Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận Cuối khóa chuẩn chức danh nghề nghiệp Y tế công cộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.33 KB, 18 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CƠNG
TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI TRUNG TÂM KIỂM SỐT
BỆNH TẬT TỈNH …..

Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
Y tế công cộng

Họ và tên: ….
Đơn vị công tác: …

.., 2022


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 1
MỤC TIÊU................................................................................................................... 2
NỘI DUNG CHÍNH.................................................................................................... 3
Vai trò của nghiên cứu trong y học................................................................................3
Hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lâm sàng, y tế công cộng và Dược tại
Việt Nam giai đoạn 2017 - 2019....................................................................................4
Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH.......................................................................6
Công tác nghiên cứu khoa học ngành Y tế...................................................................10
Thực trạng công tác NCKH tại TTKSBT tỉnh Yên Bái...............................................12
KẾT LUẬN................................................................................................................15
KHUYẾN NGHỊ........................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................16



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiên cứu khoa học (NCKH) trong ngành y có tầm quan trọng rất lớn trong
việc phát triển kiến thức nghề nghiệp và nâng cao chất lượng, sự an tồn của các
dịch vụ chăm sóc. Thực tế đã chứng minh ứng dụng của nghiên cứu trong việc phát
triển kiến thức chun mơn, nâng cao và sự an tồn của các dịch vụ chăm sóc, đẩy
mạnh thực hành dựa vào bằng chứng, hay tăng cường hiệu quả chi phí trong lĩnh
vực chăm sóc sức khỏe. Mỗi quốc gia, dù trong giai đoạn phát triển nào, đều phải
theo đuổi nghiên cứu chất lượng cao trong điều kiện kinh tế cho phép. Nghiên cứu
khoa học là một trong những ưu tiên hàng đầu của hoạt động khoa học và công
nghệ. Hoạt động nghiên cứu khoa học thường được chia ra ba loại hình: nghiên cứu
cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu phát triển. Trong đó, tỷ lệ các nghiên
cứu phát triển ở Việt Nam là rất thấp, chủ yếu là các nghiên cứu cơ bản và ứng
dụng. Phân loại theo cơ quan quản lý thì các đề tài nghiên cứu khoa học được chia
làm ba nhóm là đề tài cấp nhà nước, đề tài cấp bộ và đề tài cấp cơ sở [1].
Xác định được vai trò, tầm quan trọng của công tác NCKH nên trong những
năm qua, công tác nghiên cứu và ứng dụng các cơng trình khoa học và sáng kiến
cải tiến kỹ thuật luôn được ngành Y tế tỉnh (......) rất quan tâm, chú trọng. Công tác
nghiên cứu khoa học trở thành hoạt động thường quy và là một trong những tiêu chí
để đánh giá kết quả thi đua hàng năm của các đơn vị. Các nội dung nghiên cứu
ngày càng được đa dạng với đầy đủ các lĩnh vực về điều trị, điều dưỡng, chăm sóc
người bệnh; dược; y tế cơng cộng; phịng bệnh; quản lý y tế (tổ chức, tài chính y tế,
…); quản lý chất lượng bệnh viện... Chất lượng các đề tài cũng ngày càng được
nâng cao, bám sát nhu cầu để góp phần nâng cao cơng tác bảo vệ chăm sóc và nâng
cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái, từ khi thành lập năm 2016
đến nay bên cạnh triển khai các hoạt động chuyên môn, công tác NCKH luôn được
quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ, động viên, khuyến khích cán bộ viên chức đơn vị

thực hiện hoạt động NCKH, sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Tính đến nay, đơn vị có 01
đề tài cấp tỉnh được nghiệm thu và trên 25 đề tài cấp cơ sở ngành được nghiệm thu,
ứng dụng vào cơng tác kiểm sốt bệnh tật trên địa bàn tỉnh. Các nội dung nghiên
cứu luôn


bám sát, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đơn vị, chất lượng các đề tài ngày
càng được cải thiện. Bên cạnh những thành tích đạt được, cơng tác NCKH của
ngành Y tế (......) nói chung và Trung tâm Kiểm sốt bệnh tật nói riêng vẫn cịn có
những hạn chế và khó khăn về chun mơn, chất lượng đánh giá các đề tài, cũng
như kinh phí cho hoạt động NCKH tại các đơn vị còn rất hạn chế.
Để nâng cao cơng tác NCKH đối với Trung tâm Kiểm sốt bệnh tật trong
thời gian tới thì việc đánh giá thực trạng để từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chất
lượng cơng tác NCKH tại Trung tâm Kiểm sốt bệnh tật là rất cần thiết. Vì vậy tơi
thực hiện tiểu luận: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cơng tác nghiên
cứu khoa học tại Trung tâm Kiểm sốt bệnh tật tỉnh (......)
MỤC TIÊU
1. Mô tả thực trạng hoạt động NCKH tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giai
đoạn 2016 - 2021.
2. Tìm hiểu những khó khăn, hạn chế trong cơng tác NCKH tại Trung tâm
Kiểm sốt bệnh tật giai đoạn 2016 - 2022.


