Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ HAY đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý các dự án quốc tế​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.97 KB, 112 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

bộ nông nghiệp & ptnt

Trường đại học lâm nghiệp

PHạM VĂN THOạI

Đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế Lâm
nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học
cho việc quản lý các Dự án quốc tế

LUậN VĂN THạC Sỹ KHOA HọC LÂM NGHIệP

Hà tây, 2006

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bộ giáo dục và đào tạo

bộ nông nghiệp & ptnt

Trường đại học lâm nghiệp

PHạM VĂN THOạI

Đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế Lâm
nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa
học cho việc quản lý các Dự án quốc tế


Chuyên ngành: Lâm học
MÃ số: 60.62.60

LUậN VĂN THạC Sỹ KHOA HäC L¢M NGHIƯp

Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: ts. ngun phú hùng

Hà tây, 2006

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với bất
cứ một công trình nghiên cứu nào khác. Tất cả
các thông tin số liệu trong luận văn đảm bảo tính
khách quan, khoa học, dựa trên kết quả khảo sát
thực tế, các tài liệu tham khảo có nguồn gốc và
xuất xứ rõ rµng.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Lời cảm ơn
Tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn
Phú Hùng, giáo viên hướng dẫn khoa học, đÃ
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn và hoàn thành luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong
Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô trong
khoa Sau Đại học Trường Đại học Lâm nghiệp
đà truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và
tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành
khoá học cũng như giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn các đồng nghiệp của tôi
đang làm việc tại Ban quản lý các Dự án Lâm
nghiệp và các đồng nghiệp đang làm việc tại Vụ
Hợp tác Quốc tế Bộ NN&PTNT đà trả lời các câu
hỏi phỏng vấn cũng như cung cấp cho tôi những
tư liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của
luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các
thành viên trong gia đình, bạn bè, các anh chị
học viên lớp Cao học Khoá 11 Lâm nghiệp đÃ
động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1

Chương 1
Tổng quan
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài nguyên rừng Việt Nam vô cùng quý giá đối với nền kinh tế quốc dân,
cùng với thời gian tài nguyên rừng Việt Nam biến đổi không ngừng qua các

thời kỳ lịch sử. Các giai đoạn có những đặc trưng và thay đổi cụ thể như sau:
- Giai đoạn từ năm 1943 đến 1993: là giai đoạn mà tài nguyên rừng Việt
Nam biến đổi theo chiều hướng suy thoái nghiêm trọng. Theo số liệu kiểm kê
rừng toàn quốc năm 1943 Việt Nam có khoảng 14,3 triệu ha và độ che phủ
rừng là 43%, đến năm 1993 diện tích rừng trên toàn quốc chỉ còn 8,6 triệu ha
và độ che phủ chỉ còn khoảng 23%. Trong vòng 50 năm Việt Nam đà mất đi
khoảng 5,7 triệu ha rừng, thay vào đó là những diện tích đất trống đồi núi trọc
và diện tích rừng còn lại cũng có chất lượng rất thấp. Có rất nhiều nguyên
nhân dẫn đến sự mất rừng nói trên: Do chiến tranh, đốt nương làm rẫy, khai
thác quá mức. Một lý do quan trọng nữa là ở giai đoạn này nền kinh tế nước
ta đang gặp rất nhiều khó khăn, chúng ta phải gia sức khai thác tài nguyên để
đổi lấy ngoại tệ chính vì vậy mà tài nguyên rừng bị mất đi là không thể tránh
khỏi.
- Giai đoạn từ 1993 đến nay: Là giai đoạn phục hồi tài nguyên rừng. Theo số
liệu kiểm kê rừng toàn quốc năm 2005 thì diện tích rừng nước ta tăng lên 12,6
triệu ha và độ che phủ là 37% so với 8,6 triệu ha và độ che phủ 23% năm 1993
diện tích rừng của nước ta đà tăng được 4 triệu ha trong vòng 10 năm. Thành
quả này là do sự quan tâm đầu tư đúng mức của nhà nước đối với ngành Lâm
nghiệp và một phần đóng góp rất quan trọng là sự hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực Lâm nghiệp của ViƯt nam víi c¸c tỉ chøc phi chÝnh phđ qc tế và các
nước trên thế giới. Các dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển lâm
nghiệp này không những đóng góp vào sự phát triển tài nguyên rừng mà còn
góp phần nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xà hội và bảo vệ
môi trường của các vùng có dự án và trên toàn quốc. Không những thế các dự

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2


án hợp tác quốc tế vào Việt Nam đà làm thay đổi lại quan điểm của ngành lâm
nghiệp Việt Nam. Từ chỗ phát triển kinh tế lâm nghiệp lấy khai thác gỗ làm
chủ đạo, nay chuyển sang phát triển Lâm nghiệp xà hội theo quan điểm sử
dụng hợp lý tài nguyên rừng lấy con người làm trung tâm của mọi sự phát
triển.
Hiện nay ngành Lâm nghiệp Việt Nam đà và đang nhận được sự hỗ trợ phát
triển từ chính phủ các nước như: Nhật Bản, Đức, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Hà
Lan và các tổ chức đa phương như Ngân hàng phát triển Châu á (ADB), Ngân
hàng Thế giới (WB) và Liên minh Châu Âu (EU) thông qua các chương trình
dự án. Tuy nhiên hiệu quả của từng dự án là rất khác nhau về mức độ đạt
được, nó do nhiều nguyên nhân như hệ thống thể chế chính sách của Việt
Nam và chính sách của các nhà tài trợ còn nhiều bất cập, những văn bản đầu
vào của từng dự án đến sự chuẩn bị, việc thực thi, giám sát và đánh giá trong
quá trình thực hiện dự án. Việc tìm kiếm nguyên nhân chính dẫn đến tình
trạng kém hiệu quả của các dự án để khắc phục trong quản lý các dự án là rất
cần thiết.
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến các dự án Quốc tế Lâm
nghiệp chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn là tính phức tạp và nhiều hợp
phần của một dự án. Các dự án Lâm nghiệp thường được thiết kế với một
phạm vi hoạt động rộng lớn, nhiều vùng, nhiều tỉnh và những vùng được chọn
để thực thi dự án lại là các vùng sâu vùng xa vùng đặc biệt khó khăn, số người
tham gia dự án là rất lớn, trong khi đó năng lực quản lý dự án ở cấp địa
phương còn nhiều hạn chế, chính vì vậy rất khó có thể đạt được các mục tiêu
đà được đề ra. Tính phức tạp của một dự án còn thể hiện ở chỗ các dự án liên
quan đến nhiều cơ quan quản lý, nhiều ngành khác nhau vì các dự án đầu tư
này mang tính đầu tư phát triển tổng hợp với hàng trăm hoạt động khác nhau.
Ví dụ như dự án Khu vực lâm nghiệp do ADB tài trợ có 12 hợp phần, dự án
Vùng đất ngập nước ven biển do WB tài trợ với 7 hợp phần trong đó cã 13 tiÓu

