Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Quy trình thiết kế sản phẩm và lựa chọn quá trình sản xuất tại doanh nghiệp ACECOOK TMU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.62 KB, 26 trang )

Liên hệ quy trình thiết kế sản phẩm và lựa chọn quá trình
sản xuất tại doanh nghiệp ACECOOK
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................5
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN....................................................................................................6
1.1. Quy trình thiết kế sản phẩm...............................................................................................6
1.1.1.

Hình thành ý tưởng..................................................................................................6

1.1.2.

Nghiên cứu khả thi...................................................................................................6

1.1.3.

Thiết kế......................................................................................................................7

1.1.4.

Thử nghiệm, hiệu chỉnh thiết kế sản phẩm............................................................7

1.2.

Lựa chọn quá trình sản xuất...........................................................................................8

1.2.1.

Phân loại q trình sản xuất....................................................................................8

1.2.2.


Lựa chọn thiết bị và cơng nghệ cho q trình sản xuất........................................9

1.2.3.

Phương pháp điểm hịa vốn...................................................................................10

1.2.4. Hoạch định cơng suất..................................................................................................10
CHƯƠNG II. LIÊN HỆ QUY TRÌNH THIẾT KẾ SẢN PHẨM VÀ LỰA CHỌN Q
TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM............................12
2.1. Giới thiệu về doanh nghiệp Acecook................................................................................12
2.2. Quy trình thiết kế sản phẩm tại Acecook........................................................................12
2.2.1. Hình thành ý tưởng.....................................................................................................12
2.2.2. Nghiên cứu khả thi......................................................................................................13
2.2.3. Thiết kế.........................................................................................................................14
2.2.4. Thử nghiệm, hiệu chỉnh thiết kế sản phẩm...............................................................16
2.3. Lựa chọn quá trình sản xuất tại doanh nghiệp...............................................................16
2.3.1. Phân loại quá trình sản xuất......................................................................................16
2.3.2. Lựa chọn thiết bị và cơng nghệ..................................................................................19
2.3.3. Phương pháp điểm hòa vốn hường............................................................................22
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA QUY TRÌNH THIẾT KẾ SẢN
PHẨM VÀ LỰA CHỌN Q TRÌNH SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP.........................24
3.1. Quy trình thiết kế sản phẩm.............................................................................................24
3.2. Lựa chọn quá trình sản xuất.............................................................................................26
TỔNG KẾT...................................................................................................................................28


1


MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, nhiều ngành công nghiệp đã không ngừng phát triển cả
về quy mô và chất lượng. Các doanh nghiệp đang từng bước tiếp cận với quy trình thiết
kế sản phẩm và lựa chọn quá trình sản xuất hiện đại của thế giới, dây chuyền sản xuất
được yêu cầu cao hơn về độ chính xác, chất lượng sản phẩm và vấn đề năng suất. Nổi bật
là các nhà máy sản xuất mì ăn liền, ln u cầu cao về độ chuẩn xác gia công và năng
suất lớn, máy móc trong các cơng đoạn của nhà máy sản xuất lại càng là vấn đề bức thiết
cho các nhà quản lý và điều hành. Vì vậy, đề tài tập trung nghiên cứu về quy trình thiết kế
sản phẩm và lựa chọn quá trình sản xuất mì ăn liền, cụ thể là công ty cổ phần ACECOOK.
Với mong muốn tìm hiểu và góp phần nhỏ bé của mình vào việc đánh giá những
mặt được và chưa được trong quy trình thiết kế sản phẩm và lựa chọn quá trình sản xuất
của ngành, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của các liên doanh
sản xuất mì hiện có, nhóm chúng em đã chọn và xây dựng bài luận với đề tài: "Liên hệ
quy trình thiết kế sản phẩm và lựa chọn quá trình sản xuất tại doanh nghiệp ACECOOK”.

2


CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Quy trình thiết kế sản phẩm
Thiết kế sản phẩm (product design) là hoạt động bao gồm việc định hình, sáng tạo,
đổi mới và tạo ra sản phẩm xuất phát từ một nhu cầu cần phải thỏa mãn. Sản phẩm dự
kiến có thể là mới hoàn toàn hoặc được cải tiến từ một sàn phẩm đã có.
Quy trình thiết kế sản phẩm bao gồm bốn bước cơ bản sau: hình thành ý tưởng,
nghiên cứu khả thi, phát triển và thử nghiệm thiết kế ban đầu và phác thảo thiết kế chi tiết
cuối cùng của sản phẩm hoặc dịch vụ.
1.1.1. Hình thành ý tưởng
Ý tưởng về việc phát triển sản phẩm mới hoặc ý tưởng về việc cải tiến sản phẩm
hiện tại có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau.
 Một số phương pháp phát triển ý tưởng về sản phẩm:
 Đồ thị trực giác

 Chuẩn so sánh
 Kỹ thuật ngược
1.1.2. Nghiên cứu khả thi
Nghiên cứu khả thi bao gồm việc phân tích thị trường, phân tích kinh tế, phân tích
kỹ thuật và cuối cùng là xác định các tính năng/đặc điểm cần có của sản phẩm theo nhu
cầu của khách hàng.
 Phân tích thị trường nhằm đánh giá nhu cầu về sản phẩm và trả lời cho câu hỏi liệu
có nên quyết định đầu tư vào sản phẩm mới hay khơng.
 Phân tích kỹ thuật nhằm trả lời câu hỏi: sản phẩm mới có địi hỏi sử dụng cơng
nghệ mới hay khơng? Có đủ vốn đầu tư không? Liệu dự án về sản phẩm mới có
nhiều rủi ro hay khơng? Doanh nghiệp có đủ năng lực sản xuất, các nguồn lực và
khả năng quản lý theo yêu cầu hay không?
 Đến cuối giai đoạn này, các thơng số kỹ thuật về tính năng của sản phẩm sẽ được
chuyển sang bộ phận thiết kế để tiến hành phác thảo mẫu thiết kế ban đầu.

3


1.1.3. Thiết kế
Các kỹ sư thiết kế sẽ phải hoàn thiện thiết kế ban đầu với 3 nội dung cụ thể là thiết
kế chức năng, thiết kế kiểu dáng và thiết kế sản xuất.
 Thiết kế chức năng sản phẩm: Thiết kế chức năng sản phẩm là việc xác định những
đặc tính của sản phẩm. Thiết kế chức năng sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu về đặc
điểm sản phẩm mà bộ phận marketing đưa ra để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
 Thiết kế kiểu dáng tức là quan tâm tới khía cạnh thẩm mỹ, sản phẩm được nhìn
thấy và cảm nhận như thế nào trong con mắt khách hàng. Thiết kế kiểu dáng nhằm
tạo ra các tiêu chuẩn vật lý của sản phẩm như hình dáng, màu sắc, kích cỡ, thẩm
mỹ, sự lơi cuốn đối với khách hàng, các đặc trưng cho sử dụng cá nhân…
 Thiết kế sản xuất được thực hiện nhằm đảm bảo cho việc sản xuất sản phẩm mới
được dễ dàng và đạt được hiệu quả về chi phí.

