Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

(LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề tình yêu – hôn nhân – gia đình trong truyện ngắn các nhà văn nữ việt nam đương đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 168 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ HỒNG NHUNG

VẤN ĐỀ TÌNH U - HƠN NHÂN - GIA ĐÌNH
TRONG TRUYỆN NGẮN
CÁC NHÀ VĂN NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN, 2022

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ HỒNG NHUNG

VẤN ĐỀ TÌNH U - HƠN NHÂN - GIA ĐÌNH
TRONG TRUYỆN NGẮN
CÁC NHÀ VĂN NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 9220121
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Biện Minh Điền

NGHỆ AN, 2022



LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS. Biện Minh Điền. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................3
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................6
5. Đóng góp mới của luận án ......................................................................................7
6. Cấu trúc của luận án ................................................................................................8
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI............................................................................................9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................9
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước...................................................................9
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi ................................................................22
1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài ................................................................................27
1.2.1. Về vấn đề tình u - hơn nhân - gia đình trong đời sống xã hội và trong văn

học .............................................................................................................................27
1.2.2. Về thể loại truyện ngắn và chủ thể sáng tác là các nhà văn nữ .......................33
Chương 2: TRUYỆN NGẮN VÀ THIÊN HƯỚNG LỰA CHỌN VẤN ĐỀ
TÌNH U – HƠN NHÂN – GIA ĐÌNH CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ TRONG
VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI ..................................................................39
2.1. Sự phát triển mạnh mẽ của truyện ngắn các nhà văn nữ ............................39
2.1.1. Tiền đề cho sự phát triển truyện ngắn các nhà văn nữ ....................................39
2.1.2. Vị thế tác giả và truyện ngắn của các nhà văn nữ ...........................................49
2.2. Thiên hướng lựa chọn vấn đề tình yêu – hơn nhân – gia đình của truyện
ngắn các nhà văn nữ ...............................................................................................58
2.2.1. Tình u - hơn nhân - gia đình là đối tượng chính của sự chiếm lĩnh nghệ
thuật trong truyện ngắn các nhà văn nữ ....................................................................58
2.2.2. Tình yêu - hơn nhân - gia đình, vấn đề lớn, xun suốt truyện ngắn của các
nhà văn nữ .................................................................................................................62
Chương 3: NHẬN THỨC MỚI VỀ TÌNH U - HƠN NHÂN - GIA ĐÌNH
TRONG TRUYỆN NGẮN CÁC NHÀ VĂN NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI ...67
3.1. Nhận thức mới về vai trò các thành tố và quan hệ giữa các thành tố tình
u - hơn nhân - gia đình .......................................................................................67
3.1.1. Về vai trị các thành tố tình u, hơn nhân, gia đình trong cấu trúc câu chuyện
hạnh phúc của con người thời đương đại ..................................................................67

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2
3.1.2. Về mối quan hệ giữa các thành tố tình u - hơn nhân - gia đình trong trong
cấu trúc câu chuyện hạnh phúc thời đương đại .........................................................71
3.1.3. Về những hạnh phúc và bi kịch trong câu chuyện tình yêu - hơn nhân - gia
đình ............................................................................................................................75
3.2. Vấn đề bản năng tính dục trong câu chuyện tình u - hơn nhân - gia đình

thời đương đại..........................................................................................................82
3.2.1. Bản năng tính dục với vẻ đẹp phồn thực và khát khao cháy bỏng của giới nữ
trên con đường tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc ..........................................................82
3.2.2. Vấn đề hạnh phúc và bi kịch từ khát khao giải phóng bản năng tính dục trong
câu chuyện tình u – hơn nhân – gia đình ...............................................................88
3.3. Vấn đề bình đẳng giới và vai trị của giới nam, giới nữ trong câu chuyện
tình u - hơn nhân - gia đình thời đương đại ......................................................93
3.3.1. Về vấn đề bình đẳng giới ................................................................................93
3.3.2. Giới nữ và vấn đề bình đẳng giới trong câu chuyện tình u - hơn nhân - gia
đình ............................................................................................................................95
3.3.3. Giới nam và vấn đề bình đẳng giới trong câu chuyện tình u - hơn nhân - gia
đình ..........................................................................................................................100
Chương 4: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TÌNH U - HƠN NHÂN - GIA ĐÌNH
TRONG TRUYỆN NGẮN CÁC NHÀ VĂN NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 105
4.1. Nghệ thuật tạo dựng tình huống và xung đột truyện..................................105
4.1.1. Kiểu tình huống và nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện..........................105
4.1.2. Kiểu xung đột và nghệ thuật tạo dựng xung đột ...........................................110
4.2. Nghệ thuật tạo dựng và tổ chức cốt truyện .................................................117
4.2.1. Loại truyện có cốt truyện và cách tổ chức cốt truyện ...................................117
4.2.2. Loại truyện có cốt truyện mờ hoặc bị phân rã và cách cấu trúc ...................120
4.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ......................................................................124
4.3.1. Nhìn chung về thế giới nhân vật trong truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt
Nam đương đại ........................................................................................................124
4.3.2. Nhân vật nữ và nghệ thuật xây dựng của truyện ngắn các nhà văn nữ Việt
Nam đương đại ........................................................................................................128
4.4. Nghệ thuật tổ chức giọng điệu và ngôn ngữ ................................................132
4.4.1. Nghệ thuật tổ chức giọng điệu ......................................................................132
4.4.2. Nghệ thuật sử dụng và tổ chức ngôn ngữ .....................................................140
KẾT LUẬN ............................................................................................................148
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Sau 1975, đặc biệt từ sau 1986, văn học Việt Nam bước vào chặng đường
của thời kỳ đổi mới và hội nhập với những nỗ lực cách tân mạnh mẽ trên nhiều
phương diện. Trong bước chuyển nhanh chóng ấy, truyện ngắn với ưu thế đặc biệt
của thể loại đã đóng vai trị then chốt, cùng với tiểu thuyết tạo dựng trụ cột của nền
văn học đương đại Việt Nam. Trong dòng chảy bộn bề của đổi mới, truyện ngắn nữ
đã nổi lên như một hiện tượng văn hóa, xã hội và thẩm mỹ độc đáo. Sự lớn mạnh về
lực lượng, sự quyết liệt, bản lĩnh trong sáng tạo, các cây bút truyện ngắn nữ đã
khẳng định được tiếng nói và vị thế quan trọng, khó có thể thay thế trong văn học
đương đại. Sự độc đáo và đóng góp của truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại không
chỉ thể hiện ở số lượng tác giả, tác phẩm, sự chú ý, đón đợi nồng nhiệt của độc giả
mà còn ở chiều sâu thể hiện sự trỗi dậy của một thực thể văn hóa nữ. Nghiên cứu về
những tìm tịi, thể nghiệm cách tân cả về nội dung tư tưởng, hình thức biểu đạt của
truyện ngắn nữ từ sau 1975 tuy đã được đặt ra, nhất là trong bối cảnh các lý thuyết
mới được dịch và giới thiệu, nhưng chỉ là những bước khởi động, chưa thực sự
tương xứng với tầm vóc và vai trị của đối tượng. Có thể nói, truyện ngắn Việt Nam
đương đại nói chung, truyện ngắn nữ nói riêng vẫn đang là đối tượng cần được tiếp
tục nghiên cứu trên nhiều phương diện.
1.2. Tình u - hơn nhân - gia đình là vấn đề có ý nghĩa lớn đối với đời sống
cá nhân mỗi con người, đồng thời có ý nghĩa văn hóa quan trọng đối với sự phát
triển của mỗi cộng đồng xã hội, dân tộc. Với ý nghĩa xã hội quan trọng như thế, các
thành tố tình yêu - hơn nhân - gia đình và mối quan hệ giữa các thành tố đó đã trở
thành đối tượng, chủ đề, thành nguồn cảm hứng lớn của văn học nhân loại nói
chung, văn học Việt Nam nói riêng. Trong lịch sử vận động, phát triển của văn học,

ở từng giai đoạn, văn học viết về vấn đề tình u - hơn nhân - gia đình mang những
diện mạo và đặc điểm khác nhau. Dưới thời phong kiến, văn học trung đại chủ yếu
với quan điểm “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngơn chí”, nhận thức vấn đề này khơng được
thường trực và trong thể hiện không tránh khỏi những hạn chế do ràng buộc của chủ
nghĩa quy phạm. Văn học dân gian do đặc thù của loại hình folklore dường như chỉ
là nơi bộc lộ những khát vọng về hạnh phúc lứa đơi, về cuộc sống hơn nhân, gia
đình hạnh phúc. Đầu thế kỷ XX, trong cơn “mưa Âu gió Mỹ”, sự phát triển của yếu

