Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––––
NGUYỄN THẾ HUY
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CÁC LOÀI
THỰC VẬT QUÝ HIẾM TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ
SINH CẢNH NAM XUÂN LẠC - HUYỆN CHỢ ĐỒN,
TỈNH BẮC KẠN NHẰM ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI
THÁI NGUYÊN – 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––––
NGUYỄN THẾ HUY
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CÁC LOÀI
THỰC VẬT QUÝ HIẾM TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ
SINH CẢNH NAM XUÂN LẠC - HUYỆN CHỢ ĐỒN,
TỈNH BẮC KẠN NHẰM ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI
: 60.62.02.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. NGUYỄN VĂN THÁI
2. Th.S. LA QUANG ĐỘ
THÁI NGUYÊN – 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung
thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả Ngƣời viết cam đoan
trước Hội đồng khoa học
Nguyễn Thế Huy
XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận học viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM
ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu và thu thập số liệu tại Khu bảo tồn loài và sinh
cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, đến nay bản luận văn Thạc sỹ
của tôi đã hoàn thành.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự hướng dẫn tận tình
của TS. Nguyễn Văn Thái; Ths. La Quang Độ đã dìu dắt tôi từng bước đi trong
nghiên cứu khoa học, sự giúp đỡ chỉ bảo của các thầy, cô giáo Khoa Lâm nghiệp,
Khoa Sau đại học - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, UBND và người dân
sống quanh Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc đã giúp đỡ trân thành và
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Vì điều kiện thời gian nghiên cứu và trình độ chuyên môn của bản thân
còn có những hạn chế nhất định, nên đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu
sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý quý báu của các nhà khoa học cũng
như các bạn đồng nghiệp để bản luận văn này được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 8 năm
2014
Tác
giả
Nguyễn Thế Huy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM
ƠN
ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 4
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
4. Đóng góp mới của luận văn 4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5
1.1. Tính cấp thiết của đề tài và cơ sở khoa học của nghiên cứu 5
1.1.1. Một số khái niệm 5
1.1.2. Tính cấp thiết của vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học 7
1.1.3. Cơ sở khoa học của nghiên cứu 10
1.1.4. Những nghiên cứu về đa dạng thực vật trên thế giới 13
1.1.5. Những nghiên cứu về đa dạng thực vật Ở Việt Nam 19
1.2. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 37
1.2.1. Vị trí địa lý 37
1.2.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn 37
1.2.3. Đặc điểm địa hình, đất đai 38
1.2.4. Đặc điểm hệ động thực vật 38
1.2.5. Điều kiện giao thông, thủy lợi 39
1.2.6. Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội 39
1.2.7. Nhận xét chung về những thuận lợi và khó khăn của địa phương 40
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 41
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 41
2.2. Nội dung nghiên cứu 41
2.2.1. Nghiên cứu hiện trạng các loài cây quý hiếm trong khu bảo tồn 41
2.2.2. Sự hiểu biết, tác động của con người và nguyên nhân gây suy thoái
ĐDSH tại khu vực nghiên cứu. 41
2.2.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và bảo tồn các loài thực vật quý hiếm 41
2.3. Phương pháp nghiên cứu 41
2.3.1. Công tác chuẩn bị 41
2.3.2. Phương pháp tiếp cận 42
2.3.3. Phương pháp kế thừa tài liệu 42
2.3.4. Phương pháp điều tra 42
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 46
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49
3.1. Hiện trạng các loài thực vật quý hiếm trong Khu bảo tồn 49
3.1.1. Danh lục và dạng sống của các loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn 49
3.1.2. Tần suất xuất hiện của các loài thực vật quý hiếm 51
3.1.3. Đa dạng bậc phân loại 52
3.1.4. Mức độ nguy cấp của các loài thực vật quý hiếm 53
3.1.5. Phân bố của các loài thực vật quý hiếm 59
3.1.6. Tình hình tái sinh một số loài cây quý hiếm 63
3.1.7. Sự hiểu biết, tác động của con người nên khu vực nghiên cứu
3.1.8. Nguyên nhân gây suy thoái ĐDSH tại khu vực nghiên cứu 64
3.2. Đề xuất một số biện pháp phát triển và bảo tồn các loài thực vật quý hiếm 70
3.2.1. Tăng cường thể chế về bảo vệ ĐDSH tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh
Nam Xuân Lạc 71
3.2.2. Nâng cao năng lực về quản lý đối với Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam
Xuân Lạc 71
3.2.3. Nâng cao nhận thức về bảo vệ đa dạng sinh học Khu bảo tồn 71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
3.2.4. Chính sách kinh tế 71
3.2.5. Bảo tồn và nhân giống 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
