TIỂU LUẬN
(PHẦN NGHIÊN CỨU TÁC PHẨM HỒ CHÍ MINH)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng
Mở Đầu
-----oOo----Nguyễn Ái Quốc – Nhà cách mạng lỗi lạc, lãnh tụ thiên tài của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Người là tấm gương tiêu biểu trong việc tiếp thu và vận
dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở nước ta với tinh thần
sáng tạo, kế thừa và phát huy chủ nghĩa yêu nước, truyền thống tốt đẹp của
dân tộc với tinh hoa của nhân loại. Người đã để lại những tư tưởng quý báu
trên nhiều lĩnh vực, tư tưởng của Người trở thành nền tảng tư tưởng của
Đảng, là kim chỉ nam cho mọi hành động của Cách mạng Việt Nam, là căn
cứ, cơ sở quan trọng trong tư duy lý luận của Đảng.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời trong quy luật chung của cách mạng
vô sản thế giới; từ phong trào đấu tranh của giai cấp cơng nhân trên tồn thế
giới chống lại giai cấp tư sản; từ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của
nhân dân Việt Nam; từ những đóng góp quan trọng của nhà Cách mạng
Nguyễn Ái Quốc. Trong từng thời điểm của Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã đóng góp và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào nhiều lĩnh
vực quan trọng. Đặc biệt là tư tưởng về xây dựng Đảng cộng sản của Người
đã góp phần xác định rõ vị trí, vai trị, mục đích, nội dung, phương thức lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; khẳng định độc lập dân tộc phải gắn liền
với chủ nghĩa xã hội và tính cách mạng triệt để; xác định rõ mối quan hệ gắn
bó giữa Đảng với quần chúng nhân dân có ý nghĩa sống cịn đối với quá trình
hoạt động của Đảng.
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới, cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, đất nước và nhân
dân ta có rất nhiều thuận lợi nhưng cũng đứng trước khơng ít khó khăn đã đặt
ra cho Đảng ta hàng loạt các vân sđề cần được giải đáp. Từ đó, việc nghiên
cứu, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí minh vào thực tiễn và lý luận
đang trở thành nhiệm vụ quan trọng mà đặc biệt là công tác xây dựng Đảng.
Trên cơ sở tiếp thu bài giảng trên lớp, qua nghiên cứu tác phẩm, tài
liệu tham khảo, người viết xin trình bày những hiểu biết khái quát về tư tưởng
Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đản Cộng sản Việt Nam qua các tác
phẩm: “Đường Cách Mệnh, sửa đổi lối làm việc, Di chúc” và ý nghĩa thực
tiễn của việc nghiên cứu.
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM.
Để thực hiện quyền lãnh đạo của Đảng đối với các giai cấp trong xã
hội, thực hiện vai trị tiên phong thì Đảng phải khơng ngừng được củng cố và
phát triển. Ba tác phẩm “Đường cách mệnh, Sửa đổi lối làm việc,Di chúc” của
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng nội bộ
Đảng.
1.1. Xây dựng Đảng về chính trị
1.1.1. Về cương lĩnh, đường lối chính trị.
Tác phẩm “Đường cách mệnh”, Hồ Chí Minh đã xây dựng lập trường
quan điểm của giai cấp công nhân, vạch ra được đường hướng cơ bản của
cách mạng Việt Nam, làm cơ sở cho việc xây dựng Cương lĩnh chính trị của
Đảng. Trên cơ sở xác định và phân tích “Tư bản cách mệnh”, “Dân tộc cách
mệnh”, Người đã chỉ rõ nguyên nhân sinh ra các loại cách mệnh ấy và đồng
thời đã phân tích mâu thuẩn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp, xác định rõ tính chất
cách mệnh… đã chỉ rõ dân tộc cách mệnh là dân tộc nô lệ cần đồng tâm hiệp
lực đánh đuổi tụi áp bức mình để giành độc lập tự do. Giai cấp cách mệnh là
giai cấp bị áp bức, cách mệnh để đạp đổ giai cấp đi áp bức mình; Người chỉ
rõ: “Cách mệnh tư bản Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư
bản, cách mệnh không đến nơi đến chốn, tiếng là cộng hoà và dân chủ kỳ thực
trong thì nó tước lục cơng nơng, ngồi thì nó áp bức thuộc địa” (Hồ Chí
Minh, Tồn tạp, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội .2000, tr. 274). Từ đó,
Người phân tích sâu sắc lịch sử cách mạng Nga để quán triệt bài học kinh
nghiệm về xây dựng Đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam, Người chỉ rõ : “Trong
thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến
nơi nghĩa là dân chúng được hưởng ứng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật
sự” (Hồ Chí Minh, Tồn tạp, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội .2000, tr.
280) .
