Tải bản đầy đủ (.pdf) (227 trang)

(LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.74 MB, 227 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BẠCH THỊ HUN

HỒN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG
NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2022

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BẠCH THỊ HUN

HỒN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG
NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM


Chuyên ngành : Kế toán
Mã số

: 9.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. NGUYỄN VIẾT LỢI
2. TS. NGUYỄN TUẤN PHƯƠNG

HÀ NỘI - 2022

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập do chính tơi tự thực
hiện. Tất cả các số liệu, kết quả trình bày trong luận án đều trung thực, khách quan
và chưa được công bố tại bất kỳ một cơng trình khoa học nào khác.
Tác giả luận án xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những lời cam đoan trên đây!
Hà Nội, ngày

tháng 3 năm 2022

Tác giả luận án

Bạch Thị Huyên


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Viết Lợi và TS. Nguyễn Tuấn
Phương, hai người thầy hướng dẫn khoa học đã luôn động viên, giúp đỡ tác giả
trong suốt thời gian thực hiện luận án.
Tác giả xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Khoa đào tạo Sau đại học Học viện Tài chính đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên gia, các
Anh/Chị trong các DNSX xi măng niêm yết đã hỗ trợ rất nhiệt tình và giúp đỡ tác
giả rất nhiều trong việc đưa ra các ý kiến chuyên môn, trong quá trình thu thập dữ
liệu cũng như trả lời phỏng vấn để thực hiện Luận án.
Cuối cùng, tác giả xin trân trọng cảm ơn gia đình, đồng nghiêp, bạn bè đã
tạo điều kiện giúp đỡ trong công việc, luôn động viên và cổ vũ tác giả hoàn thành
Luận án này.
Hà Nội, ngày

tháng 3 năm 2022

Bạch Thị Huyên

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


iii

MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................ vi
Danh mục các bảng ...................................................................................................vii
Danh mục các hình ..................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án ...................................................................... 1
2. Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án ................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án ................................................................... 17
4. Câu hỏi nghiên cứu của luận án ..................................................................... 18
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án ..................................................... 18
6. Phương pháp nghiên cứu của luận án ............................................................ 19
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .................................................... 24
8. Kết cấu của luận án ........................................................................................ 25
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT .................................................... 26
1.1. Hiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu quả kinh doanh trong các
doanh nghiệp sản xuất ..................................................................................... 26
1.1.1. Hiệu quả kinh doanh ....................................................................................... 26
1.1.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh ........................................................................ 32
1.1.3. Ý nghĩa của phân tích hiệu quả kinh doanh .................................................... 33
1.2. Dữ liệu, nội dung, phương pháp và quy trình phân tích hiệu quả
kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất ............................................... 36
1.2.1. Cơ sở dữ liệu phục vụ cho phân tích hiệu quả kinh doanh ............................. 36
1.2.2. Nội dung phân tích .......................................................................................... 37

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



iv
1.2.3. Phương pháp phân tích .................................................................................... 50
1.2.4. Quy trình phân tích.......................................................................................... 56
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích hiệu quả kinh doanh ....................... 58
1.3.1. Nhân tố chủ quan ............................................................................................ 58
1.3.2. Nhân tố khách quan ......................................................................................... 60
1.4. Kinh nghiệm phân tích hiệu quả kinh doanh của một số nước trên
thế giới và bài học cho các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam ...................... 61
1.4.1. Kinh nghiệm thế giới....................................................................................... 61
1.4.2. Bài học cho Việt Nam ..................................................................................... 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 69
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG NIÊM YẾT
TẠI VIỆT NAM ...................................................................................................... 70
2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại
Việt Nam........................................................................................................... 70
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................... 70
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ................................................................... 76
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và phân cấp quản lý tài chính của các
DNSX xi măng ảnh hưởng đến phân tích hiệu quả kinh doanh................................ 78
2.2. Thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp
sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam ........................................................ 81
2.2.1. Cơ sở dữ liệu phục vụ cho phân tích ............................................................... 81
2.2.2. Thực trạng nội dung phân tích ........................................................................ 82
2.2.3. Thực trạng về phương pháp phân tích .......................................................... 102
2.2.4. Thực trạng về quy trình phân tích ................................................................. 104
2.3. Đánh giá thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh trong các
doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam .............................. 106
2.3.1. Những kết quả đạt được ................................................................................ 106


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


v
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 109
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................ 118
Chương 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH
DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG NIÊM
YẾT TẠI VIỆT NAM ........................................................................................... 119
3.1. Định hướng phát triển, ngun tắc và u cầu hồn thiện phân tích
hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng
niêm yết tại Việt Nam .................................................................................... 119
3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của các doanh nghiệp sản xuất xi
măng niêm yết tại Việt Nam ................................................................................... 119
3.1.2. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện ................................................................ 123
3.2. Giải pháp hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các
doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết ở Việt Nam ................................ 127
3.2.1. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ cho phân tích ........................................... 127
3.2.2. Hồn thiện nội dung phân tích ...................................................................... 129
3.2.3. Hồn thiện phương pháp phân tích ............................................................... 135
3.2.4. Hồn thiện quy trình phân tích ........................................................................ 155
3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp hồn thiện phân tích hiệu quả
kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại
Việt Nam ......................................................................................................... 159
3.3.1. Đối với Nhà nước .......................................................................................... 159
3.3.2. Đối với Ngành và Hiệp hội Xi măng ............................................................ 161
3.3.3. Đối với các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết .................................. 162
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................ 164
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 165

DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 166
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 167
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 174

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Ký hiệu và chữ
viết tắt
BCTC
BCTN
CMCN
CTCP
DN
HQKD
DNSX
HSE
HNX
HTK
HQXH
HQMT
LNST
NĐT
NQL
NVL
TS

TSBQ
TSCĐ
TSCĐHH
TSDH
TTCK
VCSH
Vicem
BSC
IFRS
ROA
ROE
ROS
VAS

Chữ viết đầy đủ
Báo cáo tài chính
Báo cáo thường niên
Cách mạng công nghiệp
Công ty cổ phần
Doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh
Doanh nghiệp sản xuất
Sàn giao dịch chứng khốn TP Hồ Chí Minh
Sàn giao dịch chứng khoán TP Hà Nội
Hàng tồn kho
Hiệu quả xã hội
Hiệu quả môi trường
Lợi nhuận sau thuế
Nhà đầu tư
Nhà quản lý

Nguyên vật liệu
Tài sản
Tài sản bình quân
Tài sản cố định
Tài sản cố định hữu hình
Tài sản dài hạn
Thị trường chứng khốn
Vốn chủ sở hữu
Tổng cơng ty cơng nghiệp xi măng Việt Nam
Tiếng Anh
Balance Score Card: Thẻ điểm cân bằng
International Financial Reporting Standards
Return on Assets: Khả năng sinh lợi của tài sản
Return On Equity: Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu
Return on sales: Khả năng sinh lợi của doanh thu
Vietnam Accouting Standards: Chuẩn mực kế toán Việt Nam