1.1.4. Thử nghiệm, hiệu chỉnh thiết kế sản phẩm
Quá trình thiết kế sản phẩm, từ mẫu ban đầu cho tới thiết kế cuối cùng , phải trải
qua nhiều lần thử nghiệm, hiệu chỉnh thiết kế, thử nghiệm lại cho đến khi thiết kế ban đầu
có tính khả thi.
Thử nghiệm nhằm kiểm tra, đánh giá các tính năng, kiểu dáng của mẫu thiết kế và khả
năng đưa mẫu thiết kế vào chế tạo.
Trong quá trình thiết kế sản phẩm, nhà thiết kế cần quan tâm đến một số đặc trưng cơ bản
của sản phẩm như sau:
 Tính năng là đặc trưng chính, chức năng cơ bản của sản phẩm hoặc dịch vụ. Khía
cạnh này xác định một sản phẩm được dùng để làm gì và kết quả sử dụng như thế
nào, hoặc một dịch vụ cung cấp cái gì và cung cấp tốt tới mức nào.
 Đặc tính là nét đặc biệt riêng có, thêm vào những chức năng cơ bản của sản phẩm
hoặc dịch vụ, giúp phân biệt chúng với những sản phẩm tương tự.
 Độ tin cậy là khả năng sản phẩm không bị trục trặc hay sai hòng trong một thời kỷ
nhất định hoặc khả năng đảm bảo tiêu chuẩn cao của dịch vụ được cung cấp.
 Khả năng sử dụng đề cập tới sự dễ dàng, thuận tiện khi sử dụng; dễ học cách sử
dụng, dễ nhớ cách sử dụng, tần suất và mức độ nghiêm trọng khi xảy ra lỗi.
 Tính thẩm mỹ là hình thức và dáng vẻ bên ngồi mà người mua cảm nhận được
thông qua các giác quan (nhìn, bên nghe, ngồi ngồi nếm, mà ngửi, sờ).
4


 Các xu hướng mới trong thiết kế:
Thiết kế sản phẩm hiện đại chú trọng đặc biệt tới nhu cầu của khách hàng, lấy việc
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng làm lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mới.
 Các xu thế thiết kế hiện đại:
 Tập trung rút ngắn thời gian thiết kế
 Bảo vệ môi trường
 Đơn giản hóa sản phẩm
1.2. Lựa chọn q trình sản xuất

Khái niệm: Lựa chọn quá trình sản xuất là lựa chọn cách vận hành nhằm biến đổi
các nguyên vật liệu thành sản phẩm đầu ra.
1.2.1. Phân loại quá trình sản xuất
 Theo số lượng sản phẩm và tính chất lặp lại:
 Sản xuất đơn chiếc hay sản xuất theo dự án: Là loại hình sản xuất gián đoạn và
được làm theo yêu cầu của khách hàng. Đây là loại hình sản xuất có số chủng loại
sản phẩm được sản xuất ra rất nhiều nhỏ.
 Sản xuất theo mẻ/lô: Đây là loại sản xuất mà các mẫu hay chủng loại sản phẩm
được sản xuất lặp lại với số lượng nhất định nhưng số lượng chưa đủ lớn để hình
thành dây chuyền sản xuất.
 Sản xuất hàng loạt: Là loại hình sản xuất số lượng lớn các sản phẩm có đặc điểm
giống nhau, sản phẩm đã được tiêu chuẩn hóa và cung cấp cho thị trường rộng lớn.
 Sản xuất liên tục: Là q trình sản xuất với các cơng đoạn nối tiếp nhau, liên tục
khơng thể dừng do tính chất đặc thù của nguồn nguyên liệu đầu vào và đòi hỏi của
quy trình cơng nghệ.
 Theo tính liên tục của q trình:
 Sản xuất gián đoạn (Job shop): Sản xuất gián đoạn là một hình thức tổ chức sản
xuất ở đó người ta xử lý, gia công, chế biến một số lượng tương đối nhỏ sản phẩm
mỗi loại, song số loại sản phẩm thì nhiều, đa dạng.
5


 Sản xuất theo dòng (Flow shop): Sản xuất theo dịng là một q trình sản xuất mà
ở đó thiết bị được lắp đặt theo dây chuyền, hay theo thứ tự các cơng đoạn sản xuất
cịn gọi dịng di chuyển của sản phẩm
 Theo đặc điểm quá trình chế tạo sản phẩm
 Quá trình hội tụ: Trong quá trình này, sản phẩm được ghép nối tử nhiều cụm và
nhiều bộ phận chi tiết; tính đa dạng của sản phẩm cuối cùng nhỏ nhưng các cụm,
các bộ phận chi tiết thì rất nhiều.
 Quá trình phân kỳ: Là quá trình sản xuất bắt đầu từ một hoặc một vài nguyên vật

liệu nhưng lại cho ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Q trình sản xuất này
gắn bó chặt chẽ với các ngành chế biến.
 Quá trình hỗn hợp: Đây là sự kết hợp đồng bộ giữa hai loại quá trình lắp ráp và chế
biến vào cùng một quá trình sản xuất.
1.2.2. Lựa chọn thiết bị và công nghệ cho quá trình sản xuất
Để sản xuất ra một loại sản phẩm có thể có nhiều cách khác nhau, mỗi cách thức
sản xuất địi hỏi những thiết bị và cơng nghệ khác nhau.
 Thiết bị: Là một thuật ngữ chi nhiều loại dụng cụ và máy móc sử dụng trong q
trình sản xuất.
 Công nghệ: Được hiểu theo nghĩa rộng là tất cả những phương thức, những quy
trình được sử dụng để chuyển hóa các nguồn lực thành sản phẩm, dịch vụ. Một
cách đầy đủ, công nghệ bao gồm bốn thành phần sau: Phương tiện hữu hình, con
người, phương thức tổ chức, thông tin
 Một số yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn thiết bị/cơng nghệ:
 Tính phù hợp
 Chi phí
 Nhân lực sử dụng
 Yêu cầu về nguyên liệu
 Tính thích ứng
 Sự sẵn có của phụ tùng thay thế và các hỗ trợ kỹ thuật
6


