Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

tieu luan chuyen vien chinh tình huống xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.27 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
Thành phố Tây Ninh là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của
tỉnh Tây Ninh, được thành lập từ năm 2014. Là Thành phố mới được thành
lập nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng công nghiệp thương mại - dịch vụ, kêu gọi đầu tư để thúc đẩy phát triển kinh tế của cả
Tỉnh là vấn đề được cấp ủy và chính quyền địa phương ưu tiên hàng đầu.
Với xu thế phát triển đó, nhu cầu phát triển nhanh về các lĩnh vực ngành
nghề sản xuất, kinh doanh là điều tất yếu khách quan.
Quan điểm tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong phát triển
kinh tế là: phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển
kinh tế phải đi đôi với bảo vệ mơi trường giữ cho mơi trường trong lành,
sạch đẹp; phịng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó
sự cố mơi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy thối, phục hồi và cải thiện mơi
trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo
vệ đa dạng sinh học. Đồng thời đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ
tương lai.
Chính vì thế, trong hoạt động sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp
trên địa bàn Thành phố Tây Ninh ngoài việc thực hiện đúng các qui định
của pháp luật về sản xuất, kinh doanh cần thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi
trường năm 2005, Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính
phủ về qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ
mơi trường và các văn bản có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường
khác.
Thời gian qua, Thành Phố Tây Ninh đã có bước phát triển rõ rệt về
kinh tế; bước đầu huy động được tiềm năng và nguồn lực xã hội; mở rộng
quy mơ, đa dạng hóa các loại hình sản xuất, kinh doanh; thu hút nhiều
2


thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Song song đó, nhiều vấn đề khác cũng


nảy sinh, trong đó đáng quan tâm nhất là vấn đề đẩy mạnh phát triển kinh
tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường.
Cùng với quá trình hội nhập, một bộ phận các chủ kinh doanh vì
“hám lợi” đã cạnh tranh khơng lành mạnh, khơng chú ý hoặc cố ý khơng có
những hành động bảo vệ môi trường sinh thái làm môi trường xuống cấp,
nguồn nước bị ô nhiễm, gây nhiều dư luận xã hội và làm đau đầu các cơ
quan quản lý trên lĩnh vực hoạt động này.
Trước “báo động” thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của
nhiều doanh nghiệp làm tác động xấu đến môi trường như hiện nay. Tôi
quan tâm và chọn: “Tình huống xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố Tây Ninh” để làm đề tài cuối
khóa Lớp “Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước” ngạch chuyên viên
chính năm 2022.

NỘI DUNG
3


I. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG
Ơng Nguyễn Văn C đăng ký thường trú Ấp 3, xã Bình Minh, Thành
phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Năm 2020, Ơng C thành lập Cơng ty TNHH
Hùng Duy do ông C làm giám đốc tại ấp Dòng Tre, xã Tân Thành, Thành
phố Tây Ninh với ngành nghề sản xuất, kinh doanh: Chế biến tinh bột sắn
xuất khẩu.
Sau khi tiến hành thủ tục, ông C đã được Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh
cấp giấy phép đăng ký kinh doanh số: 79, cấp ngày 18/9/2011, với ngành
nghề sản xuất kinh doanh: Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu.
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh Cơng ty TNHH Hùng
Duy để xảy ra tình trạng xả thải các chất độc chưa qua xử lý có hại ra môi
trường, gây ô nhiểm môi trường và làm ảnh hưởng đến việc sản xuất nông

nghiệp, gây nhiều bức xúc cho người dân xung quanh. Ngày 10/3/2012,
một số hộ dân ấp Dịng Tre, xã Bình Minh đã viết đơn tố cáo gửi UBND xã
Bình Minh, Cơng an Thành phố Tây Ninh, Sở Tài nguyên – Môi trường và
UBND tỉnh Tây Ninh phản ảnh về những biểu hiện hủy hoại môi trường
(ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nguồn nước và sức khỏe của nhân
dân) của Công ty TNHH Hùng Duy và yêu cầu cơ quan chức năng tiến
hành kiểm tra, xử lý nghiêm khắc Công ty này, bồi thường thiệt hại cho
những hộ gia đình bị ảnh hưởng từ hoạt động của doanh nghiệp.
Sau khi nhận được đơn tố cáo của một số hộ dân t, Thanh tra Sở Tài
nguyên – Môi trường đã triển khai kế hoạch, tiến hành khảo sát, nắm bắt
tình hình. Xác định nội dung đơn khiếu nại, tố cáo là có cơ sở. Vào lúc
15h30, ngày 25/3/2012, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp
với thanh tra Sở Khoa học – Công nghệ, phịng Cảnh sát mơi trường Cơng
an tỉnh và chính quyền xã Bình Minh tiến hành tổ chức kiểm tra tại đây.
Qua kiểm tra đã phát hiện nhiều sai phạm và tiến hành lập biên bản vi
phạm hành chính đối với doanh nghiệp này, đồng thời lấy mẫu nước tại
4


