Bộ giáo dục và đào tạo
Bộ Nông nghiệp và PTNT
TRường đại học Lâm nghiệp
Lê công nam
đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp
phát triển thực vật cho lâm sản ngoài gỗ tại
vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đakrông
Chuyên ngành: Lâm học
MÃ số: 60.62.60
Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Xuân Hoàn
Hà Tây, năm 2007
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
1
Đặt vấn đề
Với diện tích ban đầu là 40.526 ha, hiện nay được điều chỉnh xuống còn
37.640 ha, trong đó diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 23.590 ha, phân
khu phục hồi sinh thái 13.409 ha và phân khu hành chính dịch vụ là 641 ha;
Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị là khu bảo tồn loài, sinh cảnh
được thành lập từ năm 2001 nhằm đảm bảo diễn thế tự nhiên, bảo tồn bền vững
các hệ sinh thái ít biến đổi và có các loài sinh vật đặc hữu đang bị đe doạ của
Việt Nam và thế giới.
Do đặc điểm về vị trí địa lý, đặc biệt về khí hậu và cấu trúc địa hình đa
dạng nên nơi đây đà hình thành nên khu hệ động, thực vật rất phong phú.
Theo kết quả điều tra của tổ chức Birdlife International năm 2000, Trung
tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2004
và Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật năm 2005, Khu BTTN Đakrông có
1.175 loài thực vật thc 528 chi vµ 130 hä; 67 loµi thó thc 25 hä vµ 10 bé;
193 loµi chim thuéc 27 hä; 17 loài lưỡng cư; 32 loài bò sát; 71 loài cá thuộc 17
họ và 9 bộ; 279 loài côn trùng thc 12 hä, 127 gièng; 228 loµi thủ sinh vËt,...
Trong đó có nhiều loài có tên trong sách đỏ Việt Nam nh: Gơ lau, Gơ mËt, Thỉ
phơc linh, Lan kim tuyến, Kim giao, Cá chình hoa, Rắn hổ mang chúa, Gà lôi
lam mào trắng, Gà lôi lam mào đen, Hổ, Sao la, Bò tót,...[3],[15]
Khu BTTN Đakrông là một trong số 200 vïng sinh th¸i träng u cđa thÕ
giíi, mét trong 3 vùng chim đặc hữu của Việt Nam với giá trị khoa học cao
được thừa nhận. Khu BTTN Đakrông là một mắt xích quan trọng trong chuỗi
các khu bảo tồn, tạo nên môi trường sống thích hợp cho các loài có nguy cơ
tuyệt chủng.
Vùng đệm của Khu BTTN Đakrông gồm 8 xà với diện tích đất lâm nghiệp
trên 42.000 ha được coi là vùng có tiềm năng về LSNG, tuy nhiên do nguồn tài
nguyên thực vật cho LSNG chưa được thống kê mô tả, các loài thực vật cho
LSNG không được quản lý tốt, bị thu hái và khai thác qu¸ møc trong mét thêi
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
2
gian dài đà dẫn dến suy giảm nghiêm trọng, một số loài đang đứng trước nguy
cơ biến mất.
Vấn đề đặt ra ở đây là giữa sự cần thiết phải bảo tồn các giá trị về đa dạng
sinh học, về phòng hộ của khu bảo tồn với những nhu cầu về cuộc sống thiết
yếu thường ngày của người dân đang sinh sống trong vùng đệm đà nảy sinh
những mâu thuẫn, xung đột. Để giải quyết những xung đột đó, việc tạo ra nguồn
thu nhập ổn định từ LSNG nhằm hạn chế áp lực của người dân đối với khu bảo
tồn là hướng đi rất đáng quan tâm.
Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 được
Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 2 năm 2007 khi đưa ra định hướng về bảo
vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu rừng đặc
dụng đà nêu rõ: phải chuyển đổi nhận thức từ bảo vệ đơn thuần cây rừng sang
bảo vệ rừng như bảo vệ một hệ sinh thái luôn phát triển, vừa bảo đảm khả năng
tái tạo và sử dụng rừng một cách tối ưu. Việc phát triển hợp lý, kiểm soát khai
thác, lưu thông, tiêu thụ lâm sản là biện pháp góp phần bảo vệ rừng. Bảo vệ và
bảo tồn rừng trên nguyên tắc lấy phát triển để bảo vệ, tạo mọi điều kiện cho chủ
rừng và người dân địa phương tham gia các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng và
tạo thu nhập hợp pháp để có thể sống được bằng nghề rừng.[22]
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, cho đến nay những công trình điều tra
cơ bản để đánh giá đúng, đầy đủ hiện trạng LSNG tại vùng đệm vẫn còn rất ít,
chưa có những công trình nghiên cứu, đánh giá đề xuất những khuyến nghị, các
giải pháp cho vấn đề sử dụng hợp lý và phát triển bền vững LSNG tại vùng đệm.
Trước tình trạng trên, việc nghiên cứu tiềm năng hiện có, tìm ra các biện
pháp để phục hồi các loài LSNG đà và đang bị suy thoái, đồng thời phát triển
các loài có triển vọng cho sản phẩm hàng hoá, góp phần xoá đói giảm nghèo và
nâng cao mức sống của người dân vùng đệm là yêu cầu hết sức cần thiết.
Đề tài Đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển thực vật cho
LSNG tại vùng đệm Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông nhằm góp phần thực
hiện mục tiêu trên.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
3
Chương 1
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1. Khái niệm về LSNG và thực vật cho LSNG
Thuật ngữ lâm sản ngoài gỗ (LSNG) hiện có khá nhiều định nghĩa với tên
gọi theo tiếng Anh thông dụng nhất là Non-Timber Forest Products (NTFPs)
hoặc cũng có cách gọi khác là Non-Wood Forest Products (NWFPs) được đề
cập vào những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90, song những nghiên cứu về
LSNG đà được tiến hành từ lâu, đó là những công trình nghiên cứu về thực vật,
động vật,... làm tiền đề cho các công trình nghiên cứu hiện nay. Việc phân biệt
và hiểu đúng về các thuật ngữ LSNG và thực vật cho LSNG là hết sức cần thiết.
1.1.1. Lâm sản ngoài gỗ
Theo De Beer (1989) [31], LSNG là: tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ
mà chúng được khai thác từ rừng tự nhiên để phục vụ nhu cầu tiêu dïng cđa loµi
ngêi. LSNG bao gåm thùc phÈm, thc, gia vị, tinh dầu, nhựa cây, keo dán,
nhựa mủ, ta nanh, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dà (các sản phẩm và
động vật sống), chất đốt và các nguyên liệu thô, song mây, tre nứa, trúc, gỗ nhỏ
và gỗ cho sợi. Quan niệm của De Beer chỉ bao gồm các sản phẩm hữu hình mà
chưa đề cập đầy đủ đến các giá trị khác gỗ, vô hình của rừng, của hệ canh tác
NLKH.
Nhận ra hạn chế trên, tổ chức FAO (1995) [34] đà chỉ rõ yêu cầu của định
nghĩa về LSNG là định nghĩa phải vừa diễn tả được rõ ràng ý nghĩa của thuật
ngữ LSNG, vừa phải xác định chính xác giới hạn, phạm vi và đặc trưng của nó
với định nghĩa: LSNG bao gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học (trừ
gỗ) và các dịch vụ thu được từ rừng hoặc từ các kiểu sử dụng đất tương tự.
Định nghĩa này đà nhận biết được chức năng dịch vụ quan trọng đang gia tăng
của tài nguyên LSNG.
