BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
PHETSAKHONE KEOVONGPHET
TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA
GIAO THƠNG ĐƯỜNG BỘ THEO LUẬT HÌNH SỰ
NƯỚC CỘNG HỊA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA
GIAO THƠNG ĐƯỜNG BỘ THEO LUẬT HÌNH SỰ
NƯỚC CỘNG HỊA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 8380104
Người hướng dẫn khoa học : TS. LÊ NGUYÊN THANH
Học viên
: PHETSAKHONE KEOVONGPHET
Lớp
: Cao học Luật, Khóa 30
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Nội
dung cũng như các số liệu trình bày trong Luận văn hồn tồn trung thực.
Những kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả
PHETSAKHONE KEOVONGPHET
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu lý luận, nhận được sự giảng dạy,
hướng dẫn nhiệt tình của các Thầy, cô giáo Trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh; sự quan tâm và tạo điều kiện học tập của cơ quan và sự động viên
giúp đỡ của gia đình, bạn bè tơi đã hồn thành Luận văn Thạc sĩ Luật học của
mình. Qua đây tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Quý Thầy, Cô giáo khoa Luật Hình sự và Luật Tố tụng hình sự, Trường
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy; truyền đạt kiến thức
và kinh nghiệm quý báu cho tơi trong suốt q trình tơi học tập tại trường.
Đặc biệt, với lịng kính trọng và biết ơn, tôi xin gửi lờn cảm ơn sâu sắc đến
TS. LÊ NGUYÊN THANH đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q
trình học tập và thực hiện Luận văn.
Cảm ơn Gia đình và bạn bè đã ln là nguồn động viên lớn lao giúp tôi
vững tin học tập và hoàn thành Luận văn.
Tác giả Luận văn
PHETSAKHONE KEOVONGPHET
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS
: Bộ luật Hình sự
CA
: Cơng an
CAGT.CPS : Cơng an giao thơng tỉnh Chămpasắc
CHDCND
: Cộng hịa Dân chủ nhân dân
GĐT.HS
: Giám đốc thẩm hình sự
GTĐB
: Giao thông đường bộ
NDCM
: Nhân dân cách mạng
NQ-HĐTP
: Nghị quyết Hội đồng thẩm phán
PT.HS
: Phúc thẩm hình sự
ST-HS
: Sở thẩm hình sự
TAND
: Tịa án nhân dân
TNGT
: Tai nạn giao thơng
TNHS
: Trách nhiệm hình sự
TST.TAND : Tịa sở thẩm Tịa án nhân dân
VKS
: Viện kiểm sát
VKS.CPS
: Viện kiểm sát tỉnh Chămpasắc
VKS.MN
: Viện kiểm sát miền nam
VKS.TC
: Viện kiểm sát tối cao
VKSND
: Viện kiểm sát nhân dân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỘI VI
PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ...............7
1.1. Khái niệm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ .....7
1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ .........................................................................................................11
1.2.1. Dấu hiệu định tội ...............................................................................12
1.2.2. Dấu hiệu định khung hình phạt .........................................................20
1.3. Phân biệt tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ
với trường hợp không phạm tội và một số tội phạm khác .........................23
1.3.1. Phân biệt tội vi phạm các quy định về tham gia giao thơng đường bộ
với tội vơ ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
quy định tại Điều 209 BLHS năm 2017 .......................................................24
1.3.2. Phân biệt tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ
với tội giết người (Điều 188 BLHS, năm 2017) ...........................................25
1.3.3. Phân biệt tội vi phạm quy định giao thông đường bộ với sự kiện bất
ngờ (Điều 37 BLHS Lào năm 2017) ............................................................26
1.4. So sánh tội vi phạm các quy định về tham gia giao thơng đường bộ
theo Luật hình sự Lào với tội vi phạm quy định về tham gia giao thơng
đường bộ theo Luật hình sự Việt Nam.........................................................28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................36
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
LÀO VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .........................................................37
2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Lào về tội vi phạm các quy định
về tham gia giao thơng đường bộ..................................................................37
2.1.1. Tình hình tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ....37
2.1.2. Thực tiễn định tội danh tội vi phạm quy định tham gia giao thơng
đường bộ của Tịa án các cấp ở CHDCND Lào..........................................44
2.1.3. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc .................................54
2.2. Nhu cầu hồn thiện pháp luật hình sự đối với tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ ......................................................................58
2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng tội vi phạm quy định về tham
gia giao thơng đường bộ ................................................................................61
2.3.1. Giải pháp hồn thiện pháp luật hình sự và hướng dẫn áp dụng pháp
luật ...............................................................................................................61
2.3.2. Các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình
sự về tội vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ .........................66
Kết luận Chương 2 .............................................................................................73
KẾT LUẬN .........................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế của nước ta đã có sự thay đổi đột
biến, chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng tiến lên xã hội chủ
nghĩa, có sự phát triển khởi sắc và đem lại nhiều sự chuyển biến trên các lĩnh
vực khác nhau của đời sống xã hội. Sự thay đổi khởi sắc thể hiện trên nhiều lĩnh
vực khác nhau đem lại đời sống vật chất và tinh thần ngày càng tốt đẹp hơn cho
người dân. Trong những sự chuyển biến trên đó thì tình hình phát triển giao
thơng vận tải đường bộ thể hiện rõ nhất qua đường sá, cầu cống, xe cộ được xây
dựng lên nhiều và mở rộng mặt đường cho tiện lợi hơn và mua sắm rất nhiều.
Cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải cũng như các
phương tiện giao thơng đường bộ thì vấn đề mất trật tự an tồn giao thơng, ùn
tắc giao thơng, tai nạn giao thông, các hành vi vi phạm các quy định về tham
gia giao đường bộ khi tham gia giao thông đã trở thành nỗi lo, là vẫn nạn của
nhiều quốc gia. Phổ biến nhất là các hành vi vi phạm các quy định pháp luật,
trong đó có pháp luật hình sự khi tham gia giao thơng đường bộ. Theo báo cáo
của Cục cảnh sát giao thông Bộ an ninh1. Theo tổng kết năm 2018, ở nước ta
xảy ra 5,984 vụ tai nạn giao thông, làm cho 995 người chết và 9,372 người bị
thương. Trung bình mỗi ngày cả nước xảy ra 16 vụ tai nạn giao thông và khiến
2 - 3 người tử vong; 100% số vụ tai nạn giao thông xảy ra là trên đường bộ.
Nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn giao thông đường bộ là do hành vi cụ
thể của con người khi tham gia giao thông vi phạm các quy định về giao thông:
vi phạm về tốc độ, đi sai làn, vi phạm về nồng độ cồn, chuyển hướng không
đảm bảo, vượt ẩu, v.v...
Khi tai nạn giao thơng xảy ra nó sẽ gây ra thiệt hại vô cùng nặng nề về
người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nạn nhân, gia đình
và xã hội. Cảnh con mất cha, mẹ; vợ mất chồng, con; khơng ít gia đình lâm vào
cảnh túng quẫn do mất đi người lao động chính...
Hành vi vi phạm những quy định về tham gia giao thông đường bộ diễn ra
ngày càng phổ biến, đa dạng và phức tạp, nhất là khi phương tiện giao thông
1
Cục cảnh sát giao thông Bộ an ninh nước CHDCND Lào
2
đường bộ ngày càng đa dạng, hiện đại. Nhận thức được mức độ nguy hiểm cho
xã hội của những hành vi này, pháp luật hình sự nước Cộng hịa dân chủ nhân
dân Lào đã quy định hành vi vi phạm những quy định về tham gia giao thông
đường bộ là tội phạm. Sau đó, Điều 143 BLHS năm 2017 (Điều 85 BLHS năm
2005) đã bổ sung, sửa đổi một số nội dung quy định tội vi phạm các quy định về
tham gia giao thông đường bộ cho phù hợp với thực tiễn và nâng cao hiệu quả áp
dụng. BLHS năm 2017 ra đời, đã kế thừa những quy định còn phù hợp, đồng
thời cũng khắc phục những bất cập của BLHS năm 2005 đối với tội phạm này.
Tuy nhiên, quy định mới này mặc dù đã tiến bộ hơn, nhưng vẫn còn tồn tại
những bất cập và hạn chế dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm. Cụ thể, đó là những bất
cập về dấu hiệu định tội đã sử dụng thuật ngữ mơ hồ, không đủ rõ ràng để cơ
quan chức năng áp dụng vào thực tiễn. Với mong muốn đóng góp một phần cơng
sức trong cơng tác nghiên cứu, chỉ ra những bất cập và đưa ra kiến nghị hoàn
thiện quy định của pháp luật về tội phạm này, giúp cơ quan chức năng dễ dàng
hơn trong việc áp dụng quy định của pháp luật, đảm bảo đúng người đúng tội,
không bỏ lọt tội phạm, tác giả chọn đề tài “Tội vi phạm quy định về tham gia
giao thông đường bộ theo luật hình sự nước Cộng hịa Dân chủ nhân dân Lào”
để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, ở Lào cũng như ở Việt Nam đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu của các nhà khoa học và cán bộ làm công tác thực tiễn liên quan đến
đề tài, đó là Giáo trình của các Trường đại học chun ngành luật, các luận văn,
các luận án, sách báo, tạp chí, tài liệu tham khảo, cụ thể:
Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam:
Các giáo trình giảng dạy tại các Trường Đại học gồm:
- Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam,
Chương X - Các tội xâm phạm an tồn cơng cộng (Phần Các tội phạm), Nhà xuất
bản Công an Nhân dân, Hà Nội;
- Nguyễn Ngọc Hịa (chủ biên) (2010), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam,
Chương XXV – Các Tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (Tập
II), Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội;
3
- Đinh Văn Quế (2012), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 về
các tội xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng (Tập 5), Nhà xuất bản
Lao động, Hà Nội;
Các giáo trình, bình luận khoa học nêu trên trình bày khía cạnh lý luận cơ
bản về luật hình sự, trong đó có phân tích dấu hiệu pháp lý về tội vi phạm các
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định của
BLHS Việt Nam năm 1999. Kiến thức này được tác giả kế thừa trong luận văn
để làm cơ sở nghiên cứu sâu hơn về tội này theo luật hình sự Lào.
Các luận văn, luận án gồm:
- Phan Thị Thanh Thảo (2008), Đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại tỉnh Long An, Luận án
Tiến sĩ, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh;
- Nguyễn Thế Anh (2013), Đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng,
Luận văn Thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội.
- Hồ Ngọc Linh (2018), Tội vi phạm quy định về tham gia giao thơng
đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn quận Sơn Trà thành phố
Đà Nẵng, Học viện Khoa học xã hội - Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
- Trần Hải Đăng (2019) Tội vi phạm quy định về tham gia giao thơng
đường bộ theo Pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh, Học
viện Khoa học xã hội - Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
- Nguyễn Bá Công (2020), Tội vi phạm quy định về tham gia giao thơng
đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh, Học viện
Khoa học xã hội - Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
- Hồng Đình Ban (2002), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả
điều tra, xử lý tai nạn giao thông đường bộ của Công an thành phố Hà Nội,
Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện cảnh sát nhân dân.
