Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN Giáo dục kỹ năng sống về “sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT qua hoạt động ngoại khóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.81 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI
------------------------------------------

SÁNG KIẾN
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
“VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH
THPT QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHĨA”

Lĩnh vực/ Mơn: Sinh học
Tên tác giả:
Nguyễn Thị Thanh Hà
GV môn:
Sinh học
Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Lợi


Năm học 2020-2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................3
I. MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
II. NỘI DUNG...........................................................................................................1
1. Cơ sở lý luận.........................................................................................................1
1.1. Hoạt động ngoại khóa.........................................................................................1
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm................................3
3.3. Nội dung tổ chức ngoại khóa..............................................................................4
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................15
1. Kết luận...............................................................................................................15
2. Kiến nghị.............................................................................................................16


TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................17

-

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Sức khỏe sinh sản vin thành niên: SKSSVTN
Học sinh: HS
Giáo viên: GV
TD: tình dục


-

VTN: vị thành niên
NDCT: người dẫn chương trình
KNS: kỹ năng sống
QHTD: quan hệ tình dục
BPTT: biện pháp tránh thai


1

I. MỞ ĐẦU
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng nguồn nhân
lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, đáp ứng yêu cầu
hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Giáo dục phổ thông đã và
đang đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột đó là: Học để biết, Học để làm, Học để
tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống mà thực chất là cách tiếp cận kĩ
năng sống (KNS). Rèn luyện KNS cho học sinh (HS) là một trong những nội
dung cơ bản trong các trường phổ thông mà Bộ giáo dục và đào tạo quy định.

Giáo dục (GD) rèn luỵện KNS cho HS thơng qua hoat động ngoại khố
giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên (GDSKSSVTN) là một hoạt động để
HS được thực hành, vận dụng kiến thức môn sinh học, trải nghiệm một số KNS
cơ bản và cần thiết mà không làm nặng nề quá tải nội dung môn học và ngược
lại qua việc tham gia hoạt động ngoại khố cịn giúp HS học tập các mơn học
nhẹ nhàng, thoải mái, thiết thực và hiệu quả hơn.
Do điều kiện sống ngày nay nên tuổi dậy thì của các em đã sớm hơn rất
nhiều, nam khoảng 14,7 tuổi, nữ khoảng 12 tuổi. Thông qua mạng xã hội và
các kênh thơng tin, các em biết về tình dục sớm nhưng khơng được giáo dục đầy
đủ. Vì thế, dù chuẩn mực văn hố truyền thống khơng cho phép quan hệ tình dục
(QHTD) trước hơn nhân nhưng điều này đang ngày càng phổ biến.
Theo nghiên cứu của viện khoa học dân số gia đình và trẻ em, ở Việt
Nam: trung bình một phụ nữ nạo phá thai 2,5 lần, trên thế giới mỗi năm có
16.000.000 ca mang bầu từ tuổi 13-18, ở Việt Nam 300.000 ca mang bầu ở tuổi
dưới 20. Gần 1/3 số ca nạo phá thai là phụ nữ chưa lập gia đình. Khoảng 1/5 trẻ
em được sinh ra từ những bà mẹ dưới 19 tưổi. Theo điều tra của viện nghiên cứu
thanh niên những HS THPT có QHTD chỉ 1/3 biết sử dụng các biện pháp tránh
thai (BPTT). Ở tỉnh Quảng Trị, có những trường hợp học sinh trường THPT
phải nghỉ học để xây dựng gia đình. Vậy GDSKSSVTN, hướng dẫn sử dụng
BPTT là vô cùng cấp bách nhằm bảo vệ sức khoẻ , lợi ích cho tuổi VTN và cộng
đồng.
Như vậy, GD KNS cho HS là rất cần thiết giúp các em rèn luyện hành vi,
có trách nhiệm với bản thân, gia đình. HS có khả năng ứng phó tích cực trước
các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, mọi
người. HS sống tích cực, chủ động an tồn và lành mạnh đáp ứng yêu cầu về
nguồn nhân lực trong thế hệ mới. Với những lý do trên, qua nhiều năm giảng
dạy tôi nhận thấy việc trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản cho các em một
cách toàn vẹn thơng qua hoạt động ngoại khóa là cần thiết. Vì vậy, tơi xây dựng
chun đề: Giáo dục kỹ năng sống về “sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
qua hoạt động ngoại khóa”.

II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa nói chung là khái niệm chỉ hoạt động giáo dục
ngồi giờ học chính thức dựa trên tính chất tự nguyện của người tham gia. Có
thể là một buổi thảo luận, là sinh hoạt các câu lạc bộ thể thao, hóa học, tốn học,


2

ngoại ngữ…nhằm tạo điều kiện cho mỗi học sinh có thể mở rộng, đào sâu kiến
thức, phát triển những hứng thú, năng lực cá nhân.
* Đặc điểm của hoạt động ngoại khóa:
- Họat động ngoại khóa được thực hiện ngồi giờ học, nó khơng mang
tính bắt buộc mà tùy thuộc vào hứng thú, sở thích nguyện vọng của mỗi học sinh
trong khn khổ khả năng và điều kiện có được của nhà trường.
- Họat động ngoại khóa có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác
nhau: tổ chức ngoại khóa, thành lập câu lạc bộ, sinh học vui…
* Mục đích, nhiệm vụ cơ bản của hoạt động ngoại khóa.
- Hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu đào tạo của nhà trường.
- Phát triển hứng thú học tập, nâng cao, mở rộng kiến thức, kĩ năng.
- Phát triển tính sáng tạo, trí thơng minh của học sinh trong việc giải quyết
các vấn đề khoa học.
- Huy động học sinh tham gia các hoạt động có liên quan đến nội dung . tổ
chức vui chơi giải trí một cách bổ ích, trí tuệ.
Như vậy, hoạt động ngoại khóa có tác dụng trí dục, giáo dục rất lớn đối với
học sinh.
1.2. Những kỹ năng sống cần cho sự phát triển về SKSS của vị thành niên
- Kỹ năng xác định giá trị : Là khả năng xác định đức tính, niềm tin, thái độ, chính
kiến nào đó của mình là quan trọng và giúp mình hành động theo định hướng đó.

- Kỹ năng ra quyết định: Là khả năng một cá nhân đưa ra được quyết định cho
mình dựa trên cơ sở có đầy đủ thơng tin và ý thức được hậu quả/kết quả từ quyết định
của mình. Trong một số tình huống, thường có nhiều lựa chọn và mỗi người phải chọn
ra một quyết định đồng thời phải ý thức được các khả năng, hậu quả có thể xảy ra. Do
vậy, điều quan trọng là mỗi cá nhân cần dự kiến được càng nhiều càng tốt những hậu
quả trước khi ra quyết định cuối cùng tối ưu nhất.
- Kỹ năng kiên định: Là khả năng tự nhận biết được điều mình muốn hoặc
khơng muốn, phù hợp với hồn cảnh cụ thể, đồng thời giữ vững được khả năng/nhận
định đó dù có những điều kiện khác tác động.
- Kỹ năng đặt mục tiêu: Là khả năng tự xác định những gì mà mỗi cá nhân
muốn thực hiện, muốn đạt tới. Một mục tiêu đặt ra cần phải được thể hiện bằng những
từ ngữ cụ thể. Mục tiêu đó cần phải trả lời bằng những câu hỏi sau: Ai sẽ thực hiện?
Thực hiện khi nào? Thực hiện cái gì? Thực hiện bằng cách nào?
- Kỹ năng giao tiếp: Là khả năng mà VTN/TN có thể sử dụng trong giao tiếp
hàng ngày để có thể diễn đạt mong muốn, cảm xúc, suy nghĩ của bản thân, đồng thời
hiểu được quan điểm, thái độ và mong muốn của người khác.
Kỹ năng giao tiếp là tổng hợp của nhiều kỹ năng như: kỹ năng lắng nghe, kỹ
năng diễn đạt, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng thương thuyết, kỹ năng từ chối… Các kỹ
năng này giúp cho VTN/TN biết cách thiết lập và phát triển các mối quan hệ.
Kỹ năng từ chối
Là khả năng nói khơng với một đề nghị hoặc một lời mời của người khác làm
một việc mà mình khơng muốn làm. Đặc biệt là đề nghị tham gia thực hiện những
hành vi nguy cơ cho sức khỏe. Nhiều VTN/TN không dám từ chối vì sợ bạn bè hoặc