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



3

hợp phần. Các ban ngành chuyên môn khác mặc dù không tham gia trực tiếp
vào quản lý các hợp phần của dự án nhưng họ lại tham gia vào hầu hết các
hoạt động của dự án như thiết kế hoặc thẩm định thiết kế, xây dựng các tiêu
chuẩn định mức, giám sát thi công và nghiệm thu các đầu tư cơ sở hạ tầng và
xây lắp của dự án. Tuy rằng các cơ quan ban ngành làm đúng chức năng
nhiệm vụ của họ nhưng các cơ quan này thường gặp khó khăn trong việc nắm
bắt các yêu cầu của nhà tài trợ (đặc biệt là các sở chuyên ngành của tỉnh), nên
cũng đà làm chậm tiến độ và hiệu quả của dự án.
Các vấn đề nêu trên đây đà đặt ra một yêu cầu cấp thiết cần phải có
những nghiên cứu đánh giá tổng hợp các dự án quốc tế Lâm nghiệp đà và
đang thực hiện ở Việt nam từ trước tới nay để làm cơ sở khoa học cho quá
trình quản lý các dự án quốc tế Lâm nghiệp trong tương lai tại Việt nam. Vì
vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá hiệu quả các dự án
quốc tế Lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý các
Dự án quốc tế.
1.2. Lịch sử nghiên cứu
1.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới về đánh giá hiệu quả trong lĩnh
vực Lâm nghiệp
Năm 1974, giáo sư John E Gunter trường đại học tổng hợp thuộc
bang Michigan - Mỹ đà xuất bản giáo trình: Những vấn đề cơ bản trong đánh
giá đầu tư Lâm nghiệp. Đây là một giáo trình tương đối hoàn chỉnh về cơ sở
và các chỉ tiêu đánh giá. Các chỉ tiêu đánh giá mà giáo trình đề cập tới là: LÃi
xuất đơn, lÃi kép, thời gian và năm chiết khấu. Các chỉ tiêu này cho phép đánh
giá hiệu quả kinh doanh rừng về các mặt kinh tế, xà hội và môi trường. Nó đÃ
được vận dụng trong công tác đánh giá hiệu quả kinh doanh rừng hiện tại trên
thế giới.

Năm 1979, tổ chức nông lương thế giới (FAO) đà cho ra mắt giáo trình
phân tích các dự án Lâm nghiệp của Hans M Gregersen và Amoldo H –

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4

Contresal. Tất cả các địa phương mà tổ chức FAO đà đầu tư dự án trồng rừng
và phát triển lâm nghiệp đều dùng tài liệu này làm cơ sở để đánh giá hiệu quả
các dự án Lâm nghiệp đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.
Nhìn chung, đánh giá hiệu quả kinh doanh Lâm nghiệp về mặt phương
pháp luận là tương đối hoàn chỉnh và ngày càng phổ cập ở nhiều quốc gia trên
thế giới.
Tại Philipin (1974) đà tiến hành đánh giá hiệu quả dự án trang trại trồng
rừng nguyên liệu giấy của các hộ gia đình cho loài cây mọc nhanh Albizzia
Falcataria, thuộc công ty công nghiệp giấy Philipin (PICOP). Hiệu quả dự án
trồng rừng được đánh giá theo hai mặt là hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh
tế. Còn hiệu quả về mặt xà hội và sinh thái môi trường chưa được quan tâm
đánh giá đầy đủ. Tuy vậy, công trình này đà được làm tài liệu minh hoạ và
giảng dạy ở nhiều nước trong khu vực và ở Việt nam.
Theo số liệu lưu trữ của TREE CD ROM (Cab International for Asia)
từ năm 1939 đến năm 1995, có rất nhiều công trình đánh giá hiệu quả kinh tế
trong Lâm nghiệp. Trong đó có 19 công trình đánh giá hiệu quả kinh tế cho
lâm nghiệp nhiệt đới, đặc biệt có 9 công trình đánh giá hiệu quả các dự án
trồng rừng. Nhưng những công trình này chỉ tập trung đánh giá hiệu quả các
biện pháp kỹ thuật lâm sinh như: Đánh giá hiệu quả cải thiện gen cây trồng,
đánh giá hiệu quả biện pháp phòng chống cháy rừng ở Anh, đánh giá hiệu quả
bón phân cho trồng rừng ở Đức
Trên đây là những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả các dự án của các

tác giả trên thế giới, các công trình này chỉ tập trung đánh về các mặt kinh tế,
xà hội, sinh thái - môi trường và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, chưa có một
công trình nào đề cập tới việc đánh giá hiệu quả của các dự án trong lĩnh vực
quản lý áp dụng cho từng quốc gia cụ thÓ.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