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4
tố thị thành cùng những địi hỏi giải phóng cá nhân, câu chuyện tình u - hơn nhân
- gia đình gắn liền với hạnh phúc con người đã được văn học quan tâm khai phá, ghi
dấu những bước đột phá quan trọng. Thế nhưng hành trình ấy đã khơng thể liền
mạch khi văn học “bẻ lái” cùng dân tộc đi vào hai cuộc kháng chiến vĩ đại để bảo vệ
giang sơn, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trong bầu khí quyển sử thi, vấn
đề tình u - hơn nhân - gia đình tuy vẫn là đối tượng sáng tạo quan trọng nhưng
chịu sự chi phối mạnh mẽ từ trường lực của những vấn đề mang tầm vóc cộng đồng,
bởi vậy mà có nhiều thiết hụt. Sau 1975, trong dòng chủ âm của thể tài thế sự, đời
tư, vấn đề này thu hút sự thể nghiệm sáng tạo của rất nhiều tác giả. Đó thực sự là
cuộc khai thơng và tiếp nối dòng chảy dở dang của văn học đầu thế kỷ trước, đồng
thời có những bước phát triển mạnh mẽ. Trong xu thế vận động tất yếu đó, các cây
bút truyện ngắn nữ với tất cả những ưu thế trong trải nghiệm giới đã nhanh chóng
thể hiện sức mạnh và vị thế diễn ngơn về vấn đề tình u - hơn nhân - gia đình. Từ
vấn đề tưởng chừng như quen thuộc ấy, các cây bút nữ đã đạt được những thành
quả sáng tạo to lớn, quan trọng. Có thể nói, chính vấn đề độc đáo này đã định hình
bản sắc trong truyện ngắn nữ. Nghiên cứu vấn đề tình u - hơn nhân - gia đình
trong truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại là là vấn đề quan trọng, cho phép nhận
diện, đánh giá sự thành công và cả những giới hạn của đối tượng độc đáo này.

1.3. Truyện ngắn Việt Nam từ sau 1975 nói chung, truyện ngắn các nhà văn
nữ nói riêng là những đối tượng nghiên cứu, giảng dạy quan trọng trong nhà trường
từ bậc học phổ thông đến bậc đại học và sau đại học. Việc tiếp tục tìm hiểu, nghiên
cứu vấn đề tình u - hơn nhân - gia đình trong truyện ngắn các nhà văn nữ Việt
Nam đương đại sẽ góp phần bổ sung tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và
dạy – học nhiều nội dung có ý nghĩa thiết thực trên nhiều phương diện (văn hóa, xã
hội, thẩm mỹ) trong nhà trường.
Xuất phát từ những lý do lý luận và thực tiễn như trên, chúng tôi lựa chọn
nghiên cứu Vấn đề tình u - hơn nhân - gia đình trong truyện ngắn các nhà văn nữ
Việt Nam đương đại.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là Vấn đề tình u - hơn nhân - gia đình
trong truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam đương đại.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


5
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài bao quát vấn đề tình u – hơn nhân – gia đình trong truyện ngắn của
các nhà văn nữ Việt Nam đương đại. Khái niệm đương đại được dùng ở đây chỉ
khoảng thời gian từ 1975 đến nay. Theo đó, truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt
Nam đương đại là truyện ngắn của các nhà văn nữ được công bố, xuất bản từ 1975
đến 2020 – một khối lượng tác phẩm không hề nhỏ và không phải không bề bộn,
phức tạp, không phải tất cả đều có giá trị nghệ thuật. Chính vì vậy, chúng tơi chỉ tập
trung khảo sát, phân tích những tác phẩm thực sự có giá trị nghệ thuật đồng thời
cũng là những tác phẩm được dư luận chú ý.
Luận án tập trung khảo sát truyện ngắn của các tác giả nữ tiêu biểu: Phan Thị
Vàng Anh, Y Ban, Võ Thị Xuân Hà, Võ Thị Hảo, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu

Huệ, Lê Minh Khuê, Trần Thùy Mai, Dạ Ngân, Nguyễn Ngọc Tư,.... Một số tuyển
tập truyện ngắn của các tác giả nữ khác ở trong nước và hải ngoại xuất bản trong
khoảng thời gian nói trên dĩ nhiên cũng được luận án chú ý. Trong quá trình triển
khai thực thi đề tài, khi cần thiết, luận án cũng tập trung phân tích, so sánh với một
số tác phẩm của các tác giả nam đương đại và các tác giả nữ trong giai đoạn trước
năm 1975 (Danh mục các tác phẩm được khảo sát, luận án trình bày ở phần Tài liệu
tham khảo).
Về tài liệu mang tính lý luận/ lý thuyết, một số tài liệu liên quan đến việc thực
hiện đề tài, luận án cũng bao quát và vận dụng tùy theo yêu cầu khoa học của các
vấn đề cụ thể (xin xem ở mục cơ sở lý thuyết của đề tài).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua khảo sát, phân tích, luận giải vấn đề tình u – hơn nhân – gia đình trong
truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại (từ sau 1975 đến nay), luận án
nhằm xác định đây là một vấn đề mang ý nghĩa xã hội – thẩm mỹ sâu sắc, rộng lớn
của văn học Việt Nam đương đại được nhìn qua con mắt của các nhà văn nữ, qua
một thể loại văn xi mang tính cập nhật và gần gũi nhất với đông đảo công chúng
độc giả: truyện ngắn. Cũng qua đây, luận án nhằm đánh giá những thành cơng, đóng
góp và cả những hạn chế, khiếm khuyết trong nhận thức vấn đề tình yêu – hơn nhân
– gia đình của truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam đương đại.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1. Tổng hợp, hệ thống hóa, phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu vấn đề
tình u - hơn nhân - gia đình trong truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam đương
đại, trên cơ sở đó thiết lập hướng nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý thyết cho đề tài.
3.2.2. Đưa ra cái nhìn chung về truyện ngắn và thiên hướng lựa chọn nghệ

thuật đối với vấn đề tình u - hơn nhân - gia đình của các nhà văn nữ trong văn học
Việt Nam đương đại.
3.2.3. Khảo sát, chỉ ra, phân tích, luận giải những nội dung mới trong nhận
thức về tình yêu – hơn nhân – gia đình của truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam
đương đại.
3.2.4. Khảo sát, chỉ ra, phân tích, luận giải nghệ thuật thể hiện tình u – hơn
nhân – gia đình của truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam đương đại.
Cuối cùng, rút ra một số kết luận về đặc điểm, về những thành công và hạn chế
của truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam đương đại trong nhận thức và thể hiện
vấn đề tình u – hơn nhân – gia đình.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Vận dụng, phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau
Để tiếp cận và giải quyết vấn đề nghiên cứu, tác giả luận án sử dụng nhiề u
phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó chủ yếu là các phương pháp: phương
pháp lịch sử, phương pháp phân tích – tổ ng hợp, phương pháp so sánh, phương
pháp liên ngành, phương pháp loại hình, phương pháp tiếp cận theo lý thuyết thi
pháp học, phương pháp cấ u trúc – hê ̣ thớ ng,...
4.2. Vai trị của các phương pháp được sử dụng trong luận án
Phương pháp lịch sử giúp cho việc nhìn nhận, xác định diễn trình của truyện
ngắn Việt Nam đương đại nói chung, truyện ngắn các nhà văn nữ nói riêng, tái diễn
những nét chính của bối cảnh lịch sử – văn hóa – xã hội có ảnh hưởng, tác động đến
truyện ngắn các nhà văn nữ trong nhận thức vấn đề tình u – hơn nhân – gia đình.
Phương pháp phân tích – tở ng hợp giúp cho việc phân tích và tổng hợp các
vấn đề, các nội dung được khảo sát theo định hướng của luận án.
Phương pháp so sánh được dùng giúp cho việc làm rõ đặc trưng của đối tượng
trong tương quan với truyện ngắn của các tác giả nam cùng thời và truyện ngắn nữ
các giai đoạn trước viết về vấn đề tình u - hơn nhân - gia đình.
Phương pháp liên ngành giúp cho việc huy động tri thức của một số ngành

