Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ HAY nghiên cứu đề xuất chương trình giáo dục bảo tồn tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh loài vượn cao vít huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------

NÔNG DIỆU HUẾ

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC BẢO TỒN
TẠI KHU BẢO TỒN LỒI VÀ SINH CẢNH LỒI VƯỢN CAO VÍT
HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nô ̣i, 2012

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------

NÔNG DIỆU HUẾ

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC BẢO TỒN
TẠI KHU BẢO TỒN LỒI VÀ SINH CẢNH LỒI VƯỢN CAO VÍT


HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG

Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng
Mã số: 60.62.68

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐỒNG THANH HẢI

Hà Nô ̣i, 2012

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu bảo tồn Loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít (VCV) thuộc huyện
Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng là phần nằm ở phía tây bắc của dãy núi đá vôi
khu vực Đông Bắc của Việt Nam, tiếp giáp với huyện Trịnh Tây, tỉnh Quảng
Đông, Trung Quốc. Mặc dù KBT đã được thành lập và nhiều hoạt động Bảo
tồn được triển khai tại đây tuy nhiên, quần thể VCV đã và đang chịu ảnh
hưởng bởi các hoạt động của người dân sống tại đây. Cụ thể như: lấy củi, lấy
gỗ sửa nhà, sửa guồng nước, chăn thả gia súc…những hoạt động trên đã tác
động không nhỏ tới sinh cảnh sống của lồi Vượn Cao Vít và ảnh hưởng tới
việc phục hồi quần thể loài trong tương lai. Một trong những nguyên nhân
dẫn tới hiện tượng này là thiếu chương trình giáo dục bảo tồn dài hạn, các
nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc điều tra cơ bản về tình hành dân sinh kinh
tế, nhu cầu sử dụng tài nguyên, sinh thái dinh dưỡng và sinh cảnh sống của

Vượn…. Được tiến hành bởi tổ chức Bảo vệ Động, Thực vật hoang dã quốc
tế (FFI) và một số tổ chức khác.
Như vậy, việc tiến hành xác định nhu cầu bảo tồn của người dân thuộc
các xã nói trên làm cơ sở cho việc thiết kế và tiến hành các chương trình giáo
dục bảo tồn là nhu cầu cấp thiết đối với sự thành cơng của cơng tác bảo tồn
Vượn Cao Vít tại Trùng Khánh trong thời gian dài. Vì những lý do trên tôi tiến
hành đề tài “Nghiên cứu đề xuất các chương trình giáo dục bảo tồn tại Khu
bảo tồn lồi và sinh cảnh Vượn Cao Vít huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao
Bằng”. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho việc đề xuất các chương
trình giáo dục bảo tồn cho người dân sống tại khu vực trong tương lai.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm
Khái niệm giáo dục mơi trường chính thức được sử dụng lần đầu tiên
vào năm 1972, tại Hội nghị toàn cầu lần thứ nhất về Môi trường Nhân văn
được tổ chức ở Stockholm (Thụy Điển) (Matarasso, 2004). Từ đó cho đến nay
có rất nhiều định nghĩa và khái niệm liên quan đến cụm từ này, dưới đây là
một số định nghĩa được sử dụng rộng rãi.
1.1.1. Giáo dục môi trường
- “Giáo dục mơi trường là q trình nhận ra các giá trị và làm rõ khái
niệm để xây dựng những kỹ năng và thái độ cần thiết, giúp hiểu biết và đánh
giá đúng mối tương quan giữa con người với nền văn hóa và mơi trường vật
lý xung quanh, giáo dục môi trường cũng tạo cơ hội cho việc thực hành để ra
quyết định và tự hình thành quy tắc ứng xử trước những vấn đề liên quan đến

chất lượng môi trường” (IUCN, 1970).
- “Giáo dục môi trường là một quá trình phát triển những tình huống
dạy/học hiệu quả giúp người dạy và học tham gia giải quyết những vấn đề
môi trường liên quan, đồng thời tìm ra một lối sống có trách nhiệm và được
thơng tin đầy đủ” (Wigley, 2000).
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về giáo dục mơi trường, tất cả
đều có một số đặc điểm cơ bản sau:
+ GDMT là một quá trình diễn ra trong một khoảng thời gian, ở nhiều
địa điểm khác nhau, thông qua những kinh nghiệm khác nhau và bằng những
phương thức khác nhau.
+ GDMT nhằm thay đổi hành vi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3

+ Mơi trường học tập là chính mơi trường và những vấn đề có trong
thực tế.
+ GDMT liên quan đến việc giải quyết vấn đề và ra quyết định về cách
sống.
+ Trong GDMT, việc học phải tập trung vào người học và lấy hành
động làm cơ sở.
1.1.2. Cộng đồng
Cộng đồng nói chung thường được hiểu là những nhóm người, được
tập hợp dưới nhiều hình thức khác nhau như theo lứa tuổi, theo nghề nghiệp,
theo huyết thống, theo khu vực địa lý, theo hệ thống quyền lực, theo tổ chức
đoàn thể, theo sở thích,… (Matarasso, 2004). Tuy nhiên, cộng đồng trong đề
tài này được xem xét như một đơn vị cấp địa phương của một tổ chức xã hội
bao gồm các cá nhân, gia đình, thể chế và các cấu trúc khác đóng góp cho

cuộc sống hàng ngày của xã hội, của một nhóm người trong một khu vực địa
lý xác định, có thể được biến đổi bởi q trình vận động lịch sử (Matarasso,
2004).
Cho đến nay, còn nhiều ý kiến về sự khác nhau giữa giáo dục bảo tồn
(GDBT) và giáo dục môi trường (GDMT). Nhiều người cho rằng, GDBT và
GDMT là 2 khái niệm tương đồng với nhau, có thể thay khái niệm GDBT
bằng GDMT và ngược lại. Trong khuôn khổ đề tài, khái niệm GDBT được
dùng để chỉ các hoạt động GDMT có sự tham gia của cộng đồng dân địa
phương nhằm thay đổi hành vi, hướng tới mục tiêu bảo tồn (Matarasso và
cộng sự, 2004). Tuy vậy, một chương trình GDBT khơng chỉ dừng lại ở các
hoạt động giáo dục như: tập huấn nâng cao kỹ năng mà cịn có thể là các
chương trình truyền thơng nhằm cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức,…
hoặc các chương trình vận động chính sách nhằm xóa bỏ những trở ngại về

