Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

BÀN VỀ CHẾ ĐỘ THUẾ GTGT VÀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.35 KB, 43 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ TOÁN
*****************
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
Đề tài :
BÀN VỀ CHẾ ĐỘ THUẾ GTGT VÀ KẾ TOÁN THUẾ
GTGT TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
LỜI NÓI ĐẦU
Xuất phát từ yêu cầu chiến lược phát triển nền kinh tế xã hội ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay- giai đoạn tiếp tục đổi mới, phát triển nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng hợp tác kinh tế với các nước
trong khu vực và thế giới đã đòi hỏi chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính
sách thuế nói riêng phải phù hợp và tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển bền
vững. Thực hiện yêu cầu này, trong chương trình cải cách hệ thống thuế giai đoạn
3( 2005 – 2010) ba luật thuế mới đã được phê chuẩn và ban hành, trong đó có luật
thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Thuế GTGT là một sắc thuế tiên tiến và có nhiều ưu điểm. Trên thực tế việc
áp dụng luật thuế này đã mang lại nhiều tích cực cho nền kinh tế,tuy nhiên cũng gây
ra một số xáo trộn,làm phát sinh những bất cập trong công tác quản lý thuế của nhà
nước cũng như kế toán thuế ở các doanh nghiệp hiện nay. Đặc biệt việc gian lận
thuế GTGT ngày càng được tổ chức tinh vi và có hệ thống đã gây ra thất thoát lớn
cho ngân sách nhà nước. Nguyên nhân dẫn đến hành vi gian lận thuế một phần do
sự thiếu nhất quán, bất cập giữa các văn bản luật và thực tế của nền kinh tế.
Xuất phát từ nhận thức trên em mạnh dạn lựa chọn đề tài “Bàn về chế độ
thuế giá trị gia tăng và kế toán thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay”.
Trong bài viết này em sẽ cố gắng đưa ra những hiểu biết của mình về chế độ
thuế GTGT cũng như công tác kế toán thuế GTGT hiện nay tại Việt Nam thông qua
việc nêu ra thực trạng tại Việt Nam đồng thời đưa ra một số quan điểm, tình hình áp
dụng thuế GTGT của một số nước trên thế giới và rút ra bài học cho Việt Nam.


Kết cấu của đề án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chế độ thuế GTGT và kế toán thuế GTGT.
Chương 2: Chế độ thuế và kế toán thuế GTGT tại Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện chế độ thuế và kế toán
thuế GTGT hiện hành ở Việt Nam.
Do hạn chế về mặt thời gian, hiểu biết còn hạn chế và một số điều kiện khách
quan khác nên bài viết còn nhiều thiếu sót, rất mong sự góp ý của các thầy, cô giáo và
các bạn.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
VÀ KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1.1 Khái niệm, đặc điểm về thuế giá trị gia tăng
1.1.1 Khái niệm:
Giá trị gia tăng là khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh
trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
Thuế GTGT (Value added tax -VAT) là thuế đánh trên khoản giá trị tăng
thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông và được
nộp vào ngân sách nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa dịch vụ. Nhà nước đánh
thuế trên toàn bộ doanh thu phát sinh của sản phẩm qua mỗi lần chuyển từ khâu sản
xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Tại một số quốc gia như Australia, Canada,
Singapore thì thuế này có tên là thuế hàng hóa dịch vụ (goods and services tax –
GST), còn tại Nhật Bản thì nó được biết đến với tên gọi là thuế tiêu thụ.
1.1.2 Đặc điểm của thuế GTGT.
Tính đơn giản: Tính đơn giản của thuế GTGT bắt nguồn từ cơ chế đánh thuế và
khàu trừ thuế của nó. Đối tượng nộp thuế sẽ thu hộ số GTGT khi bán hàng và khấu
trừ số thuế đã nộp khi mua vật tư, hàng hóa đầu vào, số chênh lệch còn lại nộp vào
cho ngân sách nhà nước ( Việc tính thuế căn cứ trên hóa đơn bán hàng, mua hàng).
Tính trung lập: thuế GTGT không chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả kinnh
doanh của người nộp thuế, không chịu ảnh hưởng trực tiếp bới quá trình tổ chức và
phân chia các chu trình kinh tế, thuế GTGT không tham gia vào các mục tiêu ưu

