CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bảo Thắng, ngày 15 tháng 3 năm 2013
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp huyện
Họ và tên tác giả: Đỗ Thị Ngà
Sinh ngày: 15 tháng 03 năm 1977
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường trung học cơ sở thị trấn Phố Lu.
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Tiếng Anh.
I.Tên sáng kiến, kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tổ chức
một số trò chơi trong giảng dạy Tiếng Anh.
II. Mô tả nội dung sáng kiến, kinh nghiệm:
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay, tiếng Anh được sử dụng ở hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống
và nó được coi là ngôn ngữ quốc tế số một trên thế giới. Vì thế, việc học và sử
dụng tiếng Anh ngày càng phát triển. Ở Việt Nam, tiếng Anh ngày càng chiếm vị
trí quan trọng và đang là môn ngoại ngữ được sử dụng phổ biến nhất.
Trong những năm gần đây, tiếng Anh đã và đang được đưa vào giảng dạy ở hầu
hết các trường trung học cơ sở, đặc biệt ở tỉnh Lào Cai nói chung và huyện Bảo
Thắng nói riêng và đã thu được những kết quả đáng mừng. Để việc giảng dạy tiếng
Anh cho học sinh trung học cơ sở được phát triển rộng rãi và đạt kết quả cao hơn,
nhiều các thầy cô đã dành thời gian nghiên cứu nhằm tìm ra cách tốt nhất trong
việc dạy tiếng Anh cho các em và họ đều cho rằng trẻ lĩnh hội tri thức nhiều nhất
qua việc học gián tiếp - và chính trò chơi đã đảm nhiệm được vai trò này. Trò chơi
được coi như chiếc chìa khóa đa năng. Nó có thể sử dụng trong việc dạy học ngoại
ngữ cho mọi đối tượng ở các giai đoạn khác nhau, đặc biệt ở giai đoạn trung học
cơ sở. Trò chơi giúp cho các em cố gắng sử dụng ngoại ngữ vào thực hành giao
tiếp, kích thích tính chủ động sáng tạo của trẻ, phá vỡ hàng rào ngăn cách giữa
thầy và trò, phát huy tinh thần tập thể, tạo ra không khí học tập thoải mái, thực hiện
phương châm “ học mà chơi, chơi mà học’’. Nhận thức được vai trò quan trọng của
1
trò chơi trong giảng dạy tiếng Anh cho học sinh trung học cơ sở là lí do đầu tiên
cho tôi chọn nghiên cứu đề tài này.
Tuy trò chơi có vị trí quan trọng như vậy, nhưng việc vận dụng trò chơi
trong các tiết dạy ở các lớp trung học cơ sở vẫn còn hạn chế, kết quả thu được
chưa thật cao. Có nhiều giáo viên vẫn còn nghi ngờ về tính hiệu quả của trò chơi
và băn khoăn không biết liệu trò chơi có phù hợp với lớp mình không. Ý thức được
điều đó, tôi thấy cần thiết phải nghiên cứu đề tài này với mục đích để trò chơi xuất
hiện trong các lớp học tiếng Anh bậc trung học cơ sở thường xuyên và có hiệu quả
cao hơn.
Lí do thứ ba, xuất phát từ lòng yêu thích trò chơi và việc giảng dạy tiếng
Anh cho trẻ em, tôi có mong muốn tìm ra cách tốt nhất trong việc sử dụng trò chơi
trong giảng dạy tiếng Anh để giúp cho các em có được không khí học tập thoải
mái, tự tin, tự chủ lĩnh hội tri thức, ngày càng thêm yêu môn học, từ đó góp phần
nâng cao chất lượng bộ môn anh văn ở trường trung học cơ sở thị trấn Phố Lu nói
riêng và chất lượng giáo dục huyện nhà nói chung.
1.2.Lịch sử của đề tài:
Trước đây, việc giảng dạy ngoại ngữ chủ yếu chú trọng vào cấu trúc câu và
ngữ pháp. Người học tiếng Anh thành công hay thất bại phụ thuộc vào khả năng
nắm vững các quy tắc về ngữ pháp và cấu trúc câu tiếng Anh. Ở thời điểm đó, việc
giảng dạy ngoại ngữ bị chi phối bởi phương pháp dạy truyền thống, trong đó giáo
viên là người chi phối mọi hoạt động dạy và học trên lớp và môi trường học tập
chủ yếu là môi trường lấy người dạy làm trung tâm. Tuy nhiên, cùng với sự thay
đổi của xã hội, phương pháp dạy học cũng thay đổi theo để đáp ứng nhu cầu sử
dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh. Chính nhu cầu này đã tạo ra đòi
hỏi cao về chất lượng giảng dạy, cũng như về các nguồn và tài liệu phục vụ giảng
dạy ngôn ngữ. Ngoài ra, nhu cầu về phương pháp giảng dạy phù hợp hiện nay cũng
trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính vì thế, phương pháp dạy ngoại ngữ hiện
nay đã chuyển từ đường hướng lấy người dạy làm trung tâm sang đường hướng
lấy người học làm trung tâm. Ở đó, người học được giao tiếp trong môi trường
giao tiếp thực sự, được hoạt động theo cặp, hay theo các nhóm nhỏ để thực hiện
các công việc cụ thể. Người học có cơ hội được bày tỏ ý kiến hay cảm xúc của
mình và được đặt câu hỏi nếu họ không hiểu vấn đề nào đó.
