Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

SKKN Giải pháp nâng cao năng lực tự học, năng lực hợp tác và hứng thú học tập phần Sinh học tế bào Sinh học 10 bằng phương pháp thiết kế trò chơi trong hoạt động khởi động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.41 MB, 36 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: - Hội đồng thẩm định sáng kiến trường THPT Ninh Bình - Bạc Liêu.
- Hội đồng thẩm định sáng kiến Sở GD&ĐT Ninh Bình.
Chúng tơi ghi tên dưới đây:

TT

Họ và tên

Ngày tháng
năm sinh

1

Lương Thị Hiền

03/02/1981

2

Vũ Văn Nam

19/8/1979

3

Nguyễn Thị Thủy

4



Chu Thị Ưng

22/04/1981

31/01/1980

Nơi cơng
tác
Trường
THPT
Ninh Bình
- Bạc Liêu
Trường
THPT
Ninh Bình
- Bạc Liêu
Trường
THPT
Ninh Bình
- Bạc Liêu
Trường
THPT
Ninh Bình
- Bạc Liêu

Chức
vụ

Trình

độ
chun
mơn

Tỷ lệ (%)
đóng góp
vào việc
tạo ra
sáng kiến

GV

Cử
nhân

30%

Hiệu
trưởng

Thạc sỹ

30%

GV

Cử
nhân

20%


GV

Cử
nhân

20%

I. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG
1. Là nhóm tác giả đề nghị xét cơng nhận sáng kiến: Giải pháp nâng cao
năng lực tự học, năng lực hợp tác và hứng thú học tập phần Sinh học tế bào Sinh học 10 bằng phương pháp thiết kế trò chơi trong hoạt động khởi động.
2. Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy Sinh học 10, Ban cơ bản
II. NỘI DUNG
1. Giải pháp cũ thường làm
* Giải pháp 1. Sử dụng phương pháp thuyết trình trong hoạt động khởi động:
- Thông thường, GV bắt đầu bằng việc kiểm tra kiến thức cũ (vấn đáp
hoặc trắc nghiệm) hoặc sử dụng trực tiếp thông tin trong bài, từ kiến thức bài cũ
dẫn dắt qua kiến thức bài mới kênh hình SGK bằng những câu dẫn vào bài mượt
mà, trơn tru với câu từ bay bổng, trau chuốt đầy tính nghệ thuật của GV.
+ Ưu điểm:
1


Để có được lời vào bài đầy tính nghệ thuật như vậy địi hỏi GV phải có sự
am hiểu sâu sắc nội dung bài học cùng những vấn đề có liên quan rồi chuyển
hóa thành câu từ kết hợp với giọng đọc hay nói diễn cảm, thuyết phục, khơng
mất nhiều thời gian để tìm tài liệu, mất ít thời gian khởi động.
- Giúp HS tăng kỹ năng tư duy lôgic.
- HS học tại lớp học, không cần di chuyển vị trí về phịng học bộ mơn.
- HS khơng phải chuẩn bị nhiều kiến thức trước bài học.

+ Hạn chế:
- Tuy nhiên, lời vào bài có hay đến đâu cũng chỉ là hoạt động khởi động
cho GV là chủ yếu. Bởi HS vẫn đóng vai trị thụ động lắng nghe, được “ru vỗ”
bằng những lời có cánh. Cịn cảm xúc, hứng thú chỉ là sự “lây lan” từ GV sang
HS chứ khơng phải được khơi dậy, hình thành từ sự hoạt động của HS nên
khơng khí giờ học chưa sơi nổi, chưa thu hút được HS tham gia tích cực thậm
chí nhiều HS không quan tâm đến bài học.
- Dễ tạo ra tâm lý lo lắng cho HS (nếu không học bài cũ), không tạo được
hứng khởi, hạn chế tư duy HS, sẽ tạo tâm thế nhàm chán.
- Thời gian cho hoạt động này q ít vì chưa coi đó là một hoạt động học
tập, chưa cho các em suy nghĩ, bầy tỏ ý kiến của mình; cố gắng giảng giải, chốt
kiến thức ở ngay hoạt động này...
- Hạn chế trong việc rèn các năng lực cho HS: năng lực tự học, năng lực
hợp tác.
- GV chưa phát huy hết việc ứng dụng những phương tiện dạy học và
phương pháp dạy học hiện đại.
- Giải pháp 2. Sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề trong hoạt
động khởi động.
+ Ưu điểm của giải pháp là:
- Đánh giá được trình độ phát triển tư duy, nhận thức của HS.
- Giúp HS có kỹ năng liên hệ thực tế, tư duy lôgic tốt; phát triển được một
phần năng lực tự học của HS.
+ Hạn chế của giải pháp là:
- Thu hút được ít HS làm việc; kết quả chỉ tập trung vào một số HS lực
học khá giỏi, yêu thích bộ mơn, chăm chỉ tìm hiểu kiến thức.
- Ở phần sinh học tế bào - Sinh học 10, GV gặp khó khăn xây dựng hệ
thống bài tập liên hệ tạo được mâu thuẫn giữa kiến thức cũ và kiến thức mới.
- Tình huống khởi động chưa thực sự xuất phát từ bài học để tạo hứng
thú, tạo ra tình huống có vấn đề kích thích sự sáng tạo và học tập chủ động của
HS. Hoạt động khởi động/dẫn nhập còn mang tính hình thức, chưa tạo được liên

kết thực sự với bài học, chưa xuất phát từ bài học.
+ Những bất cập, hạn chế của 2 giải pháp trên:
- Chưa thực sự tạo được sự hứng thú học tập bộ môn cho HS.
2


- Chưa thực sự giúp HS phát huy được năng lực cho tất cả các em HS mà
chỉ tập trung ở một số em tích cực.
- Chưa phát huy được tối đa năng lực tự học và năng lực hợp tác cho HS.
2. Giải pháp mới cải tiến:
2.1. Nội dung cơ bản của giải pháp mới
Để khắc phục những nhược điểm của giải pháp cũ trong dạy học và thực
hiện đổi mới phương pháp dạy học, tạo hứng thú cho cả người dạy và người
học; thu hút sự quan tâm của nhiều HS với nội dung giờ học, môn học; mặt khác
kích thích được hứng thú u thích bộ mơn; hình thành và phát triển năng lực tự
học, năng lực hợp tác, kỹ năng tự tin nhạy bén trong giải quyết vấn đề cho HS
chúng tôi sử dụng phương pháp thiết kế các trò chơi trong hoạt động khởi động
(phần Sinh học tế bào - Sinh học 10).
Bước 1. Thiết kế các trò chơi trong hoạt động khởi động (phần Sinh
học tế bào - Sinh học 10).
Khởi động là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp HS huy động
những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung
liên quan đến bài học mới. Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sự
hứng thú, tâm thế của HS ngay từ đầu tiết học.
Hoạt động khởi động thường được tổ chức thơng qua hoạt động cá nhân
hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp HS hình thành năng lực
hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thưc hiện nhiệm vụ, hoạt động này
chưa đòi hỏi sự tư duy cao, không quá coi trọng về vấn đề kiến thức mà chủ yếu
là tạo tâm thế tốt nhất cho các em nhập cuộc, lơi kéo các em có hứng thú với các
hoạt động phía sau đó.

