SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
59
PHẦN I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Đối tượng cây trồng
Cây cà chua (Lycopersicon esculentum Mill). Tên tiếng Anh: Tomato
Cây dưa chuột (Cucumis sativus L.). Tên tiếng Anh: Cucumber
Cây ớt cay (Capsici Annum). Tên tiếng Anh: Chilli/hot chilli
Cây lặc lày (Cardiopteris quinqueloba Hassk). Tên tiếng Anh: Snake gourd
Cây mướp (Luffa cylindrica). Tên tiếng Anh: Gourd loofah.
1.2. Phạm vi áp dụng
Quy trình này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân trồng rau ăn quả (cà
chua, dưa chuột, ớt cay, lặc lày, mướp) thuộc vùng quy hoạch sản xuất rau an
toàn do cấp có thẩm quyền phê duyệt thích ứng với BĐKH.
1.3. Căn cứ xây dựng qui trình
- Quy trình sản xuất cà chua, dưa chuột theo tiêu chuẩn VietGAP do Bộ
Nông nghiệp và PTNT ban hành theo Quyết định số 369/QĐ-TT-CLT ngày
28/9/2009. Quy trình sản xuất cà chua, dưa chuột cơng nghệ cao, Quy trình
sản xuất cà chua, dưa chuột, ớt cay, mướp hương, lặc lày theo VietGAP, Quy
trình sản xuất cà chua ghép trên gốc cà tím, Quy trình sản xuất cà chua ghép
trên gốc cà chua do Viện Nghiên cứu Rau quả tái bản năm 2020.
- Kết quả khảo sát, đánh giá các mơ hình thực hành nơng nghiệp thích
ứng với BĐKH trên cây rau ăn quả ở Việt Nam và các mơ hình sản xuất rau thích
ứng với BĐKH thuộc Hợp phần 3 (Cải thiện nơng nghiệp có tưới, WB 7) tại các
tỉnh Hà Giang, Phú Thọ, Hồ Bình, Thanh Hoá, Hà Tĩnh và Quảng Trị.
60
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
PHẦN II. HƯỚNG DẪN GÓI KỸ THUẬT CANH TÁC
MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ
(CÀ CHUA, DƯA CHUỘT, ỚT CAY, LẶC LÀY, MƯỚP)
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2.1. Hướng dẫn thiết kế vùng canh tác cây trồng thích ứng với BĐKH
2.1.1. Chọn đất, vùng trồng
Vùng sản xuất phù hợp với quy hoạch của địa phương; đảm bảo tiêu chí
sản xuất rau an tồn theo tiêu chuẩn VietGAP. Đất khơng bị ảnh hưởng của
các tác nhân như nước thải thành phố, nước thải bệnh viện, công nghiệp, bụi
công nghiệp... mối nguy gây ô nhiễm lên các loại rau. Vùng sản xuất rau cần
đảm bảo có hệ thống tưới, tiêu nước thuận tiện.
Đất trồng tốt nhất là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, giàu mùn
và chất dinh dưỡng, chủ động tưới, tiêu; hàm lượng kim loại nặng trong đất
không vượt mức tối đa cho phép.
Để ứng phó với BĐKH, trong sản xuất hàng hố quy mơ lớn nên dùng
màng phủ nông nghiệp che phủ mặt luống để giữ ẩm, hạn chế cỏ dại, hạn
chế sự bốc hơi nước, phân bón tiết kiệm nước tưới. Nên sử dụng hệ thống
tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân để tiết kiệm nước tưới, phân bón và cơng lao
động... với những vùng khó khăn về nước tưới hoặc đơn vị sản xuất có điều
kiện về tài chính.
Những vùng gặp điều kiện khó khăn về đất đai, nước tưới, những doanh
nghiệp, hộ nông dân có điều kiện nên sản xuất một số loại rau có giá trị kinh tế
cao (cà chua, dưa chuột) trong nhà màng theo cách trồng trên bầu giá thể (với
những vùng đất xấu, đất bị ô nhiễm) hoặc trồng trực tiếp dưới đất. Sử dụng hệ
thống tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân.
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
61
2.1.2. Yêu cầu về nước tưới
Vì trong rau ăn quả chứa 90% nước nên nước tưới ảnh hưởng trực tiếp
tới chất lượng sản phẩm, nước dùng tưới rau cần phải đạt tiêu chuẩn quy
định sản xuất rau an tồn, vì vậy nguồn nước tưới lấy từ nước mặt (ao, hồ,
sông) hoặc nước ngầm (giếng khoan, giếng đào) cần phải kiểm tra xử lý đạt
tiêu chuẩn chất lượng. Tuyệt đối không dùng trực tiếp nước thải từ khu công
nghiệp, thành phố, bệnh viện, khu dân cư, nước ao mương tù đọng.