1.1.2. Về phương diện cách mệnh :
Để lãnh đạo cách mạng thì nội dung lãnh đạo và các hình thức biểu
hiện phải phù hợp nhau trong từng thời kỳ cách mạng. Khi nội dung đã thay
đổi nhất thiết hình thức phải biến đổi theo. Lênin dạy chúng ta là “Đấu tranh
giữa nội dung và hình thức, thay đổi nội dung, vứt bỏ hình thức”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ phương pháp cách mạng giữ vai trò hết
sức quan trọng : “Sửa cái xã hội cũ đã mấy ngàn năm làm xã hội mới, ấy là rất
khó. Nhưng biết cách làm, biết đồng tâm hiệp lực mà làm thì chắc làm được”.
Đó là: Phải làm cho dân giác ngộ; phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho
dân hiểu; phải hiểu phong trào thế giới, phải trình bày sách lược cho dân; phải
đoàn kết toàn ân “Cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc
của một hai người”… “đàn bà, trẻ con cũng giúp làm việc cách mệnh được
nhiều. Dân khí mạnh thì qn lính nào, súng ống nào cũng không chống lại
được”.
- Phải biết tổ chức dân chúng lại, Người nhấn mạnh vai trò của tổ
chức: cách mạng phải có tổ chức rất vững bền thì mới thành công. Người đã
đưa ra cách tổ chức quần chung như công hội, nông hội, dân cày, hợp tác xã,
thanh niên, phụ nữ, quốc tế cứu tế đỏ…
- Phải giành chính quyền bằng bạo lực cách mạng của quần chúng,
phải biết chọn thời cơ.
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Hồ Chí Minh đã tổng kết lãnh
đạo đúng nghĩa là :
1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn thế thì
nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng là người chịu trách nhiệm
cái kết quả của sự lãnh đạo của ta.
2. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng. Mà muốn vậy, khơng có dân
chúng giúp sức thì khơng xong.
3. Phải tổ chức sự kiểm sốt. Mà muốn kiểm sốt đúng thì cũng phải
có quần chúng giúp mới được.
Như vậy, nội dung của sự lãnh đạo chính là giải quyết những mâu
thuẩn cơ bản và chủ yếu trong từng giai đoạn cách mạng. Nếu như ở thời kỳ
cách mạng giải phóng dân tộc, nội dung đó giải quyết mâu thuẩn giữa dân tộc
Việt Nam và đế quốc xâm lược, giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ
phong kiến thì trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước hiện nay, nội dung của sự lãnh đạo chính là giải quyết
mâu thuẫn giữa sự nghèo nàn, lạc hậu với sự tiến bộ, giàu có, mâu thuẫn giữa
con đường tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, mà lẽ dĩ nhiên những nội
dung của những mâu thuẫn đó luôn luôn biến động và phát triển cùng với sự
phát triển của lực lượng sản xuất. Do đó, những hình thức biểu hiện nó cũng
phải ln ln biến đổi của những nội dung. Tuy nhiên, tư tưởng chỉ đạo
trong cách lãnh đạo mà Bác Hồ đã chỉ cho chúng ta từ những năm 1947 để
đổi mới cách lãnh đạo (phương thức lãnh đạo) chính là phát huy quyền làm
chủ của dân “Bác nói” : Chẳng những phải lãnh đạo quần chúng mà lại phải
học hỏi quần chúng, “phải dùng cách từ trong quần chúng ra và trở lại nơi
quần chúng” vì “lực lượng của dân chúng nhiều vơ cùng”, “muốn dân chúng
thành thật bày tỏ ý kiến, cán bộ phải thành tâm, phải chịu khó, phải khéo léo
khêu gợi cho họ nói, như vậy vừa nâng cao trình độ của dân chúng, mà cũng
nâng cao kinh nghiệm của mình” (Hồ Chí Minh, Tồn tạp, tập 5, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội .2000, tr. 295)
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các tác phẩm trên đặc biệt là tác phẩm
“Đường Cách mệnh” đã chỉ ra cương lĩnh, đường lối của cách mạng Việt
Nam; là cơ sở cốt yếu cho việc ra đời của Đảng, lãnh đạo và dẫn dắt phong
trào cách mạng Việt Nam giành thắng lợi. Những tư tưởng về con đường cách
mạng Việt Nam, về phương pháp cách mạng của Người là những phác thảo,
cơ sở cho việc xây dựng đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong Di chúc, Người đã dặn dị “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát
triển nền kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân
dân” (Hồ Chí Minh, Tồn tạp, tập 12, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội .2000,
tr. 511)
1.2. Xây dựng Đảng về tư tưởng
Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ, để lãnh đạo cách mạng : “Đảng muốn
vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng
phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà khơng có chủ nghĩa cũng như người khơng
có trí khơn, tàu khơngc ó bàn chỉ nam”. (Hồ Chí Minh, Tồn tạp, tập 2, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội .2000, tr. 268). Nếu không có lý luận dẫn đường,
Đảng chỉ là một tập hợp ngẫu nhiên, rời rạc thiếu thống nhất và khơng có sức
mạnh. Chủ nghĩa Mác – Lênin chính là học thuyết “chân chính nhất”, “cách
mệnh nhất”, vì nó chỉ ra cho Đảng mục tiêu con đường thực hiện sứ mệnh
giải phóng dân tộc, xóa bỏ áp lực, bất cơng, xây dựng một chế độ xã hội mới
tốt đẹp hơn.
Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm cốt, khơng có nghĩa là giáo điều, máy
móc theo từng câu, từng chữ mà chính là phải nắm vững tinh thần của chủ
nghĩa Mác-Lênin, trong đó linh hồn sống là phép biện chứng duy vật. Theo
cách nói của Hồ Chí Minh là phải nắm vững lập trường, quan điểm và
phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đồng thời phải thấu thái những tinh
hoa của văn hóa dân tộc và nhân loại, tham khảo những kinh nghiệm của các
Đảng anh em, vận dụng sáng tạo và hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam để hoạch
định đường lối đúng đắn.
Bằng việc chỉ rõ con đường cứu nước, cứu dân tộc của nhân dân Việt
Nam, Hồ Chí Minh đã thơng qua tác phẩm “Đường cách mệnh” để truyền bá,
giáo dục chủ nghĩa Mác-lênin vào quần chúng nhân dân, nhằm xây dựng sự
thống nhất về tư tưởng, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Người khẳng định : “Sức mạnh phải tập trung, muốn tập trung phải có Đảng
cách mệnh” (Hồ Chí Minh, Tồn tạp, tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội .
2000, tr. 267). Tác phẩm này Hồ Chí Minh đã khắc phục được tư tưởng sai
lầm về đường lối, về việc dùng ám sát cá nhân, chủ nghĩa cải lương, chủ
nghĩa quốc gia. Đồng thời đã xác lập nên hệ tư tưởng mới – tư tưởng của giai
cấp công nhân.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln
nhắc nhở Đảng ta phải ln nắm vững và phải biết vận dụng sáng tạo hệ tư
tưởng của Chủ Nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, mỗi cán
bộ, đảng viên phải hiểu rõ tư tưởng, hiểu rõ đường lối, chính sách của Đảng
để : “giải thích cho dân cùng hiểu rõ và thi hành”, Người chỉ rõ : “Lý luận cốt
để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý
luận suông… Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên phải học lý luận, phải đem lý luận
áp dụng vào công việc thực tế… dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý
luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hịm đựng sách,
chúng ta phải cố gắng học, đồng thời học thì phải hành”. (Hồ Chí Minh, Tồn
tạp, tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội .2000, tr. 234)
1.3. Xây dựng Đảng về tổ chức.
Trong xây dựng Đảng về tổ chức, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến
việc đào tạo lớp cán bộ cách mạng kiểu mới chuẩn bị cho việc thành lập
Đảng, Tác phẩm đã phân tích, làm rõ về cơng tác cán bộ, tư cách đạo đức
người cách mạng, nguyên tắc tự phê bình và phê bình, đồn kết trong Đảng.
1.3.1. Về công tác cán bộ.
Lênin từng khẳng định : “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào
giành được quyền thống trị, nếu nó khơng đào tạo ra được trong hàng ngũ của
mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ
chức và lãnh đạo phong trào”. Trong giai đoạn xây dựng đất nước, Lênin nói :
“Nghiên cứu con người, tìm những cán bộ có bản lĩnh hiện nay đó là then
chốt. Nếu khơng thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy
lộn”.
Vận dụng tư tưởng của Lênin, ý thức được tầm quan trọng của vấn đề
cán bộ trong cơng tác xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm
đến vấn đề cán bộ.
- Trong “Đường cách mệnh” Người đã thể hiện rất rõ việc xây dựng
đội ngũ cán bộ, đảng viên, tổ chức đào tạo ra một lớp cán bộ cách mạng kiểu
mới chuẩn bị cho việc thành lập Đảng. Đó là những cán bộ phải có tư cách
của người cách mệnh là : Đối với mình thì phải cần, kiệm, liêm chính, vị công
vong tư. Phải giữ chủ nghĩa cho vững…; đối với người thì phải biết khoan
thứ, với đồn thể thì phải nghiêm…; đối với việc thì phải biết xem xét hồn
cảnh kỹ càng, quyết tốn, dũng cảm… Tư cách người cách mệnh như vậy sẽ
trở thành cơ sở, làm cho dân chúng tin cậy đi theo Đảng để từ đó “Việc gì khó
mấy quyết tâm làm thì làm chắc được, ít người làm không nổi, nhiều người
đồng tâm hiệp lực mà làm thì phải nơi”. (Hồ Chí Minh, Tồn tạp, tập 2, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội .2000, tr. 261).