Trị chơi học tập là những trị chơi có tác dụng cải thiện năng lực và phẩm
chất người tham gia chơi thông qua đó giúp người chơi thể hiện năng lực của
mình trước tập thể hay những người cùng chơi. Trong dạy học, trị chơi khơng
chỉ là nguồn cung cấp thơng tin mà còn là con đường, là cách thức để HS chiếm
lĩnh thơng tin, giúp cho HS hình thành tri thức mới hay củng cố, hoàn thiện tri
thức, kỹ năng học tập một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Trong chừng mực nhất
định, trò chơi còn được sử dụng như là phương pháp tổ chức HS trong quá trình
lĩnh hội tri thức. Điều này có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học, tăng cường tính tích cực học tập, tạo niềm tin, hứng thú
trong học tập và khả năng vận dụng kiến thức trong thực tiễn sản xuất và đời
sống cho HS. Hoặc có những trị chơi giúp các em vận động tay chân khiến cho
cơ thể tỉnh táo, giảm bớt những áp lực tâm lý do tiết học trước gây ra.
Thiết kế các trò chơi trong hoạt động khởi động (phần Sinh học tế bào Sinh học 10). (Bảng mô tả chi tiết xem PHỤ LỤC I)
Bước 2. Đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu xác định
- HS tự đánh giá kết quả đạt được sau khi thực hiện nhiệm vụ của trò chơi.
3


- Các HS trong nhóm đánh giá chéo q trình thực hiện nhiệm vụ của các thành
viên trong nhóm.
- Đại diện nhóm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm bạn.
- GV hướng dẫn đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm.
- GV nghe báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS.
(Bảng mô chi tiết xem PHỤ LỤC II)
Bước 3. Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính đúng đắn và tính khả thi
của giải pháp. (Bảng mơ chi tiết xem PHỤ LỤC III).
Hình ảnh các hoat động của học sinh (xem PHỤ LỤC IV).
Có thể nói đây là một phương pháp dạy học tích cực, khắc phục được
nhiều hạn chế và tồn tại của phương pháp dạy học cũ. Các em được chủ động tự
đánh giá bản thân mình, được trao đổi thảo luận đưa ra những quan điểm và ý

tưởng riêng. Vì thế người học sẽ khơng cịn cảm giác mệt mỏi, nhàm chán, nặng
nề, lo lắng như khi giáo viên kiểm tra bài cũ. Các em sẽ được thoải mái tham gia
vào hoạt động học tập một cách tự nhiên mà không hề hay biết. Giờ học cũng
bớt sự căng thẳng khơ khan. Tạo khơng khí học mà chơi, chơi mà học.
2.2. Tính mới, tính sáng tạo:
a) Tính mới:
- Thơng qua tham gia trị chơi khởi động giúp HS tự tin thể hiện bản thân,
chủ động vận dụng kiến thức đã học kết hợp liên hệ kiến thức thực tiễn, cùng
hợp tác trong nhóm đội giải quyết các dạng bài tập, vấn đề mà trò chơi yêu cầu.
- Tạo được hứng thú học tập vào mỗi tiết học, tăng sự u thích bộ mơn.
- HS được vận động, thay đổi vị trí học tập, cùng nhau thiết kế cách thực
hiện để giành chiến thắng trong trò chơi, giúp HS có tố chất thủ lĩnh, năng động,
hịa đồng trong công việc nghề nghiệp sau này.
- Phát triển năng lực thu thập thông tin, xử lý thông tin, kỹ năng nhanh
nhạy trong giải quyết vấn đề.
- HS được chủ động tự do tìm đội chơi phù hợp với sở thích, năng lực của
mình, tạo được kết nối hợp tác tối đa và sẽ giải quyết được nhiệm vụ học tập tốt
nhất.
b) Tính sáng tạo:
- Khi sử dụng phương pháp trị chơi giúp HS được khám phá các ý tưởng
theo sở thích và khả năng, phát triển tư duy sáng tạo và niềm đam mê trong học
tập và trong nghiên cứu.
- Nội dung trị chơi có sự kết hợp kiến thức môn học với các vấn đề thực
tế nhằm giải quyết các vấn đề phức tạp và giúp HS rèn luyện năng lực giải quyết
các vấn đề phức hợp.
- Phát triển khả năng sáng tạo của HS: trong trình bày đáp án, thể hiện
khả năng hùng biện giải thích vấn đề cho các bạn hiểu.
- Vận dụng tối đa các kỹ thuật dạy học tích cực như: kỹ thuật cơng não,
kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật mảnh ghép trong thiết kế các trò chơi để nâng
4



cao hiệu quả phát triển năng lực cho HS; đa dạng trong việc thiết kế trò chơi để
tạo sự mới mẻ, thích thú cho HS.
3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
3.1. Hiệu quả kinh tế
- Sáng kiến này có giá trị lớn trong chủ trương đổi mới đồng bộ mục tiêu,
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đánh giá chất lượng giáo dục, gắn liền
giáo dục trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống.
- Sáng kiến tương đương với một cuốn sách tham khảo. Giá tính bình
qn mỗi cuốn sách tham khảo trên thị trường TP Ninh Bình là 25.000 VNĐ.
Như vậy với số lượng HS khối 10 của một trường khoảng 280 HS sẽ tiết kiệm
được: 280 x 25.000 = 7.000.000 VNĐ.
- Nếu áp dụng trong tồn tỉnh Ninh Bình với số HS khoảng 8000 em, thì
số tiền làm lợi là: 8000 x 25.000 = 200.000.000 VNĐ (Hai trăm triệu đồng) .
3.2. Hiệu quả xã hội
- Giải pháp góp phần đổi mới phương pháp dạy học, tạo nên khơng khí
học tập hăng say, hứng thú và hiệu quả, HS thấy được kiến thức thiết thực với
cuộc sống.
- Giải pháp đã tạo hiệu ứng tốt cho việc dạy của GV và việc học của HS.
Đã tạo hứng thú, kích thích tinh thần tìm tịi, học hỏi, sáng tạo trong dạy, học,
đồng thời tạo điều kiện cho HS vận dụng kiến thức, nâng cao năng lực nhận thức
và năng lực hành động, hình thành phẩm chất, phát huy tính chủ động, sáng tạo,
định hướng nghề nghiệp trong tương lai và tiến đến phân luồng HS sau THPT.
- Mặt khác, sử dụng các trò chơi trong hoạt động khởi động giúp HS hình
thành năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, kỹ năng nhanh nhạy trong giải quyết
vấn đề; tăng sự tự tin khi thể hiện năng lực bản thân cho HS.
4. Điều kiện và khả năng áp dụng
4.1. Điều kiện áp dụng
Sáng kiến là nguồn tư liệu hữu ích, dễ dàng sử dụng; khơng địi hỏi yêu

cầu kĩ thuật hỗ trợ (máy chiếu, tranh ảnh, video clip,…) góp phần thiết thực đổi
mới dạy học, kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục.
Tuy vậy, trách nhiệm của GV là xây dựng và hướng dẫn HS thực hiện
nhiệm vụ. Việc xác định các kiến thức, hình thức tổ chức trò chơi, luật chơi, đòi
hỏi GV phải dựa vào các cơ sở, điều kiện như:
- Mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu giáo dục của bài học, môn học.
- Mối liên quan giữa kiến thức đã biết và kiến thức chưa biết.
- Năng lực, sở thích, tâm sinh lý của HS từng lớp, từng vùng miền.
4.2. Khả năng áp dụng
Thiết kế trò chơi trong hoạt động khởi động để nâng cao năng lực và
hứng thú học tập bộ môn (môn Sinh học khối 10) tại trường THPT Ninh Bình Bạc Liêu, TP Ninh Bình. Có thể áp dụng ở tất cả các trường THPT trong tỉnh
Ninh Bình.
5