Các luận văn trên đã có những cứu sâu hơn về tội vi phạm quy định về
tham gia giao thơng đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam ở góc độ luật
hình sự, tố tụng hình sự và tội phạm học. Những nghiên cứu chuyên sâu giúp tác
4
giả có quan điểm nhận thức tồn diện hơn về tội phạm này cũng như những đề
xuất có tính chất kế thừa.
Các bài báo, bài nghiên cứu có liên quan đến đề tài:
- Nguyễn Đức Mai (2009), Một số vướng mắc trong thực tiễn giải quyết
các vụ án về trật tự giao thơng đường bộ, Tạp chí Tịa án nhân dân số 22, tháng
11 năm 2009;
- Lê Văn Luật (2011), Xác định lỗi khi định tội danh và quyết định hình
phạt đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ - một số vấn đề về lý luận và thực tiễn áp dụng, Tạp chí Tịa án nhân dân số
01, tháng 01 năm 2012;
- Cao Việt Cường (2014), Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định tại
điều 202 BLHS năm 1999 về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ, Tạp chí Tịa án nhân dân số 4, trang 18-20.
Các bài viết nghiên cứu trên tạp chí trên cũng có giá trị lý luận và thực tiễn
nhất định làm cơ sở cho việc triển khai các nội dung nghiên cứu trong luận văn
này, mặc dù nội dung bài viết theo BLHS năm 1999.
Ở Lào, về mặt lý luận cũng như thực tiễn, đã có một số cơng trình nghiên cứu
khoa học và bài viết liên quan đến đề tài “Tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ theo luật hình sự nước Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào” Cụ thể :
- KhuânTa LatThaChac (2010), Tăng cường cơng tác phịng ngừa tai nạn
giao thơng đường bộ trên địa bàn tỉnh Khăm Muộn, Luận văn Thạc sĩ Luật học,
Học viện Cảnh sát nhân dân Lào, năm 2010.
- SiPhan PhimMaSen (2007), Điều tra tai nạn giao thông đường bộ trên
địa bàn tỉnh Xê Kong, Luận văn tốt nghiệp Học viện Cảnh sát nhân dân Lào.
- InPeng PhomVongXay (2011), Nâng cao hiệu quả điều tra tai nạn giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hủa Phăn, Luận văn tốt nghiệp, Học viện
Cảnh sát nhân dân Lào.
- BuaThong BoLiVan, Tăng cường cơng tác phịng ngừa và xử lý tai nạn
giao thông đường bộ trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn, Tạp chí an ninh, Thủ đơ
Viêng Chăn tháng 2 năm 2011.
5
- KhamHien NienSiUĐon, Nâng cao hiệu quả phòng ngừa tai nạn giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo, Tạp chí An ninh, Thủ đơ Viêng Chăn
tháng 1 năm 2011.
- KinhKham PhomMaHaXay (2012), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng cảnh giao
thông, Công an thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào, Luận văn Thạc sĩ luật
học, Học viện cảnh sát nhân dân.
Nhìn chung các đề tài, tài liệu trên đều đánh giá vấn đề chung về tình trạng
diễn biến của TNGT đường bộ, một số nguyên nhân xảy ra TNGT và cơng tác
phịng ngừa, làm giảm các hành vi vi phạm các quy định về Luật giao thơng.
Qua đó nhằm tun truyền, giáo dục những đối tượng tham gia giao thông chấp
hành nghiêm chỉnh Luật giao thơng đường bộ. Tuy nhiên chưa có đề tài nào đi
sâu nghiên cứu một cách cụ thể rõ ràng về “Tội vi phạm quy định về tham gia
giao thông đường bộ theo luật hình sự nước CHDCND Lào”, do đó tác giả lựa
chọn đề tài này để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ luật học của mình
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhằm làm rõ những vấn đề lý luận,
pháp lý và thực tiễn áp dụng tội vi phạm các quy định về tham gia giao thơng
đường bộ theo pháp luật hình sự Lào, từ đó kiến nghị hồn thiện quy định của
pháp luật hình sự Lào.
4. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: nội dung luận văn chủ yếu bàn về dấu hiệu pháp lý của tội vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong BLHS Lào năm 2017 trên cơ
sở so sánh, đối chiếu với BLHS năm 2005 và các văn bản pháp luật khác liên quan.
Về không gian: luận văn trình bày thực tiễn áp dụng quy định của tội vi
phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ trên phạm vi cả nước và
một số địa phương cụ thể, từ đó chỉ ra những bất cập của quy định pháp luật và
kiến nghị hoàn thiện.
Về thời gian: Nội dung nghiên cứu thực tiễn chủ yếu trong giai đoạn từ
năm 2015 đến năm 2019.
6
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “Tội vi phạm quy
định về tham gia giao thơng đường bộ theo luật hình sự nước CHDCND Lào”,
tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp luận: tác giả dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
Lê - nin, gồm phương pháp luận duy vật lịch sử và phương pháp luận duy vật
biện chứng, chủ trương đường lỗi chính sách của Đảng Nhân dân cách mạng và
nhà nước Lào để nghiên cứu và lập luận.