3
bạn tình khơng bằng lịng. VTN/TN cần được hỗ trợ kỹ năng từ chối để tránh tham gia
vào những hành vi nguy cơ cho sức khỏe mà vẫn giữ được mối quan hệ với bạn bè và
bạn tình.


2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Thực trạng về giáo dục SKSSVTN của học sinh cấp THPT
Giã từ tuổi thiếu nhi vô tư để bước vào tuổi vị thành niên, đó là lúc cơ thể
bắt đầu có những xung năng sinh lý do ảnh hưởng của các hc mơn sinh dục
(tín hiệu từ bên trong) cũng như những tác động từ bên ngoài như phim ảnh, âm
nhạc, sách báo, đặc biệt từ internet (tín hiệu từ bên ngồi). Hai tín hiệu đó đã tạo
nên bản năng tính dục cho các em. Vì vậy, các em trai, em gái tuổi vị thành niên
đều có thể có những biểu hiện của sự bừng tỉnh giới tính rất đặc trưng. Lúc này
các em sẽ tự khám phá về những thay đổi sinh lý của bản thân cũng như có
những thắc mắc, quan tâm, tìm hiểu về người khác phái.
Để các em hiểu những vấn đề sinh lý của chính bản thân mình rõ hơn
nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe sinh sản tốt hơn thì về phía gia đình cũng như
nhà trường cần hỗ trợ các em về nội dung kiến thức này thay vì các em tự mày
mị, tự tìm hiểu trên các kênh thơng tin khơng chính thống. Dẫn đến các em
khơng hiểu biết chính xác, đơi khi các em không làm chủ được bản thân sẽ sa
vào các phim ảnh đồi trụy.
Trong thực tế, rất nhiều gia đình đã khơng đề cầp đến nội dung này cho
con hoặc nếu có thì cũng trì hỗn để cho con qua tuổi học sinh (khoảng 17 đến
18 tuổi) rồi mới giáo dục vì họ cho rằng nếu giáo dục trước độ tuổi này là quá
sớm sẽ ảnh hưởng đến việc học.
Về phía nhà trường, như đã nói lúc đầu ở các trường THPT nói chung
( THPT lê Lợi nói riêng) chỉ tích hợp nội dung này vào bài học ở trên lớp hoặc
giờ chào cờ nên kiến thức về sức khỏe sinh sản học sinh thu nhận được rất ít và
rất mù mờ. Khi khẩn cấp các em không biết hỏi ai. Và đã có những học sinh
phải nghỉ học giữa trừng vì có thai ngồi muốn.
Chính vì vậy chúng ta cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa về giới, về
tình dục an tồn, về bảo vệ sức khỏe sinh sản của trẻ vị thành niên...Thiết nghĩ,
việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa sẽ giúp
các em có được kiến thức về vấn đế này tương đối đầy đủ, giúp các em hiểu rõ
hơn về vấn đế này. Nó khơng phải là “Vẽ đường cho hươu chạy” mà nó như

một liều văcxin, giúp các em có thể ngừa được những hậu quả ngồi ý muốn có
thể xảy ra.
2.2.2. Khảo sát học sinh trường THPT Lê Lợi
Đầu năm học 2019-2020, tôi tiến hành khảo sát kỹ năng SKSSVTN của HS
bằng cách phỏng vấn ngẫu nhiên HS các lớp 10A1, 10A2, 11A2, 11A4 trường
THPT Lê Lợi
Kết quả: có kỹ năng ở mức tốt: 28,5 % ; có kỹ năng ở mức đạt: 32,5%; kỹ
năng ở mức cần rèn luyện thêm: 39%
Như thế, HS cần rèn luyện thêm và HS chưa có kỹ năng tốt về kỹ năng về
SKSSVTN ở tỷ lệ cao: 71,5%
Từ đó, tơi nhận thấy cần thiết phải tổ chức thêm các hoạt động giúp rèn luyện kỹ


4

năng về SKSSVTN cho HS tại trường THPT Lê Lợi
3. Giải pháp thực hiện.
3.1. Tổ chức ngoại khóa
- Tổ chức tư vấn cho nữ/nam học sinh, kết hợp xem một số đoạn video, clip
- Tổ chức tư vấn ngoại khóa cho cả nam và nữ học sinh: thuyết trình, kết hợp
với một số trò chơi.
3.2. Thành lập tổ tư vấn về SKSSVTN tại trường THPT Lê Lợi
* Thành phần:
- Qua cuộc thi, chọn ba học sinh xuất sắc đưa vào tổ tư vấn kết hợp với hai giáo
viên tổ sinh học:
- Tổ trưởng tổ tư vấn: Cơ Hồng Thị Sa ( GV Sinh học)
- Tổ viên:
+ Nguyễn Thị Thanh Hà (GV Sinh học)
+ Em Nguyễn Gia Khánh (Lớp 12A2)
+ Em Nguyễn Ngọc Tiến (Lớp 11A4)

+ Em Lê Ngọc Trâm ( Lớp 10B1)
* Cách thức hoạt động:
- Tư vấn về SKSSVTN cho HS trong trường trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện
thoại và mạng xã hội.
- Phân công lĩnh vực tư vấn cho nhóm.
3.3. Nội dung tổ chức ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa “Giáo dục kĩ năng sống về sức khỏe sinh sản cho học sinh
THPT Lê Lợi”
A. Công tác chuẩn bị
1. Phương tiện
- Loa đài, Micro
- 6 bộ bàn ghế cho các đội chơi
- Máy tính, Máy chiếu hoặc tranh ảnh về Hệ sinh dục nam và hệ simh dục nữ.
- Bút, giấy, Các câu hỏi và tình huống về SKSSVTN.
- Biển lớp, ghế của khán giả.
2. Người dẫn chương trình (NDCT): Học sinh
3. Thời gian, địa điểm
Thời gian: Một buổi từ 14 giờ 30 phút đến 17 giờ.
Địa điểm: Trường THPT lê Lợi
4. Cách thức tổ chức
Tôi tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa với sự kết hợp của 12 lớp thuộc
khối 12,11 vừa để các em có sự thể hiện kiến thức về SKSS vừa để các em giao
lưu học hỏi lẫn nhau . Mỗi lớp tôi chọn 2 học sinh đai diện. 24 HS chia thành 3
đội chơi, bắt thăm ngẫu nhiên để kết hợp đội, mỗi đội 8 HS.
Mỗi đội gồm 8 người chơi, cử một đội trưởng có khả năng trình bày ý
tưởng và trả lời các câu hỏi (CH).
Các câu hỏi hoặc tình huống tơi đưa ra trong hoạt động ngoại khóa sẽ
được cung cấp cho HS trước 7 ngày, khơng có đáp án và hướng dẫn cho HS
nguồn tài liệu tham khảo: mạng Internet, tài liệu giáo dục dân số và SKSS. Từ



