Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

(LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò giám sát của hội đồng nhân dân ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.71 MB, 203 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ TƢƠI

VAI TRÒ GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI - 2022

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ TƢƠI

VAI TRÒ GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Chính trị học
Mã số: 9 31 02 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Đăng Thành


2. PGS.TS. Nguyễn Minh Phƣơng

HÀ NỘI - 2022

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi trong thời gian
qua. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chính xác cao
nhất có thể. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Nghiên cứu sinh

Lê Thị Tƣơi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN.................................................................................................................... 8
1.1. Tình hình nghiên cứu ......................................................................................... 8
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về chính quyền địa phương ............................. 8
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về Hội đồng nhân dân ................................... 15
1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu về vai trò giám sát của cơ quan dân cử
trong tổ chức quyền lực nhà nước ở địa phương ................................................ 20
1.2. Nhận xét về các cơng trình nghiên cứu liên quan và những nội dung

luận án tiếp tục nghiên cứu .................................................................................... 27
1.2.1. Các kết quả đạt được trong các cơng trình ............................................... 27
1.2.2. Những nội dung luận án tiếp tục nghiên cứu ........................................... 29
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 31
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ GIÁM SÁT
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM .................................................... 33
2.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân ........................ 33
2.1.1. Khái niệm và chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân .................... 33
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân .................................................... 42
2.1.3. Khái niệm vai trò và vai trò của Hội đồng nhân dân ................................ 46
2.2. Đặc điểm và vai trò giám sát Hội đồng nhân dân ở Việt Nam..................... 51
2.2.1. Khái niệm giám sát và giám sát của Hội đồng nhân dân ......................... 51
2.2.2. Đặc điểm và các hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân ................... 57
2.2.3. Vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân trong hệ thống tổ chức quyền
lực nhà nước ở địa phương ................................................................................. 61
2.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện vai trò giám sát của Hội
đồng nhân dân ......................................................................................................... 67
2.3.1. Yếu tố kinh tế - xã hội .............................................................................. 67

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.3.2. Mức độ hoàn thiện của pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng
nhân dân .............................................................................................................. 68
2.3.3. Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với Hội đồng nhân dân và quan hệ
với các cơ quan, tổ chức hữu quan trên địa bàn ................................................. 70
2.3.4. Năng lực, trình độ, bản lĩnh của đại biểu Hội đồng nhân dân .................. 73
2.3.5. Trình độ dân trí và văn hóa chính trị công dân ........................................ 74
2.3.6. Điều kiện vật chất, chi phí hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân .. 75
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 77

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ GIÁM SÁT CỦA HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................. 78
3.1. Tình hình thực hiện vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân ..................... 78
3.1.1. Giám sát của Hội đồng nhân dân bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về
Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân ............................................. 78
3.1.2. Giám sát của Hội đồng nhân dân bảo đảm tuân thủ Hiến pháp và
pháp luật ở địa phương, thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân .............. 86
3.1.3. Giám sát của Hội đồng nhân dân bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt
động của bộ máy nhà nước ở địa phương........................................................... 90
3.1.4. Giám sát của Hội đồng nhân dân phát hiện và ngăn chặn tình trạng
lạm dụng quyền lực, góp phần tơn trọng, ảo vệ và ảo đảm quyền con
người, quyền công dân ....................................................................................... 93
3.1.5. Giám sát của Hội đồng nhân dân phát hiện những điểm chưa phù hợp
của đối tượng chịu giám sát để kiến nghị các biện pháp khắc phục .................. 96
3.2. Những ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân của nó trong thực hiện vai
trị giám sát của Hội đồng nhân dân ở Việt Nam hiện nay ............................... 100
3.2.1. Những ưu điểm trong thực hiện vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân .... 100
3.2.2. Những hạn chế trong thực hiện vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân ..... 111
3.2.3 Nguyên nhân những hạn chế trong thực hiện vai trò giám sát của Hội
đồng nhân dân ở Việt Nam hiện nay ................................................................ 119
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 124

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ GIÁM
SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..................... 126
4.1. Quan điểm phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân ở Việt
Nam hiện nay ......................................................................................................... 126
4.1.1. Phát huy vai trò giám của Hội đồng nhân dân trên cơ sở bảo đảm

nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của
Nhân dân ........................................................................................................... 126
4.1.2. Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân gắn với q trình
hồn thiện pháp luật về giám sát của cơ quan dân cử nhằm đem lại hiệu quả
thực tế, bảo vệ quyền công dân, quyền con người ........................................... 128
4.1.3. Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân đặt trong mối quan
hệ chặt chẽ với hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của Đảng, Mặt trận
Tổ quốc, các cơ quan nhà nước khác và của toàn xã hội ................................. 131
4.1.4. Phát huy vai trò giám của Hội đồng nhân dân gắn với đổi mới
phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với tổ chức và hoạt động của
Hội đồng nhân dân ............................................................................................ 133
4.2. Các giải pháp phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân ở nƣớc
ta hiện nay .............................................................................................................. 135
4.2.1. Nhận thức đúng về vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân .................. 135
4.2.2. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước ở địa phương........... 137
4.2.3. Đổi mới tổ chức của Hội đồng nhân dân nhằm phát huy vai trò giám
sát của Hội đồng nhân dân ................................................................................ 141
4.2.4. Đổi mới hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân bảo đảm cơ chế
thực quyền trong việc thực thi quyền lực nhà nước ở địa phương ................... 147
4.2.5. Tiếp tục bồi dưỡng kỹ năng giám sát cho đại biểu Hội đồng nhân dân
trong việc thực thi quyền giám sát.................................................................... 151
4.2.6. Phát huy mối quan hệ gắn bó, sự phân cơng hợp lý, phối hợp điều hồ
giữa các cơ quan trong thực hiện vai trị giám sát ............................................ 155