đãi, khuyến khích đối với một số ngành nghề, lĩnh vực hay một hàng hóa dịch vụ
nào, thuế GTGT không bóp méo giá cả hàng hóa.
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu: Bản chất thuế GTGT do các nhà sản xuất
kinh doanh nộp hộ người tiêu dùng cuối cùng thông qua việc tính gộp thuế này vào
giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán.
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển thuế GTGT
Khái niệm thuế GTGT được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1928 bới một người
Đức tên Carlriedrich Von Siemens khi mà ông sớm nhận ra sự trùng lắp thuế khi
thực hiện thuế doanh thu. Từ nhận thức đó ông đã đưa ra khái niệm thuế GTGT và đề
xuất với chính phủ Đức đưa vào áp dụng thay thế cho thuế doanh thu tuy nhiên đề
xuất này không được chấp nhận. Sáng kiến của ông phần nào bị lãng quên trong thời
gian dài. Cho đến năm 1954, Maurice Laure, một viên chức thuế Pháp đã hoàn chỉnh
sắc thuế này và đưa vào áp dụng lần đầu tiên tại Pháp vào ngày 10 tháng 4 năm 1954.
Từ đó đến nay do tính ưu việt của mình, thuế GTGT ngày càng được sử dụng rộng
khắp trên thế giới.
Việc áp dụng một phương pháp tính thuế mới ở một quốc gia không phải là vấn
đề đơn giản, hệ thống thuế ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách và tình hình phát triển
kinh tế của quốc gia đó. Chính vì vậy, không chỉ ở các nước đang phát triển mà cả ở
những nước phát triển do có những quan điểm khác nhau trong việc nghiên cứu nên
quyết định áp dụng thuế GTGT kéo dài trong nhiều năm như Nhật Bản đề xuất áp dụng
thuế GTGT từ năm 1955 nhưng đến tháng 4 năm 1989 mới thực hiện, đầu những năm
80 ở Newzeland phản đối kịch liệt thuế GTGT nhưng năm 1086 đã ban hành luật thuế
GTGT.
Tính đến nay trên thế giới đã có trên 130 nước áp dụng thuế GTGT. Sắc thuế
này sớm được áp dụng tại châu Âu, chỉ hơn hai mươi năm sau khi ra đời hình thức
sơ khai đầu tiên, thuế GTGT được coi là một trong những điều kiện tiên quyết để
gia nhập khối liên minh châu Âu (năm 1977).Tại châu Á kể từ năm 80 của thế kỉ 20
trở lại đây đã có sự gia tăng vượt bậc về số lượng các nước áp dụng luật thuế
GTGT: Triều Tiên (1977), Indonexia (1985), Đài Loan (1986), Philipine (1988),
Mông Cổ (1993), Trung Quốc (1994), Việt Nam (1999), Ấn Độ (2005)…

1.3 Nội dung chủ yếu của thuế GTGT
1.3.1 Đối tượng nộp thuế GTGT.
Đối tượng nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ chịu thuế GTGT trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Một số nước dùng doanh thu để giới hạn đối tượng nộp thuế.Như ở
Philipines chỉ thu thuế GTGT với các doanh nghiệp có mức doanh thu trên 200.000
pê xô, hay như ở Thụy Điển là 200.000 Sek, ở Canada là 30.000 dola, ở Singapore
là 1.000.000 dola… Có một số nước khác áp dụng hình thức thu khoán đối với các
đối tượng kinh doanh vừa và nhỏ
1.3.2 Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh và tiêu dùng
1.3.3 Căn cứ tính thuế GTGT
1.3.3.1 Giá tính thuế.
Giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT được ghi trên hóa đơn
bán hàng của người bán hàng, người cung cấp dịch vụ hoặc người nhập khẩu.
1.3.3.2 Thuế suất.
Thông thường, để đạt được số thu tương đương so với số thu hiện hành của
thuế doanh thu mà nó thay thế, thuế GTGT phải có mức thuế suất cao hơn (thường
là gấp ba lần thuế suất thuế doanh thu). Vì thuế GTGT chỉ đánh vào giá trị tăng
thêm của hàng hóa hay sản phẩm qua mỗi lần luân chuyển hàng hóa. Mỗi quốc gia
có những hình thức áp dụng thuế suất khác nhau tùy thuộc vào chính sách của từng
nước. Có hai cơ chế thuế suất được áp dụng.
Cơ chế một thuế suất (không kể thuế suất 0% áp dụng đối với hàng xuất
khẩu và một số mặt hàng thiết yếu nêu có): Với cơ chế này, tất cả các mặt hàng chịu
thuế đều chịu một mức lãi suất như nhau vì thế khi sử dụng phương thức này chính
phủ không thể điều chỉnh hành vi tiêu dùng của người dân. Trên thế giới có khoảng
45 nước áp dụng cơ chế một lãi suất trong đó Đan Mạch là nước có mức thuế suất
cao nhất (25%), nước thấp nhất là Nhật Bản, Singapore (5 %).
Cơ chế nhiều thuế suất (không kể thuế suất 0%): Thuế suất được áp dụng ở