4.1. Kết luận 74
4.2. Kiến nghị 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 81
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CR Cực kì nguy cấp
D
1.3
Đường kính ngang ngực
ĐDSH Đa dạng sinh học H Chiều cao
EN Nguy cấp
LSNG Lâm sản ngoài gỗ
IUCN Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên
OTC Ô tiêu chuẩn
ODB Ô dạng bản
PRCF Tổ chức Con người, tài nguyên và bảo tồn
TĐT Tuyến điều tra
UNEP Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc
VU Sắp nguy cấp
WWF Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Số loài thực vật được mô tả trên toàn thế giới 14
Bảng 1.2: Danh mục quý hiếm được ưu tiên bảo vệ 27
Bảng 1.3: Phân bố các loài thực vật nguy cấp quý hiếm ở Việt Nam 32
Bảng 1.4: Hiện trạng sử dụng đất xã Xuân Lạc- Chợ Đồn- Bắc Kạn 38
Bảng 2.1: Thang điểm đánh giá mức tác động của con người và động vật 46
Bảng 3.1: Các dạng sống 50
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp số họ - chi – loài 52
Bảng 3.3: Bảng tỷ lệ thực vật quý hiếm giữa các ngành 54
Bảng 3.4: Tỷ lệ các loài có trong sách đỏ thế giới (IUCN - 2011) 55
Bảng 3.5: Tỷ lệ mức độ nguy cấp của các loài thực vật trong Sách Đỏ Việt Nam 57
Bảng 3.6: Bảng tỷ lệ % mức độ nguy cấp của các loài thực vật trong Nghị định
32/2006/NĐ-CP 59
Bảng 3.7: Phân bố các loài thực vật quý hiếm theo tuyến điều tra 60
Bảng 3.8: Bảng phân bố các loài thực vật quý hiếm theo các trạng thái rừng 61
Bảng 3.9: Phân bố các loài thực vật quý hiếm theo độ cao 62
Bảng 3.10: Nguồn gốc và chất lượng các loài cây tái sinh quý hiếm 64
Bảng 3.11: Bảng điều tra mức độ tác động trung bình của con người và vật nuôi
đến hệ thực vật rừng trong KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc 66
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Biểu đồ phổ dạng sống các loài cây quý hiếm 50
Hình 3.2: Biểu đồ tỷ lệ các loài thực vật quý hiếm giữa các ngành 54
Hình 3.3: Biều đồ tỷ lệ các loài cây quý hiếm trong sách đỏ thế giới (IUCN) 56
Hình 3.4: Biểu đồ phân cấp bảo tồn của các loài trong Sách Đỏ Việt Nam 58
Hình 3.5: Biểu đồ tỷ lệ các loài cây quý hiếm trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP 59
Hình 3.6: Biểu đồ phân bố các loài thực vật quý hiếm theo độ cao 63
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đa dạng sinh học (ĐDSH) là thuật ngữ dùng để chỉ sự phồn thịnh của
cuộc sống trên trái đất bao gồm các loài động, thực vật, vi sinh vật, những gen
chứa đựng trong các loài và tính đa dạng của các hệ sinh thái trên trái đất. ĐDSH có
vai trò vô cùng to lớn quyết định sự tồn tại và phát triển của con người vì nó là
nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp, là tấm lá chắn che chở và bảo vệ con người Tuy nhiên, cho
đến nay nguồn tài nguyên này đã bị suy giảm đến mức báo động. Đó là một thách
thức mà con người đang phải đối mặt vì sự suy giảm ĐDSH sẽ làm mất cân bằng
sinh thái dẫn đến những thảm họa thiên nhiên như: lũ lụt, hạn hán, gió bão, Hậu
quả của nó là đói nghèo và bệnh tật.
Sự tuyệt chủng hàng loạt ngày nay có thể so sánh với sự tuyệt chủng của các
thời kỳ địa chất trong quá khứ, trong đó hàng chục ngàn, thậm chí hàng triệu loài bị
tiêu diệt do các thảm họa tự nhiên, có thể là sự va chạm của các thiên thạch, động
đất, hỏa hoạn…nhiều loài đang bị suy giảm một cách nhanh chóng, thậm chí một số
loài đang ở ngưỡng cửa của tuyệt chủng mà nguyên nhân chủ yếu là do săn bắn quá
mức, do sinh cảnh bị phá hủy và do sự xâm nhập của các loài ngoại lai.
Nguy cơ đối với ĐDSH ngày càng tăng do áp lực dân số tăng lên một cách
nhanh chóng cũng như các tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Tình trạng này lại càng trở
nên trầm trọng hơn do việc phân phối của cải trên thế giới không đồng đều, về sự
phân hóa giàu nghèo giữa các nước phát triển và kém phát triển, đặc biệt đối với các
nước nhiệt đới, nơi vốn rất phong phú về loài. Hơn thế nữa, sự đe dọa đối với
ĐDSH do các yếu tố đơn độc chẳng hạn như mưa axit, khai thác gỗ, săn bắn quá
mức,…cùng kết hợp với nhau làm cho tình trạng ngày càng tồi tệ.
Việt Nam có tổng diện tích phần đất liền 330.541km
2
kéo dài 15 độ vĩ (từ
8
0
30’ - 23
0
22’ độ vĩ Bắc) và trải rộng trên 7 kinh tuyến (từ 102
0
10’ - 109
0
21’ độ
kinh Đông), đồng thời do lịch sử phát triển địa chất đã tạo nên những kiểu địa hình,
2
đai độ cao và vùng khí hậu khác nhau. Đó là những yếu tố làm cho Việt nam có hệ
thực vật và thảm thực vật rừng hết sức đa dạng và phong phú.
Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu
về ĐDSH. Về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của các hệ động, thực vật
thuộc vùng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc, Indonesia và Malaysia. Các đặc
điểm trên đã tạo cho nơi đây trở thành một trong những khu vực có ĐDSH cao của
thế giới, với khoảng 10% số loài sinh vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền
của thế giới.