3

NỘI DUNG CHÍNH
3.1. Vai trị của nghiên cứu trong y học
Nghiên cứu có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát triển kiến thức nghề
nghiệp và nâng cao chất lượng chăm sóc cụ thể là:
- Tạo ra kiến thức mới: trong nhiều lĩnh vực đôi khi kiến thức của chúng ta

không đầy đủ, thiếu hụt cần được bù đắp. Nghiên cứu được coi là quá trình truy tìm
kiến thức mới. Những kiến thức mới chúng ta có được bằng nhiều cách khác nhau,
nghiên cứu khoa học mang lại kiến thức có độ tin cậy để hướng dẫn thực hành cho
mọi nguời. Những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp chúng ta có được hiện nay là
q trình tích luỹ từ học tập ở trường, kinh nghiệm của cá nhân, từ bắt trước các
chuyên gia và ứng dụng kiến thức từ các lĩnh vực khác. Những câu hỏi được đặt ra
là: bao nhiêu kiến thức và thực hành điều dưỡng của bạn hiện nay dựa vào bằng
chứng? những kiến thức và thực hành nào khơng cịn phù hợp? những thực hành
nào gây sự quan tâm của bạn về độ tin cậy cần phải nghiên cứu thêm? chắc chắn
chúng ta chưa có câu trả lời đầy đủ để mô tả bức tranh hiện thực về kiến thức và
thực hành điều dưỡng hiện nay [2].
- Nâng cao chất lượng và sự an toàn của các dịch vụ chăm sóc: thực
hành dựa vào bằng chứng là một nguyên tắc tiếp cận mới đang được áp dụng trong
nhiều lĩnh vực nhất là lĩnh vực y học. Những dịch vụ chăm sóc và kỹ thuật do
người điều dưỡng cung cấp liên quan trực tiếp tới sức khoẻ và tính mạng con
người, vì thế kiến thức và thực hành điều dưỡng phải có cơ sở khoa học vững chắc
và chính xác. Thực hành dựa vào bằng chứng là trách nhiệm nghề nghiệp và đạo
đức của người điều dưỡng nhằm đảm bảo an toàn cho người nhận dịch vụ chăm
sóc. Nghiên cứu điều dưỡng là phương tiện khách quan, hệ thống và đáng tin cậy
nhất để tạo ra bằng chứng hướng dẫn thực hành chăm sóc lâm sàng và qua đó nâng
cao chất lượng về sự an tồn của các dịch vụ điều dưỡng [2].
- Tăng cường giá trị nghề nghiệp: theo quan niệm cũ điều dưỡng là một
nghề phụ thuộc, người điều dưỡng thực hành theo y lệnh của bác sỹ. Ngày nay
trước nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng tăng và áp dụng các thành tựu khoa
học mới vào y học ngày càng nhiều đòi hỏi người điều dưỡng phải nâng cao tính
chuyên nghiệp.


Tổ chức y tế thế giới đã khuyến cáo dịch vụ chăm sóc do điều dưỡng và hộ sinh
cung cấp là một trong những trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế. Vì vậy người điều