các mức khác nhau, tùy thuộc vào loại hàng hóa dịch vụ mà chính phủ khuyến
khích hay không. Trong số các nước áp dụng cơ chế này thì số lượng thuế suất giao
động từ 2 đến 5 loại (trường hợp 5 mức thuế là Luxembourg). Chủ yếu là 3 mức
thuế suất (Áo, Bỉ, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Trung Quốc…), chỉ có mộ vài nước áp
dụng 4, 5 mức (luxembourg 5 mức, Ytalia 4 mức) Hình thức này. Mức lãi suất thấp
nhất là 1% ( Thổ Nhỹ Kỳ, Ấn Độ), mức cao nhất là 25% ( Thụy Điển).
Quy định thuế suất 0% và miễn thuế:
Thuế suất 0%: Thuế suất 0% được áp dụng trong đại đa số các nước chủ yếu
đối với mặt hàng xuất khẩu, và một số mặt hàng thiết yếu. Hàng hóa thuộc diện thuế
0% vẫn là hàng hóa chịu thuế, nghĩa là vẫn có thuế GTGT tính trong giá hàng. Ví
dụ ở Anh Quốc, một số mặt hàng như thực phẩm, sách, dược phẩm và một số loại
hình vận tải áp dụng mức thuế suất này. Một số nước không áp dụng mức lãi suất
này như Đan Mạch, Pháp, Na Uy…
Miễn thuế: Các đội tượng được miễn thuế khác với các đối tượng được
hưởng thuế suất 0% ở chỗ họ không có quyền khấu trừ đầu thuế đầu vào, tuy nhiên
các doanh nghiệp có thể tăng giá bán để khách hàng phải chịu chi phí thuế GTGT.
Quy định miễn thuế có thê xuất phát từ nhiều lý do: Về kinh tế, xã hội, việc tránh
đánh thuế chồng chéo. Về kỹ thuật khó xác định giá trị tăng thêm ví dụ như các dịch
vụ tài chính tín dụng, dịch vụ vận tải quốc tế…Sau đây là một số mặt hàng được
miễn thuế GTGT ở một số nước, ở Trung Quốc các mặt hàng được miễn thuế
GTGT bao gồm: Các sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến do người nông dân, cơ
sở nông nghiệp tự sản xuất bán ra; hàng hóa nhập khẩu để chế biến cho xuất khẩu;
thiết bị nhập khẩu để sử dụng trong dự án có vốn đầu tư nước ngoài hoặc trong dự
án được Nhà nước khuyến khích; dụng cụ và thuốc tránh thai; sách cổ được mua
bán công khai; thiết bị và dụng cụ được nhập khẩu để sử dụng trực tiếp trong
nghiên cứu khoa học, thí nghiệm và giáo dục; vật tư, thiết bị nhập khẩu được chính
phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tài trợ; sản phẩm nhập khẩu chuyên dụng cho
người tàn tật. Ở các nước trong Liên minh Châu Âu các mặt hàng được miễn thuế
như thư tín, chăm sóc y tế, bảo hiểm, cho vay, cá độ…
1.3.4 Phương pháp tính thuế:

Ở các nước đã áp dụng luật thuế GTGT hiện nay áp dụng một trong hai
phương pháp là khấu trừ và phương pháp trực tiếp
1.3.4.1 Phương pháp khấu trừ thuế:
Đây là phương pháp được hầu hết các nước áp dụng do: Tính thuế dựa vào
hoá đơn đảm bảo xác định thuế có cơ sở để kiểm tra thuế. Có thể áp dụng chính
sách thuế với nhiều thuế suất (nếu thu thuế theo chênh lệch chỉ có thể áp dụng một
thuế suất). Có thể tính GTGT thu thuế theo thời gian ấn định một tháng, hai tháng
hay một quí.
1.3.4.2 Phương pháp trực tiếp:
Phương pháp này xác định thuế phải dựa trên số liệu báo cáo kế toán của đơn
vị áp dụng phương pháp này sẽ có những vấn đề sau:
Thứ nhất: Các xí nghiệp coi GTGT chỉ là thuế bổ xung đánh vào lợi nhuận,
còn các nhân viên của họ thì coi đó là lại thêm một thứ thuế nữa đánh vào quĩ tiền
lương.
Thứ hai: Báo cáo chỉ kêt thúc một lần trong năm, vậy là tất cả các khoản
thanh toán GTGT phải dựa vào kết toán năm.
Thứ ba: Khó kiểm tra thuế phải nộp từng kỳ so với phương pháp sử dụng
hoá đơn và không có cơ sở để tiến hành các cuộc kiểm tra chéo thuế giữa đơn vị
mua và bán. Mô hình GTGT tại Nhật Bản được sử dụng theo phương pháp này
(1/4/1989). Thu GTGT trên cơ sở báo cáo kế toán với một thuế suất là 5%. Nhật
Bản không phát hành hoá đơn áp dụng riêng đối với thuế GTGT vì các doanh
nghiệp phản ứng, theo phương pháp tính thuế hiện hành các doanh nghiệp tự tính và
nộp thuế. Các doanh nghiệp nhỏ không phải nộp thuế GTGT.
Riêng Trung Quốc, phương pháp tính thuế GTGT có sự phân biệt theo đối
tượng, cụ thể:
Người nộp thuế nói chung:
Để tính thuế GTGT phải nộp, người nộp thuế phải tính thuế GTGT đầu vào
và thuế GTGT đầu ra. Chênh lệch giữa thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào là
khoản thuế GTGT phải nộp.
Công thức để tính thuế GTGT phải nộp như sau:

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào.
Thuế GTGT đầu ra = Doanh thu bán hàng trong kỳ x thuế suất.
Người nộp thuế kinh doanh nhỏ:
Trước năm 2009, người kinh doanh nhỏ nộp thuế trên doanh thu bán hàng,
cung ứng dịch vụ theo thuế suất: 4% đối với lĩnh vực thương mại, 6% đối với lĩnh
vực khác.Kể từ năm 2009, người kinh doanh nộp thuế 3% trên doanh thu.
Công thức để tính thuế GTGT phải nộp là:
Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x thuế suất.
Nhập khẩu:
Hàng hóa nhập khẩu chịu thuế căn cứ vào giá tính thuế ở khâu nhập khẩu và thuế suất.
1.4 Ưu, nhược điểm của thuế GTGT
1.4.1 Ưu điểm:
Thuế GTGT chỉ đánh vào giá trị tăng thêm của sản phẩm ở từng khâu sản xuất
và lưu thông. Nó có khấu trừ thuế ở các giai đoạn trước do đó tránh được tính trùng
lặp trong hoạt động thu thuế
Thuế GTGT là một khoản thu cộng thêm vào giá nên chỉ đánh vào người tiêu
dùng cuối cùng,không đánh vào tài sản đầu tư, do đó thật sự khuyến khích đầu tư,
sản xuất phát triển.
Thuế GTGT thật sự khuyến khích xuất khẩu vì hàng hoá xuất khẩu không
những phải nộp thuế GTGT mà còn được hoàn trả thuế đầu vào.
Thuế GTGT góp phần bảo hộ hàng hoá sản xuất trong nước thông qua đánh thuế
vào hàng hoá nhập khẩu.
Thuế GTGT hạn chế được tình trạng thất thu thuế vì thu tập trung ngay từ
đầu,thu thuế ở khâu sau và còn kiểm tra được việc nộp thuế ở khâu trước.Hơn nữa
thuế GTGT có ít mức thuế suất hơn thuế doanh thu, nên có phần đơn giản,rõ ràng
và dễ thực hiện hơn.
Việc khấu trừ thuế GTGT đã nộp ở khâu đầu còn có tác dụng khuyến khích
việc hiện đại hoá, chuyên môn hoá sản xuất, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mua sắm
trang thiết bị mới đưa vào sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Thông qua thuế GTGT tính dân chủ đã được tăng cường,nó góp phần nâng

cao ý thức và tạo nề nếp trong việc mở sổ sách kế toán và lưu giữ chứng từ, hoá đơn
của các doanh nghiệp.
1.4.2 Nhược điểm:
Chi phí về quản lý thu thuế GTGT rất tốn kém. Thuế GTGT có ít thuế suất nên
tính chất điều tiết của thuế không cao. Người tiêu dùng có thu nhập cao hay thấp
thường phải chịu thuế như nhau. Thuế GTGT không đảm bảo yêu cầu công bằng
trong chính sách động viên giữa người giàu và người nghèo.
1.5 Phương pháp kế toán thuế GTGT
1.5.1 Kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
1.5.1.1 Kế toán thuế GTGT đầu vào:
Khi mua hàng hóa,vât tư, dịch vụ thuộc đối tượng được khấu trừ thuế GTGT, kế
toán ghi như sau:
Nợ tk “hàng hóa, vật tư, dịch vụ”: Giá chưa có thuế GTGT
Nợ tk “Thuế GTGT được khấu trừ”: Giá chưa thuế GTGT * thuế suất
Có tk “thanh toán” : Tổng giá thanh toán
1.5.1.2 Kế toán thuế GTGT đầu ra:
Khi bán hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng được khấu trừ thuế GTGT, kế toán
ghi như sau:
Nợ tk “thanh toán”: Tổng giá thanh toán
Có tk “doanh thu”: tổng giá bán chưa thuế
Có tk “thuế GTGT phải nộp”: Tổng giá bán chưa thuế * thuế suất
1.5.1.3 Khấu trừ thuế GTGT đầu vào vào số thuế GTGT phải nộp:
Nợ tk “thuế GTGT phải nộp”:
Có tk “thuế GTGT được khấu trừ”:
1.5.1.4 Phản ánh thuế GTGT phải nộp:
Nợ tk “thuế GTGT phải nộp”:
Có tk “thanh toán”
1.5.2 Kế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Khi mua hàng hóa, vật tư, dịch vụ… thuế GTGT được tính vào giá của hàng
hóa, vật tư, dịch vụ đó.Thuế GTGT là một khoản chi phí của doanh nghiệp.

