Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nguyên nhân và cách điều trị lao sơ nhiễm ở trẻ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.19 KB, 4 trang )



Nguyên nhân và cách
điều trị lao sơ nhiễm ở
trẻ

Con tôi 7 tuổi, bị sốt nhẹ về chiều tối, ra mồ hôi đêm,
chán ăn, sút cân, đi khám bác sĩ chẩn đoán lao sơ nhiễm.
Xin hỏi, đó là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị,
phòng tránh? – Trịnh Văn Thị (Lục Ngạn, Bắc Giang).

Ảnh minh họa.
BSCK II Nguyễn Hoàng Anh, Bệnh viện E trả lời:
Lao sơ nhiễm là lần đầu trẻ bị sơ nhiễm trực khuẩn lao. Bệnh
thường gặp ở trẻ chưa tiêm văcxin phòng lao hoặc đã tiêm
nhưng chưa đủ liều gây miễn dịch. Nguyên nhân mắc bệnh là
do trực khuẩn lao sống trong thiên nhiên, trong đờm người
lao phổi mà chị em hít phải. Ngoài ra, các em tiếp cận thường
xuyên với người bị lao phổi.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Biểu hiện lao sơ nhiễm xuất hiện từ từ, vài tuần đến vài tháng
sau khi tiếp cận với trực lao. Phần lớn lao sơ nhiễm có tính
chất kín đáo. Bệnh nhi bị sốt về chiều tối, ra mồ hôi đêm,
chán ăn, gầy sút, mệt mỏi, ho khan nhẹ, học tập sút kém. Thể
này khó phát hiện, chỉ có chụp X-quang và phản ứng dưới da
giúp phát hiện. Biểu hiện rầm rộ khi bệnh nhi sốt cao, nhiệt
độ 39 độ C, kéo dài hàng tuần, sụt cân hay đôi khi có biểu
hiện của viêm phế quản thông thường.
Tuổi bệnh nhân càng nhỏ lao sơ nhiễm càng nặng. Bệnh
thường gây biến chứng như rối loạn thông khí do hạch viêm


đè vào phế quản gẫy giãn phế nang, xẹp phổi, viêm phổi,
ngạt thở… Điều trị tại cơ sở chuyên khoa lao. Dự phòng là
tiêm đủ liều văcxin BCG, tránh tiếp xúc với người bị bệnh.

×