2.1.3. Hướng dẫn chuẩn bị nhà trồng cây (Áp dụng cho sản xuất rau theo
công nghệ cao, sản xuất trái vụ trong nhà shefter - vòm cao)
Thường áp dụng cho sản xuất các loại rau cao cấp, rau có giá trị và hiệu
quả kinh tế cao. Công nghệ áp dụng trong sản xuất ưu tiên sản xuất theo
hướng công nghệ cao, sản xuất rau trên túi bầu, giá thể và tưới tiết kiệm kết
hợp với bón phân. Trong 5 loại rau ăn quả nêu trên, cà chua, dưa chuột được
ưu tiên lựa chọn áp dụng.
Ưu nhược điểm của sản xuất rau trong nhà màng/nhà lưới:
Ưu điểm: Sản xuất rau trong nhà lưới mang nhiều lợi ích so với phương
pháp trồng thơng dụng ngồi đồng đó là: Khắc phục sự bất lợi của thời tiết
như nắng, mưa, sương muối, lạnh… Vì vậy có thể tổ chức sản xuất quanh
năm, rải vụ theo kế hoạch và nhu cầu thị trường. Ngăn chặn sự xâm nhập
của một số loại côn trùng, bệnh hại nên ít cần sử dụng thuốc trừ sâu độc hại,
hoặc chỉ dùng một lượng rất nhỏ ở giai đoạn nhất định, nâng cao chất lượng
sản phẩm đặc biệt an toàn vệ sinh thực phẩm. Canh tác thuận lợi giảm chi
phí cơng lao động.
Nhược điểm: Chi phí đầu tư ban đầu cao, cần có kinh nghiệm trong q
trình sản xuất.
Có 2 loại nhà có mái che có thể sử dụng trong sản xuất các loại rau ăn quả:
(1) Nhà màng (nhà lưới):
Tùy theo điều kiện, kinh phí có thể lựa chọn thiết kế nhà lưới cho phù hợp
với nhu cầu sản xuất của từng loại cây, từng công nghệ áp dụng.
62
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Có thể sản xuất rau cơng nghệ cao trên túi bầu giá thể hoặc trồng trực
tiếp trên đất sử dụng màng phủ nông nghiệp. Sử dụng hệ thống tưới nhỏ
giọt kết hợp bón phân. Với sản xuất trên túi bầu giá thể sử dụng hệ thống
tưới nhỏ giọt mũi tên. Trồng trực tiếp trên đất có thể sử dụng cả hai dạng mũi
tên hoặc dây tưới nhỏ giọt.
Nhà lưới sản xuất rau theo hướng công nghệ cao
(2) Nhà shefter (nhà vòm che cao):
Áp dụng cho sản xuất cà chua, dưa chuột, đặc biệt trong điều kiện trái vụ:
Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân.
Nhà shefter - nhà vòm che cao sản xuất rau ăn quả
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
63
2.1.3.1. Yêu cầu nhà trồng cây
Nhà trồng cây thường là nhà màng được xây dựng trên vùng đất cao ráo,
có hệ thống thoát nước tốt. Để cung cấp ánh sáng tốt nhất, nhà màng cần
xây dựng theo hướng Đông Tây. Trong nhà nền đất được san phẳng, đầm lèn
chặt, láng nền và phủ bạt đảm bảo được môi trường sạch và vệ sinh.
Nên lắp hệ thống quạt thơng gió trong nhà giúp mơi trường trong nhà
được thơng thống.
Lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân tự động.
Lắp đặt hệ thống giàn treo cây, móc kẹp cây… đảm bảo cho cây leo giàn.
2.1.3.2. Xử lý nhà trồng cây
Nhà lưới được quét dọn sạch nền, xử lý vôi bột khử trùng, có quạt gió để
thơng thống khí. Đường ống dẫn nước tưới và phân bón cũng được làm
sạch, các vịi phun được kiểm tra, khơng bị ngẹt.
Dùng 4 kg Chorin pha với 200 lít nước phun khắp trong nhà trồng để sát
khuẩn trước khi trồng 3 - 5 ngày.
Nếu là nhà kín, kéo hết rèm che kín xung quanh, làm tăng nhiệt độ để
khử trùng trong thời gian ít nhất 30 ngày.
Ở xung quanh bên ngoài nhà lưới: Phun Aldrin để trừ kiến và côn trùng.
2.2. Hướng dẫn thực hiện gói kỹ thuật canh tác thích ứng với BĐKH
2.2.1. Giống và sản xuất cây giống
2.2.1.1. Giống
Lựa chọn giống phù hợp với vùng sinh thái, vụ sản xuất và yêu cầu thị
trường. Hạt giống có nguồn gốc rõ ràng; chất lượng hạt giống đạt tiêu chuẩn
theo quy chuẩn của từng loại giống.
Để sản xuất thích ứng với BĐKH, ưu tiên sử dụng các giống kháng bệnh,
giống chịu nhiệt, chịu lạnh, chống chịu hạn, giống chịu ngập úng, giống ngắn
ngày để phục vụ sản xuất trong điều kiện bất lợi và sản xuất trái vụ.