Theo số liệu thống kê, Việt Nam có khoảng 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch,
1.030 loài rêu, 2.500 loài tảo và 826 loài nấm. Trong đó có khoảng 5.000 loài được
nhân dân sử dụng: làm lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc,
lấy gỗ, tinh dầu và nhiều nguyên vật liệu khác. Hệ thực vật Việt Nam chứa đựng 3
luồng di cư chính: từ Nam Trung Quốc xuống, từ Himalaya - Mianma sang và từ
Indonesia – Malaysia lên. Hệ thực vật Việt Nam còn có mức độ đặc hữu cao với
khoảng 33% số loài thực vật ở miền Bắc Việt Nam (Pocs Tamas, 1965) và hơn 40%
tổng số loài thực vật toàn quốc (Thái Văn Trừng, 1975)[46].
ĐDSH có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự nhiên và
cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và thịnh vượng của loài người và sự
bền vững của thiên nhiên trên trái đất.
Vấn đề Bảo tồn ĐDSH có ý nghĩa chiến lược trong thời đại hiện nay. Hội
nghị thượng đỉnh Rio de Janeiro ngày 5 tháng 6 năm 1992 là tiếng chuông thức tỉnh
toàn thế giới “Hãy cứu lấy trái đất”, bởi vì sự ĐDSH liên quan đến sự sống của trái
đất. Việt Nam là một trong những trung tâm ĐDSH cao của thế giới, nên vấn đề bảo
tồn ĐDSH là một yêu cầu rất cấp bách, đã từ lâu, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm
tới điều đó.
Đến nay cả nước ta đã có tới 32 Vườn Quốc gia (VQG) và hàng trăm khu
bảo tồn thiên nhiên (BTTN) được Nhà nước công nhận. Chính phủ nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có quyết định phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc
gia về ĐDSH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện công ước đa
3
ĐDSH và Nghị định thư Caitagena về an toàn sinh học”. Một trong những mục tiêu
cụ thể của bản kế hoạch đã được phê duyệt là từ nay đến năm 2010 củng cố hoàn
thiện và phát triển hệ thống rừng đặc dụng, bảo vệ có hiệu quả các loài động vật,
thực vật quý hiếm, nguy cấp có nguy cơ bị tuyệt chủng, phục hồi hệ sinh thái đã bị
suy thoái.
Hệ sinh thái (HST) núi đá vôi Việt Nam tập trung chủ yếu ở một số tỉnh phía
Bắc và Bắc Trung Bộ, với diện tích 1.147.000 ha, HST núi đá vôi chiếm 6,1% tổng
diện tích đất lâm nghiệp, nhưng trong đó chỉ có 396.200 ha rừng, còn lại là núi đá
vôi với cây bụi, hay đồi trọc. Mặc dù diện tích rừng của HST núi đá vôi chỉ chiếm
34,4% tổng diện tích núi đá vôi, nhưng tại đây, thời gian qua các nhà khoa học đã
phát hiện được nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm, đặc hữu, trong đó đáng chú
ý là có một số là loài mới cho khoa học, đặc biệt còn có một chi mới.
KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc là hệ sinh thái rừng kín thường xanh
cây lá rộng ẩm cận nhiệt đới ở phía Bắc Việt Nam có giá trị bảo tồn cao. Tại đây có
nhiều loài cây gỗ quý, các loại cây có giá trị dược liệu, các loài đặc hữu như:
Nghiến (Burretiodendron hsienmu) là loài đặc hữu của Miền Bắc Việt Nam và
Miền Nam của Trung Quốc. Đây cũng là loài chiếm ưu thế ở các sườn núi đá khu
vực Nam Xuân Lạc. Các loài Lan hài và Tuế cũng là những đối tượng quan trọng
của công tác bảo tồn trong khu vực. Bước đầu đã thống kê 30 loài quí hiếm đã được
ghi trong sách đỏ Việt Nam 2007. Trong đó cấp EN (nguy cấp) có 15 loài, cấp VU
(sẽ nguy cấp) có 13 loài và cấp CR (rất nguy cấp) có 2 loài.
Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về tài nguyên thực vật được triển khai
tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, nhưng chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách đầy đủ. Vì vậy, chúng tôi đề xuất đề tài nghiên cứu “Nghiên
cứu tính đa dạng các loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh
Nam Xuân Lạc - huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn nhằm đề xuất các biện pháp bảo
tồn và phát triển loài” góp phần bảo tồn và phát triển các nguồn gen thực vật quý
hiếm, bảo vệ tính ĐDSH trong khu vực và nâng cao vai trò của Khu bảo tồn loài và
sinh cảnh Nam Xuân Lạc đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Kạn và
cộng đồng dân cư sinh sống quanh khu vực này.
4
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Góp phần nghiên cứu tính đa dạng các loài thực vật quý hiếm làm cơ sở cho
việc đề xuất giải pháp bảo vệ cảnh quan và bảo tồn nguồn gen thực vật tại Khu bảo
tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, tỉnh Bắc Kạn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định tính đa dạng các loài thực vật quý hiếm ở khu vực nghiên cứu
- Đề xuất các biện pháp cụ thể để bảo tồn thực vật quý hiếm ở khu vực
nghiên cứu.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Tính khoa học
- Góp phần bổ sung thêm số giải pháp trong bảo tồn, nâng cao tính đa dạng
thực vật quý hiếm tại khu vực nghiên cứu
3.2. Tính thực tiễn
- Xác định được tính đa dạng thực vật quý hiếm và các kiểu thảm thực vật
quý hiếm tại khu vực nghiên cứu, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện
pháp bảo tồn và nâng cao đa dạng thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn
4. Đóng góp mới của luận văn
- Bước đầu xác định được thành phần loài, đa dạng sống và yếu tố địa lý của
thảm thực vật tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn.