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4.2.7. Bảo đảm các điều kiện cho việc phát huy vai trò giám sát của Hội
đồng nhân dân ................................................................................................... 156

Tiểu kết chƣơng 4 .................................................................................................. 160
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 161
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................ 164
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 165
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 176

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CQĐP

: Chính quyền địa phương

HTCT

: Hệ thống chính trị

HĐND

: Hội đồng nhân dân

UBND

: Uỷ ban nhân dân

MTTQ

: Mặt trận Tổ quốc


TAND

: Tòa án nhân dân

TXCT

: Tiếp xúc cử tri

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân

VBQPPL

: Văn ản Quy phạm pháp luật

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các hình thức giám sát được quy định trong Luật hoạt động giám sát
của Quốc hội và HĐND năm 2015: ................................................................. 61
Bảng 3.1: Đánh giá về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của tập thể HĐND ... 80
Bảng 3.2: Một số nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động chất vấn của
đại biểu HĐND ................................................................................................. 82
Bảng 3.3. Tỷ lệ tái cử Quốc hội XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016

– 2021 ............................................................................................................... 85
Bảng 3.4: Đánh giá về hiệu quả công tác giải quyết kiến nghị của cử tri địa phương ..... 93
Bảng 3.5: Những vấn đề mà cử tri quan tâm, theo dõi ........................................... 102

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề giám sát quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước là một trong
những vấn đề lớn, trọng tâm của khoa học chính trị, thu hút được nhiều sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu chính trị nói riêng và của xã hội nói chung.
Trên thế giới, có nhiều mơ hình kiểm sốt quyền lực nhà nước, trong đó có sự
phân quyền giữa trung ương và địa phương. Ở các quốc gia với một thể chế
chính trị, trình độ dân trí, văn hóa, phong tục, tập qn, … thì cách thức tổ
chức và thực thi quyền lực nhà nước là khác nhau. Vì vậy, vấn đề thực hiện
dân chủ của nhân dân như thế nào sẽ gắn với quan điểm của từng quốc gia đó
quy định. Ở Việt Nam, thực thi dân chủ thơng qua những giá trị phổ qt
nhằm kiểm sốt quyền lực, giám sát quyền lực nhà nước, quyền lực xã hội,
việc giám sát ở lĩnh vực công quyền hay các chủ thể xã hội đều bắt nguồn từ
quyền lực thuộc về Nhân dân, trong đó có giám sát quyền lực nhà nước ở
Trung ương của Quốc hội và giám sát ở địa phương của HĐND.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của
Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, quyền lực nhà nước thuộc về Nhân
dân, cơ sở nòng cốt là giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và
tầng lớp tri thức. “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực
tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông
qua các cơ quan khác của Nhà nước” [57, Điều 6]. HĐND là cơ quan đại
diện duy nhất ở địa phương do cử tri bầu ra, thực hiện tổ chức quyền lực nhà
nước tại địa phương trong việc quyết định những vấn đề quan trọng và xem

xét việc thực hiện những quyết định đó đúng hay chưa đúng, tốt hay chưa tốt
nhằm kiểm soát quyền lực nhà nước, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.
Nhằm kiểm soát quyền lực, chống lạm dụng quyền lực của các cơ quan,
tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền lực nhà nước, Đảng và Nhà nước ta có
nhiều chủ trương, chính sách quan trọng nhằm đổi mới cách thức tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và chính quyền địa phương nói
riêng, đặc biệt là những chính sách về xây dựng đội ngũ cán ộ, công chức
địa phương trong sạch, vững mạnh. Vì vậy, để phát huy hơn nữa vai trò đội
1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ngũ cán ộ, công chức địa phương trong công tác phịng chống tham nhũng,
kiểm sốt quyền lực, u cầu đặt ra phải có cơ chế giám sát lẫn nhau giữa các
cán bộ, cơng chức, nhất là có chế độ chính sách bảo vệ người dám nghĩ, dám
làm, dám nói để đem lại lợi ích cho địa phương và đất nước. Nghị quyết Đại
hội XIII của Đảng xác định: “Có cơ chế lựa chọn, đào tạo, thu hút, trọng
dụng nhân tài, khuyến khích bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám
chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử
thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung” [39, tr.179].
Vai trị giám sát của HĐND là việc thể hiện chức năng, nhiệm vụ của
cơ quan thơng qua các hình thức giám sát căn cứ theo luật định. Các chủ thể
giám sát của Hội đồng nhân dân tiến hành theo dõi, kiểm tra, xem xét đối
tượng giám sát thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà
nước cũng như Nghị quyết của HĐND có được triển khai thực hiện một cách
nghiêm túc, đúng đắn và đã thực sự đi vào cuộc sống hay chưa. Từ những yêu
cầu đặt ra của hoạt động giám sát, các chủ thể phải có những kiến nghị chấn
chỉnh, uốn nắn những lệch lạc yếu kém, thúc đẩy việc triển khai thực hiện,
đồng thời kiến nghị xem xét việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới những