64
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Với cà chua ngoài các loại giống trên ưu tiên sử dụng cây giống gốc ghép
kháng bệnh (Ghép cà chua trên gốc cà chua hoặc ghép cà chua trên gốc cà
tím). Sử dụng cây giống gốc ghép có một số ưu điểm nổi bật sau:
Kháng được bệnh héo xanh vi khuẩn, do vậy có thể sản xuất cà chua
ở những vùng đất bị nhiễm bệnh này mà cà chua không ghép không sản
xuất được.
Sử dụng cây giống gốc ghép giúp cây sinh trưởng phát triển khoẻ, kéo
dài thời gian thu hoạch, năng suất đạt cao hơn.
Sử dụng cây giống cà chua ghép giúp cải thiện chất lượng quả rõ rệt, quả
chắc hơn, màu sắc quả đẹp hơn, hàm lượng chất khơ hồ tan tăng hơn hẳn
cà chua khơng ghép, quả bảo quản được lâu hơn.
Đặc biệt sử dụng cây giống cà chua ghép trên gốc cà tím có thể trồng
được ở những vùng trũng thấp hay bị ngập úng, do vậy sử dụng cây gốc
ghép đang rất được người sản xuất cà chua trên cả nước quan tâm nhất là
sử dụng cho sản xuất cà chua trái vụ, thích ứng với BĐKH trên nhiều phương
diện đang xảy ra hiện nay.
Tương tự như sử dụng cây giống gốc ghép cho cà chua, sản xuất dưa
chuột, ớt cay bằng cây giống gốc ghép cũng đang được Viện Nghiên cứu Rau
quả nghiên cứu và thử nghiệm phát triển ngoài sản xuất.
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
65
Bảng 3. Một số loại giống chủ yếu đang được áp dụng trong sản xuất
TT
Loại rau
Giống
- Một số giống có năng suất cao, chất lượng tốt, đặc biệt giống có khả năng
chịu nhiệt, chống bệnh virus xoăn vàng lá cà chua hiện đang được sử dụng
nhiều trong sản xuất gồm: Savior, Anna, Chanoka, Tre Việt, VL3500,...
- Các giống trồng trong nhà lưới, nhà vòm cao như Dufour, Atiza...
1
Cà chua
- Sử dụng cây giống gốc ghép: Ghép trên gốc cà tím để trồng trái vụ ở các
tỉnh đồng bằng sông Hồng, ghép trên gốc cà chua để trồng chính vụ ở các
tỉnh đồng bằng sông Hồng và trồng quanh năm ở vùng chuyên canh cây
cà chua để phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn.
Lượng hạt giống: 3 - 5 g/sào BB (khoảng 200 - 300 g/ha).
Trong nhà lưới 22.000 - 25.000 hạt/ha.
- Giống CUC 71 của Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam, giống GL1-9 của
Viện Nghiên cứu Rau quả, giống PC5 của Viện Cây lương thực - Cây thực
phẩm, các giống nhập nội từ Hàn Quốc và các nước khác.
2
Dưa chuột
- Giống sản xuất trong nhà lưới, nhà vòm cao: Sử dụng các giống nhập nội
từ Hà Lan như Mini Khassib RZ...
Lượng hạt giống: 10 - 15 g/sào B (khoảng 700 - 1.000 g/ha).
Trong nhà lưới 22.000 - 25.000 hạt/ha
- Một số giống ớt cay hiện nay được thương mại bởi các cơng ty và các tập
đồn như Hai mũi tên đỏ, Seminis, Chánh Nơng,...
3
Ớt cay
- Nhóm các giống ớt chỉ địa: Red Chilli, Hot Chilli, Lai số 20, GL1-10,
GL1-12…
- Nhóm các giống ớt chỉ thiên: HMT 95, HMT 97, Hồn Hảo 999, GM40,
GL1-6, GL1-18…
4
Lặc lày
5
Mướp
66
Giống Rado 248 của Cơng ty Hạt giống Rạng Đông, Glory 01 của Tân Lộc
Phát, Quý tị 03 của Phú Điền…
Các giống đang trồng phổ biện ngoài sản xuất là VA16, Melo 59.
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2.2.1.2. Sản xuất cây giống
Đây cũng là giải pháp giúp ứng phó với BĐKH. Việc sản xuất rau thương
phẩm từ cây giống có những ưu điểm sau:
- Đảm bảo mật độ trồng cũng như độ đồng đều của cây giống tốt hơn so
với gieo hạt trực tiếp trên luống.
- Rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây vì đã có thời gian trong vườn
ươm từ 15 - 30 ngày.
- Tiết kiệm cơng chăm sóc ban đầu so với trồng trực tiếp từ hạt ngồi đồng.
- Tiết kiệm chi phí về thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hạt giống…, dẫn
tới chi phí đầu tư cho sản xuất giảm.