5

1.2.2. Những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế
trong lâm nghiệp ở Việt Nam
Nhìn chung đánh giá hiệu quả các dự án lâm nghiệp quốc tế tại Việt
nam còn rất mới mẻ. Hiện nay, ngoài các báo cáo đánh giá nội bộ của ngành
chúng ta mới chỉ có một số công trình được chính thức công bố kết quả đánh
giá hiệu quả các dự án trong lĩnh vực Lâm nghiệp đó là:
(1) Kiểm kê diện tích, đánh giá chất lượng rừng và hiệu quả kinh tế - xà hội
của công trình trồng rừng PAM tại Quảng Nam Đà Nẵng, của Hoàng
Xuân Tý năm 1994. Đây là công trình đầu tiên về đánh giá hiệu quả các dự án
trong lĩnh vực Lâm nghiệp, công trình này mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá
hiệu quả các mặt kinh tế và xà hội của một vùng dự án, hiệu quả về mặt sinh
thái môi trường chưa được quan tâm đánh giá cụ thể và cũng chưa rút ra được
bài học kinh nghiệm nào cho công tác quản lý các dự án tiếp theo.
(2) Bước đầu đánh giá hiệu quả của các dự án 327, ảnh hưởng của nó tới
việc sử dụng đất và kinh tế xà hội tại khu vực vùng dự án Lâm trường Quy
Nhơn tỉnh Bình Định, của Trần Ngọc Thắng năm 1997. Cũng giống như công
trình trên, đề tài này mới chỉ phân tích được những ảnh hưởng của các dự án
327 tới các mặt kinh tế, môi trường và xà hội, đà có những kết luận về tính
hiệu quả của các dự án trên địa bàn Lâm trường Quy Nhơn tỉnh Bình Định.
Nhưng chưa có kết luận cho việc ứng dụng các kinh nghiệm quản lý các dự án

tiếp theo.
(3) Công trình nghiên cứu, đánh giá các dự án trồng rừng Việt Nam, do
CIFOR phối hợp với Viện Khoa Học Lâm NghiƯp ViƯt Nam vµ tỉ chøc
Tropenbos- ViƯt Nam thùc hiƯn năm 2003-2004. Tại đây nhóm tác giả đà lựa
chọn 17 dù ¸n trång rõng trong tỉng sè 300 dù ¸n trồng rừng tại các tỉnh trên
phạm vi toàn quốc để đánh giá, đáng tiếc kết quả công trình vẫn chưa được
chính thức công bố, kết quả đánh giá nhóm tác giả đà rút ra được một số bài

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


6

học kinh nghiệm để xây dựng thành công các dự án trồng rừng tại Việt Nam
(tài liệu thông tin nội bộ).
Tóm lại, cho đến thời điểm hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên
cứu về việc đánh giá các dự án quốc tế lâm nghiệp đà và đang thực hiện ở Việt
Nam đặc biệt là công tác quản lý dự án để có những cơ sở khoa học cho việc
quản lý các dự án quốc tế trong tương lai.
1.3. Những khái niệm cơ bản
1.3.1. Khái niệm dự án và dự ¸n l©m nghiƯp qc tÕ
1.3.1.1. Kh¸i niƯm dù ¸n
Tõ nhiỊu cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đà đưa ra những
định nghĩa khác nhau về dự án. Theo cách hiểu đơn giản nhất, dự án được coi
là một sáng kiến được đưa ra một cách hoàn toàn chủ quan nhằm đáp ứng một
nhu cầu trong một tình huống nhất định. Ví dụ: trong cuộc sống hàng ngày ta
thường nghe thấy: Đó là một ý kiến hay nếu như ta giải quyết vấn đề bằng
cách [10]. Theo tài liệu Management Tool for Development Assistance
đưa ra định nghĩa: Dự án là một công việc dự kiến trước nhằm đạt được những
mục tiêu đà xác định trong một khoảng thời gian cụ thể và với một kinh phí

nhất định [11]. Theo Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học,
Nxb Khoa häc vµ Kü thuËt, Hµ Néi 2003, trang 25 đà đưa ra định nghĩa: Dự
án được coi là một loại đề tài có mục đích ứng dụng xác định, cụ thể về kinh
tế và xà hội. Dự án nhằm đáp ứng một nhu cầu đà được nêu ra, chịu sự ràng
buộc của kỳ hạn và thường là ràng buộc về nguồn lực và phải thực hiện trong
bối cảnh không chắc chắn [1]. Một số định nghĩa khác về dự án khi xét dưới
góc độ của bình đẳng giới: Dự ¸n lµ mét tỉ chøc cđa con ng­êi sư dơng các
nguồn lực trong một khoảng thời gian nhất định để mang lại những thay đổi
đà được dự kiến trước cho một nhóm người đà được xác định trước tại thời
điểm kết thúc dự án. Một dự án mang đến sự can thiệp có tính phát triển và
được dự định trước nhằm đáp ứng một nhu cầu hoặc khắc phục một vÊn ®Ị.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


7

Một dự án luôn sẽ quan tâm và coi sự phát triển của phụ nữ là mục tiêu của dự
án nếu giới được coi là một phần của vấn đề cần giải quyết [12]. Theo quan
điểm quản Lý các dự án kỹ thuật và công nghệ thì dự án là một loạt những
hoạt động được thực hiện bởi một nhóm người nhằm đạt được những mục tiêu
cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định và với một số nhất định [13]. Xét
theo quan điểm phát triển cộng đồng thì dự án là một tổng thể có kế hoạch
những hoạt động (công việc) nhằm đạt một số mục tiêu cụ thể trong một
khoảng thời gian và trong khuôn khổ chi phí nhất định [5]. Theo Điều 5 trong
Nghị định 17/2001/ NĐ - CP ghi rõ: Dự án là một tập hợp các hoạt động có
liên quan đến nhau nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu xác định, được
thực hiện trong một thời hạn nhất định, dựa trên những nguồn lực xác định.
Từ các định nghĩa về dự án trên đây, trong khuôn khổ nghiên cứu của
đề tài, xin đưa ra định nghĩa về dự án như sau: Dự án là một loạt các hoạt