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.2: Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động ............................................... 64
Bảng 1.3: Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi .................................................. 64
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu phản ánh HQKD cơ bản theo qui định của pháp luật ............. 83
Bảng 2.2: Mức độ quan trọng về đánh giá khái quát HQKD ...................................... 84
Bảng 2.3: Mức độ thực hiện về đánh giá khái quát HQKD ......................................... 85
Bảng 2.4: Đánh giá khái quát HQKD tại CTCP xi măng Bỉm Sơn - BCC ................. 86

Bảng 2.5: Đánh giá khái quát HQKD tại CTCP xi măng Thái Bình - TBX ............... 87
Bảng 2.6: Mức độ quan trọng về đánh giá năng lực hoạt động ................................... 88
Bảng 2.7: Mức độ thực hiện về đánh giá năng lực hoạt động ..................................... 89
Bảng 2.8: Phân tích năng lực hoạt động tại CTCP xi măng La Hiên - CLH .............. 90
Bảng 2.9: Phân tích năng lực hoạt động tại CTCP xi măng và khoáng sản Yên
Bái - YBC ...................................................................................................................... 91
Bảng 2.10: Mức độ quan trọng về phân tích khả năng sinh lợi ................................... 91
Bảng 2.11: Mức độ thực hiện về phân tích khả năng sinh lợi ..................................... 92
Bảng 2.12: Phân tích khả năng sinh lợi tại CTCP xi măng Bỉm Sơn - BCC .............. 93
Bảng 2.13: Phân tích khả năng sinh lợi tại CTCP xi măng Vicem Hoàng Mai HOM .............................................................................................................................. 93
Bảng 2.14: Mức độ quan trọng về phân tích HQKD từ phía NĐT.............................. 95
Bảng 2.15: Mức độ thực hiện về phân tích HQKD từ phía NĐT ................................ 95
Bảng 2.16: Phân tích HQKD từ phía nhà đầu tư tại CTCP xi măng Hà Tiên 1 .......... 96
Bảng 2.17: Mức độ quan trọng về phân tích HQXH ................................................... 97
Bảng 2.18: Mức độ thực hiện về phân tích HQXH ...................................................... 98
Bảng 2.19: Mức độ quan trọng về phân tích HQMT ................................................. 100
Bảng 2.20: Mức độ thực hiện về phân tích HQMT ................................................... 101

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


viii
Bảng 2.21: Mức độ quan trọng về phương pháp phân tích HQKD ........................... 103
Bảng 2.22: Mức độ thực hiện về phương pháp phân tích HQKD ............................. 103
Bảng 2.23: Mức độ quan trọng về quy trình phân tích HQKD ................................. 105
Bảng 2.24: Mức độ thực hiện về quy trình phân tích HQKD .................................... 105
Bảng 3.1: Mục tiêu phát triển của Ngành xi măng đến năm 2030 ............................ 121
Bảng 3.2: Đánh giá khái quát HQKD của các DNSX xi măng niêm yết với các
DN khác trong cùng ngành ......................................................................................... 137
Bảng 3.3: So sánh xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng khả năng sinh lợi VCSH

theo thời gian ............................................................................................................... 139
Bảng 3.4: Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của vốn chủ sở
hữu (ROE) tại CTCP xi măng Hà Tiên 1 ................................................................... 142
Bảng 3.5: Mơ hình ma trận SWOT áp dụng cho các DNSX xi măng niêm yết ....... 144
Bảng 3.6: Tổng hợp các biến trong mơ hình nghiên cứu…………………………147
Bảng 3.7: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROE ........................................................ 148
Bảng 3.8: Mơ hình FEM với sai số chuẩn mạnh theo nhóm biến phụ thuộc
ROE ............................................................................................................................. 149
Bảng 3 9: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROA ....................................................... 150
Bảng 3.10: Mơ hình FEM với sai số chuẩn mạnh theo nhóm biến phụ thuộc
ROA ............................................................................................................................. 151
Bảng 3.11: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROS ...................................................... 151
Bảng 3.12: Mơ hình FEM với sai số chuẩn mạnh theo nhóm biến phụ thuộc
ROS .............................................................................................................................. 153

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1: Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 20
Hình 2.1: Thị trường sản xuất và tiêu thụ xi măng trong nước giai đoạn 20132020................................................................................................................................ 72
Hình 2.2: Thị trường xuất khẩu clinker và xi măng giai đoạn 2013-2020 .................. 73
Hình 2.3: Phân loại DNSX xi măng niêm yết theo sàn chứng khốn ......................... 74
Hình 2.4: Phân loại DNSX xi măng niêm yết theo quy mô vốn kinh doanh .............. 74
Hình 2.5: Phân loại DNSX xi măng niêm yết theo thời gian niêm yết ....................... 75
Hình 2.6: Phân loại DNSX xi măng niêm yết theo tính chất sở hữu ........................... 75
Hình 2.7: Mơ hình tổ chức bộ máy quản lý tại CTCP xi măng Hà Tiên 1 .................. 77

Hình 2.8: Mơ hình tổ chức bộ máy quản lý tại CTCP xi măng Thái Bình.................. 78
Hình 2.9: Kết quả thơng tin thu thập từ bên ngồi DN ................................................ 82
Hình 2.10: Tỷ lệ DN thực hiện phân tích HQKD theo qui định của pháp luật ........... 83
Hình 2.11: ROE tại CTCP xi măng Vicem Hoàng Mai giai đoạn 2016 - 2020 .......... 94
Hình 3.1: So sánh chỉ tiêu ROA của CTCP xi măng Bỉm Sơn với các DN khác
có cùng nhóm qui mơ và trung bình ngành (dạng cột) .............................................. 138
Hình 3.2: So sánh chỉ tiêu ROA của CTCP xi măng Bỉm Sơn với các DN khác
có cùng nhóm qui mơ và trung bình ngành (dạng dịng) ........................................... 138
Hình 3.3: Quy trình phân tích HQKD trong các DNSX xi măng niêm yết tại Việt
Nam............................................................................................................................ 158
Hình 3.4: Yêu cầu đối với cán bộ phân tích HQKD trong các DNSX xi măng
niêm yết........................................................................................................................ 163