Nợ tk “hàng hóa, vật tư, dịch vụ”: tổng giá thanh toán
Có tk “thanh toán”: tổng giá thanh toán
Khi bán hàng hóa, vật tư, dịch vụ… thuế GTGT được tính vào giá bán:
Nợ tk “thanh toán”: Tổng giá thanh toán
Có tk “doanh thu”: Tổng giá
Cuối kì tính ra thuế GTGT phải nộp bằng chênh lệch giữa giá bán ra và giá hàng
hóa, dịch vụ mua vào tương ứng nhân với mức thuế suất
Nợ tk “thuế GTGT phải nộp”:
Có tk “thanh toán”
1.6 Vai trò, ý nghĩa của thuế GTGT và kế toán thuế GTGT:
Thuế GTGT có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước về kinh tế:Thuế
GTGT là một nguồn thu quan trọng, lớn và ổn định cho ngân sách nhà nước. Như ở
Pháp, thuế GTGT đóng góp 45% ngân quỹ quốc gia; thuế GTGT góp phần giúp nhà
nước định hướng tiêu dùng của người dân thông qua việc điều chỉnh thuế suất và
mặt hàng chịu thuế.
Thuế GTGT có vai trò trong việc lưu thông hàng hóa. Với tính ưu điểm cuả
thuế giá trị gia tăng là Nhà nước chỉ thu thuế đối với phần giá trị tăng thêm cuả các
sản phẩm ở từng khâu sản xuất, lưu thông mà không thu thuế đối với toàn bộ doanh
thu phát sinh như mô hình thuế doanh thu. Nếu như không có các sự kiện biến động
về tài chính, tiền tệ, sản xuất và lưu thông giảm sút, yếu kém, kinh tế suy thoái và
các nguyên nhân khác tác động thì việc áp dụng thuế giá trị gia tăng thay cho thuế
doanh thu sẽ không ảnh hưởng gì đến giá cả các sản phẩm tiêu dùng, mà trái lại giá
cả càng hợp lý hơn, chính xác hơn vì khi áp dụng thuế GTGT sẽ tránh được việc
thuế chồng lên thuế.
Theo nghiên cứu và thống kê cuả ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc
tế (IMF) thì phần lớn các nước trong đó có cả Việt Nam sau khi áp dụng thuế giá trị
gia tăng, giá cả các loại hàng hoá, dịch vụ đều không thay đổi hay chỉ thay đổi một
tỷ lệ không đáng kể và mức sản xuất cuả các doanh nghiệp, mức tiêu dùng cuả dân
chúng không sút giảm, hay chỉ sút giảm một tỷ lệ nhỏ trong thời gian đầu, kể cả các
trường hợp tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với một số mặt hàng trong định

kỳ điều chỉnh. Như vậy ta có thể kết luận rằng thuế giá trị gia tăng không phải là
một nhân tố gây ra lạm phát, gây khó khăn trở ngại cho việc phát triển sản xuất, lưu
thông hàng hoá mà trái lại, việc áp dụng thuế giá trị gia tăng đã góp phần ổn định
giá cả, mở rộng lưu thông hàng hoá, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và đẩy
mạnh xuất khẩu.
1.7 Bài học kinh nghiệm từ các nước áp dụng thuế GTGT
Sự thay thế các loại thuế doanh thu bằng thuế GTGT tại nhiều nước phải trải
qua thời gian khá lâu, thường khoảng 5 năm trong đó thời gian hướng dẫn thử
nghiệm cho các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận kéo dài đến 3
năm. Tài liệu hướng dẫn được in ấn cẩn thận, phân phối rộng rãi để mọi người có
điều kiện học tập, mỗi đối tượng chịu thuế đều có tài liệu riêng với nhiều thí dụ cụ
thể. Kinh nghiệm tại nhiều nước cho thấy việc ấn định thuế suất rất quan trọng với
mục tiêu chủ yếu là tạo nguồn thu cho ngân sách. Thuế suất càng thấp và càng ít lại
càng dễ cho việc hành thu như Singapo là3%, Canada là 7%, Newzeland là 12,5%.
Tất cả mọi nghiệp vụ mua bán hàng hoá và dịch vụ đều phải chịu thuế và các cá
nhân doanh nghiệp đều phải đăng kí khai thuế nếu doanh số trong năm cao hơn một
mức tối thiểu nào đó (ví dụ là 30000 USD tại Canada). Cá thể hoặc doanh nghiệp có
doanh thu duới mức tối thiểu không bắt buộc phải đăng kí nhưng có quyền xin đăng
kí để làm quen với cách tính thuế. Mỗi doanh nghiệp khi đăng kí đều có thể được
cấp một số thuế GTGT và chi nhánh của doanh nghiệp không được đăng kí riêng,
có nghĩa là phải kê khai tổng hợp với hội sở chính. Cá thể và doanh nghiệp cũng
được chọn thời kì khai thuế và thời kì này hoàn toàn lệ thuộc vào doanh số: doanh
số càng lớn, thời gian càng ngắn.
Ví dụ: tại Newzeland, doanh nghiệp có doanh số trong năm cao hơn 24 triệu
USD thì thời kì khai thuế là một tháng, dưới 250 nghìn USD doanh nghiệp có thể
chọn 1,2 hoặc 6 tháng khai thuế một lần 250000 USD đến 24 triệu USD có thể chọn
1 hoặc 2 tháng. Thời gian dài có thể có lợi về mặt kê khai nhưng sẽ rất phức tạp cả
một thời gian dài hoạt động. Tại Canada, cơ quan thuế sẽ quyết định thời kì khai
thuế của các doanh nghiệp cũng dựa vào doanh số. Thời kì khai thuế có thể là một
tháng đối với doanh nghiệp có số tiền trên 6 triệu USD và có thể khai hang tháng

