinh ........................................................................................................ 35
4.3.1. Các yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng chống bệnh sâu răng của các
học sinh .................................................................................................................... 35
4.3.2. Các yếu tố liên quan đến thái độ về phòng chống bệnh sâu răng của các học
sinh ........................................................................................................................... 36
4.3.4. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành về phòng bệnh sâu răng
của học sinh ............................................................................................................. 37
KIẾN NGHỊ .................................................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 40

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HS

Học sinh

KAP

Knowledge, attitude, practice (Kiến thức, thái độ, thực hành)

PHHS

Phụ huynh học sinh

VSRM


Vệ sinh răng miệng

WHO

World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu (học sinh) .............................................. 21
Bảng 3.2. Kiến thức của học sinh về phòng bệnh sâu răng ........................................... 22
Bảng 3.3. Thái độ của học sinh về phòng bệnh sâu răng............................................... 25
Bảng 3.4. Thực hành đúng của học sinh về phòng bệnh sâu răng ................................. 26
Bảng 3. 5. Mối liên quan giữa giới tính và kiến thức phịng bệnh sâu răng .................. 26
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và kiến thức phòng bệnh sâu răng ...... 27
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa người cung cấp kiến thức về răng miệng cho học sinh và
kiến thức phòng bệnh sâu răng ở học sinh ..................................................................... 27
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa nhà trường và kiến phòng bệnh sâu răng ....................... 28
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa giới tính và thái độ phòng bệnh sâu răng ....................... 28
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và thái độ phòng bệnh sâu răng ........ 29
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa người cung cấp kiến thức về răng miệng cho học sinh
và thái độ phòng bệnh sâu răng ở học sinh .................................................................... 29
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa nhà trường và thái độ phòng bệnh sâu răng ở học sinh
........................................................................................................................................ 30
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa giới tính và thực hành phòng bệnh sâu răng ............... 30
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và thực hành phịng bệnh sâu răng ... 31
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa người cung cấp kiến thức về răng miệng cho học sinh
và thực hành phòng bệnh sâu răng ở học sinh ............................................................... 31

Bảng 3.16. Mối liên quan giữa nhà trường và thực hành phòng bệnh sâu răng ở học
sinh ................................................................................................................................. 32
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ phòng bệnh sâu răng ................... 32
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng bệnh sâu răng .............. 33
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thái độ và thực hành phòng bệnh sâu răng .................. 33

5


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1. Kiến thức chung về phòng bệnh sâu răng ở học sinh............................... 23
Biểu đồ 3. 2. Thái độ chung về phòng bệnh sâu răng ở học sinh .................................. 24
Biểu đồ 3.3. Thực hành chung về phòng bệnh sâu răng ở học sinh .............................. 25

6


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sâu răng là một trong những vấn đề lớn của sức khỏe cộng đồng [33]. Bệnh
có thể mắc từ rất sớm và gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi dân tộc, mọi vùng địa lý khác
nhau, mọi tầng lớp xã hội, trình độ văn hóa [17]. Bệnh sâu răng không chỉ gây cảm giác
đau, mất ngủ, khơng thoải mái, khó khăn trong việc ăn uống, mà còn là nguyên nhân
nghỉ học ở trường, ảnh hưởng đến kết quả học tập, và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống sau này [23]. Thêm vào đó bệnh sâu răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn
đến các biến chứng nguy hiểm như viêm tuỷ răng, viêm quanh cuống răng, và có thể gây
những biến chứng ở xa như viêm xoang hàm, viêm nội tâm mạc [1],[17].
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), gần nửa dân số thế giới bị ảnh hưởng bởi
bệnh sâu răng [34]. Trong đó, trẻ em có nguy cơ cao nhất (60-90% trẻ em trong độ tuổi
đi học bị sâu răng) [28]. Kết quả điều tra sức khỏe răng miệng do Viện Răng Hàm Mặt
và đại học Adelaide, Australia tiến hành, Việt Nam là một nước có tỷ lệ sâu răng rất cao,