động có kế hoạch nhằm đạt được một hay một số kết quả dự kiến trước tại một
địa bàn nhất định, được thực hiện trong khoảng thời gian và nguồn kinh phí
nhất định, có sự tham gia của tất cả các bên liên quan đến dự án.
1.3.1.2. Khái niệm dự án lâm nghiệp quốc tế
Với từng dự án lại có những đặc điểm, tính chất, yêu cầu riêng và công
tác quản lý cho mỗi dự án cụ thể cũng có yêu cầu và thể thức riêng.
Từ các định nghĩa về dự án trên đây có thể phân loại dự án dựa vào các tiêu
chí như: phạm vi hoạt động, mục đích và quy mô dự án
Theo mục đích hoạt động của từng dự án, các dự án có thể được phân chia
thành các nhóm lớn sau:
* Nhóm dự án phát triển: Là các dự án nhằm đến mục đích làm thay đổi
các điều kiện kinh tế, xà hội của một địa phương, cải tổ một hệ thống quản lý
tài nguyên và môi trường, phát triển nguồn nhân lực, triển khai một công nghệ
mới v.v. Đó là nhóm các dự án đa dạng, sử dụng nguồn ngân sách công cho
mục tiêu phát triển.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


8

* Nhóm dự án sản xuất kinh doanh: Gồm các dự án nhằm vào việc tạo ra
sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh của một
doanh nghiệp. Đó là các dự án sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp hay các
đơn vị sản xuất kinh doanh. Mục tiêu chính của chúng là hiệu quả kinh tế và
lợi nhuận.
Theo quy mô và phạm vi hoạt động, thường được đánh giá thông qua tổng
mức đầu tư và chúng được chia thành các dự án nhóm A, dự án nhóm B và
nhóm C. Tuy nhiên, tổng mức đầu tư có thể thay đổi theo từng ngành kinh tÕ
(vÝ dơ nh­ c¸c dù ¸n thc nhãm A cđa ngành Lâm nghiệp chỉ tương đương

với các dự án thuộc nhóm B hoặc C của ngành Xây dựng hay ngành Giao
thông). Mặt khác, quy mô của dự án lại liên quan đến phạm vi hoạt động và
phạm vi này lại liên quan đến sự phân cấp quản lý lÃnh thổ (quốc gia, vùng,
tỉnh, huyện và cộng đồng các vùng xÃ, thôn).
Sự xem xét về phân chia dự án, theo các tiêu chí trên đây, có thể nhận ra
rằng các dự án Lâm nghiệp là các dự án phát triển mà không phải là dự án sản
xuất kinh doanh. Vì thứ nhất, chúng xuất phát từ những vấn đề nảy sinh trong
thực tiễn quản lý rừng và việc điều hoà các mối quan hệ giữa các cộng đồng
địa phương với tài nguyên rừng. Thứ hai, là tính đa dạng của các vấn đề trong
dự án Lâm nghiệp làm cho phạm vi hoạt động của các dự án thường liên quan
đến các cộng đồng địa phương. Thứ ba, nguồn lực cho các dự án Lâm nghiệp
thường là các khoản kinh phí của nhà nước và các tổ chức xà hội và từ sự đóng
góp của cộng đồng. Thứ tư, các dự án Lâm nghiệp phản ánh những định
hướng của nhà nước và khuyến khích người dân sống trong rừng hoặc liên
quan đến rừng tham gia vào các hoạt động quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát
triển rừng nhằm đạt được mục đích phát triển bền vững kinh tế xà hội và môi
trường.
Phát triển là mở mang từ nhỏ thành to, từ yếu thành mạnh [Từ điển
Tiếng Việt on line 1997 2004: The Free Vietnamese Dictionary Projec].

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


9

Trong lĩnh vực sinh học, phát triển là một loạt thay đổi mà các cơ quan của
động thực vật trải qua từ trạng thái phôi cho đến lúc trưởng thành, từ trạng thái
tổ chức cấp thấp cho đến tổ chức cấp cao [12].
Trong lĩnh vực phát triển con người thì khái niệm phát triển được định
nghĩa như sau: Phát triển con người là một quá trình mở rộng sự lựa chọn của

con người Ba sự chọn lựa cơ bản nhất là được sống một cuộc sống lâu dài
và lành mạnh, được tiếp nhận tri thức và được tiếp cận với nguồn lực cần thiết
đảm bảo một cuộc sống với những tiêu chuẩn tốt. Phát triển con người có
hai mặt: hình thành các khả năng của con người như là có sức khoẻ tốt hơn,
tri thức tốt hơn và các kỹ năng tốt hơn và việc con người sử dụng những khả
năng có được của mình vào các mục đích giải trí, sản xuất hoặc tham gia
tích cực vào các hoạt động văn hoá, xà hội và chính trị [9].
Từ góc nhìn về bình đẳng giới thì phát triển là sự cải thiện những lợi ích
vật chất của con người và quá trình đạt được sự cải thiện này. Khái niệm phát
triển cũng bao gồm cả yếu tố công bằng có nghĩa là những lợi ích vật chất
có được từ tiến trình pphát triển phải được phân phối công bằng, đặc biệt là
dành cho các đối tượng cần nhất - đó là những người kém may mắn và dễ tổn
thương nhất. Chính vì vậy mà đà xuất hiện sự quan tâm đặc biệt đối với sự
phát triển của phụ nữ bởi vì phụ nữ chiếm đa số trong nhóm người thiệt thòi
nhất. [12]
Trong khuôn khổ phù hợp với nghiên cứu của đề tài, xin đưa ra định
nghĩa về phát triển như sau: Phát triển là quá trình thay đổi, là sự cải thiện
tích cực về kinh tế, xà hội, môi trường và văn hoá chính trị.
Từ những định nghĩa trên đây và trong khuôn khổ nghiên cứu của đề
tài, xin đưa ra định nghĩa dự án Lâm nghiệp Quốc tế như sau: Dự án Lâm
nghiệp Quốc tế là tập hợp các hoạt động có kế hoạch nhằm đạt được mục
tiêu phát triển Lâm nghiệp, được thực hiện trên một địa bàn nhất định,

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


10

trong một thời hạn nhất định và dựa chủ yếu vào một khoản nguồn vốn
nước ngoài nhất định.