Trong sản xuất cây con giống rau, sản xuất cây con giống trong khay bầu,
giá thể có nhiều ưu điểm hơn so với sản xuất cây con giống bằng cách gieo hạt
trực tiếp trên luống gieo hạt, thể hiện ở một số điểm sau:
- Tỷ lệ cây con đồng đều, tỷ lệ sống cao, cây khỏe, cây có đủ cả bầu đất,
khơng bị đứt rễ, thời gian phục hồi sau trồng nhanh hơn nên sinh trưởng
phát triển tốt hơn, có thể rút ngắn thời gian chăm sóc 5 - 7 ngày do khơng
mất thời gian cây bén rễ hồi xanh như với phương pháp gieo hạt, nhổ và
trồng lại.
- Có khả năng điều chỉnh sinh trưởng phát triển.
- Tiết kiệm được hạt giống, cây con sinh trưởng khỏe và đồng đều, số cây
đạt tiêu chuẩn xuất vườn cao.
Yêu cầu vườn ươm cây giống:
Vườn ươm chọn nơi khô ráo, đủ ánh sáng, chủ động chăm sóc và tưới
nước. Để thích ứng với BĐKH tốt nhất là ươm cây trong nhà màng, vịm che
có lưới đen để che nắng khi cần thiết.
Có 2 cách gieo hạt trong vườn ươm: Gieo trên khay bầu giá thể và gieo
trực tiếp xuống đất trên luống gieo hạt.
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
67
(1) Kỹ thuật sản xuất cây giống trên khay bầu giá thể
Một số loại khay gieo hạt
Chuẩn bị giá thể
Đóng bầu bằng máy
Đóng bầu bằng tay
Sử dụng giá thể để sản xuất cây giống rau bằng khay bầu, trong nhà lưới
giúp chủ động thời vụ trồng, tránh được thời tiết bất lợi, tiết kiệm hạt giống,
hạn chế cơng chăm sóc, hạn chế sự rủi ro do sâu bệnh hại, cây con khỏe
mạnh, bộ rễ nhổ đem trồng không bị tổn thương nên rút ngắn được 5 - 7
ngày cho thời kỳ bén rễ, hồi xanh, rút ngắn được chu kỳ mùa vụ làm tăng
vòng quay của đất. Gieo hạt bằng cơng nghệ tiên tiến này sẽ tiết kiệm được
chi phí, tỷ lệ cây giống xuất vườn cao nên giá thành cây giống hạ và mang lại
thu nhập cao cho người sản xuất.
Để tiết kiệm hạt giống, cơng chăm sóc cây giai đoạn đầu và tăng độ đồng
đều của cây, nên sản xuất cây giống các loại rau nói trên trong khay xốp hoặc
khay nhựa có kích thước 60 x 45 cm với số lượng 72 - 84 hốc/khay, trên khay
có các lỗ bầu, đường kính 3,0 - 4,0 cm.
Giá thể đóng bầu là hỗn hợp của một số vật liệu chính gồm: xơ dừa 30%,
phân chuồng mục 30 %, đất 40%, phân lân 2 - 3 kg/tấn giá thể và vôi 5 - 6 kg/tấn
giá thể. Cho đầy giá thể vào khay và nén nhẹ.
68
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Gieo mỗi hốc 1 hạt sâu khoảng 0,5 cm. Gieo hết khay dùng chính lớp giá
thể đã chuẩn bị phủ một lớp mỏng trên bề mặt của hạt. Cần đảm bảo khay
gieo hạt được che tối đến khi hạt mọc mầm bằng cách phủ rơm rạ khô chặt
ngắn, giấy báo, trấu cũ tùy quy mô sản xuất. Che lưới đen trong điều kiện
mùa hè, nắng, nóng, nhiệt độ cao đảm bảo cho cây nảy mầm, sinh trưởng
phát triển thuận lợi.
Không nên để khay trực tiếp lên mặt đất, để khay trên giàn cao 20 - 80 cm
tùy điều kiện. Để khay ở nơi khơ thống, nhiều ánh sáng mặt trời.
Khay đã ươm hạt giống phải được giữ ẩm thường xuyên (70 - 80%), đặc
biệt giai đoạn đầu khi mới gieo hạt.
Trước khi mang cây con ra trồng từ 3 - 5 ngày nên hạn chế nước tưới để
luyện cây (đối với cà chua, ớt cay, lặc lày).
Sản xuất cây giống trên khay bầu giá thể trong nhà lưới và nhà vòm
(2) Kỹ thuật sản xuất cây giống trên luống gieo hạt (Áp dụng với cây cà chua,
ớt cay)
- Chọn đất nơi cao ráo, chủ động tưới tiêu. Làm đất kỹ, lên luống rộng
0,8 - 1,0 m, cao 30 cm, có rãnh rộng 30 cm để thoát nước; nên phủ trên mặt
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
69
luống một lớp dầy 2 cm hỗn hợp phân hữu cơ hoai mục: đất bột (tỷ lệ 1:1).
Nên dùng vòm che thấp trong sản xuất cây con giống.