Việc xây dựng biện pháp thiết kế trò chơi khởi động bài dạy tạo hứng thú
cho HS sẽ làm tăng ý nghĩa thực tiễn của môn học, làm cho các bài học trở nên
hấp dẫn và lôi cuốn HS hơn, kích thích hứng thú học tập của HS trong dạy HS
học ở trường trung học phổ thơng.
Bên cạnh đó, sáng kiến còn cung cấp nguồn tư liệu giúp GV dễ dàng lựa
chọn và áp dụng vào bài dạy nhằm tạo hứng thú trong dạy học để góp phần nâng
cao sự hứng thú trong hoạt động học tập của HS. Điều đó làm tăng hứng thú học
tập mang lại kết quả học tập bộ môn cao hơn.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng
sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

XÁC NHẬN CỦA LÃNH
ĐẠO ĐƠN VỊ CƠ SỞ

Ninh Bình, ngày 25 tháng 5 năm 2020

Người nộp đơn
Lương Thị Hiền …………………………….
Vũ Văn Nam …………………………………
Nguyễn Thị Thủy …………… ...................
Chu Thị Ưng…………………………………

6


PHỤ LỤC I
MÔ TẢ CHI TIẾT GIẢI PHÁP THIẾT KẾ TRÒ CHƠI TRONG HOẠT
ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
(Phần Sinh học tế bào - Sinh học 10)
I. Trò chơi: “Nhanh như chớp”
Đây là trị chơi mang tính trí tuệ và cũng rèn luyện khả năng phản xạ của
học sinh. Các em phải đối mặt với người hỏi, trong thời gian nhanh nhất trả lời
được nhiều câu hỏi nhất. Câu hỏi ở đây có thể liên quan đến kiến thức bài học
trước, cũng có thể là những câu hỏi hài hước để các em suy luận theo logic lứa
tuổi.
Cách tổ chức:
Trong thời gian 5 phút sẽ có 10 câu hỏi ngắn. Mỗi câu trả lời đúng được 1
điểm. Học sinh đối diện trực tiếp với dẫn chương trình.
Ví dụ: Tiết: 04 - Bài 3,4: Các nguyên tố hóa học, nước, cacbonhiđrat
1. Mục tiêu:
- Rèn luyện kỹ năng nhớ, vận dụng kiến thức đã học của HS qua trò chơi.
- Phát triển tư duy nhanh nhậy, sáng tạo, năng lực thu nhận và xử lý thông
tin, phát hiện và giải quyết vấn đề của HS.
- Tạo hứng thú, thoải mái, khơng khí vui vẻ, sơi nổi kích thích tính tích
cực cho HS.
- Kết nối kiến thức đã học với kiến thức mới, làm bộc lộ những vấn đề

cần tìm hiểu.
- Khơi dậy tính tị mị, niềm đam mê khám phá kiến thức, phát huy tinh
thần đoàn kết, tinh thần trách nhiệm của mỗi HS.
2. Chuẩn bị:
- Câu hỏi và đáp án.
- Máy tính, máy chiếu.
3. Cách thức tổ chức
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ.
- GV chia lớp thành 4 nhóm có tên tương ứng là nhóm 1; 2; 3; 4, các
nhóm tự bầu nhóm trưởng và thư kí.
- Bốn nhóm sẽ thi đua bằng cách tích điểm. Kết thúc trị chơi nhóm nào
nhiều điểm hơn là nhóm thắng cuộc.
- GV là người nêu các câu hỏi mỗi câu trả lời trong 30 giây, nhóm nào có
tín hiệu trả lời trước sẽ dành quyền trả lời, nếu trả lời đúng được cộng 1 điểm,
nếu trả lời sai thì các nhóm cịn lại nhóm nào có tín hiệu trước sẽ trả lời, cứ như
vậy cho đến hết thời gian quy định, GV chỉ chốt đúng hoặc sai sau khi các nhóm
trả lời.
Câu 1. Các nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể là gì?
Câu 2. Các ngun tố hóa học chính cấu tạo nên tế bào là gì?
7


Câu 3. Tại sao các tế bào khác nhau lại được cấu tạo chung từ một số
nguyên tố nhất định?
Câu 4. Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh trong vũ trụ, các nhà
khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay khơng?
Câu 5. Khi ăn các thực phẩm mía, sữa, quả chín em nhận xét về sự giống
và khác nhau về vị của các loại thực phẩm đó như thế nào?
Câu 6. Tại sao các thực phẩm đó lại có độ ngọt khác nhau?
Câu 7. Tại sao cần thay đổi món ăn sao cho đa dạng hơn là chỉ ăn một số

ít món ăn yêu thích cho dù là bổ?
Câu 8: Tại sao nước đá nổi trên nước thường?
Câu 9: Giải thích tại sao không nên để rau, củ, quả trên ngăn đá của tủ
lạnh?
Câu 10: Tại sao khi phơi hoặc sấy khô thực phẩm lại bảo quản được lâu
hơn?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe phổ biến luật chơi sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, thảo luận
nhóm, cử đại diện chốt đáp án.
- GV giám sát các đội chơi, đưa câu hỏi, công bố đáp án đúng hoặc sai
sau mỗi câu trả lời của các nhóm. Mỗi câu trả lời đúng sẽ nhận được 1 điểm.
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
B4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV dẫn vào bài mới.
II. Trò chơi: “Ai nhanh hơn”
- Ví dụ 1 : Tiết 5 - Bài: Lipit - prôtêin
1. Mục tiêu:
- Rèn luyện kỹ năng nhớ, vận dụng kiến thức đã học của HS qua trò chơi.
- Phát triển tư duy nhanh nhạy, sáng tạo, năng lực thu nhận và xử lý thông
tin, phát hiện và giải quyết vấn đề của HS.
- Tạo hứng thú, thoải mái, khơng khí vui vẻ, sơi nổi kích thích tính tích
cực cho HS.
- Kết nối kiến thức đã học với kiến thức mới, làm bộc lộ những vấn đề
cần tìm hiểu.
- Khơi dậy tính tị mị, niềm đam mê khám phá kiến thức, phát huy tinh
thần đoàn kết, tinh thần trách nhiệm của mỗi HS.
2. Chuẩn bị:
- Câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, tình huống thực tế và đáp án.
- Máy tính, máy chiếu.
3. Cách thức tở chức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 4 đội, mỗi đội chơi gồm 5 người.
8