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4

mặt chính sách đối với việc thực hiện các hành vi bảo tồn (cả hành vi tích cực
hiện tại và các hành vi bảo tồn mới).
Một chương trình GDBT cần làm rõ đâu là các hành vi gây ra các vấn
đề bảo tồn/môi trường. Nguyên nhân của các hành vi đó là gì? Do thiếu nhận
thức, kiến thức, kỹ năng, khơng có thái độ đúng đắn, thiếu lựa chọn hay bị
cản trở bởi các yếu tố kinh tế, tài chính? Xuất phát từ những quan điểm trên
đây, đề tài tiến hành đánh giá nhận thức và thái độ của người dân với vấn đề
bảo tồn tại địa phương, xác định những hoạt động ảnh hưởng đến tài
nguyên/môi trường của người dân, tìm ra những ngun nhân của những hành
động đó, từ đó tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi của người dân khi tham
gia công tác bảo tồn dựa vào cộng đồng bên cạnh những cơ hội tiếp cận, làm

cơ sở xây dựng những chương trình giáo dục bảo tồn sau này. Những nội
dung này của đề tài sẽ xuyên suốt quá trình tổng quan vấn đề nghiên cứu và
phương pháp nghiên cứu của đề tài.
1.2. Bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng
Để hiểu rõ hơn về bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng, chúng tôi
muốn làm rõ khái niệm cộng đồng. Cộng đồng thường được hiểu là những
nhóm người, được tập hợp dưới nhiều hình thức khác nhau như theo lứa tuổi,
nghề nghiệp, huyết thống, hệ thống quyền lực, tổ chức đoàn thể [9], … Đối
với đề tài này, cộng đồng ở đây là nhân dân địa phương; cộng đồng dân tộc
Tày, Nùng, Kinh ở 3 xã Phong Nậm, Ngọc Khê, Ngọc Côn trong việc tham
gia bảo tồn Vượn Cao Vít tại Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Một trong những tồn tại quan trọng dẫn đến sự kém hiệu quả trong
quản lý tài nguyên nói chung và các lồi nói riêng thiếu sự tham gia của người
dân địa phương. Trước đây, các khu bảo tồn được xem như những "ốc đảo"
hay như những cái "chai nút kín", đó là sự tách biệt một khu vực tự nhiên ra

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


5

khỏi thế giới lồi người. Cách tiếp cận đó đã biểu hiện những thất bại do
những áp bức xã hội và sinh thái, cả trong và ngoài khu bảo tồn. Thực tế cho
thấy khu bảo tồn vẫn cần có một phần được bảo vệ nghiêm ngặt, được gọi là
vùng lõi. Bên cạnh đó cần thúc đẩy phát triển kinh tế thân thiện với môi
trường, phát triển giáo dục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống ở các
phần xung quanh được gọi là vùng đệm và vùng chuyển tiếp, trong đó người
dân địa phương đóng vai trị chủ chốt, đảm bảo cho công tác bảo tồn đạt được
hiệu quả lâu dài và bền vững.
Việc lôi cuốn các cộng đồng địa phương vào việc quy hoạch và quản lý

các khu bảo tồn là yếu tố cực kỳ quan trọng, bởi vì họ là những người hiểu
biết tường tận nhất việc sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên trong vùng.
Vì vậy, họ là người quyết định cuối cùng và cần phải được tham gia vào các
quá trình lập kế hoạch và thực hiện quản lý.
Cộng đồng dân cư các địa phương ở các vùng rừng núi hầu như rất ít,
thậm chí khơng quan tâm đến cơng tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, đặc
biệt là tài nguyên động vật hoang dã kể cả thú linh trưởng. Lý do khiến họ
chưa quan tâm một phần vì do nhận thức, phần vì kinh tế khó khăn và phần
quan trọn hơn là chưa tạo được động lực thúc đẩy họ tham gia.
Cho đến nay, đại đa số người dân trên mọi miền đất nước, đặc biệt là
đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa chưa có nhận thức đúng đắn về tầm
quan trọng cũng như sự cần thiết phải bảo tồn thú linh trưởng. Họ chỉ quan
tâm đến việc tìm kiếm và làm thế nào khai thác nguồn tài nguyên này được
nhiều nhất để phục vụ cho cuộc sống thường nhật của mình. Hơn nữa, do nền
kinh tế tự cung tự cấp, an toàn lương thực chưa được đảm bảo, nên các nhà
quản lý địa phương thường có thiên hướng tìm kiếm mọi giải pháp phục hồi
và tăng trưởng kinh tế mà chưa quan tâm đến việc bảo tồn và phát triển tài

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


6

nguyên thiên nhiên nói chung và thú linh trưởng nói riêng. Chính vì vậy việc
ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch của họ là đầu tư phát triển, mở mang nông,
lâm trường, phá rừng lấy đất canh tác, tăng nguồn lương thực. Các hoạt động
này đã dẫn đến việc thu hẹp về diện tích và suy giảm về chất lượng nơi sống
của thú linh trưởng.[16]
Do hạn chế về nhận thức nên các hành vi ứng xử của cộng đồng dân cư
đối với tài nguyên rừng kể cả tài nguyên linh trưởng chưa tốt. Để người dân