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



7
khác như văn hóa học, triết học, xã hội học, tâm lý học, ngôn ngữ học... nhằm nhận
diện, cắt nghĩa các vấn đề được khảo sát, tìm hiểu trong luận án.
Phương pháp loại hình chú ý đến quan hệ cộng đồng giá trị, giúp cho việc xem
xét truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam đương đại viết về tình u – hơn nhân – gia
đình như một loại hình hình với những đặc trưng thẩm mỹ riêng.
Phương pháp tiếp cận theo lý thuyết thi pháp học giúp cho việc nhận diện, cắt
nghĩa vấn đề tình u – hơn nhân – gia đình qua cảm nhận, quan niệm và cách triển
khai thể hiện của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại.
Phương pháp cấ u trúc – hê ̣ thố ng chú ý đến các mối quan hệ của đối tượng
nghiên cứu, được vận dụng trong luận án ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô, giúp cho việc
nhận thức những biểu hiện đa dạng và thống nhất của truyện ngắn các nhà văn nữ,
giúp cho việc nhìn nhận truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam đương đại viết về
tình u – hơn nhân – gia đình trong một hệ thống chỉnh thể với những đặc điểm
mang tính quy luật...
5. Đóng góp mới của luận án
Luâ ̣n án là cơng trình nghiên cứu vấn đề tình u – hơn nhân – gia đình trong
truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam đương đại với một cái nhìn vừa bao quát
nhiều phương diện khác nhau, vừa mang tính tập trung và hệ thống.
Luận án là một sự nỗ lực khảo sát, phân tích và luận giải, chứng minh tình u
– hơn nhân – gia đình là vấn đề cốt lõi tạo nên tiếng nói, bản sắc và những đóng
góp của truyện ngắn các nhà văn nữ cho văn học dân tộc trong bối cảnh đổi mới và
hội nhập quốc tế với nhiều thử thách đặt ra, đặc biệt ở đây là thử thách cho người
cầm bút.
Luận án vận dụng một số lý thuyết và phương pháp nghiên cứu khác nhau làm
rõ vấn đề tình u - hơn nhân - gia đình trong truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam
đương đại với tư cách là một thực thể văn hóa - thẩm mỹ độc đáo cũng chính là đã
góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận văn học cụ thể khi vận dụng vào nghiên cứu

thực tiễn văn học.
Kế t quả nghiên cứu của luâ ̣n án hy vo ̣ng sẽ là tài liê ̣u tham khảo hữu ích cho
viê ̣c tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề tình u – hơn nhân – gia đình trong truyện ngắn
các nhà văn nữ Việt Nam đương đại nói riêng, trong văn học Việt Nam đương đại
nói chung.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


8
Kết quả nghiên cứu của luận án một mặt góp phần vào thành quả nghiên cứu
nói chung, mặt khác góp phần phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy
bộ mơn lí thuyết và lịch sử văn học, văn học Việt Nam hiện đại ở các cấp học trong
nhà trường.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án
gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài
Chương 2: Truyện ngắn và thiên hướng lựa chọn vấn đề tình u – hơn nhân –
gia đình của các nhà văn nữ trong văn học Việt Nam đương đại
Chương 3: Nhận thức mới về tình u - hơn nhân - gia đình của truyện ngắn
các nhà văn nữ Việt Nam đương đại
Chương 4: Nghệ thuật thể hiện tình u - hơn nhân - gia đình của truyện ngắn
các nhà văn nữ Việt Nam đương đại

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


9
Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
1.1.1.1. Về nghiên cứu truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam sau 1975
Với những thành tựu đạt được, truyện ngắn Việt Nam từ sau năm 1975 đã trở
thành đối tượng thu hút, quan tâm đáng kể của các nhà nghiên cứu, phê bình. Tuy
nhiên, đối với truyện ngắn nữ, những cơng trình nghiên cứu hiện có cịn khá hạn
chế và chưa tương xứng với những đóng góp của đối tượng này trong bức tranh
chung của truyện ngắn Việt Nam đương đại. Ngoài những đánh giá lồng ghép trong
các cơng trình nghiên cứu về văn học, văn xi và truyện ngắn nói chung hay phê
bình những tác giả, tác phẩm cụ thể, những nghiên cứu độc lập và chuyên sâu về
truyện ngắn của các cây bút nữ chưa nhiều, chủ yếu ở mức độ các bài viết riêng lẻ
đăng tải trên các báo, tạp chí. Trong phạm vi bao quát tư liệu của luận án, chúng tôi
đề cập đến ba xu hướng nghiên cứu chính về truyện ngắn nữ Việt Nam từ sau 1975.
Thứ nhất, các cơng trình đã tập trung tổng kết, đánh giá thành tựu và những
đóng góp của các cây bút nữ ở thể loại truyện ngắn. Về cơ bản, các ý kiến đều thống
nhất nhận định, truyện ngắn nữ từ sau năm 1975, đặc biệt là sau năm 1986 đã có
những bước phát triển vượt trội, khẳng định vị trí vững chắc và có những đóng góp
quan trọng tạo nên diện mạo truyện ngắn nói riêng, văn học Việt Nam đương đại
nói chung.
Bùi Việt Thắng là một trong những nhà nghiên cứu luôn quan tâm, dõi theo sự
vận động và khẳng định những thành tựu của truyện ngắn nữ. Ngay từ năm 1993,
trong bài viết “Khi người ta trẻ” (I) (“Tản mạn về truyện ngắn của những cây bút nữ
trẻ”), ông đã thể hiện sự tri ân với sự xuất hiện của tác giả trẻ. Ông đã khẳng định
sự xuất hiện và những đóng góp quan trọng của họ nhằm tạo nên diện mạo của thể
loại độc đáo này: “Truyện ngắn hơm nay đang khởi sắc nhờ sự đóng góp không nhỏ
của các cây bút nữ trẻ. Dung nhan của thể loại nhỏ đang lấp lánh những giọng điệu
trẻ trung của Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Ấm, Y Ban, Nguyễn
Minh Dậu và Phan Thị Vàng Anh” [148; 189]. Trong bài viết này, tác giả đã bày tỏ

những băn khoăn, lo ngại nhất định đối với chặng đường tương lai của các cây bút

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


10
truyện ngắn trẻ. Thế nhưng, gần hai mươi năm sau, tại hội thảo khoa học, nhân việc
ra mắt cuốn sách Phái đẹp – cuộc đời và cây bút, trong bài tham luận “Văn chương
mang gương mặt nữ”, tác giả đã thể hiện niềm tin với thành tựu và sự khẳng định
của các cây bút văn xuôi nữ. Nhận thấy thành tựu “muôn hoa đua sắc” của họ, tác
giả đã nhiệt thành khẳng định “tương lai của văn chương nói chung, cũng chính là
tương lai của văn chương nữ nói riêng” [150].
Bích Thu trong bài viết “Văn xi của phái đẹp” đã phân tích và chỉ ra những
đổi mới cả về nội dung và hình thức nghệ thuật của văn xi nữ nói chung, truyện
ngắn nữ Việt Nam đương đại nói riêng. Với những nỗ lực, tìm tịi sáng tạo khơng
mệt mỏi, các cây bút nữ đã khẳng định vị thế cân bằng với các tác giả nam trên
hành trình cách tân thể loại: “Bằng những trang viết của mình, các chị đã góp phần
nâng cao tính thẩm mỹ thể loại, đặc biệt vẫn giữ được “bình đẳng” với đồng nghiệp
nam giới về hiệu quả và chất lượng nghệ thuật” [155; 112]. Tác giả đã nhấn mạnh,
việc tạo ra hương sắc riêng, tiếng nói riêng đã mang lại những đóng góp quan trọng,
tạo ra diện mạo phong phú và đa dạng của văn xuôi đương đại.
Trong bài viết “Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt
Nam đương đại” (Trong cuốn “Văn học và nữ giới (Một số vấn đề lý luận và lịch
sử)”, Nguyễn Đăng Điệp khẳng định: “Ở Việt Nam, văn học sau 1986 cũng chứng
kiến sự phát triển mạnh mẽ của văn học nữ tính đến mức có người cho rằng đây là
thời kỳ “âm thịnh dương suy” với sự góp mặt của những cây bút có thực tài như
Phạm Thị Hồi, Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu
Huệ,… và gần đây là Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn
Ngọc Tư,… Những cây bút này đã đem đến cho văn đàn những tiếng nói mới mẻ,
buộc các nhà văn và các nhà phê bình nam giới phải thừa nhận tài năng của họ”[47;