Thực tế, trong dạy và học ngoại ngữ, học sinh sẽ học hiệu quả hơn nếu các
em được học trong bầu không khí học tập vui vẻ, thư giãn và có nhiều cơ hội được
giao tiếp trong bối cảnh của thế giới thực. Việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ
2
trong giảng dạy ngoại ngữ là một trong những phương pháp hữu hiệu có thể làm
tăng động cơ học tập cho học sinh, một trong những yếu tố quyết định đến thành
công trong việc học ngoại ngữ của các em. Đồng thời, chúng giúp và khích lệ học
sinh duy trì việc học và sự hứng thú của các em với việc học ngoại ngữ. Ngoài ra,
chúng còn giúp cho giáo viên tạo ra những ngữ cảnh mà ở đó ngôn ngữ thực hành
rất hữu dụng và dễ hiểu với người học. Người học muốn tham gia vào trò chơi thì
họ phải hiểu người khác đang nói gì hay đang viết gì, và họ phải nói ra hoặc viết ra
được những điều để trình bày quan điểm riêng của họ hay để trình bày thông tin
cho người khác hiểu. Các trò chơi ngôn ngữ có thể được sử dụng để phát triển cả
bốn kỹ năng cho các em: nghe, nói, đọc và viết. Bên cạnh đó còn có những trò chơi
phát triển vốn từ vựng, và cải thiện cách phát âm. Các trò chơi còn được áp dụng
cho các học sinh khác nhau ở mỗi trình độ khác nhau.
1.3. Mục đích, nhiệm vụ để giải quyết:
Nghiên cứu sử dụng trò chơi để tạo sự hứng thú, ham học của học sinh trong
các tiết học môn tiếng Anh ở trường trung học cơ sở.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài gồm các vấn đề sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của các trò chơi theo phương pháp giảng dạy
tiếng Anh theo hướng đổi mới.
- Tìm hiểu thực trạng tình hình học sinh trước khi vận dụng đề tài.
- Vận dụng đề tài vào thực tiễn.
- Kết quả đạt được sau khi thực hiện đề tài.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm.
1.4.Giới hạn của đề tài và phạm vi nghiên cứu:
Trong quá trình dạy học Anh văn ở trường trung học cơ sở, bản thân tôi
được tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh, không chỉ học sinh là người Kinh mà
còn có các em là học sinh người dân tộc thiểu số. Dựa vào kết quả học tập của các
em, tôi thấy nhiều em cảm thấy sợ bộ môn Tiếng Anh và coi nó là bộ môn khó,
khô khan trong việc tiếp thu kiến thức mới, hiểu và nắm được nội dung chủ đề của
bài khoá, bài hội thoại, từ vựng, cấu trúc mới đặc biệt phát triển các kĩ năng Do
đó, đa số các em không nắm được bài trở nên chán nản và không thích học. Vì thế
trong khuôn khổ đề tài này, tôi xin được đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân
trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng một số trò chơi trong giảng dạy
tiếng Anh nhằm tạo sự hứng thú, ham học của học sinh trong các tiết học. Từ đó
giúp các em tự tin, tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức mới, thực hành khắc sâu
những kiến thức đã học nhằm ngày càng nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy
3
bộ môn tiếng Anh.
1.5. Đối t ượng, thời gian nghiên cứu:
Là học sinh đang học ngoại ngữ - Anh văn trong trường trung học cơ sở thị
trấn Phố Lu.
Thời gian cụ thể : Từ tuần 1 đến tuần 21
Năm học: 2012 – 2013
Tại trường trung học cơ sở thị trấn Phố Lu- Bảo Thắng - Lào Cai.
4
2 - NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Đổi mới phương pháp dạy học hướng đến việc coi trọng người học, coi học
sinh là chủ thể hoạt động, khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động,
sáng tạo trong quá trình dạy học. Nói cách khác, đổi mới phương pháp dạy học là
quá trình chuyển từ phương pháp thầy thuyết trình, phân tích ngôn ngữ - trò nghe
và ghi chép thành phương pháp mới: thầy là người tổ chức, giúp đỡ hoạt động học
tập của học sinh, học sinh là người chủ động tham gia vào quá trình hoạt động học
tập. Phương pháp dạy học mới sẽ phát huy tốt nhất vai trò chủ thể, chủ động, tích
cực của học sinh trong việc rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ vì những ục đích thực tiễn
và sáng tạo.
Trong quá trình giảng dạy, việc vận dụng các phương pháp dạy học nhằm
hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhanh nhất, vận dụng tốt nhất kiến
thức đó là cả một vấn đề lớn đối với các bộ môn văn hóa nói chung và bộ môn
Tiếng Anh nói riêng.Việc sử dụng một số trò chơi mới trong tổ chức các hoạt động
dạy học Tiếng Anh là cả một thành công giúp phát triển tính tích cực nhận thức
của học sinh trong việc học ngôn ngữ, giúp học sinh tập trung hết trí lực để nắm
được kiến thức, đồng thời giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh trong môi trường
ngoại ngữ với những tình huống thật và sống động. Các trò chơi ngôn ngữ mới tạo
được sự mới lạ, sự hứng thú học tập cho học sinh, làm cho học sinh có cảm giác
thoải mái, giảm bớt sự căng thẳng, nhàm chán với bài học của mình đồng thời giúp
các em dễ dàng tiếp nhận và khắc sâu kiến thức, tự giác chủ động tìm tòi, phát
hiện, giải quyết nhiệm vụ và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức
đã thu nhận được một cách có hiệu quả vào thực tế. Nói cách khác, trò chơi ngôn
ngữ chứa đựng một khởi điểm tinh thần không nhỏ vì nó biến việc học (nắm vững)
ngoại ngữ thành một công việc hồ hởi, sáng tạo và tập thể. Tất nhiên, học ngoại
ngữ không chỉ là chơi trò chơi mà là sự tâm tình, tự nhiên trong giao tiếp giữa giáo
viên và học sinh xuất hiện nhờ bầu không khí trò chơi tập thể và đặc biệt trò chơi
sẽ hướng các em đến các cuộc trao đổi nghiêm túc, thảo luận những tình huống
thật bất kỳ nào đó.Tất cả những điều này là yếu tố rất quan trọng nhằm mục đích
nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
a. Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học:
Với yêu cầu đổi mới giáo dục, cơ sở vật chất củanhà trường ngày càng được kiên
cố hóa và phát triển. Tuy nhiên vì sự thiếu đồng bộ hóa trong các khối lớp (bàn
5
ghế, phòng bộ môn …) nên phần nào ảnh hưởng đến sự tiếp thu bài của học sinh,
gây cho các em sự mệt mỏi, chán nản.
