Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

tieu luan cao học, van hoa toc nguoi văn học nghệ thuật các dân tộc việt nam trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.71 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Cuộc sống hiện đại trong sự hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh như vũ
bão đã làm cho nhu cầu nhận thức sâu sắc vấn đề bảo tồn, phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc và văn hoá tộc người trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Coi
trọng văn hố truyền thống chính là coi trọng nền tảng sức mạnh tinh thần của
dân tộc. Trong nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ V khoá VIII đã
nêu rõ: “Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi
của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá.
Cần phải hết sức coi trọng, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền
thống”. Xu thế trở về cội nguồn để khẳng định những giá trị văn hoá truyền
thống là hướng đi mang tính tất yếu của thời đại. Muốn nhận diện được sự
biến đổi văn hóa từ truyền thống đến hiện đại trong giao lưu hội nhập trên
những bình diện mới giữa các quốc gia dân tộc hiện nay thì vấn đề bảo tồn
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và văn hóa tộc người có ý nghĩa lớn lao
trong việc tham gia đối thoại với các nền văn hóa, văn minh trong khu vực và
có thể xa hơn, rộng hơn. Trong quá trình phát triển văn hóa Việt Nam hiện
nay, Đảng ln chú trọng đến "bản sắc dân tộc" và "tính thống nhất mà đa
dạng" của văn hóa Việt Nam. Đứng trước những cơ hội và thách thức của quá
trình hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay và nguy cơ bị áp đảo bởi sự phát
triển các ngành công nghiệp, dịch vụ văn hóa diễn ra trên phạm vi tồn cầu đã
và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của văn học nghệ thuật dân tộc
Việt Nam.
Từ những lí do đó, tôi chọn đề tài "Văn học nghệ thuật các dân tộc
Việt Nam trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế hiện nay" làm bài viết
tiểu luận mơn Văn hóa tộc người.


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT


DÂN GIAN VIỆT NAM
1.1. QUAN NIỆM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT DÂN GIAN
Văn học nghệ thuật dân gian là một thuật ngữ để chỉ các hoạt động văn
học gắn liền với yếu tố nghệ thuật sử dụng trong diễn ca, diễn xướng dân
gian hay nói cách khác là các loại hình nghệ thuật có gắn với yếu tố văn học
1.1.1. Định nghĩa văn học nghệ thuật dân gian
- Theo nghĩa rộng: Văn học nghệ thuật dân gian bao gồm những giá trị
vật chất và tinh thần do dân chúng sáng tạo ra. Theo cách hiểu này, VHDG là
đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, kể cả khoa học tự nhiên và
khoa học xã hội
- Theo nghĩa hẹp: Văn học nghệ thuật dân gian gồm 3 thành tố nghệ
thuật ngữ văn học dân gian, nghệ thuật tạo hình dân gian và nghệ thuật diễn
xướng dân gian
1.1.2. Định nghĩa về tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian
- Khoản 1, điều 23, luật sở hữu trí tuệ (2005) đã đề cập đến khái niệm
Văn học nghệ thuật dân gian theo đó “tác phẩm Văn học nghệ thuật dân gian
là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc một cá
nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm
văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng
cách mô phỏng hoặc bằng cách khác”
Như vậy, tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là kết quả của
hoạt động sáng tạo của con người, sự sáng tạo của người dân sống tại các khu
vực địa lí cụ thể, cùng chia sẻ ngơn ngữ, văn hóa, cơ chế sinh nhai và các điều
kiện sống. Phong cách sống và những truyền thống dân gian được đặc thù hóa
bằng bản sắc chung. Tác phẩm dân gian là kết quả của những ý tưởng sáng
tạo của dân tộc được thực hiện thơng qua lời nói, mỹ thuật hoặc các hình thức


vật chất khác và được truyền dưới hình thức miệng hoặc văn bản hoặc thơng
qua hình thức khác và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

1.1.3. Đặc trưng của văn hóa dân gian
Là sản phẩm của cộng đồng phản ánh giá trị văn học nghệ thuật
đặc trưng của một cộng đồng hoặc cùng miền, Văn học nghệ thuật dân gian
mang những đặc trưng sau:
Thứ nhất, Văn học nghệ thuật dân gian là nền văn hóa được sinh ra trên
cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi
trường sinh thái thiên nhiên. Tác giả của nó là những nơng dân, đây là thứ văn
hóa nghệ thuật gắn chặt với các hoạt động thường ngày trong sản xuất và sinh
hoạt, phản ánh cuộc sống tâm tư tình cảm của người nơng dân bằng những
hoạt động được thể hiện thông qua những biểu đạt đa yếu tố. Mỗi biểu hiện
của Văn học nghệ thuật dân gian thường được sáng tạo để phục vụ một hoạt
động thường ngày đó. Vậy Văn học nghệ thuật dân gian là thứ văn hóa nằm
ngay trong cuộc sống thường ngày và là một bộ phận không thể tách rời của
cuộc sống đó
Thứ hai, tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ra đời do sự sáng tạo
của cộng đồng, có thể là cộng đồng dân cư sinh sống ở một địa phương. Nếu
như các tác phẩm thông thường thì sản phẩm tạo ra là của một cá nhân hay
nhóm cá nhân nào đó, nhưng đối với văn học nghệ thuật dân gian thì sản
phẩm của sự sáng tạo này là của cộng đồng dân cư. Đây là điểm khác biệt
giữa văn học nghệ thuật dân gian với các loại hình văn hóa nghệ thuật khác
Thứ ba, thời gian ra đời và tồn tại của tác phẩm văn học nghệ thuật dân
gian thường khơng xác định được, nó phụ thuộc vào các yếu tố trao truyền, kế
thừa và phát huy của các thế hệ sau.
Thứ tư, văn học nghệ thuật dân gian đóng vai trị quan trọng trong việc
nhận dạng văn hóa của các tộc người trong văn hóa dân tộc.