5

các câu hỏi hoặc tình huống tơi rút ra kiến thức về SKSS và kĩ năng sống cho
HS trong cuộc sống hàng ngày.
Các giáo viên (GV) giảng dạy môn sinh học đến tham dự buổi ngoại
khóa với vai trị là “các chuyên gia” và cách thức tổ chức hoạt động ngoại khóa
là: Hỏi- Đáp với chuyên gia.
5. Nội dung buổi hoạt động ngoại khóa: tổ chức thành 3 phần:
Phần một với nội dung là: Những vấn đề chung về SKSSVTN mà chủ yếu
là hai vấn đề. Một là: Tuổi VTN với các biểu hiện đặc trưng nhất của nó. Hai là:
VTN với SKSS và tình dục (TD). NDCT nêu ra các CH các đội suy nghĩ với
thời gian 2 phút. Đội nào bốc thăm được trả lời trước sẽ trả lời, nếu đội khác
thấy chưa đúng hoặc cịn thiếu thì có thể bổ sung, cuối cùng là các chuyên gia
giải đáp.
Phần hai với nội dung là: các tình huống có vấn đề (THCVĐ), NDCT
đưa ra các THCVĐ cùng với các CH cho đội chơi trả lời hoặc NDCT hỏi các
chuyên gia trả lời. Các chuyên gia giải đáp thắc mắc của khán giả.
Phần ba có nội dung là: Tìm hiểu các bệnh liên quan qua quan hệ tình
dục (QHTD). GV cung cấp cho các em kiến thức về một số bệnh lây truyền qua
QHTD và các biện pháp phòng tránh. Ở phần này NDCT đưa ra các CH các đội
suy nghĩ, trả lời sau đó các đội khác bổ sung (nếu cần) và cuối cùng là giải đáp
của các chuyên gia.
Với mỗi phần chơi, NDCT có thể giới thiệu một số tiết mục văn nghệ để
buổi hoạt động ngoại khóa thêm sôi động và đạt kết quả cao.
Trước khi bước vào buổi hoạt động ngoại khóa, NDCT giới thiệu các
chuyên gia và cá đội chơi về đúng vị trí về buổi ngoại khóa, giới thiệu lí do của
buổi hoạt động ngoại khóa, nội dung buổi hoạt động ngoại khóa và chúc cho
buổi ngoại khóa thành cơng.
Phần một: Những vấn đề chung về sức khỏe sinh sản vị thành niên.

1. Tuổi vị thành niên và các biểu hiện đặc trưng nhất của nó.
NDCT đưa ra các lá thăm cho đội trưởng của 3 đội bốc thăm. Nếu đội nào
có số 1(2,3) thì đội đó sẽ được trả lời thứ 1(2,3)
Câu hỏi 1: Vị thành niên là gì?
Trả lời: VTN là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người trưởng thành từ 1019 tuổi.
Ở Việt Nam, tuổi VTN được chia thành 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn tiền dậy thì:Nữ từ 10- 13 tuổi. Nam 13-15 tuổi
+ Giai đoạn dậy thì hồn toàn: Nữ 13-19 tuổi, Nam 15-19 tuổi
Câu hỏi 2: Em hiểu như thế nào về tuổi dậy thì? Vì sao trong GDSKSS lại
chú ý đến các đối tượng VTN, đặc biệt là lứa tuổi dậy thì?
Trả lời:
Tuổi dậy thì là giai đoạn đầu của tuổi VTN
Ở tuổi dậy thì, VTN đã có khả năng sinh con, có nhu cầu TD thể hiện ở sự
phát triển của cơ quan sinh dục và cơ thể chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động sinh
sản.
+ Ở Nữ được đánh dấu bằng kì kinh nguyệt đầu tiên báo hiệu trứng đã rụng,


6

tử cung dày lên, vú phát triển, xương hông rộng ra.
+ Ở Nam được đánh dấu bằng lần xuất tinh không chủ định đầu tiên.
Câu hỏi 3: Em hãy nhắc lại một số biến đổi về vóc dáng, tâm sinh lí- xã hội
mà em đã trải qua khi em 10-17 tuổi. Các em có những phản ứng gì trước
những biến đổi đó? Em có chia sẻ sự lo lắng đó với cha mẹ hay bạn bè
khơng? Vì sao?
Trả lời:
- Những biểu hiện ở nữ giới về vóc dáng và về thay đổi cơ thể là:
+Lớn nhanh, mặt nổi trứng cá.
+ Tuyến vú phát triển.

+ Tử cung, Buồng trứng to ra, xương hơng nở rộng.
+ Có kinh lần đầu và bắt đầu rụng trứng: là hai dấu hiệu cơ bản nhất.
Những biểu hiện ở nữ giới về Tâm sinh lí – xã hội:
+Các em quan tâm và lo lắng trước những thay đổi của cơ thể.
+ Tình bạn khác giới phát triển.
+Các em thích độc lập, muốn gần gũi bạn bè hơn cha mẹ.
+Các em thích tị mị, tự khám phá thế giới xung quanh
GV nhấn mạnh: Đây là những hiện tượng sinh lí bình thường, hết sức tự nhiên,
khơng phải là điều đáng ngượng, bí mật mà chỉ là vấn đề mang tính riêng tư.
Câu hỏi 4: Vì sao phải chăm sóc SKSSVTN?
Trả lời: Phải chăm sóc SKSS VTN vì:
-Là giai đoạn phát triển nhanh về thể chất và có nhiều thay đổi trong tâm sinh lí.
- Là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành nhân cách để làm chủ bản thân
về những hành vi TD, kiến thức chăm sóc sức khỏe sau này.
- VTN có điều kiện để tiếp cận thông tin, kiến thức mới nhưng phải đối mặt với
nhiều nguy hiểm về kiến thức như:
+ Chưa có KNS và kinh nghiệm sống.
+ Dễ bị kích động dùng thử thuốc, thử QHTD và có khả năng sinh con.
+ Không biết các BPTT và bệnh lây truyền qua đường TD khi có QHTD.
+ Chương trình GD giới tính, TD trong gia đình, nhà trường và xã hội cịn
hạn chế.
+ Các em cịn e ngại khi tìm hiểu những kiến thức về SKSSVTN.
Câu hỏi 5: Trong tuổi VTN, Các em thích giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi,
có nhiều bạn thân, dễ dàng bộc bạch tâm sự với bạn thân. Theo em một
tình bạn tốt cần có những đặc điểm gì?
Trả lời: Những đặc điểm của một tình bạn tốt là: Có sự phù hợp về xu hướng.
Có sự bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau (tơn trọng sự khác biệt, khơng thấy
khó chịu về những khác biệt mang cá tính của mỗi người).
Có sự chân thành, tin cậy và có trách nhiệm với nhau.
Có sự đồng cảm (thơng cảm sâu sắc với nhau) chia vui, sẻ buồn với nhau.

Mỗi người có thể đồng thời kết bạn với nhiều người, quan hệ bạn bè rộng
rãi không làm giảm đi mức độ gắn bó sâu sắc trong nhóm bạn thân.
Câu hỏi 6: Có ý kiến cho rằng: “Làm bạn với người khác giới là điều khơng
thể hoặc khơng đúng”. Em có đồng ý không, tại sao?