có hành vi ứng xử tốt với tài nguyên rừng nói chung và thú linh trưởng nói
riêng, việc nâng cao nhận thức và thu hút sự tham gia của cộng đồng trong
công tác quản lý tài nguyên là rất cần thiết như sự thay đổi thái độ và tập quán
của cộng đồng dân cư, cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. [16]
1.2.1. Bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng trên thế giới
Theo một báo cáo của Liên đoàn Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
(International Union Conservation of Natural) (IUCN) công bố ngày 5/8/2008
có 48% trong số 634 lồi động vật linh trưởng trên toàn cầu đang đối mặt với
nguy cơ tuyệt chủng, nguyên nhân do nạn phá rừng và săn bắn bừa bãi của
con người. Bên cạnh những thông tin khá buồn trên, danh sách đỏ cũng ghi
nhận một số trường hợp bảo tồn thành cơng, trong đó có lồi đười ươi vàng và
đen Brazil được phân loại từ tình trạng bị đe dọa nghiêm trọng xuống mức bị
đe dọa [36].
Dự án bảo tồn dựa vào cộng đồng có mục tiêu hỗ trợ 2 nước Việt Nam
và Trung Quốc xây dựng các lĩnh vực nghiên cứu liên ngành trong sử dụng
bền vững và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm đa dạng sinh học và các
hệ sinh thái, thông qua việc tăng cường năng lực cho các cơ quan nghiên cứu
tham gia trong dự án. Thông qua dự án này, một mạng lưới quốc tế về các vấn
đề có liên quan tới quản lý bảo tồn và phát triển bền vững giữa các cơ quan

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


7

nghiên cứu ở 3 nước Canada, Trung Quốc và Việt Nam được thiết lập nhằm
tìm kiếm các giải pháp nâng cao nhận thức có sự tham gia của cộng đồng.
Nâng cao nhận thức về vai trò của cộng đồng trong công tác bảo tồn cho cán
bộ địa phương thông qua các chuyến thăm quan nghiên cứu tại Canada.[37]
Liên quan đến quản rừng và tài ngun rừng cũng nói lên hình thức lâm

nghiệp xã hội, vì lâm nghiệp xã hội cũng là một phần trong công tác bảo tồn
dựa vào cộng đồng. Sau đây là một số mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng
đồng trên thế giới.
Ở Bănglađét, vấn đề xây dựng chiến lược, thể chế với sự trợ giúp của
lâm nghiệp xã hội đã nổi lên từ những năm 1967. Sự phản ứng rất hạn chế của
Chính phủ về việc xác định quyền sử dụng đất và tài nguyên thiên nhiên, cái
chính là khơng an tồn một cách phổ biến, đã làm suy yếu quản lý lâm nghiệp
cộng đồng. Những vấn đề pháp lý khơng tìm ra được câu trả lời như quyền
chiếm hữu không chắc chắn và mâu thuẫn giữa tư nhân và sở hữu công về
rừng, đất rừng, quyền quản lý đất đai theo truyền thống xảy ra bởi sự kiện
những người sống phụ thuộc vào tài nguyên đất, những người thiếu đất và
việc dân chủ hóa là nguyên nhân chính của việc phá hoại nguồn tài nguyên
rừng và mất đa dạng sinh học. Sự thiếu tin tưởng giữa người dân địa phương
với cơ quan lâm nghiệp, thiếu chính sách minh bạch để thực thi quản lý xã hội
và quản lý rừng có người dân tham gia cũng chính là nguyên nhân dẫn đến
mất rừng.[21]
Tại Srilanka, từ năm 1982 đến 1988 dự án lâm nghiệp cộng đồng do
ADB tài trợ của Cục Lâm nghiệp Srilanka đã tạo ra cơ hội tiếp cận kinh
nghiệm có người dân tham gia trong quản lý rừng. Năm 1995, chính phủ
Srilanka đã đưa ra một kế hoạch tổng quan lâm nghiệp mới, trong đó đề ra
tăng độ che phủ rừng, tăng năng suất nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại và

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


8

tương lai, nâng cao mức sống, kinh tế của người dân địa phương cũng như
toàn dân tộc. Rừng thuộc sở hữu nhà nước phải quản lý theo nguyên tắc bền
vững về sinh thái. Ngày nay các chương trình đồng quản lý rừng thông qua sự

tham gia của người dân đang được thực thi.[18]
Tại Philipin, việc chuyển đổi lâm nghiệp cộng đồng của Philipin có thể
chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là khai phá (1971 - 1980); giai đoạn
thứ 2 là giai đoạn củng cố và hợp nhất (1982 - 1989) và giai đoạn thứ 3 là mở
rộng và thể chế hóa. Trong giai đoạn khai phá về quản lý lâm nghiệp cộng
đồng, trồng rừng và trồng cây cơng cộng là khuynh hướng chính của lâm
nghiệp cộng đồng thông qua sự tham gia của người dân địa phương. Việc hợp
nhất chương trình lâm nghiệp xã hội và lâm nghiệp cộng đồng là chương trình
chủ yếu của giai đoạn thứ 1 và tăng trưởng rừng cộng đồng trong giai đoạn
thứ 3. Người dân trở thành đối tác, người quản lý và người chủ của các nguồn
tài nguyên rừng. Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng là thông qua hợp đồng
thuê quyền sử dụng bằng việc tăng cường bảo vệ, quản lý, phục hồi và phát
triển rừng. Các tổ chức của người dân đang làm việc trên diện tích này với
quyền sử dụng an toàn trong 25 năm. Quyền 25 năm với rừng tạo ra cơ hội để
bảo vệ, quản lý và bán các sản phẩm rừng ở các rừng cộng đồng của họ.[21]
Ở Thái Lan, Wasi (1997) cho rằng lâm nghiệp cộng đồng là một nhân
tố trợ giúp cho việc phát triển xã hội dân sự ở Thái Lan. Các cộng đồng có địi
hỏi rất lớn được tham gia vào quản lý các nguồn tài nguyên địa phương của
họ do một diện tích rừng lớn đã bị mất bởi việc khai thác gỗ hợp pháp trong
những thập kỷ trước đây. Vandergeets (1996) nhận thấy rằng khai thác rừng ở
Thái Lan đã bị cấm từ năm 1989, Cục Lâm nghiệp Hoàng gia Thái Lan đã
chuyển các mục tiêu từ quản lý khai thác gỗ sang mở rộng bảo tồn rừng.
Quyền của các cộng đồng địa phương quản lý các nguồn tài nguyên của họ
trở thành mục tiêu chính của nhiều tổ chức phi chính phủ và cơ quan nghiên