Phương pháp cụ thể: tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu, bao
gồm: phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương
pháp lịch sử để trình bày những vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật qua các
giai đoạn, đánh giá thực tiễn để đưa ra kiến nghị. Phương pháp thống kê và phương
pháp nghiên cứu một số vụ án để đánh giá thực tiễn áp dụng tội vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ theo luật hình sự nước CHDCND Lào.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Về mặt khoa học: Luận văn làm phong phú thêm hệ thống lý luận, giúp
người đọc có góc nhìn khoa học về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ.
Về mặt thực tiễn: Qua việc nghiên cứu chỉ ra những bất cập và kiến nghị
hoàn thiện quy định pháp luật hình sự Lào về tội vi phạm quy định về tham gia
giao thơng đường bộ. Đây cịn là tài liệu hữu ích cho những ai quan tâm đến vấn
đề này.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục.
Về nội dung, luận văn gồm hai chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật hình sự Lào về tội vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và một số kiến nghị.
7
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỘI
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. Khái niệm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Giao thông là việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của người và các phương
tiện chun chở. Giao thơng gồm có bốn loại hình giao thông như: giao thông
đường bộ, giao thông đường thủy, giao thông đường sắt và đường hàng không.
Trong bốn loại hình giao thơng, thì ở Lào chỉ có 03 loại mà thôi “giao thông
đường bộ, giao thông đường thủy, đường hàng khơng” cịn giao thơng đường sắt
chỉ có ở cửa khẩu Lào - Thái Lan tại thủ đồ Viêng Chăn đoạn đường ngắn và
hiện tại đang xây xựng đường ray từ miền Bắc - Thủ đô Viêng Chăn. Giao thông
đường bộ là loại hình giao thơng phổ biến nhất của xã hội lồi người. Vì giao
thơng đường bộ là đường đi trên đất liền, đường bộ nằm trên bề mặt trái đất, là
đường dành cho các loại phương tiện giao thông như: xe gắn máy, xe ô tô, xe tải,
xe đạp… và người đi bộ di chuyển. Đường bộ có đặc điểm là bằng phẳng,
thường được lát đá, trải nhựa, bê tông hoặc cách thức khác để tạo điều kiện thuận
lợi cho giao thông được dễ dàng. Đường bộ gồm: đường, cầu đường bộ, hầm
đường bộ, bến phà đường bộ. Như vậy, giao thông đường bộ là việc di chuyển,
đi lại của người và động vật bằng phương tiện hoặc không sử dụng phương tiện
và các loại phương tiện trên tuyến đường bộ phải tuân theo Luật lệ giao thông
đường bộ một cách nghiêm minh “Điều 2 luật giao thông đường bộ 2012 ( Luật
sửa đổi )”.
Trong các loại hình giao thơng thì giao thơng đường bộ là loại hình phổ
biến nhất và giữ vai trò quan trọng trong thời chiến tranh giải phóng đất nước
cũng như thời kỳ hịa nhập, tạo lợi thế cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
của đất nước, đáp ứng nhu cầu hịa nhập, tồn cầu hóa. Bởi lẽ nó là loại hình
giao thơng giản đơn, lâu đời nhất trong lịch sử loài người, gần gũi với con người
nhất, bất cứ tầng lớp xã hội nào cũng tham gia giao thông đường bộ được, không
phân biệt giàu hay nghèo. Giao thông đường bộ giúp kết nối các địa phương,
tỉnh thành trong nước, các quốc gia đi lại với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc đi lại giao lưu với nhau, mua bán, trao đổi hàng hóa, hợp tác, phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội. Nhận thấy được tầm quan trọng và khơng thể thiếu, ngồi
8
việc đầu tư phát triển nền tảng giao thông đường sắt và đường hàng khơng, Nhà
nước cịn đầu tư vào giao thông đường bộ để phát triển hệ thống giao thông
đường bộ cho ngày càng hiện đại, thuận tiện hơn. Đi đôi với việc đầu tư phát
triển nền tảng hệ thống giao thông cho hiện đai - thuận tiện, việc đảm bảo trật tự,
an tồn giao thơng đường bộ, phịng - chống hành vi vi phạm quy định về tham
gia giao thông đường bộ dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ cũng là vấn đề
trọng yếu mà bất cứ quốc gia nào cũng quan tâm và đặt lên hàng đầu.
Dưới góc độ khoa học Luật hình sự, nhiều tác giả đã đưa ra các khái niệm
về Tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB như: Theo tác giả Trần Văn Biên và
Đinh Thế Hưng thì “Vi phạm quy định về tham gia phương tiện GTĐB là hành
vi vi phạm quy định về an tồn giao thơng trong khi tham gia giao thông, điều
khiển phương tiện giao thông gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại
nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác”. Quan điểm này mới chỉ
nêu định nghĩa hành vi chứ chưa làm rõ khái niệm Tội vi phạm quy định tham
gia giao thơng đường bộ.
Theo tác giả Đinh Văn Quế thì “Vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ là hành vi vi phạm quy định về an tồn giao thơng
đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức
khỏe, tài sản của người khác”2 . Quan điểm này mới chỉ nêu định nghĩa hành vi
chứ chưa làm rõ khái niệm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ, hơn nữa, hành vi phạm tội khác tội phạm, vì khái niệm tội
phạm địi hỏi phải đầy đủ hơn.
Tác giả Trần Minh Hường cho rằng: “Tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ là hành vi xâm phạm những quy định của Nhà
nước về an tồn giao thơng đường bộ”3. Quan điểm này khá chung chung và
chưa nêu cụ thể hành vi phạm tội và dấu hiệu chủ thể của tội phạm này.