 Tác động tới môi trường: Lưu ý các tác động tới môi trường khi chọn mua thiết bị,
công nghệ (tiếng ồn, khí thải, nước thải,...).
1.2.3. Phương pháp điểm hịa vốn
Để xác định nên lựa chọn quá trình sản xuất nào, doanh nghiệp cần dựa vào
phương pháp điểm hòa vốn (Break-Even Analysis).
Điểm hòa vốn là mức sản lượng mà ở đó doanh nghiệp có tổng chi phí đúng bằng
tổng doanh thu. Khi sử dụng phương pháp này, chi phí sản xuất được chia thành hai loại

là chi phí bất biến và chi phí khả biến.
 Chi phí bất biến là chi phí đầu tư vào máy móc, thiết bị, nhà xưởng,... và không
phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất ra.
 Chi phí khả biến là khoản chi phí thay đổi theo mức sản lượng sản xuất của doanh
nghiệp.
1.2.4. Hoạch định công suất
Khái niệm công suất: Công suất được hiểu là khả năng sản xuất tối đa của một đối
tượng sản xuất trên một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng, năm). Đối tượng sản xuất có
thể là con người, máy móc, thiết bị, dây chuyền, phân xưởng, nhà máy hay tồn bộ hệ
thống sản xuất của doanh nghiệp.
Có nhiều loại công suất khác nhau: công suất thiết kế, công suất hiệu quả và công
suất thực tế.
 Công suất thiết kế là công suất tối đa mà doanh nghiệp có thể thực hiện được theo
cơng bố của nhà cung cấp (máy, thiết bị,...) với các điều kiện vận hành như thiết
kế.
 Công suất hiệu quả là tổng đầu ra tối đa mà doanh nghiệp kỳ vọng đạt được trong
những điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, kho bãi, lao động, quản lý,... công suất
hiệu quả được biểu hiện bằng mức độ sử dụng (tỷ lệ %) công suất thiết kế.
 Công suất thực tế là tổng đầu ra mà doanh nghiệp thực hiện được trong thực tế.
Hoạch định cơng suất là q trình xây dựng các phương án công suất khác nhau,
cân nhắc và lựa chọn phương án tối ưu dựa trên dự báo nhu cầu sản phẩm và năng lực hệ
thống sản xuất của doanh nghiệp. Các quyết định chính của hoạch định cơng suất bao
gồm việc xác định sản xuất ở mức công suất bao nhiêu? Khi nào cần đáp ứng? Và đạt
được mức công suất đó như thế nào?
7


 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định công suất:
 Nhu cầu sản phẩm và đặc điểm của sản phẩm dịch vụ
 Đặc điểm và tính chất của cơng nghệ sử dụng

 Trình độ tay nghề và tổ chức lực lượng lao động
 Diện tích mặt bằng, nhà xưởng, kết cấu hạ tầng trong doanh nghiệp
 Lợi ích kinh tế theo quy mô và đường cong kinh nghiệm
 Quy trình hoạch định cơng suất:
Bước 1: Dự báo nhu cầu công suất
Bước 2: Đánh giá công suất hiện tại của doanh nghiệp
Bước 3: So sánh nhu cầu công suất với khả năng hiện tại của doanh nghiệp
Bước 4: Xây dựng các phương pháp công suất khác nhau
Bước 5: Đánh giá các phương án và lựa chọn phương án tối ưu.

8


CHƯƠNG II. LIÊN HỆ QUY TRÌNH THIẾT KẾ SẢN PHẨM VÀ LỰA CHỌN
Q TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu về doanh nghiệp Acecook
 Lịch sử hình thành và phát triển
Thành lập vào ngày 15/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995, sau
nhiều năm hoạt động, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã không ngừng phát triển lớn
mạnh trở thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam với vị trí vững chắc
trên thị trường, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền có chất lượng và dinh dưỡng cao.
 Sứ Mệnh
“Cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao mang đến
SỨC KHỎE – AN TOÀN – AN TÂM cho khách hàng”
Dựa trên sứ mệnh này, Acecook Việt Nam luôn đặt ưu tiên hàng đầu là chất lượng
sản phẩm, đồng thời hỗ trợ truyền đạt những thông tin đúng đắn và khoa học về sản phẩm
mì ăn liền để tạo sự an toàn và an tâm cho khách hàng. Những năm gần đây, Acecook Việt
Nam tập trung những sản phẩm vì sức khỏe, vừa để đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu
dùng, vừa nâng cao giá trị cho sản phẩm mì ăn liền.
 Tầm nhìn

“Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam có đủ năng lực quản trị
để thích ứng với q trình tồn cầu hóa”
 Lĩnh vực kinh doanh

Trên nền tảng cơng nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, Công ty CP Acecook Việt
Nam đang được biết đến là một doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản
xuất thực phẩm ăn liền với hệ thống 10 nhà máy, 04 chi nhánh kinh doanh, hơn 300 đại lý
phân phối, phủ hàng trên 95% điểm bán lẻ trải khắp từ Bắc tới Nam
2.2. Quy trình thiết kế sản phẩm tại Acecook
2.2.1. Hình thành ý tưởng

9


Trong 20 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, Acecook Việt nam có được nhiều sự
tin yêu và được biết đến thương hiệu với “Biểu tượng của chất lượng”, đây cũng chính là
tiêu chí định hướng xuyên suốt trong các hoạt động sản xuất kinh doanh tại acecook Việt
Nam. Để tạo dấu ấn riêng biệt trong lòng khách hàng, doanh nghiệp đã khơng ngừng tìm
tịi, thay đổi và phát triển ra nhãn hiệu của riêng mình.
Cơng ty được thành lập năm 1993 nhưng năm 2000 mới là một mốc đáng nhớ
trong lịch sử phát triển của Công ty và là bước đột phá của công ty trên thị trường mì ăn
liền. Đó là sự ra đời của sản phẩm mì Hảo Hảo, một thương hiệu ấn tượng tạo một bước
nhảy vọt của công ty trên thị trường. Đồng thời là lần thứ 2 đoạt danh hiệu Hàng Việt
Nam chất lượng cao và đạt huy chương vàng, bạc, đồng trong hội chợ hàng công nghiệp
Việt Nam. Đối thủ cạnh tranh là các sản phẩm mì ăn liền khác trên thị trường tương đối ít
nên có thể từ việc nghiên cứu thị trường tại thời điểm đó đã khiến cho ACECOOK quyết
định đầu tư phát triển mì ăn liến
Có thể thấy hành trình hình thành ý tưởng đến lúc đưa ra được một sản phẩm gây
tiếng vang như vậy tại thị trường là một khoảng thời gian không hề ngắn. Được biết thì
sản phẩm mì nổi tiếng đầu tiên của ACECOOK là mì Hồnh Thánh tơm, dù nổi tiếng tại