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Cuộc Cách mạng Cơng nghiệp (CMCN) lần thứ tư cịn được gọi là CMCN
4.0 đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng có ảnh hưởng mạnh mẽ, thay đổi căn
bản đến mọi mặt của nền kinh tế các nước trên thế giới đặc biệt đối với các quốc gia
đang phát triển như Việt Nam. Bên cạnh đó, cuộc CMCN 4.0 đã giúp tăng cường
kết nối các quốc gia trên tất cả các phương diện, từ thể chế Nhà nước đến kinh tế xã hội và môi trường. CMCN 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội cũng như tạo ra vô số
những khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp (DN). Điều này địi hỏi các DN
Việt Nam phải có sự liên kết chặt chẽ và phải sở hữu được 3 yếu tố quan trọng về
thương hiệu, chất lượng sản phẩm và giá cả cạnh tranh. Như vậy, nếu các DN Việt
Nam hoạt động kinh doanh khơng hiệu quả thì sẽ sớm bị phá sản và bước chân ra
khỏi cuộc cạnh tranh khốc liệt trong xu thế CMCN 4.0. Tuy nhiên, theo báo cáo

năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018 cho thấy việc tiếp cận của các DN trong
nước với sự tiến bộ mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0 vẫn còn rất hạn chế. Cụ thể,
trong tổng số 140 nước thì Việt Nam được Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp hạng thứ
77 về ổn định kinh tế vĩ mô và các chỉ số đóng vai trị quyết định đến năng lực cạnh
tranh như chỉ số về năng động của DN thì vẫn cịn thấp mới chỉ xếp hạng thứ
54/100 [36].
Những năm gần đây, ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và sản xuất
xi măng nói riêng liên tục có sự phát triển và đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng
trong nước. Cụ thể là thị trường xi măng đang ngày một "nóng" khi nhu cầu tiêu thụ
loại nguyên vật liệu (NVL) xây dựng này ngày càng tăng lên. Theo Hiệp hội xi
măng Việt Nam thì năm 2018, tổng sản lượng ngành xi măng đạt con số 97,64 triệu
tấn. Tính đến tháng 4 năm 2019, nhu cầu tiêu thụ xi măng đã đạt 97,02 triệu tấn.
Sản lượng sản xuất và tiêu thụ xi măng, clanhke của nước ta không ngừng tăng. Tuy
nhiên, để tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, ngành xi măng cần có những bước
chuyển biến tồn diện, đặc biệt là ứng dụng cơng nghệ để tối ưu hóa sản xuất, tiết
kiệm nhiên liệu và sử dụng hiệu quả tài nguyên. Có thể thấy tiềm năng phát triển
của ngành xi măng tại Việt Nam là vô cùng lớn. Với sức cạnh tranh tốt về chất
lượng và giá cả, ngành xi măng hồn tồn có thể là ứng cử viên sáng giá khi trở
thành quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu xi măng.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2
Bên cạnh những thuận lợi nói trên thì ngành cơng nghiệp xi măng Việt Nam
cịn gặp rất nhiều khó khăn như tình trạng cung vẫn đang vượt cầu ở thị trường nội
địa, giá các yếu tố đầu vào như điện, than, chi phí vận tải khơng ngừng gia tăng đặc
biệt là sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ khiến các DN sản xuất (DNSX) xi
măng gặp khơng ít những thách thức. Với đặc thù riêng của ngành xi măng là
nguyên liệu đầu vào dùng cho sản xuất được khai thác từ chính tài nguyên thiên

nhiên, mà tài nguyên thiên nhiên lại là hữu hạn như than, đá vôi và hơn nữa ngành
sản xuất công nghiệp này gây ảnh hưởng rất lớn đến mơi trường do lượng phát thải
khí CO2 ra mơi trường tương đối cao trung bình mỗi tấn xi măng sẽ thải ra 1,2 - 1,5
tấn CO2. Yêu cầu đặt ra đối với các DNSX xi măng là làm thể nào để sản xuất hiệu
quả nhưng phải đi liền với bảo vệ môi trường nghĩa là giảm thiểu hóa các chất thải
ra mơi trường hay có các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, các DNSX
xi măng trong nước còn phải cạnh tranh gay gắt với các DNSX xi măng của các
nước có năng lực sản xuất, tiêu thụ xi măng cao như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nga.
Nền kinh tế tồn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng hiện nay vẫn đã
và đang phải đối mặt những sóng gió khá nghiêm trọng do ảnh hưởng của dịch bệnh
Covid-19 gây ra khiến q trình sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, các DNSX
xi măng phải xác định đúng đắn hướng kinh doanh để trước hết ổn định sản xuất,
sau đó mở rộng quy mơ và phát triển theo hướng bền vững, tăng kim ngạch xuất
khẩu xi măng ra thị trường quốc tế nâng cao thượng hiệu của các DNSX xi măng
trong nước, đó là mục tiêu phấn đấu cần phải đạt tới. Để phát triển ổn định và bền
vững thì ngồi đảm bảo phát triển hiệu quả kinh tế DN cũng cần phải chú trọng đến
cả hiệu quả xã hội (HQXH) và hiệu quả môi trường (HQMT). Điều này đặt ra cho
các DN phải không ngừng cải thiện HQKD và nâng cao hiệu quả quản lý đáp ứng
mục tiêu đề ra.
Phân tích hiệu quả kinh doanh (HQKD) là một công cụ quản lý hết sức quan
trọng và cần thiết trong việc nâng cao HQKD giúp các DN phát triển ổn định và bền
vững trong môi trường kinh tế cạnh tranh khắc nghiệt và mang tính tồn cầu như
hiện nay. Thực tế cho thấy việc phân tích HQKD trong các DNSX xi măng niêm yết
hiện nay vẫn còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng thông tin của
các đối tượng quan tâm. Những bất cập về phân tích HQKD trong các DNSX xi
măng khơng chỉ tồn tại ở dữ liệu sử dụng để phân tích mà còn tồn tại cả trong nội

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



3
dung phân tích, chỉ tiêu sử dụng và phương pháp phân tích. Cụ thể như nội dung
phân tích tại các DN vẫn còn khá sơ sài, chưa đầy đủ và những chỉ tiêu được sử
dụng chưa gắn với đặc thù ngành nghề kinh doanh, việc vận dụng các phương pháp
mới chỉ dừng lại ở các phương pháp hết sức đơn giản cũng như quy trình phân tích
chưa thực sự khoa học và logic. Do đó, việc nâng cao chất lượng các thơng tin phân
tích HQKD tăng tính minh bạch của thơng tin bằng cách xây dựng một quy trình
phân tích khoa học, rõ ràng, phương pháp phân tích cụ thể, chi tiết, hiện đại và nội
dung cùng các chỉ tiêu phân tích đầy đủ, tồn diện nhằm cung cấp thơng tin kịp
thời, chính xác cho các đối tượng quan tâm đặc biệt là nhà quản lý (NQL) và nhà
đầu tư (NĐT) là hết sức cần thiết đặc biệt đối với các cơng ty niêm yết là những
cơng ty mà có yêu cầu cao về công khai, minh bạch thông tin. Tuy nhiên, tính đến
nay vẫn chưa có một đề tài nào đề cập đến phân tích HQKD trong các DN ngành xi
măng nói chung và DNSX xi măng niêm yết nói riêng cũng như chưa xây dựng
được hệ thống chỉ tiêu gắn chặt chẽ với đặc thù ngành. Xuất phát từ những lý do
trên tác giả đã tiến hành lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Hồn thiện phân tích hiệu
quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam”
với mong muốn sẽ đưa ra được những giải pháp có tính khả thi nhất giúp các DNSX
xi măng kinh doanh hiệu quả hướng tới phát triển ổn định và bền vững nhằm khẳng
định vị thế của DN trên thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài, tạo
niềm tin và thu hút các NĐT cũng như các cổ đông.
2. Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
2.1. Các nghiên cứu về cơ sở dữ liệu, nội dung phân tích, phương pháp và quy
trình phân tích hiệu quả kinh doanh
HQKD là một chủ đề khơng cịn xa lạ đối với các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước. Mỗi nhà nghiên cứu khác nhau lại có những quan điểm, lý lẽ và cách
tiếp cận về HQKD khác nhau nhưng mục tiêu chung cuối cùng đều hướng tới là
cung cấp thông tin hữu ích làm cơ sở đáng tin cậy cho các quyết định của NQL khi
đưa ra các chiến lược phát triển DN và đánh giá DN một cách chính xác. Từ đó
nâng cao hơn nữa chất lượng cơng tác quản lý và HQKD của DN. Trên cơ sở đó tác