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


9


cứu. Gymour và Fisher (1997) nhận xét rằng các hoạt động quản lý rừng cộng
đồng có liên quan đến việc mở rộng trồng rừng trên diện tích rừng đã mất, ở
mức độ nào đó khá hơn là việc phối hợp quản lý hoặc chuyển giao việc kiểm
soát cho các cộng đồng.[32]
1.2.2. Bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng tại Việt Nam
Tại khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, Chi cục Kiểm lâm Thừa
Thiên Huế đã mạnh dạn xây dựng thí điểm mơ hình làng sinh thái lâm nghiệp
tại một số xã vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên này. Kết quả bước đầu
rất đáng khích lệ đó là người dân được hưởng quyền lợi về đời sống vật chất
và tinh thần, từ đó người dân đã tự giác tham gia quản lý tốt các hoạt động
cua mô hình làng sinh thái. Mơ hình làng sinh thái lâm nghiệp là một hướng
đi tất yếu và mong muốn của các nhà quản lý cũng như từ chính cộng đồng
địa phương. Tuy nhiên, để đạt được kết quả như mong muốn còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, mà quan trọng nhất là sự tham gia nhiệt tình của chính cộng
đồng địa phương. Việc phối hợp các tổ chức cùng đầu tư và thực hiện một
cách đồng bộ trong làng sinh thái là vấn đề cần được khắc phục.[35]
Theo Chương trình EC/UNDP (2007) đã thực hiện trên 23 dự án về mơ
hình quản lý rừng cộng đồng, kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù luật đã
công nhận quyền được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của
rừng một cách lâu dài, ổn định tuy nhiên luật cũng hạn chế một số quyền với
cộng đồng được giao rừng như: không được quyền phân chia lại cho thành
viên, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng, cho, thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn
kinh doanh bằng quyền sử dụng rừng. Song trong thực tế muốn thực hiện
được quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn khi được giao rừng (kèm
theo đất) có hiệu quả phải tiến hành các mơ hình thử nghiệm đủ lớn, đủ bao

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


10


quát sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội, truyền thống, tập
quán cho các loại cộng đồng dân cư.[34]
Theo Vũ Văn Cần và nnk(2007) cho biết việc xây dựng kế hoạch quản
lý, phát triển rừng phải dựa vào chính nguồn lực của cộng đồng và phải phù
hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương có như vậy người dân địa phương
mới thấy kế hoạch đặt ra là vì lợi ích của cộng đồng như vậy họ mới tích cực
tham gia. Cần phải có sự lồng ghép giữa các chương trình trên địa bàn và tạo
nguồn thu cho quỹ phát triển rừng thôn bản.[4]
Việc đánh giá tài nguyên rừng có sự tham gia của cộng đồng cịn gặp
nhiều khó khăn như tại thơn Nà Sắn xã Bản Sen huyện Vân Đồn tỉnh Quảng
Ninh mặc dù tài liệu hướng dẫn đã cải tiến ở mức độ đơn giản, dễ áp dụng
cho cộng đồng nhưng do trình độ học vấn của người dân khơng cao nên cần
có nhiều thời gian giới thiệu lý thuyết và kết hợp thực hành ở hiện trường cho
người dân đồng thời chính quyền và các cơ quan chun mơn có sự hỗ trợ cán
bộ kỹ thuật nhiều hơn cho cộng đồng.
1.3. Các nghiên cứu về Vượn cao vít trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Vượn đen Hải Nam (Nomascus hainanus) và Vượn Cao Vít (Nomascus
nasutus) trước đây được coi là một lồi, đó là Vượn đen Đơng Bắc. Tuy nhiên
các nghiên cứu gần đây cho thấy trên thực tế chúng là hai loài riêng biệt.[17]
Brandon Jones (2004) cho rằng quần thể ở đảo Hải Nam và quần thể ở
Đông Bắc Việt Nam đều là phân loài của loài vượn chưa định tên N.sp.
cf.nasutus là N. sp. cf.nasutus đối với loài trên đất liền và N.sp.cf.n. hainanus
đối với phân loài trên đảo Hải Nam [25]. Tuy nhiên, những nghiên cứu sau
này dựa trên sự khác biệt về hình thái màu lơng, đặc trưng tiếng hót kết hợp
với những nghiên cứu gần đây về sự khác biệt về mặt di truyền đã cho rằng