thời điểm đó nhưng tiếng vang chưa thực sự nổi bật nếu so với sản phầm mì Hảo Hảo.
Điều này khẳng định được rằng, ACECOOK đã thực sự lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ
người tiêu dùng, theo sát và tìm hiểu kĩ đối thủ cạnh tranh của mình để có thể phát triển
thành cơng sản phẩm mì Hảo Hảo.
2.2.2. Nghiên cứu khả thi
 Phở Đệ Nhất
Tháng 7 vừa qua, công ty Acecook Việt Nam chính thức giới thiệu Phở Đệ Nhất –
hương vị Bò & Gà được nâng cấp chất lượng mới với việc cải tiến sợi phở, công thức
nước súp cùng sự xuất hiện gói nước sốt cơ đặc Chua Cay.
Bằng việc quan sát và tìm hiểu, Acecook Việt Nam nhận thấy người tiêu dùng thường có
thói quen cho thêm chút tương ớt và chanh khi thưởng thức phở. Vì vậy, sản phẩm Phở
Đệ Nhất đã được nghiên cứu và ứng dụng công thức nước súp mới với sợi phở thấm vị
hơn, cùng với đó là sự xuất hiện của gói xốt Chua Cay trong mỗi gói hương vị Bị và Gà.
Sự sáng tạo này sẽ giúp từng sợi phở trở nên dai ngon, trơn bóng và nước súp cũng hài
10


hịa hơn với gói xốt Chua Cay, tất cả sẽ đem đến người tiêu dùng tô phở thơm ngon như
thưởng thức phở ngoài tiệm.
 Ra mắt sản phẩm Phở ly Topping
Cũng trong tháng 7, sản phẩm Phở ly Topping hoàn tồn mới của Acecook Việt
Nam đã chính thức ra mắt với 2 hương vị Bò và Gà. Đây là dòng sản phẩm có thể đáp
ứng nhu cầu thưởng thức phở ngon của người tiêu dùng mà không cần tốn nhiều thời gian
chế biến và chuẩn bị.
Ấn tượng đầu tiên với người dùng khi thưởng thức ly phở ăn liền Topping là có rau và thịt
viên, lẫn trong nước xốt chua cay là đầu hành, cọng giá cùng với sợi phở thấm vị sẽ đem
lại cho khách hàng cảm giác ngon lành như ăn phở ngồi tiệm. Với bao bì ly chống nóng,
đặc biệt có đính kèm nĩa bên trong sẽ giúp mọi khách hàng thỏa nhu cầu ăn phở mọi lúc
mọi nơi.
Mang đến sự hiện đại, tiện lợi, cao cấp, sở hữu bí kíp làm phở truyền thống với rau – thịt

đi kèm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phở ly Topping tự tin sẽ đáp ứng nhu cầu
ăn Phở Ngon – Phở an toàn – Phở tiện lợi của mọi người, đặc biệt là các khách hàng trẻ
tuổi.
 Mì ăn liền Hảo Hảo Mì Xào thay đổi thiết kế mới
Từ ngày 25/07/2017, sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo Mì Xào hương vị Tơm Xào
Chua Ngọt và Tơm Hành sẽ được bán rộng rãi trên tồn quốc với thiết kế bao bì gói và
thùng hồn tồn mới.
Với bao bì mới, sản phẩm Hảo Hảo Mì Xào không chỉ nổi bật về màu sắc tổng thể, giúp
người tiêu dùng dễ dàng trong việc chọn mua hương vị u thích, mà cịn trở nên tiện
dụng hơn với 3 bước hướng dẫn sử dụng đơn giản.
2.2.3. Thiết kế
 Thiết kế chức năng sản phẩm:
Mỗi một sản phẩm của ACECOOK đưa ra thị trường đều có một chức năng nhất
định, phục vụ cho những nhóm khách hàng riêng, có những nhóm sản phẩm gần giống
nhau hoặc khác nhau hồn tồn. Ví dụ như sản phẩm mì tơm và phở, hay mì ly và phở ly.
11


Những sản phẩm mỳ gói thường phục vụ cho quán ăn và hộ gia đình trong khi mỳ ly, phở
ly sẽ phục vụ nhu cầu ăn liền tại các cửa hàng tiện lợi và ít được sử dụng tại gia hơn.
 Thiết kế kiểu dáng sản phẩm- thiết kế bao bì:
Năm 2015, khởi điểm với mục tiêu mở ra chặng đường phát triển mới, tập đoàn
acecook triển khai thay đổi nhận diện với hình ảnh logo mới để phù hợp trong chiến lược
đưa thương hiệu acecook phát triển ra toàn thế giới. Với sự thay đổi này, logo acecook
Việt Nam vẫn giữ được đường nét với 3 tone màu đỏ, trắng làm chủ đạo, ngồi ra logo có
sự điều chỉnh thay đổi:
 Thay đổi tên thương hiệu từ vina acecook thành acecook để phù hợp với chiến
lược phát triển toàn cầu
 Câu slogan “biểu tượng của chất lượng” được xây dựng thêm giá trị mới với câu
“cook happiness”

 Thay đổi font chữ, điều chỉnh lại hình dạng elip để tốt lên nét mềm mại, sự uyển
chuyển tạo điểm nhấn, ấn tượng trong tính cách thương hiệu
Với câu slogan mới “Cook happiness”, thương hiệu Acecook mong muốn đến
mang cho khách hàng nhiều hơn giá trị sản phẩm không những chất lượng mà còn cảm
nhận được sự bất ngờ, ngon miệng, an tâm và cảm giác của hạnh phúc thông qua định
hướng phát triển luôn không ngừng sáng tạo và phát huy tính độc đáo sản phẩm. Acecook
xuất hiện trên thị trường với hệ thống bao bì hiện đại, từ hình ảnh, màu sắc đến chất liệu
bao bì đều rực rỡ và hút mắt người xem, thể hiện rõ đặc trưng của sản phẩm.
 Thiết kế sản xuất

Tìm ra hương vị hấp dẫn là một chuyện, để sản xuất được những sản phẩm thơm
ngon, chất lượng là câu chuyện gian nan về cơng nghệ. Từ chỗ phải nhập khẩu máy móc,
ngun liệu đắt đỏ từ nước ngoài. Acecook đã hỗ trợ, giúp đỡ các nhà cung cấp trong
nước nâng cấp công nghệ sản xuất và chất lượng nguyên liệu, để ra đời những gói mì
ngồi tính an tồn cịn phải đảm bảo 2 tiêu chí: Ngon – Rẻ.
Quy trình sản xuất sản phẩm của Acecook là quy trình khép kín, với trang thiết bị hiện
đại, diễn ra dưới sự kiểm tra giám sát nghiêm ngặt được thực hiện bởi thiết bị điện tử hiện
đại và con người.
12