- Xác định được một số loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng theo Sách đỏ
Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN (2006) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP, Nghị
định 160/2013/NĐ-CP.
- Đề xuất một số biện pháp để bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thực
vật quý hiếm tại địa phương.
5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài và cơ sở khoa học của nghiên cứu
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Rừng và thảm thực vật
-
Rừng là một kiểu thảm thực vật mang các đặc trưng riêng,
chẳng
hạn
như
trong rừng cây gỗ (hay tre nứa) là yếu tố chủ đạo, trong đó cây gỗ phải có chiều cao
5m trở lên so với mặt đất và độ tàn che (k) của chúng
đạt
từ
0,3, đối với tre nứa độ
tàn che > 0,5. Nếu k < 0,3 thì chưa thành rừng, k = 0,3 - 0,6 là rừng thưa, k > 0,6 là
rừng kín [30].
-
Thảm thực vật: theo Thái Văn Trừng (1978), thảm thực vật
là
các
quần
hệ thực vật phủ trên mặt đất như một tấm thảm xanh [47]. Theo Trần Đình Lý
(1998), thảm thực vật là toàn bộ lớp phủ thực vật ở một vùng cụ thể hay toàn
bộ lớp phủ thực vật trên bề mặt trái đất[30]. Theo khái niệm này, thảm thực vật
mới chỉ là một khái niệm chung, chưa chỉ
rõ
đặc
trưng hay phạm vi không gian
của một đối tượng cụ thể. Nó chỉ có nội hàm cụ thể khi có tính ngữ kèm theo
như “thảm thực vật Mê Linh” hay “thảm thực vật Tam Đảo”, “thảm thực vật
cây bụi”,…v.v. Thành phần chủ yếu của thảm thực vật là cây cỏ, nhưng đối
tượng nghiên cứu
chủ
yếu
của thảm thực vật là tập thể cây cối được hình thành
do một
số
lượng
những cá thể của loài thực vật tập hợp lại [30].
1.1.1.2. Đa dạng sinh học
Theo Công ước về Bảo tồn đa dạng sinh học đã thông qua tại Hội nghị
thượng đỉnh toàn cầu ở Rio de Janeiro năm 1992, "Ða dạng sinh học"
(ĐDSH) có nghĩa là tính (đa dạng) biến thiên giữa các sinh vật sống của tất cả các
nguồn bao gồm các hệ sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinh thái thuỷ vực
khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần. Tính đa dạng này thể hiện ở
trong mỗi bộ loài, giữa các loài và các hệ sinh học.
Theo Quỹ Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (WWF, 1996) [26], khái niệm
ĐDSH như sau: ĐDSH là sự phồn thịnh của cuộc sống trên trái đất, là hàng triệu
6
loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là
những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong một môi trường. Như vậy,
ĐDSH được xem xét ở cả 3 mức độ: ĐDSH ở cấp độ loài bao gồm toàn bộ các
sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài động - thực vật và các loài nấm.
Ở mức độ cao hơn, ĐDSH bao gồm cả sự
khác
biệt
về gen giữa các loài, giữa các
quần thể sống cách ly nhau về địa
lý
cũng
như giữa các cá thể cùng chung sống
trong một quần thể. ĐDSH còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong
đó các loài sinh sống, giữa các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã
sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các môi trường sống tương tác giữa chúng
với nhau.
Năm 1993, Viện Tài nguyên gen và Thực vật Quốc tế (IPJRI) [47], ĐDSH
được hiểu là sự biến dạng của các cơ thể sống và các phức hệ sinh thái mà chúng
sống. Định nghĩa này tuy ngắn gọn, song chưa chính xác và gây cho người đọc
khó hiểu.
Tiếp đó, Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [41] đã định nghĩa “ĐDSH là toàn bộ
các dạng sống khác nhau của cơ thể sống trên trái đất, gồm các sinh vật phân cắt đến
động - thực vật ở trên cạn cũng như dưới nước, từ mức độ phân tử AND đến các quần
thể sinh vật kể cả xã hội loài người. Khoa học nghiên cứu về tính đa dạng đó gọi là
ĐDSH”. Ở đây, ĐDSH được hiểu theo 3 khía cạnh: đa dạng ở mức độ di truyền, đa
dạng mức độ loài, đa dạng ở mức độ sinh thái.
Thuật ngữ đa dạng sinh học (Biodiversity) dùng để mô tả sự phong phú và đa
dạng của giới tự nhiên. ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống từ mọi nguồn,
trong hệ sinh thái đất liền, dưới biển, các hệ sinh thái dưới nước khác và mọi tổ hợp
sinh thái mà chúng tạo nên. ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền
hay đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài) và các hệ sinh thái (đa dạng hệ sinh
thái); bao gồm cả các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ thể hay các phần của cơ thể,
các quần thể hay các hợp phần sinh học khác của hệ sinh thái, hiện đang có giá trị sử
dụng hay có tiềm năng sử dụng cho loài người.
7
1.1.1.3. Khái niệm sinh học bảo tồn
Sinh học bảo tồn là một nguyên lý khoa học được xây dựng để bảo vệ các
loài, thiết lập các khu bảo tồn mới và củng cố nâng cấp các vườn quốc gia cũng là để
xác định những loài nào trên trái đất được bảo tồn cho tương lai [19].