Đặc biệt, tác giả Ngô Ngọc Thủy lại đưa ra quan điểm cụ thể hóa hơn biểu
hiện của hành vi phạm tội quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
Đinh Văn Quế (2005), Bình luận khoa học chuyên sâu Bộ luật hình sự - Phần các tội phạm, Tập VII – Các
tội xâm phạm quy định về an toàn giao thơng, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
3
Trần Minh Hường (2010), “Chương XIX – Các tội xâm phạm an toàn cơng cộng, trật tự cơng cộng”, trong
sách: Tìm hiểu Bộ luật hình sự nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt nam và những văn bản hướng dẫn thi
hành, Nxb Lao động, Hà Nội, tr. 434
2
9
bộ và đã nêu tương đối đầy đủ nội dung khái niệm tội này, song vẫn thiếu dấu
hiệu chủ thể của tội phạm: “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ, tức là hành vi của người điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ nhưng mà vi phạm quy định về an tồn giao thơng đường bộ sau đó
gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây thiệt
hại cho tính mạng của người khác.”4.
Tác giả cơ bản đồng ý với khái niệm trên, vì khái niệm đã bao quát
được tính nguy hiểm của hành vi, chỉ ra được khách thể bị xâm hại và chủ thể
vi phạm…
Tóm lại, dưới góc độ khoa học luật hình sự, khái niệm tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ cần thể hiện được đầy đủ cả ba bình diện
tương ứng với năm đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản của khái niệm tội phạm (chung)
đã nêu trên. Do đó, tác giả luận văn đã tổng hợp và đưa ra khái niệm tội phạm
này theo định nghĩa như sau: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ tức là hành vi của người tham gia giao thông đường bộ, có năng lực
trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự mà vi phạm quy định về
an tồn giao thơng đường bộ, do lỗi vơ ý gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức
khỏe, tài sản của người khác hoặc gây thiệt hại cho tính mạng người khác.
Do đó, tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB phải được hiểu là hành vi
của người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
đã tham gia GTĐB nhưng đã khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không
đầy đủ các quy định trong pháp luật GTĐB cụ thể là vi phạm Luật giao thông
đường bộ.
Việc xây dựng cơ chế đảm bảo an tồn giao thơng đường bộ đóng vai trị
quan trọng, khơng thể thiếu nhất là trong bối cảnh tình trạng tắc nghẽn giao
thông, tai nạn giao thông… diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp. Nguyên nhân
chính dẫn đến tai nạn giao thơng là do con người, vì cịn có một số người không
tuân theo luật lệ giao thông hay các quy định khác có liên quan đến giao thơng
đường bộ, vi phạm một cách gián tiếp hay trực tiếp hậu quả tác hại xảy ra. Việc
đảm bảo an toàn khi tham gia giao thơng đường bộ, nếu có hành vi vi phạm quy
Ngơ Ngọc Thủy (2005), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, do Nguyễn Ngọc Hịa chủ biên, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội
4
10
định về tham gia giao thông được Nhà nước thực hiện dưới hình thức xử phạt vi
phạm hành chính hoặc xử lý hình sự. BLHS Lào năm 2017 đã quy định Tội vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ cũng để điều chỉnh, hạn chế
hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ đã gây nguy hiểm
cho xã hội. Tội danh này đã được quy định tại Phần II “Phần cụ thể”.
Phần cụ thể gồm 313 tội danh, có 13 Chương tương ứng với 13 nhóm
tội phạm:
- Chương I: Các tội phạm về an ninh quốc gia. Gồm 29 tội danh từ Điều
110 đến Điều 139.
- Chương II: Các tội xâm phạm an tồn và trật tự cơng cộng. Gồm 47 tội
danh từ Điều 140 đến Điều 187. Nhóm này liên quan đến các tội phạm trong lĩnh
vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.
- Chương III: Các tội phạm về tính mạng, sức khỏe và danh sự con người.
Gồm 21 tội danh từ Điều 188 đến Điều 209.
- Chương IV: Các tội xâm phạm quyền và tự do của công dân. Gồm 19
tội danh từ Điều 210 đến Điều 219.
- Chương V: Các tội xâm phạm quyền sở hữu. Gồm 16 tội danh từ Điều
230 đến Điều 246.
- Chương VI: Các tội xâm phạm mối quan hệ vợ chồng, gia đình và
phong tục tập quán. Gồm 23 tội danh từ Điều 247 đến Điều 270.
- Chương VII: Các tội xâm phạm quy chế quản lý kinh tế. Gồm 42 tội
danh từ Điều 271 đến Điều 313,
- Chương VIII: Các tội phạm về ma túy. Gồm 11 tội danh từ Điều 314
đến Điều 325.
- Chương IX: Các tội xâm phạm tài nguyên và môi trường. Gồm 27 tội
danh từ Điều 326 đến Điều 353.
- Chương X: Các tội phạm về tham nhũng. Gồm 12 tội danh từ Điều 354
đến Điều 366.
- Chương XI: Các tội phạm về chức vụ. Gồm 03 tội danh từ Điều 367 đến
Điều 369.
11
- Chương XII : Các tội xâm phạm quy chế hành chính và tư pháp. Gồm
27 tội danh từ Điều 370 đến Điều 397.
- Chương XIII: Các tội phạm về quân ngũ. Gồm 25 tội danh từ Điều 398
đến Điều 423.
Như vậy, Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được
quy định trong BLHS Lào (Điều 143), nhưng để xác định nội dung và mức độ vi
phạm quy định về tham gia giao thơng cịn phải tham chiếu các quy định về vi
phạm an toàn giao thông đường bộ trong Luật giao thông đường bộ năm 2012.