Từ việc xem xét và phân tích các quan niệm về LSNG ở trên, thuật ngữ
LSNG được định nghĩa như sau: LSNG bao gồm tất cả các sản phẩm cã nguån
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
4
gốc sinh học và các dịch vụ thu được từ rừng hoặc từ bất kỳ vùng đất nào có
kiểu sử dụng đất tương tự, loại trừ gỗ ở tất cả các hình thái của nó.[10]
Cần lưu ý rằng, 2 thuật ngữ trong tiếng Anh nêu ở phần trên cũng có sự
khác biệt, tuy cả 2 thuật ngữ này đều được hiểu bằng tiếng Việt là LSNG nhưng
nếu hiểu một cách chính xác hơn thì NTFPs nhằm chỉ các lâm sản không phải là
gỗ lớn (timber), còn NWFPs nhằm chỉ các LSNG nói chung, vì vậy một số loại
sản phẩm như gỗ nhỏ, gỗ củi, cành ngọn,... có thể được xếp vào NTFPs, nhưng
không thể xem chúng là NWFPs.[10]
1.1.2. Thực vật cho LSNG
Theo các tác giả Lê Mộng Chân, Vũ Dũng (1992) [4], Thực vật rừng gồm
tất cả các loài cây, loài cỏ, dây leo bậc cao và bậc thấp phân bố trong rừng.
Những loài cây không cho gỗ hoặc ngoài gỗ còn cho các sản phẩm quý khác
như nhựa thông, quả hồi, vỏ quế hoặc sợi song mây là là thực vật đặc sản
rừng.
Trước hết cần phân biệt thực vật cho LSNG với LSNG có nguồn gốc từ
thực vật, đây là 2 thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Thực vật cho LSNG nhằm chỉ
các loài thực vật rừng (hoặc thực vật của hệ thống sử dụng đất tương tự), không
phân biệt về dạng sống, có khả năng sản xuất ra LSNG. Thuật ngữ LSNG có
nguồn gốc từ thực vật lại nhấn mạnh vào yếu tố sản phẩm, tức những thứ mà các
thực vật rừng nói trên sản xuất ra.
Theo nghĩa hẹp, những thực vật (của rừng hoặc của hệ thống sử dụng đất
tương tự rừng) cho sản phẩm không phải gỗ, hoặc ngoài việc cung cấp gỗ chúng
còn cho các sản phẩm khác gỗ từ thực vật như quả, hạt, vỏ, nhựa, tinh dầu, ta
nanh, thuốc nhuộm, thuốc chữa bệnh,... được gọi chung là thực vật cho LSNG
(plant yielding non-wood forest products). Theo nghÜa réng, thùc vËt cho LSNG
bao gåm mọi thực vật của hệ sinh thái rừng hoặc của hệ thống sử dụng đất
tương tự, có khả năng cung cÊp LSNG.[10]
Nh vËy, thùc vËt cho LSNG nhÊt thiÕt ph¶i là thành viên cấu trúc của hệ
sinh thái rừng hoặc của hệ sinh thái hay hệ thống sử dụng đất t¬ng tù rõng (nh
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
5
các lô rừng của thôn bản, trảng cây bụi, đồn điền cao su, rừng trang trại, rừng
trồng và các vùng đất canh tác NLKH,...). Vì vậy, nếu một loài thực vật nào đó
mặc dù cung cấp các sản phẩm như nấm, mộc nhĩ, hoa, quả, hạt, tinh dầu,...
nhưng chúng được gây trồng trong vườn hộ, trên đất trống trọc, ven đường,
trong công viên, ngoài cánh đồng lúa hay mọc phân tán,.. thì không thể là thực
vật cho LSNG và những sản phẩm do những thực vật này tạo ra cũng không phải
là LSNG.[10]
1.2. Phân loại thực vật cho LSNG
Do đối tượng và mục tiêu sử dụng, nghiên cứu LSNG cũng rất đa dạng,
chính vì vậy việc phân loại chúng có rất nhiều quan điểm khác nhau.
Những phương pháp phân loại LSNG chủ yếu là:
. Phương pháp phân loại theo hệ thống sinh: Đây là cách phân loại theo hệ
thống tiến hoá của sinh giới. Được sắp xếp một cách khách quan vào hệ thống
các bậc phân loại từ lớn đến nhỏ: Giới/Ngành/Lớp/Họ/Loài.
. Phương pháp phân loại theo hình thái và dạng sống: Đây là cách phân loại
theo hình thái bên ngoài của các loài cây. Các thực vật cho LSNG được phân
loại thành: Cây gỗ lớn; cây gỗ nhỏ; cây thân thảo; cây dây leo; cây thân đốt; cây
bụi; các loại cỏ.
. Phương pháp phân loại theo nhóm giá trị sử dụng: Các LSNG khác nhau
không kể nguồn gốc nhưng có cùng giá trị sử dụng thì được xếp vào một nhóm.
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ áp dụng và sử dụng nhiều kiến
thức bản địa của người dân nên có ý nghĩa thực tiễn lớn, được các nhà nghiên
cứu, nhà kinh doanh lẫn người dân quan tâm.
Việc phân loại LSNG theo công dụng cũng đang tồn tại nhiều quan điểm,
theo
FAO (1984) và các tác giả khác như Mendelsohn (1992), Kamol
Visuphaka (1987),... các LSNG được phân thành các nhóm: 1) Làm lương thực,
thực phẩm; 2) Làm vật liệu xây dựng; 3) Làm hàng thủ công mỹ nghệ; 4) Làm
dược liệu, hương liệu; 5) Làm cảnh. [10]
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
6
Theo Phạm Xuân Hoàn và cộng sự (2004) [10] thực vật cho LSNG được
phân thành các nhóm:
1) Thực vật cung cấp thức ăn, lương thực, thực phẩm (thực phẩm, gia vị,
dầu ăn, thức ăn gia súc,...); 2) Thực vật cung cấp dược liệu; 3) Thực vật cho sản
phẩm làm hàng thủ công mỹ nghệ hoặc gia dụng (song mây, tre nứa, cau
dừa,...); 4) Thực vật làm cảnh; 5) thực vật cung cấp hoá chất; 6) Thực vật cho
củi gỗ; 7) Thực vật cho sợi và làm các công dụng khác. Tuy nhiên, việc phân
chia này dựa trên công dụng LSNG của cộng đồng người Dao, hạn chế của cách
phân chia này là đôi khi chồng chéo nhau, ví dụ măng tre nứa, thân cây tre nứa
có các giá trị công dụng khác nhau.
Các tác giả Trần Ngọc Ninh, Lê Trần Chấn (2004-2005) [17] khi nghiên
cứu về thực vật và các thực vật cho LSNG tại Khu BTTN Đakrông thì lại đưa ra
cách phần loại thành 20 nhóm sử dụng:
1) Nhóm cây cho củ làm thức ăn cho người; 2) Nhóm cây làm thuốc; 3)
Nhóm cây cho quả làm thức ăn cho người; 4) Nhóm cây cho sợi; 5) Nhóm cây
làm cảnh; 6) Nhóm cây cho nhựa; 7) Nhóm cây cho tinh dầu; 8) Nhóm cây cho
nguyên liệu làm hàng mỹ nghệ; 9) Nhóm cây làm rau ăn cho người; 10) Nhóm
cây làm gia vị; 11) Nhóm cây để uống; 12) Nhóm cây để nhai; 13) Nhóm cây
cho ta nanh; 14) Nhóm cây làm nguyên liệu lợp nhà; 15) Nhóm để gói; 16)
Nhóm để nhuộm; 17) Nhóm cây cho dầu và mỡ thực vật; 18) Nhóm cây cho hạt
ăn được; 19) Nhóm cây cho đường; 20) Nhóm cây sử dụng cho mục dích khác.