Cho đến ngày nay, khi đã đạt được những thành công nhất định nhưng Acecook Việt Nam
không tự thoả mãn, không ngừng đầu tư nâng cao và đổi mới công nghệ, xây dựng các
nhà máy, mở rộng quy mô sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu
dùng và để khẳng định nội lực của mình thì ngồi 3 nhà máy tại TP.Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Hưng Yên và 4 chi nhánh kinh doanh tại TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hà Nội, Đà
Nẵng, cơng ty đang tiếp tục triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng thêm 2 nhà máy tại
Bắc Ninh và Đà Nẵng.
Hiện nay Acecook Việt Nam đã sở hữu 6 nhà máy sản xuất trải rộng khắp cả nước. Các
nhà máy được đầu tư đồng bộ máy móc, thiết bị tiên tiến bậc nhất hiện nay như : hệ thống

sản xuất bột canh, soup gia vị ; dây chuyền sấy chân không các loại rau củ; dây chuyền
sấy phun...Phịng thí nghiệm với phương tiện hiện đại, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý
chất lượng, an toàn và vệ sinh thực phẩm. Từ nền tảng vững chắc, sản phẩm khi đưa ra
khỏi nhà máy bất kỳ xuất khẩu hay nội địa đều có chất lượng đồng nhất, duy chỉ khác vị.
2.2.4. Thử nghiệm, hiệu chỉnh thiết kế sản phẩm
Quá trình thiết kế sản phẩm, từ mẫu ban đầu cho tới thiết kế cuối cùng , phải trải
qua nhiều lần thử nghiệm, hiệu chỉnh thiết kế, thử nghiệm lại cho đến khi thiết kế ban đầu
có tính khả thi.
Bao bì được thiết kế sáng tạo, hoàn toàn mới, thể hiện được sự khác biệt, độc đáo so với
những thương hiệu khác. Màu sắc logo là sự kết hợp giữa 2 tone màu đỏ/trắng làm chủ
đạo tạo nên sự nổi bật của thương hiệu. Chữ ACECOOK với chữ e được cách điệu với
đường nét bo tròn tạo nên sự nhịp nhàng, duyên dáng được đặt trong hình elip thể hiện sự
bền vững, trường tồn. Với hình ảnh logo: Chú bé đầu bếp (Tastykid) nháy mắt và ngón
tay chỉ số 1 ngay bên cạnh hình elip thể hiện sự gần gũi, thân thiện và uy tín của một
thương hiệu hàng đầu về thực phẩm ăn liền. Slogan “COOK HAPPINESS”: Thông qua
các sản phẩm, công ty muốn tạo ra những sản phẩm mang lại niềm vui, sự bất ngờ và cảm
giác an tâm, hạnh phúc cho người tiêu dùng. Chính vì lý do này mà logo mới này của
ACECOOK đã được sử dụng từ năm 2015 đến nay.
2.3. Lựa chọn quá trình sản xuất tại doanh nghiệp
2.3.1. Phân loại quá trình sản xuất

13


Hiện tại Acecook đang sử dụng mơ hình sản xuất tự động hóa: Gia tăng mức độ tự
động hóa, đầu tư dây chuyền hiện đại công suất hoạt động cao, có thể sản xuất gần 600
gói mì trong một phút, đồng thời trang bị các hệ thống kiểm soát chất lượng như máy cân
trọng lượng, máy xay...Toàn bộ dây chuyền sản xuất đều được tự động hóa và khép kín.
Ngồi ra cơng ty cịn có phịng thí nghiệm được xây dựng và lắp đặt trang thiết bị hiện đại
để đảm bảo kết quả kiểm tra nguyên liệu, thành phẩm một cách nhanh chóng, chính xác,

trung thực và khách quan. Tồn bộ đều hướng đến đảm bảo sản phẩm mì ăn liền đến tay
người tiêu dùng là những sản phẩm đạt chất lượng, thơm ngon và an tồn nhất.
Q trình sản xuất được áp dụng tại Acecook là quá trình sản xuất liên tục và quá trình
sản xuất hàng loạt:


Quá trình sản xuất mì của Acecook được diễn ra liên tục với các công đoạn nối tiếp
nhau, liên tục không dừng do tính chất của nguồn ngun liệu sản xuất mì, khi q
trình bị trì trệ có thể dẫn đến hư hỏng, biến chất, không đảm bảo chất lượng của
sản phẩm mì



Acecook sản xuất số lượng lớn mì ăn liền với đặc điểm giống nhau, được tiêu
chuẩn hóa và được cung cấp cho toàn quốc và xuất khẩu nước ngoài

2.3.1.1. Quy trình chính

Các cơng đoạn chính sản xuất mỳ ăn liền
Trộn bột: Trộn bột mì với nước thành một khối bột dẻo. Hòa tan các chất phụ gia như
đường, muối... đồng thời phân tán chúng đều khắp trong bột nhào, làm cho khối bột nhào
trở thành một khối thống nhất.
Cán bột: Nhằm chuyển bột nhào từ trạng thái bời rời thành tấm bột có độ dày đều đặn.
Làm đồng nhất khối bột và tăng độ đàn hồi cho khối bột nhào và giảm lượng khơng khí
hịa lẫn vào trong bột nhào. Khi đi qua các lô cán bột, lá bột sẽ được nén chặt thành lá để
dễ tạo hình. Đồng thời có tác dụng dẫn bột đến thiết bị kéo sợi.
14