và đặc biệt phổ biến trong lứa tuổi học sinh tiểu học. Trẻ em từ 6-8 tuổi có tỷ lệ sâu răng
sữa là 84,9%, sâu răng vĩnh viễn là 24,4%; ở trẻ em lứa tuổi 9-11, 56,3% sâu răng sữa
và 54,6% sâu răng vĩnh viễn [15],[16]. Tại Khánh Hòa, một nghiên cứu cho thấy trẻ em
sâu trên 10 răng chiếm 23,34%, sâu từ 6-10 răng chiếm 39,2% và sâu từ 1-5 răng chiếm
28,01% [4]. Điều đó cho thấy bệnh răng miệng ở trẻ em đang ở mức báo dộng địi hỏi
có những giải pháp phòng bệnh và điều trị hữu hiệu.
Để điều trị bệnh răng miệng và khắc phục hậu quả của nó cần chi phí rất cao, theo
WHO “Chi phí chữa răng rất lớn, ước tính chiếm khoảng 5-10% chi phí y tế ở các nước
cơng nghiệp, và nằm ngồi nguồn lực của nhiều nước đang phát triển”. Do vậy, dự phòng
bệnh răng miệng là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm giảm tỷ lệ sâu răng và gián tiếp làm
giảm chi phí cho vấn đề sức khỏe răng miệng cộng đồng. Thêm vào đó, phịng bệnh răng
miệng bằng các biện pháp dự phịng là q trình tương đối đơn giản, khơng phức tạp,
chi phí thấp, dễ thực hiện tại cộng đồng. Do đó phịng bệnh răng miệng sớm ngay ở lứa
tuổi học sinh khi mới cắp sách đến trường là chiến lược khả thi nhất [5], [33], [15], [24].
Mối quan hệ giữa sức khỏe răng miệng và kiến thức được chứng minh ở một số
nghiên cứu [23]. Sự hiểu biết tốt về bệnh răng miệng sẽ cho kết quả về thực hành chăm
sóc răng miệng tốt, và để phịng ngừa bệnh răng miệng [20],[25], [22], [30]. Nhận thấy
việc làm rõ thực trạng kiến thức, thực hành của học sinh tiểu học là cần thiết cho việc
7


đề xuất, triển khai các biện pháp tích cực nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh sâu răng, đề tài “Mô
tả kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh sâu răng ở học sinh tiểu học tại thị xã Ninh
Hòa, tỉnh Khánh Hòa năm 2020” được thực hiện.

8


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh sâu răng ở học sinh tiểu học tại

thị xã Ninh Hòa
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh
sâu răng ở học sinh tiểu học tại thị xã Ninh Hòa

9


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh sâu răng
1.1.1. Khái niệm
Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mơ cứng của răng do q trình hủy khống
gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng [1].
1.1.2. Nguyên nhân gây bệnh sâu răng
Do các men của vi khuẩn ở mảng bám răng tác động lên các thức ăn có nguồn
gốc Gluxit cịn dính lại ở bề mặt răng, chuyển hóa thành axit. Khi mơi trường axit
có pH <5,5 thì gây ra tổn thương hủy khống làm mất mơ cứng của răng và gây ra sâu
răng.
- Chủng vi khuẩn có khả năng gây sâu răng cao nhất trong nghiên cứu thực
nghiệm là Streptococus mutans (MS). Một số chủng vi khuẩn khác như Actinomyces,
Lactobacillus... cũng được xác định có khả năng gây ra sâu răng.
- Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng sâu răng:
+ Men răng: Men răng thiểu sản hay men răng kém khống hóa dễ bị huỷ khống
hơn và ảnh hưởng đến tiến triển của tổn thương sâu răng.
+ Hình thể răng: Các răng có hố rãnh sâu có nguy cơ sâu răng cao do sự tập trung
của mảng bám răng và khó làm sạch mảng bám răng. Có một tỷ lệ cao các trường hợp
sâu răng được bắt đầu từ hố rãnh tự nhiên của các răng.
+ Vị trí răng: Răng lệch lạc làm tăng khả năng lưu giữ mảng bám vì thế dễ bị sâu
răng hơn.
+ Nước bọt: Dòng chảy và tốc độ chảy của nước bọt là yếu tố làm sạch tự nhiên
để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn cịn sót lại. Tạo một lớp màng mỏng trên bề mặt của

răng từ nước bọt có vai trị như một hàng rào bảo vệ men răng khỏi pH nguy cơ. Ngồi
ra nước bọt cịn có tác dụng đề kháng với sâu răng. Nước bọt còn là nguồn cung cấp các
chất khống, hỗ trợ q trình tái khống để có thể phục hồi các tổn thương sâu răng sớm
+ Chế độ ăn nhiều đường, thói quen ăn uống trước khi đi ngủ hay bú bình kéo
dài đều làm tăng nguy cơ sâu răng.
+ Vệ sinh răng miệng đóng vai trị quan trọng nhất trong các yếu tố nguy
cơ gây sâu răng, là yếu tố làm sạch cơ học giúp làm giam hoặc mất các tác động
gây sâu răng của các yếu tố gây sâu răng khác [1].
10