chủ trương, chính sách nghị quyết mới với mục tiêu: Tất cả quyền lực thuộc
về Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; việc tuân thủ Hiến pháp
và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước ở địa phương;
Phát hiện và ngăn chặn tình trạng lạm dụng quyền lực, góp phần tơn trọng,
ảo vệ và ảo đảm quyền con người, quyền công dân; Phát hiện những điểm
chưa phù hợp của các đối tượng chịu giám sát để kiến nghị các biện pháp
khắc phục.
Trong những năm qua, đặc biệt sau khi Quốc hội Việt Nam ban hành
Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 và Luật Tổ chức
chính quyền địa phương 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), vai trị giám sát
của HĐND có nhiều chuyển biến tích cực, tăng lên về số lượng và nâng cao
chất lượng giám sát, có nhiều đổi mới phương thức tổ chức hoạt động giám
sát, có sự lựa chọn, tập trung vào những vấn đề thiết yếu của địa phương,
2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


những vấn đề mới phát sinh và đều xuất phát từ yêu cầu thực tế, từ sự mong
muốn và phản ảnh, kiến nghị của cử tri và Nhân dân... đem lại nhiều kết quả
khả quan, ước đầu góp phần khắc phục tính hình thức trong hoạt động của
HĐND nói chung và hoạt động giám sát nói riêng.
Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay, vai trò giám sát của HĐND còn
nhiều hạn chế trong việc thực hiện những Nghị quyết của các đối tượng chịu
sự giám sát nhằm bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân, phát huy
quyền làm chủ của Nhân dân; Cịn nặng tính hình thức, chưa đảm bảo thực
quyền đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước ở địa
phương; Còn chồng chéo với hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan, tổ
chức khác dân trong việc phát hiện và ngăn chặn tình trạng lạm dụng quyền

lực, góp phần tôn trọng, ảo vệ và ảo đảm quyền con người, quyền cơng
dân; Cịn chậm chễ, chưa kịp thời, thiếu tính thuyết phục trong việc phát hiện
những điểm chưa phù hợp của các đối tượng chịu giám sát để kiến nghị các
biện pháp khắc phục,…Chính vì vậy, phải tìm ra ngun nhân khắc phục tình
trạng trên trong thực hiện vai trị giám sát của HĐND. Đây chính là yêu cầu
cấp thiết đặt ra hiện nay phải tăng cường phát huy vai trị giám sát của HĐND
trong hoạt động kiểm sốt quyền lực tại địa phương.
Do vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Vai trò giám sát của Hội đồng
nhân dân ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ
Chính trị học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực trạng thực hiện vai trò giám
sát của HĐND, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm phát huy vai
trò giám sát của HĐND đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN và nền dân chủ XHCN ở nước ta hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan các nghiên cứu về vai trò giám sát của HĐND trong tổ
chức quyền lực nhà nước;
3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Hệ thống hóa và phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò
giám sát của HĐND ở Việt Nam hiện nay;
- Đánh giá thực trạng thực hiện vai trò giám sát của HĐND ở Việt Nam
hiện nay;
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm phát huy vai trò giám sát

của HĐND đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và nền
dân chủ XHCN ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu vai trò giám sát của HĐND trong tổ chức quyền
lực nhà nước thông qua nội dung giám sát, đối tượng giám sát và những hình
thức giám sát của HĐND các cấp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu về vai trò giám sát của HĐND
trên cơ sở quy định của Hiến pháp 2013 nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam; Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015; Luật
Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa bổ sung năm 2019); Luật
Khiếu nại tố cáo 2018; …
Về phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu vai trò giám sát của
HĐND các cấp trong phạm vi cả nước.
Về phạm vi thời gian: Luận án tập trung khảo sát đánh giá thực trạng
vai trò giám sát của HĐND nhiệm kỳ 2016 – 2021 và đề xuất các quan điểm
và giải pháp nhằm phát huy vai trò giám sát của HĐND giai đoạn 2021- 2030
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận của luận án
Luận án nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về tổ chức
bộ máy nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước, dân chủ xã hội chủ nghĩa.
4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Trên nền tảng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin (chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử), luận án sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp tiếp cận hệ thống cấu trúc chức năng, phương pháp phân tích, tổng hợp, logic – lịch sử, thống kê, so
sánh, khảo sát, điều tra xã hội học, ….
Chương 1: Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh,
phân tích tài liệu chỉ ra những giá trị mà các kết quả của những cơng trình
nghiên cứu trước về vai trị giám sát của HĐND trong tổ chức chính quyền
địa phương tìm ra khoảng trống cho vấn đề nghiên cứu của luận án.
Chương 2: Nghiên cứu sinh xây dựng khung lý thuyết về vai trò giám
sát của HĐND ở Việt Nam hiện nay, sử dụng các phương pháp phân tích theo
hệ thống các quan điểm về CQĐP trong đó có tổ chức, nhiệm vụ và chức
năng của HĐND một cách logic và lịch sử; Phương pháp so sánh phân iệt
giám sát của HĐND với các hình thức giám sát khác; Phương pháp kết hợp lý
luận và thực tiễn về hoạt động giám sát của HĐND với việc thực hiện các vai
trò giám sát.
Chương 3: Nghiên cứu sinh đánh giá thực trạng thực hiện vai trò giám
sát của HĐND, tác giả sử dụng phương pháp logic – lịch sử, thống kê, phân
tích, tổng hợp, so sánh một cách có hệ thống về tình hình thực hiện vai trị
giám sát của HĐND, đưa ra những ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện vai
trò giám sát. Đặc biệt, tác giả lập bảng điều tra xã hội học gồm 500 phiếu
dành cho 2 đối tượng khảo sát là cán bộ công chức đang làm việc ở HĐND
các cấp và đối tượng cử tri địa phương.
Chương 4: Nghiên cứu sinh sử dụng những phương pháp so sánh, phân
tích tổng hợp, hệ thống hóa lý luận nhằm đưa những quan điểm chỉ đạo nhằm
nâng cao vai trò giám sát của HĐND và một số giải pháp thực tiễn đáp ứng
yêu cầu nghiên cứu đặt ra trong luận án.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án đóng góp một phần vào xây dựng hướng nghiên cứu mới và rõ
hơn về vai trò giám sát của HĐND trên các nội dung:


5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Luận án nghiên cứu các cơng trình về vai trò giám sát của HĐND
trong tổ chức quyền lực nhà nước ở địa phương là cơ sở đề trình bày có hệ
thống cơ sở lý luận về vai trị giám sát của HĐND: Khái niệm giám sát
HĐND, nội dung, hình thức, đặc điểm của HĐND, phân biệt giám sát HĐND
với các hình thức giám sát của Đảng, Quốc hội, Mặt trận và các tổ chức chính
trị - xã hội; Vai trò giám sát HĐND trong tổ chức quyền lực; Các yếu tố ảnh
hưởng tới việc thực hiện vai trò giám sát của HĐND.
- Trên cơ sở phân tích vai trị giám sát của HĐND thơng qua các hình
thức giám sát theo luật định, luận án đánh giá tình hình thực hiện vai trò giám sát
của HĐND ở Việt Nam trong nhiệm kỳ 2016 – 2021; Chỉ ra những ưu điểm và
hạn chế trong việc thực hiện vai trò giám sát của HĐND và đưa ra những
nguyên nhân hạn chế đó, đặc biệt việc thực hiện mơ hình thí điểm khơng tổ chức
HĐND phường ở Hà Nội, quận và phường ở Đà Nẵng; Thực hiện không tổ chức
HĐND quận, phường ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Luận án đề xuất một số quan điểm, giải pháp phát huy vai trò giám sát
của HĐND trong thời gian tới, nhằm phát huy tính thực quyền trong hoạt động
của HĐND, bảo đảm nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1. Về mặt lý luận
Luận án góp phần làm rõ nhận thức về những vai trị giám sát của
HĐND trong tổ chức quyền lực nhà nước, phát huy nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về Nhân dân, tìm ra những điểm chưa phù
hợp của các đối tượng giám sát ngăn chặn lạm dụng quyền lực, bảo đảm
quyền công dân, quyền con người. Đồng thời bổ sung những nhận thức mới
vào quá trình xây dựng ngành khoa học chính trị nói chung, về tư tưởng chính

trị - pháp lý ở Việt Nam nói riêng.
6.2. Về mặt thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu trong luận án phục vụ cho việc tham khảo,
nghiên cứu lý luận và giảng dạy về tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước,
kiểm soát quyền lực nhà nước... Đồng thời, rút ra những bài học kinh nghiệm

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trong thực hiện các vai trò giám sát của HĐND, thúc đẩy việc tăng cường
hiệu quả thực tế hoạt động giám sát của HĐND nước ta hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các cơng
trình khoa học của tác giả có liên quan đến luận án, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò giám sát của Hội đồng
nhân dân ở Việt Nam
Chương 3: Thực trạng thực hiện vai trò giám sát của Hội đồng nhân
dân ở Việt Nam hiện nay
Chương 4: Quan điểm và giải pháp phát huy vai trò giám sát của Hội
đồng nhân dân ở Việt Nam hiện nay

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về chính quyền địa phương
Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả về CQĐP như khái niệm, nguyên
tắc tổ chức, nguyên tắc phân quyền giữa trung ương và địa phương được tiếp cận
có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn về đổi mới mơ hình tổ chức,
hoạt động giám sát quyền lực nhà nước nói chung và vai trị giám sát của HĐND
nói riêng với một số cơng trình như
Tác giả Leslie Lipson với sách The Great Issues of Politics đưa ra tính
cấp thiết việc thực hiện quyền lực nhà nước ở mỗi quốc gia đó là các cơ quan
trụ cột ở trung ương nhưng phải thành lập các cơ quan để chăm lo việc quản
lý ở địa phương. Theo tác giả, nguyên tắc phân quyền được hình thành tập
trung ở cơ quan trung ương và những cơ quan tự quản ở địa phương được
hoạt động theo phân cấp, phân quyền, trong đó giao thơng được nối liền các
vùng với nhau, về phương diện chính trị ở quốc gia được thống nhất giữa các
địa phương và các địa phương có hoạt động đặc thù riêng.
Davies K với sách Local government Law đưa ra những cơ sở khoa học
pháp lý về vai trị chính quyền địa phương. Trong đó tác giả khẳng định chính
quyền địa phương được xem như một nhánh quyền lực thứ tư, chỉ phụ thuộc
vào pháp luật và chịu sự xét xử của tịa án, khơng phụ thuộc vào chính phủ
của các cơ quan chính phủ kể cả từ trung ương đến địa phương.
Alfered de Grazia với sách The Elements of Political Science luận giải
những vấn đề về tổ chức và hoạt động của các cơ quan địa phương. Tác giả đã
khẳng định việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan địa phương chủ yếu
thực hiện chức năng quản lý, một số khu vực lãnh thổ được thành lập nhằm
thực hiện cơng việc hành chính được thuận lợi, mỗi địa giới quản lý đáp ứng
yêu cầu nhất định ở địa phương.
Nguyễn Như Phát, Lê Minh Thông với sách: “Những vấn đề lý luận và
thực tiễn về chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay” (2002), chỉ ra một