- Khi nắm được chính quyền rồi, cơng việc của người cán bộ, đảng
viên càng nặn nề hơn bởi giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền càng
khó hơn. Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ, đảng viên phải là những con
người tiên phong, nắm vững mọi mặt hơn quần chúng, trong “Sửa đổi lối làm
việc”, Người đã khẳng định : “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và “công
việc thành công hay thất bại đều cán bộ tốt hay kém” (Hồ Chí Minh, Tồn
tạp, tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội .2000, tr. 269). Để cán bộ hiểu
được công việc là cái gốc của mọi cơng việc thì Đảng ta phải:
1. Huân luyện cán bộ, “huấn luyện cán bộ là cơng việc gốc của Đảng”.
Cán bộ cần cái gì phải huấn luyện cái đó, học đi đơi với hành, lý luận gắn liền
với thực tiễn. Cần phải : huấn luyện nghề nghiệp, huấn luyện chính trị, huấn
luyện văn hóa, huấn luyện lý luận cho cán bộ.
2. Dạy cán bộ và dùng cán bộ, phải “trọng nhân tài, trọng cán bộ,
trọng mỗi người có ích cho cơng việc của chúng ta”, “phải nuôi dạy cán bộ
như làm vườn vun trồng cây cối quý báu”. Phải biết rõ cán bộ, cất nhắc cán
bộ cho đúng, khéo dùng cán bộ, phân phối cán bộ cho hợp lý, giúp cán bộ cho
đúng, giữ gìn cán bộ.
3. Lựa chọn cán bộ : phải chọn những người rất trung thành và hăng
hái trong công việc, luôn ln quan hệ mật thiết với dân chúng, có thể phụ
trách giải quyết các vấn đề trong những hoàn cảnh khó khăn, ln giữ đúng
kỷ luật.
4. Có năm cách đối với cán bộ: chỉ đạo, nâng cạo, kiểm tra, cải tạo và
giúp đỡ cán bộ.
5. Mấy điểm lớn trong chính sách cán bộ: hiểu biết cán bộ, khéo dùng
cán bộ, cất nhắc cán bộ, thương yêu cán bộ, phê bình cán bộ.
Đặc biệt Hồ Chí Minh cịn nói nhiều đến chính sách cán bộ. Bác nói,
cán bộ cũng là những con người cụ thể, có cái chung nhưng lại rất riêng trong
mỗi người cán bộ. Do vậy, để phát huy sức mạnh của từng người từ đó mà
phát huy sức mạnh của cả đội ngũ cán bộ, phải: “hiểu biết cán bộ, khéo dùng
cán bộ, cất nhắc cán bộ, yêu thương cán bộ, phê bình cán bộ”(Hồ Chí Minh,
Tồn tạp, tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội .2000, tr. 277); phải hiểu
cán bộ một cách sâu sắc từ hoàn cảnh sống đến nỗi niềm, tâm tư, tình cảm, từ
mặt mạnh đến mặt yếu của riêng từng cán bộ; phải dùng cán bộ theo kiểu đa
dạng, đa năng, đa tài chứ không được dùng cán bộ theo kiểu êkip, cánh hẩu,
gia đình, địa phương chủ nghĩa. Để làm tốt vấn đề cán bộ và cơng tác cán bộ
thì bản thân “mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách
mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư” (Hồ Chí Minh, Tồn tạp,
tập 12, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội .2000, tr. 510)
1.3.2. Về tư cách và đạo đức cách mạng.
Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” đã đưa ra hệ thống tổ chức của
Đảng và các tổ chức quần chúng như Công hội, Nông hội, Thanh niên, Phụ
nữ.. để Đảng tập hợp quần chúng, chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của
Đảng. Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ để làm tốt vai trị lãnh đạo cách mạng thì
Đảng cộng sản phải có những con người cách mệnh. Người đã đưa tư cách
người cách mệnh lên vị trí hàng đầu của tác phẩm và chỉ rõ người cách mệnh :
“tự mình phải cần kiệm – liêm chính – chí cơng vơ tư. Giữ chủ nghĩa cho
vững...”
- Đối người phải: Với từng người thì khoan thứ. Trực mà khơng táo
bạo. Hãy xem xét người.
- Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đốn, dũng cảm,
phục tùng đồn thể”.
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Hồ Chí Minh đã đặc biệt chú ý
đến vấn đề tư cách và đạo đức cách mạng, Người đã phân tích 12 điều thuộc
về tư cách của Đảng chân chính cách mạng, nêu rõ phận sự của đảng viên và
cán bộ đó là:
- Một là, trọng lợi ích của Đảng hơn hết.
- Hai là, coi trọng đạo đức cách mạng : nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm.
- Ba là, phải giữ kỷ luật: “ Bất kỳ ở hoàn cảnh nào, đảng viên và cán
bộ cần phải luôn luôn ra sức phấn đấu, ra sức làm việc, cố gắng học tập để
nâng cao trình độ văn hóa, tri thức và chính trị của mình. Ln ln giữ gìn
kỷ luật”.