1.1.3. Biểu hiện bệnh sâu răng
Sâu men: nhìn thấy một đốm trắng ngà hoặc hơi vàng, đen trên răng, bệnh
nhân chưa thấy ê buốt răng. Dùng thám châm thăm khám thấy mắc vào lỗ sâu.
Sâu ngà nơng: Có cảm giác ê buốt khi ăn chua, ngọt, uống nước lạnh.
Sâu ngà sâu: Có cảm giác đau khi ăn thức ăn lọt vào lỗ sâu, lấy thức ăn ra
thì hết đau
Viêm tủy: Nếu sâu răng không được hàn, sâu răng tiếp tục phá hủy răng, lỗ
sâu lớn dần và vào đến tủy. Lúc ấy bệnh nhân có thể đau nhức dữ dội, đau như
mạch đập, đau tự nhiên, không ăn cũng đau, đau thành cơn.
Khi sâu răng đến tủy có thể gây nhiều biến chứng: Tủy chết rồi thối gây
viêm quanh cuống răng, áp xe hay nang có thể hình thành trong xương, gây
viêm mô, tế bào, viêm xương. Lúc ấy không những đau đớn, ảnh hưởng đến sức
khỏe chung mà đôi khi cịn nguy hiểm đến tính mạng [6]
1.1.4. Phịng bệnh sâu răng
- Vệ sinh răng miệng: Vì sâu răng khơng tiến triển mà khơng có vi khuẩn
có trong men răng, việc loại bỏ mảng bám hàng ngày bằng cách đánh răng,
dùng chỉ nha khoa và súc miệng là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa
sâu răng và bệnh nha chu.
- Ứng dụng Florua: Florua ngăn ngừa sâu răng bằng cách ức chế khử

khoáng các cấu trúc tinh thể bên trong răng và tăng cường tái khống hóa. Bề
mặt được khử khống có khả năng chống lại sự tấn cơng của axit. Ngồi ra,
fluoride ức chế enzym vi khuẩn.
- Chất bịt kín và khe nứt: Phần lớn sâu răng ở trẻ nhỏ xảy ra trong hố và vết
nứt. Hố và vết nứt dễ bị sâu răng hơn; những khu vực này thường quá hẹp đối với bất
kỳ biện pháp vệ sinh răng miệng nào có hiệu qua. Bằng cách lấp đầy những bất thường
như vậy với vật liệu phục hồi lưu lượng, khu vực này trở nên ít nhạy cảm về mặt hình
thái. Vì vậy khám răng định kỳ là một hành động rất quan trọng việc phòng chống bệnh
sâu răng.
- Xylitol: Sucrose là nguyên nhân phổ biến gây sâu răng, và lượng đường
sucrose cao hơn làm tăng nguy cơ sâu răng. Tuy nhiên, không thể loại bỏ đường
từ chế độ ăn hiện đại. Do đó, chất thay thế đường được phát triển để giảm nguy
cơ sâu răng. Xylitol là một trong những chất thay thế đường. Xylitol có một
11


hương vị ngọt ngào so với đường, và nó khơng chỉ khơng gây bệnh, mà cịn
chống gây ung thư. Nó giữ các phân tử sucrose liên kết với MS, do đó ngăn chặn
sự trao đổi chất của nó [6].
1.1.5. Thực hành cách chải răng đúng
Thông thường, chúng ta đánh răng hằng ngày trước và sau khi ngủ dậy, hoặc sau
những bữa ăn. Nhưng chỉ đánh răng thường xuyên thôi là chưa đủ, bạn cần phải đánh
sao cho thật sạch và tránh làm tổn thương nướu.Thao tác đánh răng đúng cách sẽ loại bỏ
những mảng bám trên bề mặt răng, giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ, hạn chế tối đa các
bệnh do vi khuẩn gây nên như sâu răng, viêm lợi. Khi đánh răng không đúng cách, tạo
điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công vào răng, nướu, làm mòn lớp men răng và
gây hiện tượng nhạy cảm ê buốt răng. Ngồi ra, chải răng q mạnh cịn có thể làm tổn
thương nướu, gây viêm nướu và tụt nướu.
Hướng dẫn đánh răng đúng cách
Bước 1: Súc miệng với nước để làm sạch khoang miệng.