249]. Ở nhận định này, mặc dù khảo sát văn học nữ Việt Nam đương đại nhưng việc
dẫn giải những tác giả tiêu biểu cũng cho thấy vị thế áp đảo tuyệt đối của thể loại
truyện ngắn trong sáng tác của họ.
Lê Thị Hường trong cơng trình Ba mươi năm truyện ngắn nữ trong xu thế hội
nhập đã nhận định: “Cuối thế kỷ XX, truyện ngắn vươn thành thể loại chính cùng
với sự xuất hiện ồ ạt của giới nữ đem lại sinh khí mới trong văn học. Bằng sự mẫn
cảm của nữ giới, họ đã góp phần thể hiện đậm nét bề sâu của cuộc sống, con người
trong giai đoạn mới. Có thể kể ra hàng loạt tên tuổi nổi bật Lê Minh Khuê, Nguyễn
Thị Thu Huệ, Phạm Sông Hồng, Võ Thị Hảo, Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn Thị Ấm,

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


11
Trần Thùy Mai, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư,… và rất nhiều tên tuổi
khác” [76; 35]. Khi đánh giá vị trí của các cây bút nữ, tác giả bài viết cho rằng, mặc
dù không thể phục dựng diện mạo thể loại truyện ngắn ở Việt Nam từ sau 1986 nếu
chỉ nhìn từ thành tựu của nữ giới mà bỏ qua những trụ cột nam giới như Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp,… Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, “sau 1986,
chỉ riêng sự xuất hiện đột biến của nữ giới ở nhiều lĩnh vực đã chứng tỏ sự đổi thay
trong đời sống văn học, trong quan niệm thể loại. Trong diễn trình cách tân thể loại,
nhìn vào sự phát triển của sáng tác nữ có thể nhận ra diện mạo truyện ngắn ba mươi
năm với những bước thăng trầm của nó” [76; 46 ].
Tiếp cận truyện ngắn nữ dưới góc độ các lý thuyết hiện đại, cả Đoàn Ánh
Dương và Thái Phan Vàng Anh đều đánh giá cao sự xuất hiện và đánh giá cao đóng
góp của đối tượng này trong bức tranh văn học đương đại Việt Nam. Đoàn Ánh
Dương trong bài viết “Trải nghiệm về giới nữ sau đổi mới nhìn từ văn học nữ” cho
rằng, bước ngoặt thực sự của văn học, của hình ảnh người phụ nữ trong văn học
Việt Nam từ sau Đổi mới gắn bó sâu đậm đặc biệt với sự xuất hiện của những nữ
nhà văn chuyên chú ở văn xuôi, nhất là truyện ngắn: “Bắt đầu bằng những cách tân

trong thơ, rồi xen gài giữa truyện ngắn và tiểu thuyết, nhất là với truyện ngắn, văn
học nữ dần định hình diện mạo từ sau Đổi mới. Nhìn văn học nữ từ bộ phận những
truyện ngắn đặc sắc của các nhà văn nữ giai đoạn này, phần tinh túy làm nên bản lai
diện mục, dễ thấy trong khơng khí đổi mới chung, truyện ngắn nữ đã có được sự bứt
phá, làm nên một tư trào, vừa xác lập hình ảnh mới về phụ nữ, vừa đột kích vào
những cách tân về nghệ thuật, làm nên một dấu ấn đáng kể trên tiến trình văn học
Việt Nam hiện đại” [39; 97]. Thái Phan Vàng Anh trong bài viết “Văn xuôi các nhà
văn nữ thế hệ sau năm 1975 nhìn từ diễn ngơn giới” đánh giá, văn xi nói chung,
truyện ngắn nữ nói riêng đã khơng cịn “đi bên lề” mà “dần sóng đơi” với các nhà
văn nam giới, để cùng làm nên diện mạo nói chung của văn xi sau 1975. Tác giả
khẳng định: “Ở đề tài nào, thể loại nào, các nhà văn nữ cũng tạo nên những dấu ấn
nhất định, không chỉ bởi tài năng, bởi những nhọc nhằn nghiêm túc của nghiệp viết
lách, mà cịn bởi những đặc trưng giới tính đậm nhạt trong các trang văn” [125;
192].
Ngoài những ý kiến nổi bật trên đây, cịn có thể kể đến các bài viết: “Những
tác giả nữ trong nền văn xuôi cách mạng” in trong cuốn sách Truyện ngắn các tác
giả nữ (tuyển chọn, 1945 - 1995) của Hà Minh Đức; “Văn xuôi của một số cây bút

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


12
nữ” của Vũ Đức Tân; “Phác thảo vài nét về diện mạo truyện ngắn đương đại và sự
góp mặt của một số cây bút nữ” của Nguyễn Thị Thành Thắng; “Điểm qua về sự
vận động của truyện ngắn các cây bút nữ” của Lê Hương Thủy; “Sức bật mới của
những cây bút nữ” của Lê Viết Thọ; “Vũ điệu văn chương trẻ” của Phạm Xn
Ngun; “Một góc nhìn về văn xuôi nữ” của Trần Thục; “Phụ nữ và văn chương”
của Châm Khanh;… Những bài viết này đều gặp nhau ở sự tin tưởng, đánh giá cao
những đóng góp của truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại như chúng tôi đã đề cập.
Tuy nhiên, thảng hoặc đâu đó vẫn có nhận định hồi nghi khả năng và những đóng

góp của họ. Tiêu biểu là nhận định của Nguyễn Thanh Sơn trong bài viết “Các nhà
văn nữ và sự khủng hoảng trong văn học Việt Nam hiện đại”. Ở bài viết này, tác giả
đã phân tích sự khám phá và biểu hiện những đề tài trọng tâm của văn xi nữ nói
chung, đặc biệt là truyện ngắn, chỉ ra những hạn chế về tư tưởng, tri thức tình cảm
để đi đến khẳng định: “Những nhà văn nữ đã mang lại gì cho cơng chúng? Các nhà
phê bình đáng kính của chúng ta ln ln có sẵn câu trả lời mn thuở cho câu hỏi
ấy: họ đã mang đến một làn gió mới, một diện mạo mới, một phong cách mới cho
văn học nước nhà. Rất nhiều cái mới. Họ đã lặp lại câu nói đó cả ngàn lần, thêm lần
một ngàn lẻ một cũng khơng có gì khó khăn cả. Nhưng thật ra, những nhà văn nữ
Việt Nam, theo tơi, có lẽ chẳng mang đến cái gì mới bởi cịn lâu họ mới tự đổi mới
được” [137]. Thời điểm công bố bài viết đã qua hơn hai mươi năm cũng là thời gian
để các giá trị có thể bộc lộ, khẳng định và vượt qua những hoài nghi như thế. Tuy
nhiên, việc có những ý kiến thiếu tin tưởng, thậm chí hồi nghi cũng phản ánh
những khó khăn, thăng trầm trên hành trình khẳng định mình của những cây bút
truyện ngắn nữ.
Thứ hai, các nghiên cứu đã tập trung phân tích, khẳng định những đổi mới về
tư duy thể loại và cách tân thi pháp của các cây bút truyện ngắn nữ.
Trong các cơng trình nghiên cứu về truyện ngắn nói chung, truyện ngắn nữ từ
sau 1975 nói riêng, dù hướng tiếp cận có khác nhau nhưng các tác giả đều đề cập và
chỉ ra những nỗ lực cách tân thi pháp thể loại của các cây bút nữ. Tập trung và có hệ
thống nhất đối với xu hướng này là các luận án tiến sĩ nghiên cứu về truyện ngắn và
truyện ngắn nữ từ sau 1975. Có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu: Những đặc
điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1875 - 1995 (Luận án phó tiến sĩ
khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 1995) của Lê
Thị Hường; Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (Nhìn từ góc độ thể loại) (Luận