- GV phổ biến luật chơi: mỗi đội chơi hoàn thành ba nhiệm vụ trong 8
phút.
Đội nào trả lời chính xác nhiều câu nhất, trong thời gian nhanh nhất là đội
thắng cuộc và sẽ nhận được 1 phần quà.
+ Nhiệm vụ 1: Chọn đáp án đúng cho 5 câu hỏi trắc nghiệm trong 5 phút
Câu 1. Nước có đặc tính nào sau đây?
A. Tính phân cực cao.
C. Tính phân cực thấp.
B. Khơng dẫn điện.
D. Khơng có khả năng toả nhiệt.
Câu 2: Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng?
A. Bệnh bướu cổ.
B. Bệnh còi xương.
C. Bệnh cận thị.
D. Bệnh tự kỉ.
Câu 3. Khi đưa tế bào sống vào ngăn đá ở tủ lạnh, tế bào sẽ:
A. Bị xẹp đi vì mất nước.
B. Bị vỡ do nước đóng băng làm tăng thể
tích.
C. Bị phồng lên do tích nước.
D. Khơng thay đổi hình dạng.
Câu 4: Ý nào sau đây khơng đúng với vai trị của nước trong tế bào?
A. Nước tham gia vào q trình chuyển hóa vật chất.
B. Nước là thành phần cấu trúc của tế bào.
C. Nước cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động.

D. Nước trong tế bào luôn được đổi mới.
Câu 5: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là
A. liên kết cộng hóa trị.
B. liên kết hiđrô.
C. liên kết ion.
D. liên kết photphodieste.
+ Nhiệm vụ 2: Yêu cầu các nhóm trả lời 2 câu hỏi sau:
Câu 1. Kể tên các nhóm thực phẩm chính trong mỗi bữa ăn hàng ngày tại gia đình
em. (Nhóm tinh bột – đường; chất béo – lipit, đạm – prôtêin, vitamin và muối
khống).
Câu 2. Tại sao cần thay đổi món ăn sao cho đa dạng hơn là chỉ ăn một số ít món
ăn yêu thích cho dù là bổ?
+ Nhiệm vụ 3: GV u cầu các nhóm làm 3 thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Hồ 1 thìa muối vào cốc nước lọc số 1.
Thí nghiệm 2: Hịa 1 thìa đường vào cốc nước lọc số 2.
Thí nghiệm 3: Hịa 1 thìa mỡ vào cốc nước lọc số 3.
Yêu cầu các nhóm:
+ Nêu hiện tượng thí nghiệm cho các bạn dưới lớp biết (muối, đường tan
trong nước, mỡ nổi tạo váng trên bề mặt nước).
+ Giải thích tại sao lại có sự khác nhau như vậy?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe phổ biến luật chơi sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, thảo luận
nhóm, cử đại diện chốt đáp án.
9


- GV giám sát các đội chơi, đưa câu hỏi, công bố đáp án đúng hoặc sai
sau mỗi câu trả lời của các nhóm. Mỗi câu trả lời đúng sẽ nhận được 1 điểm.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV dẫn vào bài.
III. Trò chơi: “Đuổi hình bắt chữ”
Ví dụ: Tiết 6 - AXIT NUCLÊIC
1. Mục tiêu:
- Kết nối kiến thức cũ (sinh học THCS) với bài học và tạo hứng thú cho HS.
- Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn. Kết hợp khả năng quan sát, óc tưởng
tượng, khả năng suy đoán của HS.
- Giáo dục ý thức tích cực và tinh thần hợp tác trong các hoạt động học
tập.
2. Chuẩn bị:
- Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm chuẩn bị 1 lá cờ nhỏ, giấy và bút, cử đại
diện.
- Các hình ảnh tĩnh hoặc động và câu hỏi gợi ý.
- Thư kí ghi kết quả các nhóm.
- Phần thưởng.
3. Cách thức tở chức:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm là 3 dãy bàn.
- GV giới thiệu về cách chơi, luật chơi và phần thưởng.
+ Cách chơi:
GV đưa ra hình ảnh và câu gợi ý. Khi hình ảnh xuất hiện các nhóm quan
sát, thảo luận, thống nhất đáp án và cử đại diện trả lời.
+ Luật chơi:
• Nhóm nào giơ cờ lên sớm nhất sẽ giành được quyền trả lời, nếu trả lời
sai quyền trả lời thuộc về các nhóm cịn lại nếu chưa hết thời gian quy định.
• Mỗi nhóm chỉ được trả lời 1 lần cho 1 hình ảnh.
• Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 10 điểm.
• Thời gian quan sát và trả lời cho một hình ảnh là 1 phút.
+ Phần thưởng: Có thể là hộp quà hoặc tiền với các mệnh giá khác nhau.
+ Quy định thời gian chơi: 3-4 phút.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hơ “Bắt đầu”, trình chiếu hình ảnh số 1 đồng thời bấm giờ; HS
quan sát, thảo luận, thống nhất, giơ cờ giành quyền trả lời và cử đại diện trả lời.
Nếu đáp án đúng được cộng 10 điểm, nếu trả lời sai quyền trả lời sẽ thuộc về các
nhóm cịn lại,... Cứ như vậy cho đến hết thời gian quy định.
- Thư kí cơng bố kết quả, GV cùng cả lớp nhận xét đánh giá, trao
thưởng,...
* Nội dung các hình ảnh:
- Hình ảnh 1:
10


+ Gợi ý: Gồm 2 từ (4
chữ), là tên của một loại chất
hóa học.
+ Đáp án: Axit

- Hình ảnh 2:

+ Gợi ý: Gồm 2 từ (8 chữ), là tên của một hiện tượng sinh học mang tính
quy luật.
+ Đáp án: Di truyền.
- Hình ảnh 3:

11


+ Gợi ý: Gồm 2 từ (8 chữ), là tên của một loại hình cơng nghệ phát triển
như vũ bão trong những năm gần đây.
+ Đáp án: Thông tin.

+ Gợi ý: Các từ “Axit, Di truyền, Thông tin” liên quan đến chức năng của
đại phân tử hữu cơ nào?
+ Đáp án: Axit Nuclêic
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV dẫn vào bài mới.
IV. Trò chơi: “Tiếp sức đồng đội”
Ví dụ: Tiết 7- Bài 7: Tế bào nhân sơ
1. Mục tiêu
- HS xác định được vị trí và tên gọi một số thành phần chính của tế bào
nhân sơ trên bức tranh.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh, tác phong nhanh nhẹn của HS..
+ Phát triển tư duy nhanh nhạy, năng lực thu nhận và xử lý thông tin, phát
hiện và giải quyết vấn đề của HS.
+ Tạo hứng thú, thoải mái, khơng khí vui vẻ, sơi nổi kích thích tính tích
cực cho HS.
+ Kết nối kiến thức đã học với kiến thức mới, làm bộc lộ những vấn đề
cần tìm hiểu.
+ Khơi dậy tính tị mò, niềm đam mê khám phá kiến thức, phát huy tinh
thần đoàn kết, tinh thần trách nhiệm của mỗi HS.
2. Chuẩn bị
- Tranh về cấu trúc tế bào vi khuẩn: 4 bức
3. Các thức tổ chức
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV thành lập 4 đội chơi: mỗi đội có 3 thành viên do tổ lựa chọn bất kỳ
(tên đội chơi theo tên tổ từ 1 đến 4) phải hoàn thành 2 nội dung trong 8 phút.
1. Vẽ hình cấu trúc không gian của phân tử ADN và ARN và chú thích
các thành phần cấu tạo của ADN và ARN (thời gian 5 phút) (Vẽ trên giấy A 2 do
tổ đã chuẩn bị).
2. Yêu cầu chú thích tên 3 thành phần chính của tế bào vào tranh câm của