Trục lược thành sợi: Mục đích của q trình là tạo hình dáng, kích thước đặc trưng cho

sợi mì, tạo bông dể làm tăng giá trị cảm quan của vắt mì
Hấp, thổi nguội: Mục đích là làm chín sợi mì và để cố định cấu trúc sợi mì
Cắt định lượng, phân loại: để đảm bảo đúng khối lượng mì và độ dài của sợi mì.
Nhúng nước lèo và làm ráo: để tăng giá trị dinh dưỡng cho sợi mì, tạo hương vị đặc trưng
cho sản phẩm, làm cho sợi mì tơi ra khơng dính vào nhau để việc vơ khn được dễ dàng
Tạo khn: để tạo hình dáng và kích thước nhất định cho vắt mì
Chiên: nhằm thuận lợi cho quá trình bảo quản mì (do quá trình chiên đã tiêu diệt phần lớn
vi sinh vật, loại bớt nước). Thay thế một phần nước bằng một lượng chất béo thích hợp
nhằm tăng giá trị dinh dưỡng, tạo màu, mùi thơm, vị đặc trưng cho vắt mì.
Làm nguội: Sau khi chiên, mì theo băng tải vận chuyển theo hướng lên cao để thu hồi
lượng dầu dư trong mì và tiếp tục đưa vào hệ thống thổi nguội để hạ nhiệt độ của vắt mì
đến nhiệt đội mơi trường, làm nguội có tác dụng làm khơ dầu trên vắt mì, kéo dài thời
gian bảo quản.
Phân loại kiểm tra trước khi bao gói: trước khi bao gói, sản phẩm cần phải được kiểm
tra và phân loại, loại bỏ những vắt mì khơng đạt tiêu chuẩn như bể vụn, cháy khét, vaygf
không đều, không đúng trọng lượng.
Đóng gói: Đóng gói nhằm bảo quản, tránh hút ẩm từ khơng khí và hạn chế sự xâm nhập
của vi sinh vật, hoàn thiện sản phẩm, tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm, thuận tiện vận
chuyển
2.3.1.2. Quy trình phụ
Tiếp nhận, lưu trữ, kiểm tra vận chuyển bột mì
Bột mì từ nhà cung cấp được thơng qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng
nguyên liệu và độ đạt chuẩn, sau đó được cho qua máy dị tìm dị vật và được vận chuyển
từ kho nguyên liệu tới phân xưởng sản xuất.
Chuẩn bị nguyên vật liệu và phụ gia
15


Chuẩn bị phụ gia bao gồm phụ gia I (đưa vào khâu trộn bột).
Phụ gia II (đưa vào trong nước lèo)

Dầu shortening (đưa vào khâu chiên mì) và gia vị mì bán thành phẩm (đưa vào khâu đóng
gói).
Các chất phụ gia như đường, muối, bột ngọt, bột súp, chất màu, chất tạo dai...đều được
cân định lượng tùy theo công thức từng loại sản phẩm trước khi vào bồn chuẩn bị nước
trộn bột.
Kiểm tra dị vật, kiểm tra chất lượng sản phẩm
Cân trọng lượng, dò dị vật và kim loại. Đây là bước quan trọng được thực hiến sau khâu
đóng gói để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
2.3.2. Lựa chọn thiết bị và công nghệ
Bằng sự khéo léo trong việc kết hợp cơng nghệ sản xuất hiện đại theo quy trình của
Nhật Bản với sự tinh tế trong hương vị của ẩm thực Việt, công ty đã cho ra đời những sản
phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu mà con phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam.
Acecook - nhà sản xuất mì ăn liền hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, đã xác định “biểu
tượng của chất lượng” là kim chỉ nam, định hướng trong mọi hoạt động sản xuất, kinh
doanh, luôn nghiêm túc trong những đầu tư theo hướng cam kết chất lượng với người
tiêu dùng. Chính vì thế, doanh nghiệp đã đưa ra những yêu cầu sau khi lựa chọn thiết bị
và công nghệ:
 Công nghệ cao cho ra được nhiều sản phẩm, lắp đặt không quá phức tạp, vận
chuyển do nhà cung cấp thiết bị chịu trách nhiệm và lắp đặt dưới sự hướng dẫn của
bên cung cấp thiết bị
 Dây chuyền có cơng suất cao để phục vụ sản xuất với số lượng lớn phục vụ nhu
cầu người tiêu dùng.
 Dây chuyền sản xuất vận hành đơn giản, không quá phức tạp để người lao động có
thể sử dụng dễ dàng và an tồn cho sản xuất và người sử dụng, đồng thời tiết kiệm
được sức lao động
 Dây chuyền sản xuất cho ra sản phẩm đều và ổn định và có chất lượng tốt. Ngồi
ra thì lượng chất thải và sử dụng chất thải đúng yêu cầu kỹ thuật cho phép.
16



 Dây chuyền khép kín, tính linh hoạt thấp và gần như bằng không để sản xuất hàng
loạt.
 Dây chuyền sản xuất có tính chun biệt hóa cao và sử dụng thuận tiện, tránh gây
hao phí sức lao động nhiều.
 Bảo dưỡng dây chuyển trong thời hạn bảo hành một phần do nhà cung cấp thiết bị
bảo dưỡng.
 Dây chuyển không lạc hậu đối với thị trường lúc mua để khi cần thay thế có thể
thanh lý được.
 Thích ứng với dây chuyền sản xuất hiện có của Acecook để phù hợp với nhu cầu
phát triển của doanh nghiệp.
Dựa vào đó Acecook đã lựa chọn kế hoạch cơng nghệ phù hợp với mục tiêu kinh
doanh của mình. Việc Acecook nhấn mạnh vào yếu tố chất lượng nên việc đầu tư vào
công nghệ là khá rõ ràng. Cụ thể là:
 Đầu tư xây dựng phòng nghiên cứu và kiểm tra sản phẩm được trang bị bằng tồn
bộ máy móc, cơng nghệ tiên tiến của Nhật Bản, hệ thống thiết bị kiểm tra, xét
nghiệm hiện đại của Thế giới.
 Acecook Việt Nam đã đầu tư công nghệ tiên tiến nhất của Nhật Bản, xây dựng chỉ
tiêu chất lượng theo hệ thống quản lý ISO 900
 Ngoài chú trọng đến nội lực sản phẩm, Acecook còn tập trung đầu tư nâng cao hơn
nữa kỹ thuật và công nghệ tiến tiến vào hoạt động sản xuất. Tồn bộ dây chuyền
sản xuất tại cơng ty đều được tự động hóa theo cơng nghệ tiên tiến, trang thiết bị
hiện đại.
 Thêm vào đó, cơng ty cịn trang bị hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn khu vực
và thế giới, áp dụng các quy trình quản lý ISO 9001-2000, ISO 14001 2004,
HACCP vào sản xuất. Vì vậy Acecook đã trở thành cơng ty sản xuất mì ăn liền đầu
tiên ở Việt Nam đạt được tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS, BRC)
 Các sản phẩm của cơng ty cịn vượt qua sự kiểm tra khắt khe về các tiêu chuẩn an
toàn, chất lượng dinh dưỡng do các tổ chức có uy tín lớn trên thế giới như USFDA,
CFIA, KFDA và nhiều quốc gia khác như Úc, Hồng Kông, Đài Loan
 Acecook đã lựa chọn đầu tư chi phí lớn bằng cách mua lại các cơng nghệ Nhật. Do

đó chất lượng cơng nghệ được đảm bảo cũng như thời gian sử dụng công nghệ,

17


ngồi ra việc sử dụng cơng nghệ hiện đại của Nhật Bản giúp doanh nghiệp tăng lợi
thế cạnh tranh trên thị trường so với các đối thủ khác.
 Hiện nay công ty đã nghiên cứu thay thế khoảng 95% nguyên liệu nhập từ nước
ngồi, giảm được chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm
Lựa chọn máy móc thiết bị
Thiết bị

Số lượng

Cấu tạo

Máy trộn bột

100

Thùng trộn nằm ngang bằng inox, trong có
gắn hai trục cánh khuấy. Hai trục chuyển động
ngược nhau nhờ cơ cấu truyền động đai xích.
Thùng trộn nằm ngang, có 2 trục quay và
chuyển động ngược chiều nhau. Trên mỗi trục
có 24 cánh trộn. Máy hoạt động gián đoạn,
năng suất khoảng 90 – 110 kg bột/mẻ.