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



11

đây là 2 loài độc lập là N. hainanus và N. nasutus. Dựa trên các nghiên cứu
trên, hiện nay các nhà khoa học đã cơng nhận lồi vượn phân bố tại huyện
Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng là loài vượn Cao Vít (Nomascus nasutus) [27].
Vùng phân bố tự nhiên trước đây của Vượn đen Đơng Bắc ở phía Nam
tỉnh Vân Nam và đảo Hải Nam, Trung Quốc (đối với Vượn đen Hải Nam);
phía Đơng sơng Hồng, Việt Nam (đối với Vượn Cao Vít) (Geissmann và cộng
sự, 2000). [17] Hai lồi này chỉ phân bố ở khu vực trên khơng có nơi nào trên
thế giới do đó 2 lồi linh trưởng này là rất hiếm và đang có nguy cơ tuyệt
chủng cao.
Năm 1884, Kunckel d’ Herculais đã lần đầu tiên mô tả loài Hylobates
nasutus mẫu vật này sống một thời gian ngắn ở Pari và được ghi nhận là bắt
giữ ở gần vịnh Hạ Long, vùng ven biển miền Đông Bắc Việt Nam. Năm
1892, Thomas mô tả một cá thể vượn đực bắt được ở đảo Hải Nam, Trung
Quốc và định loại là loài mới: Hylobates hainanus. Đến năm 1893, Matschie
đặt lại thành lồi H.concolor là lồi được mơ tả lần đầu tiên bởi Harlan (1826)
dựa trên một cá thể vượn sắp trưởng thành được ni nhốt có nguồn gốc từ
đảo Borneo. Năm 1904, Pousargues xếp cả hai loài H.concolor và H.hainanus
thành loài H. nasutus và kết luận mẫu vật mà Harlan(1826) mơ tả khơng phải
có xuất xứ từ Borneo. Năm 1957, Simonetta đặt lại tên thành hai phân loài
H.c. concolor cho Vượn đen Bắc bộ và H.c.hainanus cho phân loài Hải Nam,
sau đó danh pháp này đã được sử dụng bởi hầu hết các tác giả sau này.
Trong cuốn “Khảo sát thú ở miền Bắc Việt Nam”, Đào Văn Tiến
(1985) cho biết, ngày 11 tháng 6 năm 1965 đã thu được 3 tiêu bản loài Vượn
đen Hải Nam (Hylobates concolor hainanus, Thomas, 1892) gồm 1 cá thể
đực, 1 cái, 1 con non và ông đã nhận định: sự phân bố của vượn đen Hải Nam
H. c. hainanus tới Cao Bằng cho phép nghĩ rằng vượn đen ở vùng Quảng Tây


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


12

(Hoa Nam) cũng thuộc dạng này. Dạng Hylobates concolor hainanus có thể là
Nomascus nasutus ngày nay? Từ năm 1965 đến nay, khơng có bất kỳ thơng
tin nào về dạng hainanus này [18]. Một vài tài liệu có thơng báo rằng, sự tồn
tại của lồi Vượn Cao vít có thể ở Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Bắc Kạn (Na Rì),
Cao Bằng (Trùng Khánh).
Ở Trung Quốc trước những năm 1940 Vượn đen Hải Nam vẫn cịn tìm
thấy ở một số địa điểm thuộc phía Bắc tỉnh Quảng Đơng và phía Tây Nam
của tỉnh Quảng Tây và được coi là tuyệt chủng vào những năm 1950 [17].
Tháng 9 năm 2007 ghi nhận được 6 nhóm với 19 cá thể (Fan Pengfei,
Yanlu, 2007) [33].
1.3.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trước năm 1983 Vượn đen Đông Bắc được ghi nhận tại
các tỉnh phía đơng sơng Hồng, các mẫu đã thu được định loại chắc chắn lưu
giữ ở bảo tàng và được thu thập ở Tam Đảo, Na Rì - Bắc Kạn, Trùng Khánh Cao Bằng. Các vùng khác thuộc các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn,
Quảng Ninh nằm trong khu vực phân bố giả định của loài. [17]
Theo Lê Hiền Hào (1973) thu được 3 cá thể (1 đực lớn, 1 con non bộ
lông mầu đen bám bụng mẹ, 1 con cái) [12]
Theo Phạm Nhật (2002) ghi nhận được lồi có mặt ở Kim Hỷ, huyện
Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, Võ Nhai (Thái Nguyên) và đã bị tiêu diệt ở Cẩm Phả
(Quảng Ninh), Tam Đảo (Vĩnh Phúc) [16]
Các cuộc khảo sát nghiên cứu tiến hành tại các xã Phong Nậm, Ngọc
Khê, Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng từ năm 2002 trở về đây.
Tháng 1 năm 2002 Vượn Cao Vít được ghi nhận tại khu rừng 3 xã
Phong Nậm, Ngọc Khê, Ngọc Côn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng có 2


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


13

đàn khoảng 8 cá thể, kết quả phỏng vấn có thể có 16 - 20 cá thể [29]. (Lã
Quang Trung, Trịnh Đình Hồng).
Tháng 4 năm 2002 ghi nhận trực tiếp được 3 đàn với 17 cá thể (Lã
Quang Trung, Trịnh Đình Hồng, 4/ 2002) [29].
Tháng 8 năm 2002 Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế
(FFI) đã phát hiện một quần thể vượn Cao Vít có 5 đàn với khoảng 26 cá thể
tại khu vực rừng trên núi đá vôi thuộc các xã Phong Nậm, Ngọc Khê, Ngọc
Cơn tận cùng phía bắc của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Đông Bắc
Việt Nam, giáp với tỉnh biên giới Quảng Tây, Trung Quốc (Geissmann et all,
8/2002 ) [28].
Tháng 11 năm 2005 ghi nhận được 8 đàn với khoảng 40 cá thể (Vũ
Ngọc Thành et all, 2005) [19] .
Mặc dù đã có khá nhiều các cuộc khảo sát về vượn đã được tiến hành
nghiên cứu tại khu vực rừng Phong Nậm, Ngọc Khê, Ngọc Cơn song hầu như
chưa có một cuộc tổng khảo sát điều tra số lượng của quần thể thực sự nào
được tiến hành kể từ khi tái phát hiện ra quần thể này năm 2002.
Tháng 4 năm 2007, Lê Trọng Đạt thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị cho đợt
tổng khảo sát tiến hành vào tháng 9. Công tác này bao gồm tập huấn cho đội
ngũ nhân viên của khu bảo tồn và nhóm tuần tra để tiến hành tổng khảo sát.
Phần lớn những người này đã từng tham gia trong các cuộc khảo sát vượn
trước đây. Các điểm nghe đã được thiết lập và đánh dấu bằng sơn trên hiện
trường và dùng máy định vị ghi lại toạ độ để sử dụng cho các khảo sát về
vượn trong tương lai. Trong thời gian 5 ngày khảo sát thực địa, đã ghi nhận
được có từ 7 - 8 đàn với khoảng 22 – 30 cá thể vượn. Số lượng đàn cao nhất
đã được xác nhận là 8 đàn cho thấy thực tế có thể có nhiều đàn hơn các ước