1.2 KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT DÂN GIAN
1.2.1. Văn học dân gian
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, trong đó cộng đồng các dân tộc

thiểu số chiếm 15% dân số. Mặc dù một số chưa có chữ viết, các dân tộc ấy
đều có truyền thống âm nhạc lâu đời và kho tàng văn học truyền miệng.
Những kết quả lao động nghệ thuật hàng nghìn năm trước còn chắt chiu được
qua bao nhiêu biến cố và thời gian, cũng như những tinh hoa mới nảy nở đều
cần được bảo tồn, làm giàu và phát huy giá trị, nhất là trong thời kỳ hội nhập
quốc tế.
Theo tên gọi thơng thường, nước ta có trên sáu mươi dân tộc. Theo tiêu
chí (của giới chun mơn) để xác định thành phần tộc người ở nước ta là: 1)
Sự cộng đồng về mặt ngơn ngữ. 2) Có các đặc điểm chung về sinh hoạt - văn
hóa. 3) Có ý thức tự giác tộc người. Lấy các tiêu chí đó để làm căn cứ, chúng
ta đã lập được bảng danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam, theo đó, số
lượng các tộc người trong tồn quốc nếu khơng tính các ngoại kiều, là 54.
Theo dịng chảy ngơn ngữ - dân tộc học, các dân tộc ở nước ta được sắp xếp
thành các dịng: Nam Á với 05 loại hình ngơn ngữ, Nam - Đảo (MalaPơlinêxia) với 01 loại hình ngơn ngữ, và Hán Tạng với 02 loại hình ngơn ngữ.
Các dân tộc thiểu số của Việt Nam phần lớn sống ở những vùng rừng
núi có vị trí quan trọng về quốc phịng và giàu có về tài ngun thiên nhiên,
bao gồm hai phần ba đất đai toàn quốc. Nhưng, vốn từ lâu, xã hội các vùng ấy
phát triển không đều nhau nên mỗi vùng lại có những đặc điểm riêng. Về địa
lý, ta có thể tạm chia các vùng dân tộc thiểu số thành bốn vùng: 1. Đông Bắc
là địa bàn sinh tồn của người Tày, Nùng, 2. Tây Bắc và miền núi Thanh Nghệ
là địa bàn sinh tồn chủ yếu của người Mường, Thái và người H’mông, 3. Tây
Nguyên là địa bàn sinh tồn của người Êđê, Bana, Xơ đăng, Cơ ho, Mnông, và,
4. Tây Nam bộ là địa bàn sinh tồn của người Chăm, Hoa.


Do đặc điểm tình hình xã hội và địa lý đặc thù như vậy đã tạo nên
truyền thống văn hóa riêng biệt của các dân tộc mà dấu ấn để lại rất rõ trong
văn học nghệ thuật, đặc biệt là văn học dân gian. Mặt khác, vì sống tiếp giáp
với các nước láng giềng hoặc nguồn gốc là những dân tộc từ các nước đó di
cư sang, tùy theo khu vực cư trú, các dân tộc thiểu số nước ta đều ít nhiều

chịu ảnh hưởng văn hóa của các nước láng giềng đó. Cho nên, các tích hợp
văn hóa theo thời gian thẩm thấu đã đi vào đời sống văn hóa, trong đó có bộ
phận tinh hoa nhất là văn học. Các dân tộc miền núi phía bắc Việt Nam phần
lớn chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc; một số dân tộc Tây Bắc chịu
ảnh hưởng của văn hóa Lào; đồng bào Tây Nguyên chịu ảnh hưởng của văn
hóa Chiêm Thành cổ xưa; dân tộc Khơ me Nam bộ mang nhiều ảnh hưởng
văn hóa Cam-pu-chia và phần nào của Ấn Độ. Điều này biểu hiện rõ rệt trong
lối kiến trúc nhà cửa, tập quán sinh hoạt hoặc tiếng nói, chữ viết. Ví dụ, chữ
Thái, chữ Lào đều cùng một hệ, chỉ khác nhau ít nhiều về cách phát âm; các
dân tộc Tày, Nùng, Dao đều dùng chữ Hán hoặc mượn chữ Hán để đặt ra chữ
Nôm dân tộc và dùng rộng rãi trong văn học. Trên cơ sở cứ liệu, các nhà
nghiên cứu đã sưu tầm và so sánh 378 truyện kể của người Kinh và 201
truyện của người Tày trong đó nổi bật là các câu chuyện kể về Tài Ngào và Pựt
Luông kiểu truyện này đã chuyển tải một q trình tích hợp bền bỉ các giá trị

văn hoá tộc người riêng trên cơ tầng một nền văn hố chung – văn hóa nơng
nghiệp lúa nước gắn với việc sùng bái tự nhiên, coi trọng tín ngưỡng phồn
thực và với tâm thức cội nguồn sinh ra từ một bào thai, cái trứng, quả bầu.
Truyện kể về người anh hùng văn hóa là sự phát triển lơgíc từ các hình tượng
người khổng lồ kiến tạo thế giới, kiến tạo vũ trụ thành người anh hùng văn
hóa với các motif tìm ra lửa, tìm ra lúa, sáng tạo những giá trị tinh thần, chống
lũ chống hạn. Đặc biệt, qua đối sánh trực tiếp các truyện kể Lạc Long Quân,
Âu Cơ, Tản Viên (Việt) ..., Pựt Luông, Pư Lương Quân Slao Cải ... (Tày),
chúng tôi nhận thấy quan hệ cội nguồn và sức mạnh dân tộc đã được tái tạo
qua hình tượng nhân vật Thục Phán – An Dương Vương, một biểu hiện của sự


hòa hợp thống nhất Tày – Việt cả trong lịch sử, cả trong truyền thuyết từ đồng
hình đến giao lưu. Nhiều chứng cứ về sự giao lưu văn hoá giữa hai tộc người
như tín ngưỡng thờ đá, thờ rùa, tục mặc áo lông chim, tục đãi dâu không đãi