Trong đề tài nghiên cứu này, căn cứ vào điều kiện thực tế của các thực vật
cho LSNG, công dụng và truyền thống, kiến thức bản địa về khai thác, sử dụng
các loài thực vật cho LSNG tại vùng nghiên cứu. Chúng tôi sắp xếp, phân loại
thực vật cho LSNG điều tra được thành 7 nhóm công dụng như sau:
1) Nhóm cây cho LSNG sử dụng làm lương thực, thực phẩm, gia vị, để
uống; 2) Nhóm cây cho LSNG sử dụng làm dược liệu; 3) Nhóm cây cho LSNG
sử dụng làm nguyên liệu sợi, giấy; 4) Nhóm cây cho LSNG sử dụng làm hoá
chất; 5) Nhóm cây cho LSNG sử dụng làm hàng thủ công mỹ nghệ và vật liệu
nhẹ; 6) Nhóm cây cho LSNG sử dụng làm vật liệu xây dựng; 7) Nhóm cây sử
dụng làm cảnh, cho bãng m¸t.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
7
1.3. Tình hình sử dụng và nghiên cứu thực vật cho LSNG
1.3.1. Trên thế giới
Trên thế giới, tài nguyên LSNG rất phong phú và đa dạng, có đến 25.000
loài cây và không ít hơn các loài con, có ít nhất 30 triệu người sống phụ thuộc
vào nguồn tài nguyên này. Trong ph¹m vi qc néi tõng níc, LSNG cã vai trò
quan trọng trong đời sống của người dân, hàng triệu người ở các nước đặc biệt là
các nước thuộc Châu á và Châu Phi khai thác nguồn thực phẩm ở rõng, vËt liƯu
lµm nhµ vµ thu nhËp hµng ngµy tõ LSNG. Những LSNG lưu thông trên thị
trường quy mô lớn hoạch xuất khẩu thường là những sản phẩm chế biến công
nghiệp hoặc thủ công nghiệp nhưng với công nghệ tinh vi, tuy nhiên cũng có
nhiều loại LSNG xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu mới chỉ sơ chế để bảo quản
như vỏ quế, quả hồi, dược liệu.[1]
Tại ấn Độ có tới 7,5 triệu người làm nghề thu hái lá Diospyros
melanoxylon và có tới 3 triệu người chế biến lá cây này thành các điếu xì-gà
Bidi. Ước tính thu nhập từ loại xì-gà này ở ấn Độ khoảng 200 triệu đô la
Mỹ/năm. Gần 400 triệu người ấn Độ sống trong và quanh rừng, phụ thuộc vào
rừng để có thu nhập, trong đó thu nhËp tõ LSNG chiÕm kho¶ng 30% thu nhËp
cđa hä. Giá trị của toàn bộ LSNG là 27 tỷ đô la Mỹ/năm trong khi giá trị sản
phẩm gỗ là 17 tỷ đô la Mỹ/năm. Giá trị LSNG chiếm khoảng 50% tổng thu nhập
từ lâm sản của chính phủ ấn Độ. LSNG tạo nguồn công việc cho khoảng 55%
tổng số công việc lâm nghiệp của ấn Độ.[1]
Khoảng 30 - 40% người Thái Lan dùng thuốc cổ truyền để chữa bệnh.
Thuốc cổ truyền của Thái Lan cần tới 1.000 loài cây. Trong những năm cuối thế
kỷ trước, giá trị thuốc dân tộc dùng hàng năm của Thái Lan lên đến 16 triệu đô
la Mỹ. Số lao động làm nghề hái thuốc khoảng 15.000 - 20.000, làm nghề chế
biến thuốc khoảng 30.000 - 40.000 người. Thái Lan có 9.500 làng với 862.500
hộ gia ®×nh, 5 triƯu ngêi sèng trong rõng, sè lao ®éng tham gia s¶n xuÊt, gia
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
8
công chế biến LSNG vào khoảng 1 triệu người. Giá trị hàng LSNG xuất khẩu
hàng năm của Thái Lan vào khoảng 17 triệu đô la Mỹ.[1]
Với 13.000 hòn đảo, mức độ đa dạng sinh học của Indonesia cao vào loại
nhất thÕ giíi víi 25.000 loµi thùc vËt cã hoa. Indonesia là nước đứng đầu khu
vực về sản xuất song mây, hơn cả Trung Quốc, có đến 380 xí nghiệp chế biến
song mây, thu hút 150.000 lao động. Gôm arabic nhiều và chất lượng cao được
xuất khẩu với số lượng khoảng 40.000 tấn/năm, công việc trích nhựa cây thu hút
khoảng 70.000 lao động. Giá trị xuất khẩu LSNG của Indonesia khoảng 200
triệu đô la Mỹ/năm.[1]
Nhận thấy tầm quan trọng của LSNG, trên thế giới đà có nhiều công trình
nghiên cứu về LSNG tập trung vào việc phát hiện các sản phẩm ngoài gỗ,
nghiên cứu phương pháp sản xuất chế biến và tiêu thụ các sản phẩm. Các công
trình cũng đưa ra những giải pháp nhằm phát triển bền vững các thực vật cho
LSNG và tổng kết những kinh nghiệm khai thác và sử dụng chúng. Một số công
trình khác lại tiếp cận từ góc độ kinh tế, xà hội, thống kê so sánh giá trị của các
LSNG, phân tích các hình thức tổ chức kinh doanh, hệ thống quản lý LSNG,
nghiên cứu vai trò của cộng đồng, của các thể chế chính sách đối với việc bảo
tồn và phát triển thực vật cho LSNG.
Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) thành lập ra mạng lưới LSNG
trên thế giới và xuất bản tạp chí Tin tức về LSNG. Tổ chức các cuộc hội thảo
quốc tế và nghiên cứu về LSNG trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Từ
năm 1985, FAO đà có những nghiên cứu về LSNG của từng quốc gia trong khu
vực Châu á - Thái Bình Dương, tuy nhiên riêng với Việt Nam các báo cáo chỉ
mới dừng lại ở những số liệu thống kê xuất nhập khẩu. [33], [34], [35]
Việc mô tả, thống kê và phân loại các thực vật cho LSNG đà được các nhà
khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm vì đây là nền tảng cho các công trình
nghiên cứu, ứng dụng vỊ thùc vËt cho LSNG, cã thĨ kĨ ra c¸c tác giả và tổ chức
tiêu biểu đà có những công trình quy mô về mô tả, thống kê và phân lo¹i thùc
vËt cho LSNG: Mendelsohn (1992), Kamol Visuphaka (1987), Peter vµ céng sù
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
9
(1989), Soepadmo (1983), Schwatzman (1989), Murty vµ Subrahmanayan
(1989), De Beer (1989, 1996), Caldecott (1988), Farnsworth và Soejarto (1992),
FAO (1984),...[10]
Việc phân tích giá trị, thị trường, vai trò của LSNG và các giải pháp quản
lý sử dụng cũng đà được các tổ chức và các nhà nghiên cứu quan tâm. Điển hình
là tổ chức FAO hàng năm đà thống kê, nghiên cứu, phân tích giá trị của các loại
LSNG, những nghiên cứu của tổ chức này cho biết giá trị của LSNG thể hiện ở
nhiều khía cạnh khác nhau cả về kinh tế, chính trị, khoa học, môi trường, xà hội,
ngoài những giá trị về đa dạng sinh học, môi trường, chúng còn cung cấp lương
thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên liệu thủ công mỹ nghệ, dược phẩm
đến giải quyết công ăn việc làm, phát triển ngành nghề, bảo tồn và phát huy
kiến thức bản địa, tôn tạo nét đẹp văn hoá, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời
sống nhiều mặt cho người dân, đặc biệt là dân nghèo (FAO - 1994, Sharma 1995). Peter vµ céng sù (1989) đà tính toán thu nhập từ LSNG và gỗ trên một ha
rừng nhiệt đới ở vùng Amazon đạt 6.820 đô la Mỹ/ha/năm.[10]
Tác giả De Beer (1989) [31] khi nghiên cứu ở vùng Đông Nam á đà chỉ ra
rằng nguồn tài nguyên LSNG ở khu vực này có thể đảm bảo cc sèng cho Ýt
nhÊt lµ 27 triƯu ngêi sèng trong các vùng gần rừng.
Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế tại Indonesia (CIFOR) đà chú
trọng nhiều về nghiên cứu LSNG, đề ra phương pháp phân tích với các lâm sản
thương mại trên thế giới.
Chính phủ Hà Lan tài trợ cho nhiều dự án về LSNG khắp thế giới, các tổ
chức phi chính phủ của Đức hỗ trợ cho nhiều dự án LSNG ở Châu Phi (Bolivia,
Tazania, Cameroon,..), Châu á (Việt Nam, Campuchia,...).
Nhiều trường đại học ở Hà Lan, Đức, Mỹ quan tâm nghiên cứu ảnh hưởng
của LSNG đến đời sống của người dân và các cộng đồng dân cư ven rừng và
trong rừng.
Tóm lại, LSNG là những sản phẩm đem lại thu nhập đáng kể cho các cộng
đồng, quốc gia trên thế giới, những nghiên cứu về chúng cũng đà được tiến hành
từ nhiều góc độ khác nhau. Điểm nổi bật của những nghiên cứu này là vai trò
của LSNG không chỉ có ý nghĩa đối với sinh kế của người dân sống trong hoặc
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
10
gần rừng mà còn có ý nghĩa trong cả sự tồn tại và phát triển bền vững của các hệ
sinh thái rừng, bởi lẽ thực vật cho LSNG luôn là một bộ phận hợp thành, không
thể tách rời khỏi những mối liên hệ hữu cơ của các hệ sinh thái rừng.
1.3.2. Việt Nam
1.3.2.1. Tiềm năng, tình hình khai thác, sử dụng, sản xuất kinh doanh LSNG
Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên sinh vật rất phong phú, trong đó có
nhiều LSNG quan trọng. Đến nay đà thống kê được 11.373 loµi thùc vËt thc
2.524 chi vµ 378 hä. VỊ động vật đà thống kê được 310 loài và phân loài thú,
840 loài chim, 286 loài bò sát, 162 loài ếch nhái, 5.155 loài côn trùng, 113 loài
bọ nhảy, 145 loài ve giáp, 200 loài giun đất, 161 loài giun sán ký sinh và 307
loài giun tròn.
Trong số các loài thực vật được thống kê, có: 113 loài cho hương liƯu, 800
loµi cho ta nanh, 93 loµi cho chÊt mµu, 458 loài cho tinh dầu, 473 loài cho nhựa
và 1.863 loài cho các dược phẩm. Tuy nhiên, những loài được gây trồng chưa
nhiều, chỉ khoảng 350 loài, trong đó chỉ có 4 loài có diện tích gây trồng tương
đối lớn là Thông nhựa, Quế, Hồi, Tre luồng.[1]
Theo thống kê của Bộ nông nghiệp và PTNT, trong những năm gần đây
tổng kim ngạch xuất khẩu của các LSNG đà lên đến trên 200 triệu đô la Mỹ
trong tổng số 2 tỷ đô la Mỹ kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành lâm nghiệp.
Đó là còn chưa thống kê được giá trị hàng xuất khẩu tiểu ngạch và quan trọng
nhất là phần lớn được sử dụng tại chỗ, nội địa.
Bảng 1.1. Tổng giá trị xuất khẩu LSNG của Việt Nam (triệu đô la Mỹ)
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng giá trị
Tăng trưởng (%)
96
108
139
155
198
125
110
128
112
129
Nguồn: Trung tâm Tin học và thống kê - Bộ Nông nghiệp và PTNT, tháng
5/2006
Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu LSNG khá đa dạng, tập trung vào các nhóm
chính là dược liệu, hoá chất và hàng thủ công mỹ nghệ, cơ cấu giá trị sản phẩm
xuất khẩu được thể hiện ở bảng sau:
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
11
Bảng 1.2. Giá trị các mặt hàng LSNG xuất khẩu (triệu đô la Mỹ)
Năm
Mật
Quế,
Dược
Nhựa
Tre
Tinh
Sản
Tổng
ong
Hồi
liệu
cây
song
dầu
phẩm tre
2000
3,609
9,134
5,746
4,335
5,068
3,680
65,932
2001
5,669
10,329
6,164
4,700
4,626
2,992
73,261 107,741
2002
16,541
11,022
6,476
4,172
7,621
3,433
88,747 138,012
2003
18,692
11,715
6,747
4,939
8,830
3,595
99,737 154,255
2004
17,930
11,912
6,576
5,651
9,911
6,044
138,220 196,244
Cộng
62,441
54,112 31,709 23,797 36,056 19,744
465,897 693,756
97,504
Nguồn: Trung tâm Tin học và thống kê - Bộ Nông nghiệp và PTNT, tháng
5/2006
Thị trường xuất khẩu các loại LSNG đà mở rộng hầu khắp các châu lục,
trong đó kim ngạch xuất khẩu đến 1 số nước năm 2004 như sau: Nhật Bản: 27
triệu đô la Mỹ, Đài Loan: 15 triệu đô la Mỹ, Đức: 20 triệu đô la Mỹ, Pháp: 10
triệu đô la Mỹ, Mỹ: 30 triệu đô la Mỹ, đây cũng chính là những thị trường có
tiềm năng và sức hấp dẫn cao trong các chiến lược phát triển LSNG.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hiện nay cả nước có 88 xÝ
nghiƯp chÕ biÕn tre tróc, 36 xÝ nghiƯp chÕ biÕn song mây, 11 xí nghiệp chế biến
các loại LSNG khác, 713 làng nghề sản xuất mây tre và 8 làng nghề sản xuất
giấy thủ công từ cây Dó, Dướng. Hệ thống này cùng với các đơn vị của Tổng
Công ty Lâm sản Việt Nam, các Công ty lâm sản vùng của trung ương và các
địa phương đang tham gia vào việc chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu các
loại LSNG, đem lại thu nhập và công ăn việc làm cho hàng vạn lao động.[1]
1.3.2.2. Quản lý nhà nước đối với LSNG
LSNG là một bộ phận của lâm nghiệp, chỉ có thể phát triển bền vững trên
cơ sở quản lý và phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, ý thức tôn trọng tài
sản chung, kỷ cương luật pháp chưa nghiêm. Quan niệm của chính quyền cũng
như người dân đều coi LSNG là thứ được khai thác tự nhiên, không được qu¶n
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
12
lý bảo vệ như gỗ, vì vậy đà dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài thực vật cho
LSNG trên phạm vi cả nước. Công tác quản lý nhà nước vỊ LSNG bao gåm viƯc
cÊp giÊy phÐp khai th¸c, kiĨm tra kiểm soát khi lưu thông cùng với việc xây
dựng một khuôn khổ pháp lý thống nhất:
- Về cấp phép và kiểm tra kiểm soát: Việc cấp phép khai thác LSNG trước
đây tập trung vào cơ quan quản lý lâm nghiệp cấp tỉnh (Sở Nông nghiệp và
PTNT), nay theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 được phân cấp cho
UBND cấp xà và huyện tuỳ theo quy mô và chủng loại LSNG đưa vào khai thác.