1.3.2. Đánh giá hiệu quả dự án và các khái niệm liên quan
1.3.2.1. Đánh giá dự án.
Trong hoạt động quản lý dự án, người ta thường nhắc nhiều đến cụm từ
giám sát và đánh giá vì chúng đều là hoạt động quản lý hay nói cách khác
chúng đều là công cụ để quản lý c¸c dù ¸n. Nh­ng gi¸m s¸t cã tÝnh chÊt
th­êng xuyên để cung cấp thông tin về tiến trình dự án, trong khi đó đánh giá
được thực hiện trong những thời điểm nhất định và thường nhấn mạnh đến kết
quả có tính tổng hợp của dự án.
Sự khác biệt của giám sát và đánh giá: Giám sát có tính chất định kỳ
chứ không phải làm duy nhất một lần, nhằm thẩm định các chỉ số đà được lựa
chọn để xác định hiệu quả của các can thiệp về chính sách hoặc các thay đổi.
Vì thế Giám sát là sự kiện diễn ra thường xuyên, có thể là hàng ngày; trong
khi đó đánh giá lại diễn ra ít hơn, một vài năm, nhưng không nên quá 2-3 năm
[14].
Giám sát có sự tham gia (Participatory Monitiring - PM) là một tiến
trình có hệ thống được thực hiện trong giai đoạn thực thi chương trình hoặc dự
án với mục đích cung cấp thông tin cho quá trình: tư vấn ra quyết định; đảm
bảo việc giải trình cho tất cả các bên các cấp của dự án; đánh giá, nhận xét vai
trò cá nhân hoặc tổ chức thực thi dự án [14].
Đánh giá mang lại nhiều lợi ích cho các bên liên quan như: chia sẻ kinh
nghiệm trên hiện trường; cải tiến tổ chức, quản lý kế hoạch, quản lý rủi ro; tài
liệu hoá và nhân rộng thành công của dự án. Trong bối cảnh quản lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên, đánh giá là một phương tiện để thẩm định một cách tổng
quan các chương trình, dự án phát triển; các tác động có ý nghĩa khác nhau
đến nguồn tài nguyên thiên nhiên đà được dự án nỗ lực đáp ứng. Theo Từ điển

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


11


tiếng Việt Viện Ngôn ngữ học Tác giả Hoàng Phê (chủ biên), nxb Đà
Nẵng 2001 định nghĩa: Đánh giá là ước tính giá tiền, nhận định giá trị [6]
Từ các định nghĩa trên đây, xin đưa ra định nghĩa về đánh giá dự án như
sau: Đánh giá là hoạt động cuối cùng nhằm phán xét tình hình và nhận định
giá trị của các tác động trong dự án.
1.3.2.2. Hiệu quả dự án
Hiệu quả là một phạm trù có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận và
thực tiễn, là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá năng suất, chất lượng của hoạt động
kinh tế xà hội. Trong một số trường hợp, từ các cách tiếp cận khác nhau mà
một số người lại cho rằng kết quả và hiệu quả là đồng nhất. Thực tế không
hoàn toàn là như vậy bởi vì có năng suất cao và chất lượng tốt nhưng chúng ta
phải mất quá nhiều nguồn lực để đạt những kết quả đó, có nghĩa là hiệu quả
đạt được là không cao. Theo trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng (TCVN) thì
hiệu quả là quan hệ giữa kết quả đạt được và nguồn lực được sử dụng. Theo
Nguyễn Hải Sản, quản trị học, nxb Thống kê, Hà Nội, 1998, tr 8, thì cho rằng
hiệu quả là thể hiện cách thức các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đà định
trong điều kiện có sự hạn chế về nguồn lực [7]. Theo tác giả Nguyễn Văn
Nhựt

trong,

Nâng

cao

hiệu

quả


quản



ngân

sách



hội,

lại định nghĩa hiệu quả là chỉ tiêu
phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của lao động, các tiềm năng, ứng dụng
khoa học và công nghệ, cải tiến các biện pháp quản lý để tạo ra kết quả hoạt
động (sản xuất, dịch vụ, công tác) sao cho kết quả đạt được tối đa, còn chi
phí cho kết quả đó ở mức tối thiểu [4].
Từ các định nghĩa về hiệu quả trên đây, xin đưa ra định nghĩa hiệu quả
dự án như sau: Hiệu quả dự án là kết quả mong đợi của dự án trong điều kiện
các nguồn lực ít tốn kém nhất và trong khoảng thời gian ít nhất.
1.3.2.3. Đánh giá hiệu quả dự án

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


12

Với hai định nghĩa đánh giá dự án và hiệu quả dự án trên đây, trong
khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, xin đưa ra định nghĩa về đánh giá hiệu quả
dự án như sau: Đánh giá hiệu quả dự án là hoạt động cuối cùng nhằm phán