Trang thiết bị dạy học đã được trang cấp khá đầy đủ nhằm phục vụ tối đa cho mục
đích đổi mới phương pháp dạy học song tranh ảnh minh họa ở một số bài ở một số
khối lớp vẫn còn thiếu.
Thiết bị nghe nhìn đã và đang được trang cấp đầy đủ, tuy nhiên còn kém chất
lượng, nội dung băng đĩa đôi khi còn chưa khớp với nội dung bài học làm cho tiết
học kém hấp dẫn, ít lôi cuốn học sinh hoạt động, làm cho học sinh chưa phát huy
hết khả năng của mình trong quá trình học bài và rèn luyện kỹ năng.
b. Tình hình thực tế học sinh:
Trong những năm qua, theo chương trình và sách giáo khoa mới, phương
pháp mới trong dạy và học, nhiều học sinh rất yêu thích môn học, năng động
trong mọi hoạt động nhưng chủ yếu là học sinh khá và giỏi. Đối tượng học sinh
yếu còn nhiều, các em chưa nắm chắc kiến thức, học tập một cách thụ động, chờ
đợi kết quả của bạn mình đưa ra, nhiều em rất ngại thực hành nói trên lớp, sợ nói
ra sẽ bị sai, một số em chưa đọc thông viết thạo, thậm chí không ghi chép bài ở
trên lớp cũng như không làm bài tập ở nhà, các em chưa có phương pháp học tập
phù hợp. Điều này cho thấy đối tượng học sinh này chưa yêu thích môn học.
Từ thực tế đó, là người trực tiếp giảng dạy Tiếng Anh tôi đã cố gắng suy nghĩ,
tìm tòi biện pháp để nâng cao chất lượng học tập bộ môn. Biết được tâm - sinh lý
của học sinh là thích làm theo ý mình, thích cái mới lạ, ham chơi hơn ham học tôi
đã thay đổi phương pháp học cho các em, vừa chơi vừa học, tạo cho các em không
khí nhẹ nhàng, thoải mái khi học bằng các trò chơi ngôn ngữ mới được xem như
những thủ thuật dạy học mới thay thế cho các thủ thuật cũ mà các em đã quá quen
thuộc và nhàm chán. Những trò chơi ngôn ngữ mới này thực chất là những cuộc thi
luôn luôn đòi hỏi ở các em những quyết định: Hành động như thế nào? Nói gì?
Làm thế nào để thắng cuộc? Mong muốn giải quyết những câu hỏi đó sẽ làm hoạt
động tư duy của các em tinh và nhạy hơn bởi các em sẽ huy động hết trí lực của
mình, tạo ra được bầu không khí nỗ lực, vui vẻ, hồ hởi, hào hứng.Và như thế, tất cả
các em đều bị lôi cuốn vào việc học một cách rất tự nhiên. Các em vận dụng được
kiến thức mà giáo viên mong đợi một cách không ép buộc - điều mà các em hay lo
ngại lâu nay.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
Game 1: Car racing ( Đua xe)
6
Mục đích: Đây là một trò chơi rất hay, giúp học sinh vừa học vừa chơi mà
lại là một phương pháp ôn luyện từ vựng hiệu quả.
Yêu cầu: ít nhất có hai người chơi và nếu cần có một cuốn từ điển. Chính
giáo viên hoặc một học sinh làm trọng tài.
Cách chơi: ( Giáo viên có thể làm trên bảng hoặc chuẩn bị ở bảng phụ). Kẻ
ba đường thẳng để tạo ra hai đường đua song song và chia đường đua thành những
ô chữ nhật bằng nhau. ( Học sinh có thể thực hiện trên giấy nháp) để chơi được lâu
tùy theo thời gian cho phép bạn có thể kẻ thêm nhiều đường đua khác nhau.
Ví dụ: Tiếng Anh 7 - Period 38: Language focus 2
Sau khi dạy song kiến thức trong bài giáo viên cho các em chơi trò chơi sau:
Racer I Learn draw eat enter yard orange doctor
Racer II Want need wake take really do end Reach
Ban đầu hai “tay đua” ( ví dụ số 1 ghi “learn” còn số 2 ghi “want” ) sau đó
bốc thăm đi trước.Người nào đi trước sẽ phải ghi từ có chữ cái đầu của mình là
chữ cái cuối của từ của đối thủ, như ví dụ trên nếu II đi trước thì phải tìm từ có
chữ “N” ở đầu ( ví dụ “need” vào ô tiếp theo của mình vì ở trên từ “learn” có chữ
cuối là “N”, tương tự đến lượt I đi thì phải tìm từ có chữ “D” ở đầu ví dụ “draw”
vì ở từ “need” có chữ cuối là “D”,. Đến lượt II đi “wake” (draw – wake), đến lượt I
đi “eat” (wake – eat) ……. Lần lượt như vậy trò chơi sẽ tạo thành chuỗi dích dắc,
đan xen gồm các từ nối đầu - đuôi (learn – need – draw – wake – eat - take - enter
– really….). cuộc đua sẽ kết thúc khi một tay đua bị “nổ lốp” tức là ghi sai từ, hay
hết xăng (không tìm được từ tiếp theo nữa). Ban đầu các bạn có thể cho học sinh
dùng từ bất kì, sau đó nâng cao bằng các từ quy định chỉ dùng động từ, tính từ, hay
danh từ hoặc từ trong một bài học nào đó bất kì vừa học… Các tay đua điêu luyện
còn biết cách “ép xe” tức là dùng các đuôi khó như: x, y, u… hay chỉ dùng một
loại đuôi để ép đối thủ và giành chiến thắng. Giáo viên có thể làm trọng tài, cho
điểm và chia lớp thành hai đội đua với nhau hoặc hai cá nhân ở hai bên, hoặc một
nam một nữ…….Giáo viên có thể áp dụng trò chơi này khi bắt đầu hoặc kết thúc
bài dạy hoặc để củng cố trong các bài ôn tập.