Lượng hạt giống cho 1000 m2 vườn ươm là 0,5 - 0,7 kg tương đương 0,5
- 0,7 g/m2.
Cách gieo:
- Gieo vãi: Chia lượng hạt làm 2 phần, gieo 2 lượt để hạt phân bố đều trên
mặt luống. Gieo xong rắc một lớp đất mỏng phủ kín hạt. Dùng rơm rạ chặt
ngắn hoặc trấu cũ phủ một lớp mỏng kín mặt luống.
- Gieo hàng với khoảng cách: hàng x hàng 4 - 6 cm, cây x cây 4 - 6 cm. Có
thể dùng bàn đục lỗ để thao tác nhanh và đều hơn. Gieo xong phủ một lớp
đất mỏng để lấp kín hạt. Các bước tiếp theo làm như phương pháp gieo vãi.
Gieo trên luống đất dưới vòm che thấp
Gieo trên luống đất trong nhà vịm
Kỹ thuật chăm sóc cây giống
- Tưới nước: Sử dụng nước sạch tưới cho cây con trong vườn ươm. Thường
xuyên giữ ẩm cho cây. Trước khi nhổ xuất vườn 3 - 4 ngày ngừng tưới để luyện
cây con. Tưới ẩm trước khi nhổ cây con 3 - 4 giờ để cây không bị đứt rễ.
- Nếu cây sinh trưởng kém nên bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách
hòa loãng đạm urê với nồng độ 0,5% để tưới cho cây con.
70
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
- Tỉa định cây: Khi cây con được 2 lá thật tiến hành tỉa định cây đảm bảo
cây cách cây 4 - 6 cm; loại bỏ cây xấu, bị sâu bệnh.
- Phun thuốc phịng trừ sâu bệnh khi cây có 2 lá thật, chủ yếu phòng
bệnh lở cổ rễ, chết thắt cây con, bệnh đốm nâu.
- Hạn chế tưới nước khoảng 3 - 5 ngày trước khi xuất vườn để luyện cây.
- Tưới nước đẫm trước khi nhổ 1 giờ.
- Nên nhổ cây vào sáng sớm hay chiều mát, tránh dập nát.
Tiêu chuẩn cây giống
• Với cây cà chua: Thân cứng, mập, khoảng cách các lá ngắn, không bị
sâu bệnh hại; tuổi cây con trong vụ đông khoảng 25 - 30 ngày, vụ xuân hè
khoảng 20 - 25 ngày, tương đương với 4 - 5 lá thật. Với cây cà chua ghép yêu
cầu mắt ghép liền.
• Với cây ớt cay: Thân cứng, mập, khoảng cách các lá ngắn, không bị sâu
bệnh hại, cây có 5 - 6 lá thật (tương đương 30 - 35 ngày sau gieo).
• Với cây dưa chuột: Cây phải đồng đều, bắt đầu ra lá thật hoặc được
1 lá thật, cây mập, khỏe và sạch sâu bệnh, tương đương 7 - 10 ngày sau gieo.
• Với cây mướp: Cây mập, khỏe và sạch sâu bệnh, có 3 - 4 lá thật tương
đương sau gieo khoảng 15 - 20 ngày.
• Với cây lặc lày: Cây mập, khỏe và sạch sâu bệnh, có 3 - 4 lá thật tương
đương sau gieo khoảng 15 - 20 ngày.
2.2.2. Sản xuất rau thương phẩm
2.2.2.1. Thời vụ
Với mỗi loại rau yêu cầu điều kiện ngoại cảnh khác nhau do vậy thời vụ
trồng khơng giống nhau. Thời vụ trồng thích hợp giúp cây sinh trưởng phát
triển thuận lợi, sâu bệnh hại ít, năng suất và chất lượng cao, tuy nhiên giá bán
không cao. Hiện nay với nhiều tiến bộ kỹ thuật tiên tiến được áp dụng, đặc
biệt là tiến bộ kỹ thuật về giống, tiến bộ kỹ thuật về canh tác giúp rau có thể
sản xuất quanh năm và nhất là sản xuất trái vụ mang lại hiệu quả rất cao cho
người sản xuất.
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
71
Bảng 4. Thời vụ sản xuất các loại rau
TT
Loại rau
Thời vụ trồng
Cà chua
- Vụ thu đông (sớm): Gieo cuối tháng 7 đầu tháng 8, trồng tháng 8, tháng 9.
- Vụ đơng xn (chính vụ): Gieo cuối tháng 9 đầu tháng 10, trồng tháng 10.
- Vụ xuân hè (muộn): Gieo tháng 1 trồng cuối tháng 1 đầu tháng 2.
Ở những vùng có khí hậu mát mẻ như Lâm Đồng, Mộc Châu-Sơn La,
Sa Pa-Lào Cai, cà chua có thể trồng quanh năm.