giả tiến hành tổng quan các nghiên cứu liên quan đến HQKD và phân tích HQKD
theo các nhóm sau:

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4
- Các nghiên cứu về cơ sở dữ liệu:
Phân tích kinh doanh nói chung hay phân tích HQKD nói riêng được nhiều
nhà khoa học có uy tín của các trường đại học hàng đầu khối ngành kinh tế như tác
giả Nguyễn Văn Công (2013), Nguyễn Năng Phúc (2011) hay Nguyễn Ngọc Quang
(2011) của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và các tác giả của Học viện Tài chính
điển hình là tác giả Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà (2017) trình bày trong
các cơng trình nghiên cứu chính thống của họ như các giáo trình, sách tham khảo.
Cụ thể nguồn tài liệu dùng trong phân tích là hệ thống báo cáo tài chính (BCTC)
bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ và thuyết minh BCTC [10], [12], [30], [32]. Có sự tương đối thống
nhất giữa nguồn cơ sở dữ liệu dùng trong phân tích của các tác giả trong nước và
nước ngồi đều sử dụng các thơng tin tài chính (thơng tin trên BCTC và báo cáo
thường niên), thơng tin phi tài chính và thu thập sổ sách kế toán chi tiết. Điểm khác
biệt là ở nước ngoài quy định báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (VCSH) phải trình
bày riêng thành một báo cáo độc lập nhưng tại Việt Nam nội dung này chỉ được
trình bày là một phần trong thuyết minh báo cáo tài chính. Tuy nhiên đây là nguồn
cơ sở dữ liệu dùng trong phân tích HQKD áp dụng cho tất cả mọi loại hình DN.
Khi đi vào phân tích HQKD cho một ngành cụ thể tác giả Đỗ Huyền Trang
(2012) đã chỉ ra rằng nguồn dữ liệu sử dụng cho phân tích HQKD trong các DN chế
biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung Bộ chỉ bao gồm bảng cân đối kế toán và báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số gợi ý để
hồn thiện nguồn thơng tin phục vụ cho phân tích. Hạn chế của luận án là nguồn dữ
liệu sử dụng trong phân tích HQKD chưa đầy đủ để có thể đánh giá chính xác

HQKD của DN này trên nhiều khía cạnh [40].
Các tác giả như Nguyễn Trọng Kiên (2020), Dương Thu Minh (2020), Phạm
Thị Thùy Vân (2021) chỉ ra rằng ngoài BCTC các DN cần bổ sung thêm báo cáo
quản trị, báo cáo ngành, báo cáo của các DN tiên tiến điển hình trong ngành,… để
nguồn dữ liệu phục vụ cho phân tích được đầy đủ, tồn diện giúp đánh giá đúng
HQKD của DN và giúp DN xác định vị thế của mình so với các DN khác cùng
ngành trong nước và trên thế giới [24], [27], [44]. Đây là nguồn cơ sở dữ liệu quan
trọng trong phân tích HQKD để tác giả tiếp tục kế thừa và có sự điều chỉnh phù hợp

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


5
với các DNSX xi măng niêm yết nghiên cứu và phù hợp với lập BCTC theo chuẩn
mực BCTC quốc tế (IFRS - International Financial Reporting Standards) tiến tới sẽ
áp dụng tại Việt Nam đặc biệt đối với những DN niêm yết - những DN tiên phong
đi đầu áp dụng.
- Các nghiên cứu về nội dung phân tích:
Đây là chủ đề được rất nhiều các tác giả trong nước cũng như các tác giả
nước ngoài quan tậm, nghiên cứu và thể hiện trong các cơng trình nghiên cứu của
họ đã được cơng bố trong các giáo trình, tạp chí uy tín hay trong các cơng trình luận
án,… Tùy thuộc vào mục đích phân tích và dữ liệu phân tích các nhà phân tích sẽ
đưa ra nội dung phân tích cụ thể. Trên cơ sở nội dung phân tích các nhà phân tích sẽ
sử dụng hệ thống chỉ tiêu thích hợp để phân tích. Trong nhóm này, có tác giả chỉ sử
dụng chỉ tiêu tài chính để phân tích HQKD, có tác giả cho rằng cần kết hợp giữa chỉ
tiêu tài chính với chỉ tiêu phi tài chính để mang lại kết quả phân tích đầy đủ và tồn
diện, một số tác giả khác nhìn nhận nội dung phân tích HQKD trên khía cạnh về
hiệu quả kinh tế hay có tác giả phân tích HQKD trên cả khía cạnh hiệu quả kinh tế
và HQXH.
Singh và Raymond (2002) khi phân tích các chỉ số tài chính thường được sử

dụng cho các NQL cấp cao tại Hoa Kỳ đã chỉ ra tầm quan trọng của các chỉ tiêu
phân tích HQKD của DN được các NQL cấp cao thường xuyên sử dụng cho việc
đưa ra quyết định. Trong đó các NQL thường sử dụng các chỉ tiêu phân tích về mặt
tài chính trong bộ 36 chỉ tiêu tài chính. Các chỉ tiêu quan trọng nhất được sử dụng
trong đánh giá là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý hoạt động và chỉ tiêu phản
ánh khả năng sinh lời [69].
Đồng quan điểm với Singh và Raymond, Ciaran Walsh (2006) cũng sử dụng
các chỉ tiêu tài chính để đánh giá HQKD của DN phục vụ quản trị tài chính DN
trong đó các chỉ tiêu tài chính được sử dụng gồm chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận vốn
chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư. Với
những chỉ tiêu mà tác giả dùng để đánh giá HQKD là chưa đầy đủ và đây mới chỉ
phản ánh một khía cạnh của HQKD về khả năng sinh lợi [64].