- Bốn là, đối với các hạng đảng viên thì số đơng là vì dân, vì nước mà
vào Đảng, nhưng cũng có một số vì lẽ khác mà vào Đảng. Vì thế phải cảm
hóa họ, dạy dỗ họ, nâng cao sự hiểu biết và lòng phu trách của họ. “Đất với
những người khơng chịu nổi khó nhọc, khơng chịu nổi kỷ luật nghiêm khắc
mà xin ra khỏi Đảng, thì Đảng vẫn bằng lòng…” “Đảng viên và cán bộ cũng
là người. Ai cũng có tính tốt và tính xấu. Song đã hiểu biết, đã tình nguyện
vào một Đảng vì dân, vì nước, đã là người cách mạng thì phải cố gắng phát
triển những tính tốt và sửa bỏ tính xấu” ” (Hồ Chí Minh, Tồn tạp, tập 5,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội .2000, tr. 254).
- Năm là, trong Đảng vì có những người chưa học được, làm được bốn
chữ “Chí cơng vơ tư” cho nên mắc phải chứng “Chủ nghĩa cá nhân”. Đó là
thứ vi trùng rất độc gây ra các bệnh tham lam, bệnh lười biếng, bệnh kiêu
ngạo, bệnh hiếu danh, thiếu bí mật, óc hẹp hịi, óc địa phương, óc lãnh tụ
v.v..,bệnh hữu danh vô thức, kéo bè, kéo cánh, bệnh cận thị, bệnh cá nhân
(trong sách còn nêu rõ lo biểu hiện căn bệnh này), bệnh lười biếng.
- Sáu là, Đảng ta không phải từ trên rơi xuống, Đảng ta trong xã hội
mà ra. Nói chung, đảng viên phần nhiều là tốt, nhưng vẫn còn một số chưa bỏ
hết thói xấu mang từ xã hội vào đảng, Đảng phải làm cơng việc giải phịng
dân tộc to lớn, phức tạp. Vì vậy, phải cố sức sửa chữa cho tiệt nọc các chứng
bệnh để cho Đảng càng mạnh khoẻ, bình an.
- Bảy là, những khuyết điểm sai lầm vì sao mà có và từ đâu đến? Mỗi
đảng viên, mỗi cán bộ cần phải thật thà tự xét đồng chí mình, ai có khuyết
điểm nào thì phải thật thà cố gắng tự sửa chữa và giúp nhau sửa chữa “thang
thuốc hay nhất là thiết thực phê bình và tự phê bình” (Hồ Chí Minh, tồn tập,
tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2000, tr262).
Mỗi đảng viên phải là chiến sĩ tiên phong, theo Người để làm được
điều đó thì bản thân mổi đảng viên phải tránh được ba khuyết điểm: “bệnh
chủ quan”. “bệnh hẹp hịi”. “bệnh ích kỷ”. Hồ Chí Minh chỉ rõ nguyên nhân,
đặc điểm và cách chống từng loại bệnh này.
- Bệnh chủ quan: “nguyên nhân của bệnh chủ e1m kỷ luật, hoặc khinh
lý luận, hoặc lý luận sống sng” (Hồ Chí Minh, Tốn tập, tập 5, NXB chính
trị quốc gia, Hà Nội. 2000, tr.233). Từ đó, người địi hịi mỗi đảng viên phải ra
sức học tập và rèn luệyn để có một “lý luận chính trị”, bởi “lý luận là đem
thực tế” trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc đấu tranh để xem
xét, so sánh thật kỹ lưỡng, rõ ràng làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng
minh với thực tế đó là lý luận chân chính.
- Bệnh hẹp hịi: Một chứng bệnh mà “trong” thì bệnh này ngăn trở
Đảng thống nhất, đồn kết. Ngồi thì nó phá hoại sự đồn kết toàn dân”, “chủ
nghĩa địa phương, chủ nghĩa bản vị, chủ nghĩa cá nhân, khuynh hướng tham
danh vọng, tham địa vị, dìm người giỏi, bệnh hủ hố v.v…đều do bệnh hẹp
hịi mà ra” (Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
2000, tr.236). Muốn chống bệnh hẹp hòi, Đảng phải ra sức thực hiện nghiêm
nguyên tắc tập trung dân chủ và các nguyên tắc tổ hức sinh hoạt khác; phải
kiên quyết với những hiện tượng bè phái, mất đoàn kết trong Đảng, làm được
như vậy thì uy tín cua Đảng trước nhân dân mới được đảm bảo, nhân dân mới
tin và đi theo Đảng.
- Bệnh ích kỷ: theo Hồ Chí Minh đó chính là chủ nghĩa cá nhân.
Người nói: “Chủ nghĩa cá nhân là một thứ vi trùng rất độc do đó mà sinh ra
căn bệnh nguy hiểm: như bệnh tham lam, bệnh lười biếng, bệnh kêu ngạo,
bệnh hiếu danh, bệnh thiếu kỷ luật, óc hẹp hịi, óc địa phương, óc lãnh tụ…
Từ đó, theo người để chữa khỏi những bệnh kia: “ta phải tự phê bình
ráo riết và phải lấy lịng thân ái, lấy lòng thảnh thật mà ráo riết phê bình đồng
chí mình. Hai việc đó phải đi đơi với nhau” (Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 5, NB
chính trị quốc gia, Hà Nội. 2000, tr.236).
không chỉ nêu tư cách và bổn phân của người cán bộ, đảng viên mà
Hồ Chí Minh cịn khẳng định, mỗi đảng viên cần phải rèn luyện tính Đảng
phải:
- Đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trê hết.
