Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Từ nhân viên tập đoàn lớn thành chủ doanh nghiệp nhỏ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.24 KB, 5 trang )




Từ nhân viên tập đoàn
lớn thành chủ doanh
nghiệp nhỏ
Chỉ trong vòng ba tháng, Avi Yashchin đã chuyển từ cố vấn quản lý danh
mục tài sản trị giá 42 tỷ USD của “đại gia” ngân hàng Lehman Brothers, trở
thành ông chủ của CleanEdison, một công ty xây dựng xanh. Với sự nỗ lực
và khả năng của bản thân, hiện tại, công ty của Avi Yashchin đã có doanh
thu hơn 3,5 triệu USD/năm. Avi Yashchin đã tổng kết 6 bước giúp cuộc
“chuyển đổi” trở nên dễ dàng.

Từ nhân viên tập đoàn lớn thành chủ doanh nghiệp nhỏ
Đọc kỹ hợp đồng lao động tại tập đoàn lớn

Trong lúc rời bỏ tập đoàn để tự đứng ra kinh doanh, điều đầu tiên bạn cần
làm là xem xét kĩ hợp đồng lao động giữa bạn và công ty cũ. Một vài công
ty thường quy định các điều khoản bảo mật hoặc các quy định cấm cạnh
tranh, nhằm không cho phép bạn sử dụng các thông tin độc quyền của họ
hoặc làm việc tại các công ty khác cùng thị trường, đang là đối thủ cạnh
tranh Dù vậy, điều đó không có nghĩa là các điều khoản ràng buộc đó có ý
nghĩa bắt buộc với bạn, hoặc bạn không thể thay đổi được chúng. Trong
những trường hợp như vậy, hãy cẩn thận nhờ đến sự giúp đỡ của các luật sư.

Duy trì tốt các mối liên lạc cũ

Để gây dựng doanh nghiệp của mình từ nguồn kinh nghiệm ít ỏi của một
nhân viên tập đoàn lớn, Avin Yashchin đã có sự tìm hiểu và học hỏi từ
những người đi trước. Anh nhớ lại trường hợp của Richard Palmer, đồng
sáng lập Công ty Nehemiah chuyên về các sản phẩm chăm sóc trẻ em và các


thiết bị sân vườn.

Trước khi ra làm riêng, Richard từng làm nhân viên của Procter& Gamble,
rồi Ernst& Young, và cả tập đoàn kiểm toán lớn nhất thế giới Deloitte. Mặc
dù đã rời khỏi P&G tám năm, nhưng Richard và đối tác kinh doanh, cũng là
một cựu nhân viên của P&G vẫn giữ liên lạc với các đầu mối tại công ty.
Chính những mối liên lạc này đã giúp ông rất nhiều trong quá trình gây dựng
doanh nghiệp. “Những người quen cũ” đã giúp công ty mới thành lập của
Richard trở thành đối tác với P&G theo một thỏa thuận về bản quyền mà tới
nay công ty của ông sử dụng như một trong những nguồn thu chính.

Có thể nói, duy trì mối quan hệ với các đồng nghiệp, thậm chí các khách
hàng tại công ty cũ là con đường ngắn nhất giúp công ty của bạn nhanh
chóng phát triển.

Sẵn sàng cho sự mệt mỏi gấp bội

Thông thường, mọi người muốn xin nghỉ việc tại các văn phòng lớn và ra
làm riêng bởi suy nghĩ, khi là chủ, họ sẽ thoát khỏi tình cảnh bị “vắt kiệt”
sức lao động trong nhiều giờ làm việc liên tục. Tuy nhiên, điều đó chỉ xảy ra
nếu bạn không mấy quan tâm tới vấn đề doanh thu hay quyết định mở một
tiệm bán hoa thay vì một công ty kinh doanh thật sự. Thực tế, trong giai
đoạn bắt đầu, mọi việc đều đến tay bạn, và bạn thậm chí còn chẳng thể báo
cáo với bất cứ ai để xin nghỉ một ngày phép.

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài

Bạn không còn lực lượng đồng nghiệp đông đảo bên cạnh để giúp đỡ, mọi
thứ đều đổ lên đôi vai bạn trong một doanh nghiệp nhỏ. Điều đó có nghĩa là
đã đến lúc bạn cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài và từ các chuyên gia.

Trong trường hợp của mình, Avi đã chủ động tìm đến các nhà cung cấp để
trao đổi các ý tưởng về sản phẩm mới. Anh chia sẻ: “Chúng tôi có thể làm
việc nhanh hơn và có chất lượng cao hơn, khi chúng tôi sẵn sàng lập nhóm
với những người khác để giới thiệu sản phẩm ra thị trường”. Bên cạnh đó,
việc tìm kiếm những mối liên lạc bên ngoài cũng có nghĩa là bạn phải rời
khỏi văn phòng và nhấc điện thoại nhiều hơn khi bạn còn làm nhân viên của
một doanh nghiệp.

Chọn lựa thị trường mục tiêu

Trong các doanh nghiệp lớn, việc lựa chọn thị trường mục tiêu rất đơn giản,
thường phải có quy mô tương xứng. Tuy nhiên, điều tương tự không diễn ra
đối với một doanh nghiệp nhỏ. Tại đây, bạn phải chắc chắn điều mình muốn
là gì. Với tư cách một người mới khởi động, bạn phải có sự nghiên cứu thị
trường kĩ lưỡng. Lựa chọn phân mảng thị trường sai rất dễ dẫn đến các lỗi
lầm và phải nỗ lực thử đi thử lại.

Chấp nhận các rủi ro

Trong các doanh nghiệp lớn, các quyết định quan trọng hiếm khi được đưa
ra một cách vội vàng. Tuy nhiên, với tư cách là chủ một doanh nghiệp cỡ
nhỏ, bạn phải luôn sẵn sàng chấp nhận rủi ro và đưa ra các quyết định nhanh
chóng nhất. Khi bắt đầu khởi nghiệp, bạn cần quyết đoán hơn về việc chấp
nhận rủi ro để xây dựng thương hiệu.

×