Vấn đề nảy sinh ở đây là ở cấp xà và cả một số huyện không có biên chế cán bộ
có chuyên môn về lâm nghiệp nên việc cấp phép còn tuỳ tiện, thiếu cơ sở, một
số nơi còn lúng túng, dẫn đến chậm trễ hoặc không cấp phép được theo luật
định. Việc kiểm tra kiểm soát quá trình khai thác, vận chuyển, chế biến, kinh
doanh LSNG do cơ quan Kiểm lâm thực hiện. Luật Bảo vệ và phát triển rừng
năm 2004 đà ghi rõ: Cơ quan Kiểm lâm chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát
việc bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, lưu thông, vận chuyển, kinh
doanh lâm sản; đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo
vệ và phát riển rừng.[17]
- Quản lý bằng pháp luật: Trong thời gian vừa qua, trong quá trình từng
bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xà hội chủ nghĩa, các cơ quan lập pháp
và hành pháp từ cấp trung ương đến địa phương đà ban hành nhiều văn bản quy
phạm pháp luật liên quan đến việc quản lý, sử dụng và pháp triển lâm nghiệp
nói chung cũng như đối với LSNG nói riêng, một vài văn bản tiêu biểu:
Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và Nghị định số 23/2006/NĐ-CP
của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 cđa Thđ tíng ChÝnh
phđ vỊ thùc hiƯn tr¸ch nhiƯm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm
nghiệp.
Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Quy chế quản lý các lo¹i rõng
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
13
Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê,
nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
Quyết định số 661/1998/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính
phủ về mục tiêu, nhiệm vụ của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 7/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT về việc ban hành Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác.
Việt Nam cũng đà ký những Công ước, Hiệp định quốc tế có liên quan trực
tiếp đến khai thác, sử dụng và buôn bán các LSNG như: Công ước của Liên hợp
quốc về đa dạng sinh học, Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực
vật hoang dà đang bị nguy cấp (CITES), Công ước về các vùng đất ngập nước có
tầm quan trọng quốc tế. Là nước mới hội nhập WTO (Tổ chức Thương mại Thế
giới), việc thực hiện nghiêm túc các hiệp định, công ước quốc tế là điều kiện
tiên quyết để hàng hoá LSNG của Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường thế
giới.
1.3.2.3. Những nghiên cứu vỊ thùc vËt cho LSNG ë níc ta
ViƯc nghiªn cøu vỊ thùc vËt cho LSNG ë ViƯt Nam trong nh÷ng năm gần
đây phần lớn được thực hiện bởi các cơ quan của nhà nước với sự tài trợ của các
tổ chức, dự án quốc tế.
Điển hình nhất là Dự án sử dụng bền vững LSNG do Trung tâm Nghiên
cứu Lâm đặc sản thực hiện với sự phối hợp của Trung tâm Nghiên cứu Tài
nguyên và môi trường (CRES), Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Kinh tế Sinh
thái (ECO-ECO). Dự án do Chính phủ Hà Lan tài trợ và Tổ chức BTTN Quốc tế
(IUCN) hỗ trợ kỹ thuật. Các hoạt động nghiên cứu bao gồm: Phát triển và thử
nghiệm các hệ thống quản lý rừng và LSNG có sự tham gia; Nghiên cứu hệ
thống sở hữu LSNG ở Việt Nam; Nghiên cứu thử nghiệm gây trồng một số loại
LSNG có giá trị theo nhu cầu của người dân.
Phạm Xuân Hoàn (Trường Đại học Lâm nghiệp - 1997) [11] đà nghiên cứu
phân loại LSNG tại Phia Đén - Nguyên Bình, tØnh Cao B»ng theo mơc ®Ých sư
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
14
dụng, tác giả đà kết luận đại bộ phận người khai thác LSNG là nông dân,
phương thức khai thác LSNG phụ thuộc vào bộ phận sử dụng và được tiến hành
quanh năm, khai thác theo kiểu huỷ diệt, làm một số cây có nguy cơ tuyệt
chủng. Từ đó tác giả cũng đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển bền vững
nguồn tài nguyên thực vật cho LSNG.
Các tác giả Hoàng Thái Sơn, Nguyễn Thuỳ Vinh, Nguyễn Văn Đạt, Hoàng
Thị Tho (Trường Đại học Lâm nghiệp và Trường Trung học Lâm nghiệp I Trung
ương Quảng Ninh - 2005) [20] đà nghiên cứu vai trò của LSNG trong đời sống
cộng đồng người Dao ở thôn Bằng Anh, xà Tân Dân, huyện Hoành Bồ, tỉnh
Quảng Ninh, các tác giả đà cho biết tại đây có đến 90% số hộ biết lấy cây thuốc
nam và đều tham gia thu hoạch, sử dụng LSNG. Thu nhập từ các loại LSNG
bình quân 3 triệu đồng/hộ/năm, gấp 1,5 lần hộ thu nhập từ nông nghiệp. Đồng
thời các tác giả cũng đà chỉ ra những tồn tại trong quá trình khai thác, sử dụng
LSNG tại đây như khai thác quá mức, khai thác không đúng mùa vụ, kỹ thuật,
không có kế hoạch tái tạo lại tài nguyên, đồng thời cũng đề xuất những giải
pháp để khắc phục những tồn tại, pháp triển bền vững tài nguyên LSNG.
Lê Mộng Chân và Vũ Dũng (1992) [4] đà tiến hành nghiên cứu, phân loại
các loại thực vật và thực vật đặc sản trong rừng. Các tác giả đà đưa ra khái niệm
đặc sản rừng là những loài cây không cho gỗ hoặc ngoài cho gỗ còn cho các sản
phẩm quý khác như quả hồi, nhựa thông, vỏ quế hoặc sợi song mây,... Còn tác
giả Vũ Ngọc Lộ và cộng sự (1996) [14] đà mô tả khá chi tiết về những loài cây
cho tinh dầu và tài nguyên cây thuốc ở nước ta.
Công trình thống kê mô tả đồ sộ, có giá trị nhất không những đối với
nghiên cứu thực vật cho LSNG mà cả hệ thống phân loại thực vật Việt Nam là
công trình Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (2000) [12], tác giả đà mô tả,
phân loài, đưa ra cách nhận biết và công dụng của khoảng 12.000 loµi thùc vËt
bËo cao hiƯn cã ë ViƯt Nam. Đây được coi là bộ đại từ điển về thực vật Việt
Nam, là bộ cẩm nang tra cứu không thể thiếu cho những người nghiên cứu về
thực vật.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
15
Đỗ Tất Lợi sau nhiều năm nghiên cứu, sưu tầm đà cho ra một công trình
nghiên cứu lớn là bộ sách Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (1997) [15], tác giả
đà thu thập, mô tả cách thức nhận biết, tính năng và tác dụng của các loài thực
vật, trong ®ã cã rÊt nhiỊu loµi lµ thùc vËt cho LSNG.
L· Đình Mỡi và cộng sự (2005) [36] lại đi theo một hướng sâu hơn, tác giả
đà tiến hành nghiên cứu, phân tích thành phần, công dụng của những hoạt chất
có trong các cây có chứa các hoạt chất sinh học. Những cây được nghiên cứu
đều được mô tả khá kỹ về cả hình thái, đặc tính sinh vật học, hàm lượng và tác
dụng của các hoạt chất sinh học chứa trong từng bộ phận cụ thể của cây. Trong
đó các loài thực vật cho LSNG được phân tích, mổ xẻ dưới góc độ là thể nhân
cung cấp các chất có hoạt tính sinh học.
Ngoài ra còn có những nghiên cứu tập trung vào việcnhân giống các loại
tre trúc, nghiên cứu vỊ c©y thc nam, chÕ biÕn sư dơng LSNG cđa các tập thể,
cá nhân, sinh viên của Đại học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam, Đại học Nông Lâm Huế.
Các công trình và vấn đề nghiên cứu trên đà khẳng định rằng:
. Nghiên cứu về LSNG bằng những nghiên cứu cơ bản hay bằng cách tiếp
cận có sự tham gia đều cho những kết quả có giá trị khoa học.
