Tải bản đầy đủ (.pptx) (19 trang)

Nghị định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường khí - Nhà máy xi măng Đại Việt - Dung Quất gây ô nhiễm môi trường khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.88 KB, 19 trang )

Môn: Kinh tế môi trường
GVGD: Nguyễn Nguyệt Nga
Nhóm : 3


ĐỀ TÀI:
Nghị định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường khí.
Nhà máy xi măng Đại Việt-Dung Quất gây ô nhiễm môi trường
khí.


I. Cơ sở lí luận
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và
yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi
quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không
sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa

Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường: Thuế tài nguyên,
Thuế/phí môi trường, Giấy phép và thị trường giấy phép môi
trường, Quỹ môi trường, Trợ cấp môi trường,…


• Nguồn ô nhiễm khí:


II. VĂN BẢN PHÁP LUẬT SỬ DỤNG CÔNG CỤ


KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÍ
 
1.Nghị định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường (117/2009/NĐ-CP )

Điều 4. Hình thức xử lý cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô
nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
• Cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường thì bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường theo quy định tại Nghị định này.


- Điều 7. Vi phạm các quy định về cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo

vệ môi trường có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập bản
cam kết bảo vệ môi trường
- Điều 11. Vi phạm về thải khí, bụi
- Điều 14. Hành vi gây ô nhiễm đất, nước hoặc không khí
- Điều 15. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với cơ sở thuộc
danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức buộc di dời.

Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trong văn bản này là : Các
biện pháp tài chính ngăn ngừa ô nhiễm và thưởng phạt về môi trường.


III.NHÀ MÁY XI MĂNG ĐẠI VIÊT-DUNG QUẤT GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÍ THẢI

• 1.Giới thiệu khái quát về nhà máy xi măng Đại ViệtDung Quất




Nhà máy xi măng Đại Việt-Dung Quất (thuộc công ty cổ
phần xi măng Miền Trung) nằm trong Khu vực kinh tế Dung
Quất (thuộc địa bàn xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh
Quảng Ngãi) có diện tích 6 hecta, với tổng đầu tư gần 2 tỉ
đồng, công suất 500 ngàn tấn/năm, bắt đầu chạy thử từ
năm 2012 và đưa vào hoạt động tháng 3 năm 2015.


1.Giới thiệu khái quát về nhà máy xi măng Đại Việt-Dung Quất

Nhà máy xi măng Đại
Việt – Dung Quất được
thành lập để đáp ứng
nhu cầu cung ứng xi
măng cho nhiều công
trình xây dựng tại Khu
kinh tế Dung Quất và các
khu công nghiệp khác
trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi, kể cả khu vực miền
trung – Tây Nguyên.


2.Tình trạng gây ô nhiễm môi trường khí thải của nhà
máy Đại Việt – Dung Quất

• Nhà máy xi măng gây ô nhiễm không chỉ tiếng ồn, mà còn

phát sinh bụi mù mịt, gây ô nhiễm môi trường, người dân
trong khu vực phải đóng cửa cả ngày lẫn đêm.


2.Tình trạng gây ô nhiễm môi trường khí thải của nhà máy Đại Việt – Dung Quất

Nhiều hộ dân đã làm đơn gửi các cơ quan chức năng yêu
cầu di dời nhà máy ra khỏi khu dân cư hoặc di chuyển dân
ra sinh sống ở nơi khác cách xa nhà máy để đảm bảo an
toàn sức khỏe. Lãnh đạo công ty cho biết đã đầu tư 20 tỷ
đồng để khắc phục ô nhiễm nhưng hiện nay vẫn còn ô
nhiễm bụi và tiếng ồn.



3.Phân tích ảnh hưởng ô nhiễm khí thải của DN xi măng Đại Việt – Dung Quất
tỉnh Quảng Ngãi tác động lên môi trường và con người

Địa bàn hoạt động kinh tế : xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng
Ngãi có diện tích 6 hecta
-

Tác động có thể xảy ra trong quá trình nhà máy hoạt động:

+ mỗi lần nhà máy hoạt động, hàng trăm hộ dân xung quanh như bị tra tấn,
không thể nào ngủ được, bụi bay mù mịt khiến trẻ em trong thôn xóm bị ho,
hen suyễn, khiến người dân trong khu vực phải đóng cửa cả ngày lẫn đêm.

+ nhà máy hoạt động liên tục gặp sự cố phát tán bụi.



Tác động của nhà máy lên môi trường:
+ Khí thải mang theo bụi theo gió phát tán đi khắp nơi,
mang các kim loại nặng trôi đến các nguồn nước như sông
ngòi, suối, giếng….. gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt


+ Khí thải ra môi trường có các chất như CO, CO2, Fluor… sẽ gây nên hiệu ứng
nhà kính và phá hủy tầng ô-zôn, tạo ra những cơn mưa a-xít như H2SO4 và HNO3

• -Ảnh hưởng đến con người
• + nhiều giếng nước trong khu dân cư gần nhà máy bị bỏ hoang
vì bụi xi măng bám dày trên mặt nước làm ô nhiễm, sinh hoạt
của người dân bị đảo lộn, gặp nhiều khó khăn.
• + Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân xung
quanh, đặc biệt là trẻ em như các bệnh về phổi, đường hô
hấp,...


4.Phân tích doanh nghiệp đã vi
phạm những điều khoản nào trong vân bản pháp luật trên

• Nhà máy đã vi phạm khoản 2 điều 4 nghị định trên “ Buộc di dời
cơ sở đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với sức chịu tải của
môi trường; ” bởi công ty gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân xung
quanh nhà máy.
• Vi phạm khoản 3 điều 7: “ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 “ và khoản 5 điều 7 về biện pháp khắc phục hậu quả
ô nhiễm môi trường



Đặc biệt nhà máy xi măng Đại Việt – Dung Quất vi phạm về thải khí, bụi vượt tiêu
chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật tại điều 11 của nghị định.

Hơn nữa còn vi phạm điều 15 của nghị định như sau:
• + Không thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật môi trường;


+Không thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường;

• +Không tiến hành các biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi
trường, hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của nhân
dân trong vùng.


• Để đảm bảo môi trường luôn sạch đẹp chúng ta cần phải chung
tay bảo vệ môi trường bằng những giải pháp khác nhau như:
• 1.Trồng nhiều cây xanh
• 2.Xử lý môi trường vệ sinh xung quanh
3. Hạn chế sử dụng túi nilon
4.Tận dụng năng lượng mặt trời để sử dụng
5.Áp dụng khoa học hiện đại vào đời sống






×