tế bào vi khuẩn (thời gian 3 phút) (Tranh câm GV chuẩn bị phát cho mỗi nhóm)
GV phân chia bảng để các đội dán phần làm bài của mình lên bảng (có thể
treo vào các phần trống trên tường nếu thiếu bảng).
Mỗi tổ được cử 1 thành viên tham gia tiếp sức cho đội chơi của mình (nếu
thấy có kiến thức chưa đúng theo thống nhất của tổ) trong 1 phút.
GV nêu các tiêu chí chấm điểm
- Hình vẽ cấu trúc khơng gian của ADN, ARN
+ Đúng kiến thức, rõ ràng các phần cấu tạo: 5đ
12


+ Đẹp (màu sắc, hình dạng, kích thước): 2đ
- Chú thích tranh vẽ
+ Đúng tên và vị trí các thành phần cấu tạo ở TB vi khuẩn (Màng sinh
chất, tế bào chất, vùng nhân): 3đ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe phổ biến luật chơi sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
- GV giám sát các đội chơi, công bố đáp án đúng sau khi các đội hoàn
thành phần thi theo quy định.
Yêu cầu mỗi tổ có 1 ý kiến nhận xét về phần làm bài của mỗi đội chơi,
chấm tổng số điểm (ghi ra giấy A4, thời gian 2 phút)
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV dẫn vào bài mới.
V. Trò chơi: “Ơ chữ bí mật”
Ví dụ: Tiết 8 - Bài 8: Tế bào nhân thực
1. Mục tiêu:
- Rèn luyện kỹ năng nhớ, vận dụng kiến thức đã học của HS qua trò chơi.
- Phát triển tư duy nhanh nhậy, sáng tạo, năng lực thu nhận và xử lý thông
tin, phát hiện và giải quyết vấn đề của HS.

- Tạo hứng thú, thoải mái, không khí vui vẻ, sơi nổi kích thích tính tích
cực cho HS.
- Kết nối kiến thức đã học với kiến thức mới, làm bộc lộ những vấn đề
cần tìm hiểu.
- Khơi dậy tính tị mị, niềm đam mê khám phá kiến thức, phát huy tinh
thần đoàn kết, tinh thần trách nhiệm của mỗi HS.
2. Chuẩn bị:
- Bảng ô chữ, câu hỏi và đáp án.
- Máy tính, máy chiếu.
3. Cách thức tở chức
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 4 nhóm có tên tương ứng là nhóm 1; 2; 3; 4, các
nhóm tự bầu nhóm trưởng và thư kí.
- GV phổ biến luật chơi, cách chơi: Bốn nhóm sẽ thi đua bằng cách tích
điểm. kết thúc trị chơi nhóm nào nhiều điểm hơn là nhóm thắng cuộc.
+ GV là người nêu các gợi ý và tổ chức trò chơi
+ Các nhóm sẽ lần lượt chọn các ơ hàng ngang và trả lời câu hỏi theo gợi
ý (trong 10 giây nếu khơng trả lời được hoặc trả lời sai nhóm khác có quyền trả
lời). Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm.
+ Từ khóa tìm ra trước 2 ơ hàng ngang 50 điểm, sau 2 ô hàng ngang 30
điểm. Khi tìm được từ khóa mà vẫn chưa hết ơ hàng ngàng thì trị chơi vẫn tiếp
13


tục nhưng lúc này mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm (vì đã lộ chữ cái của từ
khóa).
- Ơ chữ bao gồm 11 hàng ngang, trong mỗi từ hàng ngang HS tìm thấy
một chữ cái trong từ khóa.
- Mở đầu lớp trưởng chọn ơ hàng ngang sau đó nhóm nào trả lời đúng
được quyền chọn các ô hàng ngang tiếp theo sau đó lần lượt theo vịng từ trái

qua phải.
- GV cho câu hỏi gợi ý, HS suy nghĩ trong 10 giây để đưa ra đáp án, chỉ
người đại diện được chốt đáp án, có thể nhận gợi ý từ các thành viên khác trong
nhóm, mỗi câu trả lời đúng được tính 10 điểm cho nhóm.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe phổ biến luật chơi sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ
- GV giám sát các đội chơi, đưa lời dẫn gợi ý cho các ô chữ, công bố đáp
án nếu các đội trả lời đúng. Mỗi câu trả lời đúng ở ô hàng ngang mỗi đội sẽ nhận
được 10 điểm
- Đội nào tìm ra từ khóa trước 2 ô hàng ngang 50 điểm, sau 2 ô hàng
ngang 30 điểm. Khi tìm được từ khóa mà vẫn chưa hết ơ hàng ngàng thì trị chơi
vẫn tiếp tục nhưng lúc này mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm (vì đã lộ chữ cái
của từ khóa).
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Các hàng ngang cụ thể như sau:
+ Hàng ngang số 1: Gồm 7 chữ cái
? Tên một đại phân tử hữu cơ.
Đáp án là: Prôtêin
+ Hàng ngang số 2: Gồm 11 chữ cái
? Từ chỉ thế giới sinh vật.
Đáp án là: Thế giới sống
+ Hàng ngang số 3: Gồm 11 chữ cái
14


? Tên của một loại hợp chất hữu cơ chỉ chứa 3 nguyên tố là cacbon, hiđrô và
oxi.
Đáp án là: Cacbohydrat.

+ Hàng ngang số 4: Gồm 7 chữ cái
? Tên của một bộ phận thực hiện một chức năng cho tế bào.
Đáp án là: Bào quan
+ Hàng ngang số 5: Gồm 3 chữ cái
? Bộ phận của tế bào có chức năng di chuyển.
Đáp án là: Roi
+ Hàng ngang số 6: Gồm 9 chữ cái
? Từ chỉ sinh vật có kích thước nhỏ bé.
Đáp án là: Vi sinh vật
+ Hàng ngang số 7: Gồm 8 chữ cái
? Tên của một giới sinh vật có cấu tạo tế bào khác với các giới còn lại.
Đáp án là: Khởi sinh
+ Hàng ngang số 8: Gồm 6 chữ cái
? Đơn vị cấu tạo nên tế bào
Đáp án là: Phân tử
+ Hàng ngang số 9: Gồm 4 chữ cái
? Là bộ phận bên ngoài của tế bào vi khuẩn giúp chúng bám được vào bề
mặt tế bào người.
Đáp án là: Lông
+ Hàng ngang số 10: Gồm 7 chữ cái
? Tên của cấu trúc có dạng vòng.
Đáp án là: Plasmid
+ Hàng ngang số 11: Gồm 6 chữ cái
? Từ chỉ cơ thể có một tế bào.
Đáp án là: Đơn bào.
- Nội dung ô chữ:

→ Từ khóa ơ chữ: Tế bào nhân sơ.
GV dẫn dắt vào bài.
15



VI. Trò chơi: “Gắn chú thích cho bức tranh”
Ví dụ: Tiết 9- Bài 9, 10: Tế bào nhân thực (tiết 2)
1. Mục tiêu
- HS xác định được vị trí và tên gọi một số thành phần của tế bào nhân
thực trên bức tranh.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh, tác phong nhanh nhẹn của HS.
+ Phát triển tư duy nhanh nhậy, năng lực thu nhận và xử lý thông tin, phát
hiện và giải quyết vấn đề của HS.
+ Tạo hứng thú, thoải mái, khơng khí vui vẻ, sơi nổi kích thích tính tích
cực cho HS.
+ Kết nối kiến thức đã học với kiến thức mới, làm bộc lộ những vấn đề
cần tìm hiểu.
+ Khơi dậy tính tị mị, niềm đam mê khám phá kiến thức, phát huy tinh
thần đoàn kết, tinh thần trách nhiệm của mỗi HS.
2. Chuẩn bị
- Tranh về cấu trúc tế bào động vật: 4 bức
- Các mảnh bìa nhỏ ghi chú thích tên các thành phần của tế bào nhân thực
có dán băng dính hai mặt ở đằng sau. (tương ứng với 4 nhóm)
3. Cách thức tổ chức
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV phổ biến luật chơi, cách chơi:
+ GV chia lớp làm 4 nhóm mỗi nhóm hồn thiện 1 bức tranh về cấu trúc
tế bào động vật.
+ Thời gian: 3 phút
+ GV Dán 4 bức tranh cấu trúc tế bào động vật chưa được chú thích đầy
đủ lên bảng.

16



+ Khi GV hô “ Bắt đầu” lần lượt HS số 1 của mỗi đội lên gắn chú thích
cho một thành phần sau đó về chỗ đưa lại các mảnh bìa để HS số 2 lên gắn
tiếp… cứ như vậy cho đến hết thời gian quy định. Nhóm nào hồn thành nhanh
và chính xác thì nhóm đó thắng và được thưởng bằng một tràng pháo tay.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe phổ biến luật chơi sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ
- GV giám sát các đội chơi, công bố đáp án sau khi các đội hoàn thành
phần thi theo quy định. Mỗi gắn thẻ đúng sẽ nhận được 1 điểm, đội nào hồn
thành nhanh, chính xác cộng thêm 2 điểm.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV dẫn dắt vào bài
VII. Trò chơi: “Chung sức”
Ví dụ: Tiết 11- Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
1. Mục tiêu:
- Củng cố khắc sâu kiến thức của bài Tế bào nhân thực, kết nối với bài
Vận chuyển các chất qua màng sinh chất và tạo hứng thú cho HS.
- Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, phối hợp nhịp nhàng giữa các thành
viên trong nhóm.
- Giáo dục ý thức tích cực và tinh thần hợp tác trong các hoạt động tập
thể.
2. Chuẩn bị:
- Chia lớp thành 2 nhóm.
- Chia phần bảng và phấn viết cho mỗi nhóm.
- Tranh câm hình vẽ cấu trúc màng tế bào.
17



3. Cách thức tổ chức:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm là 5 dãy bàn, dãy bàn bên trái là
nhóm 1, dãy bàn bên phải là nhóm 2 và chia bảng thành 2 phần.
- Xác định các thành phần cấu trúc của màng sinh chất. GV yêu cầu HS
cả lớp tự quan sát và tìm hiểu thơng tin H10.2 (SGK trang 45).
- Quy định thời gian chơi: 2 hoặc 3 phút.
- GV gọi đại diện của 2 nhóm đứng lên phía trước lớp. Khi GV hơ “Bắt
đầu” thì HS số 1 của mỗi nhóm lên ghi tên một thành phần cấu trúc của màng
sinh chất lên bảng sau đó chuyển phấn cho HS thứ 2. Cứ như vậy cho đến hết
thời gian quy định.
- GV cùng cả lớp nhận xét đánh giá xác định đội thắng cho điểm thưởng
hoặc bằng tràng pháo tay hoặc đội thắng được quyền đưa ra hình phạt cho đội
thua,...
* Tranh vẽ cấu trúc màng tế bào:

1: kênh; 2: lỗ; 3: cholesterol; 4: prôtêin ngoại vi; 5: prôtêin xuyên màng; 6: lớp
kép phospholipid; 7: phần ưa nước của phospholipid; 8: glycoprôtêin; 9:
glycolipid; 10: prôtêin ngoại vi; 11: dịch ngoại bào; 12: bào tương; 13: phần kỵ
nước của phân tử phospholipid.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe phổ biến luật chơi sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ
- GV giám sát các đội chơi, công bố đáp án sau khi các đội hoàn thành phần
thi theo quy định, đội nào hồn thành nhanh, chính xác nhiều nhất sẽ là đội thắng
cuộc.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV dẫn dắt vào bài
VIII. Trò chơi: “Hiểu ý đồng đội”

18


Ví dụ: Tiết 14 – Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật
chất
1. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho HS.
- Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, phối hợp nhịp nhàng giữa các thành
viên trong nhóm.
- Giáo dục ý thức tích cực và tinh thần hợp tác trong các hoạt động tập
thể.
2. Chuẩn bị:
- Tổ chức cho 3 cá nhân.
- Các tấm bìa ghi các từ hoặc cụm từ.
- Thư kí ghi kết quả của mỗi nhóm.
- Phần thưởng.
3. Cách thức tổ chức:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử ba đại diện tham gia trò chơi.
- GV giới thiệu về cách chơi, luật chơi và phần thưởng.
+ Cách chơi: 3 bạn đứng thành 1 hàng ngang (1-2-3), số 1 và số 3 quay
mặt vào nhau, số 2 quay mặt vào số 1. Số 3 cầm các tấm bìa ghi từ hoặc cụm từ,
lần lượt giơ từng tấm bìa cho số 1 nhìn thấy, số 1 gợi ý cho số 2 đọc ra từ tương
ứng.
+ Luật chơi:
• Khi số 1 gợi ý cho số 2 có thể diễn tả bằng hành động, bằng lời, cho biết
gồm mấy từ. Khi diễn tả có nhắc đến 1 từ trong tấm bìa là phạm quy – khơng
được tính điểm.
• Tấm bìa nào mà số 1 khơng diễn tả được hoặc số 2 khơng đốn được thì
có thể bỏ qua.

