Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

HỘI CHỨNG KÉM HẤP THU VÀ CÁCH TĂNG KHẢ NĂNG HẤP THU CHO TRẺ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.84 KB, 5 trang )

HỘI CHỨNG KÉM
HẤP THU VÀ CÁCH
TĂNG KHẢ NĂNG
HẤP THU CHO TRẺ

Sau một vài kiến thức cơ bản về Rối loạn hấp thu (link post ở trang 2, bài trả
lời mẹ Floral_2010 hoặc trả lời mẹ Mrs Danthui ở topic tầng 1, trang 152-
154 gì đó), thì đây là bài viết cụ thể hơn để tăng cường hấp thu cho trẻ.

Trước tiên các mẹ cần biết về những nguyên nhân gây kém hấp thu ở trẻ.

Kém hấp thu là một hội chứng có trong nhiều bệnh đã làm thương tổn quá
trình hấp thu. Hội chứng kém hấp thu thường gây cho trẻ tình trạng rối loạn
tiêu hoá kéo dài (đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, phân sống, ),
nếu xét nghiệm trong phân còn nguyên chất mỡ, thịt… Ngoài ra, tình trạng
kém hấp thu còn biểu hiện ở việc trẻ ăn nhiều nhưng người vẫn gầy yếu,
xanh xao.

Đối với trẻ nhỏ, kém hấp thu thường có 3 nguyên nhân chính: thứ nhất là cơ
cấu của khẩu phần ăn, nếu ăn quá thừa chất này mà lại thiếu chất khác thì
việc chuyển hóa sẽ không hiệu quả; thứ hai là do rối loạn tiêu hóa, loạn
khuẩn đường ruột; thứ ba là do cơ thể trẻ không đủ các enzym tiêu hóa khiến
việc chuyển hóa thức ăn trở nên kém.

Bàn luận về các nguyên nhân trên, ngoài nguyên nhân thứ nhất yêu cầu sự
cân đối dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, thì với nguyên nhân thứ hai, yếu tố
đóng vai trò quan trọng trong sự mạnh khỏe của đường ruột là sự cân bằng
vi khuẩn. Hệ vi khuẩn có lợi ở đường ruột là một yếu tố vô cùng quan trọng
không chỉ cho chức năng tiêu hoá thức ăn, thải độc, bài tiết, chuyển hoá mà
còn liên quan đến sự tổng hợp các yếu tố vi lượng (vitamin, các men) các
nội tiết tố đường tiêu hoá, các chất kháng sinh tự nhiên để kìm hãm và tiêu


diệt vi khuẩn cũng như nấm gây bệnh.

Đặc biệt, vi khuẩn có lợi ở đường ruột còn tác động tích cực đến cả hệ miễn
dịch (sức đề kháng) của toàn bộ cơ thể, nhất là tại các màng hoạt dịch như ở:
các xoang, miệng, tai mũi họng, đường hô hấp, đường ruột, tiết niệu và gan
mật Tuy quan trọng như vậy, nhưng sự cân bằng môi trường vi khuẩn
đường ruột ở trẻ em, đặc biệt ở trẻ nhỏ tuổi rất dễ bị phá vỡ bởi vô số
nguyên nhân, từ việc ăn thức ăn chứa nhiều độc tố (như những cảnh báo về
thực phẩm nhiễm chì hiện nay ở các món ăn cho trẻ mầm non, mẫu giáo),
thức ăn chứa nhiều chất bảo quản TP, sử dụng thuốc KS kéo dài hoặc những
loại thuốc đặc trị bệnh + chế độ ăn quá bổ dưỡng khi trẻ bị trong khi vào lúc
trẻ ốm thì khả năng tiêu hóa bị suy giảm mạnh, khả năng hấp thu giảm mạnh
không thể tiêu hóa, chuyển hóa được hết lượng thức ăn nạp vào , kết quả là
một vòng tròn: rối loạn tiêu hóa không được điều trị đúng cách, kịp thời ->
giảm sức đề kháng, miễn dịch -> tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng
nhiễm khuẩn -> môi trường cân bằng vi khuẩn đường ruột lại bị phá vỡ ->

Với nguyên nhân kém hấp thu thứ ba, enzym rất quan trọng cho quá trình
tiêu hóa và hấp thu của trẻ. Cung cấp đủ enzym tiêu hóa (tập trung ở 3 loại
enzym chuyển hóa tinh bột, chuyển hóa chất béo và chuyển hóa chất đạm
(protein) giúp trẻ hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng, trẻ phát triển khỏe mạnh,
tăng sức đề kháng cho trẻ chống lại bệnh tật.