suối Cam (nơi nhân dân phản ánh Công ty TNHH Hùng Duy thải nước
chưa qua xử lý) để xét nghiệm.
II. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Trước thực trạng trên khắp các địa phương của cả nước, nhiều doanh
nghiệp vi phạm về việc bảo vệ môi trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến môi trường sinh thái, ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng không nhỏ đến
sức khỏe nhân dân và các vấn đề xã hội khác. Do đó cần xác định mục tiêu
như sau:
1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước:
Nhằm thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn
nhưng luôn đi đôi với hoạt động giữ cho mơi trường trong lành, sạch đẹp;

phịng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với mơi trường, ứng phó sự cố mơi
trường; khắc phục ơ nhiễm, suy thối, phục hồi và cải thiện môi trường;
khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển bền
vững đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến
khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp
chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo
vệ môi trường. Đề ra những giải pháp vừa mang tính giáo dục, thuyết phục
vừa kiên quyết răn đe giúp doanh nghiệp sản xuât, kinh doanh nhận thức,
hiểu biết và chấp hành đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước.
2. Đối với chính quyền địa phương:
Tăng cường hơn nữa trách nhiệm vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đối với
cấp ủy Đảng, chính quyền trong cơng tác quản lý, kiểm tra trên địa bàn
mình quản và coi đây là cơng việc cấp thiết mang tính thường xun, lâu
dài cần đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và triển khai cho chính
quyền các cấp thực hiện tốt việc phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi
trường.
5


Từ nội dung đơn phản ảnh của nhân dân, cần tiếp tục tuyên truyền,
vận động quần chúng tích cực tham gia đấu tranh, tố giác những việc làm
sai trái của các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh nói chung và trong
vấn đề bảo vệ mơi trường nói riêng bảo đảm việc phát triển kinh tế theo
hướng bền vững.
3. Đối với chủ doanh nghiệp:
Nâng cao ý thức của chủ doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy
định pháp luật. Trong tổ chức sản xuất, kinh doanh cần thể hiện trách
nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, khơng vì lợi nhuận trước mắt làm ảnh
hưởng môi trường sinh thái và chất lượng lượng cuộc sống của nhân dân.

III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
1. Nguyên nhân:
1.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước:
Cơng tác quản lý nhà nước cịn thiếu chặt chẽ, sự phối hợp giữa các
cơ quan có thẩm quyền như cơng an mơi trường, thanh tra mơi trường,
chính quyền cơ sở và các cơ quan có liên quan còn thiếu đồng bộ, phối hợp
giải quyết đạt hiệu quả chưa cao. Cịn có sự đùn đẩy, chồng chéo giữa các
cơ quan trong giải quyết các vấn đề liên quan đến vấn đề bảo vệ môi
trường; chế tài xử phạt các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường chưa đủ
mạnh nên nhiều doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các yêu cầu, tiêu
chuẩn về bảo vệ môi trường.
Công tác thanh tra, xử lý các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường
của cơ quan chức năng có nơi, có lúc chưa kiên quyết, triệt để, đơi lúc cịn
"nhẹ tay", nên các chủ doanh nghiệp “ỷ lại” vẫn ngang nhiên vi phạm và
bất chấp dư luận xã hội.
1.2. Đối với chính quyền địa phương:

6


Công tác quản lý kiểm tra, nắm bắt địa bàn của chính quyền cơ sở
thiếu sâu sát, các cơ chức năng chưa hướng dẫn kịp thời để chủ doanh
nghiệp nhận thức trách nhiệm của mình trong quá trình tổ chức sản xuất,
kinh doanh.
Khi nhận được ý kiến phản ảnh của người dân, chính quyền địa
phương cịn nể nang, chưa kiên quyết trong xử lý, để tình trạng sản xuất,
kinh doanh gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
và sức khỏe của nhân dân.
1.3. Đối với chủ doanh nghiệp:
Tây Ninh là tỉnh có diện tích trồng mì (sắn) lớn nhất cả nước nên

việc các doanh nghiệp thu mua, chế biến tinh bột sắn xuất khẩu là lĩnh vực
được Nhà nước và chính quyền tỉnh Tây Ninh có chính sách ưu đãi nhằm
tiêu thụ sản phẩm của bà con nông dân trên địa bàn Tỉnh. Đây là ngành
nghề có liên quan đến nước thải có thể gây ơ nhiễm môi trường làm ảnh
hưởng đến sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, sau khi được Sở Kế hoạch –Đầu
tư cấp giấy phép kinh doanh, Cơng ty TNHH Hùng Duy vì lợi nhuận trước
mắt của Công ty đã không tiến hành thực hiện cam kết bảo vệ mơi trường
với chính quyền địa phương, không thực hiện đầy đủ về tiêu chuẩn nước
thải và khí thải ra mơi trường…
Với những sai phạm trên Công ty TNHH Hùng Duy không thể đỗ lỗi
là không biết các quy định bắt buộc về bảo vệ môi trường khi tiến hành sản
xuất, kinh doanh chế biến bột mì (sắn).
2. Hậu quả
2.1. Về phương diện đời sống xã hội:
Đất nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường, thực hiện cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đang trên tiến trình hội nhập quốc tế.
Đảng và Nhà nước nhấn mạnh đến “phát triển kinh tế là trung tâm” là chủ

7


trương rất đúng đắn để nước ta tạo ra những điều kiện xây dựng cơ sở vật
chất, hạ tầng kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, các thành phần
kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh không ngừng phát triển ở nước
ta. Bên cạnh những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tuân thủ đầy
đủ những qui định của pháp luật (trong đó có các qui định về bảo vệ mơi
trường) thì cũng khơng ít doanh nghiệp vì lợi nhuận trước mắt đã cố tình vi
phạm các qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường làm ảnh hưởng nặng
nề đến môi trường sinh thái, môi trường sống, ảnh hưởng đến chăn nuôi,
trồng trọt, sức khỏe người dân và sinh hoạt cộng đồng, gây nhiều lo ngại và

bức xúc đối với nhân dân.
Đối với Cơng ty TNHH Hùng Duy, mặc dù trong q trình kiểm tra
không bắt quả tang những hành vi xả nước thải trực tiếp ra mơi trường
nhưng Cơng ty đã có những sai phạm như khơng có bản cam kết bảo vệ
mơi trường với chính quyền, hệ thống xử lý khí thải, nước thải chưa hoàn
thiện. Như vậy, những phản ánh của nhân dân là có cơ sở nên cần xử lý vi
phạm Cơng ty này một cách nghiêm khắc có tác dụng ngăn chặn, răn đe.
2.2. Về sức khoẻ cộng đồng:
Việc Công ty TNHH Hùng Duy xã nước thải chưa qua xử lý ra môi
trường đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của nhân
dân, số người có nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm tăng cao. Việc này kéo dài
sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lâu dài đến chất lượng cuộc sống của người
dân trong vùng ô nhiễm, đồng thời kéo theo nhiều hậu quả không tốt đến
các vấn đề xã hội khác. Đây là vấn đề báo chí đã nêu khơng ít trong thời
gian qua khi những người dân phải sống trong vùng ô nhiễm như “làng ung
thư”, các bệnh về da liễu, về hệ hô hấp…
2.3. Về vấn đề sản xuất nông nghiệp:
Tây Ninh là tỉnh mà tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế cịn
cao, sản xuất nơng nghiệp tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế nên việc bảo vệ
8


môi trường cho sản xuất nông nghiệp không đảm bảo sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng cây trồng, vật nuôi làm giảm năng xuất, chất lượng sản
phẩm nông nghiệp. Việc Công ty TNHH Hùng Duy xả nước thải chưa đạt
tiêu chuẩn (theo kết quả xét nghiệm của cơ quan chức năng) ra suối Cam
đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn nước tưới cho cây trồng và nước uống
của vật ni. Từ đó, có thể làm ảnh hưởng lâu dài đến sản xuất nông
nghiệp của các hộ dân trong vùng.
IV. PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT

Sau khi kiểm tra và ghi nhận lỗi, mức độ vi phạm tại Công ty, căn cứ
theo các văn bản quy phạm pháp luật được quy định về việc bảo vệ môi
trường, xử phạt vi phạm trong lĩnh vực môi trường….Thanh tra sở Tài
nguyên - Môi trường xây dựng 3 phương án như sau:
Phương án 1: (Hình thức xử phạt bình quân)
Ngày 14/5/2012, Thanh tra sở Tài nguyên – Môi trường (phối hợp
với cơng an mơi trường, chính quyền cơ sở) đã mời chủ doanh nghiệp làm
việc. Xét thấy Công ty TNHH Hùng Duy vi phạm hành chính lần đầu;
Cơng ty hợp tác chặt chẽ với Đồn kiểm tra; do Cơng ty đang trong q
trình hồn thiện hệ thống xử lý khí thải, nước thải; việc sản xuất, kinh
doanh chưa gây thiệt hại về sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng về sức
khoẻ của nhân dân. Thanh tra sở Tài nguyên – Mơi trường đề xuất xử lý
hình thức chế tài theo mức bình quân (lấy mức phạt cao nhất cộng mức
thấp nhất chia đơi).
Phương án 2: (Hình thức xử phạt tăng nặng)
Cơng ty tái phạm nhiều lần, có hành vi trốn tránh hoặc không hợp tác
với cơ quan chức năng. Lỗi vi phạm có tính hệ thống; thấy được hậu quả
huỷ hoại mơi trường sống của việc xả khí thải, nước thải ra mơi trường
nhưng vẫn cố tình thực hiện; ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và sức khoẻ

9


của nhân dân, thì phương án lựa chọn sẽ xử phạt theo mức phạt cao nhất và
có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự (nếu có).
Phương án 3: (Hình thức xử phạt giảm nhẹ)
Nếu xét thấy cơ sở vi phạm lần đầu, doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ
với cơ quan chức năng, cam kết khắc phục hậu quả và đền bù đối với người
dân bị ảnh hưởng vì hành vi vi phạm của Công ty, không để hậu quả về sức
khoẻ. Sẽ xử lý bằng hình thức chế tài mức phạt thấp nhất.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN:
1. Các buớc thực hiện:
Bước 1: Lập biên bản vi phạm hành chính đối với Cơng ty TNHH
Hùng Duy.
Bước 2: Sau khi có kết quả xét nghiệm mẫu nước lấy tại suối Cam,
Thanh tra sở Tài Nguyên – Môi trường mời chủ doanh nghiệp đến trụ sở
UBND xã Bình Minh làm việc (mời chính quyền xã và các bên có liên
quan) để xác định lỗi vi phạm, mức độ vi phạm, lắng nghe chủ doanh
nghiệp trình bày ý kiến và bổ sung giấy tờ liên quan (nếu có).
Bước 3: Lập báo cáo đề xuất UBND tỉnh ra quyết định xử phạt theo
thẩm quyền.
Bước 4: Căn cứ vào đề xuất của Sở Tài nguyên – Môi trường, UBND
tỉnh Tây Ninh ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo khoản
3, Điều 50 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Bước 5: Triển khai quyết định xử phạt hành chính, phối hợp với các
cơ quan chức năng và chính quyền địa phương theo dõi q trình chấp
hành quyết định của đương sự.
2. Kết quả giải quyết:

10


UBND tỉnh Bình Phước ra quyết định xử phạt Cơng ty TNHH Hùng
Duy do ông Nguyễn Văn C làm giám đốc như sau:
- Phạt tiền 5.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký cam kết
bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đối
với trường hợp phải đăng ký cam kết bảo vệ môi trường. Buộc phải đăng
ký và thực hiện cam kết bảo vệ môi trường trong thời hạn mười lăm ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính

theo khoản 3, khoản 4 điều 8 Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường.
- Phạt tiền 20.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu
chuẩn cho phép theo khoản 6, điều 10 Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày
09/8/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
- Phạt tiền 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thải mùi hôi thối,
mùi khó chịu trực tiếp vào mơi trường khơng qua thiết bị hạn chế ô nhiễm
môi trường theo điểm 2 điều 11 Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường.
Ngồi hình thức xử phạt chế tài nêu trên, cơ quan kiểm tra còn đề
nghị chủ Doanh nghiệp chấp hành thực hiện đúng các qui định thủ tục của
Nhà nước và chính quyền địa phương về việc bảo vệ mơi trường, hồn
thiện hệ thống xử lý khí thải, nước thải. Thanh tra sở Tài ngun – Mơi
trường, chính quyền cơ sở có trách nhiệm nhắc nhở, đôn đốc doanh nghiệp
Ngọc Cường thực hiện tốt những điều này.
3. Những thuận lợi và khó khăn:
3. 1. Thuận lợi:
Bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính tồn cầu, địi hỏi mọi quốc
gia trên thế giới phối hợp giải quyết và khắc phục những hậu quả nặng nề