7

Trả lời:
- Ý kiến trên là khơng đúng vì: Em có càng nhiều bạn càng tốt, tất cả tùy thuộc
vào sự hiểu biết giữ gìn tình bạn của em mà thơi.
-Tình bạn khác giới ngồi những đặc điểm của tình bạn cùng giới cịn có những
ưu điểm là:
+ Mỗi bên đều coi giới kia là một điều kiện để tự hồn thiện mình.
+ Mỗi bên có một ‘khoảng cách” tế nhị hơn so với tình bạn cùng giới. Trong
quan hệ khác giới người ta trở nên đoàng hoàng hơn, tế nhị hơn, ý tứ hơn, duyên
dáng hơn so với quan hệ cùng giới.
Tuy nhiên tình bạn khác giới dễ bị ngộ nhận là tình yêu.
Câu hỏi 7: Trong lớp 11A1 có hai bạn cùng giới là Nga và Hải chơi thân với
nhau. Có một lần Nga vơ tình xúc phạm đến Hải. Nga biết mình sai và xin
lỗi Hải. Vậy Hải có nên tha thứ cho Nga hay khơng, Bạn hãy giải thích vì
sao?
Trả lời:
Hải nên tha thứ cho Nga. Đừng vì lịng tự ái mà đánh mất đi tình bạn. Hãy
nổ lực để cải thiện và duy trì tình bạn.
Như vậy: qua phần I.1.1. HS hiểu hơn về thể chất, tâm sinh lí và xã hội
của tuổi VTN. HS có cái nhìn đúng hơn về bạn khác giới, giúp các em có kĩ
năng xác định giá trị , kĩ năng giao tiếp từ đó làm chủ bản thân, làm chủ được
những cảm xúc mới mẻ ở tuổi này.
2. Vị thành niên với SKSS và TD

Câu hỏi 1: Thế nào là QHTD “có trách nhiệm” và QHTD “an tồn”
Trả lời:
- QHTD “có trách nhiệm”: là QHTD chỉ nên có sau khi kết hôn và nên hạn chế
trong giới hạn hôn nhân.
- QHTD “an tồn” là QHTD có sử dụng bao cao su khi giao hợp hoặc QHTD
mà không giao hợp (thủ dâm...). QHTD “an tồn” có khả năng tránh thai ngồi ý
muốn và phịng được các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục.
Câu hỏi 2: Khi nào các em gái bắt đầu có kinh nguyệt (KN). Một đợt hành
kinh kéo dài bao lâu?
Trả lời:
Khi em gái bước vào tuổi dậy thì (10-19 tuổi) thì bắt đầu có kinh và xảy ra
đều đặn hàng tháng cho đến tuổi mãn kinh (hết kinh khoảng 40-50 tuổi).
- Một đợt hành kinh kéo dài khoảng 2-8 ngày nhưng trung bình từ 4-6 ngày.
- Một chu kì kinh nguyệt thường kéo dài 28 ngày nhưng có thể biến động từ 2135 ngày.
Câu hỏi 3: Trong chu kì kinh nguyệt em nên vệ sinh như thế nào?
Trả lời: Trong chu kì kinh nguyệt em nên vệ sinh như:
- Sử dụng băng, vải sạch để thấm máu kinh và thay rửa vài lần trong ngày bằng:
nước muối lỗng, nước chè xanh hoặc chè khơ, nước trầu khơng, Dạ hương...
- Ăn thức ăn có lợi cho sức khỏe.
- Uống viên sắt từ khi có kinh. Uống 1 tuần 1 viên. Uống 16 tuần 1 năm để
phòng tránh thiếu sắt.


8

- Tránh lao động nặng và kéo dài. Cần nghỉ nghơi hợp lí.
- Tránh căng thẳng về thể chất, tình cảm và trí tuệ.
NDCT nhận các câu hỏi thắc mắc của HS và yêu cầu các chuyên gia giải
đáp các thắc mắc của HS.
Câu hỏi 4: Em 16 tuổi em có kinh được 6 tháng nhưng khơng đều, vậy có

ảnh hưởng gì đến việc sinh con sau này khơng?
Trả lời:
Những đợt hành kinh đầu tiên thường không đều, chuyện không thấy kinh
hàng tháng hoặc các kì kinh quá ngắn, quá gần là phổ biến. chu kì kinh sẽ trở
nên đều đặn hơn.
Câu hỏi 5: Em thấy đa số các bạn đến kì KN đều bình thường tại sao em
của bạn Lan lại bị đau bụng khi hành kinh?
Trả lời: Em đó bị đau bụng do tử cung co thắt gây ra.
Câu hỏi 6: Tại sao lại có hiện tượng KN?
Trả lời:
Khi bé gái chào đời, hai buồng trứng đã có hàng mấy trăm nghìn tế bào
trứng với kích thước bằng hạt cát. Những chấm nhỏ trên hình hai quả cầu là
trứng. Hai quả cầu là buồng trứng. Hàng tháng, một cái trứng trưởng thành và
rời khỏi buồng trứng gọi là sự rụng trứng. Trứng bị hút vào ống dẫn trứng và di
chuyển về phía tử cung . Đồng thời lớp niêm mạc trong tử cung dày lên để đón
trứng.
Nếu trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc sẽ không cần thiết nữa và sẽ
bong ra. Niêm mạc, các mạch máu bị đứt và trứng không được thụ tinh sẽ trôi từ
tử cung vào âm đạo để ra ngoài cơ thể. Đây là hiện tượng kinh nguyệt. KN xảy
ra sau khi trứng rụng khoảng 14 ngày. Một đợt hành kinh kéo dài khoảng 2-8
ngày nhưng trung bình từ 4-6 ngày. KN sẽ tạm dừng khi phụ nữ có thai và bắt
đầu trở lại sau khi đẻ, nếu không cho con bú.
Câu hỏi 7: Sự mang thai xảy ra như thế nào?
Trả lời:
Giao hợp là việc đưa dương vật cương cứng của nam vào âm đạo của nữ.
Khi nam và nữ giao hợp, hàng trăm triệu con tinh trùng sẽ được phóng từ dương
vật vào đáy âm đạo. Tinh trùng được phóng ra sẽ bơi từ âm đạo, vào tử cung, và
qua ống dẫn trứng để tìm trứng. Nếu có một trứng đã trưởng thành, có thể xảy ra
thụ tinh. Mặc dù có hàng trăm triệu tinh trùng, song bình thường chỉ có một tinh
trùng thụ tinh với trứng.

Trứng đã dược thụ tinh sẽ đi qua đường ống dẫn trứng và vào kamf tổ trong
tử cung, nơi bào thai sẽ lớn lên.
Một cơ gái hoặc một phụ nữ có thể có thai sau khi giao hợp thậm chí trong
chu kì kinh nguyệt hoặc chỉ giao hợp một lần vẫn có khả năng có thai
Câu hỏi 8: Thế nào là hiện tượng “Đồng tính luyến ái” (Pêđê) ?
Trả lời: Đồng tính luyến ái là QHTD xảy ra giữa hai người cùng giới.
NDCT Kết luận: qua mục I.1.2. VTN với SKSS và TD Các bạn đã có những
hiểu biết cơ bản về TD và q trình sinh sản. Từ đó các bạn có thái độ và hành
vi đúng về TD và sinh sản.