Máy cán bột


100

Lô cán ép:2 bộ, Lô cán tinh: 5 bộ, Lô cán thô:
1 bộ.

Hệ thống cắt sợi và tạo
sóng

150

Hệ thống trục lược, tốc độ dao cắt 32 dao/phút

Máy hấp

100

Buồng hình hộp dài 1,6m, cao 63cm, rộng 50
cm

Máy chiên dầu

90

Chảo chiên được làm bằng inox, có dạng hình
thang cân. Bên trong có xích tải mang dàn
chén và nắp khuôn.

Hệ thống làm mát và tản
nhiệt


100

Dùng hệ thống gồm nhiều quạt thổi khơng khí
qua băng tải mì cuốn theo hơi ẩm

Máy đóng gói

200

- Xích định vị: là xích tải trên đó có những
thanh chận để định vị những vắt mì trước khi
vào máy.
- Bàn vỉ ép dọc: ép kín dọc theo chiều dài
cuộn giấy, được gia nhiệt bằng điện trở.
- Dao cắt ngang: cắt và khâu kín 2 đầu gói mì,
phần ở giữa là lưỡi dao cắt, hai bên có xẻ rãnh
18


để hàn kín 2 đầu gói mì. Tốc độ dao cắt tự
động từ 70 – 89 nhát/phút.
Với việc đầu tư xây dựng thêm nhà máy thứ 2 tại thành phố Hồ Chí Minh, Acecook đã
nâng tổng nhà máy tại Việt Nam lên 10 nhà máy với sản lượng khoảng 4,5 tỉ gói mà các
loại mỗi năm.
Nhà máy số 2 tại thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nhà máy sản xuất mì ăn liền
khép kín hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á. Nhà máy được xây dựng trên diện tích hơn
20 ngàn m2 gồm 3 dây chuyền sản xuất mì đóng hộp với các trang thiết bị tiên tiến. Cứ
mỗi phút, 1 dây chuyền này cho ra đời 600 gói mì.
Để tạo sự an tâm và đưa sản phẩm đến gần hơn nhiều đối tượng trong xã hội, từ tháng
8/2013, Acecook đã tổ chức đón tiếp hàng ngàn lượt sinh viên, người nội trợ, báo chí đến

tham quan tìm hiểu về quy trình sản xuất từ đó có những đánh giá khách quan về sản
phẩm mì ăn liền, một sản phẩm gắn liền với cuộc sống năng động hiện nay. Chương trình
đã được nhiều sự phản hồi tích cực từ xã hội. Các trang thiết bị của Acecook cũng phải
trải qua sự chọn lọc khắt khe và kỹ lưỡng, đúng với tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đã đề ra.
2.3.3. Phương pháp điểm hòa vốn hường
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ACECOOK VỚI SẢN PHẨM MÌ HẢO HẢO THÁNG 04/2020
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu

Tháng này

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

1.000.000

Chi phí bán hàng(chi phí khả biến)

185.000

Chi phí quản lý doanh nghiệp(chi phí khả 100.000
biến)
Chi phí cố định(chi phí bất biến)

300.000

Lợi nhuận trước thuế

415.000


Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

357.000

Số lượng bán ra: 114000 sản phẩm/ tháng
19


Giá bán ra của sản phẩm(Giá bán/sản phẩm): 4000đ
Chi phí khả biến/sản phẩm: Tổng chi phí khả biến/số lượng bán ra = 2500đ
Lợi nhuận trên một dịch vụ/ sản phẩm = giá bán – giá gốc = 4000 – 2500= 1500đ
Điểm hịa vốn = Chi phí cố định: (Giá bán/ sản phẩm – Chi phí khả biến/sản phẩm)
= 300.000.000/1500 = 150000 sản phẩm
Vậy mỗi tháng DN phải bán ra 150000 sản phẩm. Nếu thấp hơn số này xem như không có
lãi, vượt số này mới bắt đầu có lãi.

20


CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA QUY TRÌNH THIẾT KẾ SẢN
PHẨM VÀ LỰA CHỌN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP
3.1. Quy trình thiết kế sản phẩm
 Ưu điểm

Công ty Acecook Việt Nam nắm bắt tốt được nhu cầu của khách hàng, là một cơng
ty lớn có thị phần trên 70%, Acecook Việt Nam có được sự tín nhiệm của khách hàng, độ
nhận biết thương hiệu lớn. Từ đó Acecook đã có những bước tiến vượt trội, phát triển
nhiều dòng sản phẩm tiếp cận với khách hàng một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, cịn có
sức cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ khác. Là một ông trùm trong ngành mì gói, một
cơng ty lớn, thương hiệu nổi tiếng lâu năm, mang hương vị quốc dân. Acecook từng bước