. Việc tiếp tục nghiên cứu về LSNG là cần thiết, nó phục vụ cho yêu cầu
của thực tiễn, ®ång thêi ®ãng gãp c¬ së khoa häc cho viƯc phát triển lý luận về
quản lý và sử dụng LSNG ở nước ta.
. Nghiên cứu LSNG cần được tiến hành cho từng vùng sinh thái nhân văn
cụ thể, gắn với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xà hội của từng khu vực nghiên cứu.
. Những kết quả nghiên cứu trên sẽ là cơ sở định hướng tốt cho công việc
nghiên cứu của đề tài.
Qua những nghiên cứu trên và qua sự tìm hiểu một số tài liệu nghiên cứu
về LSNG kh¸c chóng ta cã thĨ nhËn thÊy tÝnh bøc thiÕt của việc nghiên cứu về
LSNG, những vấn đề nghiên cứu về LSNG có liên quan đến các khu bảo tồn
hiện còn rất ít và cũng chỉ mới đi sâu nghiên cứu các vấn đề về gây trồng, khai
thác, sử dụng, chế biến một số loài lâm sản có giá trị mà chưa đi sâu tìm hiểu,
đề xuất những giải pháp có tính tổng thể và bền vững nhằm phát triển LSNG tại
vùng đệm các khu bảo tồn và vùng dân tộc thiểu số, đây là mục tiêu mà đề tài
đang híng ®Õn.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
16
Chương 2
Mục tiêu, nội dung
và phương pháp nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được thực trạng để đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thực
vật cho LSNG tại vùng đệm Khu BTTN Đakrông.
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: XÃ Ba Lòng, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2006 đến tháng 5/2007.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Thực vật cho LSNG được tập trung nghiên cứu là thực vật bậc cao cho
LSNG được cộng đồng quản lý sử dụng, thu hái từ rừng tự nhiên. Các nội dung
nghiên cứu cụ thể của đề tài là:
1) Xác định và đánh giá hiện trạng thực vật cho LSNG tại vùng đệm
. Thành phần loài
. Các hình thái, dạng sống
. Phân loại theo công dụng
. Các loài tiêu biểu
2) Mối quan hệ giữa thực vật cho LSNG với các trạng thái rừng
3) Tình hình khai thác, sử dụng, lưu thông LSNG có nguồn gốc từ thực vật
tại xà nghiên cứu
4) Đánh giá công tác quản lý và phát triển thực vật cho LSNG trong khu
vực nghiên cứu
5) Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý và phát triển thực vật cho LSNG.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa, phân tích tài liệu
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
17
Thu thập và phân tích các thông tin, tài liệu, số liệu thứ cấp hiện có liên
quan đến đề tài (các nghiên cứu về LSNG đà có ở Việt Nam từ trước đến nay,
các văn bản luật/chính sách có liên quan, tài liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh
kinh tế xà hội,...). Đây là những cơ sở dữ liệu ban đầu và là nguồn thông tin
định hướng, kiểm tra chéo cho các bước nghiên cứu tiếp theo.
2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa bằng tuyến, ô tiêu chuẩn điển hình
Điều tra bằng tuyến điều tra và các ô tiêu chuẩn điển hình về các LSNG ở
các trạng thái rừng đặc trưng để ước lượng tài nguyên thực vật cho LSNG (chủ
yếu là khảo sát sự phong phú và phân bố, không đi sâu vào trữ lượng và phẩm
chất).
- Điều tra trên các tuyến, gồm 2 loại:
. Điều tra bằng tuyến di động (ngẫu nhiên) không định trước: ĐÃ tiến hành
khảo sát 1 số tuyến ven theo rừng và dọc theo các suối lớn: Khe Tà Lang, Khe
Vò và Khe Cau.
. Điều tra bằng tuyến xác định, vạch tuyến đi qua tất cả các trạng thái rừng
hiện có của xà nghiên cứu.
Tuyến I: Phía Nam sông Thạch HÃn, thuộc tiểu khu 826B. Xuất phát từ
đường nhựa liên xà tại thôn Cây Chanh đi dọc lên hướng Nam theo suối cạn,
qua trảng cây bụi tái sinh (lập ô tiêu chuẩn số 1), qua rừng phục hồi (lập ô tiêu
chuẩn số 2), vào giữa rừng nghèo (lập ô tiêu chuẩn số 3).
Tuyến II: Phía Nam sông Thạch HÃn, thuộc tiểu khu 826B. Xuất phát từ
đường nhựa liên xà tại thôn Mai Sơn, cắt qua suối cạn, đi dọc lên hướng Nam
theo suối lớn của khe Ba Tranh, qua trảng cây bụi tái sinh (lập ô tiêu chuẩn số
4), qua rừng phục hồi (lập ô tiêu chuẩn số 5), đi sâu vào giữa rừng nghèo (lập
các ô tiêu chuẩn số 6 và 7).
Tuyến III: Phía Bắc sông Thạch HÃn, thuộc tiểu khu 827. Vượt qua sông
Thạch HÃn đi men theo suối ranh giới với xà Triệu Nguyên đi dọc lên hướng
Bắc theo đường phân thuỷ, qua trảng cây bụi tái sinh (lập ô tiêu chuẩn số 8), đi
lên sườn đồi chính, vào giữa rừng phục hồi (lập ô tiêu chuẩn số 9).
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
18
Việc điều tra trên các tuyến gồm: Quan sát, ghi chép, chụp ảnh, đo toạ độ
bằng máy GPS và thu thập các mẫu vật, tiêu bản.
- Điều tra chi tiết trên các ô tiêu chuẩn:
. Số lượng ô tiêu chuẩn: Mỗi trạng thái rừng lập 3 ô tiêu chuẩn. Các trạng
thái rừng (hệ sinh thái) nhiệt đới xác định theo Thái Văn Trừng (1999) và Quy
phạm thiết kế kinh doanh rừng, ban hành theo Quyết định số 682B/QĐKT ngày
1/8/1984 (QPN 6 - 84) của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT).
Trong xà hiện có 3 trạng thái rừng nên đà lập 9 ô tiêu chuẩn:
Ô tiêu chuẩn số 1: Thuộc Tiểu khu 826B, thuộc thôn Cây Chanh. Trảng cây
bụi thứ sinh nhân tác, trạng thái IC. Toạ độ trung tâm ô: 1603842 độ vĩ Bắc và
10605916 độ kinh Đông, độ cao 44 m (có toạ độ theo Hệ toạ độ và độ cao
quốc gia VN2000 là X = 1840966 m; Y = 578703 m).
Ô tiêu chuẩn số 2: Thuộc Tiểu khu 826B, thuộc thôn Cây Chanh. Rừng
phục hồi thứ sinh, trạng thái IIA. Toạ độ trung tâm ô: 1603827 độ vĩ Bắc và
10605914 độ kinh Đông, độ cao 60 m (có toạ độ theo Hệ toạ độ và độ cao
quốc gia VN2000 là X = 1840542 m; Y = 578656 m).
Ô tiêu chuẩn số 3: Thuộc Tiểu khu 826B, thuộc thôn Cây Chanh. Rừng
nghèo, trạng thái IIIA1. Toạ độ trung tâm ô: 1603822 độ vĩ Bắc và 10605909
độ kinh Đông, độ cao 108 m (có toạ độ theo Hệ toạ độ và độ cao quốc gia
VN2000 là X = 1840383 m; Y = 578484 m).
Ô tiêu chuẩn số 4: Thuộc Tiểu khu 826B, thuộc thôn Mai Sơn. Trảng cây
bụi thứ sinh nhân tác, trạng thái IC. Toạ độ trung tâm ô: 1603850 độ vĩ Bắc và
10605855 độ kinh Đông, độ cao 24 m (có toạ độ theo Hệ toạ độ và độ cao
quốc gia VN2000 là X = 1841244 m; Y = 578074 m).