lượng trước đây bởi vì một số thung lũng bên cạnh khác đã ghi nhận có vượn

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


14

từ các khảo sát trước đó chưa được điều tra lại ở lần khảo sát này (Lê Trọng
Đạt, 2007) [11].
Gần đây nhất, nhằm xác định chính xác các thơng tin về kích thước số
lượng tồn bộ quần thể của lồi vượn cực kỳ nguy cấp này, FFI Việt Nam và
FFI Trung Quốc tiến hành cuộc tổng khảo sát liên biên giới tổ chức vào tháng
9 năm 2007. Trong đó phía Việt Nam đã thực hiện điều tra từ ngày 7 đến
ngày 19. Qua đợt tổng điều tra này đã ghi nhận có 15 nhóm có khoảng 85 (90)
cá thể ghi nhận được cả tiếng hót và quan sát hình thái. Phía Trung Quốc đã
ghi nhận được 6 nhóm với 19 cá thể. Vậy qua đợt tổng khảo sát đã có 110 cá
thể. [30]
Ngồi ra có hai nghiên cứu về sinh học và sinh thái Vượn Cao Vít đó
là : Nguyễn Thị Hiền thuộc khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự
nhiên đã làm luận văn thạc sĩ khoa học nghiên cứu về sinh thái dinh dưỡng và
sinh cảnh sống của vượn Cao Vít ở khu bảo tồn lồi vượn Cao Vít huyện
Trùng Khánh. [13] và Lưu Tường Bách là học viên cao học khoa Sinh học,
trường Đại học Khoa học Tự nhiên cũng làm luận văn thạc sĩ khoa học về
nghiên cứu thú linh trưởng và một số đặc điểm sinh thái của lồi vượn đen
Cao Vít. [3]
Về tình trạng bảo tồn Vượn Cao Vít:
Theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP Vượn Cao Vít có tên trong phụ
lục IB
Sách Đỏ thế giới (IUCN, 2006): xếp Vượn Cao Vít ở mức cực kỳ
nguy cấp (CR)

Sách Đỏ Việt Nam (2000): [1] xếp Vượn Cao Vít ở mức nguy cấp mức (E)

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


15

1.4. Các dự án bảo tồn Vượn cao vít
Từ khi phát hiện quần thể Vượn Cao Vít vào năm 2002 tại huyện Trùng
Khánh, tỉnh Cao Bằng. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã ra quyết định
thành lập số 2536/QĐ - UBND ngày 15 tháng 11 năm 2006 về việc thành lập
khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao
Bằng và thực hiện các dự án nhỏ trong dự án này.
1.4.1. Dự án phát triển nông thôn
Trong 5 năm trở lại đây nằm trong các chương trình của Chính phủ
dành cho các xã vùng biên giới, ba xã Ngọc Khê, Ngọc Côn và Phong Nậm
đã có các dự án như mở rộng hệ thống đường xá, làm kênh mương cung cấp
nước phục vụ sản xuất, cải thiện hoạt động chăn nuôi và sản xuất nơng
nghiệp...
Tổ chức EU đã có 1 dự án (2001 - 2003) xây dựng mơ hình lúa, ngơ lai
và các mơ hình chăn ni, tập huấn IPM cho 10 xóm của xã Ngọc Khê. Trong
những năm gần đây, với sự hỗ trợ của Tổ chức Bảo tồn Động Thực vật hoang
dã Quốc tế (FFI), một số hoạt động như xây bếp cải tiến, xây hầm khí sinh
học Biogas đã được triển khai, vừa giúp đỡ nhân dân tiết kiệm nhiên liệu,
công sức vừa bảo tồn tài nguyên rừng. [2]
1.4.2. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
Xây dựng mốc ranh giới: Nhằm chính thức thơng báo việc thành lập
khu Bảo tồn Vượn Cao Vít. Thiết lập ranh giới Khu bảo tồn và vùng đệm một
cách rõ ràng. Xây dựng các bảng ghi quy chế quản lý của Khu bảo tồn. Ban
quản lý khu bảo tồn Vượn Cao Vít sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh Cao

Bằng thành lập đã tiến hành hàng loạt các hoạt động như Hội nghị ranh giới
và xây dựng cột mốc ranh giới phối hợp với cộng đồng địa phương có liên
quan.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


16

Xây dựng các bảng quy chế: Các bảng được xây dựng để chuyển tải Quy
chế quản lý của Khu bảo tồn tại các địa điểm như trụ sở Ban quản lý, các trạm
bảo vệ, trung tâm các xã và xóm trong vùng đệm, và ở những nơi đường mòn
đi vào Khu bảo tồn.
Các trạm bảo vệ rừng nhằm cung cấp nơi làm việc và nơi ở cho cán bộ bảo
vệ rừng, những người thi hành các quy chế, quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên
rừng đồng thời thực hiện các đợt tuần tra, giám sát trong khu bảo tồn. [2]
1.4.3. Chương trình bảo và bảo vệ
Với mục đích bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của Khu
bảo tồn; chương trình này sẽ do các trạm bảo vệ rừng của Khu bảo tồn thực
hiện nhằm:
Bảo vệ các nguồn tài nguyên rừng của Khu bảo tồn, đặc biệt là vượn
Cao Vít và mơi trường sống của chúng.
Huy động sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động bảo tồn.
Thu thập và ghi nhận các vụ vi phạm Quy chế quản lý Khu bảo tồn, và
những ghi nhận thực địa về các loài động vật hoang dã. [2]
1.4.4. Chương trình nghiên cứu khoa học và giám sát
Chương trình này đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo quần thể
Vượn Cao Vít và mơi trường sống của chúng được bảo vệ tốt và nhằm thiết
lập các cơ sở khoa học cho công tác phục hồi sinh thái, sinh cảnh của loài
vượn đáp ứng các nhu cầu sinh thái của lồi vượn này.