- Việc gì cũng phải đều tra rõ rang, cẩn thận và phải làm đến nơi đến
chốn.
- Lý luận và thực hành phải luôn đi đôi với nhau.
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, kém tính đảng dẫn đến 12 căn bệnh: ba hoa,
địa phương, danh vị, thiếu kỷ luật, cẩu thả, xa quần chúng, chủ quan, hình
thức, ích kỷ, hủ hố, thiếu ngăn nắp, lười biếng.
Muốn khắc phục các căn bệnh phải thực hành những điều sau:
- Kiểm tra nghiêm ngặt, kjên quyết thực hành nghị quyết có hiệu quả.
- Phê bình rõ ràng, thiết thực, ngay thẳng, chân thành cốt để sửa chữa
chứ không phải để cơng kích, cốt giúp nhau tiến bộ, khơng làm đồng chí nản
lịng, khó chịu.
- Kiên quyết thi hành kỷ luật.
- Thực hiện khẩu hiệu: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư”
Hồ Chí Minh khơng chỉ nêu vấn đề về tư cách người cách mệnh để
làm điều kiện cơ sở cho việc thành lập một chính đảng cộng sản ở Việt Nam
mà trong suốt quá trình lãnh đạo Đảng ta, Hồ Chí Minh ln trăn trở và răn
dạy mỗi cán bộ, đảng viên phải ln giữ gìn tư cách và đạo đức cách mạng,
nhất là trong điều kiện là đảng cầm quyền khi lợi ích vá tiền bạc ln gắn liền
với người cộng sản do đó nếu khơng có đạo đức trong sáng, chỉ nghĩ đến lợi
ích cá nhân…rất dễ làm cho người cộng sản bị rơi vào tư lợi cá nhân làm cho
giảm đi uy tín của Đảng, khơng làm tròn được vai trò tiên phong. Trước lúc đi
xa, những vấn đề này vẫn được Hồ Chí Minh trăn trở và đặn dị tồn Đảng:
“Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm
nhuầm đạo đức cách , thật sự cần kiệm liêm chính,chí cơng vơ tư. Phải giữ
gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người đày tớ thật trung thành
của nhân dân” (Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội. 2000, tr 510).
Như vậy, hồ Chí Minh đã nêu lên những vấn đề cơ bản đạo đức mới –
đạo đức của người cộng sản . Đó là phải có đạo đức và tài, trí và dung, tư
cách và năng lực theo kiểu người cộng sản. Đó là con người có tổ chức, gắn
bó với tổ chức, với đoàn thể. Đồng thơi biết phát huy năng lực cá nhân. “Tư
lên trên tổ chức, đề cao cái tôi. Đạo đức của người đảng vi6n cộng sản được
đề cập trong tác phẩm phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc ta, đáp
ứng yêu cầu của cách mạng và cũng rất đúng với nguyên lý của chủ nghĩa
Mác – Lênin về đạo đức của người cách mạng.
1.3.3. Về tự phê bình và phê bình:
Hồ Chí Minh coi tự phê bình và phê bình là nguyên tắc sinh hoạt
Đảng là quy luật quan trong của Đảng. Người thường đặt tự phê bình lên
trước phê bình, bởi người cho rằng, mỗi đảng viên trước hết phải nhận thấy rõ
mình để phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, giống như phải tự soi
gương rửa mặt hàng ngày; nếu tự phê bình tốt thì mới phê bình người khác tốt
được và Người coi đây là vũ khí rèn luyện đảng viên nhằm làm cho mỗi
người tốt hơn, tiến bộ hơn và tăng cường đoàn kết nội bộ. Người chỉ rõ: “một
Đảng mà giấu khuyết điểm của mình là một đảng hỏng, một Đảng mà có gan
thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết
điểm đó, xét rõ hồn cảnh sinh ra khuyết điểm, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa
chữa khuyết điểm đó. Như thế là một đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân
chính” (Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 5, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội. 2000,
tr.261) Cán bộ càng cao, trách nhiệm càng lớn,càng phải gương mẫu tự phê
bình và phê bình. Muốn thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hải mỗi Đảng viên
phải trung thực.
Tác phẩm “Sửa chữa lối làm việc” Hồ Chí Minh đã nêu rõ cán bộ ,
đảng viên cần phải thiết thực học tập, sửa chữa các khuyết điểm để công việc
ngày càng tiến bộ. Muốn vậy, mỗi cơ quan phải tổ chức ủy ban học tập, đề ra
kế hoạch nghiên cứu, thảo luận, kiểm tra và thực hành, xác định thời gian tài
liệu và cách thức học tập. Phải sửa đổi lối làm việc của đảng nhằm khắc phục
bệnh chủ quan, bệnh ích kỷ, bệnh hẹp hịi, bệnh ba hoa.