BLHS 2017 không đưa ra khái niệm pháp lý cụ thể như thế nào là Tội vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Điều 11 BLHS năm 2017 chỉ
có quy định chung về khái niệm tội phạm: “Tội phạm hình sự là hành vi được
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý gây nguy hiểm cho chế độ chính trị, kinh tế
hoặc xã hội của cộng hịa dân chủ nhân dân Lào, lợi ích hợp pháp của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân và tổ chức, tính mạng, sức khỏe,
danh dự, quyền và tự do của công dân, an ninh tổ quốc hoặc trật tự xã hội được
quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành và Luật pháp khác đã quy định hành vi
phạm tội hình sự và hình phạt”. Từ khái niệm tội phạm nói chung, có thể nhận
thấy tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình
sự, xâm phạm quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, do chủ thể có năng lực
trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý.
Từ khái niệm chung về tội phạm, kết hợp với quy định tại Điều 143 BLHS
2017, chúng tôi đưa ra khái niệm: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ như sau: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là
hành vi của người tham gia giao thông đường bộ, có năng lực trách nhiệm hình
sự và đạt độ tuổi do luật định, thực hiện với lỗi vô ý, vi phạm quy định về an
tồn giao thơng đường bộ, theo quy định phải chịu trách nhiệm hình sự.
1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gồm người điều khiển
xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia GTĐB. Người đi bộ hoặc dẫn dắt súc
vật đi không đúng theo quy định hoặc mang theo các đồ vật cống kềnh dẫn đến
12
cản trở các phương tiện giao thông gây hậu quả. Do đó cần xác định cụ thể dấu
hiệu pháp lý của tội phạm này trong điều kiện tham gia giao thông.
Điều 143 quy định cụ thể các trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự
như sau:
Người nào vi phạm quy định tham gia giao thơng đường bộ gây thương
tích nặng cho người khác hoặc gây tàn tật sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm và
phạt tiền từ 5.000.000 kíp đến 20.000.000 kíp;
Làm chết 01 người bị phạt tù từ 06 năm đến 10 năm và bị phạt tiền từ
7.000.000 kíp đến 30.000.000 kíp, chết 02 người trở lên bị phạt tù từ 08 năm đến
15 năm và bị phạt tiền từ 10.000.000 kíp đến 50.000.000 kíp;
Khơng cần thận, cầu thả gây thiệt hại về tài sản sẽ bị phạt tiền từ
1.000.000 kíp, làm cho người khác bị thương nặng, bi thương nhiều người, bị
thương tật sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm và bị phạt tiền từ 3.000.000 kíp
đến 15.000.000 kíp,
Gây tai nạn làm chết 01 người bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm và bị phạt
tiền từ 2.000.000 kíp đến 10.000.000 kíp; làm chết 02 người trở lên bị phạt tù từ
05 năm đến 08 năm và bị phạt tiền từ 5.000.000 kíp đến 30.000.000 kíp trở lên
nếu khơng được ngăn chặn kịp thời.
1.2.1. Dấu hiệu định tội
Dấu hiệu định tội là dấu hiệu dùng để mô tả tội phạm theo cấu thành cơ
bản của tội phạm, phản ánh được đầy đủ tính chất nguy hiểm của một tội phạm
và cho phép phân biệt tội phạm với trường hợp không bị coi là tội phạm; phân
biệt tội này với tội khác.
Dấu hiệu định tội phải đảm bảo được 04 yếu tố như sau:
Khách thể của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị tội
phạm xâm hại. Xác định khách thể của tội phạm có tầm quan trọng đối với việc
truy cứu trách nhiệm hình sự cũng như định tội danh và quyết định hình phạt đối
với tội phạm này. Khách thể của tội vi phạm quy định về tham gia giao thơng
đường bộ là an tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng cụ thể hơn đó là an tồn giao
13
thơng, an tồn tính mạng, sức khỏe, tài sản của Nhà nước và các chủ thể khác
trong xã hội khi tham gia giao thơng đường bộ.
Như vậy, có thể xác định khách thể của tội vi phạm quy định về tham gia
GTĐB đó là vấn đề an tồn trong hoạt động giao thơng vận tải đường bộ, vấn đề
an tồn về sức khỏe, tài sản của nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội khi
tham gia giao thông đường bộ.
Mặc dù vậy, trong tất cả các hành vi vi phạm quy định về tham gia giao
thơng thì khơng phải hành vi nào cũng đều bị coi là tội phạm. Chỉ có hành vi vi
phạm bị xử lý về hình sự khi hành vi vi phạm đó có tính nguy hiểm đáng kể cho
xã hội, tức là đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, sức khỏe của người khác
hoặc gây thiệt hại về tính mạng người khác hoặc trong tình huống có khả năng
thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu hành vi đó không được ngăn
chặn kịp thời.
Mặt khách quan của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm, diễn ra và
tồn tại trong thế giới khách quan. Mặt khách quan của tội phạm gồm các dấu
hiệu sau: hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi với hậu quả và
các dấu hiệu khác như thời gian, địa điểm phạm tội, phương tiện gây án… Tùy
theo quy định của tội phạm cụ thể mà có thể có một, một vài hoặc tất cả các dấu
hiệu trên. Trong đó, dấu hiệu hành vi là dấu hiệu không thể thiếu trong bất cứ tội
phạm nào. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có cấu thành
tội phạm vật chất. Nghĩa là mặt khách quan của tội phạm này có dấu hiệu hành
vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi của những người tham gia
giao thông đường bộ vi phạm quy định về an tồn giao thơng đường bộ, cụ thể là
vi phạm quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2012. Bao gồm hành vi
điều khiển, sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; điều khiển, dẫn
dắt súc vật; hành vi của người đi bộ vi phạm quy định về an toàn giao thông
đường bộ. Đây là dạng hành động phạm tội.