9

Phần hai : Giải quyết một số tình huống.
NDCT giới thiệu với các chuyên gia và các em HS tình huống “Lỗi tại ai”
do các HS lớp 11B3 trình bày. Nội dung của tiểu phẩm là:
Lan và Điệp là HS trung học phổ thông. Lan yêu Điệp. Điệp thường ép Lan
QHTD với lí lẽ: “đây là cử chỉ duy nhất để chứng tỏ tình u chân thực của
Lan”. Lan thích cái gọi là quan niệm “hiện đại” này về tình yêu, nhưng sợ có
thai. Lan bắt đầu hỏi bạn bè về cách tránh thai, nhưng khơng thu được thơng tin
gì thực sự nhất quán và chắc chắn. Lan tìm đến chị mình để hỏi nhưng chị lan
kêu lên: “Em thật ngớ ngẩn, hỏi chuyện ấy ở tuổi em ư?” và từ chối bàn luận
thêm về vấn đề này.
Nhân dịp một bác sĩ tình cờ đến thăm bố, Lan ngập ngừng hỏi bác sĩ một
cách mơ hồ... về... như thế nào...Cuối cùng, bác sĩ cũng hiểu ra vấn đề nhưng
cảm thấy bối rối và sau cùng cũng nói: Ở trường cháu khơng có bài học về chủ
đề này ư?”.
Lan đáp: “Có chứ ạ nhưng thầy giáo dạy sinh học vẫn còn quá trẻ và vẫn
là người độc thân. Trước mặt bao nhiêu đứa con gái “lớn” ở lớp, thầy ấy ngượng
khi phải nói đến “vấn đề tế nhị” này”.

Sau một đêm khơng ngủ vì lo lắng, Lan quyết định đến giãi bày tâm sự
với mẹ cơ. Nhưng cuối cùng, cơ ịa lên khóc và bỏ chạy...
Vài tháng sau, cơ có thai...
Câu hỏi 1. Theo em ai là người phải chịu trách nhiệm chính về điều đã xảy
ra?
Trả lời:
Tất cả mọi người đều phải chịu trách nhiệm về điều đã xảy ra. Lan và Điệp
phải chịu trách nhiệm chính về hành vi của bản thân nhưng Lan phải chịu hậu
quả nặng nề của QHTD “khơng an tồn” mang lại
Em Hằng lớp 11B5 có ý kiến: Nếu Lan biết cách tránh thai thì khơng dẫn
đến hậu quả đáng tiếc là có thai. Vậy trách nhiệm giáo dục SKSS VTN là của ai?
Trả lời: Qua tiểu phẩm trên tôi thấy vấn đề SKSS và TD đang bị né tránh. Cụ thể
là:
Lan hỏi bạn bè về cách tránh thai nhưng bạn bè của cô cũng là những
người ít kinh nghiệm và thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết sai nên Lan khơng thu
được thơng tin gì thực sự nhất quán và chắc chắn (thông tin không đáng tin cậy)
về cách tránh thai.
Lan hỏi Chị thì thái độ của Chị Lan như thế nào? Chị Lan rất ngạc nhiên,
nghĩ em mình cịn rất nhỏ nên chưa thể có QHTD, nói chuyện về SKSS và TD là
quá sớm nên từ chối bàn luận thêm về vấn đề này.
Thái độ của Bác sĩ khi Lan hỏi về SKSS và TD? Bác sĩ nghĩ đây là trách
nhiệm của nhà trường nên không trả lời Lan.
Thái độ của Thầy giáo dạy sinh trong nhà trường. Có thể thầy giáo ít được
đào tạo về vấn đề SKSSVTN hoặc cảm thấy bất tiện khi nói đến nên tìm cách
né tránh khi đề cập đến chủ đề này. Nếu thầy giáo giải thích cho HS thì lại nghĩ
mình “vẽ đường cho Hươu chạy” theo quan niệm xưa và HS sẽ có QHTD sớm
hơn.


10


Thái độ của mẹ Lan khi cô hỏi: Mẹ cô cũng không chỉ bảo cho cô về SKSS
và TD mà đáng lẽ ra cha mẹ phải là người phát hiện ra những thay đổi của cô và
hướng dẫn cho cô khi cô đang ở giai đoạn quan trọng này.
Từ những phân tích trên có thể nói vấn đề GDSKSSVTN khơng phải của
riêng gia đình, thầy cơ giáo mà của tồn xã hội. Thà rằng “vẽ đường cho Hươu
chạy đúng còn hơn để cho Hươu lạc đường”.
Câu hỏi 2: “Các bạn nghĩ gì khi Điệp ép Lan QHTD? Các bạn có đồng ý với
lí lẽ của Điệp khi cho rằng chỉ có thể bày tỏ tình u chân thực bằng QHTD
hay khơng, vì sao?
Trả lời:
Lí lẽ của Điệp chỉ có thể bày tỏ tình yêu chân thực bằng QHTD là sai vì
khơng thể lấy QHTD làm thước đo của tình u. Lan và Điệp vẫn có thể là
người yêu của nhau mà không cần QHTD. Các bạn phải quyết định xem mình
có sắn sàng và vui lịng chấp nhận những hậu quả do hoạt động TD mang lại hay
không. Thực tế cho thấy nhiều bạn trẻ hành động theo quan niệm này mà gặp
nhiều khó khăn trắc trở trong cuộc sống khi có thai ngồi ý muốn mà mối tình
đó khơng dẫn tới hơn nhân.
Câu hỏi 3: Lan có thể cưỡng lại sự ép buộc của Điệp hay không? Lan làm như
thế nào và điều gì sẽ sảy ra sau đó.
Trả lời:
Lan có thể nói “khơng” với Điệp bằng những lí lẽ chân thành là: Tình u
khơng chỉ là sự hấp dẫn giới tính, là QHTD mà cao hơn nữa tình yêu là sự đồng
điệu, sự hòa hợp của hai tâm hồn, hai trái tim, là sự mong muốn được ở bên
nhau để chia sẽ những cảm xúc, suy nghĩ, vui buồn, khó khăn....Đồng thời Lan
hỏi Điệp nếu QHTD mà có thai thì Điệp sẽ làm gì và có hậu quả xấu đến tâm
sinh lí của Lan ra sao. Từ những phân tích của Lan, Điệp sẽ hiểu, thơng cảm và
tơn trọng Lan hơn. Tình cảm của 2 bạn càng gắn bó và đến khi Điệp và Lan
cùng trưởng thành, kết hơn thì QHTD có trách nhiệm là điều mà Lan mong
muốn. Hơn nhân dựa trên cơ sở tình u và trách nhiệm thì mới mang lại hạnh

phúc cho hai người và mới bền vững.
Câu hỏi 4: Tác hại của QHTD ở tuổi VTN là những gì?
Trả lời: Những Tác hại của QHTD ở tuổi VTN là:
-Tâm lí xã hội:
+ Đánh mất những cơ hội học tập, phát triển nghề nghiệp.
+ Không đảm bảo kinh tế cho việc nuôi con, nên khơng hạnh phúc.
Sức khỏe:
+ Có thai do khơng sử dụng BPTT
+ Bị lây bệnh qua QHTD, viêm nhiễm phụ khoa.
+ Tai biến do nạo, hút thai, con nhẹ cân, sinh khó... .có thể vơ sinh.
NDCT giới thiệu tiểu phẩm 2 với các chuyên gia và các em HS với chủ đề
“Chinh phục tình yêu” do HS lớp 11B4 trình bày. Nội dung của tiểu phẩm là:
Huệ là hoa khôi khối 12 của trường, nhiều bạn trai thương thầm nhớ trộm
nhưng Huệ vẫn chăm chỉ học tập vì nghĩ mình đang cịn tương lai phía trước. Do
vậy các bạn nam trong trường đố anh Hải là sinh viên khoa cầu đường năm thứ


