Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.28 KB, 3 trang )
Làm đẹp CV khi bạn thiếu kinh
nghiệm
“Đóng khung” kinh nghiệm bạn có
Hãy thử mẹo sau: bạn đọc qua phần mô tả công việc và yêu cầu của nhà
tuyển dụng cho vị trí ứng tuyển. Từ đó, lọc ra một số từ/cụm từ chính
thường được nhà tuyển dụng nhắc đến và bạn hãy khéo léo đưa vào phần
CV của mình. Ngay cả khi bạn không có đúng chính xác những kinh
nghiệm đề cập trong phần yêu cầu, hãy suy nghĩ những kinh nghiệm
tương tự mà bạn có.
Ví dụ, công việc yêu cầu bạn có kinh nghiệm quản trị dư án, và dĩ nhiên
đây là điều không thể nào với sinh viên mới tốt nghiệp như bạn. Tuy vậy,
bạn có thể đề cập đến kinh nghiệm tổ chức hay hoạch định các sự kiện từ
thiện, công tác xã hội mà bạn từng tham gia khi còn ở đại học và nhấn
mạnh các kỹ năng thu thập được. Hãy chắc chắn rằng các kinh nghiệm
này được thể hiện thật nổi bật trong CV.
Thêm các kinh nghiệm có được từ những việc “không công”
Có nhiều việc bạn làm trong quá trình đi học nhưng không nhận lương.
Đừng vội bỏ qua vì chúng mang lại cho bạn những kinh nghiệm và kỹ
năng quý báu không kém. Bạn có thể đề cập kinh nghiệm có được từ các
công việc tình nguyện, ghi rõ những việc phụ trách, thành tích và kiến thức
tích lũy được.
Đừng quên kỹ năng mềm
Đôi khi trong buổi phỏng vấn, bạn nhận được câu hỏi như sau: “Anh/chị có
từng xảy ra bất đồng với đồng nghiệp khi cùng tiến hành một dự án?
Phương hướng giải quyết lúc đó là như thế nào?”
Và bạn bắt đầu run, vì mình chưa bao giờ rơi vào tình huống đó? Hãy suy
nghĩ lại, bạn đã từng làm việc nhóm khi thực hiện các đề tài, hay tham gia
công tác của trường? Tình huống này đã từng xảy ra và bạn đã giải quyết
khéo léo? Thế thì tại sao bạn lại không liệt kê các kỹ năng mềm nhưng
quan trọng này vào CV?
Theo Mark Jeffries, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp, kỹ năng mềm là