Game 2: Word – practicing (Rèn từ)
7
Mục đích: Dùng các con chữ tạo lên những từ có nghĩa nhằm giúp học sinh ôn lại
những từ đã học.
Yêu cầu: ít nhất có hai người chơi và nếu cần có một cuốn từ điển. Ở trên lớp giáo
viên có thể chia lớp thành hai nhóm và chính giáo viên hoặc một học sinh làm
trọng tài.
Cách chơi:
Lấy một từ Tiếng Anh bất kì (Việc này giáo viên có thể làm)
Ví dụ 1: Tiếng Anh lớp 7 – Tiết 58 - Unit 9: B1 + B2 + Remember
Sau khi ôn lại dấu hiệu của thời quá khứ đơn, giáo viên đưa ra từ “yesterday”. Sau
đó yêu cầu các em dùng các con chữ tạo lên từ đó, cụ thể ở đây là: y, e, s, t, e, r, d,
a, y để tạo ra những từ khác, ai tạo được nhiều từ hơn là thắng cuộc. Trong ví dụ
trên ta có thể tạo được các từ như: yes, trader, start, year, steady, state,… Khuyến
khích khả năng tổ hợp.
Ví dụ 2: Tiếng Anh lớp 9 – Period 51: Speak + Language focus 3.
Trong phần Feedback Giáo viên đưa ra từ: congratulation.
Sau đó yêu cầu các em dùng các con chữ tạo lên từ đó, cụ thể ở đây là: c, o, n, g, r,
a, t, u, l, a, t, i, o ,n để tạo ra những từ khác, ai tạo được nhiều từ hơn là thắng
cuộc. Trong ví dụ trên ta có thể tạo được các từ như: on, nation, lain, long, in, tin,
nail…
Với trò chơi này, học sinh có dịp “lục tung” tất cả các từ trong đầu mình, tránh
quên từ lại có thể học thêm từ mới trong số các từ mà người bạn chơi tạo ra. Giáo
viên có thể suy nghĩ và tìm những từ có các chữ cái có thể thành lập được các từ
khác mà nằm trong nội dung học sinh đã học để kiểm tra vốn từ của mình.
Game 3: Guessing – word (Đoán chữ)
Mục đích: Đây là trò chơi giống như trong chương trình “Chiếc nón kì diệu” tức
là đoán chữ trong ô chữ nhưng hơi khác một chút.Trò chơi này nhằm giúp học sinh
củng cố lại vốn từ đã học và trau dồi vốn hiểu biết của mình.
Yêu cầu: Tối thiểu có hai người chơi.
Cách chơi: Người chủ trò (Giáo viên hoặc một học sinh) lấy một cái tên hoặc từ
theo một chủ đề cho trước rồi viết lên bảng hoặc ra giấy một số ô vuông tương ứng
với số chữ cái của cái tên đó hoặc từ đó, người chơi sẽ đoán mỗi lần một chữ cái,
nếu chữ cái đó có trong ô chữ thì chủ trò sẽ viết chữ cái ấy vào đúng vị trí. Ai tìm
ra tên thì người đó thắng. Ngược lại sau 5 lần đoán sai (số lần là do người chủ trò
và người chơi quy định) mà chưa tìm ra thì người chơi sẽ thua. Có thể hai hay
nhiều học sinh làm chủ trò thay nhau. Ai thắng nhiều lần thì sẽ thắng trúng cuộc.
8
Ví dụ: English 8 – Period 10 - Write
Giáo viên ( T ) làm chủ trò. Giáo viên cho biết ô chữ mà hai học sinh chơi là
một ô chữ gồm 8 chữ cái, đây là một tính từ chỉ đức tính của con người. Giáo viên
ghi 8 ô chữ lên bảng.
Chẳng hạn người chơi I đoán trước là chữ “F” người chủ trò nói là không có chữ
“F”, như vậy người thứ II sẽ đến lượt, Người thứ II đoán chữ “N” người chủ trò
nói có chữ “N” và viết vào vị trí đúng trong ô chữ.
N
Người II lại được tiếp tục đoán, nếu đoán đúng người chủ trò sẽ làm như trên, nếu
đoán sai thì người I lại được đoán. Cứ như thế cho đến khi tìm ra từ. Trong trường
hợp một trong hai người chơi đã biết chắc chắn đó là từ gì thì có thể nói với người
chủ trò ngay và giành chiến thắng. Còn nếu đoán sai cả từ sẽ bị loại khỏi cuộc chơi
và người còn lại sẽ tiếp tục đoán. Nếu như cả hai cùng không đoán ra thì sẽ nhờ “
cổ động viên” đoán ra từ đó.
G E N E R O U S
Đây là một trò chơi rất vui và bổ ích, học sinh sẽ rất thích thú vì nó vừa
gần gũi với các em vừa phát huy khả năng tư duy của chúng. Để trò chơi thêm
phong phú người chủ trò có thể chọn nhiều chủ đề khác nhau như: giới từ, động từ
bất quy tắc, ca nhạc, văn học, thể thao,….
Đặc biệt trò chơi này nên áp dụng khi giáo viên vào bài đọc hiểu, một bài
hội thoại để giới thiệu chủ đề thu hút học sinh. Mở rộng ra có thể áp dụng trong
các chương trình ngoại khoá, câu lạc bộ tiếng Anh, hoặc khuyến khích học sinh
luyện tập theo nhóm…
Game 4: Widen sentence ( Mở rộng câu)
Mục đích: Giúp học sinh ôn lại câu, phát triển, tạo câu mới bằng cách thêm từ,
cụm từ đã học.
Yêu cầu: Tối thiểu là hai người chơi, hai nhóm chơi và một giỏi tiếng Anh làm
trọng tài.
Cách chơi: Gần giống với trò chơi thứ hai (Rèn từ), giáo viên có thể lấy một câu
bất kì, mỗi người chơi đến lượt mình lặp lại câu đó sau đó thêm từ hoặc cụm từ để
thành lập câu có nghĩa khác, người nào không tạo ra được câu nữa là thua.