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


6
Robert Kaplan và David P.Norton (1992) đưa ra mơ hình thẻ điểm cân bằng
(BSC - Balance Score Card) giúp DN có thể phân tích, đánh giá HQKD của chính
DN đồng thời giúp DN đưa ra các chính sách và chiến lược phát triển. Đây là một
mơ hình nổi tiếng có sự kết hợp cả chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính nhằm
đánh giá hoạt động của các DN một cách chuẩn xác, đầy đủ và toàn diện nhằm đánh
giá HQKD theo các mục tiêu đã đề ra trong từng thời kỳ. Các chỉ tiêu ở bốn khía
cạnh của BSC có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau, giải thích cho
nhau và được xây dựng một cách cân bằng với nhau theo các mục tiêu đã đề ra [68].
Vận dụng mơ hình BSC của Kaplan và P.Norton, tác giả Nguyễn Thị Thanh Hải
(2013) đã xây dựng chi tiết các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính phù hợp
cho các DN xây dựng cơng trình giao thơng thuộc Bộ giao thơng vận tải nhằm đánh
giá HQKD [17].
Kết quả nghiên cứu của các tác giả Wen - 7 Cheng Lin, Chin - Feng Liu và

Ching - Wu Chu (2005) cũng chỉ ra rằng khi đánh giá hiệu quả hoạt động của ngành
công nghiệp vận tải biển của Đài Loan cần có sự kết hợp cả hệ thống chỉ tiêu tài
chính và chỉ tiêu phi tài chính trong đó các chỉ tiêu phi tài chính thường có độ chính
xác khơng cao và việc thu thập được là rất khó. Vì vậy, các chỉ tiêu tài chính là một
phương pháp quan trọng và được ưu tiên để đánh giá hiệu quả hoạt động [73]. Tác
giả S. Lin và W. Rowe (2006) khi phân tích HQKD của các DN Nhà nước ở Trung
Quốc chỉ ra rằng cần xem xét đến các yếu tố gồm chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi
tài chính thì thấy rằng HQKD của các DN ngoài quốc doanh sẽ đem lại kết quả cao
hơn các DN Nhà nước trong khu vực và DN hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu có
HQKD cao hơn so với những DN hoạt động trong lĩnh vực khác [71].
Fang-Mei Tseng, Yu-Jing Chiu và Ja Shen Chen (2009) đã chỉ ra 5 nhóm
nhân tố quan trọng khi đánh giá HQKD cho một công ty lớn ở Đài Loan bao gồm:
(1) hiệu quả tài chính; (2) năng lực sản xuất; (3) hiệu quả cạnh tranh; (4) năng lực
đổi mới và (5) mối quan hệ chuỗi cung ứng. Thành cơng của nghiên cứu là đã
chứng minh được ngồi các nhân tố tài chính thì các nhân tố phi tài chính cũng tác
động đến HQKD của các DN [66].

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


7
Cũng đồng quan điểm với các tác giả trên, tác giả Hà Thị Việt Châu (2017),
Lê Hồng Nhung (2017), Diệp Tố Uyên (2019) đều cho rằng để kết quả phân tích
được tồn diện địi hỏi khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích HQKD cần có sự
kết hợp cả chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính trong các DN xây dựng Việt
Nam, DN sản xuất và chế biến sửa ở Việt Nam hay các DN giấy Việt Nam trong sự
phát triển bền vững của các DN. Điểm sáng trong nghiên cứu của Hà Thị Việt Châu
là đã xây dựng được nhóm chỉ tiêu đánh giá HQXH và cũng đề cập đến tầm quan
trọng của vấn đề bảo vệ ô nhiễm môi trường, phát triển môi trường xanh giúp DN
phát triển một cách lâu dài, bền vững [6], [29], [43].

Các tác giả Josette Peyrard (2005), Nguyễn Văn Cơng (2005), Nguyễn Tấn
Bình (2005), Nguyễn Năng Phúc (2011), Nguyễn Ngọc Quang (2011) tiếp cận phân
tích HQKD thơng qua một số nội dung phân tích. Cụ thể, tác giả Josette Peyrard
cho rằng khi phân tích tài chính nói chung và HQKD nói riêng cần phân tích hiệu
quả sử dụng tài sản, phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay và phân tích khả năng sinh
lợi [45]. Tác giả Nguyễn Văn Cơng chia nội dung phân tích HQKD thành nhóm chỉ
tiêu phản ánh sức sản xuất, sức sinh lợi và xuất hao phí [8]. Tác giả Nguyễn Tấn
Bình (2005) phân tích hoạt động của DN chỉ thơng qua nhóm chỉ tiêu phản ánh khả
năng sinh lợi bao gồm khả năng sinh lợi hoạt động, khả năng sinh lợi kinh tế và khả
năng sinh lợi tài chính. Có thể thấy, các chỉ tiêu được tác giả Nguyễn Tấn Bình đề
cập đến vẫn cịn rất hạn chế bởi để tiến hành phân tích hoạt động của DN thì ngồi
chỉ tiêu về phân tích khả năng sinh lợi còn phải đưa ra các chỉ tiêu khác để có thể
đánh giá chính xác và tồn diện [4]. Tác giả Nguyễn Năng Phúc và Nguyễn Ngọc
Quang đều cho rằng khi phân tích HQKD cần phân tích hiệu quả sử dụng tài sản,
hiệu quả sử dụng nguồn vốn và hiệu quả sử dụng chi phí. Có thể thấy, các tác giả
đều tiếp cận phân tích HQKD theo khía cạnh của hiệu quả kinh tế. Các nội dung
phân tích được đưa ra được sử dụng cho tất cả các lồi hình DN mà chưa đề cập đến
một loại hình DN của một ngành cụ thể nào [30], [32].
Tác giả Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà (2017) cho rằng khi phân tích
hiệu quả các chỉ tiêu được sử dụng phải đi từ tổng quát đến chi tiết. Hiệu quả phải
được xem xét trên hai góc độ là hiệu quả kinh tế và HQXH [12]. Một thành công
của nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước là hai tác giả đã nhấn mạnh đến
HQXH khi thực hiện đánh giá hiệu quả nói chung và HQKD nói riêng.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


8
Khi đi vào phân tích HQKD cho một ngành cụ thể thì nội dung phân tích
được các tác giả lựa chọn dùng để phân tích đã có sự khác biệt. Cụ thể, tác giả