Bước 2: Rửa sạch bàn chải dưới vời nước trước khi đánh, sau đó lấy một lượng
kem đánh răng vừa đủ.
Bước 3: Đặt bàn chải nằm ngang và nghiêng khoảng 45 độ so với viền nướu, đầu
lông bàn chải phải tiếp xúc với cả răng và nướu. Đánh răng mặt ngoài trước, gồm tất cả
răng ở hàm trên và hàm dưới bằng cách chải nhẹ nhàng với khoảng cách 2- 3 răng từ
hàm trên xuống và từ hàm dưới lên, hoặc xoay tròn bàn chải đánh răng từ 5 - 10 lần để
lông bàn chải có thể chui vào từng kẽ răng để lấy được hết thức ăn bám vào răng.
Bước 4: Đánh mặt trong của răng tương tự như mặt ngoài. Đánh tất cả các răng ở
hàm trên và hàm dưới bằng động tác chải lên, xuống hoặc xoay tròn.
Bước 5: Đánh răng nhai bằng cách đặt lông bàn chải song song với mặt nhai của
răng, sau đó nhẹ nhàng đưa bàn chải từ trong ra ngoài khoảng 10 lần.
Bước 6: Chải mặt trên của lưỡi từ trong ra ngoài bằng bàn chải răng thơng thường
hoặc có thể bằng dụng cụ chải lưỡi chun dụng, để loại bỏ những vi khuẩn gây mùi
hôi.
Bước 7: Làm sạch lại khoang miệng bằng cách súc miệng với nước để khơng cịn
kem đánh răng trong miệng [13].
1.2. Tình hình bệnh sâu răng ở trẻ em trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.1. Tình hình bệnh sâu răng ở trẻ em trên thế giới
Một nghiên cứu của tác giả Petersen về tình trạng sức khỏe răng miệng và thái độ
về sức khỏe răng miệng của trẻ em từ 6-12 tuổi tại Thái Lan cho thấy 96,3% trẻ em 6
tuổi bị sâu răng; 70% trẻ 12 tuổi bị sâu răng [29].
12


Theo nghiên cứu của tác giả Wondemagegn Mulu về tình trạng bệnh sâu răng và
các yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học tại thành phố Bahir Dar, thuộc phía tây bắc
Ethiopia, Châu Phi thì 21,8% trẻ bị sâu răng [27].
Nghiên cứu của Chun Hung Chu năm 2012 tại Myanmar về thực trạng sâu răng
và thái độ của trẻ em cho thấy 25% trẻ 5 tuổi bị sâu răng và 15% trẻ 12 tuổi bị sâu răng;
Năm 2014, một nghiên cứu tương tự của Mittal ở vùng nông thôn Gurgaon, Ấn Độ cho

thấy tỷ lệ sâu răng ở trẻ 5 tuổi là 68,5% và 37.5% ở trẻ 12 [18], [26].
Năm 2019, theo kết quả nghiên cứu của Elzahaf tại Libya, Bắc Phi, 52,4% học
sinh tiểu học bị sâu răng (646/1288 học sinh) [23].
1.2.2. Tình hình bệnh sâu răng ở trẻ em tại Việt Nam
Kết quả điều tra răng miệng toàn quốc năm 2000 cho thấy tỷ lệ sâu răng ở trẻ 911 tuổi là 56,3% (với răng sữa), 54,6% (với răng vĩnh viễn). Tỷ lệ sâu răng ở trẻ em 68 tuổi là khá cao, cụ thể như sau: tỷ lệ sâu răng là 84,9% (với răng sữa), 56,3% (với răng
vĩnh viễn). Kết quả cho thấy tình hình sâu răng ở trẻ em Việt Nam có xu hướng tăng lên.
Ở vùng đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ từ 6-8 tuổi là 72,3% và tỷ lệ sâu
răng sữa là 103%; lứa tuổi 9-11 có tỷ lệ sâu răng sữa là 53,2% và 50,7% cho tỷ lệ sâu
răng vĩnh viễn [15].
Các nghiên cứu thực hiện tại các trường tiểu học ở Hà Nội cho thấy tỷ lệ sâu răng
ở học sinh tiểu học khá cao: tại trường tiểu học Nhật Tân, quận tây Hồ, 67% trẻ em bị
sâu răng; tại trường tiểu học Kim Liên, Đống Đa 55,74% học sinh tiểu học bị sâu răng;
tại trường tiểu học Sơn Đồng, huyện Hoài Đức cho thấy tỷ lệ sâu răng là 56,44% ở trẻ
em [4], [9], [10].
Năm 2010, tác giả Nơng Bích Thủy thực hiện nghiên cứu thực trạng sâu răng và
một số yếu tố nguy cơ ở học sinh tiểu học tỉnh Bắc Kạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy
83,5% trẻ bị sâu răng sữa và 42,2% trẻ bị sâu răng vĩnh viễn [12]
Tác giả Lê Quang Vương thực hiện đề tài nghiên cứu về thực trạng bệnh sâu răng
của học sinh trường tiểu học thị trấn Nơng Cống, tỉnh Thanh Hóa năm 2018. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sâu răng của học sinh là khá cao 62,7%, trong đó sâu răng sữa
68,5%, sâu răng vĩnh viễn 31,5% [3].