Phương tiện tham gia giao thông đường bộ bao gồm phương tiện giao thông
cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ và xe máy chuyên
14
dùng. Các phương tiện tham gia giao thông đường bộ có thể là xe ơ tơ; máy kéo;
rơ mc hoặc sơ mi rơ mc được kéo bởi ơ tơ, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe
mô tô ba bánh; xe lam, xe gắn máy; xe đạp; xe lăn dùng cho người khuyết tật; xe
súc vật kéo... Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được
hiểu là người trực tiếp vận hành phương tiện để phương tiện chuyển động và tham
gia giao thông đường bộ như người lái xe ơ tơ, lái xe máy... cũng có thể là người
hướng dẫn cho học sinh lái xe thực hành trên tuyến đường bộ.
Hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ là vấn đề
rất đa dạng. Để xác định một hành vi có vi phạm các quy định về an tồn giao
thơng đường bộ hay không, cần căn cứ vào quy định của pháp luật về an tồn
giao thơng đường bộ. Căn cứ vào Luật giao thơng đường bộ năm 2012, có thể
chia làm hai loại hành vi: hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
các quy tắc giao thông đường bộ.
Cụ thể, đó có thể là các hành vi sau:
- Hành vi khơng đi bên phải theo chiều đường của mình, không đi đúng
làn đường, phần đường theo quy định. Hành vi không chấp hành hệ thống báo
hiệu đường bộ, không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
- Người điều khiển phương tiện không giảm tốc độ, không nhường đường
cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
- Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng không tuân thủ quy
định về tốc độ xe chạy trên đường, khơng giữ khoảng cách an tồn với xe chạy
liền trước.
- Người điều khiển phương tiện chuyển làn ở những nơi không được phép
hoặc chuyển làn không có tín hiệu báo trước, khơng đảm bảo an tồn.
- Người điều khiển phương tiện vượt xe khi có chướng ngại vật phía trước,
có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước có tín hiệu
vượt xe khác và chưa tránh về bên phải. Người điều khiển phương tiện phía
trước khơng giảm tốc độ, khơng đi sát về bên phải của đoạn đường xe chạy cho
đến khi xe sau vượt qua, gây trở ngại đối với xe xin vượt.
- Người điều khiển phương tiện không giảm tốc độ, khơng có tín hiệu báo
hướng rẽ khi muốn chuyển hướng.
15
- Người điều khiển phương tiện quay đầu xe ở phần đường dành cho người
đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với
đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
- Hành vi lùi xe khơng quan sát phía sau, khơng có tín hiệu cần thiết; lùi
xe ở khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi
đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn
bị che khuất.
- Hành vi khơng giảm tốc độ, khơng cho xe đi về phía bên phải theo chiều
xe chạy của người điều khiển phương tiện trên đường không phân chia thành hai
chiều xe chạy riêng biệt khi có xe đi ngược chiều.
- Hành vi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ khơng có tín hiệu báo cho người
điều khiển phương tiện khác biết; mở cửa xe hay để cửa xe mở hoặc bước xuống
xe khi chưa đảm bảo an tồn; hành vi tắt máy hoặc rời khỏi vị trí lái khi dừng
hay đỗ xe; hành vi đỗ xe trên đoạn đường dốc không chèn bánh. Hành vi dừng
xe, đỗ xe tại các vị trí: bên trái đường một chiều; trên các đoạn đường cong và
gần đầu dốc mà tầm nhìn bị che khuất; trên cầu; song song với một xe khác đang
dừng, đỗ; trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; nơi đường giao
nhau hoặc trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau; nơi dừng xe buýt;
trước cổng hoặc trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức; tại
nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; trong phạm vi an toàn của
đường sắt; che khuất biển báo hiệu đường bộ. Hành vi dừng, đỗ xe trên đường
phố khơng sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh
xe gần nhất cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét; gây cản trở, nguy hiểm cho
giao thông; trường hợp đường phố hẹp, dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang
đỗ bên kia đường không đảm bảo khoảng cách tối thiểu 20 mét; hành vi dừng, đỗ
xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế,
chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.
- Hành vi điều khiển phương tiện chở hàng hóa mà hàng hóa cồng kềnh,
khơng chằng buộc chắc chắn, để rơi vãi dọc đường, kéo lê hàng hóa trên mặt
đường, cản trở việc điều khiển xe.
- Hành vi chở người trên xe chở hàng không thuộc các trường hợp được
phép; khơng có thùng cố định, khơng đảm bảo an tồn khi tham gia giao thông.
16
- Hành vi điều khiển xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ khơng có tín hiệu cịi, cờ,
đèn theo quy định. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia
giao thông không giảm tốc độ, không tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải,
gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
- Hành vi lên, xuống phà, cầu phao không đúng quy định, thứ tự, làm cản
trở giao thông.
- Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện không
giảm tốc độ và nhường đường theo quy định: tại nơi đường giao nhau khơng có
báo hiệu đi theo vịng xuyến, khơng nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;
tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vịng xuyến, khơng nhường đường
cho xe đi bên trái; tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường
ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường khơng ưu
tiên hoặc đường nhánh không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc
đường chính.