• Ba thành viên trong nhóm có thể xin đổi vị trí cho nhau nếu cần thiết.
+ Phần thưởng: Có thể là hộp quà hoặc tiền với các mệnh giá khác nhau.
+ Quy định thời gian chơi: 4-5 phút.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS thống nhất vị trí đứng, mỗi đội được phát 4 tấm bìa. Khi GV hơ “Bắt
đầu” thì HS số 3 giơ tấm bìa thứ nhất lên, số 1 nhớ nội dung và diễn tả, số 2 dựa
vào gợi ý của số 1 suy đoán và đọc ra từ hoặc cụm từ tương ứng. Cứ như vậy
cho đến hết thời gian quy định.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Thư kí cơng bố kết quả, GV cùng cả lớp nhận xét đánh giá, trao
thưởng,...
* Nội dung các tấm bìa:
- Tấm bìa thứ nhất: Năng lượng.
19


- Tấm bìa thứ hai: Hóa năng.
- Tấm bìa thứ ba: Đồng tiền năng lượng.
- Tấm bìa thứ tư: Tổng hợp các chất.
- Tấm bìa thứ năm: Chuyển hóa vật chất.
- Tấm bìa thứ sáu: Động năng
- Tấm bìa thứ báy: Thế năng
- Tấm bìa thứ tám: Cơ năng
- GV dẫn dắt vào bài.
IX. Trò chơi: “Kết nối các tấm thẻ”
VD: Tiết 15 - Bài 14. Enzim và vai trò của enzim trong q trình
chuyển hóa vật chất
1. Mục tiêu
- Kiểm tra kiến thức HS đã được học trong môn sinh học 10.

- Tạo khơng khí lớp học sơi nổi để HS hứng thú với môn học.
- Kết nối kiến thức để vào bài.
2. Chuẩn bị
- Các tấm thẻ trên đó có các câu hỏi và câu trả lời khơng liên quan gì đến
nhau.
3. Cách thức tở chức
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp làm 4 nhóm. Các nhóm cử 3 đại diện tham gia trị chơi.
- GV phát cho mỗi HS tham gia trò chơi một tấm thẻ trên đó có các câu
hỏi và câu trả lời khơng liên quan gì đến nhau. Một HS bắt đầu quá trình kết nối
bằng cách đọc câu hỏi của mình và người có câu trả lời phù hợp sẽ đọc tiếp câu
hỏi của mình cho mọi người cho đến khi hết các câu hỏi.
- Nội dung của từng tấm thẻ:
+ Tấm thẻ 1
CH: Trong khẩu phần ăn những loại Lipit nào được cho là không tốt cho
sức khoẻ con người? Giải thích?
Trả lời: Khi giã cua, các tế bào bị vỡ giải phóng prơtêin hồ tan trong
nước. Khi nấu canh, nhiệt độ cao làm prơtêin bị biến tính do thay đổi cấu trúc
không gian gây ra hiện tượng đông tụ từng mảng.
+ Tấm thẻ 2:
CH: Tại sao cơ thể người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng lại khơng
tiêu hóa được xenlulơzơ?
Trả lời: Ăn các món ăn khác nhau sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ các
nguyên tố vi lượng cho cơ thể. Ngược lại nếu chỉ ăn một số ít món ăn u thích
thì sẽ khơng cung cấp đủ các nguyên tố vi lượng cho cơ thể.
+ Tấm thẻ 3:
CH: Tại sao người khơng tiêu hóa được xenlulơzơ nhưng chúng ta cần
phải ăn rau xanh hàng ngày?
20



Trả lời: Tinh bột và xenlulơzơ đều có đơn phân là glucose nhưng con
người khơng tiêu hóa được xenlulơzơ bởi vì khơng có enzyme xenlulaza để phân
cắt xenlulơzơ.
+ Tấm thẻ 4:
CH: Tại sao trâu bị lại tiêu hóa được xenlulơzơ?
Trả lời: Rau xanh chứa nhiều vitamin và các chất khoáng cần thiết cho cơ
thể - xenlulơzơ cịn có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, tăng khả năng tiêu hoá
thức ăn
+ Tấm thẻ 5:
CH: Tại sao cần thay đổi món ăn sao cho đa dạng hơn là chỉ ăn một số ít
món ăn u thích cho dù là bổ?
Trả lời: Trong dạ cỏ của trâu, bò chứa các vi sinh vật, trong các vi sinh vật
có chứa các enzim có khả năng phân giải xenlulôzơ, hêmixenlulôzơ và peptin
trong rơm, rạ thành các chất đơn giản mà cơ thể hấp thu được.
+ Tấm thẻ 6:
CH: Vì sao khi nấu canh cua (giã nhỏ cua lọc lấy nước), ta thấy có hiện
tượng đông tụ từng mảng nổi trên mặt nước nồi canh?
Trả lời: Lớp mỡ này là nguồn năng lượng dự trữ mà vật chủ đã “chuẩn bị"
trước q trình ngủ đơng để có thể ngủ trong 1 thời gian dài mà khơng bị chết
rét, chết đói...
+ Tấm thẻ 7:
CH: Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các
nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay khơng?
Trả lời: Khi luộc qua nước sôi làm TB mất khả năng sống: Làm mất tính
thấm chọn lọc của màng TB, q trình vận chuyển chủ động không diễn ra, TB
không bị mất nước khi đó sẽ giữ được hình dạng mứt quả.
Đường dễ dàng thấm vào bên trong.
+ Tấm thẻ 8:
CH: Vì sao ATP được gọi là “Đồng tiền năng lượng” của tế bào?

Trả lời: Lợi dụng đặc tính sinh sản rất nhanh của vi khuẩn nói riêng và vi
sinh vật nói chung người ta có thể chuyển các gen quy định các prôtêin của tế
bào nhân chuẩn (tế bào của người) vào tế bào vi khuẩn để nhờ vi khuẩn tổng
hợp ra prôtêin với số lượng lớn trong thời gian tương đối ngắn.
+ Tấm thẻ 9:
CH: Vì sao chúng ta phải bảo vệ rừng?
Trả lời: Vì nước là thành phần chủ yếu của tế bào, có vai trị quan trọng
đối với sự sống, nếu khơng có nước tế bào sẽ chết vì thế nếu khơng có nước sẽ
khơng có sự sống.
+ Tấm thẻ 10:
CH: Vì sao các động vật ngủ đơng như gấu thường có lớp mỡ rất dày?
Trả lời: ATP được gọi là “Đồng tiền năng lương” của tế bào vì :
21


Mọi cơ thể sống đều sử dụng năng lượng ATP.
ATP có khả năng truyền năng lượng cho các phân tử khác thơng qua
chuyển nhóm phơt phat cuối cho phân tử đó để trở thành ADP giải phóng 7,3
Kcalo.
+ Tấm thẻ 11:
CH: Lợi dụng đặc tính sinh sản rất nhanh của vi khuẩn nói riêng và vi
sinh vật nói chung người ta ứng dụng gì vào thực tiễn?
Trả lời: Cung cấp nguồn thực phẩm, dược liệu, ngun liệu, điều hịa khí
hậu, giữ nguồn nước ngầm, chống sạt lở, sói mịn, lũ lụt, hạn hán.… cho con
người.
+ Tấm thẻ 12:
CH: Vào các dịp tết, người dân thường làm mứt bí, mứt cà rốt bằng cách
luộc qua nước sơi sau đó tẩm đường. Theo em tại sao phải luộc qua nước sôi?
Trả lời: Các loại lipit ko tốt cho sức khoẻ là: cholestrol, chất béo no, chất
béo ko no dạng trans (có nhiều trong thức ăn nướng và thức ăn chế biến sẵn)