Nguyễn Thị Mai Hương (2008) chia nội dung phân tích HQKD theo ba nhóm gồm
sức sản xuất, sức sinh lợi và suất hao phí và đưa ra các chỉ tiêu phù hợp cho từng
nhóm đối với các DN khác thác khoáng sản đặc biệt trong lĩnh vực khai thác sa
khoáng Titan. Mặc dù tác giả chưa đưa những chỉ tiêu cụ thể phản ánh HQXH
nhưng luận án cũng chỉ ra rằng cần phải giải quyết hài hòa giữa HQKD và HQXH.
Đặc biệt, luận án nhấn mạnh đến vấn đề môi trường cần phải được coi trọng trong
sự tăng trưởng và phát triển bền vững của DN khai thác khoáng sản. DN cần lựa
chọn các giải pháp thiết thực làm cho kinh tế, xã hội và môi trường phát triển hài
hịa, thực sự coi mơi trường là quốc sách cơ bản [20]. Tác giả Trần Thị Thu Phong
(2012) chia nội dung phân tích HQKD thành ba nơi dung là phân tích hiệu quả hoạt
động, phân tích khả năng sinh lợi và phân tích hiệu quả sinh lợi của cổ phiếu công
ty [31]. Hạn chế của luận án là mới chỉ tập trung vào phân tích HQKD trên khía
cạnh kinh tế mà chưa đề cập đến khía cạnh HQXH. Tác giả Đỗ Huyền Trang (2012)
tiến hành phân tích HQKD thơng qua nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng và
sức sinh lời của chi phí hay các yếu tố đầu vào và nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ
luân chuyển của chi phí hay các yếu tố đầu vào cho các DN chế biến gỗ xuất khẩu
khu vực Nam Trung Bộ. Luận án cũng chỉ ra rằng cần phải gắn liền việc đánh giá
hiệu quả kinh tế với HQXH trong q trình phân tích đồng thời luận án cũng đề cập
đến vấn đề ô nhiễm môi trường trong các DN cần phải được quan tâm để DN có thể
phát triển bền vững [40]. Cũng giống các luận án trước là tác giả của luận án chưa chỉ
ra được những chỉ tiêu nào được sử dụng để phân tích HQXH.
Tác giả Dương Thu Minh (2020), Nguyễn Ngọc Tiến (2015), Phạm Thị
Thùy Vân (2021), chia nội dung phân tích HQKD theo hai khía cạnh hiệu quả kinh
tế và HQXH. Từ đó thiết lập các nhóm chỉ tiêu phân tích phù hợp với đặc thù của
các DN kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định, các DN thuộc Tổng công ty
Thép Việt Nam, các công ty thủy sản niêm yết ở Việt Nam. Cụ thể, khi phân tích
HQKD trên góc độ hiệu quả kinh tế tác giả Nguyễn Ngọc Tiến sử dụng nhóm chỉ
tiêu phân tích năng lực hoạt động, phân tích hiệu suất và hiệu năng hoạt động và
phân tích khả năng sinh lợi, tác giả Dương Thu Minh sử dụng nhóm chỉ tiêu phân


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


9
tích khả năng sinh lợi và phân tích hiệu suất sử dụng vốn, tác giả Phạm Thị Thùy
Vân sử dụng phân tích hiệu quả sử dụng chi phí, hiệu quả sử dụng vốn và phân tích
khả năng sinh lợi [27], [37], 44]. Có thể thấy rằng trong cách phân chia nội dung
phân tích dưới góc độ hiệu quả kinh tế thì phân tích khả năng sinh lợi đều được các
tác giả đề cập đến bởi lẽ lợi nhuận là mục tiêu kinh doanh cuối cùng mà bất cứ một
DN nào cũng đều mong muốn và cố gắng đạt được để duy trì và mở rộng sản xuất
kinh doanh. Điểm thành công của những nghiên cứu này so với trước đây là đã xây
dựng chi tiết và cụ thể những chỉ tiêu phản ánh HQKD trên khía cạnh HQXH. Tuy
nhiên những nghiên cứu lại chưa tách riêng nội dung về HQMT mà vẫn bị lồng
ghép cùng với HQXH. Nếu có chăng chỉ tiêu được đưa ra vẫn còn rất sơ sài, chủ
yếu là một vài chỉ tiêu theo quy định của pháp luật đặc biệt đối với những ngành có
mức độ gây ô nhiễm môi trường cao như ngành thép, xi măng,... Tác giả cho rằng
đây là khoảng trống để tác giả tiếp tục đào sâu nghiên cứu và bổ sung thêm các chỉ
tiêu phân tích HQKD trên khía cạnh HQMT giúp DN nắm bắt được các vấn đề liên
quan đến HQMT từ đó có căn cứ đáng tin cậy giúp DN đưa ra các chính sách và
chiến lược phát triển lâu dài và bền vững.
- Các nghiên cứu về phương pháp phân tích:
Trong các giáo trình, sách tham khảo đã xuất bản các tác giả Nguyễn Văn
Công (2013), Nguyễn Năng Phúc (2011), Nguyễn Ngọc Quang (2011), Nguyễn
Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà (2017) đã trình bày các phương pháp mang tính
nghiệp vụ kỹ thuật. Về thực chất đây chính là các cơng cụ sử dụng trong phân tích
HQKD cho mọi loại hình DN bao gồm phương pháp so sánh, phương pháp chi tiết,
phương pháp biểu đồ, phương pháp liên hệ cân đối, phương pháp loại trừ, phương
pháp phân tích Dupont, phương pháp ma trận SWOT và phương pháp dự báo. Đối
với phương pháp so sánh các tác giả cũng chỉ ra rằng số liệu dùng để phân tích phải
được thực hiện trong khoảng thời gian trung và dài hạn (từ 5 năm trở lên) mới có

thể đánh giá được xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng của DN. Đây cũng là cơ sở để
các DN có thể dự báo xu hướng phát triển trong tương lai từ đó có kế hoạch xây
dựng chiến lược phát triển phù hợp cho DN mình [10], [12], [30], [32]. Có nhiều
phương pháp được dùng để dự báo nhưng phương pháp được các tác giả đánh giá
có độ chính xác cao là phương pháp sử dụng mơ hình kinh tế lượng. Tuy nhiên

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


10
phương pháp này địi hỏi người phân tích phải có trình độ nhất định để có thể hiểu
và phân tích kết quả từ đó có thể dự báo HQKD của DN trong tương lai.
Khi đi vào phân tích HQKD cho một loại hình DN của ngành cụ thể, tác giả
Đỗ Huyền Trang (2012) đã chỉ ra thực trạng phương pháp phân tích được các DN
sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh. Từ đó tác giả đề xuất và hồn thiện một
số phương pháp khác giúp DN có thể dễ dàng áp dụng trong q trình phân tích
HQKD gồm phương pháp so sánh, phương pháp chi tiết, phương pháp loại trừ,
phương pháp liên hệ cân đối, phương pháp Dupont. Tuy nhiên, hạn chế của tác giả
là chưa kiến nghị cho DN khoảng thời gian cần thiết để có thể đánh giá được xu
hướng và nhịp điệu tăng trưởng. Một số tác giả khác như Nguyễn Thị Mai Hương
(2008), Trần Thị Thu Phong (2012), Đỗ Huyền Trang (2012), Dương Thu Minh
(2020), Nguyễn Trọng Kiên (2020), Phạm Thị Thùy Vân (2021) cũng kiến nghị cho
DN mình nghiên cứu những phương pháp phân tích trên để đạt hiệu quả tốt nhất
trong quá trình phân tích và cung cấp thơng tin. Tác giả Phạm Thị Thùy Vân đã
nhấn mạnh rằng khi thực hiện phương pháp so sánh cần tiến hành so sánh các chỉ
tiêu trong nhiều năm, phải so sánh với các DN trong cùng ngành và so sánh với chỉ
tiêu trung bình ngành thì phương pháp này mới phát huy tối đa tác dụng. Các
phương pháp cần vận dụng linh hoạt và phù hợp với từng nội dung phân tích [20],
[27], [31], [37], [40], [44].
Tác giả Đỗ Huyền Trang cũng đề xuất cho các DN chế biến gỗ xuất khẩu