rể... của người Tày đã được lặp lại trong nhiều truyện kể của người Kinh.
Kiểu truyện người anh hùng chiến trận chống giặc ngoại xâm phản ánh giai
đoạn hình thành quốc gia thời Văn Lang Âu Lạc với tâm thức yêu nước và
thần thánh hóa người anh hùng dân tộc. Đó là hình tượng Thánh Dóng (Việt),
Nùng Chí Cao, Dương Tự Minh (Tày)... Một số tác phẩm của dân tộc Thái
như " xống chụ xon xao" ( tiễn dặn người yêu) về triết lý, đạo lý và văn hóa
của người Thái. Tác phẩm "đẻ dất đẻ nước" của người Mường; Sử thi - Khan
"Đăm Săn của dân tộc Êđê khái quát về quá trình con người chinh phục thiên
nhiên, lý giải các hiện tượng thiên nhiên, cốt lõi của các truyện kể dân gian về
cội nguồn, về quá trình dựng nước và giữ nước của các tộc người. Qua các tác
phẩm văn học dân gian đó đã phản ánh tinh thần chống giặc ngoại xâm của
các tộc người cũng như của cả dân tộc Việt Nam đã được chuyển giao qua
nhiều thế hệ trên cơ sở của một ý thức chung là lòng yêu nước, lòng tự hào
dân tộc mang một sắc màu tâm linh sâu sắc. Truyện kể dân gian không phải là
sáng tạo nghệ thuật thuần tuý tách khỏi các mục đích thực dụng. Nó gắn với
tín ngưỡng, phong tục và là một hình thức nhận thức cuộc sống của những tập
thể, phản ánh trình độ tập thể. Cái thực dụng được hoàn thiện sẽ mang ý nghĩa
nghệ thuật, ý nghĩa đó được phản ánh ngay trong nội dung của mối quan hệ
hiện thực - thẩm mỹ có tính ngun hợp, tạo thành sức sống lâu bền và bản
sắc độc đáo tộc người. Truyện kể dân gian là khái niệm được dùng như một
tên gọi chung cho loại hình tự sự dân gian với các thể loại như thần thoại, sử
thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngơn, truyện cười, truyện thơ dân
gian… Thế giới thần thoại của các tộc người trên đất Việt khơng có thời gian
thống trị dài lâu như thế giới thần thoại của Hy Lạp. Do sinh tồn trên một đất
nước luôn phải đối diện với nhiều thách thức của điều kiện tự nhiên khắc
nghiệt và điều kiện xã hội lịch sử nhiều biến động, con người phải có tinh


thần cộng đồng để tồn tại và phát triển. Sự hình thành ý thức dân tộc có cơ sở
sâu xa từ yêu cầu khách quan của sự đoàn kết cộng đồng. Hơn nữa, môi

trường sống định cư làm ruộng nước cũng sớm tạo ra ý thức phải thực tiễn để
sinh tồn, phải chấp nhận đối diện với thực tại để giữ đất, giữ nước. Vì thế.
truyền thuyết đã tiếp bước thần thoại theo xu thế truyền thuyết hoá thần thoại.
Trên cốt nền của thần thoại, truyền thuyết đảm nhận hai chức năng: giáo dục ý
thức lịch sử trong hoàn cảnh chưa có chữ viết, chưa có văn học thành văn,
đồng thời thực hiện chức năng thoả mãn mỹ cảm. Các yếu tố của cổ tích được
đan cài, được xâm nhập vào truyền thuyết, hay nói như các nhà nghiên cứu,
cổ tích được hình thành ngay trong lịng truyền thuyết. Chính vì thế trong các
kiểu truyện dân gian hay trong một tác phẩm truyện kể dân gian, chúng ta
luôn nhận diện được các tầng lớp văn hoá của các thời đại khác nhau được
đan lồng, khúc xạ theo các hướng nhận thức thế giới bằng con đường huyền
thoại hoá. Tuy mỗi thể loại có mục đích, hồn cảnh lịch sử ra đời khác nhau,
có nội dung phản ánh 13 những phương diện hiện thực khác nhau, có sự lựa
chọn cách thức, phương tiện, chất liệu nghệ thuật khác nhau và có số phận
lịch sử khác nhau nhưng tất cả đều tạo nên một sự liên hồn, đan lồng nhiều
hình thức nghệ thuật trong một loại hình để đáp ứng nhu cầu nhận thức bằng
trí tưởng tượng và bằng lưu truyền, diễn xướng.
Về văn học nghệ thuật, chính sách đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt
Nam đã mở ra những triển vọng rất lớn. Đảng ta đặc biệt quan tâm nâng cao
trình độ văn hóa cho nhân dân các dân tộc và rất mực tơn trọng những di sản
văn hóa nghệ thuật cũng như rất tơn trọng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc,
đồng thời đã có đường lối, chiến lược, sách lược đúng đắn giúp cho các dân
tộc phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của mình để xây dựng nền văn hóa
mới.
1.2.2. Về nghệ thuật dân gian


Nghệ thuật dân gian là một dạng sinh hoạt nghệ thuật độc đáo, thể hiện
tồn bộ tính cách của một dân tộc, có thể nói rằng, mỗi dân tộc đều có một
hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian phong phú như hát, múa, nghệ thuật

diễn xướng dân gian và nghệ thuật tạo hình.
Nghệ thuật dân gian tập trung phản ánh phong phú và sinh động suộc
sống lao động hàng ngày của nhân dân. Những bài dân ca mang đậm văn hóa
của mỗi vùng miền, phản ánh tâm tư, tình cảm, cách ứng xử giữa con người
với con người và con người đối với tự nhiên. Mặc dù phần lớn các bài dân ca
đều được duy trì theo lối truyền khẩu song nó vẫn được lưu giữ một cách có ý
thức của người dân bởi các tác phẩm nghệ thuật diễn xướng là sản phẩm sáng
tạo của cả cộng đồng, được cộng đồng lưu giữ và phát huy. Nghệ thuật diễn
xướng dân gian rất phong phú và đa dạng về thể loại, hình thức thể hiện như
múa Rối ở miền Bắc, các điệu hò, điệu lý ở miền Trung và miền Nam đã phản
ánh sự phong phú về đời sống tinh thần của nhân dân. Nghệ thuật dân gian
còn là sự cộng cảm, cộng mệnh, phát huy sự sáng tạo của tập thể trong sinh
hoạt văn nghệ, là điều kiện hình thành các giá trị văn hóa mới, đóng góp vào
kho tàng văn học nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.
Chương 2
THỰC TRẠNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT DÂN GIAN
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.1. HOẠT ĐỘNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT DÂN GIAN Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY

2.1.1. Điều kiện thuận lợi
Sau năm 1954, Việt Nam đã có thế và lực của một dân tộc độc lập, tiến
hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền
Nam thống nhất đất nước. Đây cũng là điều kiện để các giá trị văn học nghệ
thuật dân tộc được quan tâm và phát triển. Trong thời kỳ này, Đảng và nhà


nước rất quan tâm đến vấn đề phát triển các giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng
văn hóa mới. Sự quan tâm của Đảng về lĩnh vực văn học nghệ thuật dân tộc

được thể hiện ở một số văn bản như: Nghị định số 206-NĐ/CP của Hội đồng
Chính phủ ngày 27 tháng 11 năm 1961 về việc chính thức phê chuẩn các
phương án chữ Tày - Nùng, chữ Mèo, chữ Thái cải tiến, đồng thời quy định
phạm vi, mức độ sử dụng ba thứ chữ đó bước đầu đã phát huy tác dụng tích
cực của các chữ viết dân tộc và đã góp phần làm cho nhân dân các dân tộc
thêm tin tưởng vào chính sách dân tộc của Trung ương Đảng và Chính phủ.
Nhằm mục đích đẩy mạnh hơn nữa phong trào học và dùng chữ dân
tộc, tạo thêm điều kiện cho các dân tộc thiểu số tiến mau hơn nữa trong việc
xây dựng cuộc sống mới, Hội đồng Chính phủ, trong phiên họp thường vụ
ngày 21 tháng 5 năm 1969, đã quyết định những phương hướng, chủ trương
và biện pháp đối với công tác xây dựng và sử dụng các chữ dân tộc nói chung,
và đối với ba thứ chữ dân tộc Tày - Nùng, Mèo, Thái đã được ban hành. Theo
đó, ngày 20 tháng 8 năm 1969, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 153QĐ/HĐCP về việc xây dựng, cải tiến và sử dụng chữ viết của các dân tộc
thiểu số.
Từ khi có Quyết định số 153-QĐ/HĐCP ngày 20 tháng 8 năm 1969,
của Hội đồng Chính phủ, tất cả các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam đều
đã học và dùng tiếng, chữ phổ thông là ngôn ngữ chung của cả nước. Nhà
nước đã có chính sách phù hợp giúp đỡ nhân dân các dân tộc thiểu số học,
nắm và sử dụng nhanh chóng, thành thục tiếng, chữ phổ thơng. Đồng thời tạo
điều kiện cho người dân tộc mau chóng xố nạn mù chữ và tiếp thu thuận lợi
những kiến thức văn hoá, khoa học và kỹ thuật đồng thời thúc đẩy sự nghiệp
phát triển văn hố, văn nghệ của dân tộc mình. Do đó, cơng tác thanh tốn
nạn mù chữ và bổ túc văn hóa đã được tiến hành với một quy mô rộng lớn ở
khắp miền núi và vùng dân tộc thiểu số. Với các dân tộc đã có chữ viết riêng
thì xúc tiến việc hồn chỉnh theo những quy tắc tiên tiến; với các dân tộc chưa
có chữ viết thì tiến hành nghiên cứu để xây dựng chữ viết cho các dân tộc đó.


Các sở, ty văn hóa miền núi đã dùng chữ quốc ngữ phiên âm tiếng dân tộc để
in thơ ca, in các tác phẩm văn học, phổ biến rộng rãi trong nhân dân.

Bên cạnh việc tích cực đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn hóa,
văn nghệ thuộc các dân tộc thiểu số, để thúc đẩy, hướng dẫn phong trào sáng
tác và sinh hoạt văn nghệ, Chi hội Văn nghệ Việt Bắc chính thức thành lập là
một bước tiến vượt bậc có tính chất tiên phong trong q trình phát triển văn
học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. Tiếp theo là các tổ chức văn
nghệ, nghiên cứu văn học và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, Nhà xuất bản
Văn hóa dân tộc v.v.. được thành lập và củng cố.
Trong thời kỳ 1945-1980, các dân tộc thiểu số Việt Nam đã đóng góp
cho vườn hoa nghệ thuật nước nhà một đội ngũ sáng tác văn học với những
tác phẩm mang dấu ấn của kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên những con người bị đè
nén áp bức đã vươn thẳng lên làm chủ cuộc đời mình. Với 45 tác giả thơ, 19
tác giả văn xuôi, 5 tác giả kịch bản sân khấu, 1 tác giả kịch bản điện ảnh và 3
tác giả phê bình tiểu luận. Trong giai đoạn này, văn học các khu vực dân tộc
thiểu số có những nét chung, đó là phản ánh trung thực đời sống lao động và
đấu tranh của các dân tộc. Tâm hồn, tình cảm phong phú của đồng bào dân
tộc thiểu số thể hiện rất đậm đà trong thơ văn. Đồng thời, bộc lộ tính nhân
đạo, tình xóm làng, tình đồn kết và tinh thần lạc quan trước cuộc sống. Đặc
biệt, tình u nam nữ, lịng thủy chung được thể hiện rất đẹp trong nhiều áng
thơ trữ tình đằm thắm; chứa đựng nhiều giá trị mang bản sắc dân tộc độc đáo
và truyền thống văn học vô cùng phong phú. Về nghệ thuật, văn học dân tộc
thiểu số có đặc điểm chung là hồn nhiên, giàu hình ảnh, ngơn ngữ cụ thể, kết
cấu giản dị. Tuy nhiên, văn học các dân tộc thiểu số cịn có nhược điểm chung
là phát triển mạnh về văn vần, văn xuôi mới phôi thai ở một vài dân tộc, phần
lớn chưa vượt qua ranh giới giữa văn học thành văn và văn học dân gian.
Đáp ứng nhu cầu phát triển văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt
Nam trong tình hình mới, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định cho