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


13

án Tiến sĩ Văn học, Học viện Khoa học xã hội, 2013) của Lê Hương Thủy; Truyện
ngắn Việt Nam sau 1975 – Nhìn từ góc độ thể loại (Luận án Tiến sĩ Văn học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2015) của Nguyễn Thị Năm Hoàng;
Truyện ngắn các nhà văn nữ đương đại – Tư duy nghệ thuật và đặc trưng thể loại
(Luận án Tiến sĩ Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2015)
của Phạm Thị Thanh Phượng; Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay (Luận án
Tiến sĩ Văn học, Học viện Khoa học xã hội, 2019) của Trần Thị Quỳnh Lê.
Trong số các luận án kể trên, cơng trình của Lê Thị Hường, Lê Hương Thủy,
Nguyễn Thị Năm Hoàng không trực tiếp và chuyên biệt bàn về các đặc trưng thi
pháp truyện ngắn nữ. Tuy nhiên, trong cả ba cơng trình này, truyện ngắn nữ xuất
hiện với vai trị là nguồn ngữ liệu quan trọng để các tác giả khái quát các luận điểm
nghiên cứu. Bởi vậy, các phương diện cơ bản trong thi pháp truyện ngắn của các
cây bút nữ từ sau 1975 đã được nhận diện và phân tích như kết cấu, cốt truyện, nhân
vật, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ trần thuật,… Điều thú vị
là trong các cơng trình này, khơng phải lúc nào các nhận định về truyện ngắn đương
đại cũng ôm trùm hết bản sắc của các cây bút nữ. Bởi vậy, có những khi các tác giả
đã dành những luận điểm riêng để nhận định, kiến giải về nỗ lực đổi mới của truyện
ngắn nữ. Chẳng hạn, Lê Thị Hương Thủy trong luận án của mình đã cho rằng:
“Cũng cần nói đến hiện tượng truyện ngắn của các cây bút nữ vào những năm cuối
thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90. Đây được coi là thời kỳ thăng hoa của truyện ngắn nữ
với sự gia tăng của các cây bút nữ, nhất là truyện ngắn có lối viết và giọng điệu
khác nhau. Sự xuất hiện đông đảo của người viết nữ cùng với nỗ lực và ý thức cách
tân lối viết đã đem đến cho người đọc những cảm quan mới mẻ” [162; 27-28]. Điều
này cho thấy vị trí và vai trò quan trọng của truyện ngắn nữ trên hành trình cách tân
lối viết thể loại này ở Việt Nam từ sau năm 1975.
Luận án Truyện ngắn các nhà văn nữ đương đại – Tư duy nghệ thuật và đặc
trưng thể loại của Phạm Thị Thanh Phượng là công trình đầu tiên nghiên cứu một
cách hệ thống về đặc trưng tư duy nghệ thuật và thi pháp thể loại của truyện ngắn
nữ Việt Nam đương đại. Với đối tượng nghiên cứu là truyện ngắn của các tác giả nữ
Việt Nam đương đại từ 1986 đến nay, tác giả đã xem xét, kiến giải bối cảnh lịch sử,

văn hóa, văn học thời kỳ đổi mới, trên cơ sở đó chỉ ra một cách tương đối thuyết
phục chất “nữ tính” ở bề sâu tư duy nghệ thuật ở bốn phương diện cơ bản: hình
tượng cuộc sống, thế giới nhân vật, thế giới biểu tượng và không gian, thời gian

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


14
nghệ thuật. Bên cạnh đó, luận án cũng tập trung phân tích các yếu tố nghệ thuật cơ
bản tạo nên đặc trưng thể loại truyện ngắn trong truyện ngắn nữ Việt Nam đương
đại: người kể chuyện ngôi thứ nhất, nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật tổ
chức cốt truyện, những sáng tạo về mặt kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu. Tác giả đi
đến kết luận: “Tư duy nghệ thuật của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại là một tư
duy đậm chất nữ tính, mềm mại như nước, luôn hướng về những giá trị nhân văn
bền vững, luôn hướng về nhận thức thế giới tâm hồn đầy bí ẩn của con người. Vì
thế nó tạo ra những “sản phẩm nghệ thuật” – những tác phẩm truyện ngắn luôn song
hành cùng những chân giá trị, những Chân – Thiện – Mỹ của đời sống con người
đương đại” [132; 148].
Luận án Tiến sĩ Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay của Trần Thị
Quỳnh Lê nghiên cứu sự vận động, phát triển của truyện ngắn nữ trong bối cảnh đổi
mới và hội nhập của văn chương Việt Nam đương đại để thấy được sự hình thành
và phát triển mạnh mẽ của truyện ngắn nữ không chỉ là sự vận động tất yếu của đời
sống văn học mà còn là quá trình cộng hưởng từ nhiều yếu tố lịch sử, xã hội, văn
hóa và tư tưởng. Đồng thời, cơng trình cũng tập trung làm rõ đặc trưng của truyện
ngắn nữ thông qua sự khác biệt trong việc xây dựng mơ hình giao tiếp và các dạng
thức biểu hiện của lối viết nữ để đem lại một cái nhìn tương đối toàn diện về đối
tượng độc đáo này. Với hướng tiếp cận từ lý thuyết ký hiệu học, tác giả đã chỉ ra
các mơ hình giao tiếp đặc trưng: mơ hình giao tiếp với tự nhiên; mơ hình giao tiếp
với cuộc sống và con người; mơ hình giao tiếp với chính mình. Từ đó tác giả nhận
thấy: “Những mơ hình giao tiếp trong truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay đã

thể hiện cách thức chiếm lĩnh đời sống của những cây bút nữ. Trong giao tiếp với
thiên nhiên hay con người và cuộc đời, các nữ văn sĩ đều thể hiện sự độc đáo riêng
của bản sắc nữ. Đó là cái nhìn được đặt trong trục quy chiếu về cuộc đời và thân
phận nữ” [96; 107]. Bên cạnh đó, những yếu tố căn bản của dạng thái biểu hiện, bao
gồm không gian và thời gian nghệ thuật; diễn ngôn mang đặc trưng giới cũng được
đề cập và phân tích một cách tương đối thuyết phục.
Thứ ba, các tác giả đã cố gắng kiến giải đặc trưng về tư duy nghệ thuật của
giới nữ như một đóng góp độc đáo của họ cho bức tranh truyện ngắn Việt Nam
đương đại. Với việc tiếp thu và vận dụng các lý thuyết hiện đại, đặc biệt là nữ quyền
luận và phân tâm học trong nghiên cứu, phê bình văn học, truyện ngắn nữ đã được
bàn thảo, nhận diện với những đặc trưng giới, mang lại những kiến giải tương đối

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


15
thuyết phục. Dưới giác độ này, những đặc trưng trong tư duy nghệ thuật, trong lối
cảm, lối nghĩ, lối viết của các cây bút truyện ngắn nữ đã được khẳng định, mang lại
sự phong phú sắc điệu cho bức tranh thể loại này ở Việt Nam.
Trần Thiện Khanh trong bài viết “Kháng cự tình trạng mất tiếng nói: Tiếng nói
như một thân phận và như một hành động” (Trong cuốn “Văn học và nữ giới (Một số
vấn đề lý luận và lịch sử)” đã xem xét vấn đề tiếng nói của giới nữ trong văn học trải
từ thời trung đại đến đương đại, từ đó có một số đánh giá đáng chú ý. Theo tác giả:
“Nếu thế hệ nhà văn nữ trong ngữ cảnh văn hóa Nho giáo, xã hội phong kiến là thế hệ
nhà văn tòng thuộc, bước sang thời kỳ hiện đại, trong ngữ cảnh đất nước có chiến
tranh, là thế hệ giới nữ bị nam tính hóa, thì từ 1986 đến nay là thế hệ cởi trói, tự cởi
trói khỏi các thiết chế nam quyền” [151; 185]. Trong nghiên cứu này, khi nhìn trong
mạch nguồn vận động xun suốt, văn xi nữ nói chung, truyện ngắn nữ nói riêng
đã bộc lộ tầm vóc văn hóa đáng chú ý, là sự gợi mở cho nhiều nghiên cứu tiếp sau.
Trong bài viết “Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt

Nam đương đại” mà chúng tôi đã đề cập ở trên, Nguyễn Đăng Điệp đã khảo sát chủ
yếu các sáng tác của các cây bút nữ, đồng thời khẳng định sự hiện diện qua bốn
phương diện cơ bản: 1) Ngôn ngữ trong tác phẩm của các cây bút nữ quyết liệt, mạnh
mẽ khơng kém gì nam giới, thậm chí, nhiều cây bút có ý thức gây hấn và gây shock
bằng sức mạnh của ngôn từ; 2) Khơng ít cây bút nữ cơng khai xét lại lịch sử và các
điển phạm nghệ thuật bằng cái nhìn riêng của cá nhân và giới nữ mà không ngán/
ngại vấp phải sự phản ứng của người đọc; 3) Công khai bày tỏ thái độ chống lại sự lệ
thuộc vào thế giới đàn ông và dám xông vào các đề tài cấm kỵ một cách tự do, nhất là
đề tài tình dục; 4) Tuy quyết liệt, mạnh mẽ nhưng hơi ấm nữ tính trong nhiều trường
hợp vẫn được “bảo lưu một cách vô thức” đã tạo ra hương vị riêng cho tác phẩm của
các nhà văn nữ [47; 295-296]. Cũng trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra dấu ấn nam
quyền đã ngự trị, chi phối nhiều mặt với những biểu hiện cụ thể ở nhiều quốc gia nói
chung và Việt Nam nói riêng. Sự chuyển dịch tư tưởng từ trong đời sống văn hóa, xã
hội đến sáng tạo văn chương, đặc biệt từ sau năm 1986 đã cho thấy: “Sự hiện diện
của văn học nữ tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam có thể coi là một
bước phát triển thực sự của văn học theo hướng dân chủ hóa” [47; 297].
Nguyễn Thị Bình trong bài viết “Ý thức phái tính trong văn xi nữ đương
đại” đã điểm lại các tuyên ngôn về sự viết của các tác giả truyện ngắn nữ nổi bật
như Phạm Thị Hoài, Y Ban, Trần Thùy Mai, Võ Thị Xuân Hà,… đi đến khẳng định:

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


16
“Người phụ nữ hiện đại chọn viết văn “để được sống một cuộc sống khác” và họ đã
viết bằng thái độ kiêu hãnh tự tin khác hẳn, họ không ao ước “đổi phận làm trai” mà
chủ động xác lập quyền bình đẳng ở nơi cá tính trở thành giá trị. Dùng văn chương,
họ tấn công vào những quan niệm đầy màu sắc “nam quyền”, tố cáo tình trạng bị
nhào nặn thành phụ nữ theo những tín điều người khác giới áp đặt cho mình” [23;
300]. Trên cơ sở đó, tác giả tiếp tục phân tích những kiểu nhân vật và ngơn ngữ biểu

đạt in đậm ý thức phái tính để đi đến kết luận, rằng họ đều gặp nhau “ở nhu cầu
khẳng định “cái tơi nữ tính” với ý thức chống lại kiểu người phụ nữ bị động trước
số phận, chịu khn mình trong quan niệm mà ai cũng biết được thiết lập bởi nam
quyền. Khát vọng sáng tạo văn chương ở họ đồng thời cũng là khát vọng đập vỡ
những khn phép, những định kiến trói buộc nữ giới bao đời nay” [23; 302].
Thái Phan Vàng Anh trong bài viết “Văn xuôi các nhà văn nữ thế hệ sau 1975
nhìn từ diễn ngơn giới” đã khẳng định: “Ở Việt Nam, các nhà văn nữ, đặc biệt là thế
hệ sau 1975, cũng là những người đưa ý thức giới từ đời sống vào văn học, và
ngược lại, bằng văn học, nâng cao những nhận thức về giới”...; “Đa dạng về phong
cách, thể loại, những người đàn bà viết thế hệ sau 1975 đã đi từ những diễn ngôn cá
nhân đến những diễn ngôn của giới, biến những ý thức về giới trong xã hội thành
những “tuyên bố” của giới nữ thơng qua những câu chuyện trải nghiệm giới tính
trong văn chương” [125; 194-195]. Từ việc phân tích các cứ liệu văn xuôi sau 1975,
đặc biệt là truyện ngắn nữ, tác giả đi đến nhận định, chính việc viết để khẳng định
nhân vị giới, khẳng định bản ngã đã tạo thành bản sắc và những đóng góp của họ.
Đồng quan điểm này, Đồn Ánh Dương cũng khẳng định chính màu sắc nữ tính và
nữ quyền làm nên sức hấp dẫn và đóng góp của truyện ngắn nữ từ sau 1975. Tác giả
cho rằng: “Sự xen cài giữa màu sắc nữ quyền và nữ tính trong sáng tác của thế hệ
các nhà văn nữ này, làm nên sức hấp dẫn riêng có của nó, mời gọi tiếp nhận nhưng
đồng thời thách thức các nỗ lực diễn giải” [39; 101].
Ở hướng nghiên cứu này, ngồi những cơng trình trên, cịn có thể kể đến một
số bài viết đáng chú ý, như: “Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn
học nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc đầu thế kỷ XX”; “Ý
thức về địa vị “giới thứ hai” trong một số sáng tác văn xuôi của tác giả nữ Việt Nam
và Trung Quốc từ năm 1980 đến nay”; “Tự thuật tính dục – một lối viết nữ trong
văn xuôi Việt Nam từ năm 1990 đến nay” của Hồ Khánh Vân; “Quan niệm về thân
thể người nữ trong văn học Việt Nam – một cái nhìn phác thảo” của Mai Hồng

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



17
Tuyết và Hoàng Thị Duyên; “Dấu hiệu nữ quyền trong văn học nữ đương đại” của
Bùi Thị Thủy; “Xét lại” thế giới đàn ơng bằng cái nhìn đàn bà – một trong những
biểu hiện của âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi nữ Việt Nam những năm gần đây”
của Nguyễn Thị Thanh Xuân; “Phức cảm tình yêu trong một số truyện ngắn của các
nhà văn nữ đương đại” của Nguyễn Trọng Hiếu; “Hướng tiếp cận phân tâm học
trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975”; “Tình yêu trong truyện ngắn hiện đại Việt
Nam từ các phức cảm” của Hồ Thế Hà;… Đặc biệt, trong hướng nghiên cứu này
còn phải kể đến hai cơng trình tương đối hệ thống: Truyện ngắn của các nhà văn nữ
Việt Nam đương đại từ góc nhìn phân tâm học (Luận án Tiến sĩ Văn học, Học viện
Khoa học Xã hội, 2017) của Nguyễn Trọng Hiếu; Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ
quyền trong văn xi Việt Nam đương đại (Qua sáng tác của một số nhà văn nữ
tiêu biểu) (Luận án Tiến sĩ Văn học, Học viện Khoa học Xã hội, 2013); Tinh thần
nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 (Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, 2015).
Những cơng trình nghiên cứu kể trên đã cùng lúc mang đến hai đóng góp đáng
kể: 1) chỉ ra những đặc trưng trong tư duy nghệ thuật của văn xuôi nữ nói chung,
truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại nói riêng; 2) thể nghiệm và ứng dụng tương đối
thành công các lý thuyết văn học hiện đại phương Tây trong nghiên cứu đối tượng
có tính chất đặc thù, mở ra những vấn đề quan trọng cần tiếp tục khai thác.
Ngoài ba xu hướng chính trên đây, những nghiên cứu về các trường hợp cụ thể
đối với các tác giả nữ cũng đã mang lại những giá trị nhất định. Đặc sắc truyện ngắn
của từng cây bút nữ đã trở thành đối tượng của những bài phê bình, các nghiên cứu
ở phạm vi Luận văn Thạc sĩ hoặc Khóa luận tốt nghiệp Đại học. Điểm nổi bật của
những tiểu luận này là đã tập trung chỉ ra những đặc sắc độc đáo và đóng góp của
từng cây bút nữ tiêu biểu như Võ Thị Hảo, Lê Minh Khuê, Y Ban, Phan Thị Vàng
Anh, Trần Thùy Mai, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Thị Thu Huệ,… trong những nỗ
lực tìm tịi, cách tân tư duy nghệ thuật và thi pháp thể loại. Phù hợp với đối tượng
và phạm vi nghiên cứu, chúng tôi không đặt mục tiêu tổng thuật tất cả các cơng

trình, bài viết này mà sẽ đề cập, kiến giải đối với nội dung có liên quan ở các
chương sau của luận án.
1.1.1.2. Về nghiên cứu vấn đề tình u - hơn nhân - gia đình trong truyện ngắn
nữ Việt Nam sau 1975