Sinh học bảo tồn là một ngành khoa học đa ngành (multi-díciplinara), tập
hợp được rất nhiều người và nhiều tri thức thuộc các lĩnh vực khác nhau nhằm khắc
phục tình trạng khủng hoảng đa dạng sinh học hiện nay.
Về nhiều mặt có thể nói sinh học bảo tồn là một khoa học thiết yếu (crisis
discipline). Các quyết định về vấn đề bảo tồn được đưa ra hằng ngày và thường với
những thông tin rất hạn chế do thời gian cấp bách. Sinh học cố gắng đề xuất những
giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề nảy sinh trong điều kiện thực tế ngày nay.
1.1.1.4. Khái niệm sách đỏ
Sách đỏ (Red Data Book) được coi là tài liệu có tính chất quốc gia và mang
ý nghĩa quốc tế, công bố các loài động vật, thực vật thuộc loại quý hiếm ở mỗi quốc
gia và trên toàn thế giới đang bị đe dọa giảm sút số lượng hoặc đã có nguy cơ bị
tuyệt chủng cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. Đây là cơ sở khoa học, tạo cơ
sở pháp lý cho việc đề xuất, quyết định các biện pháp bảo vệ, phục hồi đối với từng
đối tượng thuộc loại này, đồng thời cũng là căn cứ để xử lý các hành vi phá hoại
thiên nhiên, gây tác hại cho sự tồn tại phát triển của các loài sinh vật cần được bảo
vệ trong hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên sinh vật ở mỗi nước [19].
1.1.1.5. Khái niệm thực vật rừng quý hiếm
Theo khoản 14 điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển rừng (2004) loài thực vật
quý hiếm là loài có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn
ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng thuộc danh mục các loài thực vật rừng
quý hiếm do Chính phủ quy định để quản lý và bảo vệ.
1.1.2. Tính cấp thiết của vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học
Tháng 6 năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh bàn về môi trường và đa
dạng sinh vật được tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) có 150 nước ký vào Công
ước về đa dạng sinh vật và bảo vệ chúng. Sau hội nghị này, có nhiều cuộc hội thảo
8
đã được tổ chức nhằm thảo luận chiến lược và kế hoạch hành động để bảo vệ đa
dạng sinh học; nhiều tổ chức quốc tế hay khu vực được thành lập thành mạng
lưới phục vụ cho việc đánh giá bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học. Đặc
biệt, nhiều nước đã xây dựng các bộ luật bảo vệ đa dạng sinh học. Có thể
nêu một số luật của các nước như:
-
Luật Bảo vệ đời sống hoang dã 1991 của Trung Quốc.
-
Luật Bảo tồn hệ động vật và thực vật bị đe dọa 1994 của Nhật Bản.
-
Luật Bảo vệ động vật 1997 của Ba Lan.
-
Luật Bảo vệ giống thực vật 1997 của Brazil.
- Luật Đa dạng sinh học rừng 1997 của Mỹ. Luật Bảo vệ môi trường và bảo
tồn ĐDSH 1999 của Ôxtraylia.
-
Luật Bảo tồn thiên nhiên năm 2002 của Đức.
-
Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ đời sống hoang dã 2003 của Ấn Độ.
Cùng với các văn bản pháp luật nêu trên, nhiều công trình nghiên cứu nhằm
mục đích tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức, hướng dẫn kỹ thuật, kỹ
năng trong bảo vệ, khai thác và sử dụng bền vững đa dạng sinh học đã được xuất
bản. Có thể nêu số tài liệu đáng chú ý sau:
- Tầm quan trọng của đa dạng sinh vật - The importance of biological
diversity của WWF năm 1990.
- Chiến lược bảo tồn thế giới - World conservation strategy IUCN, IUNEP
của WWF năm 1990.
- Bảo tồn đa dạng sinh vật thế giới - Conserving the World’s biological
diversity của Wri, Wcu, WB, WWF năm 1991.
-
Hãy quan tâm tới trái đất - Caring for the earth của Wri, Wcu, WB và
WWF năm 1991.
-
Đánh giá đa dạng sinh học toàn cầu - Global biodiversity assessment của
WCMC năm 1995
Tất cả các tài liệu đã được xuất bản đều nhằm mục đích hướng dẫn và đề ra
các phương pháp để bảo tồn đa dạng sinh học, làm nền tảng cho công tác bảo tồn và
phát triển trong tương lai [26].
9
Đã có nhiều tổ chức quốc tế được ra đời nhằm bảo vệ và phát triển đa dạng
sinh vật như: Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (IUCN), Chương trình Môi
Trường Liên hợp quốc (UNEP), Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), Viện
Tài nguyên Di truyền Quốc tế (IPGRI)
Nghị định 32/2006 CP được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 3
năm 2006 nhằm quy định các loài động thực vật nguy cấp quý hiếm cần được bảo
vệ [34]. Theo Nghị định này, các loài thực vật được chia thành 2 nhóm; nhóm Ia là
nhóm thuộc diện nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, nhóm IIa
là nhóm bị hạn chế khai thác sử dụng. Các loài thực vật được nêu tên trong Nghị
định này đa dạng về dạng sống và có nhiều giá trị/công dụng khác nhau:
- Những loài có giá trị làm thuốc đang bị khai thác kiệt trong tự nhiên như:
sâm ngọc linh (Panax vietnamensis), thông đỏ nam (Taxus wallichiana), tam
thất hoang (Panax stipuleanatus), hoàng liên gai (Berberis julianae), các loài bình
vôi (Stephania spp.), hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia) và hoàng
tinh vòng (Polygonatum kingianum).