dưỡng cần được khuyến khích làm nghiên cứu để phát triển kiến thức nghề nghiệp,
đồng thời chứng tỏ sự đóng góp của họ sẽ tạo ra khác biệt trong chăm sóc sức khoẻ
nhân dân. Như vậy, nghiên cứu khơng những góp phần tăng cường uy tín nghề
nghiệp mà cịn làm cho xã hội đánh giá đúng mức giá trị của các dịch vụ chăm sóc
và vị thế của người điều dưỡng [2].
- Tăng cường hiệu quả chi phí trong lĩnh vực chăm sóc: một chương trình
y tế được đánh giá hiệu quả khi nó mang lại nhiều lợi ích mà chỉ sử dụng một lượng
kinh phí nào đó. Việc phân tích chi phí sẽ giúp chúng ta đánh giá được hiệu quả
dịch vụ chăm sóc hoặc một trương trình y tế. Dưới thời bao cấp những người làm
lâm sàng ít quan tâm tới yếu tố kinh tế trong y tế. Ngày nay, do chi phí trả cho dịch
vụ y tế ngày càng cao làm cho các nhà quản lý y tế và người bệnh quan tâm ngày
càng nhiều tới chi phí cho các loại dịch vụ y tế mà họ nhận được. Hơn nữa, hệ
thống bệnh viện đang từng bước chuyển dịch tiến tới tự chủ về tài chính theo chủ
trương của Nhà nước, đặt ra yêu cầu không chỉ đối với người quản lý bệnh viện mà
cả thầy thuốc và điều dưỡng lâm sàng cũng phải quan tâm tới vấn đề chi phí tức là
tăng thêm một đồng đóng góp vào cơng quỹ của bệnh viện hoặc để hỗ trợ người
ngèo. Chính vì vậy mà điều dưỡng cần phải nghiên cứu đánh giá hiệu quả chi phí
trong lĩnh vực chăm sóc người bệnh, để các nguồn lực hạn hẹp của bệnh viện được
sử dụng hiệu quả nhất [2].
3.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lâm sàng, y tế công
cộng và Dược tại Việt Nam giai đoạn 2017 - 2019
3.2.1. Thực trạng xuất bản nghiên cứu khoa học y học
Theo số liệu tổng hợp các xuất bản từ Viện thông tin khoa học (Institute for
Scientific Information, viết tắt là ISI) và cơ sở dữ liệu web khoa học (Web of
Science) tổng hợp các bài báo từ 2001 đến 2015, Việt Nam 18.044 bài báo trong
các tạp chí ISI, chỉ chiếm khoảng 0,2%. Trung bình mỗi năm, số lượng các bài báo
tăng khoảng 17%. Tuy có tăng lên, nhưng so với các nước Đơng Nam Á thì số bài
báo của Việt Nam chỉ cao hơn Indonesia và Philippines, thấp hơn nhiều so với các
nước khác; chỉ



bằng 15% số bài của Singapore, 28% của Thái Lan trong cùng thời gian [1]. Tính
tổng số cơng bố quốc tế trong giai đoạn 2011-2015, Việt Nam xếp thứ 59 trên thế
giới (so với thứ 66 trong giai đoạn 2006-2010 và thứ 73 giai đoạn 2001-2005) và
thứ 4 của Đông Nam Á, sau Singapore (thứ 32 thế giới), Malaysia (thứ 38) và Thái
Lan (thứ 43) [1].
Có thể thấy Việt Nam đang tụt hậu so với thế giới và cả khu vực về việc xuất
bản các bài báo khoa học. Số lượng các bài báo Việt Nam trên các tạp chí quốc tế
có tăng lên nhưng chỉ có 23% bài báo có tất cả các tác giả là Việt Nam, cịn lại là
các bài báo có các tác giả nước ngồi. Do đó có thể thấy việc hợp tác nghiên cứu
cũng như quốc tế hóa nhân sự khoa học là vơ cùng cần thiết [1].
Theo kết quả rà soát của Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước
(HĐCDGSNN), tính đến năm 2017 trong tổng số 387 tạp chí khoa học được đưa
vào danh mục tạp chí được tính điểm cơng trình khoa học quy đổi của
HĐCDGSNN, mới chỉ có 32 tạp chí bằng tiếng Anh (tức là chưa đến 10% tổng số
tạp chí khoa học của Việt Nam được xuất bản bằng tiếng Anh). Đây là một tỉ lệ rất
thấp so với các nước trong khu vực Asean và trên thế giới. Hiện chỉ có 3 tạp chí
của Việt Nam có tên trong danh mục Scopus là Tạp chí ANSN của Viện hàm Lâm
khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tạp chí của Viện Tốn học và Tạp chí của Hội
Tốn học Việt Nam. Việc thực hiện quốc tế hóa các tạp chí khoa học, chú trọng xây
dựng các tập san khoa học trong nước bằng tiếng Anh và được các hệ thống bình
duyệt quốc tế cơng nhận là rất cần thiết [1].
Để đánh giá chất lượng nghiên cứu, hai chỉ số thường xuyên được sử dụng ở
quốc tế là chỉ số trích dẫn và chỉ số tác động (IF). Chỉ số trích dẫn trung bình của
các bài báo khoa học Việt Nam là 6, trong đó 25% các bài có chỉ số trích dẫn bằng
1 và rất có đến 18% các bài chưa bao giờ được trích dẫn trong vịng 5 năm sau đó.
Về chỉ số IF, IF trung vị của các bài báo từ Việt Nam gần như không thay đổi, năm
2001 là 1,897; năm 2010 là 1,982 và năm 2015 là 1,897 [1].
Theo số liệu từ cuộc điều tra nghiên cứu và phát triển năm 2014 do Cục
Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Tổng

cục Thống kê thực hiện, cả nước có 12.261 tiến sĩ tham gia nghiên cứu khoa học
và phát triển