hoặc hàng quí. Nếu doanh số từ 500000 USD đến 6 triệu USD, doanh nghiệp có thể
chọn hàng tháng, hàng quí hoặc hàng năm. Mọi sự thay đổi của thời kì khai thuế
đều phải xin bằng văn bản và phải có văn bản xác nhận của cơ quan thuế.
Nói chung sau khi đã xác định thời kì tính thuế, các doanh nghiệp phải thực
hiện nghiêm chỉnh. Trễ hẹn sẽ bị phạt theo một tỷ lệ luỹ tiến. Thuế được thanh toán
bằng séc chuyển khoản hoặc trả bằng tiền mặt nơi thu thuế kèm bảng kê khai thuế.
Trong việc áp dụng thuế GTGT, một hệ thống kế toán hoàn chỉnh, thống nhất là yếu
tố quyết định. Với một hệ thống kế toán như các nước Canada, Newzeland mà họ
vẫn phải loại ra một số dịch vụ như ngân hàng, tài chính và bảo hiểm vì cho rằng
các loại dịch vụ này rất phức tạp, không thể hạch toán đầy đủ được.
Mặc dù thuế GTGT có rất nhiều ưu điểm, được xem là một sắc thuế tiên tiến
nhất hiện nay, nhưng cũng có nhiều nước không áp dụng, ví dụ như Mỹ, một cường
quốc kinh tế trên thế giới. Taị sao Mỹ không áp dụng thuế GTGT? Đây là câu hỏi
của rất nhiều người đặt ra và cũng là một trong những ý kiến chất vấn của các đại
biểu Quốc hội khi dự thảo thông qua luật thuế này. Lý do có thể được lý giải ngắn
gọn như sau: Hệ thống quản lý thuế của Mỹ có 3 cấp: Liên bang, bang , tỉnh. Ba cấp
này hoàn toàn độc lập từ xây dựng chính sách thuế đến tổ chức bộ máy quản lý
thuế. Mỗi bang có luật thuế doanh thu hàng bán lẻ riêng. Thuế này khác với doanh
thu là chỉ thu một lần vào hàng bán lẻ chứ không thu ở từng khâu bán. Do đó loại
trừ việc thu trùng. Trường hợp doanh nghiệp vừa bán buôn vừa bán lẻ thì phân biệt
thuế doanh thu phải chịu thuế chỉ bằng cách mở sổ kế toán, vì trong sổ sách kế toán
nếu là bán buôn phải ghi rõ địa chỉ người mua và mã số kinh doanh, còn nếu bán lẻ
thì không phải ghi. Mặt khác, Mỹ đã phát triển hệ thống máy vi tính hoàn hảo, nó
cho phép đói chiếu một cách chính xác doanh số bán buôn (chính là chi phí mua
vào của đơn vị kinh doanh) và doanh số bán lẻ (ghi trong hoá đơn bán lẻ cho người
tiêu dùng). Như vậy, ta kết luận mục đích cũng là ưu điểm quan trọng nhất của thuế
GTGT chính là khắc phục tình trạng thuế chồng thuế của thuế doanh thu,thì thuế
doanh thu hàng bán lẻ của Mỹ đã đạt được mục tiêu này.
CHƯƠNG 2
CHẾ ĐỘ THUẾ VÀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển thuế GTGT tại Việt Nam
Chuyển đổi từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường
định hướng Xã hội chủ nghĩa, Đảng và nhà nước ta đang thực hiện cái cách, đổi
mới chính sách nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập với
nền kinh tế toàn cầu. Một phần trong kế hoạch cải cách của chính phủ đó là chính
sách thuế,đặc biệt là thuế GTGT. Vì thế ngày 05/07/1993, theo quyết định số
486TC/QĐ/BTC của Bộ tài chính, thực hiện thí điểm thuế GTGT ở một số doanh
nghiệp quốc doanh thuộc các ngành có quá trình chuyển từ sản xuất đến tiêu dùng
thường xuyên phải trải qua nhiều công đoạn ( như sản xuất xi măng, sản xuất sợi,
dệt, sản xuất đường). Có 11 doanh nghiệp đăng ký thực hiện thí điểm. Tiếp đến, nhà
nước liên tục thực hiện cải cách thuế bước 1 (1990- 1996), cải cách bước 2 (1997-
2004), cải cách giai đoạn 3 (2005 – 2010).
Sau một thời gian dài triển khai thực hiện luật thuế GTGT, tại kỳ họp quốc hội
khóa IX kỳ họp thứ 11 dự thảo luật thuế GTGT đã được thông qua. Đến ngày
31/12/1998 Đã có đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện luật thuế này. Ngày
01/01/1999 tại Việt Nam luật thuế GTGT chính thức có hiệu lực trên toàn quốc theo
nghị định số 18/1998/NĐ-CP ngày 11/05/1998 và thông tư số 89/1988/TT-BTC.
Sau 5 năm thực hiện, trong năm 2003 luật thuế GTGT được sửa đổi lần đầu theo
nghị quyết số 07/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003. Đến năm 2008 luật thuế
GTGT “mới” được triển khai nhằm đáp ứng yêu cầu việc gia nhập tổ chức thương
mại thế giới. Ngày 01/01/2009 luật thuế GTGT “mới” chính thức có hiệu lực theo
nghị định 123/2008/NĐ-CP và thông tư 129/2008/TT-BTC.
2.2 Chế độ thuế GTGT tại Việt Nam
2.2.1 Đối tượng tính thuế
Háng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam
là đối tượng chịu thuế GTGT, trừ:
Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến
thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự
sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu; Sản phẩm là giống vật nuôi, giống
cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi,