13


1.3. Một số nghiên cứu về kiến thức, thực hành phòng bệnh sâu răng trên
thế giới và Việt Nam
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Năm 2015, tại nghiên cứu của tác giả Ahmed về kiến thức, thái độ thực hành sức
khỏe răng miệng ở học sinh tiểu học khu vực nơng thơn tỉnh Assiut Governorate-Ai Cập

cho thấy 22,2% trẻ có kiến thức tốt; 72,3% trẻ có thái độ tốt về sức khỏe răng miệng
[18].
Nghiên cứu của Raga A Elzahaf về kiến thức, thái độ thực hành ở học sinh tiểu
học tại LiBya, Bắc Phi về phòng bệnh răng miệng cho thấy 32,8% trẻ có kiến thức tốt
liên quan đến sức khỏe răng miệng; 42.2% trẻ thực hành không đúng; và đa số trẻ có
thái độ kém trong việc phịng bệnh răng miệng [23]
Kết qua nghiên cứu thực trạng sâu răng và kiến thức, thái độ, thực hành về
phòng chống bệnh râu răng của 858 trẻ em từ 11 đến 13 tuổi là học sinh lớp 7 tại
các trường học khác nhau thuộc thành phố Manganore, Ấn Độ năm 2013 của
Baranya Shrikrishna Suprabha và cộng sự năm cho thấy: 44,5% học sinh có kiến
thức cao và 55,5% cịn lại có kiến thức thấp, họ thiếu kiến thức về sử dụng kem
đánh răng có chứa fluor và khơng sử dụng chúng [31].
1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hương (2003) về kiến thức, thái độ, thực hành
về chăm sóc sức khỏe răng miệng của học sinh tiểu học một số trường tại thành phố Thái
Nguyên cho thấy còn rất thấp, như kiến thức tốt 42,5%, thái độ tốt trong chăm sóc sức
khỏe răng miệng đạt 48,4%, thực hành vệ sinh răng miệng tốt chiếm 39,7% [11].
Nghiên cứu thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành trong phòng bệnh răng
miệng của học sinh tiểu học người Mông tỉnh Yên Bái năm 2011 cho kết qua:
Học sinh tiểu học người Mơng có kiến thức tốt trong phịng bệnh răng miệng
chiếm 38,1%, trung bình chiếm 42,26%, yếu chiếm 19,64%. Tỷ lệ học sinh có
thái độ tốt trong phịng bệnh răng miệng chiếm 52,48%, trung bình chiếm
34,08%, thái độ yếu chiếm 13,44%. Tỷ lệ học sinh có thực hành tốt trong phịng
bệnh răng miệng chiếm 28,62%, trung bình chiếm 37,88%, yếu chiếm 33,5% [7].
Trong nghiên cứu của tác giả Nơng Bích Thủy năm 2010, điểm trung bình kiến
thức - thái độ - hành vi vệ sinh răng miệng của học sinh tiểu học tỉnh Bắc Kạn ở mức
trung bình (6,56 ± 2,176). Trong đó, có 83,7% học sinh trả lời đúng nguyên nhân gây
14



sâu răng là do không chải răng và hay ăn đồ ngọt; 31,3% học sinh chải răng đúng cách;
88,2% trả lời đúng về cách dự phòng sâu răng [12]. Một nghiên cứu khác của tác giả
Nguyễn Thái Hồng (2012) thì tỷ lệ kiến thức tốt của học sinh tiểu học Bắc Kạn chiếm
36,9%, thái độ tốt 45,2%, thực hành tốt đạt 41% [8]
1.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh
sâu răng
Theo nghiên cứu của tác giả Ahmed tại Ai Cập năm 2015, lứa tuổi học sinh có
ảnh hưởng đến kiến thức và thái độ về bệnh răng miệng, cụ thể học sinh ở lứa tuổi lớn
hơn sẽ có kiến thức và thái độ tốt hơn (p<0,001) [18]. Tuy nhiên một nghiên cứu khác ở
Việt Nam năm 2018 cho thấy tuổi học sinh khơng liên quan đến kiến thức, thái độ phịng
bệnh sâu răng. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi
học sinh với thực hành phịng bệnh sâu răng. Trong đó, học sinh lớp 9 có thực hành tốt
hơn 3,4 lần so với học sinh lớp 6 (p<0,01; OR= 3,445; CI95%: 1,302-9,120) [6].
Nghiên cứu ở Ấn Độ năm 2013 và tại Việt Nam năm 2018 đều cho thấy tỷ lệ học
sinh nam có kiến thức tốt hơn học sinh nữ, tuy nhiên kết quả cả 2 nghiên cứu đều khơng
có ý nghĩa thống kê (lần lượt p=0,27; p=0,942) [6], [31].
Trong nghiên cứu của Nguyễn Huy Nam, tác giả chỉ ra rằng có mối liên quan có
ý nghĩa thống kê giữa kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh sâu răng ở học sinh
cấp trung học cơ sở. Trong đó, học sinh có kiến thức tốt sẽ thực hiện tốt các biện pháp
phòng bệnh sâu răng (p=0; OR = 6,257; CI95%:2,635-14,856); và học sinh có thái độ
tốt cũng sẽ dẫn đến thực hành tốt về phòng bện sâu răng (p=0,006; OR = 4,371;
CI95%:1,532-12,476) [6]
1.5. Chương trình Nha học đường
Trong khoảng hai thập niên trở lại đây, các nước phát triển đã thành công trong
việc giảm tỷ lệ sâu răng nhờ vào các biện pháp phịng bệnh sâu răng hữu hiệu, đó là việc
sử dụng fluor trong cộng động, đặc biệt là trong trường học. Xây dựng chương trình
phịng chống sâu răng hiệu quả bằng chăm sóc răng miệng trẻ em trong nhà trường là
giải pháp tốt nhất [12]
Ở nước ta, chương trình nha học đường đã được tiến hành từ đầu những năm 1980.
Đến nay đã được thực hiện ở 64 tỉnh thành với 3 nội dung can thiệp:

- Nội dung 1: Giáo dục nha khoa: Hướng dẫn học sinh phương pháp chải răng,
giữ gìn VSRM.
15


- Nội dung 2: Cho học sinh súc miệng nước có fluor 0,2% tại trường học mỗi tuần
một lần.
- Nội dung 3: Dự phòng lâm sàng: bao gồm khám và VSRM định kỳ, trám bít hố
rãnh, lấy cao răng, nhổ răng sữa thay…
Tuy nhiên, cần tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương mà triển khai các
nội dung ở các mức độ khác nhau cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất [12].
1.6. Chương trình nha học đường ở tỉnh Khánh Hịa
Chương trình nha học đường của tỉnh Khánh Hịa, được Trung tâm Kiểm sốt
bệnh tật tỉnh thực hiện từ năm 2000, chủ yếu thực hiện ở các trường mầm non, tiểu học.
Hoạt động chính của chương trình là giáo dục sức khỏe răng miệng cho học sinh thông
qua các hoạt động tuyên truyền, phân bổ tài liệu truyền thơng; tập huấn cơng tác phịng
chống bệnh răng miệng; khám, phát hiện sớm và điều trị bệnh răng miệng cho học sinh.
Tuy nhiên chương trình nha học đường chủ yếu thực hiện thường xuyên ở các trường tại
thành phố Nha Trang, còn ở các huyện, thị xã khác thì cịn rất hạn chế, khơng thường
xun.
Năm 2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã thực hiện các hoạt động nha học
đường như: in ấn tờ rơi, áp phích truyền thơng phịng chống bệnh răng miệng (2040 tờ)
và phân bổ cho các trường học; tổ chức 2 lớp tập huấn công tác y tế trường học-nha học
đường cho gần 200 cán bộ y tế trường học tại các trường; triển khai chải răng với kem
đánh răng chứa fluor và truyền thơng phịng, chống các bệnh răng miệng tại 03 trường
tiểu học (Ninh Hải, Ninh Phước, Ninh Vân); khám phát hiện sớm và điều trị bệnh răng
miệng tại 11 trường mầm non, tiểu học. Cũng trong năm 2019, Trung tâm cũng đã thực
hiện khám răng cho 10.756 học sinh các trường mầm non, tiểu học. Trong đó, thực hiện
nhổ 217 răng, trám 1003 răng và trám bít hố rãnh 159 răng.


16


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh đang học tập tại trường tiểu học Ninh Phước và trường tiểu học Ninh
Thượng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
Tiêu chuẩn chọn mẫu:
- Học sinh tiểu học đang học từ lớp 1 đến lớp 5 và đồng ý tham gia nghiên cứu,
được sự chấp thuận của phụ huynh.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Học sinh có phụ huynh không đồng ý cho con em tham gia nghiên cứu, hoặc bản
thân học sinh không đồng ý tham gia nghiên cứu; hoặc vắng mặt trong các buổi phỏng
vấn.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 4/2020 đến tháng 10/2020
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Tại trường tiểu học Ninh Phước, và trường tiểu học Ninh Thượng thị xã Ninh
Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
2.4. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.5. Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu được tính theo cơng thức ước lượng tỷ lệ:
n = Z2α/2

𝑝 (1−𝑝)
𝑑2

Trong đó:

n: Số lượng mẫu nghiên cứu
Zα/2 = 1,96 với độ tin cậy 95%
p= 0,44. Ước tính tỷ lệ học sinh có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng
bệnh sâu răng là 44% (dựa theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hương (2003)
về kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe răng miệng của học sinh một số
trường tiểu học tại thành phố Thái Nguyên).
d= 0,05 với độ chính xác mong muốn 95%
Thay các giá trị vào cơng thức trên ta có cỡ mẫu: n= 378, lấy tròn 400