công nghệ, chiếm 9% trong tổng số cán bộ nghiên cứu. Khu vực làm việc chủ yếu
là ở các trường đại học (chiếm gần 65% số lượng tiến sĩ), tiếp sau là khu vực các
các viện, trung tâm nghiên cứu và phát triển [1].
Với số lượng người làm nghiên cứu và phát triển không hề nhỏ mà số lượng
các bài báo lại quá khiêm tốn. Điều này khiến chúng ta chẳng những phải xem xét
lại cơ chế hoạt động khoa học cũng như chất lượng nghiên cứu khoa học trong nước
[1].
3.2.2. Chất lượng nghiên cứu khoa học Y học ở Việt Nam
Trong tổng số khoảng 18.000 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế có uy
tín thì đứng đầu là lĩnh vực y học (y sinh, y học lâm sàng và y tế công cộng), chiếm
36,3%. Theo tổng kết các bài báo khoa học từ 2001-2015, tỷ lệ có hợp tác với nước
ngồi của các bài báo trong lĩnh vực y lâm sàng và y tế công cộng lần lượt là 90,6%
và 93,8%. Các bài báo quốc tế có hợp tác quốc tế có chỉ số trích dẫn cao gấp 3,1 lần
so với các bài báo của các tác giả Việt Nam [1].

Biểu đồ 1. Phân bố các bài báo khoa học trên tạp chí
quốc tế giai đoạn 2001-2015 theo lĩnh vực
3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sự khác biệt về các sản phẩm nghiên cứu
khoa học trong các nhóm nghiên cứu, một tỷ lệ nhỏ các nhà nghiên cứu đóng góp
chủ yếu các cơng trình khoa học. Mục này sẽ trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến
các sản phẩm nghiên cứu khoa học cũng như chất lượng nghiên cứu; gồm hai
nhóm yếu tố là yếu tố cá nhân và các yếu tố về môi trường xã hội.


3.3.1. Yếu tố cá nhân

Giới: Các nghiên cứu đều cho thấy các nhà nghiên cứu nữ thì xuất bản ít
hơn và tham gia hoạt động nghiên cứu ít hơn nam giới. Tuy nhiên, cũng có nghiên
cứu cho thấy khơng có sự khác biệt giữa hai giới về khả năng thực hiện nghiên cứu
và chỉ số IF [1].
Tuổi: Một số nghiên cứu thì cho thấy số sản phẩm nghiên cứu khoa học nhất
tăng dần và nhiều nhất là ở độ tuổi 40-44, sau đó giảm dần. Một nghiên cứu trước
đó cho thấy cả tuổi và thâm niên cơng tác đều có ảnh hưởng đến tỷ lệ xuất bản khoa
học [1].
Trình độ chun mơn cao thì số lượng và chất lượng các ấn phẩm khoa học
được xuất bản cao hơn. Điều này cũng dễ hiểu vì các nhà khoa học có trình độ
chun mơn cao hơn có nhiều cơ hội tham gia nghiên cứu và viết nhiều bài báo để
xuất bản hơn, cũng như hiệu suất nghiên cứu cao hơn. Ngoài ra, các cơ quan
thường có quy định liên quan đến các xuất bản khoa học, trong đó những người có
học hàm/học vị cao hơn sẽ phải có nhiều xuất bản hơn [1].
3.3.2. Các yếu tố về môi trường làm việc
Trong báo cáo nghiên cứu khoa học năm 2010, UNESCO đã đưa ra bốn yếu
tố cơ bản tác động đến hoạt động nghiên cứu trong khoa học xã hội là chính sách
cho nghiên cứu, điều kiện làm việc, sự ổn định và an ninh, mức độ tự do. Những
điều kiện cần cho việc phát triển năng lực nghiên cứu là tự do học thuật, cơ chế
quản lý phải thơng thống, khích lệ; lấy người nghiên cứu làm trung tâm. Mọi biện
pháp phải nhằm mục tiêu tạo thuận lợi cho nhà nghiên cứu. Văn hóa nghiên cứu và
xuất bản của đơn vị/cơ quan cũng là yếu tố tác động đến việc thực hiện nghiên cứu
khoa học. Môi trường làm việc tốt, thân thiện sẽ giúp thúc đẩy việc tham gia các
nghiên cứu nhiều hơn và ngược lại thiếu sự động viên và hỗ trợ là yếu tố tác động
tiêu cực đến xuất bản nghiên cứu khoa học [1].
Quy định về NCKH và quy chế thi đua, khen thưởng
Đối với các giảng viên tại các trường đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy


định về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giảng viên (Theo quy định tại Thơng tư

số 47/2014/TT-BGDĐT). Trong đó, kết quả NCKH được đánh giá thông qua các
sản phẩm NCKH cụ thể, tối thiểu là một đề tài cấp cơ sở hoặc một bài báo khoa
học hoặc một hội thảo khoa học chuyên ngành. Tại các cơ quan, bộ ngành việc
đảm bảo nhiệm vụ nghiên cứu khoa học dựa vào các bài báo, cơng trình nghiên
cứu khoa học hay tham gia các nghiên cứu được đưa vào quy định của đơn vị. Ví
dụ như để được bằng khen chiến sĩ thi đua cấp Bộ thì cá nhân phải có đề tài nghiên
cứu khoa học của Hội đồng Khoa học cấp Bộ, tỉnh, đồn thể trung ương [1].
Từ phía các đơn vị tài trợ, chất lượng nghiên cứu khoa học cũng được quan
tâm. Ngoài những yêu cầu cơ bản như mục tiêu, nội dung rõ ràng, phương pháp
nghiên cứu phù hợp thì các đơn vị tài trợ cũng có những yêu cầu liên quan đến kết
quả nghiên cứu. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc Gia của Bộ Khoa học
và cơng nghệ có u cầu cụ thể liên quan đến kết quả nghiên cứu, kết quả nghiên
cứu trong lĩnh vực xã hội và nhân văn phải đáp ứng hoặc có ít nhất 1 bài báo cơng
bố trên tạp chí quốc tế uy tín và 2 bài trên tạp chí quốc gia có uy tín hoặc 02 bài
báo cơng bố trên tạp chí quốc tế có uy tín. Trong trường hợp khơng thể cơng bố
trên các tạp chí quốc tế thì phải có ít nhất 01 sách chun khảo và 2 bài báo trên
tạp chí quốc gia có uy tín và Hội đồng khoa học của Quỹ xem xét và quyết định
[3]. Trong giai đoạn 2009-2012, số tiền chi cho quỹ là khoảng 10 triệu USD,
chiếm khoảng 1,3% kinh phí cho NCKH nhưng số bài báo ISI của quỹ chiếm 13%
tổng số bài báo trên toàn quốc [28]. Rõ ràng những quy định về NCKH giúp các
nhà nghiên cứu phải có ý thức và động lực hơn trong việc tham gia công tác
nghiên cứu khoa học [1].
Gánh nặng công việc
Áp lực công việc cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nghiên cứu. Hiện
này, ngoài nghiên cứu khoa học, cán bộ trong ngành y dược thường tham gia rất
nhiều hoạt động khác như giảng dạy, khám chữa bệnh, các cơng việc hành chính và
quản lý. Với nhiều cơng việc phụ trách như vậy thì thời gian bố trí cho nghiên cứu
cũng bị ảnh hưởng. Một số nghiên cứu trên cán bộ tại trường đại học chỉ ra gánh
nặng giảng dạy hay phải làm các cơng việc hành chính là các yếu tố ảnh hưởng lớn
đến các hoạt động nghiên cứu. Số sinh viên hướng dẫn cũng là yếu tố ảnh hưởng

đến hoạt động


nghiên cứu khoa học, là yếu tố thúc đẩy các xuất bản khoa học.Hỗ trợ, môi trường
thư viện: Các dịch vụ hỗ trợ nghiên cứu của thư viện cũng có những tác động nhất
định đến các hoạt động nghiên cứu khoa học, đặc biệt là hệ thống điện tử để tải các
bài báo khoa học. Hệ thống thư viện tốt sẽ làm tăng các sản phẩm nghiên cứu khoa
học cả về chất lượng và số lượng [1].
Tập huấn, hội thảo về NC, viết bài báo
Được tham gia các khóa tập huấn liên quan đến phương pháp nghiên cứu
hay viết bài báo là những yếu tố tích cực giúp có nhiều bài báo hơn và chất lượng
nghiên cứu tốt hơn. Với các quốc gia không sử dụng tiếng Anh như Việt Nam thì
rào cản ngơn ngữ là một yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng nghiên cứu [1].
Hỗ trợ kinh phí trong nghiên cứu
Các nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng bởi kinh phí đến các bài báo và chất
lượng các bài báo khoa học. Hỗ trợ kinh phí là yếu tố thúc đẩy các sản phẩm
nghiên cứu khoa học cả bài báo, trình bày hội thảo hay sách [19]. Tại Việt Nam, từ
năm 2008, đầu từ của quỹ NAFOSTED đã thúc đấy các xuất bản quốc tế khi có
yêu cầu bắt buộc liên quan đến các bài báo quốc tế. Trong giai đoạn 2009-2012, số
tiền chi cho quỹ là khoảng 10 triệu USD, chiếm khoảng 1,3% kinh phí cho NCKH
nhưng số bài báo ISI của quỹ chiếm 13% tổng số bài báo trên toàn quốc [28]. Như
vậy đi đơi với việc đầu tư kinh phí thì cũng cần quy định về các sản phẩm nghiên
cứu khoa học kèm theo [1].
Hợp tác nghiên cứu
Sự hợp tác trong nghiên cứu khoa học là một yếu tố làm chất lượng cơng
trình nghiên cứu khoa học tăng lên. Một mặt là việc chia sẻ kiến thức, chuyên môn
và đồng thời cũng hỗ trợ cả về mặt xuất bản bài báo đặc biệt là trong các cộng tác
với nước ngồi. Trong các cơng trình cơng bố trên các tạp chí quốc tế của Việt
Nam, chủ yếu vẫn là các nghiên cứu có hợp tác với nước ngoài. Theo tổng kết các
bài báo khoa học từ 2001-2015, tỷ lệ có hợp tác với nước ngoài của các bài báo