Giải thích: Sử dụng nhiều các loại lipit đó sẽ gây xơ vữa động mạch,
chúng tích luỹ nhiều trong thành mạch máu, tạo nên những chỗ lồi vào trong,
cản trở dòng máu, giảm tính đàn hồi của thành mạch.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
X. Trò chơi: “Ai là nhà Sinh học”
Ví dụ: Tiết 19 - Bài 16: Hơ hấp tế bào
- Bước 1: Tìm người tham gia chơi:
Hãy sắp xếp các từ sau theo đúng thứ tự xuất hiện trong từ điển:
A- ATP
B- ADP
C- AMP
HS nào trả lời đúng nhất trong thời gian nhanh nhất sẽ được quyền tham
gia trị chơi
- Bước 2: GV phở biến luật chơi
GV mời HS tham gia trị chơi
Luật chơi: Có 9 câu hỏi trắc nghiệm: mỗi câu hỏi trả lời đúng được 10
điểm; trả lời được 3 câu hỏi đầu được thêm 1 quyền trợ giúp: 50-50; trả lời đúng
đến hết câu hỏi số 5 được quyền: hỏi ý kiến các bạn trong lớp; trả lời đến hết câu
8 được quyền bảo toàn số điểm và nhận được phần thưởng 1; có thể dừng cuộc
chơi bất cứ khi nào khi khơng trả lời được và không được thưởng; trả lời được
cả 9 câu hỏi nhận phần thưởng đặc biệt.
GV yêu cầu các HS khác trật tự theo dõi và trợ giúp bạn chơi khi bạn có
nhu cầu
Trị chơi gồm 9 câu hỏi sau:
22


Câu 1: Bào quan nào được ví như một "nhà máy điện" cung cấp nguồn năng
lượng chủ yếu của tế bào dưới dạng các phân tử ATP và chứa nhiều enzim hô

hấp?
A. Lizôxôm.
B. Ti thể.
C. Lục lạp.
D. Ribôxôm.
Câu 2: Tế bào nào trong các tế bào sau đây có chứa nhiều ti thể nhất?
A. Tế bào biểu bì.
B. Tế bào xương.
C. Tế bào hồng cầu.
D. Tế bào cơ tim.
Câu 3: Loại bào quan có cả ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là:
A. Ti thể
B. Ribôxôm
C. Lục lạp
D. không bào
Câu 4: Ở lớp màng trong của ti thể có chứa nhiều chất nào sau đây?
A. Enzim hơ hấp.
B. Kháng thể.
C. Hoocmon.
D. Sắc tố.
Câu 5: Bào quan chưa có màng bao bọc là
A. Ti thể.
B. Lizơxơm.
C. Ribơxơm.
D. Lục lạp.
Câu 6: Chất sau đây khơng có trong thành phần của ti thể là
A. axit đêôxiribônuclêic.
B. prôtêin.
C. axit photphoric.
D. peptiđôglican.

Câu 7: Loại bào quan có thể tìm thấy trong ti thể là
A. Lục lạp.
B. Bộ máy Gôngi.
C. Ribôxom.
D. Trung thể.
Câu 8: Có đính nhiều enzim tham gia vào q trình tổng hợp lipit, chuyển hóa
đường, phân hủy chất độc hại trong cơ thể. Đây là bào quan nào?
A. Bộ máy Gôngi.
B. Lưới nội chất hạt.
C. Lưới nội chất trơn.
D. Ribôxôm.
Câu 9: Sản phẩm chủ yếu được tạo ra từ hoạt động của ti thể là chất nào sau
đây?
A. Pôlisaccarit.
B. Axit nuclêic.
C. Các chất dự trữ.
D. Năng lượng dự trữ.
XI. Trò chơi: “Đ̉i chữ”
Ví dụ: Tiết 20 – Bài 17: Quang hợp
1. Mục tiêu:
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ Sinh học, tác phong nhanh nhẹn,
vận động thể lực, năng lực hợp tác với các bạn cùng nhóm.
- Kết nối kiến thức bài tế bào nhân thực với kiến thức bài quang hợp.
- Tạo hứng thú, niềm đam mê tìm hiểu kiến thức mới.
2. Chuẩn bị: Chủ đề đuổi chữ, chia bảng làm 2 phần.
3. Cách thức tổ chức
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành 2 đội chơi. Giáo viên sẽ cho chủ đề trước thích hợp
cho bài dạy. Mỗi nhóm sẽ có một bạn lần lượt lên viết các từ theo nhóm đã được
quy ước. Trong thời gian 2 phút, đội nào viết được nhiều từ sẽ chiến thắng.

23


Ví dụ: Chủ đề bào quan lục lạp
Nhóm 1: Tìm những từ chỉ thành phần cấu trúc của lục lạp:
(HS có thể tìm các từ như: Màng trong, màng ngồi, chất nền, tilacôit,
grana, hệ thống màng, diệp lục, enzim, ADN, ribơxơm …)
Nhóm 2: Tìm những từ, cụm từ chỉ chức năng của các thành phần trong lục
lạp:
(HS có thể tìm các từ: hấp thụ ánh sáng Mặt Trời, chuyển hóa năng lượng,
lưu trữ năng lượng trong phân tử cao năng ATP và NADPH, giải phóng ra khí
oxi, tổng hợp các axit béo, phản ứng miễn dịch, tổng hợp chất hữu cơ).
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Khi GV hô “Bắt đầu” thì HS của mỗi đội lần lượt lên bảng viết từ, cụm
từ theo chủ đề đã quy ước.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Thư kí công bố kết quả, GV cùng cả lớp nhận xét đánh giá, trao
thưởng,...

PHỤ LỤC II
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP MỚI
1. Hình thức đánh giá
24


- GV tổ chức cho HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau (đánh giá chéo)
về kết quả làm việc của từng nhóm, kiểm tra trực tiếp trên lớp thơng qua các
hoạt động của HS. Cụ thể:
- Các nhóm và GV cùng đánh giá chất lượng của sản phẩm của từng

nhóm thơng qua báo cáo sản phẩm tham gia trong trị chơi.
- Các nhóm tự đánh giá ý thức, năng lực làm việc, hợp tác nhóm của từng
thành viên trong nhóm.
- Việc đánh giá định tính được GV tiến hành trong suốt q trình thực
hiện nhiệm vụ thơng qua quan sát, theo dõi q trình thực hiện các cơng việc của
từng thành viên và của các nhóm.
2. Cách thức đánh giá:
- Đánh giá dựa trên sản phẩm của mỗi nhóm
- Đánh giá qua bài kiểm tra 15 phút vào tiết sau
3. Tiêu chí đánh giá
3.1: Yêu cầu:
- Đảm bảo tính tồn diện: Đánh giá được các mặt kiến thức, kĩ năng, năng
lực, thái độ, hành vi của các em.
- Đảm bảo tính khả thi: Các nội dung cần đánh giá đều nằm trong vùng
kiến thức các em đã học.
- Đảm bảo tính phân hóa: Bài tập trắc nghiệm có các mức độ dễ, trung bình,
khó phải vận dụng thực tiễn.
3.2. Căn cứ:
- Phiếu đánh giá các thành viên trong nhóm, các nhóm.
- Bài kiểm tra 15 phút dành cho tất cả các HS trong lớp.
- Phiếu điều tra sở thích của HS đối với mơn Sinh học.
- Phiếu điều tra hoạt động tích cực của HS trong và ngồi giờ học môn Sinh
học.

25


×