xét, nhận định những kết quả mà dự án đạt được trong điều kiện các nguồn lực
ít tốn kém nhất và trong khoảng thời gian ít nhất.
1.3.3. Khái niệm quản lý và quản lý các dự án
Khi nghiên cứu khái niệm quản lý, có rất nhiều học giả thuộc các
trường phái khác nhau đà đưa ra những khái niệm về quản lý theo những cách
tiếp cận khác nhau. Trong Từ điển Tiếng Việt, quản lý được định nghĩa là
trông coi và giữ gìn, là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu
cầu nhất định [6]. Một định nghĩa khác về quản lý, quản lý là phương thức để
người lÃnh đạo đạt được mục tiêu của mình bằng người khác và thông qua
người khác [16]. F.W. Taylor (1856 - 1915), nhà quản lý người Mỹ, đại diện
cho thuyết Quản lý theo khoa học thì cho rằng quản lý là biết được chính xác
điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đà hoàn thành
công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất [17]. Pual Hersey định nghĩa quản lý là
một quá trình làm việc cùng và thông qua các cá nhân, các nhóm cũng như
các nguồn lực khác nhau để hoàn thành các mục đích của tổ chức [18]. Tác
giả Nguyễn Hải Sản đà đưa ra định nghĩa quản lý là quá trình làm việc với và
thông qua những người khác để thực hiện mục tiêu của tổ chức. Những hoạt
động này diễn ra trong một môi trường biến động không ngừng [7]. Henry
Fayol, đưa ra định nghĩa quản lý là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức và điều
khiển, phối hợp và kiểm tra [16]. Định nghĩa này nói lên bản chất của quản lý
nói chung và các chức năng của quản lý mà ngày nay khoa học hiện đại về
quản lý đang sử dụng. Từ quan điểm xà hội học thì quản lý là ®iỊu khiĨn mét
nhãm ng­êi (®èi t­ỵng trùc tiÕp) thùc hiƯn những nhiệm vụ (đối tượng gián
tiếp) nhằm đạt mục đích đà định trước. Quản lý là làm việc với con người, là
thực hiện những tương tác xà hội giữa các cá nhân hoặc nhóm người để đạt

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


13


được mục đích đà đề ra của nhóm. Mục đích bao gồm kết quả và hiệu quả của
quản lý, là sản phẩm của những nỗ lực của các cá nhân và nhóm người trong
tổ chức [Vũ Cao Đàm, Nguyễn Quang Thuấn, Lê Thanh Bình, (2002), XÃ hội
học Môi trường, nxb Khoa häc Kü thuËt, Hµ néi]. Theo Richart L. Daft thì
cho rằng quản lý không chỉ đơn thuần là việc đạt được các mục địch của tổ
chức mà là đạt được mục đích của tổ chức một cách có hiệu quả và hiệu suất
thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, lÃnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của
tổ chức [15]. Theo Vương Thị Hanh thì quản lý không chỉ là hoạch định, tổ
chức, bố trí nhân sự, chỉ đạo thực hiện, kiểm soát công việc, mà còn bao gồm
cả việc phát huy những nỗ lực của con người nhằm đạt được mục tiêu đà vạch
ra [3]. Từ góc độ nghiên cứu quản lý các dự án Lâm nghiệp của đề tài, xin đưa
ra định nghĩa về quản lý dự án như sau: Quản lý dự án là kiểm soát các bên
tham gia dự án tiến hành việc hoạch định, bố trí nhân sự, tổ chức thực hiện,
kiểm tra và giám sát đánh giá các nguồn lực và hoạt động của dự án nhằm đạt
được hiệu quả cao nhất các mục tiêu mà dự án đà đề ra (quản lý dự án được
hiểu như một quá trình bao gồm nhiều nội dung từ khâu chuẩn bị xác định dự
án cho đến khâu đánh giá cuối kỳ).
Kết luận.
Trên đây là những khái niệm làm cơ sở nghiên cứu của đề tài, gồm các
khái niệm: Dự án, phát triển, dự án Lâm nghiệp quốc tế, đánh giá dự án, hiệu
quả dự án, đánh giá hiệu quả dự án, quản lý dự án.
Dự án: là một loạt các hoạt động có kế hoạch nhằm đạt được một hay một số
kết quả dự kiến trước tại một địa bàn nhất định, được thực hiện trong khoảng
thời gian và nguồn kinh phí nhất định, có sự tham gia của tất cả các bên liên
quan đến dự án.
Phát triển là quá trình thay đổi, là sự cải thiện tích cực về kinh tế, xà hội,
môi trường và văn hoá chính trị.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



14

Dự án Lâm nghiệp Quốc tế là tập hợp các hoạt động có kế hoạch nhằm đạt
được mục tiêu phát triển Lâm nghiệp, được thực hiện trên một địa bàn nhất
định, trong một thời hạn nhất định và dựa chủ yếu vào một khoản nguồn vốn
nước ngoài nhất định.
Đánh giá là hoạt động cuối cùng nhằm phán xét tình hình và nhận định giá
trị của các tác động trong dự án.
Hiệu quả dự án là kết quả mong đợi của dự án trong điều kiện các nguồn lực
ít tốn kém nhất và trong khoảng thời gian ít nhất.
Đánh giá hiệu quả dự án là hoạt động cuối cùng nhằm phán xét, nhận định
những kết quả mà dự án đạt được trong điều kiện các nguồn lực ít tốn kém
nhất và trong khoảng thời gian ít nhất.
Quản lý dự án là kiểm soát các bên tham gia dự án tiến hành việc hoạch
định, bố trí nhân sự, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát đánh giá các
nguồn lực và hoạt động của dự án nhằm đạt được hiệu quả cao nhất các mục
tiêu mà dự án đà đề ra.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