Giám sát một cách có hệ thống quần thể và sinh cảnh của vượn nhằm
đảm bảo tiếp tục cải thiện các điều kiện sống cho loài này.
Tăng cường hiểu biết về sinh thái của loài vượn Cao Vít để xây dựng các
kế hoạch quản lý bảo tồn đáp ứng các nhu cầu sinh thái của loài vượn này.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


17

Nâng cao hiểu biết về hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi để hỗ trợ cho việc
xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ các loài và sinh cảnh quan trọng khác.
Tăng cường kiến thức và năng lực cho cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực
lâm nghiệp, sinh học và quản lý tài nguyên thiên nhiên. [2]
1.4.5. Chương trình truyền thơng nâng cao nhận thức cộng đồng
Chương trình này được xây dựng nhằm tăng cường sự hỗ trợ của cộng
đồng địa phương cho các mục tiêu của Khu bảo tồn. Đây là chương trình rất
quan trọng liên quan mật thiết tới luận văn này vì đây là chương trình hỗ trợ
người dân địa phương nâng cao nhận thức cộng đồng, để người dân hiểu và
bảo tồn vượn Cao Vít được tốt hơn.
Chương trình này nhằm.
Tạo ra mối liên kết và phối hợp chặt chẽ giữa cộng đồng và trong vùng
đệm và Khu bảo tồn.
Xác định các mối xung đột giữa các hoạt động trong vùng đệm và các
mục tiêu bảo tồn trong Khu bảo tồn và xác định các giải pháp.
Huy động sự tham gia của cộng đồng địa phương trong cơng tác bảo
tồn và khuyến khích sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên của Khu
Bảo tồn Vượn Cao Vít.
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của Khu bảo tồn
đối với công tác bảo vệ mơi trường.

Chương trình nâng cao nhận thức nên được thực hiện thông qua các
kênh truyền thông và hợp tác hiện có với các đối tác như: Ủy ban nhân dân
xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Hạt Kiểm lâm và Phịng Văn hóa Thơng tin của huyện Trùng Khánh.[2]

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


18

CHƯƠNG 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao nhận thức của người dân nhằm góp phần bảo tồn đa dạng
sinh học nói chung và lồi Vượn Cao Vít nói riêng.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng của các hoạt động bảo tồn tại KBT.
- Xác định được những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong
việc triển khai các chương trình giáo dục bảo tồn.
- Đề xuất một số chương trình giáo dục bảo tồn phù hợp.
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cộng đồng cư dân sống trong vùng đệm Khu bảo tồn.
- Học sinh khối tiểu học và Trung học cơ sở (THCS).
- Ban quản lý Khu bảo tồn Lồi và Sinh cảnh Vượn Cao vít.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại khu vực Khu bảo tồn lồi và sinh cảnh
Vượn Cao Vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng bao gồm :

- Hai trường tiểu học: Trường An Hỷ xã Ngọc Khê và trường Ngọc
Côn xã Ngọc Côn.
- Hai trường THCS: Trường Phong Nậm xã Phong Nậm và trường
Ngọc Khê xã Ngọc Khê.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


19

- Cộng đồng địa phương tại hai xã : xã Ngọc Côn và xã Ngọc Khê,
huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
2.3. Nội dung nghiên cứu
1. Điều tra hiện trạng của các hoạt động giáo dục và bảo tồn tại KBT.
2. Đánh giá nhận thức bảo tồn của cộng đồng.
3. Phân tích những thuận lợi khó khăn, cơ hội và thách thức trong việc
xây dựng và thực hiện các chương trình giáo dục bảo tồn.
4. Đề xuất các chương trình GDBT phù hợp.
2.4. Phương pháp luận
Từ xa xưa, ông cha ta đã có câu sống ở rừng thì nhờ rừng, sống ở biển
thì nhờ biển. Điều này đã và đang đúng với đa số trường hợp ở nhiều nơi trên
thế giới. Nhiều người dân sống gần rừng thường có sự phụ thuộc rất lớn vào
các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do vậy các áp lực lên nguồn tài nguyên
rừng là rất lớn, đặc biệt là đối với những nơi có nhiều nguồn tài nguyên qúy
giá như các khu bảo tồn và Vườn quốc gia ở Việt Nam.
Để giảm thiểu các tác động lên các khu bảo tồn và Vườn quốc gia đòi
hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp bao gồm cả các giải pháp về kỹ
thuật, và giải pháp về kinh tế xã hội. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ
thể nhất định việc lựa chọn một hay một số giải pháp nào đó sẽ là khả thi và
phù hợp hơn.

GDBT là một trong những giải pháp kinh tế xã hội có nhiều ưu điểm
nổi trội đã nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng rất thành công. Ở Việt Nam,
để giải quyết một số vấn đề môi trường lớn của đất nước, trong những năm
gần đây, Việt Nam đã tăng cường các hoạt động GDBT, đặc biệt là trong
những năm gần đây khi mà các vấn đề về mơi trường như biến đổi khí hậu,
suy thối đa dạng sinh học, ơ nhiễm nguồn nước, khơng khí… đang trở nên
nghiêm trọng. Vấn đề này cũng đã được Đảng, Nhà nước và nhiều tổ chức rất

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


20

quan tâm. Tại các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn trong nước, nhiều chương
trình dự án nghiên cứu thực hiện các hoạt động giáo dục môi trường đã được
tiến hành trong những năm gần đây. Điển hình là chủ trương đưa giáo dục
môi trường vào trường học của Đảng và nhà nước mà theo đó, các tài liệu về
giáo dục môi trường trong trường học đã được biên soạn. Nhiều chương trình
GDBT trong cộng động cũng đã được triển khai có hiệu quả.
Do đó, việc nghiên cứu xây dựng các chương trình giáo dục bảo tồn
phù hợp cho đặc trưng ở mỗi địa phương, mỗi KBT, Vườn quốc gia là khả thi
và rất cần thiết.
2.5. Dụng cụ, thiết bị nghiên cứu
Giấy A0, bút dạ viết giấy, sổ ghi chép, bút viết, bảng câu hỏi.
2.6. Phương pháp nghiên cứu
2.6.1. Kế thừa tài liệu
Thu thập tài liệu có sẵn, hoặc số liệu thống kê ở địa phương về các vấn
đề liên quan đến nội dung nghiên cứu bao gồm:
- Các báo cáo về văn hoá, xã hội, kinh tế của địa phương.
- Các tài liệu nghiên cứu về Vượn Cao Vít trước đây.