11


do con người gây ra cho mơi trường. Chính vì thế, dù đất nước ta còn
nghèo, việc phát triển kinh tế đang được mạnh, nhưng Đảng và Nhà nước
ta luôn coi trọng việc phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường,
hướng đất nước ta phát triển theo hướng bền vững. Nhà nước đã ban hành
nhiều văn bản pháp luật, chính sách chiến lược liên quan đến việc gìn giữ
bảo vệ mơi trường, được thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng trong những văn

bản pháp luật theo trình tự thời gian, phù hợp cơng cuộc đổi mới đất nước.
Các cơ quan thực hiện việc bảo vệ môi trường được thành lập và hoạt động
ngày càng đạt hiệu quả; việc phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn với
chính quyền địa phương và các đồn thể chính trị - xã hội được quan tâm;
cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường bước đầu được đào tạo cơ bản;
cơng tác tun truyền cho nhân dân có ý thức bảo vệ mơi trường của cấp
uỷ, chính quyền và các đoàn thể được tăng cường…
Ý thức trách nhiệm của người dân đóng vai trị tích cực và khơng thể
thiếu trong việc ngăn ngừa những hành vi huỷ hoại môi trường. Do vậy,
cần nêu gương điển hình và kịp thời khen thưởng những tổ chức, cá nhân
tích cực tham gia trong phong trào giữ gìn, bảo vệ mơi trường.
3.2. Khó khăn:
Các quy định pháp luật, hướng dẫn luật, xử phạt hành chính trong
lĩnh vực mơi trường chưa đủ mạnh để các doanh nghiệp không vi phạm,
không dám vi phạm trong lĩnh vực mơi trường; doanh nghiệp có thể để lại
hậu quả nặng nề đối với sản xuất, sức khoẻ và đời sống của nhân dân
nhưng chưa có qui định về xử lý hình sự đối với các doanh nghiệp vi phạm
này; việc đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp vi phạm có thể gây ra
những hậu quả khơng nhỏ về việc làm, giá cả nguyên liệu, sản xuất nông
nghiệp…; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường
chưa đạt yêu cầu; công tác tuyên truyền cho nhân dân, doanh nghiệp có ý
thức bảo vệ mơi trường chưa thường xuyên.
12


Điều này cho thấy văn bản luật chưa đủ mạnh, chưa thể hiện tính
nghiêm khắc; mức xử phạt chưa đủ tính răn đe nên vi phạm vẫn tiếp tục gia
tăng, có nhiều doanhc chấp nhận nộp phạt và tiếp tục vi phạm số tiền nộp
phạt quá nhỏ so với lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về từ việc vi phạm.
Hầu như việc xử lý vi phạm mới chỉ dừng lại ở mức “hình thức”, phạt rồi

lại cho phép hoạt động hoặc chỉ tiến hành theo phong trào kiểu “bắt cóc bỏ
dĩa”, “ném đá ao bèo” đã dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật của
khơng ít doanh nghiệp.
Rõ ràng với những qui định không chặt chẽ của pháp luật; các điều
luật chưa theo kịp thực tế, không phù hợp với hiện thực đã tạo ra những bất
cập và kẽ hở của luật, văn bản dưới luật để một số doanh nghiệp lợi dụng
pháp luật, dẫn đến vơ hiệu hố pháp luật. Từ đó đặt ra cho các nhà làm luật
phải luôn xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm gốc để xây dựng luật cho
phù hợp với yêu cầu khách quan.
VI. KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CƠNG TÁC QUẢN LÝ.
Rà sốt lại hệ thống các văn bản pháp luật liên quan để kịp thời sửa
đổi, bổ sung, điều chỉnh hồn thiện phù hợp với tình hình mới. Trong các
điều khoản về xử phạt vi phạm hành chính cần tính đến các mức phạt đủ
sức răn đe, tránh việc tái vi phạm của các doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh.
Tổ chức và sắp xếp lại bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh
vực môi trường tránh chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ; tăng
cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm nhiệm vụ bảo vệ mơi
trường; có cơ chế, chính sách thu hút những cán bộ có tài, có tâm, có tầm.
Kiện toàn đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra giám sát của ngành từ tỉnh đến
cơ sở, đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng cho hoạt động đạt hiệu quả.
Tăng cường bồi dưỡng kiến thức quản lý, kiến thức chuyên môn; khoa học