khu vực Nam Trung Bộ phương pháp dự báo bằng mơ hình hồi quy đơn biến. Tác
giả luận án nhận định rằng đây là phương pháp đơn giản, dễ áp dụng, đỡ tốn kém
thời gian và chi phí dưới sự hỗ trợ của phần mềm Excel trong phân tích dự báo. Tuy
nhiên, phương pháp dự báo mà tác giả luận án kiến nghị chỉ xem xét duy nhất đến
một biến độc lập (một nhân tố). Điều này là không phù hợp với thực tế và kết quả
dự báo sẽ không đem lại nhiều ý nghĩa bởi thực tế chỉ tiêu phân tích được dự báo sẽ
chịu tác động bởi nhiều nhân tố. Trong những nghiên cứu gần đây nhất, các tác giả
Dương Thu Minh, Nguyễn Trọng Kiên và Phạm Thị Thùy Vân cũng kiến nghị cho
các DN thép, các DN bất động sản và các công ty Thủy sản sử dụng phương pháp
dự báo bằng mơ hình hồi qui đa biến. Trong số nghiên cứu trên có nghiên cứu mới
chỉ dừng lại ở mẫu có số lượng quan sát nhỏ và thời gian nghiên cứu ngắn. Mơ hình
mà ba tác giả đưa ra đã khắc phục được nhược điểm của mơ hình hồi quy đơn biến

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


11
và giúp đem lại kết quả dự báo chính xác hơn cho DN. Tuy nhiên các nghiên cứu lại
chưa đưa ra cơ sở lý thuyết cho việc lựa chọn các nhân tố tác động (biến độc lập)
đến chỉ tiêu phân tích khi đưa vào mơ hình. Đây cũng là cơ sở gợi ý cho tác giả tiếp
tục nghiên cứu và hoàn thiện phương pháp này cho các DNSX xi măng niêm yết để
dự báo các chỉ tiêu phân tích cũng như HQKD của DN trong thời gian tới.
- Các nghiên cứu về quy trình phân tích:
Quy trình phân tích được hiểu là việc thiết lập các bước công việc mà các
nhà phân tích phải thực hiện để đem lại kết quả cao nhất chính là báo cáo phân tính
chứa đựng đầy đủ thơng tin hữu ích về thực trạng hoạt động kinh doanh của DN và
là căn cứ để các NQL đưa ra các quyết định và chiến lược kinh doanh ở hiện tại và
tương lai.
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang (2011) cho rằng khi phân tích HQKD gồm có 3
bước và công việc cụ thể của từng bước như sau: Đầu tiên, khi lập kế hoạch phân

tích cần phải xác định mục tiêu phân tích và xây dựng chỉ tiêu phân tích. Mục tiêu
phân tích cần phải xác định rõ ràng, chính xác bởi mục tiêu phân tích sẽ quyết định
đến lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu phân tích. Tiếp theo là tiến hành phân tích cần
phải (1) thu thập tài liệu, kiểm tra số liệu; (2) tính tốn, xác định, dự đoán và (3)
tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét. Cuối cùng hoàn thành kế hoạch phân tích cần lập
báo cáo phân tích, hồn chỉnh hồ sơ và đưa vào lưu trữ [32].
Đồng quan điểm với tác giả Nguyễn Ngọc Quang nhiều tác giả cũng cho
rằng quy trình phân tích kinh doanh nói chung và phân tích HQKD nói riêng đều
phải bao gồm 3 bước cơ bản đó là lập kế hoạch phân tích (chuẩn bị phân tích), tiến
hành phân tích và kết thúc phân tích (hồn thành kế hoạch phân tích) [10], [12],
[30]. Đây cũng là quy trình chung nhất mà các tác giả đưa ra để áp dụng cho các
loại hình DN nói chung chứ chưa đi vào cho một DN thuộc một ngành cụ thể nào.
Dựa trên cơ sở quy trình phân tích chung của các nhà khoa học có uy tín đưa
ra các tác giả Nguyễn Thị Mai Hương (2008), Trần Thị Thu Phong (2012), Đỗ
Huyền Trang (2012), Dương Thu Minh (2020), Nguyễn Trọng Kiên (2020), Phạm
Thị Thùy Vân (2021) đã vận dụng và hồn thiện các bước trong quy trình phân tích
một cách chi tiết và phù hợp vào từng loại hình DN kinh doanh cụ thể như các DN
khai thác khoáng sản Việt Nam, các DN chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung
Bộ, các công ty cổ phần (CTCP) niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


12
Nam, các DN thuộc Tổng công ty thép Việt Nam, các DN bất động sản niêm yết
trên TTCK Việt Nam, các công ty Thủy sản niêm yết ở Việt Nam [20], [24], [27],
[31], [40], [44]. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy hiện nay vẫn chưa có một quy trình
phân tích HQKD chuẩn cho các DN xi măng nói chung và DNSX xi măng niêm yết
nói riêng có thể áp dụng. Đây cũng chính là khoảng trống để tác giả tiếp tục nghiên
cứu và hoàn thiện.

2.2. Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và đo lường
mức độ ảnh hưởng
Việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng và đo lường mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đó đến HQKD được rất nhiều các nhà nghiên cứu trong và ngồi nước quan
tâm và thể hiện thơng qua các cơng trình nghiên cứu của họ. Các nghiên cứu về
đánh giá HQKD của các DN thường được đo lường thông qua các chỉ tiêu phản ánh
lợi nhuận như tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu
(ROE) hay tỷ suất sinh lợi của doanh thu (ROS). Tác giả tiến hành tổng quan các
cơng trình của các nhà nghiên cứu để tìm ra các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến
HQKD của các DNSX xi măng niêm yết.
Trong nghiên cứu về đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận của tất
cả các công ty sản xuất niêm yết trên TTCK Colombia thì Sri Lanka, Sivathaasan,
Tharanika, Sinthuja và Hanitha (2013) sử dụng chỉ tiêu ROA và ROE để đo lường lợi
nhuận của các công ty. Kết quả cho thấy, chỉ có duy nhất cấu trúc vốn tác động cùng
chiều đến lợi nhuận còn các yếu tố còn lại không ảnh hưởng đến ROA và ROE [70].
Để nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính
của các cơng ty niêm yết trên trên sở giao dịch chứng khoán Nairobi tại Kenya,
Maleya M. Omondi, Willy Muturi (2013) [67] sử dụng chỉ tiêu ROA để đo lường
biến phụ thuộc hiệu quả tài chính và chỉ ra rằng trong khi các yếu tố về tính thanh
khoản, quy mơ DN và tuổi đời của DN có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính
thì địn bẩy tài chính có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tài chính.
Khi đánh giá tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các
DN niêm yết tại Việt Nam, tác giả Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên
(2014) đã đã phát hiện thấy chu kỳ ln chuyển tiền (phản ánh tính thanh khoản)
đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của các DN niêm yết tại Việt
Nam [39].