vật liệu di truyền; Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng
phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp; Sản phẩm
muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt; Nhà ở
thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê; Chuyển quyền sử
dụng đất; Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm người học, bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây
trồng và tái bảo hiểm; Dịch vụ cấp tín dụng; kinh doanh chứng khoán; chuyển
nhượng vốn; dịch vụ tài chính phái sinh, bao gồm hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ
hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn mua, bán ngoại tệ và các dịch vụ tài chính phái
sinh khác theo quy định của pháp luật; Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi; Dịch vụ bưu chính, viễn
thông công ích và In-ter-net phổ cập theo chương trình của Chính phủ; Dịch vụ phục
vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duy trì vườn thú, vườn
hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ; Duy tu,
sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo
đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ
tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội; Dạy học, dạy nghề theo quy định
của pháp luật; Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị,
sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học - kỹ thuật, sách in
bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới
dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; in tiền.; Vận chuyển hành
khách công cộng bằng xe buýt, xe điện; Máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong
nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên
cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương
tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần
nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu
bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu
tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất,
kinh doanh và để cho thuê; Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an
ninh; Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn

lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,
đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức
quy định của Chính phủ; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn
miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế;
Hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ
nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam; Hàng hoá chuyển khẩu, quá cảnh
qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái
nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu theo
hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hoá, dịch vụ
được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế
quan với nhau; Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công
nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ;
phần mềm máy tính; Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản
phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác; Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên,
khoáng sản khai thác chưa chế biến theo quy định của Chính phủ; Sản phẩm nhân
tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh; nạng, xe lăn và dụng cụ
chuyên dùng khác cho người tàn tật; Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có
mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với
tổ chức, doanh nghiệp trong nước
2.2.2 Căn cứ tính thuế
2.2.2.1 Giá tính thuế
Theo luật hiện hành, giá tính thuế GTGT xác định như sau
+) Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán
chưa có thuế giá trị gia tăng. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là
giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng;
+) Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập
khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được
xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu;
+) Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng

cho là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương
đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này;
+) Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế giá trị
gia tăng;
Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền
thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả
trước cho thời hạn thuê chưa có thuế giá trị gia tăng;
Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài loại
trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phải
trả cho nước ngoài;
+) Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo
giá bán trả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng của hàng hoá đó, không bao gồm
khoản lãi trả góp, lãi trả chậm;
+) Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế giá trị gia tăng;
+) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công
trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng. Trường
hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính
thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc,
thiết bị;
+) Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa
có thuế giá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải
nộp ngân sách nhà nước;
+) Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ hưởng hoa
hồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế giá trị gia tăng;
+) Đối với hàng hoá, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh
toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau:
Giá chưa có thuế
giá trị gia tăng
=
Giá thanh toán

1 + thuế suất của hàng hoá, dịch vụ (%)
Giá tính thuế đối với hàng hoá, dịch vụ nói trên bao gồm cả khoản phụ thu
và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
2.2.2.2 Thuế suất:
Luật thuế GTGT hiện nay,có ba mức thuế suất đước áp dụng ( 0%, 5%,
10%). Cụ thể như sau:
Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc
tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu, trừ các
trường hợp chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước
ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng
vốn, dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông; sản phẩm xuất khẩu
là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến.
Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ sau đây:
+) Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;
+) Phân bón; quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất
kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;
+) Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác;
+) Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông
nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản
sản phẩm nông nghiệp;
+) Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm
thuộc đối tượng miền thuế;
+) Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới
đánh cá;
+) Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến;
+) Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn;
+) Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các
sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông
sơ chế; giấy in báo;
+) Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, bao

gồm máy cày, máy bừa, máy cấy, máy gieo hạt, máy tuốt lúa, máy gặt, máy gặt đập
liên hợp, máy thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, máy hoặc bình bơm thuốc trừ sâu;
+) Thiết bị, dụng cụ y tế; bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa
bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc
phòng bệnh;
+) Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ,
bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng
dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học;
+) Hoạt động văn hoá, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản
xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;
+) Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại;
+) Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.
Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không thuộc các đối tượng
đã nêu ở trên.
2.2.3 Phương pháp tính thuế
Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng một
trong hai phương pháp: phương pháp khấu trừ trực tiếp trên GTGT, phương pháp
tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
2.2.3.1 Phương pháp khấu trừ thuế
Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
+) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số
thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ:
Số thuế GTGT
phải nộp
=
Số thuế GTGT
đầu ra
-
Số thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ

+) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng
hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng;
+) Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia
tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá
trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu.
Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy
đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá
đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
2.2.3.2 Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được quy định như sau:
+) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá
trị gia tăng bằng giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất
thuế giá trị gia tăng;
+) Giá trị gia tăng được xác định bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ
bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng.
Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng áp dụng đối với các trường
hợp sau đây:
+) Cơ sở kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ
sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa thực
hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ;
+) Hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý.
2.3 Chế độ kế toán thuế GTGT tại Việt Nam
2.3.1 Hệ thống chứng từ sử dụng
Hóa đơn chứng từ là bằng chứng ghi nhận giá trị sản phẩm hàng hóa lưu
thông trên thị trường hoặc nội bộ doanh nghiệp. Hóa đơn, chứng từ là bằng chứng
quan trọng cho việc kế toán. Để thực hiện kết toán thuế GTGT, các cơ sở kinh
doanh phải thực hiện chế độ hóa đơn chứng từ theo quy định hiện hành của Bộ Tài
chính. Dưới đây là một số hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc kế toán thuế
GTGT;
Hóa đơn thuế GTGT: Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế

GTGT theo phương pháp khấu trừ phải sử dụng hóa đơn thuế GTGT do Bộ tài
chính phát hành (trừ trường hợp được sử dụng chứng từ thanh toán đã có thuế
GTGT). Khi lập hóa đơn bán hàng, dịch vụ cơ sở kinh doanh phải ghi rõ đầy đủ các
yếu tố bắt buộc: giá bán, các phụ thu, thuế GTGT và tổng giá thanh toán.
Hóa đơn bán hàng: Do Bộ tài chính phát hành, được sử dụng rộng rãi ở các
cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và
khi lập hóa đơn cơ sở kinh doanh phải ghi rõ, đầy đủ các yếu tố bắt buộc.
Hóa đơn tự in, chứng từ đặc thù: Các hóa đơn này muốn được sử dụng phải
đăng ký với Bộ Tài chính ( Tổng cục thuế) và chỉ được sử dụng sau khi được chấp
nhận bằng văn bản. Loại hóa đơn này cũng phải đảm báo phản ánh đầy đủ các
thông tin của hóa đơn chứng từ.
Với các chứng từ đặc thù như tem bưu điện, vé máy bay, vé xổ số giá trên vé
đã bao gồm thuế GTGT.
Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ: Trường hợp này áp dụng đối với cơ sở
kinh doanh trực tiếp cung ứng dịch vụ, hàng hóa cho người tiêu dùng không thuộc
diện phải lập hóa đơn bán hàng. Khi lập bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ phải tuân
theo mẫu quy định.
2.3.2 Nguyên tắc hạch toán thuế GTGT:
- Giá trị vật tư ,hàng hóa ,TSCĐ,dịch vụ mua vào :
+ Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng phải nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ thuế thì giá trị vật tư, hàng hóa ,TSCĐ,dịch vụ mua vào là
giá mua thực tế không có thuế GTGT đầu vào.
+ Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì giá
tri vật tư hàng hóa, TSCĐ,dịch vụ mua vào là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế
GTGT đầu vào)
- HHDV mua vào dùng đồng thời cho sản xuất ,kinh doanh hàng hóa chịu
thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ thuế đầu vào của
HHDV dùng cho sản xuất kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT .
- Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế đầu vào được khấu trừ và

không được khấu trừ.Trường hợp không hạch toán riêng được thì được khấu trừ
theo tỷ lệ (%) giữa doanh số chịu thuế GTGT so với tổng doanh số bán ra.Số thuế
GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá vốn của hàng hóa bán ra
trong kỳ.
Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn thì giá vốn
hàng bán ra trong kỳ tương ứng với doanh thu trong kỳ ,số còn lại được tính vào
giá vốn hàng bán ra kỳ sau.
- Cơ sở kinh doanh mua HHDV dùng vào sản xuất kinh doanh HHDV thuộc
đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào sản xuất kinh doanh HHDV chịu
thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp ,dùng vào hoạt động sự nghiệp ,dự án hoặc
dùng vào hoạt động văn hóa phúc lợi mà được trang trải bằng các nguồn kinh phí
khác thì số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ mà được tính vào giá trị vật
tư,hàng hóa,TSCĐ,dịch vụ mua vào .
- Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì
chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào bằng số thuế GTGT đầu ra của tháng đó ,số thuế
GTGT đầu vào còn lại được trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế
theo chế độ quy định.
- Các cơ sở kinh doanh thuộc diện chịu thuế GTGT phải kế toán chính
xác,trung thực các chỉ tiêu :
+ Thuế GTGT đầu ra phát sinh
+ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ , đã khấu trừ và còn được khấu
trừ
+ Thuế GTGT phải nộp , đã nộp và còn phải nộp
+ Thuế GTGT được hoàn lại
+ Thuế GTGT được miễn giảm
2.3.2 Hệ thống tài khoản sử dụng:
* Tài khoản 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Tài khoản này dùng để phán ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Kết cấu:
Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Bên Có: -Số thuế GTGT đã được khấu trừ.
-Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ,
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại hoặc được
giảm giá
-Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại.
Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, thuế GTGT đầu
vào được hoàn lại nhưng Ngân sách nhà nước chưa hoàn trả.
Tài khoản thuế GTGT được khấu trừ có hai tìa khoản cấp 2:
TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ
TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ của Tài sản cố định
*Tài khoản 3331: Thuế GTGT phải nộp
Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của
hàng nhập khẩu phải nộp, só thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp
và còn phải nộp vào ngân sách nhà nước
Kết cấu:

×