phép Hội những người hoạt động văn hóa các dân tộc thiểu số việt Nam (nay
là Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam) được thành lập và

hoạt động từ ngày 18/01/1991. Đây là một sự kiện trọng đại đánh dấu một
thời kỳ phát triển mới của văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Hai mươi lăm năm qua, Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số
Việt Nam từng bước phát triển về tác giả và tác phẩm. Quý III (2014) diễn ra
Đại hội IV Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, thời điểm
này, hội viên của Hội đã đạt tới con số 952 người, trong đó có 567 hội viên
người dân tộc thiểu số, 201 hội viên nữ.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, văn học nghệ thuật dân gian đã là
nguồn chất liệu phong phú cho các hoạt động văn nghệ quần chúng trong các
phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và xây dựng nông thôn mới
hiện nay. nghệ thuật dân gian được nâng lên tầm văn nghệ quần chúng và
nghệ thuật chuyên nghiệp là điều kiện thuận lợi để các nghệ nhân dân gian
phát huy tài năng và trí tuệ của mình đóng góp cho các hoạt động văn học
nghệ thuật truyền thống. Các tỉnh, địa phương đã thành lập các đoàn nghệ
thuật dân tộc để khai thác, giữ gìn và phát huy giá trị nghệ thuật dân tộc của
địa phương đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Việc nghiên
cứu, sưu tầm và phổ biến các tác phẩm nghệ thuật dân tộc được các câu lạc
bộ, hội nghệ thuật dân tộc duy trì và phát triển, thơng qua đó đã có nhiều tác
phẩm có chất lượng cao, được tặng nhiều giải thưởng cao quý. Việc nghiên
cứu lập hồ sơ đề nghị UNESSCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể được
các cơ quan quản lý nhà nước chú trọng, ngày càng nhiều các loại hình nghệ
thuật được cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Điều này thể hiện sự quan
tâm, ý thức của các cấp lãnh đạo và ban ngành địa phương về vấn đề giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc.
2.1.2. Những tác động tiêu cực đến văn hóa nghệ thuật dân gian
Việt Nam


2.1.2.1. Sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các địa phương
vùng miền

Phát triển kinh tế là một tất yếu có tính chất quan trọng của mỗi quốc
gia dân tộc. Mặc dù văn hóa có tính độc lập tương đối với kinh tế nhưng vẫn
có sự ảnh hưởng khơng nhỏ của tác động kinh tế đối với văn hóa.
Sự phát triển kinh tế ở các đô thị, trung tâm thành phố đã kéo theo sự
thay đổi về cơ cấu lao động việc làm, cơ cấu sản xuất ở các địa phương,
nguồn nhân lực đổ về các thành phố, trung tâm đơ thị để tìm kiếm việc làm
tạo ra sự thiếu vắng lao động chủ chốt tại địa phương. Khi tập quán sản xuất
bị phá vỡ, thay vào đó là một tập qn sản xuất mới với máy móc, cơng nghệ
một mặt nó tạo ra điều kiện nâng cao trình độ sản xuất, sản lượng và kinh tế,
đồng thời nó phá vỡ tập quán sinh hoạt cũ, môi trường lao động cũng thay đổi
dẫn đến các hình thức sinh hoạt cộng đồng thay đổi theo.
Mặt khác, do sự phát triển kinh tế khơng đồng đều dẫn đến tình trạng
nơi có điều kiện kinh tế thấp tìm đến nơi có thu nhập kinh tế cao để làm việc,
kéo theo một lực lượng lao động chính của địa phương thốt ly khỏi địa bàn
sinh sống, kéo theo một lực lượng sáng, hưởng thụ các tác phẩm văn học nghệ
thuật dân gian, tạo ra sự đứt gãy trong việc trao truyền và kế thừa các di sản
văn hóa truyền thống.
2.1.2.2. Xu thế tồn cầu hóa và cơng nghiệp văn hóa
Trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam mở cửa để giao
lưu, hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới là điều kiện để văn
hóa Việt Nam tiếp nhận và biến đổi những tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng
thời, q trình tồn cầu hóa mang lại khơng ít nguy cơ trong đó có nhiều nguy
cơ về văn hóa. Đó là q trình tiếp nhận ồ ạt văn hóa ngoại lai, sự quản lý của
nhà nước có lúc chưa kịp thời, hiệu quả nên tình trạng " ô nhiễm văn hóa" đã
xuất hiện và có ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống Việt Nam. Các trào lưu
văn hóa của giới trẻ như âm nhạc, thời trang, lối sống của nước ngoài đã ảnh


hưởng khơng nhỏ đến giới trẻ Việt Nam trong đó có giới trẻ thuộc các dân tộc
thiểu số khác dẫn đến tình trạng một bộ phận giới trẻ xa rời nghệ thuật truyền