17


2.6 Phương pháp nghiên cứu
2.6.1. Phương pháp chọn mẫu:
+ Trường tiểu học Ninh Phước (Tổng số học sinh: 580)
+ Trường tiểu học Ninh Thượng (Tổng số học sinh: 494)
- Tính hệ số chọn mẫu k: k=

𝑁
𝑛

=

1074
400

= 2,68, làm tròn k =3 (Trong đó: N = 1074,

là tổng số học sinh 2 trường; n = 400, là tổng số mẫu cần lấy để thực hiện nghiên cứu)
- Lập danh sách số học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 của mỗi trường. Theo từng danh

sách của từng khối lớp, chọn học sinh bằng cách, chọn bạn đầu tiên của danh sách từng
khối lớp, sáu đó cứ cách 3 học sinh trong danh sách chọn 1 học sinh, sao cho đủ 200 học
sinh cho mỗi trường (đảm bảo mỗi khối lớp ít nhất 40 học sinh).
2.6.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Trước khi tiến hành thực hiện nghiên cứu, và phỏng vấn học sinh. Trung tâm
Kiểm soát bệnh tật sẽ gửi công văn xin phép thực hiện nghiên cứu tại các trường, đồng
thời gặp gỡ trao đổi mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra và cách thức tiến hành nghiên
cứu để có sự đồng thuận của phụ huynh, nhà trường trong việc cho học sinh tham gia
nghiên cứu.
- Các em học sinh trong danh sách được chọn và đồng ý tham gia buổi phỏng vấn,
cũng như đã được sự chấp thuận của phụ huynh sẽ được nhà trường tập trung, thường
bố trí vào giờ ra chơi, để khơng ảnh hưởng đến thời gian học của các em.
- Nhóm nghiên cứu gồm các cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các bộ y tế
phụ trách công tác y tế tại trường học. Các cán bộ y tế này sẽ được nghiên cứu viên trực
tiếp triển khai tập huấn về cách phỏng vấn, nội dung phỏng vấn, điền phiếu phỏng vấn.
- Nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn từng em, đồng thời hướng dẫn và cung
cấp các thông tin, kiến thức đúng về phòng bệnh sâu răng cho các em.
- Phỏng vấn trực tiếp học sinh: Theo bộ công cụ soạn sẵn, gồm 4 phần:
+ Phần A: Thông tin chung của học sinh: giới tính, học lớp mấy, học lực, người
cung cấp kiến thức về răng miệng cho học sinh

18


+ Phần B: Kiến thức phòng bệnh sâu răng ở học sinh: gồm 7 câu hỏi (từ câu
B1 đến câu B7), kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại, phòng bệnh sâu răng, số
lần chải răng trong ngày.
+ Phần C: Thái độ về phòng chống sâu răng của học sinh: gồm 5 câu (từ câu
C1 đến câu C5), thái độ về mức độ nguy hiểm sâu răng, thái độ về sự cần thiết đi khám
răng, thái độ về việc chải răng thường xuyên, thái độ về phòng bệnh sâu răng, thái độ về

việc ăn vặt hàng ngày.
+ Phần D: Thực hành về phòng chống bệnh sâu răng gồm 8 câu (từ câu D1 đến
câu D8), thực hành về việc ăn vặt, cách chải răng, thời điểm chải răng, khám răng định
kỳ…
2.6.3. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh sâu
răng ở học sinh
- Kiến thức tốt tốt khi tổng điểm đạt trên 9,5
- Thái độ tốt tốt khi tổng điểm đạt trên 2,5
- Thực hành tốt tốt khi tổng điểm đạt trên 5,5 (phương pháp đánh giá thực hành
dựa trên bảng hỏi)
2.6.4. Phương pháp xử lý số liệu
Dữ liệu sau khi được thu thập, làm sạch và nhập liệu bằng phần mềm Excel 2010,
sẽ được phân tích qua phần mềm SPSS 16.
- Thống kê mô tả: thể hiện tần suất, tỷ lệ phần tram các biến trong nghiên cứu
- Phân tích đơn biến (ANOVA), phân tích hồi quy được sử dụng để phân tích các
yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh sâu răng ở học sinh
2.7. Đạo đức nghiên cứu
- Giải thích rõ mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra cho học sinh biết khi cần thiết
để tạo thêm tinh thần hợp tác cùng làm việc.
- Điều tra trên những học sinh đồng ý hợp tác, không ép buộc và trên tinh thần tôn
trọng.
- Sau khi phỏng vấn điều tra sẽ được thông tin truyền thông thêm những kiến thức
mà học sinh còn chưa biết.
- Số liệu từ công tác điều tra, phỏng vấn được thu thập một cách trung thực và
khách quan.