Dưa chuột
Dưa chuột có thể trồng nhiều vụ trong năm tùy theo đặc điểm khí hậu từng
vùng, nhưng trồng tập trung chủ yếu trong 2 vụ chính sau:
- Vụ xuân hè: Gieo hạt giữa tháng 2 đến giữa tháng 3, thu hoạch từ trung
tuần tháng 4 đến hết tháng 5.
- Vụ thu đông: Gieo hạt từ đầu tháng 9 đến đầu tháng 10, thu hoạch tháng
11 - 12.
Riêng các tỉnh phía Nam, thời vụ trồng rộng hơn, có thể gieo từ tháng 9 đến
tháng 11, thu hoạch hết tháng 1 năm sau.
Hiện nay với TBKT về giống, dưa chuột có thể trồng ở khung thời vụ rộng
hơn. Đặc biệt sản xuất trong nhà lưới có thể sản xuất gần như quanh năm
với các giống chịu nóng, chịu lạnh cao.
3
Ớt cay
Ớt cay có thể được trồng quanh năm, tuy nhiên để sản xuất hàng hố ớt có
thể được trồng 2 vụ chính
- Vụ thu đông: Gieo tháng 7 - tháng 8, trồng tháng 8 - tháng 9.
- Vụ xuân hè: Gieo tháng 12 - tháng 1, trồng tháng 1 - tháng 2.
4
Lặc lày
Một số vùng có thể trồng lặc lày quanh năm. Miền Bắc trồng từ tháng 10
đến tháng 12 hàng năm, bắt đầu thu hoạch vào tháng 3, tháng 4 năm sau.
Mướp
- Các tỉnh của miền Bắc có thể gieo trồng từ đầu tháng 3 đến đầu tháng 9.
Tuy nhiên có 2 mùa vụ chính cho năng suất cao đó là:
+ Xuân hè: Gieo hạt từ đầu tháng 3 đến đầu tháng 4.
+ Vụ đông: Gieo hạt từ đầu tháng 9 đến giữa tháng 10.
- Các tỉnh miền Nam có thể gieo trồng mướp quanh năm.
1
2
5
72
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2.2.2.2. Chuẩn bị đất và cải tạo đất
(1) Hướng dẫn biện pháp quản lý và cải tạo đất
Đất là môi trường sống quan trọng để cây rau sinh trưởng và phát triển.
Hiện nay, dưới tác động của BĐKH như: mưa to, mưa nhiều sẽ làm xói mịn,
rửa trơi lượng đất màu và dinh dưỡng khá lớn, đối với vùng đất cao, đất đồi
còn làm sạt lở đất nghiêm trọng; nhiệt độ cao, nắng nóng, hạn hán kéo dài làm
cho thay đổi thành phần lý, hóa tính của đất ảnh hưởng đối với sinh trưởng,
phát triển của cây rau ăn quả. Do đó, việc quản lý, bảo vệ và bồi dục đất có vai
trị rất quan trọng nhằm đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt, cho năng suất, chất
lượng sản phẩm cao và bảo vệ mơi trường sản xuất an tồn, bền vững.
Để quản lý, bảo vệ và bồi dục tốt đất trồng rau trong điều kiện BĐKH cần
phải thực hiện tốt một số hướng dẫn sau:
• Chống xói mịn, rửa trôi đất và dinh dưỡng: Luống trồng rau cần phải
được che phủ mặt luống bằng màng phủ nông nghiệp, các vật liệu che phủ
hữu cơ có sẵn như rơm rạ khơ, vỏ trấu, vỏ lạc….
• Giảm thiểu các nguy cơ ô nhiễm do trang thiết bị, máy móc: Các loại nhiên
liệu, xăng, dầu và hoá chất của các thiết bị máy móc như: máy làm đất, máy bơm
nước, dụng cụ phun dinh dưỡng, thuốc bảo vệ thực vật... rất dễ bị rị rỉ và có tác
hại cho nguồn đất canh tác rau. Do vậy, trước khi sử dụng các loại thiết bị máy
móc này cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng nhất là các bộ phận chứa dầu, mỡ, hóa
chất để đảm bảo khơng có sự rị rỉ khi vận hành.
• Bồi dục cho đất canh tác: Hiện nay trong sản xuất rau, việc lạm dụng sử
dụng phân bón vơ cơ, ít hoặc khơng sử dụng phân bón hữu cơ, lạm dụng sử
dụng hóa chất bảo vệ cây trồng, thuốc diệt cỏ nên đã làm cho đất trở nên
chai cứng, phá vỡ kết cấu đất khi các vi sinh vật, các loại sinh vật hữu cơ gắn
kết tế bào đất bị tiêu diệt, kết cấu đất bị phá vỡ, khi mưa to, mưa kéo dài làm
cho đất bị rửa trôi nhanh. Do vậy, việc bồi dục cho đất canh tác rau phải được
làm thường xuyên, trong mỗi vụ sản xuất như: Tăng cường sử dụng phân
bón hữu cơ, hạn chế lượng phân bón vơ cơ, bón phân cân đối, sử dụng các
loại phân nhả chậm, phân chậm tan, bổ sung các chế phẩm vi sinh, bổ sung
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
73
các loại phân bón trung lượng, vi lượng để cải tạo đất, làm cho đất giàu dinh
dưỡng giúp cây rau sinh trưởng khỏe ứng phó tốt với tác động của BĐKH.