15

Đ/giá cuối kỳ

1. Xác
định dự án


5. Đánh
giá dự án

N/c tiền khả thi

Đánh giá chấm dứt d/a

QLDA
2. Thiết kế
dự án

Đ/giá giữa kỳ

4. Thực
hiện dự án

Theo dõi bên trong

Th/d bên ngoài

3. Thẩm
định dự án

Hình 1.1: Chu trình quản lý dự án

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


16


Chương 2
Mục tiêu, khách thể, vấn đề, giả thuyết, ý nghĩa và
phương pháp nghiên cứu
2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả quản lý các Dự án quốc tế Lâm
nghiệp làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất những điều chỉnh trong công tác
quản lý các Dự án trong tương lai.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Gồm các nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất là xây dựng một số cơ sở lý thuyết cho việc đánh giá hiệu quả
quản lý các Dự án Lâm nghiệp quốc tế.
Thứ hai là tiến hành khảo sát ®¸nh gi¸ mét sè Dù ¸n quèc tÕ trong lÜnh
vùc Lâm nghiệp để thu thập thông tin về hiệu quả và quản lý các Dự án, trên
cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ cho công tác quản lý dự án nói
chung và dự án lâm nghiệp nói riêng, đặc biệt là các dự án có sự tham gia
quản lý của các tổ chức quốc tế .
Thứ ba là phân tích và xử lý thông tin đà thu thập từ các Dự án Lâm
nghiệp quốc tế.
2.2. Khách thể và phạm vi nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Là các Dự án Lâm nghiệp quốc tế đà và đang
thực hiện ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi giới hạn khảo sát khoảng 11 Dự án quốc
tế trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
2.3. Vấn đề nghiên cứu
Các câu hỏi đặt ra trong khi nghiên cứu các Dự án Lâm nghiệp quốc tế là:
- Thực tế quản lý các dự án Lâm nghiệp quốc tế hiện nay ở nước ta đang
gặp phải vấn đề gì? nguyên nhân nào dẫn đến các dự án chưa đạt hiệu quả tốt
như mong muèn?

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



17

- Cần có những điều chỉnh gì trong công tác quản lý các dự án Lâm nghiệp
quốc tế tại Việt Nam?
2.4. Giả thuyết nghiên cứu
Vấn đề quản lý các Dự án quốc tế Lâm nghiệp ở Việt Nam đang vấp
phải nhiều khó khăn dẫn đến các Dự án Lâm nghiệp quốc tế khi vào Việt Nam
chưa đạt hiệu quả như mong muốn ban đầu mà các tổ chức quốc tế cũng như
phía Việt Nam kỳ vọng.
Để quản lý tốt các dự án và để sau này các Dự án hoạt động một cách có
hiệu quả cần phải đánh giá tổng quan toàn bộ các vấn đề trong công tác quản
lý các Dự án quốc tế Lâm nghiệp và đánh giá được năng lực của các cơ quan
quản lý Dự án.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
Đây là đề tài mang tính khảo sát, các phương pháp nghiên cứu được áp
dụng trong đề tài gồm nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn và các phương pháp xử
lý thông tin định tính và định lượng.
2.5.1. Phương pháp tiếp cận
Nghiên cứu đà áp dụng cách tiếp cận hệ thống và các phương pháp tiếp cận xÃ
hội học trong việc thu thập và xử lý thông tin, nhận dạng hiện trạng quản lý dự
án phát triển, phân tích các nguyên nhân, đánh giá và tổng kết việc quản lý
các dự án trong diện khảo sát nhằm kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu.
2.5.2. Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp thu thập tài liệu: Đề tài nghiên cứu các tài liệu về quản lý
các dự án và đánh giá các dự án, tiến hành phân tích để tìm ra những khái
niệm thích hợp nhất với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Đề tài thu thập và
phân tích tài liệu, văn bản liên quan đến khoảng 11 dự án quốc tê Lâm nghiệp
đà và đang triển khai ở Việt Nam và các bài học kinh nghiệm rút ra từ quá
trình triển khai thực hiện các dự án, từ đó có thể hiểu rõ hơn và rút ra những

bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý các dù ¸n vỊ sau.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


18

Phương pháp Phỏng vấn: Đề tài xây dựng hệ thống câu hỏi phỏng vấn
và thực hiện phỏng vấn các cán bộ các cán bộ tham gia các dự án Lâm nghiệp
quốc tế và các dự án khác. Đồng thời xin ý kiến tham gia của các chuyên gia
có kinh nghiệm trong công tác quản lý các dự án và các nhà quản lý công tác
hợp tác quốc tế tại Việt Nam.
2.5.3. Các phương pháp xử lý thông tin định tính và định lượng
Đối với các thông tin định lượng: Dùng phương pháp thống kê để xử lý các
số liệu đà thu thập và tìm quy luật thống kê của chúng. Các thông tin định
tính: xử lý logic, tức là đưa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện đồng
thời thể hiện những liên hệ logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống
các sự kiện cụ thĨ.
2.6. ý nghÜa lý ln vµ thùc tiƠn
ý nghÜa lý luận: Nghiên cứu góp phần bổ sung cho lý thuyết về đánh giá
hiệu quả các dự án quốc tế trong lĩnh vực Lâm nghiệp, đánh giá thực trạng
quản lý các dự án Lâm nghiệp Quốc tế hiện nay ở Việt nam và nhận dạng
những điểm yếu cần khắc phục trong công tác quản lý các dự án.
ý nghĩa thực tiễn: Từ kết quả nghiên cứu lý thuyết về đánh giá hiệu quả các
dự án Lâm nghiệp quốc tế và thực trạng quản lý chung hiện nay, nghiên cứu
đưa ra các bài học kinh nghiệm nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác
quản lý để các dự án Lâm nghiệp Quốc tế khi vào Việt nam nhằm nâng cao
hiệu quả các dự án quốc tế hoạt động tại Việt Nam.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



19

Chương 3
thực trạng việc quản lý các dự án lâm nghiệp
quốc tế tại việt nam
Trong quá trình khảo sát thực tế, đề tài đà xem xét và tổng kết một số dự án
Lâm nghiệp quốc tế tại Việt Nam về hiện trạng quản lý các dự án này với kết
quả trình bày dưới đây.
3.1. Các chính sách và thể chế ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài vào
ngành Lâm nghiệp Việt Nam
3.1.1. Các chính sách về Lâm nghiệp Việt nam
Chính phủ Việt Nam, Bộ NN&PTNT và các Bộ ngành khác đà ban hành
nhiều chính sách quan trọng liên quan đến ngành Lâm nghiệp, nhưng hầu hết
những chính sách này chưa phát huy đầy đủ và khai thác hết tiềm năng kinh tế
của ngành. Nhận biết được tầm quan trọng của rừng đối với môi trường và sự
phát triển của đất n­íc trong t­¬ng lai cịng nh­ thĨ hiƯn sù quan tâm của toàn
xà hội và Chính phủ về ngành Lâm nghiệp, Thủ tướng chính phủ đà ra quyết
định số 661 về thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng trong đó quy
định rõ nội dung chủ đạo là: nâng cao độ che phủ rừng lên 43%, sử dụng đất
trống đồi núi trọc một cách hiệu quả nhằm tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo
và cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và đưa ngành Lâm
nghiệp trở thành một ngành kinh tế quan trọng.
Hiện nay các chính sách về Lâm nghiệp luôn được bổ sung và sửa đổi
cho phù hợp với tình hình phát triển chung của đất nước và phát triển ngành
Lâm nghiệp theo hướng xà héi ho¸ nghỊ rõng. Cơ thĨ nh­ c¸c chÝnh s¸ch dưới
đây:
Chính sách về đất và rừng đà được sửa đổi như đà có thể ban hành giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất rừng (sổ đỏ) không những cho cá nhân, hộ gia