9
Ví dụ: Tiếng Anh 8 – Unit 2 - Period 6
th
: Getting started + Listen and read.
Sau khi dạy cấu trúc câu: Let’s + Vin + O.
Giáo viên cho các em đặt câu sau đó lần lượt tạo câu mới.
“Let’s go” ta có thể tạo ra các câu như:
Let’s go out.
Let’s go out for lunch.
Let’s go out for lunch with Lan.
Let’s go out for lunch with Lan by bike .
Let’s go out for lunch with Lan by bike tomorrow.
Let’s go out for lunch with Lan by bike tomorrow at Hai Yen restaurant.
Let’s go out for lunch with Lan by bike tomorrow at Hai Yen restaurant on Le
Duan street.
Ect…….
Game 5: Making sentence (Đặt câu)
Mục đích: Đây là một trò chơi rất vui và chúng ta có thể áp dụng khi thư giãn
hoặc áp dụng trong các buổi dạ hội, sinh hoạt câu lạc bộ thậm chí có thể dùng khi
bắt đầu hoặc kết thúc một tiết học.
Yêu cầu: Càng nhiều người chơi thì càng vui.
Cách chơi: Mỗi bạn tham gia chơi cần một tờ giấy nhỏ. Đầu tiên các bạn trả lời
câu hỏi sau vào giấy của mình.
Câu hỏi: What’s the time?
Trả lời: At …(Trong dấu “…” bạn có thể điền bất kì giờ nào mà bạn muốn).
Sau đó gấp phần giấy có câu trả lời lại. Người chủ trò thu lại các tờ giấy mà các
bạn đã ghi câu trả lời rồi lại phát cho các bạn khác (phát lung tung), người nhận
được giấy không được mở ra xem nội dung bên trong và trả lời tiếp câu sau: Who?
Trả lời… (dấu “… ”điền tên một người trong số các bạn chơi) rồi lại gấp vào tiếp.
Sau đó lại thu lại cho người chủ trò. Cứ làm như vậy và trả lời tiếp các câu sau:
What is he/ she doing?
Trả lời: Is …… (Làm gì)
With whom? With…….(điền tên người)
Where? At/ in/ on………(điền địa điểm)
Cuối cùng người chủ trò sẽ thu lại tất cả các tờ giấy và đọc to từng tờ. Đây mới là
lúc nổ ra những tràng cười “vỡ bụng”.
Ví dụ: Chúng ta hãy nghe một tờ giấy ghi:
At 12 p.m Tuan is talking with Ronaldo in the swimming pool.
10
Hoặc: At 5 p.m Nam is dancing with Hoa in W.C
Bạn hãy thử đi!
Game 6: "Thing Snatch" (giống như trò chơi “Cướp cờ” ở Việt Nam)
Mục đích: Sử dụng trò chơi này để kiểm tra từ vựng hoặc luyện tập từ vựng ở giai
đoạn Warm - up và rèn kỹ năng nghe cho tất cả các đối tượng học sinh, đặc biệt là
học sinh yếu kém.
Yêu cầu:
Chuẩn bị đồ dùng: Giáo viên chuẩn bị sẵn và mang đến lớp một số đồ vật (tên gọi
các đồ vật chính là những từ vựng cần ôn.)
Cách chơi:
+ Giáo viên đặt các đồ vật có tên gọi liên quan đến bài học lên trên ghế
hoặc bàn để ở giữa lớp (ở vị trí dễ quan sát)
+ Chia lớp thành hai nhóm A và B
+ Chọn khoảng 4 - 6 học sinh ở mỗi nhóm lên bảng và yêu cầu số học
sinh đại diện cho hai nhóm này đứng cách xa nhau.
+ Giao số cho các học sinh này
+ Giáo viên nêu yêu cầu trò chơi là giáo viên sẽ gọi tên đồ vật bằng Tiếng
Anh còn học sinh phải lấy đồ vật có tên gọi đó.
+ Khi giáo viên gọi số nào thì hai học sinh mang số ấy ở hai đội đại diện
cho hai nhóm chạy lên để lấy đồ vật. Ai nhanh chân hơn và lấy đúng đồ vật mà
giáo viên gọi tên thì sẽ thắng cuộc và sẽ ghi được một điểm.
+ Giáo viên tổng kết: Đội nào nhiều điểm hơn thì nhóm đó thắng cuộc.
Ví dụ 1: English 8: Unit 9: A FIRST – AID COURSE
Period 55: Getting started + Listen and read
Mục đích: Ôn một số từ vựng ( sterile dressing / bandage, medicated oil, ice,
water pack, alcohol ), rèn kỹ năng nghe cho học sinh, được thực hiện ở giai đoạn
Warm-up.
Yêu cầu: Giáo viên chuẩn bị những đồ vật có tên gọi Tiếng Anh như trên.
Cách chơi:
+ Giáo viên đặt các đồ vật này lên trên ghế để ở giữa lớp,
+ Chia lớp thành hai nhóm A và B
+ Chọn 5 học sinh ở mỗi nhóm tương ứng với 5 đồ vật có tên trên lên
bảng và yêu cầu số học sinh đại diện cho hai nhóm này đứng cách xa nhau.
+ Giao số cho các học sinh này ( từ 1 đến 5 )
11
+ Giáo viên nêu yêu cầu trò chơi là giáo viên sẽ gọi tên đồ vật bằng Tiếng
Anh còn học sinh phải lấy đồ vật có tên gọi đó.
+ Khi giáo viên gọi số 3 và tên một đồ vật như “alcohol” thì hai học sinh
mang số 3 ở hai đội đại diện sẽ chạy lên để lấy vật ở trên ghế. Ai nhanh chân hơn
và lấy đúng đồ vật “alcohol” thì sẽ thắng cuộc và sẽ ghi được một điểm.
+ Lần lượt chơi cho đến khi giáo viên gọi hết số từ cần kiểm tra.
+ Giáo viên tổng kết: Đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc.