thống, tiếp nhận và chạy theo văn hóa ngoại lai, chối bỏ, phủ nhận và lãn
quên văn hóa dân tộc của mình. Ngành cơng nghiệp văn hóa trên thế giới phát
triển mạnh mẽ dẫn đến hiện tượng các sản phẩm văn hóa có mặt ở mọi nới,
tác động khơng nhỏ vào thị hiếu, tình cảm, khuynh hướng sáng tạo, hoạt động
của người Việt. Tình trạng âm nhạc thị trường có ảnh hưởng khơng nhỏ đến
đời sống thẩm mỹ của nhân dân đặc biệt là thanh niên.
Những tác động tiêu cực nêu trên nếu khơng có biện pháp hữu hiệu của
các cơ quan chức năng để kịp thời khắc phục những tiêu cực, hạn chế đó sẽ là
những trở ngại lớn đối với sự phát triển của văn học nghệ thuật dân gian Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
2.2. KHUYNH HƯỚNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT DÂN GIAN
THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
2.2.1. Đổi mới là xu hướng cơ bản và là quy luật trong quá trình
sáng tạo văn học nghệ thuật các dân tộc
Suốt gần một thế kỷ qua mà giao lưu và ảnh hưởng văn hóa là một
trong những khuynh hướng và tác nhân quan trọng, là cú hích cho sáng tạo
văn học Việt Nam nói chung và các dân tộc thiểu số nói riêng. Tuy nhiên,
khác với tất cả các giai đoạn lịch sử trước kia, quy mô và cường độ của sự
giao lưu ảnh hưởng mở rộng và mạnh mẽ hơn nhiều. Quy mô giao lưu ảnh
hưởng không chỉ giữa các dân tộc thiểu số trong phạm vi một vùng, mà còn
giữa người Việt với các dân tộc thiểu số, cộng hưởng với giao lưu quốc tế.
Cường độ giao lưu diễn ra nhanh chóng, sơi động, thậm chí cả sức ép, khiến
sự ảnh hưởng và tiếp nhận văn hóa nhiều khi mang tính áp đặt, khơng đủ thời
gian để thẩm thấu và chọn lọc.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự phát triển của giao thông và
thông tin đã rút ngắn khoảng cách và sự biệt lập giữa các vùng và các dân tộc.


Đặc biệt, do sự phân bố lại dân cư và dân tộc trên toàn bộ lãnh thổ vào những
thập kỷ gần đây, cái gọi là “lãnh thổ tộc người” truyền thống bị phá vỡ, việc

sinh sống cộng cư giữa các dân tộc trở nên phổ biến, trong đó người Việt di
dân về sinh sống tại vùng núi và cao nguyên đã làm thay đổi khá cơ bản bản
đồ phân bố dân cư các dân tộc kéo theo sự tiếp biến các giá trị văn học bên
cạnh các giá trị truyền thống.
Ảnh hưởng của sự giao lưu kinh tế và văn hóa, bên cạnh những tác
động tích cực cịn có cả tác động tiêu cực. Một mặt, đã thúc đẩy quá trình đổi
mới văn hóa truyền thống các dân tộc. Nhiều nhân tố và các giá trị văn hóa
mới đã thâm nhập và phát huy tác dụng trong đời sống, như ngôn ngữ và chữ
viết, giáo dục và đào tạo, về ăn, mặc, ở, đi lại, sinh hoạt văn hóa và vui chơi,
giải trí… Đặc biệt là mạng xã hội đã làm thay đổi khá nhanh diện mạo văn
học các dân tộc thiểu số do tính tiện ích của nó. Mặt khác, do phạm vi và
cường độ của giao lưu mạnh mẽ đã tạo nên sự choáng ngợp, nhiễu loạn giữa
cái hiện đại và cái cổ truyền, đặc biệt là khi chủ nhân của nền văn hóa bản địa
khơng đủ điều kiện để chọn lọc, tiếp thu và kế thừa các giá trị tinh hoa văn
hóa ngoại nhập. Hậu quả là cái cũ, cái bản địa bị lấn át, áp đảo, chối bỏ, trong
khi đó thì q trình tiếp nhận cái mới vào cơ cấu xã hội cổ truyền có tính chất
bản địa theo các bước: đan xen, lựa chọn, tái tạo, liên kết hóa bị đảo lộn, rút
ngắn, bỏ qua.
2.2.2. Khuynh hướng hòa nhập trong sáng tạo văn học nghệ thuật
các dân tộc
Tuy cịn có một số tác giả chịu ảnh hưởng văn hóa tộc người đậm nét
và có ý thức tự giác tộc người rõ rệt trong sáng tác và đã để lại dấu ấn văn hóa
sâu sắc trong tác phẩm văn học, góp phần tạo dựng giá trị mới cho dân tộc
mình, nhưng khuynh hướng hịa nhập trong sáng tạo văn học nghệ thuật các
dân tộc thiểu số hiện nay là khá phổ biến, nhất là những tác giả trẻ. Khuynh
hướng này thể hiện ở khá nhiều cấp độ sáng tạo, từ đơn lẻ đến quy mô. Một
mặt, là do việc học tập ở các trường học cấp học hầu như trên toàn quốc đều


sử dụng tiếng Việt với chương trình học thống nhất. Phần văn học địa

phương, văn hóa tộc người chưa được chú trọng và đưa vào giảng dạy theo hệ
thống… Do vậy, hình thành xu hướng Việt hóa, thậm chí quốc tế hóa. Nhiều
tác giả người dân tộc thiểu số khơng thể nói, viết, giao tiếp và sáng tác bằng
tiếng mẹ đẻ được nữa.
2.2.3. Xu hướng xa gốc trong sáng tạo văn học nghệ thuật các dân
tộc
Nhiều truyền thống, giá trị, di sản văn hóa quý báu bị mất đi nhanh
chóng, thậm chí có những tác giả quay lưng lại, chối từ vốn văn hóa dân tộc
sẵn có của dân tộc mình để chạy theo một trào lưu, một khuynh hướng phổ
biến mới xuất hiện trong xã hội. Hoặc trong quá trình sáng tạo, do chưa nhận
thức đầy đủ các giá trị truyền thống, hoặc do tác động quá mạnh của vấn đề
đơ thị hóa đã có tác giả người dân tộc thiểu số có trình độ học vấn, được đào
tạo bồi dưỡng và có điều kiện sáng tác tốt, nhưng tác phẩm lại xa lạ với đồng
bào dân tộc thiểu số và qua thời gian sàng lọc đã khơng cịn thấy lưu lại dấu
ấn gì về những tác phẩm đó.
2.2.4. Khuynh hướng bảo tồn tinh hoa văn học các dân tộc trong
sáng tạo văn học
Kinh tế biến đổi rất nhanh, nhưng văn hóa thì thẩm thấu một cách từ
tốn. Sáng tạo văn học với những thao tác nghề nghiệp cá nhân bắt buộc phải
trải qua nhiều công đoạn, tốn nhiều thời gian, đòi hỏi những người sáng tạo
văn học phải giàu tâm huyết, có ý thức trách nhiệm, có ý thức bảo tồn văn hóa
tộc người nhằm mục đích tạo ra các tác phẩm văn học chứa đựng những giá
trị tinh hoa văn hóa. Đây chính là nơi bảo tồn văn hóa tộc người tốt nhất,
đồng thời, khả năng quảng bá rộng rãi các giá trị văn hóa tộc người qua tác
phẩm văn học tới cộng đồng xã hội là rất cao
Một vài nhận xét: Nhận dạng khuynh hướng trong sáng tạo văn học
nghệ thuật các dân tộc thiểu số trên đây để có thể thấy được và dự báo những
tác động của văn học tới đời sống văn hóa của tộc người. Trên cơ sở đó chúng