trong lĩnh vực y lâm sàng và y tế công cộng lần lượt là 90,6% và 93,8% và các bài
báo có hợp tác quốc tế có chỉ số trích dẫn cao gấp 3,1 lần so với các bài báo của
các tác giả Việt Nam. Thực tế này hồn tồn dễ hiểu vì các nghiên cứu hợp tác với
quốc tế thường


có các lợi thế về thiết kế nghiên cứu, các chủ đề nghiên cứu được quan tâm, giảm
bớt rào cản tiếng Anh và có thể có kinh phí cho xuất bản [1].
3.4. Công tác nghiên cứu khoa học ngành Y tế tỉnh (......) giai đoạn 2016
- 2021
Những năm qua, công tác nghiên cứu và ứng dụng các cơng trình khoa học
và sáng kiến cải tiến kỹ thuật luôn được ngành Y tế tỉnh (......) quan tâm chú trọng.
Công tác NCKH trở thành hoạt động thường quy và là một trong những tiêu chí để
đánh giá kết quả thi đua hàng năm của các đơn vị.
- Về công tác chỉ đạo: Nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng
dụng sáng kiến cải tiến, áp dụng những kỹ thuật mới, tạo điều kiện phát huy tính
năng động sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học của cán bộ công chức, viên
chức trong thực tiễn chăm sóc sức khỏe nhân dân, Sở Y tế tỉnh (......) đã ban hành
các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện như sau:
- Công văn hướng dẫn triển khai hoạt động khoa học và công nghệ cấp cơ sở.
- Công văn về việc đảm bảo tiến độ và nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ
khoa học công nghệ, sáng kiến cấp cơ sở.
- Các Quyết định thành lập Hội đồng tư vấn xác định, tuyển chọn và nghiệm thu
kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp cơ sở. Quyết định xác định
tuyển chọn và phê duyệt thuyết minh nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp cơ sở. Quyết
định nghiệm thu kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp cơ sở.
- Kế hoạch tổ chức Hội nghị xác định, tuyển chọn nhiệm vụ khoa học công
nghệ cấp cơ sở tại Sở Y tế.
- Kế hoạch tổ chức Hội nghị đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện các nhiệm
vụ khoa học công nghệ, sáng kiến cấp cơ sở tại Sở Y tế.

- Về kết quả triển khai:
+ Số lượng đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật cấp cơ sở ngành được nghiệm thu:
Số lượng
Năm

Đề tài

Sáng kiến kỹ
thuật

Tổng số


2016

76

8

84

2017

48

7

55

2018


61

7

68

2019

100

5

105

2020

129

12

141

2021

74

10

84


Tổng:

488

49

537

+ Số lượng đề tài cấp tỉnh được nghiệm thu: 03 đề tài.
+ Về nội dung nghiên cứu: Ngày càng đa dạng với đầy đủ các lĩnh vực về
điều trị; điều dưỡng, chăm sóc người bệnh; dược; y tế cơng cộng; phịng bệnh;
quản lý y tế (tổ chức, tài chính y tế,…); quản lý chất lượng BV.
+ Về chất lượng: Các đề tài cũng ngày càng được nâng cao. Các đề tài
NCKH luôn bám sát nhu cầu thực tế về chăm sóc sức khỏe, mang lại lợi ích thiết
thực cho người bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân,
nâng cao uy tín ngành Y tế tỉnh (......)
- Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác nghiên cứu khoa học vẫn còn
một số tồn tại, hạn chế:
+ Cách thức xét duyệt đề tài cấp cơ sở đã có nhiều đổi mới, tuy nhiên nhìn

chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, tính phản biện chưa cao.
+ Một số đề tài đạt chất lượng vẫn chủ yếu thuộc các đơn vị y tế tuyến tỉnh.
Đối với các đơn vị y tế tuyến cơ sở, công tác NCKH còn nhiều hạn chế.
+ Một số đơn vị chưa thực hiện tốt các quy định về quy trình đăng ký và đề
nghị thẩm định đề tài cấp cơ sở.
+ Chất lượng đội ngũ cán bộ NCKH chưa cao, thiếu chuyên gia đầu ngành
và chưa đủ sức đảm nhiệm các nhiệm vụ nghiên cứu có tầm cỡ.
+ Hội đồng khoa học cơ sở đến nay chỉ dừng lại ở việc tổ chức nghiệm thu,
đánh giá, chưa đưa ra được những định hướng NCKH hàng năm cho CBVC.