8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


số mơ hình CQĐP ở một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho việc
xây dựng CQĐP ở Việt Nam; Tổ chức hoạt động chính quyền đơ thị, nơng
thơn ơ nước ta. Trong đó, tác giả khẳng định: Phân cơng, phân cấp nâng cao
tính chủ động của CQĐP, thực hiện đúng nguyên tắc dân chủ, tổ chức hợp lý
HĐND là cơ quan thực quyền đủ khả năng giải quyết các vấn đề của địa
phương, đồng thời đảm bảo thống nhất toàn vẹn của quyền lực nhà nước trên
toàn lãnh thổ cần đặt nó theo nguyên tắc tự quản và phát huy vai trò giám sát
HĐND trong thực hiện mối quan hệ với UBND.
Lê Minh Thơng với sách, “Chính quyền địa phương trong Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” (2006), luận giải
những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của CQĐP ở Việt Nam; Những
kinh nghiệm xây dựng CQĐP trong lịch sử phong kiến ở nước ta và mô hình
CQĐP ở một số nước trên thế giới; Qúa trình xây dựng và phát triển hệ thống
CQĐP từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945, thực trạng tổ chức và hoạt động
của CQĐP ở nước ta hiện nay; Phương hướng, giải pháp cải cách tổ chức và
hoạt động của CQĐP đáp ứng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
dân, do dân, vì dân. Đặc biệt, tác giả lý giải những căn cứ lý luận sâu sắc đặc
điểm của tổ chức quyền lực theo lãnh thổ trong cấu trúc hành chính lãnh thổ ở
nước ta theo mơ hình nhà nước đơn nhất, đảm bảo tính thống nhất của quyền
lực nhà nước, tính duy nhất của chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ
trong một trật tự pháp lý, ngoài ra quyền lực còn theo nguyên tắc phân quyền
giữa trung ương và địa phương, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương chứ không phải là của địa phương. CQĐP ao gồm chính quyền từ
cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cấp huyện (quận), xã (phường),

trên cơ sở tác giả căn cứ từ Luật định làm rõ được thẩm quyền của HĐND cấp
tỉnh, cấp huyện và cấp xã ở toàn bộ lĩnh vực của địa phương. Cấp CQĐP ao
gồm HĐND và UBND, HĐND các cấp là cơ quan của địa phương, độc lập
quyết định các vấn đề của địa phương ở mức độ khác nhau theo quyền tự chủ
ở mỗi cấp chính quyền và giám sát thực hiện các quyết định đó.
Nguyễn Hữu Đức và Đinh Xuân Hà làm chủ biên sách: “Đổi mới nội
dung hoạt động của các cấp chính quyền địa phương trong kinh tế thị trường
9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


và hội nhập kinh tế quốc tế” (2006) đóng góp mới vào hệ thống tri thức khoa
học về chính quyền địa phương, qua đó có thể góp phần vào luận giải các giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp. Với 4 chương cụ thể,
các tác giả đã trình ày khái quát quá trình hình thành các cấp hành chính và
điều chỉnh quy mơ các đơn vị hành chính địa phương; phân tích sự địi hỏi
của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đối với các cấp chính quyền địa
phương; đề xuất giải pháp đổi mới tổ chức, hoạt động và cơ chế vận hành của
chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội
nhập kinh tế quốc tế.
Trương Đắc Linh với sách: “Chính quyền địa phương với việc bảo đảm
thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương” (2007), tác giả nghiên cứu về vị
trí, vai trị, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương trong việc bảo đảm
thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; sự khác nhau về nhiệm vụ quyền
hạn và trách nhiệm của các cơ quan chính quyền địa phương các cấp trong việc
bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật cũng như thực trạng hoạt động của
chính quyền địa phương trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở
địa phương.
Bùi Tiến Quý, Dương Danh Mỵ có sách: “Một số vấn đề về tổ chức và

hoạt động của chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay” (2008), đi
sâu vào một số mặt về tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh
và cấp xã; nêu một số giải pháp nhằm làm cho bộ máy ấy ngày càng năng
động, trong sạch và vững mạnh, đáp ứng được những nhiệm vụ chính trị của
nhà nước ở địa phương. Theo tác giả, CQĐP ở nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là một đơn vị hành chính lãnh thổ có đủ 3 yếu tố: HĐND,
UBND, có ngân sách địa phương. Tác giả phân tích kỹ về cơ cấu tổ chức,
chức năng nhiệm vụ của 2 cơ quan HĐND, UBND theo luật định; từ đó nhấn
mạnh một số giải pháp cơ ản như: xây dựng đội ngũ cơng chức hành chính,
cơ quan nhà nước vững mạnh, vai trò của văn phòng ở địa phương, tiêu chuẩn
xây dựng chính quyền cấp xã trong sạch, vững mạnh. Đặc biệt trong hoạt
động của HĐND, tác giả cho rằng để nâng cao hiệu lực hoạt động của
HĐND, một công việc phải được chú ý từ đầu là nâng cao chất lượng các kỳ
10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