- Hành vi của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi vào
đường chính khơng có tín hiệu xin vào, khơng nhường đường cho xe đang chạy
trên tuyến đường, cho xe nhập vào dịng xe khi chưa đảm bảo an tồn, khơng
cho xe chạy trên làn đường tăng tốc trước khi vào làn đường của đường chính
(nếu có); khi ra khỏi đường chính khơng thực hiện chuyển dần sang làn đường
phía bên phải, không cho xe chạy trên làn đường giảm tốc trước khi rời khỏi
đường chính (nếu có); cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;
cho xe chạy quá tốc độ tối đa hoặc dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu,
sơn kẻ trên mặt đường; không cho xe chạy cách nhau theo một khoảng cách an
toàn nhất định đã ghi trên biển báo hiệu; dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy
định và không đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy hoặc không báo hiệu để người
lái xe khác biết. Hành vi đi vào đường chính của người đi bộ, xe thơ sơ, xe gắn
máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70
km/h, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường chính.
- Hành vi khơng tn thủ quy định về tải trọng và khổ giới hạn của giao
thông đường bộ, trừ trường hợp được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền
cấp giấy phép và có thực hiện các biện pháp bắt buộc để bảo vệ đường bộ, bảo
đảm an tồn giao thơng.
17
- Hành vi của người điều khiển xe ô tô kéo theo nhiều hơn một xe ô tô
hoặc xe máy chuyên dùng khác; kéo theo một xe ô tô hoặc xe máy chuyên dùng
khác khi xe này vẫn tự chạy được; kéo theo một xe ô tô hoặc xe máy chuyên
dùng khác khi xe này không tự chạy được nhưng không bảo đảm các quy định
sau đây: xe được kéo phải có người điều khiển và hệ thống lái của xe đó phải
cịn hiệu lực; việc nối xe kéo với xe được kéo phải bảo đảm chắc chắn, an toàn;
trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo khơng cịn hiệu lực thì xe kéo nhau
phải nối bằng thanh nối cứng; phía trước của xe kéo và phía sau của xe được kéo
phải có biển báo hiệu.
- Xe kéo rơ mc có tổng trọng lượng khơng lớn hơn tổng trọng lượng của
rơ mc, khơng có hệ thống hãm có hiệu lực cho rơ moóc. Xe kéo rơ moóc, xe
kéo sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác.
- Hành vi chở người trên xe được kéo; kéo theo xe thô sơ, xe gắn máy, xe
mô tô.
- Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy chở
nhiều hơn một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
chở người bệnh đi cấp cứu; áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; trẻ em
dưới 14 tuổi. Người điều khiển xe đạp chở nhiều hơn một người, trừ trường hợp
chở thêm một trẻ em dưới 07 tuổi thì được chở tối đa hai người.
- Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh,
xe gắn máy, xe đạp máy không đội mũ bảo hiểm cài quai đúng quy cách.
- Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe
đạp đi xe dàn hàng ngang; đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương
tiện khác; sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; sử
dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh; buông cả
hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba
bánh hoặc có hành vi khác gây mất trật tự, an tồn giao thơng.
- Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe
đạp khi tham gia giao thông mang, vác vật cồng kềnh; sử dụng ô; bám, kéo hoặc
đẩy các phương tiện khác; đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
hoặc có hành vi khác gây mất trật tự, an tồn giao thơng.
18
- Người đi bộ vượt qua dải phân cách, đu bám vào phương tiện giao thông
đang chạy; mang vác vật cồng kềnh khơng bảo đảm an tồn, gây trở ngại cho
người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; qua đường khơng đúng quy
định, khơng đảm bảo an tồn.
- Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ không cho súc vật đi sát mép
đường, không bảo đảm vệ sinh trên đường; cho súc vật đi ngang qua đường
khi khơng đủ điều kiện an tồn; dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho
xe cơ giới.
Trường hợp phương tiện giao thông đường bộ di chuyển hay hoạt động
nhưng không tham gia giao thông đường bộ (như di chuyển, hoạt động trong
trường học, công trường đang thi công hoặc đang khai thác) mà gây tai nạn thì
người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy
định tại Điều 143 BLHS năm 2017 mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
phạm tương ứng khác nếu thỏa mãn dấu hiệu của tội phạm đó như Tội khơng cần
thận làm chết người quy định tại Điều 208 BLHS năm 2017, Tội vô ý làm chết
người trong thời gian đang thi hành công vụ quy định tại Điều 193 BLHS năm
2017 hoặc Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an
toàn ở những nơi đông người quy định tại Điều 175 BLHS năm 2017.
Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi này rất lớn, nên trường hợp này
không cần dấu hiệu hậu quả xảy ra mà chỉ cần có khả năng thực tế xảy ra hậu
quả là đã phạm tội. Cấu thành tội phạm này có tính răn đe cao, là sự kế thừa quy
định pháp luật hình sự từ khi BLHS năm 1990 ra đời.
Hành vi và hậu quả phải có mối quan hệ nhân quả với nhau. Hành vi vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là nguyên nhân trực tiếp dẫn
đến hậu quả trên hoặc có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả tại Điều 143 BLHS
năm 2017. Nếu hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
không gây ra hậu quả theo luật định hoặc khơng có khả năng thực tế dẫn đến hậu
quả thiệt hại nghiêm trọng nói trên thì khơng đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Từ đó, để xác định hành vi vi phạm quy định về tham gia GTĐB của
người tham gia GTĐB đã đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa cần