ta có cơ chế phát huy những nhân tố tích cực và hạn chế tình trạng hụt hẫng,
nghèo nàn và nhiễu loạn trong sáng tác văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu
số.
Chương 3
KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG PHÁT TRIỂN VĂN
HỌC NGHỆ THUẬT DÂN GIAN TRONG QUÁ TRÌNH GIAO LƯU
HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY
3. 1. Đầu tư cho văn học nghệ thuật các dân tộc
Việc vun trồng vườn văn hiện nay của chúng ta có lẽ là cần phải cải
thiện. Bởi vì, cái áo thì quá chật mà con của chúng ta thì đã lớn lên cả về vóc
dáng chiều cao lẫn bề rộng của thân mình nó. Làm bố, làm mẹ thấy con lớn
thì phải nói là ai chả mừng, thế nhưng dành ra một phần của để sắm cho
chúng cái áo vừa vặn thì rón rén lắm, trong khi đó khơng phải là chúng ta
khơng có khả năng.
Mà cái ăn, mặc, ở, đi lại, giao tiếp … tức là để tồn tại được thì nó ngốn
của người ta rất nhiều của. Nhưng ở đây là vun trồng, phải hiểu là ở đây vun
trồng những tài năng thì phải dành dụm cho nó chứ sao. Nếu không chịu
chuẩn bị chu đáo những tiền đề lý luận, tổ chức và bồi dưỡng đội ngũ sáng tác
thì khơng thể có được những vụ mùa thắng lợi của các thể loại văn học nghệ
thuật các dân tộc thiểu số được.
Đầu tư cho văn học nghệ thuật thì khơng thể ngày một ngày hai là có.
Ví dụ, chúng ta mới kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, cái hào khí
ấy dội vào tâm thức của văn học như thế nào? Tiểu thuyết hiện thực xã hội
chủ nghĩa được mùa lớn phải vào quãng thời gian 1958-1972. Riêng trong ba
năm 1960-1962 Việt Nam có hơn 20 cuốn tiểu thuyết, mỗi cuốn phát hành
trên dưới một vạn bản (cần nhớ lại trong suốt chín năm kháng chiến chống


Pháp, chúng ta chỉ có 4, 5 cuốn tiểu thuyết mỏng mà thơi). Để có cái tình hình
đáng phấn khởi như vậy thì phải vỡ hoang, bỏ nhiều thì giờ, cơng sức vào cày

bừa, chăm bón, cải tạo giống, tưới nước, trừ sâu bọ… thì mới có được thóc
ngơ năm tấn, mười tấn… Sản xuất ra rồi thì phải có cơ chế để sách đến được
với người đọc. Đói cơm, rách áo, thiếu ngủ …thì con người phải cố gắng
xoay sở để giải quyết cho bằng được cái nhu cầu ấy. Nhưng “đói” văn học
nghệ thuật thì người ta khơng cảm thấy ngay được. Nó khơng phải là cái đập
ngay vào mắt, cắt ngay vào da con người ta, cho nên thiếu văn học thì vẫn
khơng đến mức “cháy nhà chết người” ngay. Vì thế mà Nhà nước phải có
động thái hỗ trợ bằng nhiều kênh như truyền hình nhiều ngôn ngữ, nhiều thể
loại, đài, sách báo, triển lãm, cổ động…cố định và lưu động. Cha ông ta đã
từng đúc kết “phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí
bất hưng”. Hoạt động văn học, nhất là văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số
dứt khoát phải được tổ chức cho thật tốt nếuchusng ta muốn phát triển một
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc. Nghĩa là, phải có được
những điều kiện khách quan thuận lợi, nhưng cũng phải có sự nỗ lực chủ quan
có ý thức.
3.2. Nghiên cứu, sưu tầm văn học dân tộc
Đây là một công việc rất khó khăn nhưng khơng phải là khơng làm
được, nhất là các dân tộc ít người. Trước đây cơng việc sưu tầm và nghiên
cứu văn học dân gian đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, trong điều
kiện đất nước khó khăn, cơng nghệ lạc hậu nhưng các nhà nghiên cứu đã có
những cố gắng phi thường, góp phần bảo tồn và phát huy nhiều giá trị văn học
nghệ thuật dân gian có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống nhân dân. Có thể
đưa ra một vài dẫn chúng cụ thể, Viện Văn học có Hợp tuyển thơ văn Việt
Nam gồm 06 tập, Nxb Văn hóa xuất bản năm 1962, tập 6 là dành tuyển riêng
cho Văn học dân tộc thiểu số. Hoặc của nhóm các nhà nghiên cứu Hà Văn
Thư, Phúc Tước, Quốc Thang chọn lọc và sắp xếp Hợp tuyển thơ văn các tác
giả dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 1945-1980, Nxb Văn hóa xuất bản