Ô tiêu chuẩn số 5: Thuộc Tiểu khu 826B, thuộc thôn Mai Sơn. Rừng phục
hồi thứ sinh, trạng thái IIA. Toạ độ trung tâm ô: 1603842 độ vĩ Bắc và
10605850 độ kinh Đông, độ cao 59 m (có toạ độ theo Hệ toạ độ và độ cao
quốc gia VN2000 là X = 1840980 m; Y = 577940 m).
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
19
Ô tiêu chuẩn số 6: Thuộc Tiểu khu 826B, thuộc thôn Mai Sơn. Rừng
nghèo, trạng thái IIIA1. Toạ độ trung tâm ô: 1603836 độ vĩ Bắc và 10605843
độ kinh Đông, ®é cao 79 m (cã to¹ ®é theo HƯ to¹ ®é vµ ®é cao quèc gia
VN2000 lµ X = 1840806 m; Y = 577724 m).
Ô tiêu chuẩn số 7: Thuộc Tiểu khu 826B, thuộc thôn Khe Cau. Rừng
nghèo, trạng thái IIIA1. Toạ độ trung tâm ô: 1603835 độ vĩ Bắc và 10605817
độ kinh Đông, độ cao 61 m (có toạ độ theo Hệ toạ độ và độ cao quốc gia
VN2000 là X = 1840780 m; Y = 576949 m).
Ô tiêu chn sè 8: Thc TiĨu khu 827, thc th«n Khe Cau. Trảng cây
bụi thứ sinh nhân tác, trạng thái IC. Toạ độ trung tâm ô: 1603912 độ vĩ Bắc và
10605850 độ kinh Đông, độ cao 76 m (có toạ độ theo Hệ toạ độ và độ cao
quốc gia VN2000 là X = 1841888 m; Y = 577924 m).
Ô tiêu chuẩn sè 9: Thc TiĨu khu 827, thc th«n Khe Cau. Rừng phục
hồi thứ sinh, trạng thái IIA. Toạ độ trung tâm ô: 1603929 độ vĩ Bắc và
10605857 độ kinh Đông, ®é cao 151 m (cã to¹ ®é theo HƯ to¹ ®é vµ ®é cao
quèc gia VN2000 lµ X = 1842430 m; Y = 578136 m).
. Diện tích ô tiêu chuẩn: 1.000 m2 (40 x 25 m).
. Néi dung vµ kü thuật điều
tra ô tiêu chuẩn: Lập ô tiêu chuẩn
theo phương pháp điển hình.
Trong ô quan sát, đo đếm tất cả
các cây gỗ, cây tái sinh có khả
năng cho LSNG (cả những cây
chưa xác định), ghi vào biểu điều
tra, theo phương pháp lập ô tiêu
chuẩn của Whitaker (1972) và
Hình 2.1. Điều tra trên ô tiêu chuẩn
chỉnh lý theo Francisco Dallmier
(1988).
Những cây chưa xác định được, lấy tiêu bản để giám định bằng phương
pháp chuyên gia, những cây không cho LSNG được loại trừ không đưa vào.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
20
Phương pháp phân chia các loài cây theo nhóm công dụng sản phẩm được
thực hiện như sau:
Điều tra cây cho sợi và làm bột giấy:
Do những cây loại này có thể cho sợi ở những bộ phận khác nhau như bồ
đề, tre nứa,... cho sợi từ thân; sui, dướng, gió cho sợi từ vỏ cây; dứa mỹ cho sợi
từ lá, bông, bông gạo, bông gòn cho sợi từ vỏ hạt nên phải thu thập bộ phận có
khả năng cho sợi, bột giấy để kiểm tra, xác định.
Điều tra cây có dầu béo:
Dầu béo thường nằm trong quả hoặc hạt. Vì dầu béo không tan trong nước
và rượu nên có thể kiểm tra khả năng cho dầu béo bằng cách soi vết dầu loang:
Già nhỏ hạt, xát lên giấy rồi soi vết loang.
Điều tra cây cho tinh dầu thơm:
Tinh dầu thơm thường nằm trong các tế bào tiết, túi tiết hoặc ống tiết nằm
trong lá, thân, hoa, quả và hạt. Do đặc tính có mùi, dễ hoà tan trong rượu và cồn,
dễ bay hơi của tinh dầu nên có thể dễ dàng phát hiện cây cho tinh dầu bằng các
cách:
+ Soi lá lên ánh sáng để phát hiện túi tiết tinh dầu.
+ Vò hoặc già nát nguyên liệu rồi ngửi.
+ Ngâm mẫu nghi có tinh dầu vào cồn, rượu rồi xác định.
Trong một số loài cây, tinh dầu ở dạng ngưng kết không rõ mùi nên phải
đốt cháy nguyên liệu hoặc dùng hoá chất làm cho tinh dầu bay hơi khi đó mới
có thể khẳng định.
Điều tra cây cho nhựa:
Nhựa có thể chứa trong lá, thân, quả hoặc rễ, nhựa thường tiết ra trên các
vết thương cơ giới do côn trùng chích hút vì vậy dễ dàng nhận biết.
Khi mới nhìn thường khó phân biệt nhựa dầu và keo, nhựa dầu thường lẫn
tinh dầu nên có mùi thơm. Keo có thể tan trong nước và độ dính tăng dần theo
mức độ khô ở một số loài cây, keo được hình thành ®Ĩ thÝch nghi víi ®iỊu kiƯn
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
21
sống khô hạn, loại keo này có sức hút nước cao và làm tăng thể tích lên nhiều
lần (một số loµi thuéc chi Astragalus hä Fagaceae). Nhùa cao su thêng có màu
trắng, đông kết trong nước ấm (30-400C), có tính đàn hồi cao.
Để điều tra cây cho nhựa, thực hiện như sau:
+ Dùng dao chặt vỏ rồi quan sát nhựa loÃng chảy trên vết thương cơ giới do
dao chặt.
+ Quan sát nhựa keo lại hay khô cứng trên các vết thương cơ giới do dao
chặt, nhựa thường có hình giọt nước, có màu hoặc có mùi.
+ Ngắt búp, lá, quả non rồi quan sát nhựa chảy.
+ Khuấy tan trong nước rồi cô đặc để phát hiện tính dính của nhựa keo.
+ Cho đông kết trong nước ấm để xác định nhựa cao su.
Điều tra cây cho ta nanh:
Tuỳ từng loài cây mà ta nanh có chứa nhiều hay ít ở các bộ phận khác
nhau. Có thể xác định nhanh cây cho ta nanh qua các phản ứng hoá học như:
Nhai lá, vỏ, quả để phát hiện chất chát; Vết cắt trên dao sắt có màu xám.
Điều tra cây cho màu nhuộm:
Màu nhuộm tồn tại nhiều trên lá, hoa, quả, rễ. Mét sè loµi cho mµu nhng
cịng cã loµi cho 2, 3 màu nhuộm khác nhau ở các bộ phận khác nhau. Cây
trong các họ thực vật giàu ta nanh như Fagaceae (DỴ), Rosaceae (Hoa hång),
Berberidaceae (M· hå),... cịng thêng cho màu nhuộm.
Có thể phát hiện khả năng cho màu của cây bằng cách: Ngâm nguyên liệu
trong cồn hoặc rượu mạnh rồi quan sát dung dịch chiết ra, cần lưu ý khả năng
nhạt hoặc biến màu nhanh chóng trong điều kiện thông thường. Hoặc quệt vết
cắt lên giấy trắng.
Điều tra cây cho thuốc, cho quả, cho lương thực, thực phẩm:
Đối với những cây cho thuốc và cây ăn được có ảnh hưởng trực tiếp đến
sinh mệnh, vì vậy phải kiểm nghiệm thận trọng trước khi khẳng định.