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


18
Vấn đề tình u - hơn nhân - gia đình tuy chưa được đặt ra thành vấn đề
nghiên cứu chuyên biệt nhưng ở các mức độ khác nhau đã ít nhiều được đề cập
trong các cơng trình nghiên cứu về văn xi nói chung, truyện ngắn nữ Việt Nam từ
sau 1975 nói riêng. Phần lớn các cơng trình, bài viết vẫn chủ yếu dừng lại ở cách
tiếp cận xã hội học, xem đây là đề tài phù hợp với thế mạnh của những cây bút nữ.
Theo Nguyễn Bích Thu, “Dễ nhận thấy trong các sáng tác của các cây bút nữ nổi
bật đề tài mn thuở là tình u của người phụ nữ gắn với niềm vui và nỗi buồn, hy
vọng và thất vọng, hạnh phúc và bất hạnh” [155; 115]. Viết về tình u - hơn nhân gia đình, các cây bút truyện ngắn nữ đã phát huy sức mạnh nội lực của giới để
khẳng định thế mạnh của mình so với các đồng nghiệp nam giới. Thái Phan Vàng
Anh khẳng định: “Văn xuôi nữ kể những câu chuyện về tình u - hơn nhân - gia
đình,… khơng phải cách lấy những đề tài gần gũi nhất của phụ nữ để kể, tả, bình
luận từ “bên ngồi” như các nhà văn nam giới, mà kể về những cảm giác, những run
rẩy hạnh phúc, đớn đau,.. của của phụ nữ” [125; 192].
Nghiên cứu về đề tài tình u - hơn nhân - gia đình trong truyện ngắn nữ từ
sau 1975, các tác giả cũng nhận thấy, đây là xu hướng vận động tất yếu trong dòng
chảy chung của văn học Việt Nam. Đó là sự phai nhạt các thể tài sử thi để tìm đến
với các thể tài thế sự, đời tư trong văn học. Đoàn Ánh Dương cho rằng: “Các nhà
văn nữ cũng là người mở đường cho sự xuất hiện của các không gian cá nhân (trong
những mối quan hệ gia đình, bạn bè, và với chính bản thân), vừa như một nỗ lực
thay thế các không gian xã hội thời chiến tranh (trong các mối quan hệ dân tộc,
cộng đồng, đội ngũ) đang dần nhạt nhòa trước đời sống dân sự mới mẻ. Xuất phát

từ các trải nghiệm giới và tính dục, đời sống đương đại trong tác phẩm của họ thể
hiện những cảm nhận khác lạ, khó tìm thấy trong văn học của nam giới và trong nền
văn học bị nam tính chi phối trước đó” [39; 101].
Trong luận án Truyện ngắn các nhà văn nữ đương đại – Tư duy nghệ thuật và
đặc trưng thể loại, Phạm Thị Thanh Phượng đã chỉ ra, đề tài tình u - hơn nhân gia đình là trọng tâm trong xu hướng vận động hướng về thể tài thế sự, đời tư, là
biểu hiện sinh động cho thấy “bản lai diện mục” của truyện ngắn nữ. Tác giả luận
án cho rằng: “Trong xu hướng đi vào cảm hứng đời tư, thế sự của văn xuôi hôm nay,
truyện ngắn nữ đã có một “đất diễn” rất rộng trong mảng đề tài tình u - hơn nhân
- gia đình. Và dường như được trở về “đúng nghĩa trái tim em” (thơ Xuân Quỳnh),
các cây bút nữ đã “tung hoành” khai phá muôn mặt phức tạp của cái “tầng vỉa” hiện

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


19
thực rất đa đoan, đa sự, đầy cái “lỉnh kỉnh dở dang” của đời sống thường nhật này.
Trong những trang đời đó dư âm niềm vui ít hơn nỗi buồn, bi kịch nhiều hơn là
hạnh phúc” [132; 50]. Đó chính là đặc trưng của các tác giả nữ, là tiếng nói đóng
góp quan trọng cho cách tân truyện ngắn Việt Nam đương đại: “Người phụ nữ ln
gắn bó với thiên chức làm vợ, làm mẹ, có lẽ vì thế mà họ coi hơn nhân, gia đình là
lẽ sống cao nhất của mình. Cũng chính vì vậy mà cảm hứng đạo đức, thế sự được
khơi gợi riết nóng từ “tầng vỉa” hiện thực gắn bó máu thịt với mỗi nhà văn nữ: cuộc
sống hơn nhân gia đình. Có thể nói, gần như mọi biến thái của đạo đức thế sự, nhân
tâm, ta có thể quan sát thấy trong diễn biến, hiện trạng cuộc hơn nhân, gia đình
trong mỗi truyện ngắn nữ” [132; 62]. Vấn đề tình u - hơn nhân - gia đình cũng
được tác giả luận án xem xét, phân tích việc thể hiện tính dục, xem đó là biểu tượng
quan trọng, độc đáo làm nên đặc trưng truyện ngắn nữ Việt Nam thời kỳ đổi mới.
Trần Thị Quỳnh Lê trong Luận án Tiến sĩ Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986
đến nay cho rằng, tình u - hơn nhân - gia đình chính là đề tài tập trung những sắc
diện độc đáo, đồng thời có những đóng góp đáng kể nhất của các cây bút truyện

ngắn nữ. Tác giả khẳng định: “Với tư duy duy cảm, hướng nội, vấn đề các nhà văn
nữ quan tâm khơng gì khác hơn chính là hiện thực cuộc sống xung quanh họ, là
những cái “lỉnh kỉnh, dở dang” rất đàn bà. Tiếng vọng của thời thế thông qua tác
phẩm của họ đôi khi chỉ là những tiếng động rất khẽ của cuộc sống. Vì thế nếu các
cây bút nam có thiên hướng hướng ngịi bút của mình ra mảng hiện thực rộng lớn
của đời sống xã hội thì tác giả nữ lại có nhu cầu khắc ghi những biến động của tâm
hồn hay sự ẩn sâu của những khoảnh khắc nhỏ trong đời sống. Đề tài tình yêu, gia
đình, hạnh phúc, tuổi trẻ được xem là những “trục quay” chính trong văn xi phái
đẹp” [96; 70-71].
Luận án cũng dành một phần nội dung trình bày về vấn đề tình u - hơn nhân
- gia đình, xem đó như là những “ánh xạ” của đời sống hiện thực, là nội dung trọng
tâm của mô hình giao tiếp với cuộc sống và con người. Tác giả cho rằng, việc tập
trung những câu chuyện về tình u - hơn nhân - gia đình là “một đặc trưng riêng
của trong cách thức phản ánh hiện thực, xã hội và con người của các nhà văn nữ”
[96; 87]. Theo đó, khi viết về tình u, các tác giả nữ đã khắc họa muôn vàn cung
bậc, lý giải với những sắc thái riêng. Luận án khẳng định: “Có thể nói, có bao nhiêu
cung bậc, sắc thái tình u trong cuộc đời là bấy nhiêu lần ngòi bút người nghệ sĩ lại
rung lên để chuyển tải vào trang viết. Bằng sự trải nghiệm, nhạy cảm của tâm hồn

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


20
người phụ nữ, các nhà văn trải lòng trong tác phẩm như câu chuyện chính cuộc đời
mình. Cái nhìn soi chiếu từ bên trong cộng hưởng với thái độ cảm thông, thấu hiểu
của người trong cuộc đã làm cho những câu chuyện tình u trong các truyện ngắn
nữ ln nhẹ nhàng đầy khắc khoải như buộc người đọc phải cảm, phải nghĩ cho câu
chuyện của chính đời mình. Nhưng khơng thể phủ nhận tình yêu trong trang văn của
các chị thường nhiều khổ đau và bất hạnh” [96; 89]. Đối với đề tài hơn nhân, gia đình,
luận án đã khảo sát và chỉ ra sự nhạy bén, sâu sắc của các tác giả nữ khi nhận thức gia