Thường thì hệ tiêu hóa sẽ chứa đầy đủ các loại enzym cần thiết tiêu hóa thức
ăn ở một lứa tuổi nhất định từ khi sinh ra, đó là lý do thường có khuyến cáo
nên cho trẻ ăn dặm khi cơ thể trẻ đã có đầy đủ các loại enzym này(khoảng
tháng thứ 6 trở ra) để tránh những nguy cơ từ việc thiếu enzym; nhưng có
nhiều trường hợp, enzym nội sinh trong cơ thể tiết ra không tốt, hoặc tuy có
cơ chế tự điều tiết nhưng không đủ tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn nạp vào dẫn
đến thiếu enzym.


Những trường hợp này với trẻ em, thường là do cơ thể con non nớt, enzym
nội sinh trong cơ thể chưa ổn định, hoặc trẻ sau đợt ốm dậy, trẻ biếng ăn, trẻ
suy dinh dưỡng hay bị rối loạn tiêu hóa kéo dài; hoặc trẻ ăn quá nhiều trong
mỗi bữa hoặc ăn quá nhiều bữa trong ngày dẫn đến sự bài tiết các men tiêu
hóa không đủ cho tiêu hóa thức ăn…

Trẻ thiếu enzym lâu ngày, dẫn đến tiêu hóa, hấp thu kém, từ đó trẻ có thể bị
suy dinh dưỡng, miễn dịch kém, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn…

Cải thiện khả năng hấp thu của trẻ

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ mà vẫn đảm bảo sự hấp thu tốt nhất
các chất dinh dưỡng cần thiết, trước hết phải đảm bảo chế độ ăn hằng ngày
của trẻ được cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng; có sự cân đối giữa các
nhóm thực phẩm, cũng như bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần
thiết. Bên cạnh đó, có thể tăng cường khả năng hấp thu cho trẻ bằng cách bổ
sung men vi sinh/các enzym tiêu hóa có ích vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ
khi trẻ có những dấu hiệu của tình trạng rối loạn tiêu hóa và hấp thu. Các
men này sẽ giúp ích cho bé trong việc hấp thu các dưỡng chất từ thức ăn.

Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng việc sử dụng men vi sinh và enzym
tiêu hóa kéo dài, thường chỉ dùng 7-10 ngày rồi ngừng lại hoặc theo chỉ định
của BS để tránh cơ thể trẻ bị lệ thuộc vào nguồn men bổ sung này mà hạn
chế hoặc không tiết ra men tiêu hóa nữa. Và nếu bổ sung enzym tiêu hóa thì
cũng cần phải biết trẻ bị thiếu loại enzym gì mới hỗ trợ enzym đó, kẻo lại
gây ra tình trạng cái thừa cái thiếu.

Với trẻ nhỏ thì chế độ ăn rất quan trọng trong việc tăng cường khả năng hấp
thu ở trẻ, nó giúp tăng cường, kích thích bài tiết các men tiêu hóa hay củng

cố sự khỏe mạnh của môi trường đường ruột như không nên ăn quá nhiều
trong một bữa hoặc ăn quá nhiều bữa trong một ngày, nên thay đổi thực
phẩm, cách chế biến để có bữa ăn đa dạng và ngon miệng, thiết lập những
giờ ăn ổn định và điều độ để kích thích bộ phận tiêu hóa tiết men TH. Một
số thực phẩm hỗ trợ tốt trong việc tiết men tiêu hóa hay cung cấp men vi
sinh như gừng, hành tỏi, tiêu, hay đu đủ, dứa, sản phẩm lên men như dưa
chua, sữa chua, mầm ngũ cốc, giá đỗ

Tăng cường khả năng tiêu hóa, khả năng hấp thu và sức đề kháng của cơ thể
là 3 phần hết sức quan trọng và liên quan chặt chẽ đến nhau, thiếu đi 1 mắt
xích có thể ảnh hưởng đến 2 mắt xích còn lại. Vì vậy, các mẹ đừng quên
củng cố sự khỏe mạnh của hệ tiêu hóa và nâng cao sức đề kháng cho trẻ bên
cạnh tăng khả năng hấp thu cho trẻ.

×