họp HĐND các cấp; nghiên cứu lồng ghép 2 chức danh Bí thư Đảng uỷ và
Chủ tịch HĐND xã, phường, thị trấn
Hội thảo khoa học về Tổ chức chính quyền địa phương - Kinh nghiệm
quốc tế và thực tiễn Việt Nam (2013) do Viện Nghiên cứu lập pháp phối hợp
với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức tại thành phố Cần
Thơ đã chỉ ra một số luận điểm khoa học như: Khái niệm về CQĐP được hiểu
theo nghĩa rộng là "tất cả các cơ quan nhà nước đóng trên lãnh thổ địa phương
mà hoạt động của chúng có tác động trong phạm vi lãnh thổ địa phương".
CQĐP là cơ quan đại diện và cơ quan hành chính các cấp; ở Việt Nam là
HĐND và UBND, hai cơ quan này có nhiệm vụ tổ chức và quản trị đời sống
xã hội của địa phương theo quy định của Hiến pháp, luật, các văn ản của cơ
quan nhà nước cấp trên và các quyết định của chính các cơ quan này. Để nâng

cao vai trò của CQĐP ở nước ta, các nhận định tổ chức HĐND một cách thực
quyền cần phát huy như một tổ chức tự quản địa phương, có chức năng,
nhiệm vụ phân định với UBDN, trong đó đề cập tới phát huy vai trị giám sát
của HĐND.
Nguyễn Văn Cương với sách: “Về phân định thẩm quyền giữa chính
quyền trung ương và chính quyền địa phương” (2015), phân tích, đánh giá về
thực trạng phân cấp quản lý giữa các cấp chính quyền địa phương, thành tựu,
hạn chế và đưa ra một số đề xuất, kiến nghị về những quy định của pháp luật
trong phân cấp cần cụ thể hơn ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở phân tích việc
thực hiện phân cấp hợp lý cho CQĐP đi đôi với tăng cường thanh tra, kiểm
tra, giám sát giữa các cơ quan, những công việc, nhiệm vụ cần phân cấp trong
các lĩnh vực quản lý nhà nước ở chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện để chỉ đạo
thực hiện phù hợp và hiệu quả. Theo tác giả, trên lĩnh vực phân cấp quản lý
ngân sách nhà nước giữa trung ương và địa phương còn chưa thống nhất, đặc
biệt trong bối cảnh một số địa phương đang thực hiện thí điểm khơng tổ chức
HĐND quận, huyện, phường thì sẽ khơng có ngân sách cho quận, huyện,
phường và phức tạp khi thiết kế nguồn thu, nhiệm vụ chi và khó khăn trong
việc thực hiện vai trò giám sát HĐND.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nguyễn Minh Đoan với sách: “Bộ máy nhà nước và tổ chức bộ máy
nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (2015) phân tích những vấn
đề về tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam từ 1945 đến theo bản Hiến pháp
2013, trong đó có nêu lên những nguyên tắc trong tổ chức CQĐP nhằm đáp
ứng nhu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tại địa phương,
đảm bảo tính đặc thù, đảm bảo trong phân cấp, phân quyền và thẩm quyền