đình trong quan hệ và sự va đập với những đổi thay của xã hội hiện đại. Các mối
quan hệ vợ - chồng; cha mẹ - con cái; anh – em đã được khắc họa từ cái nhìn và suy
tư mang đậm thiên tính nữ, với những lo âu, khắc khoải, trăn trở, vun vén vốn đã trở
thành thiên chức của họ. Theo tác giả luận án: “Viết về đề tài gia đình, có lẽ là cách
để các nhà văn gửi gắm yêu thương. Gia đình là nguồn cội, là nguồn động lực tạo nên
sức mạnh của con người. Nếu các cây bút nam thường có thiên hướng hướng ngịi bút
của mình vào các vấn đề xã hội thì những nhà văn nữ lại xem gia đình chính là cánh
cửa để soi chiếu những mối quan hệ phức tạp của đời sống con người. Ngay từ nền
móng cơ bản trong tình cảm con người là tình yêu, ngay từ đơn vị cơ sở để cấu thành
xã hội là gia đình đã trở nên lung lay, đổ vỡ thì chắc chắn cái hiện thực rộng lớn của
xã hội cũng không thể tốt đẹp hơn. Và vì thế, nếu các nhà văn nam thường lấy các
chuẩn mực xã hội làm tiêu chí để đánh giá con người thì các nữ văn sĩ lại thường đặt
con người trong những phép thử của trái tim. Phương thức này có thể hạn chế bởi
mang nặng tính chủ quan và có phần nhỏ hẹp về phạm vi nhưng lại có khả năng đi
sâu vào những gì thật nhất của con người” [96; 93-94].
Bên cạnh xu hướng nghiên cứu truyền thống như chúng tôi đã đề cập ở trên,
trong thời gian qua cũng đã xuất hiện xu hướng vận dụng một số lý thuyết nghiên
cứu, phê bình văn học hiện đại từ nước ngoài (đặc biệt là từ phương Tây) được du
nhập vào Việt Nam nhằm phân tích, lý giải vấn đề tình u - hơn nhân - gia đình
trong truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại, mang lại không ít kết quả đáng chú ý.
Vận dụng lý thuyết phân tâm học, Nguyễn Trọng Hiếu trong bài viết “Phức
cảm tình yêu trong một số truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại” đã
đặt vấn đề tình yêu trong tâm điểm của hệ vấn đề tình u hơn nhân, gia đình. Bài
viết đã chỉ ra sự phong phú, đa dạng các cung bậc biểu hiện tình yêu trong truyện
ngắn của các cây bút nữ. Tác giả cho rằng: “Tình u là phương tiện thể hiện rõ
nhất tính nhân văn của con người. Hơn nhân gia đình muốn hạnh phúc phải gắn liền

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



21
với tình u đích thực. Các nhà văn nữ Việt Nam đương đại viết về tình yêu với tất
cả niềm ưu tư, khao khát muôn đời. Từ thế giới tầm thường nhạt nhẽo, mệt mỏi
trong truyện ngắn của Phạm Thị Hồi đến tình u đam mê liều lĩnh của Trần Thùy
Mai, tình yêu mãnh liệt, say đắm, táo bạo đầy bi kịch của Đỗ Hồng Diệu và những
“khúc tình buồn” nhẹ nhàng sâu lắng của Nguyễn Ngọc Tư… tất cả như là cái gì đó
sờ mó được, vừa xa xơi hư ảo, chấp chới như chiếu cầu vồng cuối chân trời, nó gợi
cho người đọc niềm khao khát thật sự trong tình yêu và cuộc sống hạnh phúc gia
đình” [69; 275]. Vấn đề tình u - hơn nhân - gia đình dưới giác độ phân tâm học
với những phức cảm hiện hữu đã giúp tác giả phát hiện và khẳng định những ý
nghĩa thẩm mỹ và nhân văn trong truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại.
Dù chỉ thể hiện trong phạm vi một luận văn Thạc sĩ nhưng trong Diễn ngôn về
giới nữ trong văn xuôi Việt Nam đương đại (khảo sát sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban,
Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ), Nguyễn Thúy Hà đã tập trung phân tích những đặc
trưng cơ bản của giới nữ trong khai thác đề tài tình u - hơn nhân - gia đình. Tác
giả cho rằng, “sự kiến tạo bản sắc giới tính trong tình u, hơn nhân của văn xi
nữ Việt Nam đương đại chịu sự quy định của các tri thức hệ đang vận hành trong
đời sống. Các “diễn ngơn truyền thống” với tính cách là một tri thức hệ, một quyền
lực, một niềm tin vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm đến cách nói, cách diễn giải, các tư
duy về giới nữ. Trong tình yêu, giới nữ vẫn duy trì và thực hành theo rất nhiều
huyền thoại về nữ tính. Lịch sử có rất nhiều huyền thoại, trong đó có huyền thoại về
phụ nữ/ nữ tính là huyền thoại tĩnh. Phụ nữ trong văn xuôi đương đại vẫn rơi vào
cạm bẫy của huyền thoại: xem trinh tiết như là phẩm giá của mình, là bảo bối đảm
bảo cuộc đời của họ; nhìn nhận tình yêu như là cuộc sống, họ sùng bái người đàn
ơng mình u… Trong hơn nhân cũng vậy, người nữ vẫn duy trì sự thống trị của
đàn ơng cơng nhận mình, che chở, bảo vệ cuộc đời mình… Hơn nhân là một thiết
chế xã hội của người nữ, là số phận của người nữ” [57; 39]. Khơng chỉ trong tình
u và hơn nhân, dưới góc nhìn diễn ngôn giới, tác giả luận văn đã nhận thấy vị thế
của người phụ nữ trong gia đình được biểu hiện trong văn xi nói chung, truyện
ngắn nói riêng của các nhà văn nữ. Tác giả khẳng định: “Xét vị thế của người nữ

trong gia đình, văn xi nữ đương đại dường như vẫn tiếp tục củng cố sự tôn vinh
giả tạo người phụ nữ qua các tự sự về vai trị người nội trợ, người vợ, người mẹ. Có
bao nhiêu gánh nặng đề nặng lên thân phận phụ nữ mà người đời từ lâu đã tin như
thế vẫn được khẳng định trong các sáng tác của các nhà văn nữ Việt Nam hiện nay.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


22
Nói tóm lại, các nhà văn nữ ở ta vẫn tiếp tục góp phần truyền bá các huyền thoại về
phụ nữ, mà cốt lõi của chúng là đề cao vai trị, vị trí của đàn ơng…” [57; 76]. Trên
cơ sở phân tích diễn ngơn về giới nữ trên các phương diện tình u - hơn nhân - gia
đình, tác giả Luận văn đưa ra nhận định đáng chú ý: “Sự kiến tạo hình ảnh giới nữ
trong tình u - hơn nhân - gia đình và các mối quan hệ xã hội ở các sáng tác của
Dạ Ngân, Y Ban, Lý Lan và Nguyễn Thị Thu Huệ nói riêng, văn xi đương đại nói
chung, có nhiều điểm tương đồng với các diễn ngơn truyền thống. Điều này có
nghĩa là, bốn cây bút này, cơ bản chưa đi ra khỏi các khuôn mẫu định nghĩa, diễn
giải về giới nữ của văn hóa Nho giáo. Dù về mặt nghệ thuật tự sự, văn xi nữ được
giới phê bình xem là có cách tân, song về mặt ngôn ngữ thế giới quan, văn xuôi nữ
thực sự chưa có nhiều đột phá” [57; 77]. Việc vận dụng lý thuyết diễn ngôn và lý
thuyết về giới trong nghiên cứu một số trường hợp truyện ngắn nữ tiêu biểu từ sau
1975 đã cho phép rút ra những kết luận khơng hồn tồn đồng nhất với phần lớn các
cơng trình nghiên cứu về đối tượng này. Đây là vấn đề chúng tôi sẽ tiếp tục biện
giải trong nội dung luận án.
Ngồi những cơng trình tiêu biểu mà chúng tơi đề cập ở trên, nghiên cứu về đề
tài tình u - hơn nhân - gia đình trong truyện ngắn nữ sau 1975 cịn có thể kể đến
số lượng tương đối lớn các luận văn thạc sĩ. Có thể kể đến các cơng trình: Đề tài gia
đình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Y Ban, Lê Thị Thu Huệ (Luận văn Thạc sĩ,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2014) của Lê Thị Huệ; Nghệ thuật
trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị

Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh (Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí
Minh, 2012) của Ngô Thị Kim Nguyên;… Ở phạm vi những cơng trình này, những
vấn đề tình u - hơn nhân - gia đình được xem xét riêng rẽ đối với một hoặc một
nhóm các nhà văn nữ, vì vậy những khái quát chưa thực sự toàn diện và sâu sắc.
Dẫu sao kết quả nghiên cứu của những người đi trước là hết sức quý giá, là tài
liệu tham khảo hữu ích cho chúng tơi khi thực hiện cơng trình này.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Truyện ngắn Việt Nam từ sau 1975 nói chung, truyện ngắn nữ nói riêng đã
bước đầu thu hút được sự quan tâm nghiên cứu ở nước ngoài. Tuy nhiên, trong
phạm vi bao quát tư liệu của luận án, chúng tôi nhận thấy, số lượng các cơng trình
tìm hiểu, nghiên cứu về truyện ngắn nữ Việt Nam của các tác giả nước ngồi cịn rất
hạn chế, chủ yếu là của các tác giả người Việt ở nước ngoài như Thụy Khuê, Đoàn

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×