+ Nguồn kinh phí cho cơng tác NCKH cịn hạn chế, tại một số đơn vị rất
khó khăn trong bố trí kinh phí cho công tác nghiên cứu khoa học.


+ Mới có Hội đồng khoa học chưa có Hội đồng đạo đức để đánh giá đạo
đức trong nghiên cứu đối với các đề tài.
+ Đa số các đơn vị trực thuộc có thời gian đầu tư xây dựng đã lâu nên cơ
sở vật chất xuống cấp; hệ thống trang thiết bị đã lạc hậu, cho nên hoạt động
nghiên cứu chun sâu, địi hỏi máy móc, trang thiết bị thế hệ mới cịn hạn
chế [3].
3.5. Thực trạng cơng tác NCKH tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
(......) giai đoạn 2016 - 2022
3.5.1. Mô tả thực trạng hoạt động NCKH tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
giai đoạn 2016 - 2021.
Trong những năm qua, công tác NCKH tại đơn vị luôn được Ban Giám đốc
quan tâm, tạo điều kiện tổ chức triển khai thực hiện; khuyết khích cán bộ viên chức
đơn vị thực hiện, tham gia các nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ để góp phần nâng
cao hiệu quả, chất lượng triển khai các hoạt động kiểm soát bệnh tật trên địa bàn
tỉnh, đồng thời nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ viên chức đơn vị.
- Về công tác chỉ đạo:
+ Ngay từ đầu năm đơn vị ban hành kế hoạch triển khai các hoạt động khoa
học và công nghệ trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Sở Y tế.
+ Giao chỉ tiêu thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ
thuật trong Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của đơn vị.
+ Thành lập Hội đồng khoa học của đơn vị để đánh giá các đề tài trước khi
gửi Hội đồng Sở Y tế tổ chức xét duyệt, tuyển chọn, nghiệm thu.
+ Quyết định phê duyệt kinh phí triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ
và sáng kiến cải tiến kỹ thuật hàng năm của đơn vị.
+ Tờ trình đề nghị Sở Y tế tổ chức xác định, tuyển chọn, nghiệm thu các
nhiệm vụ khoa học công nghệ và sáng kiến cải tiến kỹ thuật.

+ Giao Phòng Kế hoạch - Tài chính của đơn vị làm đầu mối tham mưu tổ chức
triển khai hoạt động khoa học công nghệ và sáng kiến cải tiến kỹ thuật [4].
- Về kết quả triển khai thực hiện:


+ Các nhiệm vụ khoa học công nghệ và sáng kiến cải tiến kỹ thuật cấp cơ sở
ngành được nghiệm thu:
Số lượng
Năm

Đề tài

Sáng kiến kỹ

Tổng số

thuật

2016

6

6

2017

5

5


2018

5

5

2019

9

9

2020

9

1

10

2021

8

0

8

Tổng:


42

1

43

+ 01 đề tài nghiên cứu cấp tỉnh được nghiệm thu: Đề tài: “Thực trạng và hiệu
quả can thiệp bệnh sán lá gan nhỏ trên người tại vùng hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái”
năm 2016 - 2018 của Bs CKI Hà Minh Thư - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái, Trung tâm Y tế huyện Lục Yên,
huyện Yên Bình, là cơ sở để xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh sán lá gan nhỏ.
+ Các chủ đề nghiên cứu của đơn vị đảm bảo xuất phát từ nhu cầu phát triển
hoạt động chuyên môn của đơn vị, của ngành; đảm bảo tính logic, đầy đủ, tính khoa
học của các nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu; tính hợp lý, khả thi
của các hoạt động nghiên cứu trong kế hoạch và kinh phí thực hiện; tính mới và
hiệu quả thực tiễn của đề tài, sáng kiến; thể thức trình bày phải tuân thủ theo đúng
quy định.
+ Tỷ lệ khoa, phòng, cơ sở của đơn vị tham gia các hoạt động khoa học công
nghệ và sáng kiến cải tiến kỹ thuật là: 80% [4].
- Về hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động NCKH:
+ Hàng năm, đơn vị ln bố trí một nguồn kinh phí cho công tác NCKH của
đơn vị từ nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm.
+ Mỗi đề tài được cấp kinh phí khơng q 15.000.000 đồng/đề tài [4].