- Những loài cho tinh dầu làm hương liệu và dược phẩm, đã và đang bị săn lùng
ráo riết như: vù hương (Cinnamomum parthenoxylon), gù hương (C. balansae).
- Những loài cho gỗ quý, có giá trị kinh tế cao trên thị trường (bán theo kg) như:
sưa (Delbergia torulosa), trắc (D. cochinchinesis), cẩm lai (Dalbergia oliveri), mun
sọc (Diospyros spp.) và giáng hương (Pterocarpus macrocarpus).
- Những loài có ý nghĩa về tính đặc hữu, phân bố hẹp và có giá trị trong bảo tồn
nguồn gen như: bách Đài Loan (Taiwania cryptomerioides), bách vàng
(Xanthocyparis vietnamensis), vân sam Phan Xi Păng (Abies delavayi ver.
Fansipanensis), thủy tùng (Glyptostrobus pensilis), hoàng đàn (Cupressus torulosa).
- Những loài cho gỗ tốt được sử dụng trong xây dựng và đồ mộc đang bị khai
thác nghiêm trọng sẽ dẫn đến tuyệt chủng trong tự nhiên như: lim xanh
(Erythrophleum fordii), pơ mu (Fokienia hodginsii), thiết đinh (Markhamia
stipulata), gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), gụ mật (Sindora siamensis), gụ lau (Sindora
torulosa) và trai lý (Garcinia fagraeoides).
10
- Những loài cho hoa đẹp, có giá trị làm cảnh, đặc hữu đang bị khai thác
hủy diệt trong tự nhiên như: các loài lan hài (Paphiopedilum spp.), các loài
tuế (Cycas spp.) và thạch hộc (Dendrobium nobile).
Việc xây dựng danh mục các loài thực vật quý hiếm, nguy cấp thiên nhiều
về ý nghĩa khoa học. Các yếu tố khai thác, buôn bán, sử dụng được đánh giá nhẹ
hơn. Ví dụ, trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nếu xét theo tiêu chí bị khai thác,
sử dụng và buôn bán quá mức, thì một số loài không bị ảnh hưởng do các nguyên
nhân này như: bách Đài Loan (Taiwania cryptomerioides), bách vàng (Xanthocyparis
vietnamensis), vân sam Phan Xi Păng (Abies delavayi fansipanensis), thông Pà Cò
(Pinus kwangtungensis); đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), du sam (Keteleeria
evelyniana), thông Đà Lạt (Pinus dalatensis) và thông lá dẹt (P. krempfii). Bên cạnh
đó, việc đưa các loài đã tuyệt chủng trong thiên nhiên vào danh mục bảo vệ là chưa
hợp lý và không cần thiết, vì việc đưa các loài này vào danh mục cũng không có tác
dụng bảo tồn, mà trái lại, có thể gây một số cản trở đối với việc phát triển gây nuôi,
nhân giống phục vụ bảo tồn hoặc phát triển kinh tế. Những loài đã được coi là tuyệt
chủng hoặc không bị đe dọa do khai thác, buôn bán thì chỉ nên dừng ở mức đưa vào
Sách Đỏ để nhằm mục đích cảnh báo.
1.1.3. Cơ sở khoa học của nghiên cứu
Hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam đa dạng sinh học đang ngày
càng suy giảm làm cho số lượng các loài động thực vật giảm từng ngày từng giờ,
đặc biệt là các loài động, thực vật quý hiếm. Yêu cầu đặt ra là phải phân cấp đánh
giá các loài động thực vật để từ đó có thể đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn chúng
một cách có hiệu quả.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguồn tài nguyên ĐDSH
của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu
hẹp diện tích và nhiều Taxon loài và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt
chủng trong một tương lai gần.
Về cơ sở sinh học
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài hết sức cần thiết và quan trọng, đây là
cơ sở khoa học cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên,
11
ngăn ngừa suy thoái các loài nhất là những loài động, thực vật quý hiếm, ngăn
ngừa ô nhiễm môi trường là cơ sở khoa học xây dựng mối quan hệ giữa con
người và thế giới tự nhiên.
* Về cơ sở bảo tồn
Hiện nay số lượng các loài động, thực vật đang giảm rất mạnh làm ảnh
hưởng rất lớn đến đa dạng sinh học. Sự sống của các loài động, thực vật đang bị đe
dọa nghiêm trọng, đặc biệt là các loài động, thực vật quý hiếm. Vấn đề cấp thiết đặt
ra là phải phân cấp đánh giá các loài động thực vật để từ đó có thể đề xuất các giải
pháp nhằm bảo tồn chúng một cách có hiệu quả.
Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của Sách Đỏ thế
giới, Chính phủ Việt Nam cũng công bố Sách Đỏ Việt Nam (2007) [37], để hướng
dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Đây cũng là tài liệu
khoa học được sử dụng vào việc soạn thảo và ban hành các qui định, luật pháp của
Nhà nước về bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên, tính đa dạng sinh học và môi
trường sinh thái. Các loài được xếp vào 9 bậc theo các tiêu chí về mức độ đe
dọa tuyệt chủng như: tốc độ suy thoái (rate of decline), kích thước quần thể
(population size), phạm vi phân bố (area of geographic distribution), và mức
độ phân tách quần thể và khu phân bố (degree of population and distribution
fragmentation).