11

3 trường đại học Giao Thông cưa đỗ Huệ .
Câu hỏi 5: Em suy nghĩ gì về tiểu phẩm này?
Trả lời:
Tình u khơng phải là sự mong muốn chinh phục vì tình yêu phải là tình
cảm chân thành từ 2 phía. Nếu Huệ biết Hải đến với cơ chỉ vì sự thách đó chinh
phục của các bạn thì Hải sẽ phải chịu những điều đáng tiếc.
Câu hỏi 6: Nếu ở tuổi của các em đang trong hoạt động ngoại khóa hơm nay mà
mang thai thì sẽ có những hậu quả gì?
Trả lời: Những Tác hại của việc mang thai ở tuổi VTN là:
-Tâm lí xã hội:
+Đánh mất những cơ hội học tập, phát triển nghề nghiệp.

+ Không đảm bảo kinh tế cho việc nuôi con, nên không hạnh phúc.
+ Cô gái bị cộng đồng và gia đình lên án.
=> Ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại và trong tương lai.
Sức khỏe:
+ Mang thai và sinh nở sớm là điều quá nặng nề cho cơ thể chưa trưởng thành
đầy đủ ở tuổi VTN.
+ Bị lây bệnh qua QHTD, viêm nhiễm phụ khoa.
+ Tai biến do nạo, hút thai, con nhẹ cân, sinh khó... có thể vơ sinh.
Đối với trẻ sơ sinh:
+ Đứa trẻ bị coi là không hợp pháp (con hoang)
+ Con sinh ra thường nhẹ cân hơn và nguy cơ tử vong cao hơn trong những năm
tuổi đầu tiên so với con của những bà mẹ trưởng thành.
Câu hỏi 7: Em đã nghe nói đến những biện pháp tránh thai hiện đại nào?
Nguyên tắc chung và cơ chế của mỗi biện pháp? Nếu tuổi VTN có QHTD
thì nên sử dụng BPTT nào?
Trả lời:
- Nguyên tắc chung là:
+ Ngăn trứng chín và rụng.
+ Tránh không để tinh trùng gặp trứng.
+ Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
Những biện pháp tránh thai hiện đại là:
+ Dụng cụ tử cung: * đặt vào tử cung của phụ nữ.
* Cơ chế: Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
* Ưu điểm: An toàn, hiệu quả đối với phụ nữ sinh đẻ.
* Nhược điểm: có thể tắc vịi trứng, thủng tử cung, không
dùng cho những người viêm nhiễm, u xơ tử cung.
+ Thuốc tránh thai dạng kết hợp:
* Uống hàng ngày.
* Cơ chế: thuốc ức chế tuyến yên,... Ngăn trứng chín và rụng
* Ưu điểm: An tồn, có thêm tác dụng điều hịa kinh nguyệt, điều trị

mụn trứng cá.
* Nhược điểm: có thể bị quên khi uống hàng ngày.
+ Thuốc tránh thai khẩn cấp


12

* Uống trước hoặc sau khi QHTD
* Cơ chế: Tiêu diệt tinh trùng, Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
* Ưu điểm: An tồn, có thêm tác dụng điều hòa kinh nguyệt, điều trị
mụn trứng cá.
* Nhược điểm: Hiệu quả thấp, nhiều tác dụng phụ.
- Bao cao su:
* Bọc bộ phận nam và nữ trong quá trình giao hợp
* Cơ chế: Tránh không để tinh trùng gặp trứng. Bao cao su ngăn tinh
dịch, chất nhầy âm đạo và máu người bệnh xâm nhập vào cơ thể người lành qua
QHTD nếu sử dụng Bao cao su đúng cách.
* Ưu điểm: Tránh thai và tránh các bệnh lây truyền qua QHTD
(BLTQQHTD).
* Nhược điểm: Bao cao su có thể bị rách nên khơng có tác dụng.
- Tính ngày trứng rụng:
* Dựa trên hiện tượng rụng trứng xảy ra ở một thời gian từ ngày thứ
16 đến ngày thứ 12 trước kì kinh mới. Nỗn chỉ sống 12 giờ sau khi phóng noãn.
Tinh trùng chỉ sống 72 giờ sau khi giao hợp nên tránh giao hợp sau 2-3 ngày sau
khi phóng nỗn.
* Cơ chế: Tránh không để tinh trùng gặp trứng.
* Ưu điểm: An tồn đối với những người có vịng kinh đều.
* Nhược điểm: Tỉ lệ thất bại cao, khơng phịng được các BLTQQHTD
- Cắt và thắt ống dẫn trứng.
- Cắt và thắt ống dẫn tinh.

Nếu tuổi VTN có QHTD thì nên sử dụng BPTT là sử dụng Bao cao su. Đây là
biện pháp có tác dụng kép.
Câu hỏi 8:Tại sao hàng ngày phụ nữ uống viên thuốc tránh thai có thể
tránh được thai?
Trả lời: HS tự trả lời
GV nhấn mạnh: Luật hơn nhân và gia đình qui định tuổi của nam từ 20
tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên mới kết hơn. mục tiêu của sinh đẻ có kế hoạch là: “
Sinh đẻ ít, sinh đẻ thưa, nam nữ đã kết hơn thì vận động chậm sinh con đầu lịng.
Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên đẻ 2 con và đẻ thưa cách nhau từ 3 – 5 năm: người
phụ nữ chỉ nên sinh đẻ khi cơ thể đã phát triển hoàn thiện, tốt nhất từ 22 tuổi trở
lên. Theo chủ trương và chính sách của nhà nước về việc thực hiện kế hoạch hóa
gia đình, Tun Truyền viên vận động Nam nhiều hơn hoặc bằng 22 tuổi, nữ
nhiều hơn hoặc bằng 20 tuổi mới kết hôn. Tuyên Truyền viên vận động bằng
các khẩu hiệu “Dù gái hay trai chỉ hai là đủ”, hoặc “Hãy dừng ở hai con để nuôi
dạy cho tốt”…
Như vậy, phần II “Giải quyết một số tình huống” giúp HS hiểu và thực
hiện những hành vi TD an tồn. Các em đã có KNS để ứng xử tốt trước áp lực
từ xã hội , bạn bè. Các em đã có Kĩ năng suy đốn, phân tích, giao tiếp, chia sẻ
với người khác, Các em biết cách quyết đốn và tự bảo vệ mình trong vấn đề
sinh sản.
Phần ba. CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA QUAN HỆ TÌNH DỤC