* Lưu ý: - Giáo viên không nhất thiết phải gọi học sinh theo thứ tự từ 1 đến 5
Ví dụ 2: English 8 UNIT 10: RECYCLING
Period 56th: Speaking + Listening
Mục đích: Ôn một số từ vựng ( used paper, old newspaper, bottles, glass, plastic
bags, food cans, drinking tins, metal, leather, vegetable matter, card board boxes,
shoes ), rèn kỹ năng nghe cho học sinh, được thực hiện ở giai đoạn Warm-up.
Yêu cầu: Giáo viên chuẩn bị những đồ vật có tên gọi Tiếng Anh như trên.
Cách chơi:
+ Giáo viên đặt các đồ vật có tên gọi như trên lên trên bàn để ở giữa lớp.
+ Chia lớp thành hai nhóm A và B.
+ Chọn 6 học sinh ở mỗi nhóm lên bảng, yêu cầu số học sinh đại diện
cho hai nhóm này đứng cách xa nhau.
+ Giao số cho các học sinh này (từ 1 đến 6).
+ Khi giáo viên gọi số 5 và tên một đồ vật như “plastic bags” thì hai học
sinh mang số 5 ở hai đội đại diện sẽ chạy lên để lấy vật ở trên ghế. Ai nhanh chân
hơn và lấy đúng đồ vật “plastic bags” thì sẽ thắng cuộc và sẽ ghi được một điểm.
+ Lần lượt chơi cho đến khi giáo viên gọi hết số từ cần kiểm tra ( Lưu ý:
Mỗi em sẽ có hai lần cướp vật.)
+ Giáo viên tổng kết: Đội nào có nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc.
Game 7: Sentence arranging (có thể thay thế cho thủ thuật Jumbled sentences. )
Mục đích: Sử dụng trò chơi này để ôn lại một số cấu trúc ngữ pháp ở các tiết
Language focus hoặc các tiết ôn tập.
Yêu cầu:
- Chuẩn bị đồ dùng: Giáo viên chuẩn bị các tấm bìa giấy (có thể sử dụng bìa
cứng hoặc tờ lịch treo tường để làm) kích thước to hay nhỏ phụ thuộc nội dung cần
kiểm tra / ôn.
12
Cách chơi: + Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu cần ôn tập và viết mỗi từ của các
câu này lên một tấm bìa hoặc tấm thẻ (tùy theo trình độ học sinh để giáo viên có
thể chuẩn bị câu dài hay ngắn, khó hay dễ.)
+ Chia lớp thành hai nhóm A và B.
+ Tùy theo số từ của mỗi câu để giáo viên gọi số học sinh của mỗi nhóm
lên trước lớp (ví dụ câu có 6 từ thì gọi 6 học sinh).
+ Giáo viên xáo trộn các từ trong câu trước khi phát cho số học sinh được
gọi lên bảng, mỗi em một từ.
+ Trong khoảng thời gian nhất định (ví dụ: 30 giây) những học sinh này
phải đưa từ của mình ra phía trước và tự sắp xếp trong đội để có được một câu
hoàn chỉnh.
+ Đội nào sắp xếp đúng và nhanh nhất được giáo viên cho 2 điểm.
+ Giáo viên tổng kết: Đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc.
* Ví dụ: English 8 Period 50: Revision
Mục đích: Ôn lại một số cấu trúc ngữ pháp sử dụng adverbs of manner;
Modal: should; commands, requests and advice in reported speech.
Yêu cầu: Giáo viên chuẩn bị sẵn 5 câu và viết mỗi từ của những câu này lên một
tấm bìa hoặc bảng phụ.
Last night I listened to music.
He is intelligent enough to do this exercise.
You should learn by heart all new words .
Cách chơi:
+ Chia lớp thành 2 nhóm.
+ Giáo viên sẽ gọi 5 lượt học sinh lên bảng, mỗi lượt có số học sinh của mỗi
nhóm tương ứng với với số từ trong mỗi câu.
+ Giáo viên xáo trộn các từ trong câu trước khi phát cho số học sinh được
gọi lên bảng, mỗi em một từ.
night / listened / I / music / last/ to
intelligent / enough / He / to / is / do / exercise / this
learn / words / heart / You / should / by / new/ all
+Trong khoảng thời gian một phút, những học sinh này phải đưa từ của
mình ra phía trước và tự sắp xếp trong nhóm để có một câu hoàn chỉnh.
+ Nhóm nào sắp xếp đúng và đúng thời gian được giáo viên cho 2 điểm.
+ Giáo viên tổng kết: nhóm nào có số điểm nhiều hơn thì nhóm đó thắng
cuộc.
13
Game 8: Spelling bee
Mục đích: Trò chơi này được sử dụng để kiểm tra hoặc ôn một số từ vựng, điểm
ngữ pháp… và được thực hiện ở giai đoạn Warm – up.
Yêu cầu: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm và chọn hai dãy học sinh (hàng ngang
hoặc hàng dọc) đại diện cho hai nhóm đứng lên tại chỗ.
Cách chơi: giáo viên đưa ra một từ và yêu cầu học sinh nói ra một từ khác cùng
chủ đề hoặc cùng từ loại hoặc có thể kết hợp được với từ của giáo viên, và học
sinh phải đánh vần được từ mà học sinh đưa ra.
+ Hai em đứng đầu hai dãy bắt thăm để dành quyền chơi trước.
+ Giáo viên đưa cho em đứng đầu tiên của dãy dành được quyền chơi trước
một từ và em này phải nói ra một từ khác cùng chủ đề hoặc cùng từ loại hoặc có
thể kết hợp được với từ của giáo viên. Giáo viên kiểm tra sự phù hợp của từ này
với từ được đưa ra.
+ Nếu học sinh này đưa ra từ sai hoặc đánh vần không chính xác thì dãy
khác sẽ giành được cơ hội trả lời.
+ Nếu học sinh trả lời đúng và đánh vần đúng thì nhóm đó được 1 điểm.
+ Sau khi trả lời xong, bất kì đúng hay sai, em học sinh ấy phải ngồi xuống
để dành lượt chơi cho em kế tiếp.