13


công nghệ thông tin. Tăng đầu tư ngân sách và kinh phí hoạt động cho việc
bảo vệ mơi trường, tạo điều kiện trang thiết bị đáp ứng công tác quản lý
kiểm tra đạt hiệu quả.

Xây dựng qui chế phối hợp của các cơ quan bảo vệ môi trường với
các trường học, các đồn thể chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, vận
động mọi tầng lớp nhân dân có ý thức bảo vệ môi trường.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp chặt chẽ với các
ngành có liên quan như: Thanh tra môi trường, công an môi trường, chính
quyền địa phương... Tiến hành kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch, hoặc
kiểm tra bất thường các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có những biểu
hiện vi phạm, có đơn thư phản ảnh của quần chúng nhân dân; có biện pháp
xử lý nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp tái phạm nhiều lần; kiên quyết
đình chỉ hoạt động hoặc đề nghị cơ quan có chức năng tiến hành khởi tố
hình sự đối với những doanh nghiệp gây ra hậu quả nặng nề cho môi
trường sống và sức khoẻ của nhân dân. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát
phải được tiến hành thường xun, khơng mang tính hình thức, tạo tâm lý
coi thường pháp luật của chủ doanh nghiệp.
Tuy nhiên tất cả những biện pháp trên có thể coi là những giải pháp
tình thế, chúng ta khơng chỉ chú trọng mặt “chống” mà cần quan tâm hơn
nữa mặt “xây”, vì đây là cách làm hiệu quả, là giải pháp cơ bản, bền vững
nhất. Xây dựng được môi trường trong lành là chúng ta đã góp phần gìn
giữ cuộc sống hơm nay và mai sau tốt đẹp hơn.
Vì mơi trường trong lành, vì lợi ích cộng đồng, mỗi cá nhân, mỗi
doanh nghiệp chúng ta cần tôn trọng kỹ cương phép nước, hãy “sống và
làm việc theo pháp luật” nhằm hướng tới một môi trường sống trong lành,
văn minh hơn.

KẾT LUẬN
Quản lý nhà nước về mơi trường là quản lý bằng chính sách và pháp
luật gắn chặt với công tác giáo dục tư tưởng và vận động, tuyên truyền kết
hợp với quản lý nhà nước về kinh tế. Tăng cường quản lý nhà nước trên
14



lĩnh vực môi trường nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế của đất nước theo
hướng bền vững, khơng vì phát triển kinh tế với bất cứ giá nào mà huỷ hoại
mơi trường sống, góp phần làm cho mơi trường xanh, sạch, đẹp, chất lượng
cuộc sống của nhân dân được bảo đảm.
Trong xu thế đất nước hội nhập, sự lựa chọn phát triển kinh tế nhiều
thành phần để tạo ra những cơ sở vật chất, kỹ thuật là con đường đúng đắn
để bảo độc lập, chủ quyền và phát triển đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Bài học của nhiều quốc gia trên thế giới vì muốn phát triển kinh
tế với bất cứ giá nào mà huỷ hoại môi trường đã để lại những hậu quả nặng
nề cho chính đất nước và nhân dân của đất nước đó. Đất nước ta cịn nghèo
nhưng chúng ta ln quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân, đến vấn đề bảo vệ môi trường, đến mục tiêu chung của cả lồi người
là tiến bộ, cơng bằng, bình đẳng và phát triển bền vững. Chính vì vậy, quản
lý mơi trường là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của riêng ngành mơi
trường mà cịn là của tồn Đảng, tồn dân, của các cấp, các ngành và toàn
xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội-2006.
2. Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005.

15


3. Nghị định Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính
phủ về qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo
vệ môi trường.
4. Nghị định 35/2009/NĐ-CP ngày 07/4/2009 của Chính phủ về tổ

chức và hoạt động của Thanh tra tài nguyên và môi trường.
5. Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường.

16



×