cho địa phương. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh tới vấn đề tổ chức CQĐP ở tất cả
các đơn vị hành chính đều có HĐND và UBND ởi HĐND là cơ quan đại diện
cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân địa phương, quyết định
và giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương, từ đó đề xuất những
giải pháp để HĐND hoạt động một cách hiệu quả hơn, trong đó là phát huy vai
trị giám sát trong thực hiện tổ chức quyền đại diện của HĐND.
Trần Cơng Dũng với luận án tiến sĩ luật học: Hồn thiện tổ chức và
hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay
(2016) đã nhấn mạnh, chế định CQĐP đã được Hiến pháp năm 2013 quy định
với những nội dung mang tính khái quát, thuận lợi cho việc xây dựng ở Việt
Nam một hệ thống các cơ quan CQĐP dân chủ, năng động. Luật Tổ chức
CQĐP an hành năm 2015 khẳng định một lần nữa tổ chức và hoạt động của
các cơ quan CQĐP cơ ản trở lại đúng với mơ hình của Luật tổ chức HĐND
và UBND năm 2003 ở tất cả các cấp đơn vị hành chính. Trong luận án, tác giả
đi sâu phân tích, đánh giá tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp, UBND
các cấp theo quy định của pháp luật hiện hành (Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức
CQĐP 2015). Từ đó đề ra yêu cầu, phương hướng và giải pháp tiếp tục xây
dựng một mơ hình tổ chức các cơ quan CQĐP đô thị năng động theo tinh thần
của Hiến pháp năm 2013; hoàn thiện cơ chế giám sát và phản biện xã hội đối
với các cơ quan CQĐP; nhấn mạnh việc tiếp tục xây dựng một thiết chế trong
thực hiện vai trò giám sát của HĐND phát huy sức mạnh dân chủ.
Nguyễn Văn Cương với sách: “Kinh nghiệm quốc tế về tự quản địa
phương và khả năng áp dụng tại Việt Nam” (2017) đưa ra khái niệm, đặc
điểm, bản chất, các mơ hình tự quản địa phương trên thế giới như Vương
Quốc Anh, Hoa Kỳ, Cộng hoà Pháp, Cộng hòa Liên ang Đức, Nhật Bản,
12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Liên bang Nga; và những khả năng tiếp thu và ứng dụng hợp lý chế độ tự
quản địa phương theo hướng xác định lãnh thổ hành chính tự quản, cơ cấu tổ
chức của chính quyền tự quản góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước,
quản lý xã hội ở nước ta hiện nay. Tác giả chỉ ra mô hình tổ chức CQĐP ở
Việt Nam hiện nay theo bản Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức CQĐP năm
2015 một cách rõ nét, trong đó đưa ra kiến nghị tiếp thu một số yếu tố cụ thể
của chế độ tự quản địa phương trong phân cấp quản lý, phát huy vai trò của
HĐND, đặc biệt là vai trò giám sát của HĐND trong điều kiện hiện nay.
Vũ Thư với sách: “Tổ chức quyền lực nhà nước ở địa phương trong
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩaViệt Nam” (2019), cung cấp những
kiến thức về những vấn đề: Một là, khái quát về bản chất, đặc điểm về tổ chức
quyền lực nhà nước ở địa phương, các phương diện tổ chức quyền lực và các
yếu tố chi phối việc tổ chức quyền lực nhà nước ở địa phương; Hai là, thực
tiễn tổ chức quyền lực nhà nước ở địa phương trong nhà nước pháp quyền
Việt Nam qua các thời kỳ 1945 và Hiến pháp hiện hành hiện nay; Ba là, đổi
mới, hoàn thiện tổ chức quyền lực nhà nước ở địa phương trong nhà nước
pháp quyền hiện nay. Theo tác giả việc tạo lập một chỉnh thể, trật tự quyền
lực nhà nước ở địa phương thể hiện ở tổ chức và hoạt động của các thiết chế
HĐND và UBND về cơ cấu, chức năng, các mối liên hệ bên trong, bên ngồi,
các hình thức, phương thức thực hiện quyền lực có hiệu lực. Ngoài ra, tổ chức
quyền lực nhà nước ở địa phương được thực hiện trong không gian nhà nước
pháp quyền, tập trung dân chủ, phát huy tính dân chủ nhân dân, thống nhất
với kiểm soát quyền lực ở địa phương, trong đó đề cao vai trị giám sát quyền
lực của HĐND.
Bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành của Bùi Xuân Đức: “Tự
quản địa phương - Vấn đề nhận thức và vận dụng ở nước ta hiện nay”, ài
áo đặt vấn đề về tự quản địa phương trong lịch sử xã hội Việt Nam và những
thành tựu sau hơn 20 năm đổi mới của đất nước thì việc thiết lập một hệ thống
tự quản xã hội trong đó có tự quản địa phương là một tất yếu. Đồng thời, bài
áo đưa ra khái niệm và các mơ hình tự quản địa phương; vấn đề tổ chức

chính quyền tự quản địa phương trong giai đoạn hiện nay, cũng như thử đề
13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


xuất một mơ hình tổ chức chính quyền tự quản địa phương theo hướng xác
định lãnh thổ hành chính tự quản, cơ cấu tổ chức của chính quyền tự quản góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở nước ta hiện nay.
Đinh Xuân Thảo (2013) có bài viết: Tổ chức chính quyền địa phương kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam đã làm rõ khái niệm về CQĐP, các
yếu tố cấu thành CQĐP và cơ chế hình thành CQĐP. Trên cơ sở phân tích
hoạt động CQĐP của các nước như CHLB Đức, Hoa Kỳ, một số nước Tây
Âu và Đông Nam Á, các chuyên gia cho rằng xu hướng tự quản được áp dụng
khá phổ biến; từ đó phân tích thực trạng tổ chức CQĐP nói chung và HĐND
nói riêng ở nước ta hiện nay. Kết quả của hội thảo đã cung cấp những luận cứ
khoa học cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp pháp luật về tổ chức và hoạt động
của CQĐP ở Việt Nam, trong đó có đề cập pháp luật về giám sát của HĐND.
Thái Vĩnh Thắng với bài viết: “60 năm xây dựng và hồn thiện tổ chức
chính quyền địa phương của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Bài áo
đã đề cập quá trình hình thành và phát triển của tổ chức chính quyền địa
phương ở Việt Nam từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hịa đến
nay. Qua đó, nêu ra những bất cập trong tổ chức chính quyền địa phương hiện
nay và một số phương hướng khắc phục.
Hoàng Phước Hiệp với bài viết: “WTO và một số yêu cầu đối với chính
quyền địa phương”, ài áo khái quát tổng quan về những quy định trong
Hiệp định GATT 1947; WTO và vấn đề chính quyền địa phương của các
nước thành viên; một số vấn đề pháp luật đặt ra đối với hoạt động của chính
quyền địa phương khi Việt Nam gia nhập WTO, trong đó yêu cầu tất cả các
cơ quan nhà nước Việt Nam từ trung ương đến địa phương phải có nghĩa vụ
chấp hành luật lệ của WTO và các cam kết của Việt Nam với WTO.