+ Lần lượt chơi cho đến khi giáo viên đã đi hết số từ cần kiểm tra hoặc cho
đến khi thời gian giáo viên ấn định đã hết.
+ Giáo viên tổng kết: Đội có nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc.
*Ví dụ: English 9 - UNIT 6: THE ENVIRONMENT
Period 38th: Language focus
Mục đích: Ôn lại một số trạng từ chỉ thể cách (adverbs of manner) như: happily,
well, fast, sadly, hard, slowly và được thực hiện ở giai đoạn “warm up.”
Yêu cầu: Giáo viên chia lớp thành hai nhóm và chọn hai dãy học sinh (hàng dọc)
đại diện đứng dậy (mỗi dãy 5 em).
Cách chơi: Giáo viên sẽ đưa ra một số tính từ và yêu cầu học sinh nói ra các trạng
từ chỉ thể cách có cấu tạo từ các tính từ này và học sinh phải đánh vần được trạng
từ mà học sinh đưa ra.
+ Hai em đứng đầu hai dãy bắt thăm để dành quyền chơi trước.
+ Giáo viên đưa cho em đứng đầu tiên của hàng dành được quyền chơi trước
tính từ “ soft" và em này phải nói ra “softly".
+ Nếu học sinh này đánh vần sai thì dãy khác sẽ giành được cơ hội trả lời.
+ Nếu học sinh trả lời đúng và đánh vần đúng thì nhóm đó được 1 điểm.
14
+ Sau khi trả lời xong, em học sinh ấy phải ngồi xuống để em kế tiếp theo
chơi.
+ Lần lượt chơi cho đến khi giáo viên đã đưa ra hết 5 trạng từ cần kiểm tra.
+ Giáo viên tổng kết: Đội có nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc.
*Đáp án:
happy - happily, good - well, fast - fast, sad - sadly, hard – hard, slow – slowly.
Game 9: Who’s the winner?
Mục đích: Trò chơi này được sử dụng để kiểm tra hoặc ôn một số từ vựng, … và
được thực hiện ở giai đoạn Warm – up.
Yêu cầu: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và chọn 3 dãy học sinh (hàng ngang)
đại diện cho 3 nhóm thay phiên nhau lên bảng viết.
Cách chơi:
+ Giáo viên đưa ra một chủ điểm và yêu cầu học sinh thay phiên nhau lên
bảng viết những từ hoặc cụm từ có liên quan đến chủ điểm đã cho.
+ Ba em đại diện cho 3 đội lần lượt lên viết. Khi nào bạn của đội mình viết
xong về và đưa phấn thì bạn khác mới được chạy lên bảng viết tiếp. Giáo viên
kiểm tra sự phù hợp của từ này với chủ điểm đã đưa ra.
+ Nếu học sinh đưa ra từ không đúng với chủ đề hoặc viết sai lỗi chính tả
thì từ đó không được tính.
+ Nếu học sinh đưa ra từ đúng với chủ đề và viết đúng chính tả thì
nhóm đó được tính 1 điểm.
+ Lần lượt chơi cho đến khi có hiệu lệnh hết giờ thì trò chơi kết thúc
+ Giáo viên tổng kết: Đội có nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc.
*Ví dụ: English 7 - UNIT 4: AT SCHOOL
Period 22: A4+ A5
Mục đích: Ôn lại một số danh từ chỉ tên các môn học như: Maths, English,
literature, history, physic, geography và được thực hiện ở giai đoạn “warm up”
Yêu cầu: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và chọn 3 dãy học sinh (hàng dọc) đại
diện cho 3 nhóm thay phiên nhau lên bảng viết.
Cách chơi:
+ Giáo viên giới thiệu nội dung trò chơi: Giáo viên sẽ đưa ra chủ điểm: tên
các môn học và yêu cầu học sinh trong ba nhóm thay phiên nhau lên bảng viết tên
các môn học.
15
+Ba em đại diện cho 3 đội lần lượt lên viết. Khi nào bạn của đội mình viết
xong về và đưa phấn thì người khác mới được chạy lên bảng viết tiếp. Giáo viên
kiểm tra sự phù hợp của từ này với chủ điểm được đưa ra.
+ Nếu học sinh đưa ra từ không đúng với chủ đề tên các môn học hoặc viết
sai lỗi chính tả thì từ đó không được tính.
+ Nếu học sinh đưa ra từ đúng với chủ đề và viết đúng chính tả thì
mỗi từ đúng được tính 1 điểm.
+ Lần lượt chơi cho đến khi có hiệu lệnh hết giờ thì trò chơi kết thúc.
+ Giáo viên tổng kết: Đội có nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc.
*Đáp án: Maths, English, literature, history, physic, geography, biology,
chemist, physical education, music, art……………………
Game 10: Matching:
Mục đích: Trò chơi này nhằm giúp học sinh nhớ từ và nghĩa, nhớ được ngữ pháp
và cách dùng, nhớ tranh và nội dung tranh đó…và được chơi ở giai đoạn Warm –
up.
Yêu cầu: Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ (tùy theo sĩ số lớp) để thảo luận
Cách chơi: Yêu cầu các em thảo luận theo nhóm để nối . Sau đó yêu cầu đại diện
cho các nhóm lên bảng nối. Nếu nhóm nào trả lời đúng và nhanh thời gian hơn thì
nhóm đó thắng.
Ví dụ: English 8 - Unit 12 - Period 79: READ
- Giáo viên sử dụng tranh và yêu cầu các em nối tranh và tên đã cho.
a/ Empire State Building b/ Chicago
16
Statue of Liberty Mount Rushmore Wakiki beach
San Francisco Bay Chicago Empire State Building
c/ San Francisco Bay d/ Wakiki beach
e/ Statue of Liberty f/ Mount Rushmore
III – Tính mới của sáng kiến:
Mục tiêu giáo dục hiện nay đang tập trung hướng vào việc phát triển tính
năng động, sáng tạo và tích cực của học sinh nhằm tạo khả năng nhận biết và giải
quyết vấn đề cho các em. Để đạt được mục tiêu này việc thay đổi phương pháp
dạy học theo hướng coi trọng người học, coi học sinh là chủ thể hoạt động, khuyến
khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo là rất cần thiết.