(2) Hướng dẫn kỹ thuật làm đất
Chọn chân đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, độ pH 6 - 6,5, đất trồng khơng bị
ơ nhiễm và có nguồn nước tưới, tiêu tốt, giao thông thuận tiện.
Đất được cày bừa kỹ sâu 20 - 30 cm, phơi ải 10 - 15 ngày, làm sạch cỏ, lên
luống rộng 1,4 - 1,5 m cả rãnh. Chiều cao luống tùy thuộc vào mùa vụ: Mùa
mưa luống cao 25 - 30 cm, mùa khô luống cao 20 - 25 cm, để rãnh rộng 30 cm.
Với điều kiện mưa nhiều, lên luống cao, mui rùa để hạn chế úng nước cho cây.
Các vùng đất chua hoặc không bón vơi thường xun thì cần bón 500 kg
vơi bột cho 1 héc-ta.
Nên phủ mặt luống bằng plastic ánh bạc hoặc rơm rạ để hạn chế cỏ dại
và giữ ẩm, tránh thất thốt phân bón.
2.2.2.3. Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây
Có thể trồng 2 hàng/luống hoặc 1 hàng/luống. Nếu trồng 1 hàng thì
trống ở giữa luống sau đó cho cây bắt sang 2 bên giàn như trồng 2 hàng bình
thường. Trồng 1 hàng/luống đặc biệt thích hợp khi sử dụng hệ thống tưới
nhỏ giọt kết hợp với bón phân, tiết kiệm chi phí cơng lao động và phân bón
đồng thời tiết kiệm chi phí dây tưới.
Chuẩn bị đất trồng
74
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mật độ, khoảng cách trồng
Bảng 5. Mật độ, khoảng cách trồng một số loại rau ăn quả
TT
Loại rau
Mật độ khoảng cách trồng
1
Cà chua
- Cà chua vô hạn: Trồng 2 hàng/luống: Cây cách cây 50 cm, hàng cách hàng
70 cm, mật độ 28.000 cây/ha; Trồng 1 hàng/luống: Cây cách cây 25 - 30 cm,
hàng cách hàng 140 cm, mật độ khoảng 24.000 - 28.000 cây/ha.
- Cà chua bán hữu hạn: Trồng 2 hàng/luống: Cây cách cây 45 cm, hàng
cách hàng 70 cm, mật độ 30.000 - 32.000 cây/ha; Trồng 1 hàng/luống:
Cây cách cây 25 cm, hàng cách hàng 140 cm. Mật độ khoảng 28.000
cây/ha
- Cà chua hữu hạn. Trồng 2 hàng/luống: Cây cách cây 40 - 45 cm, hàng
cách hàng 60 - 70 cm, mật độ trồng khoảng 32.000 - 35.000 cây/ha.
2
Dưa chuột
Trồng 2 hàng/luống, cây cách cây 40 - 45 cm, hàng cách hàng 60 - 70 cm,
mật độ trồng 32.000 - 35.000 cây/ha.
3
Ớt cay
Trồng 2 hàng/luống, cây cách cây 45 - 50 cm hàng cách hàng 70 cm. Mật
độ trồng khoảng 28.000 - 32.000 cây/ha.
Lặc lày
- Cách 1: Trồng 1 hàng trên luống với khoảng cách cây x cây: 80 - 100
cm, hàng cách hàng 1,0 - 1,2 m, mật độ 13.000 - 16.000 cây/ha (dàn
chữ A có chăng lưới).
- Cách 2: Dàn hình vng cây x cây 40 cm - 50 cm, lên luống rộng
2,0 - 2,5 m, trồng 2 hàng/luống, mật độ 13.000 - 16.000 cây/ha.
Mướp
- Trồng 2 hàng: Khoảng cách trồng 100 cm x 130 cm, mật độ 7.000 8.000 cây/ha.
- Trồng hàng đơn lên luống cao 25 - 30 cm, rộng 3 m. Khoảng cách trồng
70 cm x 300 cm, mật độ trồng 5.000 cây/ha
- Gieo 2 hạt/hốc, nên để mầm hạt quay xuống dưới đất ở độ sâu 1,0 - 1,5
cm, phủ lên trên hạt 1 lớp trấu, rơm rạ băm nhỏ hoặc mùn mỏng. Khi cây
mọc được 2 lá thật tỉa chỉ để 1 cây/hốc.
4
5
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
75
Xử lý cây giống trước khi trồng
Cần xử lý cây giống trước khi trồng bằng cách phun thuốc Mancozeb
80WP nồng độ 0,25 - 0,30% trên toàn bộ cây hoặc nhúng cả khay (hoặc rễ
cây) vào nước chứa dung dịch thuốc 1 - 2 phút để xử lý mầm bệnh ở rễ.