+ Tuyệt chủng (EX): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật được quy định
trong Sách Đỏ IUCN. Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng khi có những
bằng chứng chắc chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết.
+ Tuyệt chủng trong tự nhiên (EW): là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một
loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng trong tự nhiên khi các cuộc khảo sát kỹ lưỡng
ở sinh cảnh đã biết và hoặc sinh cảnh dự đoán, vào những thời gian thích hợp (theo
ngày, mùa năm) xuyên suốt vùng phân bố lịch sử của loài đều không ghi nhận được cá
thể nào. Các khảo sát nên vượt khung thời gian thích hợp cho vòng sống và dạng sống
của đơn vị phân loại đó. Các cá thể của loài này chỉ còn được tìm thấy với số lượng rất
ít trong sinh cảnh nhân tạo và phụ thuộc hoàn toàn vào chăm sóc của con người.
12
+ Cực kì nguy cấp (CR): là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài
hoặc nòi được coi là cực kỳ nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt
chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần .
+ Nguy cấp (EN): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài bị coi
là Nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao
trong một tương lai rất gần nhưng kém hơn mức cực kỳ nguy cấp.
+ Sắp nguy cấp (VU): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài hoặc
nòi bị đánh giá là Sắp nguy cấp khi nó không nằm trong 2 bậc CR và Nguy cấp
(EN) nhưng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao trong một
tương lai không xa.
+ Sắp bị đe dọa: là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài hoặc nòi bị
đánh giá là Sắp bị đe dọa khi nó sắp phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự
nhiên cao trong một tương lai không xa.
–
thuộc bảo tồn hoặc sắp bị đe dọa.
+ Thiếu dẫn liệu (Data Deficient) – DD: Một taxon được coi là thiếu dẫn liệu
khi chưa đủ thông tin để có thể đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp về nguy cơ tuyệt
chủng, căn cứ trên sự phân bố và tình trạng quần thể.
+ Không được đánh giá (Not Evaluated) – NE: Một taxon được coi là không
đánh giá khi chưa được đối chiếu với các tiêu chuẩn phân hạng.
Để bảo vệ và phát triển các loài Động thực vật quý hiếm Chính phủ đã ban
hành (Nghị định số 32 /2006/NĐ-CP)[34]. Nghị định quy định các loài động, thực
vật quý, hiếm gồm hai nhóm chính:
+ IA,B Thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục
đích thương mại (IA đối với thực vật rừng).
+ IIA,B Thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích
thương mại (IIA đối với thực vật rừng).
Căn cứ vào phân cấp bảo tồn loài và ĐDSH tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh
Nam Xuân Lạc – Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn có rất nhiều loài động thực vật được xếp
13
vào cấp bảo tồn CR, EN và VU cần được bảo tồn, nhằm gìn giữ nguồn gen quý giá
cho thành phần đa dạng sinh học ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, đây là
cơ sở khoa học giúp tôi tiến hành đề tài này.
Đối với bất kỳ công tác bảo tồn một loài động thực vật nào đó thì việc đi tìm hiểu
kỹ tình hình phân bố, hiện trạng nơi phân bố là điều cấp thiết nhất để đề xuất các
phương thức bảo tồn các loài thực vật quý hiếm. Đây là cơ sở tiếp theo để tôi thực
hiện nghiên cứu của mình.
1.1.4. Những nghiên cứu về đa dạng thực vật trên thế giới
1.1.4.1. Những nghiên cứu về hệ thực vật
Những nghiên cứu về hệ thực vật trên thế giới đã có từ rất lâu, tuy nhiên
những công trình nghiên cứu có giá trị lại chủ yếu xuất hiện vào thế kỷ XIX – XX
như: Thực vật chí Hồng Kông, 1861; Thực vật chí Australia, 1866; Thực vật chí
vùng tây Bắc và trung tâm Ấn Độ, 1874; Thực vật chí Ấn Độ (1872-1897); Thực
vật chí Miến Điện, 1877; Thực vật chí Malaixia, 1892 - 1925; Thực vật chí Hải
Nam, 1972-1977; Thực vật chí Vân Nam, 1977;
Nga từ năm 1928 đến
1932
được
xem là thời kỳ mở đầu cho việc nghiên cứu hệ thực vật cụ thể (dẫn theo Từ
Minh Tiệp, 2000)[40].
Đối với từng châu lục, G. N. Slucop (1962) đưa ra số lượng các loài thực vật
hạt kín phân bố ở các châu lục như sau (dẫn theo Đào Ngọc Tú, 2010) [48].
-
Châu Mỹ có khoảng 97.000 loài trong đó: Hoa Kỳ + Canada: 25.000 loài;
Mehico + Trung Mỹ: 17.000 loài; Nam Mỹ: 56.000 loài; Đất lửa + Nam cực:
1.000 loài.
-
Châu Âu có khoảng 15.000 loài trong đó: Trung và Bắc Âu: 5.000 loài;
Nam Âu, vùng Ban căng và Capcasơ: 10.000 loài.
-
Châu Phi có khoảng 40.500 loài trong đó: các vùng nhiệt đới ẩm: 15.500
loài; Madagasca: 7.000 loài; Nam Phi: 6.500 loài; Bắc Phi, Angieri, Ma Rốc và các
vùng phụ cận khác: 4.500 loài; Abitxini: 4.000 loài; Tuynidi và Ai cập: 2.000 loài;
Xomali và Eritrea: 1.000 loài.