năm 1981. Việc tuyển tập văn học dân tộc thiểu số Việt Nam trước đây đã có

nhiều nỗ lực, đã tập hợp được tác phẩm và nhiều tên tuổi để làm vốn. Điều
muốn nói ở đây là chúng ta mới tuyển ít, hầu hết chỉ tuyển bằng tiếng Việt mà
chưa xuất bản được các tác phẩm văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số
bằng ngôn ngữ tộc người (hoặc phiên âm bằng tiếng la-tin, như vậy là cái
phần tinh túy nhất lại chưa được giới thiệu[13]. Đồng thời số lượng ấn bản lại
q ít, trong khi đó, dân số của ta đã hơn 90 triệu người.
3.3. Giới thiệu văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số đến công
chúng
Việc giới thiệu văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số đến đông đảo
công chúng trong nước và ra nước ngồi cịn gặp phải một số rào cản đó là
cái rào cản ngơn ngữ và đặc trưng văn hóa tộc người. Để góp phần tháo gỡ
rào cản này cần có sự chung tay của các nhà nghiên cứu ( ngôn ngữ học, văn
hóa học, xã hội học...) và các phương tiện truyền thơng đại chúng để giới
thiệu văn hóa của tộc người đến với đại bộ phận công chúng từ đó góp phần
giao lưu, tìm hiểu tiếp nhận và phát triển văn hóa tộc người trong đại gia đình
các dân tộc Việt Nam. Chúng ta có 54 dân tộc. Nếu tộc người nào cũng có
người biết nâng giá trị văn hóa dân gian lên kiệt tác văn học như Nguyễn Du
thì việc giới thiệu tiếng Việt hay các ngơn ngữ tộc người khác ra nước ngồi
khơng phải chờ cho đến khi chúng ta vào WTO, hay đợi đến thời kỳ hội nhập
mà người nước ngồi khắc tự tìm đến để mua đọc thưởng thức và chuyển
ngữ.
Nói tóm lại là văn học thì tiến rất chậm, trong khi đó thì kinh tế liên tục
biến đổi, đi nhanh gấp rất nhiều lần văn hóa nói chung trong đó có bộ phận
tinh hoa của văn hóa là văn học. Nhưng nếu khơng có nền tảng văn hóa thì
kinh tế chẳng là gì so với thời gian cả. Việc chọn để giới thiệu tác phẩm với
công chúng là cần thiết và cần tiến hành phát triển cơng nghiệp văn hóa để
thúc đẩy q trình tiêu thụ các sản phẩm văn hóa đó là văn học nghệ thuật dân
tộc. Một khi vận hành theo quy luật kinh tế, nó sẽ kích thích q trình sáng



tạo, lưu thông và tiêu thụ các sản phẩm văn hóa, tránh khỏi nguy cơ tụt hậu
của văn học nghệ thuật dân gian.
3.4. Đầu tư cho phát triển văn học nghệ thuật dân gian.
Văn học nghệ thuật dân gian nó có giá trị to lớn đối với đời sống tinh thần,
tình cảm của mọi người dân, đặc biệt trong đời sống xã hội của các tộc người. Để
góp phần phát triển văn học nghệ thuật dân gian, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn
hóa của nhân dân nhất thiết phải có sự dầu tư hợp lý của nhà nước trên một số lĩnh
vực:
- Đầu tư nguồn nhân lực: Trước hết là đội ngũ nghiên cứu sưu tầm, sáng tác.
Đây là nguồn lực quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn học nghệ
thuật dân gian. Mặc dù nghệ thuật dân gian được hình thành trong các hoạt động
sinh hoạt tập thể, là sản phẩm sáng tạo của nhiều người nhưng trong đó vẫn có
những hạt nhân văn nghệ, nghệ nhân dân gian, chính lực lượng tinh hoa này đã góp
phần tạo ra các sản phẩm văn hóa đặc sắc mạng tinh thần, giá trị của cộng đồng. Vì
vậy, cần có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng hạt nhân văn nghệ, có cơ chế hoạt động để
họ phát huy tài năng phục vụ cho hoạt động văn học nghệ thuật dân gian ở địa
phương
- Có cơ chế, chính sách đối với người có đóng góp cho sự phát triển của văn
học nghệ thuật dân gian.
Các cơ quan quản lí nhà nước về văn hóa cần có cơ chế, chính sách đãi ngộ,
phong tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian đối với những người có đóng góp tích cực
đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn học nghệ thuật truyền thống. Việc
đãi ngộ và công nhận những đóng góp của họ là động lực để khuyến khích, động
viên những người trực tiếp tham gia hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn
học nghệ thuật dân gian, thực hiện chủ chương "công bằng - dân chủ - văn minh"
đối với các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.


KẾT LUẬN
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu hội nhập quốc tế

hiện nay là một vấn đề cấp thiết bởi những tác động của quá trình hội nhập đã ảnh
hưởng trực tiếp đến nhiều lĩnh vực của đời sống vật chất, tinh thần của xã hội. Việc
bảo tồn và phát huy các giá trị văn học nghệ thuật truyền thống của dân tộc không
chỉ có ý nghĩa là một việc chuẩn bị cho thế hệ sau một hành trang văn hóa trong q
trình hội nhập với các nền văn hóa khác trong khu vực và trên thế giới mà quan
trọng hơn đó là một khi các giá trị văn học nghệ thuật dân tộc được khai thác và phổ
biến rộng rãi, có tác động tích cực đến đời sống xã hội, tạo ra các giá trị văn hóa của
cộng đồng sẽ là sức mạnh mội sinh quan trọng để chống đỡ với xu thế tồn cầu hóa
văn hóa, là điều kiện để xây dựng nền văn hóa Việt Nam "tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc".
Công việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn học nghệ thuật dân gian không
nên chỉ giới hạn cho các nhà nghiên cứu văn hóa học, ngơn ngữ học, nhân học, xã
hội học mà cần có sự đầu tư, quan tâm của các cơ quan chức năng và đặc biệt là sự
tham gia của chính người dân. Học chính là chủ thể văn hóa với ý nghĩa là người
sáng ạo, truyền bá, bảo quản và tiêu dùng các sản phẩm văn hóa, đồng thời họ cũng
là khách thể chịu sự tác động của văn hóa đó, nếu nhân dân tạo ra càng nhiều giá trị
văn hóa tốt đẹp nó sẽ tác động đến đời sống của nhân dân, hình thành mơi trường
văn hóa tốt đẹp, là điều kiện để các tác phẩm văn học nghệ thuật mới ra đời, đáp
ứng nhu cầu văn hóa của nhân dân, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở
ngày càng hiệu quả.



×