Người nhận thức rõ để Đảng mạnh thì bản thân mỗi cán bộ, đảng viên
phải :phê bình và sửa chữa”, Bởi Đảng cũng là một thực thể xã hội do vậy
trong quá trình vận động và phát triển trong Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên
không thể tránh khỏi những sai lầm khuyết điểm, trong khi đó mỗi cán bộ và
sống trong những hồn cảnh cụ thể. Do vậy, khơng thể tránh khỏi những
khuyết tật của con người.
Người viết: “Mục đích của phê bình cốt giúp nhau sửa chửa, giúp
nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt để đoàn
kết và thống nhất nội bộ. Vì vậy phê bình mình cũng như phê bình người phải
ráo riết, triệt để, thật thà không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu
điểm và khuyết điểm. Đồng thời chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay, đâm
thọc. Phê bình việc làm chứ khơng phê bình người” (Hồ Chí Minh, Tồn tập,
tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2000, tr.232) và “Trong lúc phê bình
khuyết điểm phải vạch rõ ràng, mà ưu điểm cũng phải nhắc đế, một mặt là để
sửa chữa cho nhau, một mặt là khuyến khích nhau, bắt buộc nhau” (Hồ Chí
Minh, Tồn tập, tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2000, tr.239).
Ta phải biết cách phê bình sáng suốt, khơn khéo như chiếu tấm gương
cho mọi người soi thấu hiểu những khuyết điểm của mình để tự sửa chữa.
“Nói về từng người nể nang khơng phê bình… khác nào bỏ thuốc độc cho
mình” “phê bình khơng phải đêr cơng kích, để nói xấu, để chửi rủa”.
Từ đó, Người khẳng định : “Mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi ngày phải tự
kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày rửa mặt. Được thế thì
trong Đảng sẽ khơng có bệnh mà Đảng sẽ mạnh khỏe vơ cùng” (Hồ Chí
Minh, Tồn tập, tập 5, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2000, tr 239).
1.3.4. Về đồn kết trong Đảng.
Hồ Chí Minh ln xem đoàn kết, thống nhất trong Đảng là cơ sở để
xây dựng khối đoàn kết toàn dân. Để lãnh đạo cách mạng thành cơng thì phải
có sự đồn kết thống nhất: “sửa cái xã hội cũ mấy ngàn năm làm xã hội mới,
ấy là rất khó. Nhưng biết cách làm, biết đồng tâm hiệp lực mà làm thì chắc
làm được thế thì khơng khó” (Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 2, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.2000, tr 267). Người chỉ rõ “từ nay mỗi cán bộ, đảng viên
phải kiên quyết chữa cái bệnh hẹp hịi đó để tiến hành chính sách đại đồn
kết” (Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.2000, tr
240)
Từ thực tiễn của công cuộc cách mạng Việt Nam, Người chỉ rõ :
“Nhờ đồn kết chặt chẽ, một lịng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân,
phục vụ Tổ quốc cho nên ngay từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn
kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này
đến thắng lợi khác. Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của
dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đồn kết
nhất trì của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” (Hồ Chí Minh, Tồn tập,
tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.2000, tr 510).
Cơ sở để xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong Đảng chính là
đường lối, quan điểm của Đảng và Điều lệ Đảng. Nó tạo nên sự thống nhất về
tư tưởng và tổ chức, từ đó thống nhất về hành động của toàn Đảng nhằm đưa
đường lối, quan điểm của Đảng vào thực tiễn, biến đường lối của Đảng thành
hành động cách mạng của quần chúng. Để xây dựng khối đại đoàn kết thống
nhất trong Đảng. Người yêu cầu phải thực hiện mở rộng dân chủ nội bộ để
cán bộ, đảng viên có thể tham gia bàn bạc đến nơi, đến chốn những vấn đề hệ
trọng của Đảng; phải thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình với tinh
thần trung thực, chân thành, thẳng thắn, tự nghiêm khắc với mình và có tình
thương u đồng chí; phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, chống
chủ nghĩa cá nhân với bao nhiêu thứ tệ nạn nảy sinh từ chủ nghĩa cá nhân.
II. Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM TRONG XÂY DỰNG ĐẢNG TA
HIỆN NAY.
Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là ngọn đuốc soi đường , chỉ lối cho
Đảng tư, cho nhân dân và dân tộc ta tiến lên giành thắng lợi trong cuộc đấu
tranh vì hạnh phúc, vì chủ nghĩa cộng sản. Việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh đã được Đảng, các học giả trong và ngoài nước, cùng toàn thể nhân dân ta
thực hiện nghiêm túc, đặc biệt là từ Đại hội lần thứ VII tới nay, nhưng vẫn chưa
phản ánh được đầy đủ tầm vóc tư tưởng lớn lao của Người.