13

NDCT giới thiệu một số bệnh như: Lậu, Giang mai, HIV/AIDS... vốn
được xem là của người lớn lại có mặt ở 1,2 đến 1,5% số VTN < 15 tuổi. Tại viện
da liễu trung ương, số bệnh nhân mắc các BLTQQHTD là HS, sinh viên đã tăng
gấp 6 lần trong vòng 4 năm.
NDCT giới thiệu triệu chứng của bệnh Lậu và Giang mai, (Hội chứng

suy giảm miễn dịch ở người: HIV/AIDS các em đã biết trong đợt phát động
phòng trách tác hại của Ma tuý và HIV/AIDS).
Câu hỏi 1: Thế nào là BLTQQHTD (Bệnh hoa liễu), tác nhân và cơ chế gây
bệnh?
Trả lời:
- BLTQQHTD: là những viêm nhiễm được lây lan từ người bệnh sang người
lành qua QHTD.
- BLTQQHTD do các tác nhân: * Nấm như Canđiđa...
* Vi khuẩn: Lậu, Giang mai...
* Virut như HIV, như HPV...
- Cơ chế:
* Trong quá trình giao hợp cơ thể người bệnh và người lành tiếp xúc trực tiếp
với nhau qua tinh dịch, chất nhầy âm đạo và máu người bệnh xâm nhập vào cơ
thể người lành qua QHTD nếu sử dụng Bao cao su đúng cách là điều kiện thuận
lợi cho sự lây bệnh.
* Mẹ có thể truyền bệnh cho thai nhi khi mang thai và sinh nở.
Câu hỏi 2: Em hãy cho biết hậu quả của BLTQQHTD?.
Trả lời:
- Bệnh có thể truyền từ mẹ sang con khi mẹ mang thai và sinh nở, sẩy thai, thai
ngồi tử cung, con ốm yếu, mù lịa, dị tật và tử vong.
- Nếu bị BLTQQHTD mà không được điều trị người bệnh sẽ suy nhược hoặc có
thể chết vì bệnh tim, rối loạn thần kinh do bệnh biến chứng.
- Nếu bị BLTQQHTD mà không được điều trị bệnh ảnh hưởng đến SKSS có thể
dẫn tới tắc ống dẫn trứng, vơ sinh, chửa ngồi dạ con.
Câu hỏi 3: Từ những hậu quả trên các em có thể phịng tránh BLTQQHTD
bằng những cách nào? Em hiểu như thế nào về ung thư cổ tử cung và cách
phòng tránh.
Trả lời:
Những triệu chứng ban đầu của BLTQQHTD khó phát hiện nên khi bệnh
trở nên nghiêm trọng mới biết và điều trị bệnh sớm là khó.

Tốt nhất ta nên phịng tránh bệnh bằng cách:
+ Không QHTD với nhiều người đặc biệt là gái mại dâm.
+ Chung thủy một vợ một chồng
+ QHTD có sử dụng Bao cao su.
- Ung thư cổ tử cung và cách phòng tránh.
+ Ung thư cổ tử cung: do viruts HPV gây nên, có hơn 100 túp viruts HPV.
* Người nhiễm viruts HPV không biểu hiện triệu chứng gì nên dễ lây cho người
khác.
* Hầu hết các trường hợp nhiễm viruts HPV đều tự khỏi. Tuy nhiên nhiều


14

trường hợp virut HPV gây những thay đổi trong cổ tử cung có thể chuyển thành
ung thư.
+ Để phịng ung thư cổ tử cung, ta phải:
* Xét nghiệm tế bào lạ bằng cách kiểm tra định kì 6 tháng một lần.
* Tiêm phòng vắc xin HPV cho nữ ở độ tuổi dưới 26, tốt nhất là những người
chưa có QHTD.
NDCT kết luận: Hy vọng rằng buổi ngoại khố hơm nay sẽ cung cấp cho
các em nhiều kiến thức bổ ích giúp các em hiểu rõ hơn về sức khoẻ sinh sản vị
thành niên, để hạn chế việc vị thành niên, thanh niên bị lạm dụng, xâm hại tình
dục cũng như việc mang thai ngoài ý muốn và những hệ lụy xấu cả về thể chất
lẫn tinh thần .Khi được giáo dục, các em sẽ có trách nhiệm hơn với cuộc sống
của mình , hạn chế rủi ro cho bản thân và bạn tình. Bên cạnh đó,cũng hình thành
kỹ năng sống lành mạnh; tình dục an tồn; phịng tránh mang thai ngồi ý muốn
và tác hại của phá thai khơng an tồn; các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
4..Kết quả của SKKN.
4.1. Tính mới của SKKN
Các trường THPT, ngay cả trường THPT Lê Lợi, thường giáo dục

SKSSVTN thông qua việc tích hợp vào các tiết học cuối chương trình Sinh học
11 hoặc kết hợp vào giờ chào cờ. Với thời gian ngắn và không thường xuyên
liên tục, học sinh chỉ được củng cố về mặt kiến thức SSSKVTN, khó có thể đạt
được kỹ năng thuần thục. SKNN này giúp giáo dục SKSSVTN cho HS hiệu quả
hơn thông qua:
- Tổ chức ngoại khóa với nhiều phần thi, ngồi việc khắc sâu kiến thức thì các
tình huống giúp HS đạt được kỹ năng cơ bản về SKSSVTN.
- Thành lập tổ tư vấn SKSSVTN trong suốt năm học dựa trên việc lựa chọn học
sinh xuất sắc phối hợp với GV tổ Sinh học của trường.
2.4.2. Tính thực tiễn của SKKN
Các em đến tham dự buổi ngoại khóa đầy đủ với tinh thần ham học hỏi, tích
cực, và hứng thú.
Qua buổi hoạt động ngoại khóa, các em HS được trang bị kiến thức về
chăm sóc SKSSVTN, có được KNS, biết vượt qua những thử thách đầu đời
hướng tới xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh. Đây là một sân chơi bổ ích để
các em giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc SKSS
VTN.
HS biết những thay đổi của cơ thể và tâm sinh lí để đối mặt một cách tích
cực về: biết cách vệ sinh cơ quan sinh dục, biết những hậu quả của QHTDở tuổi
VTN, có KNS, biết phân biệt tình yêu và tình dục. Đồng thời HS biết tâm sự
những điều lo lắng, băn khoăn, thắc mắc với cha mẹ, những người thân tin cậy
có kiến thức và trách nhiệm. Ngồi ra HS cịn thiết lập được tình bạn khác giới
trong sáng, thủy chung, tơn trọng và giúp đỡ lẫn nhau.
Tổ tư vấn giải đáp thắc mắc, tư vấn cho các em những vấn đề thiết thực,
giúp HS xử lí vấn đề liên quan khéo léo hơn như: tránh yêu quá sớm, tránh thử
quan hệ tình dục, tránh đi chơi riêng với bạn khác giới ở những nơi tối tăm,
tránh tiếp bạn khác giới khi nhà vắng người.


15


2.4.3. Tính hiệu quả của SKKN
- Trước khi tác động biện pháp theo SKKN
Bảng 1. Kết quả kiểm tra khảo sát trước tác động ngoại khóa SKSSVTN
Các mức đạt của
kỹ năng
Sĩ số
Số liệu trước tác
động
154

Cần rèn luyện
%

Đạt %

Tốt %

39

32,5

28,5

- Sau khi tác động biện pháp theo SKKN: Cuối năm học 2019 – 2020 (05/
2020), tôi làm khảo sát HS bằng phỏng vấn trên các lớp đã phỏng vấn đầu năm:
10A1, 10A2, 11A2, 11A4. Kết quả như sau:
Bảng 2. Kết quả kiểm tra khảo sát sau tác động ngoại khóa SKSSVTN
Các mức đạt của
kỹ năng

Sĩ số
Số liệu sau tác
động
154

Cần rèn luyện
%

Đạt %

Tốt %

12,3

37,1

50,6

Qua bảng 1 và 2, ta thấy:
- Số HS có kỹ năng ở mức đạt và tốt tăng rõ rệt ở các lớp sau tác động
ngoại khóa. Các em hiểu biết và xử lý tốt hơn trong việc bảo vệ
SKSSVTN.
- Số HS xử lý chưa tốt trong các tình huống liên quan SKSSVTN giảm
đáng kể, từ 39% còn 12,3%
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận
Tầm quan trọng của giáo dục giới tính đầu tiên là về sức khỏe giới tính.
Giáo dục giới tính giúp con hiểu được cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục
của cơ thể. Nhờ bài giảng trên, trẻ học được cách tôn trọng cơ thể mình, đồng
thời hạn chế sự lo sợ và điều chỉnh lại tâm sinh lí ở tuổi dậy thì.