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



13
Nghiên cứu của Alshatti (2015) sử dụng hai chỉ tiêu đo lường lợi nhuận là
ROA và ROE, kết quả cho thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số đầu tư có
tác động tích cực đến lợi nhuận của các ngân hàng, trong khi hệ số vốn chủ sở hữu
và hệ số khả năng thanh toán tức thời lại là những yếu tố tiêu cực [60].
Tác giả Võ Thị Tuyết Trang (2015) phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến
HQKD thông qua chỉ tiêu ROA và kết luận rằng tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ trọng tài
sản cố định (TSCĐ) không ảnh hưởng đến ROA, quy mơ DN và tốc độ tăng trưởng
tài sản có mối tương quan thuận với ROA còn tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu và kỳ
thu tiền bình qn có mối tương quan nghịch với ROA [41].
Khi đánh giá lợi nhuận của các DN thịt ở BaLan, Szymańska (2017) sử dụng
đồng thời cả 3 chỉ tiêu ROA, ROE và ROS để đo lường. Kết quả nghiên cứu đã chỉ
ra rằng cả yếu tố nội tại và yếu tố bên ngoài DN đều có ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Trong đó yếu tố nội tại có ảnh hưởng lớn phải kể đến là tính thanh khoản, cấu trúc
vốn, cấu trúc tài sản,…. [72].
Tác giả Triệu Thị Thu Hằng (2017) sử dụng chỉ tiêu ROA và ROE để đo
lường ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN niêm
yết trên HSE. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mơ DN, tốc độ tăng trưởng, vịng
quay tài sản có tác động tích cực tới cả ROA và ROE; thanh khoản có tác động tích
cực tới ROA; tỷ lệ nợ ngắn hạn có tác động tiêu cực tới ROA [18]. Mai Thanh
Giang và Trần Văn Quyết (2018) cho thấy quy mơ tài sản có tác động ngược chiều
đến ROA, cấu trúc vốn tác động ngược chiều đến ROA và ROE, chi phí kinh doanh
tác động ngược chiều đến ROA và ROE khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
HQKD của các DN ngành nhựa niêm yết trên TTCK Việt Nam [16]. Trần Tiến
Dũng (2018) chỉ ra rằng cấu trúc vốn, quy mô DN, tỷ trọng TSCĐHH và tuổi của
DN có tác động cùng chiều với HQKD (ROE). Các nhân tố khác như khả năng
thanh toán ngắn hạn, thuế suất thuế TNDN có tác động ngược chiều đến HQKD khi
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của DN bất động sản niêm yết trên
HSX [14]. Trong nghiên cứu về yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của DN, Đặng Thị Hương và Nguyễn Thị Hồng Nga (2018) cho thấy có sự tác động

tiêu cực giữa biến cấu trúc vốn với ROA còn các biến cịn lại có ảnh hưởng tích cực
đến ROA [22]. Nguyễn Văn Linh và Đặng Ngọc Hùng (2017) sử dụng chỉ tiêu
ROA và ROE để đo lường HQKD của các DN Nhà nước ở Việt Nam và chỉ ra rằng

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


14
HQKD chịu tác động bởi 4 nhân tố trong đó: địn bẩy tài chính, cơ cấu tài sản, hiệu
suất sử dụng tài sản có mối quan hệ tiêu cực đến HQKD cịn doanh thu tác động
tích cực đến HQKD [26]. Nguyễn Minh Tân và cộng sự (2020) sử dụng 3 chỉ tiêu
ROA, ROE và ROS để đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của DN xây dựng tại tỉnh Bạc Liêu. Kết quả nghiên cứu cho thấy
kinh nghiệm quản lý và trình độ học vấn có mối tương quan thuận với ROA và
ROE cịn loại hình DN có mối tương quan nghịch với ROS. Trong 3 biến nêu trên
thì biến kinh nghiệm quản lý có tác động mạnh nhất đến hiệu quả hoạt động của
DN [35]. Khi đánh giá về các yếu tố quyết định lợi nhuận trong các DN niêm yết,
Nguyễn Thị Ngọc Lan và Nguyễn Văn Công (2020) đã phát hiện thấy rằng: (1)
Quy mơ DN có tác động tích cực đến cả ROA và ROS, đặc biệt là ROA nhưng lại
có tác động ngược lại đến ROE, (2) Mức độ an tồn vốn tác động tích cực đến
ROA và ROS nhưng tiêu cực đến ROE, (3) Địn bẩy tài chính ảnh hưởng tiêu cực
đáng kể đến ROE và ROS nhưng tác động tích cực đến ROA, (4) Thanh khoản có
tác động tích cực đến cả ROA và ROE nhưng tiêu cực đối với ROS và (5) Khả
năng thanh tốn có tác động tích cực tác động đến ROA và ROS nhưng tác động
tiêu cực đến ROE [25].
Như vậy, sau khi tổng quan các cơng trình nghiên cứu điển hình về các nhân
tố ảnh hưởng đến HQKD và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến HQKD trên cơ
sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước đồng thời có sự bổ
sung và điều chỉnh để phù hợp các DNSX xi măng niêm yết, tác giả dự kiến đưa
vào mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD (biến độc lập) bao gồm 7 biến: quy

mơ DN (SIZ), địn bẩy tài chính (LEV), tính thanh khoản (LIQ), khả năng thanh
toán (SOL), tỷ trọng tài sản cố định hữu hình (TANG), tốc độ tăng trưởng (GRO)
và độ tuổi của DN (AGE). Biến phụ thuộc phản ánh HQKD được đo lường thông
qua 3 chỉ tiêu là ROA, ROE và ROS.
2.3. Các nghiên cứu về các doanh nghiệp sản xuất xi măng
Khi nghiên cứu về các DNSX xi măng giúp cho tác giả biết được lĩnh vực
này đã có nhà nghiên cứu nào viết về phân tích HQKD cho ngành này hay chưa.
Trong phạm vi tổng quan nghiên cứu, tác giả chỉ xem xét với những cơng trình

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×