đình, các nhóm hộ gia đình và các tổ chức mà còn cho cả cộng đồng dân cư,

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


20

thôn bản. Mặc dù vậy việc giao đất, cho thuê ®©t, cÊp giÊy chøng nhËn qun
sư dơng ®Êt L©m nghiƯp chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài nguyên và
Môi trường với Bộ NN&PTNT và chính quyền các cấp. Vì vậy còn chậm trễ
trong khâu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điều này gây ảnh hưởng
lớn cho viƯc thùc hiƯn c¸c qun cđa ng­êi sư dơng đất.
Luật đất đai năm 1993 đà được sửa đổi bổ xung vào các năm 1998,
2000 và 2003 có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2004 và các văn bản dưới
luật cũng đang được hoàn thiện như: Quyết định 02/CP được thay bằng Nghị
định 163/1999/NĐ CP về giao, cho thuê rừng và đất rừng cho các tổ chức,
hộ gia đình và cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Quyết định
số 245/1998/QĐ-TTG ngày 21/12/1998 về phân cấp thực hiện trách nhiệm
quản lý nhà nước về rừng và đất rừng cho chính quyền địa phương các cấp.
Luật bảo vệ và phát triển rừng đà được hoàn thiện và phê duyệt vào
tháng 11 năm 2004. Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 661/QĐ-TTG
năm 1998 quy định về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện
chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Quyết định số 08/2001/QĐ-TTG
(2001) của Thủ tướng Chính phủ đà ban hành quy chế về quản lý rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Quyết định của Thủ tướng chính phủ
số 178/2001/QĐ-TTG (2001) về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình/cá nhân
được giao và khoán rừng và đất rừng trong việc hưởng lợi từ rừng.
Các chính sách về đất và rừng đà trình bày trên đây được ban hành
nhằm:
- Tiến hành đổi mới ngành Lâm nghiệp theo hướng xà hội hoá nghề rừng, tạo

công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư nông thôn.
- Tăng cường sự tham gia của người dân vào việc quản lý tài nguyên rừng
thông qua việc giao đất giao khoán rừng, phát triển Lâm nghiệp xà hội.
- Nâng cao độ che phủ của rừng bằng các biện pháp trồng rừng, tái tạo rừng
và tăng cường công tác bảo vệ diện tích rừng hiện cã.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


21

- Chuyển đổi phương thức quản lý rừng từ khai thác rừng là chính sang quản
lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững.
3.1.2. Chính sách hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm
Hiện tại quyền hưởng lợi của các hộ gia đình được giao, được thuê nhận
khoán rừng và đất lâm nghiệp chưa thực sự mang lại lợi ích kinh tế cho người
được giao, được thuê và nhận khoán rừng, trừ rất ít trường hợp ở những nơi có
rừng và đất lâm nghiệp sát với các vùng kinh tế phát triển, còn lại hầu hết rừng
và đất Lâm nghiƯp ë vïng s©u vïng xa n»m trong khu vùc kinh tế chậm phát
triển người dân chưa thực sự sống được bằng nghề rừng. Đời sống của người
dân rất khó khăn, sản phẩm hàng hoá lấy ra từ rừng không có thị trường tiêu
thụ, nếu có thì giá rất rẻ mạt, không đủ bù đắp cho chi phí. Thực tế cho thấy
đối với hộ gia đình nhận khoán rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, thì thu nhập
của người dân chính là công lao động mà nhà nước thanh toán với mức chi phi
thấp (khoán bảo vệ 50.000 đồng/ha/năm; khoanh nuôi và trồng bổ xung 1
triệu đồng/ha/6năm). Hơn nữa với mức thời gian giao khoán như trên là quá
ngắn sẽ làm tăng nguy cơ mất rừng khi hết thời gian giao khoán. Trong thực tế
cơ chế khoán bảo vệ rừng chưa thể hiện sự gắn kết trực tiếp lợi ích của người
nhận khoán với hiệu quả công tác bảo vệ rừng.
3.1.3. Thể chế quản lý các dự án quốc tế Lâm nghiệp tại Việt Nam

Các dự án lâm nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài thì cơ quan chủ
quản là Bộ NN&PTNT. Trách nhiệm quản lý và thực thi dự án được giao cho
Ban quản lý các dự án lâm nghiệp và phân cấp quản lý tới các tỉnh có dự án
đầu tư vào. Tại các tỉnh thể chế quản lý các dự án cũng rất khác nhau: Có tỉnh
ban quản lý các dự án lâm nghiệp dựa vào lực lượng Kiểm lâm là chính, có
tỉnh lại là Sở NN&PTNT hay là Chi Cục phát triển lâm nghiệp. Như vậy trên
một tỉnh có thể nhiều Ban quản lý dự án tỉnh trực thuộc các đơn vị quản lý nhà
nước khác nhau nếu như tỉnh đó có nhiều dự án khác nhau. Ví dụ như ở tỉnh
Quảng Trị có hai dự án là dự án trồng rừng KfW và dự ¸n khu vùc l©m nghiƯp

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×