tiến vào thị trường Việt Nam trở thành một trong những thương hiệu quốc dân nổi tiếng,
bán chạy nhiều dịng sản phẩm, có mặt khắp các miền đất nước, đáp ứng đầy đủ từng
phân khúc thị trường khách hàng, phù hợp với nhiều đối tượng, bên cạnh đó Acecook Việt
Nam cũng được đánh giá cao về chất lượng, các sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Acecook Việt Nam luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến thường xuyên. Phát triển
mạnh mẽ nhiều dòng sản phẩm, đa dạng, phong phú về mẫu mã, thiết kế, hương vị nhằm
đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng. Ngoài ra, Acecook cịn có hệ thống phân phối rộng
lớn, có mặt khắp các hệ thống bán lẻ từ lớn đến nhỏ. Sản phẩm của Acecook Việt Nam có
thể dễ dàng tìm và mua khắp mọi niềm đất nước.
Acecook đã thay đổi hình ảnh logo mới để phù hợp trong chiến lược đưa thương hiệu
Acecook phát triển ra tồn thế giới. Bao bì cũng được thiết kế sáng tạo, hoàn toàn mới,
thể hiện được sự khác biệt, độc đáo so với những thương hiệu khác
Quy trình sản xuất sản phẩm của Acecook là quy trình khép kín, với trang thiết bị hiện
đại, cơng nghệ sản xuất tiên tiến theo quy trình của Nhật Bản diễn ra dưới sự kiểm tra
giám sát nghiêm ngặt được thực hiện bởi thiết bị điện tử hiện đại và con người.
Việc vận dụng công nghệ cao vào quá trình sản xuất giúp giảm bớt chi phí th cơng nhân
viên cũng như tăng năng suất, tiết kiệm thời gian lao động qua đó tạo ra lợi nhuận lớn cho
doanh nghiệp. Việc hoạch định nhu cầu và thời gian nhập nguyên vật liệu được thực hiện
rất cẩn thận và kĩ lưỡng, giúp cho Acecook có thể chủ động trong quá trình sản xuất về
21


thời gian cũng như nguồn lực để quá trình sản xuất được diễn ra tốt hơn không bị ngưng
trệ.
 Nhược điểm

Vì Acecook áp dụng cơng nghệ hiện đại vào sản xuất nên công nhân Việt Nam
chưa thể tiếp thu và vận dụng ngay được, dẫn đến làm tăng chi phí đào tạo và thời gian
đào tạo.
Trong khi các đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều và sản phẩm họ mang đến

tăng nhanh chóng, đa dạng từ hương vị, mẫu mã, hình thức đóng gói, giá cả… thì các sản
phẩm mì ăn liền Hảo Hảo của Acecook vẫn trung thành với mẫu mã cũ.
 Biện pháp

Lên kế hoạch đào tạo những nhân viên xuất sắc có chun mơn, kỹ thuật cao để
làm quen, dễ dàng vận dụng các công nghệ, thiết bị hiện đại. Tạo động lực cố gắng làm
việc cho họ, khuyến khích các hoạt động nhân viên, đào tạo nhân viên, nhân viên biết
nhiều chỉ dạy những nhân viên biết ít để giảm thiểu cho phí đào tạo.
Tìm cách tiết giảm chi phí chứ khơng giảm chất lượng. Khơng ngừng đưa ra các sản
phẩm có chất lượng cao, ln đặt tính dinh dưỡng, an tồn, tốt cho sức khỏe lên hàng đầu
bên cạnh đó thì giá thành sản phẩm của Acecook cũng tương đối rẻ.
Tích cực tham gia các hoạt động xã hội như ngày hội sức khỏe cộng đồng, chui hội thảo
truyền thông cộng đồng về an toàn thực phẩm và dinh dưỡng đúng cách,... Bên cạnh đó
acecook vẫn tiếp tục cùng càng bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng uy tín nghiên cứu để phát
triển các sản phẩm có thể phát triển các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho người tiêu
dùng Việt nhằm tích cực tuyên truyền để người dân hiểu đúng về mì ăn liền, nâng cao giá
trị ngành hàng mì ăn liền...
Tận dụng nguồn lao động tại địa phương.
Thay đổi bao bì sản phẩm từ nilong sang bao bì bằng giấy giúp thân thiện với môi trường
giảm thiểu ô nhiễm.
Cải tiến trang thiết bị, máy móc hiện đại tiên tiến, tự động hóa, quy trình khép kín theo
cơng nghệ Nhật Bản đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
22


Đầu tư thêm dây chuyển sản xuất mì, bún, sản xuất ly giấy- dần hồn thiện chuỗi khép kín
cung ứng nguyên vật liệu cho sản phẩm của các sản phẩm cốt lõi.
Tận dụng các nhà cung cấp nguyên nhiên vật liệu trong nước đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm. => giảm thiểu được chi phí. Tận dụng các nguồn vốn đầu tư với dự án của
Acecook.

3.2. Lựa chọn quá trình sản xuất
 Ưu điểm

Quy trình sản xuất sản phẩm của Acecook là quy trình khép kín, với trang thiết bị hiện
đại, công nghệ sản xuất tiên tiến theo quy trình của Nhật Bản diễn ra dưới sự kiểm tra
giám sát nghiêm ngặt được thực hiện bởi thiết bị điện tử hiện đại và con người.
Việc vận dụng công nghệ cao vào quá trình sản xuất giúp giảm bớt chi phí th cơng nhân
viên cũng như tăng năng suất, tiết kiệm thời gian lao động qua đó tạo ra lợi nhuận lớn cho
doanh nghiệp.
Việc hoạch định nhu cầu và thời gian nhập nguyên vật liệu được thực hiện rất cẩn thận và
kĩ lưỡng, giúp cho Acecook có thể chủ động trong quá trình sản xuất về thời gian cũng
như nguồn lực để quá trình sản xuất được diễn ra tốt hơn không bị ngưng trệ.
Acecook đã lựa chọn các nhà cung cấp trong nước vừa để giảm giá thành sản xuất vừa
giải quyết vấn đề ứ đọng nguồn nguyên vật liệu trong nước. Tiêu chí đặt ra cho các nhà
cung cấp nguyên vật liệu cũng vô cùng khắt khe. Quy trình đánh giá nhà cung cấp được
thiết lập nghiêm ngặt và tái đánh giá định kỳ 6 tháng/ lần.
Quy trình sản xuất tuân thủ nghiêm chỉnh 12 bước từ giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu cho
đến bước kiểm tra chất lượng và đóng thùng.
Hoạt động dữ trữ được tuân theo đầy đủ quy trình kiểm kê, lưu trữ thơng tin, bốc dỡ, sắp
xếp, vận chuyển hàng hóa...
Việc quản trị chất lượng cao cũng được tuân thủ cực kì nghiêm ngặt, đáp ứng đầy đủ các
tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu kiểm soát chất lượng đầu vào, trong quá
trình sản xuất và chất lượng đầu ra của sản phẩm.
23


 Nhược điểm

Vì Acecook áp dụng cơng nghệ hiện đại vào sản xuất nên công nhân Việt Nam
chưa thể tiếp thu và vận dụng ngay được, dẫn đến làm tăng chi phí đào tạo và thời gian

đào tạo.
 Đề xuất giải pháp

Cho những nhân viên có thành tích xuất sắc tham gia đào tạo để tạo thêm động lực
cố gắng làm việc cho họ, khuyến khích các hoạt động nhân viên đào tạo nhân viên, nhân
viên biết nhiều chỉ dạy những nhân viên biết ít để giảm thiểu cho phí đào tạo.

24


×