19


2.8. Sai số và biện pháp khắc phục sai số

Sai số do phỏng vấn: chủ nhiệm đề tài sẽ cố gắng giải thích rõ ràng nhất có thể,
phù hợp với cách hiểu của trẻ em.

20


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu (học sinh)
Đặc tính

Tần suất

Tỷ lệ (%)

Giới tính
Nam
Nữ

174
226

43.5
56.5

Học lực
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, kém


264
124
12
0

66
31
3
0

Người cung cấp kiến thức về bệnh sâu răng
Bố, mẹ
Thầy cơ giáo
Cán bộ Y tế
Đài, ti vi
Khơng có ai
Khác

226
76
24
40
20
14

56.5
19
6
10

5
3.5

Trong tổng số 400 học sinh tham gia nghiên cứu, học sinh nữ chiếm tỷ lệ 56.5%
(226/400). Đa số học sinh có thành tích học tập khá, giỏi, với tỷ lệ chiếm ưu thế (lần
lượt 31% và 66%), chỉ có 3% học sinh đạt học lực trung bình và khơng có học sinh nào
đạt loại yếu, kém.
Đa số học sinh được cung cấp kiến thức về bệnh sâu răng thông qua gia đình (bố
hoặc mẹ), chiếm 56.5%. Ngồi ra, học sinh cịn được cung cấp kiến thức về bệnh sâu
răng qua thầy, cô giáo (19%), cán bộ y tế (6%), đài/ ti vi (10%) và các nguồn khác
(3.5%). Có 5% học sinh tham gia nghiên cứu không được ai cung cấp về kiến thức phòng
bệnh sâu răng.

21


3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh sâu răng ở học sinh tiểu học
3.2.1. Kiến thức phòng bệnh sâu răng
Kiến thức chung về phòng bệnh sâu răng của học sinh

40.5
59.5

Chưa tốt

Tốt

Biểu đồ 3. 1. Kiến thức chung về phòng bệnh sâu răng ở học sinh
Biểu đồ 3.1 cho thấy kiến thức chung của học sinh về phòng bệnh sâu răng cón
thấp, trong đó, học sinh có kiến thức tốt chiếm 40.5%, thấp hơn số học sinh có kiến thức

còn chưa tốt về phòng bệnh sâu răng (59.5%).
Bảng 3.2. Kiến thức của học sinh về phòng bệnh sâu răng
Số lượng

Tỷ lệ
(%)

Buốt khi ăn, uống

126

21.4

Nhức, đau răng
Răng có lỗ sâu
Khác

254
190
0

43.1
32.2
0

Khơng biết

20

3.4


Ăn nhiều chất đường

293

49.9

Do vi khuẩn

89

15.2

Không chải răng

196

33.4

Khác

0

0

Không biết

9

1.5


Nội dung

Dấu hiệu của sâu răng
là gì?

Nguyên nhân sâu răng

22


Nội dung

Tác hại sâu răng

Phòng ngừa bệnh sâu
răng

Số lần chải răng

Thời điểm chải răng

Cách chải răng

Làm mất răng
Gây đau răng
Làm xấu răng.
Gây sứt mẻ, gãy răng
Khác
Không biết

Chải răng sau khi ăn
Không ăn đồ ngọt nhiều lần
Xúc miệng bằng nước fluor
Khác
Không biết
1 lần
2 lần
3 lần
Khác
Không biết
Buổi sáng sau khi ngủ dậy
Buổi tối trước khi đi ngủ
Sau các bữa ăn chính
Khác
Khơng biết
Chiều ngang thân răng
Chiều dọc thân răng
Xoay trịn
Chiều nào cũng được
Khác
Khơng biết

Số lượng

Tỷ lệ
(%)

123
309
127

73
0
0
246
322
44
0
0
15
251
129
0
5
374
282
66
0
0
240
75
99
50
0
17

19.5
48.9
20.1
11.6
0

0
40.2
52.6
7.2
0
0
3.8
62.7
32.3
0
1.3
51.8
39.1
9.1
0
0
49.9
15.6
20.6
10.4
0
3.5

Theo kết quả của Bảng 3.2, học sinh còn thiếu kiến thức về dấu hiệu sâu răng, tỷ
lệ học sinh biết dấu hiệu sâu răng là buốt khi ăn uống là 21.4%, cảm giác nhức và đau
răng là 43.1%, răng có lỗ sâu là 32.2% và có 3.4% học sinh không biết các dấu hiệu về
bệnh sâu răng.
Kiến thức về nguyên nhân sâu răng vẫn còn thấp ở học sinh, chỉ có 49.9% nghĩ
sâu răng là do ăn nhiều chất đường, 33.4% nghĩ là do không chải răng, nguyên nhân do
vi khuẩn chiếm 15.2% học sinh và có 1.5% không biết về nguyên nhân sâu răng.

23


×