Đề tài đà sử dụng 2 phương pháp sau:
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
22
+ Phỏng vấn dân địa phương, những người cao tuổi, lương y.
+ Kiểm định nhanh: Cây ăn được thường là những cây giàu đường và tinh
bột, do đó người ta dựa vào đặc tính hoà tan trong nước của đường, đặc tính
không tan trong nước, khả năng nhuộm màu của I-ốt và độ dính khi đun nóng
của tinh bột để đoán định. Chim thú thường ăn quả, hạt, ta cũng có thể quan sát
các phần thừa thức ăn của động vật để đoán định.
2.4.3. Các phương pháp điều tra xà hội học
2.4.3.1. Phương pháp RRA và PRA
Khuynh hướng tham dự cộng đồng (community participation) được biết
đến vào những năm 1930, nhưng nổi bật hơn là sau chiến tranh thế giới thứ II.
Có một sự khác biệt giữa các cộng đồng ở nông thôn và thành thị giữa các nhóm
dân tộc ít người và các nhóm khu vực và giữa các cộng đồng với những lối sống
và hệ giá trị khác nhau. Sự khác biệt này chỉ có thể vượt qua bằng chính ảnh
hưởng của cộng đồng tới những dịch vụ mà họ được cung cấp và chính quần
chúng phải có vai trò của mình trong hệ thống. Đó là một hệ thống tổ chức xÃ
hội phát huy sự hợp tác, tương trợ trong các cộng đồng nhằm huy động một
cách có hiệu quả nguồn lực để giải quyết những vấn đề có lợi ích về thiên nhiên
và môi trường chung.[6]
RRA (Rapid Rural Appraisal): Phương pháp đánh giá nông thôn nhanh
được đưa ra vào những năm cuối thập niên 70 và được sử dụng để đưa ra các
thông tin nhanh và chính xác cho việc nhận dạng và đánh giá các chương trình
phát triển nông thôn. Đây là phương pháp thu thập thông tin kết hợp nhiều kỹ
thuật thu thập tài liệu khác như quan sát thực tế, phỏng vấn không chính thức,
thu lượm các tài liệu đà công bố.[6]
Trong RRA, yếu tố liên ngành là rất quan trọng. Các vấn đề của người
nông dân là phức tạp bao gồm toàn bộ hệ tài nguyên nông thôn chứ không chỉ
riêng cây trồng. Do tính phức tạp của hệ thống địa phương, đối với một chuyên
gia của một chuyên môn nhất định khó có thể hiểu đầy đủ mọi yếu tố mà ngêi
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
23
nông dân đấu tranh với chúng và cũng khó đề xuất ra một gợi ý can thiệp nào
mà hoàn toàn phù hợp và có thể tồn tại được trong địa phương.
RRA có thể tập trung vào đánh giá tổng thể hệ thống làng, xÃ, hoặc đánh
giá mang tính thời sự, hay mang tính chuyên sâu. RRA được thực hiện theo một
số yêu cầu chung mà không để ý đến công cụ sử dụng. Trong RRA, các nhà
nghiên cứu tiến hành đánh giá thông qua các câu hỏi phát sinh trong quá trình
phỏng vấn. Người nghiên cứu cố tránh hoặc giảm đến mức thấp nhất những định
kiến nhỏ của một nhóm nghiên cứu liên ngành, có nam có nữ. Người nghiên cứu
phải lắng nghe người địa phương, coi họ như những thầy giáo có kiến thức đặc
biệt về các điều kiện nông thôn mà ngoài họ ra không có ai khác. Cuối cùng các
nhóm nghiên cứu cần phải nghiên cứu cùng một vấn đề, cùng một câu hỏi bằng
nhiều phương pháp khác nhau, vừa để kiểm tra chéo vừa để hoàn thiện bức phác
họa tổng thể.
RRA là phương pháp nghiên cứu nông thôn linh hoạt nhanh chóng và chi
phí thấp, có khả năng ứng dụng rộng rÃi. Đây là phương pháp có khả năng dùng
được ở bất kỳ nơi nào cần thông tin kịp thời, tập trung và có hiệu quả. Vì nó có
tính linh động cao nên nó có thể dùng được ở phạm vi rộng để trả lời những vấn
đề nảy sinh. Nó cung cấp thông tin nhanh, do đó trong giám định các đề án nó
có thể xác định được các vấn đề đúng lúc để can thiệp. Tuy nhiên, sự tham gia
của người dân phần nào còn thụ động và các giải pháp phát triển phần lớn do
những nhà nghiên cứu xác lập. Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn
chế hiệu quả của chúng.
Để khắc phục tồn tại trên, người ta đà cố gắng tìm ra những phương pháp
đánh giá nông thôn mới bằng những cách nào đó không chỉ lôi cuốn nông dân
vào quá trình thu thập thông tin, đánh giá những vấn đề đang tồn tại trong cộng
đồng, mà cả trong quá trình nghiên cứu ra quyết định về những giải pháp phát
triển, lập kế hoạch thực hiện những giải pháp đà đề ra, kiểm tra, giám sát và
điều chỉnh những kế hoạch đó trong toàn bộ quá trình phát triển của cộng ®ång.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
24
Do đòi hỏi của thực tiễn, từ những năm 80 bắt đầu hình thành phương pháp mới
- phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA).
PRA (Participatory Rural Appraisal): Phương pháp đánh giá nông thôn có
sự tham gia của người dân được Conway, Robert Chamber, Gordon xây dựng
vào cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. PRA là một trong những
phương pháp lôi cuốn sự tham gia tích cực của nông dân vào quá trình thu thập,
phân tích thông tin, đề ra những giải pháp để giải quyết những vấn đề đang tồn
tại trong cộng đồng của họ. PRA đà được sử dụng trong quản lý tài nguyên
thiên nhiên, nông nghiệp, các chương trình xoá đói giảm nghèo, an toàn lương
thực và sức khoẻ. [6]
PRA dựa trên phương pháp luận cơ sở đà được chuyên môn hoá theo các
hướng nhỏ bao gồm các RRA mang tính thời sự, RRA khảo sát và RRA giám
sát cũng như các phương pháp đánh giá nông thôn tham dự (PRA). Trước đây,
do thiếu phương pháp luận có kết cấu chặt chẽ, phương pháp tham dự trở nên
tốn kém và không hiệu quả đối với các cơ quan phát triển. PRA tạo ra một kết
cấu quy tụ được các dân cư, các thủ lĩnh của các cộng đồng, các nhân viên kỹ
thuật của vùng và các tổ chức phi chính phủ. Việc lấp các hố ngăn giữa người
hưởng lợi theo dự kiến và những người quản lý các nguồn lực dẫn đến những
hoạt động mà các thiết chế làng xà có thể duy trì. Trong RRA và PRA đà phát
huy được tối đa những kinh nghiệm của cả những người nghiên cứu cũng như
người dân nông thôn. [6]
Phương pháp này đà được áp dụng trong đề tài này để điều tra, thu thập các
số liệu về ®iỊu kiƯn d©n sinh, kinh tÕ, x· héi, ®iỊu tra tình hình khai thác, sử
dụng, lưu thông và quản lý các loại thực vật cho LSNG tại xà nghiên cứu. PRA
được thực hiện thông qua việc phỏng vấn 30 hộ dân của 10 thôn trong xà (mỗi
thôn 3 hộ) bằng bảng câu hỏi bán định hướng. Những thông tin liên quan đến
thu nhập, đời sống của người dân, tình hình khai thác, sử dụng các thực vật cho
LSNG tại xà nghiên cứu, những khó khăn đang gặp phải và những đề xuất kiến
nghị đều được đề cập đến trong các bảng câu hỏi. Do có sự khác biệt về ngôn
LUAN VAN CHAT LUONG download : add