Trong kho tàng lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta
thì “Đường cách mệnh”, “Sửa đổi lối làm việc” và “Di chúc” là các tác phẩm
tiêu biểu cho tư tưởng của Người về việc xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tác phẩm đã cung cấp cho chúng ta hệ thống các quan điểm lý luận toàn diện
và sâu sắc của Đảng cách mạng Macxit chân chính, là thành quả của sự vận
dụng, phát triển tư tưởng Mác - Ăngghen - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở
nước ta. Bằng nghị lực tuyệt vời, trí tuệ uyên bác, phong cách giản dị mang
đậm tính nhân văn và khoa học, Người đã giúp cho mỗi đảng viên của Đảng
biết cách nhìn nhận bản thân, thấu hiểu tình hình nhiệm vụ của cách mạng,
giải quyết vấn đề cho đúng, quyết định vấn đề cho đúng, biết cách kiểm tra,
kiểm sốt cơng việc. Để luôn xứng đáng là người tớ trung thành của nhân dân.
Mỗi cán bộ, đảng viên đều tâm nguyện suốt đời phấn đấu vì Đảng, vì nhân
dân, vì Tổ quốc.
Ngày nay tác phẩm “Đường cách mệnh”, “Sửa đổi lối làm việc” và
“Di chúc” đang góp phần quan trọng vào việc củng cố tổ chức của Đảng,
tăng cường và giữ vững lập trường cách mạng cho cán bộ, đảng viên của
Đảng, là cơ sở hình thành lý luận của Đảng; là tiêu chí đánh giá hoạt động
thực tiễn; là cẩm nang trong lĩnh vực chống tiêu cực. Các tổ chức đảng và mỗi
đảng viên rất cần nghiên cứu, học tập để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, đưa công cuộc đổi mới của
Đảng đi đúng hướng và thành công tốt đẹp. Đúng như Đảng ta đã trân trọng
ghi vào chính cương, điều lệ của mình : “Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”.
Kết Luận
-----***---Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập và người giáo dục, rèn luyện
Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong khi tàng lý luận của Người, ba tác phẩm
“Đường cách mệnh”, “Sửa đổi lối làm việc”, “Di chúc” là những tác phẩm
lớn, bao gồm những vấn đề về vai trò, nhiệm vụ, bản chất, phương thức lãnh
đạo của Đảng: Xây dựng Đảng về chính trị, chủ yếu là xây dựng đường lối,
xây dựng lực lượng cách mạng; xây dựng Đảng về tư tưởng, tập trung vào
công tác lý luận, công tác giáo dục, đào tạo và đấu tranh chống sai lầm,
khuyết điểm trong Đảng; xây dựng Đảng về tổ chức, bao gồm xây dựng
nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, chú trọng đến công tác cán bộ, công tác
xây dựng đội ngũ đảng viên và công tác quần chúng của Đảng.
Những tư tưởng về xây dựng Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua ba
tác phẩm trên là sự khẳng định và phát triển sáng tạo lý luận của Chủ nghĩa
Mác – Lênin về chính đảng của giai cấp cơng nhân, được Đảng ta và Chủ tịch
Hồ Chí Minh vận dụng phù hợp với hoàn cảnh lịch sử Việt Nam. Những tư
tưởng trên là cơ sở lý luận quan trọng để toàn Đảng, toàn dân ta đồng tâm
nhất trí nhất tề đứng lên làm cách mạng vì mục tiêu độc lập dân tộc, chủ nghĩa
xã hội và đoàn kết quốc tế.
Những năm đầu thạp kỷ XXI, con đường cách mạng mà Đảng ta lãnh
đạo toàn dân tộc tiến bước có nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp khơng ít những
khó khăn và thách thức, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch vẫn mưu
toan xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản. Để Đảng ngày càng vững
mạnh, đủ sức gánh vác vai trò hạt nhân lãnh đạo toàn dân tộc Việt nam hoàn
thành mục tiêu, lý tưởng của mình, Đảng phải khơng ngừng đổi mới và chỉnh
đốn. Với nền tảng là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất định
Đảng ta sẽ vững lái đưa con thuyền cách mạng Việt nam tiến lên thực hiện xây
dựng thành công một xã hội – xã hội chủ nghĩa.
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta là một quá trình
gian khổ và lâu dài. Vì thế, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh là
vấn đề khơng thể thiếu để Đảng ta hồn thành thắng lợi nhiệm vụ nặng nề nhưng
vơ cùng vẻ vang của mình, như lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong
đợi, xây dựng một nước Việt Nam “Độc lập, Tự do, Hạnh phúc” Dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh./.
Mục Lục
-----***---MỞ ĐẦU
Trang
I. TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM ..................................................................................
1.1. Xây dựng Đảng về chính trị...........................................................
1.1.1. Về cương lĩnh, đường lối chính trị.................................................
1.1.2. Về phương diện cách mệnh...........................................................
1.2. Xây dựng Đảng về tư tưởng...........................................................
1.3. Xây dựng Đảng về tổ chức.............................................................
1.3.1. Về công tác cán bộ.........................................................................
1.3.2. Về tư cách và đạo đức cách mạng.................................................
1.3.3. Về tự phê bình và phê bình............................................................
1.3.4. Về đồn kết trong Đảng.................................................................
II. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TÁC
PHẨM.................................................................................................................
KẾT LUẬN.............................................................................................