Ở Việt Nam, theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 sửa
đổi bổ sung năm 2019, CQĐP được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước
Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị,
hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Cấp CQĐP gồm có HĐND và
UBND được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam [82]. Căn cứ quy định của pháp luật và thực tiễn mơ hình tổ
14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


chức, hoạt động theo chức năng của HĐND nói chung và chức năng giám sát
của HĐND nói riêng.
Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu, các bài viết đã khẳng định CQĐP
ở Việt Nam là một thành tố của HTCT gồm cơ quan đại diện và cơ quan hành
chính địa phương là HĐND và UBND các cấp; hai cơ quan này có nhiệm vụ
tổ chức và quản trị đời sống xã hội của địa phương theo quy định của Hiến
pháp. Các nhận định đều xác định rõ tính chất quan hệ, chức năng, nhiệm vụ
của CQĐP trong HTCT, trong đó cần phải phân định về phân cấp, phân quyền
về quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương, phát huy vai trị của
HĐND nói chung và vai trị giám sát nói riêng trong việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ đảm bảo quyền dân chủ nhân dân. Trên cơ sở nhận định, một
số những cơng trình đã đưa ra những kiến nghị các giải pháp hồn thiện mơ
hình và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND và UBND và
nhấn mạnh việc hồn thiện mơ hình, vận hành theo cơ chế: cấp ủy Đảng lãnh
đạo, chính quyền quản lý và điều hành, tổ chức, đồn thể chính trị - xã hội
vận động và tổ chức nhân dân thực hiện quyền làm chủ; nâng cao hiệu quả
lãnh đạo của cấp ủy Đảng là khâu then chốt, phát huy vai trò giám sát của
nhân dân bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, trong đó chỉ vai trị giám sát
của HĐND trong tổ chức quyền lực nhà nước ở địa phương.

1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về Hội đồng nhân dân
Bàn về vai trị của HĐND trong cải cách hành chính nhà nước ở Việt
Nam dưới góc nhìn của các nhà khoa học, do Học viện Chính trị - Hành chính
Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 28/6/2011 tại Hà Nội. Với 81 bài viết tập
trung vào 6 vấn đề lớn đó là: Vấn đề chung về cải cách hành chính nhà nước;
cải cách thể chế hành chính nhà nước; cải cách tổ chức bộ máy nhà nước; cải
cách công vụ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán ộ, cơng chức; cải cách
quản lý tài chính cơng và hiện đại hóa nền hành chính nhà nước. Hội thảo đã
trao đổi những vấn đề lớn về cải cách hành chính sau 10 năm thực hiện Quyết
định số 136/2001QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 –

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2010, trong đó yếu tố quan trọng phải đổi mới chất lượng tổ chức và hoạt
động của HĐND các cấp trong bối cảnh hiện nay.
Sách: “Hội đồng nhân dân trong hệ thống cơ quan quyền lực nhà
nước” (2007) của Nguyễn Đăng Dung đã luận giải các mơ hình quyền lực
nhà nước được khẳng định trong các bản Hiến pháp của nước CHXHXN Việt
Nam.Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, cơng dân Việt Nam khơng phân
biệt giống nịi, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tơn giáo, …. Trong đó, Quốc hội
là cơ quan quyền lực cao nhất, HĐND là cơ quan quyền lực ở địa phương.
Với vị trí và vai trị là cơ quan quyền lực, HĐND có a chức năng chính: đại
diện, quyết định và giám sát. Ba chức năng này có mối quan hệ mật thiết với
nhau, hỗ trợ nhau, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương và giám
sát việc thực hiện các quyết định, thông qua hoạt động giám sát phát hiện ra
những vấn đề cần khắc phục, sửa chữa, sửa đổi. Đồng thời, tác giả khẳng

định, HĐND là cầu nối giữa cơ quan nhà nước cấp trên với nhân dân địa
phương, tổ chức quyền lực theo phân công, phân nhiệm cùng cấp và thống
nhất từ trung ương đến địa phương.
Luận án tiến sĩ của Lê Văn Minh (2018): Tổ chức và hoạt động của
HĐND xã ở Việt Nam hiện nay, khẳng định vai trò của HĐND xã là cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền
làm chủ của nhân dân ở địa phương, là cơ quan gần dân nhất, có quan hệ trực
tiếp đến từng người dân, là nơi gắn bó giữa chính quyền với nhân dân. Trên
cơ sở nghiên cứu thực trạng và tổ chức hoạt động của HĐND xã ở nước ta
hiện nay, tác giả cho rằng trong quá trình hoạt động thực hiện các nhiệm vụ,
quyền hạn của mình, về cơ ản HĐND xã đã thể hiện được vị trí, vai trò của
cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương. Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động
của HĐND xã ở nhiều địa phương cịn mang tính hình thức, hiệu lực, hiệu
quả hoạt động không cao, dẫn đến quyền lực của nhân dân không được thực
hiện hoặc thực hiện không đầy đủ. Từ đó tác giả đưa ra quan điểm và giải
pháp đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND xã ở Việt
Nam giai đoạn hiện nay, bao gồm 3 nhóm: thứ nhất là kiến nghị giải pháp xây
dựng mới các văn ản quy phạm pháp luật; thứ hai là tiếp tục hoàn thiện các
16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×