- Về công tác báo cáo, lưu giữ hồ sơ triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học:
+ Hàng năm, báo cáo đầy đủ hoạt động khoa học công nghệ và sáng kiến cải
tiến kỹ thuật về Sở Y tế đảm bảo đúng nội dung, thời gian theo quy định.
+ Hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động khoa học công nghệ và sáng kiến cải
tiến kỹ thuật được bộ phận đầu mối (phịng Kế hoạch - Tài chính) lưu trữ đầy đủ [4].

3.5.2. Tìm hiểu những khó khăn, hạn chế trong cơng tác NCKH tại Trung
tâm Kiểm sốt bệnh tật giai đoạn 2016 - 2022
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động NCKH tại Trung tâm Kiểm
sốt bệnh tật cịn có một số khó khăn, hạn chế:
- Chưa có nhiều cán bộ có trình độ chun sâu về công tác nghiên cứu khoa
học. Thường những cán bộ có trình độ sau đại học là thạc sỹ xây dựng, triển khai
các đề tài đảm bảo tính khoa học hơn so với các trình độ khác.
- Tính áp dụng vào thực tế của một số đề tài còn chưa cao.
- Một số đề tài có sự trùng lặp về chủ đề nghiên cứu chỉ khác nhau ở địa
điểm, đối tượng của một số chủ đề tài.
- Kinh phí hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ NCKH còn hạn chế, thấp so với
nhu cầu thực tế và thấp hơn rất nhiều so với mức quy định tại Quyết định số
25/2015/QĐ-UBND ngày 30/12/2015; Quyết định số 24/2017/QĐ-UBND ngày
16/11/2017 của UBND tỉnh (......) về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định
số 25/2015/QĐ-UBND ngày 30/12/2015 của UBND (......) ban hành định mức xây
dựng, phân bổ dự tốn kinh phí đối với nhiệm vụ KHCN có sử dụng ngân sách nhà
nước của tỉnh (......) và các quy định hiện hành. Quy định tại Thông tư số
03/2019/TT-BTC ngày 15/01/2019 của Bộ Tài Chính quy định về nguồn kinh phí,
nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước để thực hiện hoạt động sáng kiến và
theo quy định pháp luật hiện hành [4].


KẾT LUẬN
1. Mô tả thực trạng hoạt động NCKH tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giai
đoạn 2016 - 2021.
- Tổng số nhiệm vụ khoa học công nghệ và sáng kiến cải tiến kỹ thuật được
nghiệm thu giai đoạn 2016 - 2021 là 43 nhiệm vụ, sáng kiến.
- Tỷ lệ khoa, phòng, cơ sở của đơn vị tham gia các hoạt động khoa học công

nghệ và sáng kiến cải tiến kỹ thuật là: 80%.

- Các chủ đề nghiên cứu của đơn vị đảm bảo xuất phát từ nhu cầu phát triển
hoạt động chuyên môn của đơn vị, của ngành; đảm bảo tính logic, đầy đủ, tính
khoa học của các nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
2. Tìm hiểu những khó khăn, hạn chế trong cơng tác NCKH tại Trung tâm
Kiểm soát bệnh tật giai đoạn 2016 - 2022.
- Kính phí cho cơng tác nghiên cứu khoa học cịn hạn chế so với nhu cầu và
thấp hơn nhiều so với định mức kinh phí theo quy định.
- Chưa có nhiều cán bộ có trình độ chun sâu về cơng tác nghiên cứu khoa học.
KHUYẾN NGHỊ
1. Tổ chức các lớp tập huấn về thực hiện nghiên cứu khoa học cho cán bộ viên
chức của đơn vị.
2. Đề xuất tiếp tục quan tâm bố trí ngân sách cho cơng tác khoa học công nghệ
và sáng kiến cải tiến kỹ thuật của đơn vị.
3. Tăng cường tính áp dụng của đề tài vào thực tiễn triển khai công tác chuyên
môn của đơn vị.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Thành (2021). “Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học
trong lĩnh vực lâm sàng y tế công cộng và dược tại Việt Nam năm 20217 – 2019”,
Luận án tiến sỹ y tế công cộng. Trường Đại học y tế công cộng.
2. Bệnh viện Từ Dũ (2021). Vai trò của nghiên cứu khoa học,
/>df, truy cập ngày 05/9/2022.
3. Báo cáo công tác nghiên cứu khoa học ngành Y tế tỉnh (......) năm 2016,
2017, 2018, 2019, 2020, 2021. Sở Y tế tỉnh Yên Bái, 2021.
4. Báo cáo công tác nghiên cứu khoa học Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
(......) năm 2016 - 2021, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái, 2021.




×