Sau khi thu thập các tài liệu, tiến hành phân tích đánh giá và chọn lọc
những tài liệu cần thiết phục vụ công tác nghiên cứu.
2.6.2. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: Nhằm thu thập các thơng tin về nhu cầu, sự hiểu biết và
nhận thức về bảo tồn của người dân ở các lứa tuổi khác nhau làm cơ sở cho
việc đánh giá và xây dựng các hoạt động giáo dục bảo tồn đạt hiệu quả cao.
Đối tượng phỏng vấn:
- Học sinh: Chia làm hai đối tượng chính là học sinh Tiểu học (từ lớp 3-

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


21

5) và học sinh THCS (từ lớp 6-9).
- Người dân địa phương:
+ Theo lứa tuổi: người già > 65 tuổi, trung niên từ 40- 65 tuổi, thanh
niên từ 18- dưới 40 tuổi.
+ Theo giới: Nam giới và nữ giới.
+ Theo phân hóa xã hội: Người giàu, người trung bình, người nghèo
(Theo tiêu chuẩn nghèo mới của Việt Nam năm 2010 (chỉ thị 1752 ngày 21
tháng 9 năm 2010)).
Nội dung phỏng vấn:
Câu hỏi phỏng vấn được thiết kế theo bộ phiếu câu hỏi phỏng vấn với
nội dung về kiến thức (sự hiểu biết) và các câu hỏi về nhận thức (nhận thức về
trách nhiệm bản thân, nhận thức về tầm quan trọng của bảo tồn…). (Xem phụ
biểu 2.1 và 2.2).
Đối với học sinh, chúng tôi phát ra 59 phiếu cho các em học sinh của cả
hai khối Tiểu học và THCS (Chiếm 15% tổng số học sinh trong khu vực).
Trong đó, khối tiểu học là 21 phiếu và khối THCS là 38 phiếu. Với cộng đồng

địa phương, 341 phiếu được phát cho người dân ở các lứa tuổi khác nhau
(Chiếm 10% số nhân khẩu trong tồn xã theo từng nhóm đối tượng): 114
phiếu theo lứa tuổi phỏng vấn, 119 phiếu theo tiêu chí giàu nghèo và 108
phiếu theo đối tượng giới tính. Để tiện so sánh về trình độ nhận thức của hai
xã, các phiếu phỏng vấn được chia đều cho cả xã Ngọc Côn và Xã Ngọc Khê.
Sau khi thu các phiếu phỏng vấn, tiến hành nhập số liệu vào excell và
phân tích đánh giá.
2.6.3. Phương pháp đánh giá có sự tham gia (PRA)
Chúng tôi sử dụng phương pháp PRA nhằm đánh giá nhận thức và thái
độ, nhận thức của cộng đồng. Sử dụng phương pháp PRA để phỏng vấn các
hộ gia đình, cán bộ thơn, cán bộ Ban quản lý dự án, tổ tuần rừng, học sinh…

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


22

được lựa chọn phỏng vấn về các vấn đề liên quan đến bảo tồn Vượn Cao Vít.
Họp bàn với người dân để tranh thủ ý kiến của người dân.
Bộ câu hỏi được chuẩn bị và thiết kế sẵn. Sử dụng phương pháp PRA để
phỏng vấn các hộ gia đình, cán bộ xã, cán bộ Ban quản lý KBT được lựa chọn
phỏng vấn các vấn đề như: các hoạt động sử dụng Tài nguyên thiên nhiên của
người dân cũng như các vấn đề liên quan đến bảo tồn Vượn Cao Vít (Theo
bảng hỏi phần phụ lục).
Các xóm được lựa chọn là các xóm nằm tiếp giáp với KBT Vượn Cao Vít và
được đánh giá là tác động đến TNR trong KBT nhiều nhất. Số lượng điều tra
như sau:
- Với người dân
+ Xã Ngọc Khê có 10 xóm chọn 6 xóm để điều tra (Giộc Sâu, Lũng
Hoài, Đoỏng Ỏi, Pác Thay - Đoỏng Doạ, Giộc Sung)..

+ Xã Ngọc Cơn có 9 xóm chọn 5 xóm để điều tra (Đơng Si - Nà Dào,
Phia Siểm, Pác Ngà - Bó Hay).
- Nội dung phỏng vấn đối với cán bộ xem phụ lục 2.1, đối với người dân
xem phụ lục 2.2
2.6.4. Phương pháp phân tích SWOT
Mục đích: Nhằm phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách
thức cho việc thực hiện các hoạt động GDBT tại Khu bảo tồn Lồi Vượn Cao Vít.
Cách thực hiện: Thiết lập một bảng gồm bốn ô, tương ứng với bốn yếu
tố của mơ hình SWOT là Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức.
Thuận lợi

Khó khăn

Cơ hội

Thách thức

Trong mỗi ơ, nhìn nhận lại từ các phân tích ở các nội dung khác của đề

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


23

tài, từ tài liệu, tình hình thực tế tại khu vực nghiên cứu đưa ra các đánh giá
dưới dạng gạch đầu dịng một cách rõ ràng, khơng bỏ sót trong q trình
thống kê.
2.7. Phân tích và xử lý số liệu
Số liệu thu thập qua bảng phỏng vấn bán định hướng được xử lý và phân
tích định lượng bằng phần mềm Excel. Kết quả xử lý được thể hiện theo dạng

phân tích, mơ tả, bảng và biểu đồ. Ngồi ra, các kết quả thảo luận như nhu cầu
bảo tồn, tổ chức cộng đồng được phân tích theo phương pháp định tính.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×