14
-
Châu Á có khoảng 125.000 loài trong đó: Đông Nam Á: 80.000 loài; các
khu vực nhiệt đới Ấn Độ: 26.000 loài; Tiểu Á: 8.000 loài; Viễn đông thuộc Liên
bang Nga, Triều Tiên, Đông bắc Trung Quốc: 6.000 loài; Xibêria thuộc Liên
bang Nga, Mông Cổ và Trung Á: 5.000 loài.
-
Châu Úc có khoảng 21.000 loài trong đó: Đông Bắc Úc: 6.000 loài; Tây Nam
Úc: 5.500 loài; Lục địa Úc: 5.000 loài; Taxman và Tây tây lan: 4.500 loài [17].
Lecointre và Guyader (2001) [20] đưa con số thống kê số loài thực vật bậc
cao đã được mô tả trên toàn thế giới gồm có Nấm (Fungi) có 100.800 loài,
ngành Rêu (Bryophyta) 15.000 loài, ngành Thông đất (Lycopodiphyta) 1275
loài, ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 9.500 loài, ngành Thông (Pinophyta) 601
loài và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) 233.885 loài (bảng 1.1).
Bảng 1.1: Số loài thực vật đƣợc mô tả trên toàn thế giới
Bậc phân loại
Tên
thƣờng
gọi
Số loài mô tả
% số loài
đã đƣợc mô tả
Fungi
Nấm
100.800
5,80
Bryophyta
Ngành Rêu
15.000
0,90
Lycopodiophyta
Ngành Thông đất
1.275
0,07
Polypodiophyta
Ngành Dương xỉ
9.500
0,50
Pinophyta
Ngành Thông
601
0,03
Magnoliophyta
Ngành Ngọc lan
233.885
13,40
(Nguồn: Giáo trình đa dạng sinh học, Đại học Huế, 2007)
1.1.4.2. Những nghiên cứu về đa dạng thành phần loài
Có rất nhiều công tình nghiên cứu về đa dạng thành phần loài của các nhà
khoa học trên thế giới như: Liên Xô (cũ) có các nghiên cứu của Vưsotxki (1915),
Alokhin
(1904),
Craxit (1927), Sennhicốp (1933), Creepva (1978),… Theo các
tác giả thì mỗi vùng sinh thái khác nhau sẽ hình thành những kiểu thảm thực vật
khác nhau. Sự khác biệt này được thể hiện bởi thành phần loài, nhóm dạng
sống,
cấu
trúc và động thái của thảm thực vật. Vì vậy, nghiên cứu thành phần, dạng
sống của hệ thực vật là chỉ tiêu quan trọng trong phân loại thảm thực vật [29].
15
Ramakrishman (1981 – 1992) nghiên cứu thảm thực vật sau nương rẫy ở
vùng Tây bắc Ấn Độ đã nhận định rằng chỉ số đa dạng loài rất thấp, chỉ số loài ưu
thế đạt cao nhất ở pha đầu của quá trình diễn thế và giảm dần theo thời gian bỏ hoá.
Longchun và cộng sự (1993), nghiên cứu về đa dạng thực vật ở hệ sinh thái
nương rẫy tại Xishuang Bana tỉnh Vân Nam Trung Quốc đã nhận xét: khi nương
rẫy bỏ hoá được 3 năm thì có 17 họ, 21 chi, 21 loài; bỏ hoá 19 năm thì có 60 họ,
134 chi và 167 loài [45].
1.1.4.3. Những nghiên cứu tính đa dạng về dạng sống
Dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều
kiện môi trường. Vì vậy, việc nghiên cứu dạng sống sẽ cho thấy mối quan hệ
chặt chẽ của các dạng sống với điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự
tác động của điều kiện sinh thái đối với loài thực vật.
Bảng phân loại dạng sống cây thuộc thảo đã được lập ra lần đầu tiên bởi
Canon (1911). Với cây thảo, đặc điểm phần dưới đất đóng vai trò rất quan trọng
trong phân chia dạng sống, nó biểu thị mức độ khắc nghiệt khác nhau của môi
trường sống, là phần sống lâu năm của cây. Vì thế việc sử dụng phần dưới đất để
làm tiêu chuẩn phân chia dạng sống sẽ giúp cho ta đánh giá đúng hơn kiểu thảm,
những đặc điểm đặc trưng của môi trường [12].
I.K. Patsoxki (1915) chia thảm thực vật thành 6 nhóm: thực vật thường
xanh; thực vật rụng lá vào thời kỳ bất lợi trong năm; thực vật tàn lụi phần trên
mặt đất trong thời kỳ bất lợi; thực vật tàn lụi vào thời kỳ bất lợi; thực vật có thời kỳ
sinh trưởng và phát triển ngắn; thực vật có thời kỳ sinh trưởng và phát triển lâu
năm. G. N. Vưxôxki (1915) chia thực vật thảo nguyên làm 2 lớp: lớp cây nhiều
năm và lớp cây hàng năm [32].
Braun – Blanquet (1951) đánh giá cách mọc của thực vật dựa vào tính
liên tục hay đơn độc của loài đã chia thành 5 thang: mọc lẻ; mọc thành vạt; mọc
thành dải nhỏ; mọc thành vạt lớn và mọc thành khóm lớn [1].
Raunkiaer (1934) [50] chọn vị trí của chồi nằm ở đâu trên mặt đất trong
suốt thời gian bất lợi trong năm để phân chia dạng sống thực vật. Tác giả đã tính