Ngày nay, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, trẻ có điều kiện tiếp
cận với lượng lớn thơng tin thuộc mọi thể loại, bao gồm cả hình ảnh như bạo
lực, tình dục, ma túy… tác động xấu đến ý thức và hành vi của trẻ. Nếu bé
khơng có kiến thức về giới tính sẽ tự tìm hiểu và rất có thể tiếp cận với thông tin
sai và dẫn đến hành động sai trong các vấn đề liên quan đến giới tính. Hoặc là bé
khơng có kiến thức về các vấn đề liên quan đến tình dục nên dễ bị đối tượng xấu
dụ dỗ và dẫn đến hậu quả đáng tiếc.Do đó, tầm quan trọng của giáo dục giới tính
cịn bao gồm cả việc giúp trẻ phân biệt, chọn lọc và xem những nội dung phù
hợp.
Chất lượng cuộc sống ngày nay được nâng cao về giáo dục, giải trí và y tế
nên trẻ có thể phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần rất sớm. Do đó, tâm sinh
lí ở tuổi vị thành niên cũng phát triển nhanh hơn. Sự thay đổi cơ thể đột ngột


16

cũng như tư duy tình cảm dễ làm trẻ dễ thấy lo sợ, hoảng loạn. Cùng với đó, sự
thiếu quan tâm từ gia đinh và nhà trường có thể dẫn đến tác hại cho trẻ.
Vì thế, giúp tránh tâm sinh lí trẻ bị lệch lạc là tầm quan trọng của giáo dục
giới tính. Chẳng hạn, lần kinh nguyệt đầu tiên của con gái, bạn hướng dẫn cho
bé cách sử dụng băng vệ sinh và giảm đau. Điều này khiến nhiều bé gái hiểu biết
rõ mình đã bước vào độ tuổi sinh sản và những điều nên chú ý.
Hiện Việt Nam tình trạng phá thai ở tuổi vị thành niên rất cao. Tỉ lệ phá
thai của nữ sinh dưới 18 tuổi tiếp tục tăng cao. Nạo phá thai để lại hậu quả
nghiêm trọng như vơ sinh thậm chí là tử vong, đặc biệt là nạo phá chui. Nguyên
nhân chính là quan hệ tình dục thiếu biện pháp phịng tránh. Hơn nữa, việc quan
hệ khơng an tồn khiến trẻ dễ lây nhiễm HIV/AIDS.
Sự thiếu hiểu biết của trẻ khiển tỉ lệ phá nạo phá thai ngày càng tăng. Vì thế, tầm
quan trọng của giao dục giới tính giúp trẻ kiểm sốt ham muốn thể xác, quan hệ
đúng cách và biện pháp bảo vệ. Nhờ đó, trẻ biết cách tránh sự cố mang thai

ngồi ý muốn và bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Trong vài năm trở lại đây, tình trạng xâm hại tình dục trẻ em tăng lên
đáng kể. Các bé bị xâm hại phải gánh chịu hậu quả nặng nề cả về thể chất lẫn
tinh thần và có thể kéo dài suốt đời. Bé có thể sẽ gặp chấn thương thể xác như
viêm nhiễm bộ phận sinh dục, bệnh xã hội, thậm chí mất mạng. Đồng thơi, bé
cũng sẽ có vết thương tinh thần khó chữa lành như: rối loạn tâm lí, trầm cảm và
hành vi sai lệch…
Bởi thế, bạn cần cho con biết về tầm quan trọng của giáo dục giới tính
càng sớm càng tốt để trẻ nhận thức được không cho người lạ chạm vào cơ thể,
đặc biệt là bộ phận sinh dục và biết cách kêu gọi cầu cứu, lên tiếng khi kẻ xấu có
ý độ lạm dụng mình.
2. Kiến nghị
Có thể nói chăm sóc SKSSVTN là một trong những ưu tiên khi giáo dục
lứa tuổi này. Việc dạy cho các em về giới tính và SKSS khơng chỉ giúp các em
trong việc vượt qua độ tuổi VTN đầy thay đổi mà cịn hữu ích trong cuộc sống
sau này. Hãy thực hiện giáo dục SKSSVTN, cung cấp các dịch vụ tư vấn về sức
khỏe để thực hiện khẩu hiệu “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Để hạn chế việc vị
thành niên, thanh niên bị lạm dụng, xâm hại tình dục cũng như việc mang thai
ngồi ý muốn và những hệ lụy xấu cả về thể chất lẫn tinh thần, bố mẹ cần dạy
con biết những kiến thức, kỹ năng tự biết cách tự vệ, giữ gìn bản thân ở mọi
hồn cảnh, khi có người nhìn khiếm nhã, có động tác đụng chạm, rủ đi chơi, dụ
cho ăn, cho quà, cho tiền… cần biết từ chối. Tùy theo giới tính, tính cách, sự gần
gũi giữa mẹ và con để có thể chia sẻ, trị chuyện, tâm sự giữa mẹ với con gái và
giữa bố với con trai để có thể đạt hiệu quả cao nhất. Bà cũng cho rằng chủ động
cung cấp kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho VTN
là rất cần thiết.
Khi được giáo dục, các em sẽ có trách nhiệm hơn với cuộc sống của mình
để hạn chế rủi ro cho bản thân và bạn tình. Nếu chúng ta khơng dạy thì trẻ sẽ
học từ những nguồn khác, có thể là thông tin lệch lạc. Khi chúng ta để những
thông tin ấy định hình và lan truyền trong giới trẻ thì khó thay đổi nhận thức của



17

trẻ.
Bên cạnh đó, nhà trường và cộng đồng cần đẩy mạnh mơ hình truyền
thơng chun biệt, ưu tiên các nội dung về sức khỏe sinh sản cho vị thành niên,
thanh niên như: Kỹ năng sống lành mạnh; tình dục an tồn; phịng tránh mang
thai ngồi ý muốn và tác hại của phá thai khơng an tồn; các bệnh lây truyền qua
đường tình dục.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ trong việc rèn luyện KNS cho HS.
Xong, vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Rất mong các đồng nghiệp quan tâm
và chia sẻ để tơi ngày càng hồn thiện hơn.
XÁC NHẬN
Đông Hà, ngày 06 tháng 3 năm 2021
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Nguyễn Thị Thanh Hà

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Tư vấn tâm lý học đường (2012). Nhóm tác giả: GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc;
TS. Đặng Hoàng Minh; ThS. Trần Thành Nam; ThS. Nguyễn Cao Minh.
2. www thuocbietduoc.com.vn www
3. ykhoa.net. Cẩm nang ngừa thai.(2012)
4. Tích hợp giáo dục dân số sức khỏe sinh sản vị thành niên trong trường
THPT(2005)




×