Đổi mới phương pháp dạy học là quá trình chuyển từ thày thuyết trình, phân tích
ngôn ngữ - trò nghe và ghi chép, thành phương pháp dạy học mới: Thày là người
tổ chức, giúp đỡ hoạt động của học sinh, còn học sinh là người chủ động tham gia
vào quá trình học tập. Trong đề tài này, tôi muốn trình bày một số kinh nghiệm của
bản thân trong quá trình giảng dạy Tiếng Anh theo hương đổi mới bằng cách sử
dụng một số trò chơi trong giảng dạy :
Theo phương pháp truyền thống Theo phương pháp giảng dạy mới
- Lớp học trầm, chủ yếu huy động
được học sinh khá giỏi.
- Học sinh e dè, sợ bị kiểm tra, ngại
học Tiếng Anh.
- Giảng dạy theo lối thụ động, nhàm
chán, học sinh chưa thật tích cực lĩnh
hội tri thức.
- Lớp học sôi nổi, huy động được mọi
đối tượng tham gia vào bài học.
- Học sinh chủ động tích cực, tự tin
hơn khi tham gia vào quá trình học.
- Thay đổi phương thức truyền đạt, học
sinh
tích cực tìm hiểu và lĩnh hội tri
thức một cách hào hứng và có chủ
17
- Chưa tích cực kiểm tra, đánh giá nhận
thức của học sinh.
- Động viên khuyến khích còn ít, chưa
kịp thời.
động.
- Tích cực kiểm tra đánh giá nhận thức
của học sinh thông qua các các bài tập
và các tình huống giao tiếp.
- Quan tâm sát sao đến từng đối tượng,
động viên khích lệ các em kịp thời.
IV. Tính hữu ích của sáng kiến kinh nghiệm
* Đối với học sinh:
- Học sinh tích cực tham gia vào bài dạy, có cơ hội được thể hiện khả năng
của mình.
- Học sinh tự tin hơn trong khi học bộ môn, hiếu sâu từ vựng, cấu trúc, nhớ
lâu, thực hành tốt.
- Phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh, góp phần đào
tạo thế hệ trẻ năng động, sáng tạo trong công việc, đáp ứng yêu cầu mới của thời
đại.
- Lớp học sôi nổi hơn, không khí lớp học không còn nhàm chán, tẻ nhạt,
nặng nề. Học sinh tích cực hoạt động chiếm lĩnh tri thức, từ đó kết quả học tập
được nâng lên rõ rệt. Các em đón nhận giờ học một cách hào hứng, có nhiều học
sinh xung phong vào các đội tuyển học sinh giỏi môn Tiếng Anh và đạt giải cao
trong các kì thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh,và đã có học sinh đạt giải quốc
gia.
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong các hoạt động giáo dục, có
định hướng đúng khi soạn giảng, tạo ra những bài giảng đạt hiệu quả cao.
- Tích cực bồi dưỡng chuyên môn, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
vào công tác soạn giảng, từ đó xây dựng được môi trường học tập lành mạnh chất
lượng giáo dục bộ môn ngày càng được nâng lên.
Cụ thể như sau:
Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu
Trước khi áp dụng 15% 20 % 58% 6%
Sau khi áp dụng 19% 35% 45% 1%
Kết quả thi học sinh giỏi các cấp:
* Đội tuyển học sinh giỏi lớp 9:
18
+ Học sinh giỏi cấp huyện đạt: 9 HS.
(Trong đó: 01 giải nhất + 02 giải nhì + 03 giải ba + 03 giải khuyến khích)
+ Học sinh giỏi cấp huyện IOE đạt: 10 HS.
+ Đạt 10 em đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh IOE.
(Hiện chưa có kết quả)
* Đội tuyển học sinh giỏi lớp 7:
+ Học sinh giỏi cấp huyện IOE đạt: 6 HS.
Như vậy, so với cách giảng dạy cũ khi chưa áp dụng phương pháp giảng dạy
trên, tôi thấy kết quả này là một điều đáng khích lệ đối với bản thân tôi bởi chất
lượng học tập ngày càng tăng lên rõ rệt. Trò chơi không những có sức lôi cuốn,
hấp dẫn, gây nên sự hứng thú học tập và giúp các em tập trung vào bài học hơn mà
còn giúp cho việc truyền đạt kiến thức của giáo viên có hiệu quả nhiều so với
trước.
V. Khả năng phổ biến và nhân rộng:
Đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy học qua việc tổ chức một số trò chơi trong
giảng dạy Tiếng Anh” được áp dụng cho tất cả học sinh cấp trung học cơ sở. Mục
tiêu cơ bản của đề tài này là đào tạo những con người có ý thức cộng đồng và phát
huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có
tư duy sáng tạo. Bên cạnh đó đề tài còn có khả năng khắc phục lỗi truyền thụ một
chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các
phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình giáo dục.
Trải qua thời gian nghiên cứu và trao đổi với đồng nghiệp, kinh nghiệm giảng
dạy của tôi đã được áp dụng rất thành công trong nhà trường. Với phương pháp
giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh như đã trình bày ở trên, tôi nghĩ kinh nghiệm
này có thể triển khai rộng rãi trong công tác dạy học, đặc biệt là trong việc giảng
dạy Tiếng Anh cho học sinh trong các trường trung học cơ sở.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân được đúc kết trong quá trình
giảng dạy và đã được áp dụng rộng rãi có hiệu quả tại trường THCS thị trấn Phố
Lu. Tuy nhiên vì thời gian nghiên cứu chưa dài và kinh nghiệm giảng dạy của bản
thân còn chưa thật nhiều nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí, đồng nghiệp để kinh nghiệm của
bản thân tôi được hoàn chỉnh hơn.
Phố Lu, ngày 15 tháng 3 năm 2013
19
NGƯỜI VIẾT
Đỗ Thị Ngà
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CẤP HUYỆN
20
.
21