Kỹ thuật trồng
Trồng cây được tiến hành vào các buổi chiều mát.
Khi cây giống đạt tiêu chuẩn 4 - 5 lá thật (sau gieo
25 - 30 ngày) (cà chua, ớt cay). Các loại rau họ Bầu
bí (dưa chuột khi cây có 1 lá thật, sau gieo 7 - 10
ngày; mướp hương, lặc lày khi cây giống có 3 - 4 lá
thật, sau gieo 15 - 20 ngày) có thể mang trồng được.
Vườn ươm được tưới đủ ẩm trước khi mang cây đi
trồng 8 - 12 giờ.
Với cây gieo trực tiếp trên luống gieo hạt: Dùng dầm bới nhẹ hốc trồng
cây sâu khoảng 3 - 5 cm, đặt cây con giống vào lấp đất và ấn nhẹ.
Với cây gieo trong khay bầu: Nhấc nhẹ bầu cây ra khỏi khay và rải đều cây
theo khoảng cách quy định. Dùng dầm bới nhẹ hốc trồng cây sâu khoảng
3 - 5 cm. Lấp kín bầu cây và ấn nhẹ. Sau khi trồng tưới nhẹ cho thấm đất và
giúp cho chặt gốc.
Với dưa chuột, mướp, lặc lày ngồi trồng bằng cây giống có thể gieo trực
tiếp. Sau khi làm đất, lên luống gieo hạt trực tiếp vào hốc theo khoảng cách
trồng đã định, hạt gieo sâu khoảng 1 - 2 cm lấp kín hạt. Nếu đất khô cần tưới
ẩm trước khi gieo hạt
Sau trồng hoặc gieo hạt tưới đủ ẩm cho cây, ngày tưới 1 - 2 lần tùy thuộc
vào tình hình thời tiết, khi dùng cây trong khay bầu cây sẽ không bị chột và
phát triển nhanh hơn.
Phủ luống
bằng màng phủ nơng nghiệp
76
Cắm chối
khi trồng cà chua ghép
Phủ rơm
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2.2.2.4. Phân bón và chất phụ gia
- Chỉ sử dụng các loại phân bón và chất phụ gia có trong Danh mục phân
bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam; ưu tiên lựa chọn
các loại phân hữu cơ đã qua xử lý hoai mục, phân hữu cơ vi sinh.
- Không sử dụng các loại phân có nguy cơ ơ nhiễm cao như: phân bắc,
phân chuồng tươi, nước giải, rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp chưa
qua xử lý (ủ hoai mục) để bón trực tiếp cho cây.
- Lượng bón và phương pháp bón: Tùy vào vùng sản xuất, giống và thời
vụ: Cụ thể với một số cây rau ăn quả
Cây cà chua:
- Lượng phân bón tính cho 1 ha như sau:
Bón thúc (ngày sau trồng)
Loại phân ĐV tính Lượng bón Bón lót
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 4
Lần 5
(10 - 14) (30 - 35) (50 - 55) (75 - 80) (90 - 100)
Phân chuồng
Tấn
25 - 30
25 - 30
-
-
-
-
N
kg
150
20
20
30
30
30
P2O5
kg
100
70
20
10
-
-
K2O
kg
150
20
30
40
40
20
Vơi bột
kg
500
500
-
-
-
-
-
20
Lượng phân ngun chất có thể quy đổi dưới dạng phân tổng hợp như NPK 13-13-13+TE,
NPK 20-20-20+TE, NPK 17-9-27+TE và các loại phân bón khác.
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
77
- Nếu khơng có phân chuồng có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học theo
hướng dẫn của đơn vị sản xuất.
- Cách bón:
+ Bón lót theo rạch trồng, đảo đều phân với đất, lấp kín phân.
+ Bón thúc: Chia làm 5 lần. Hồ nước tưới hoặc bón theo hốc cách gốc
cây 10 cm. Sau bón lấp kín phân, tưới nước đủ ẩm để hoà tan phân.
Nếu sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt nên dùng loại phân chuyên dụng
cho từng thời kỳ như phân NPK 28-10-10+TE cho giai đoạn đầu đến khi cây
ra quả non, NPK 20-20-20+TE hoặc NPK 17-9-27 +TE cho giai đoạn cây phát
triển quả đến khi thu hoạch.
Bón bổ sung hoặc phun bổ sung các loại phân bón lá, phân vi lượng đặc
biệt là borát sau khi cây hồi xanh đến trước khi thu hoạch để cây sinh trưởng
phát triển tốt hơn.
Ngồi biện pháp bón vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh
dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng của hãng
sản xuất.
Ghi chú: Với sản xuất cà chua ghép cần bón bổ sung phân bón do cây sinh
trưởng khoẻ và thời gian sinh trưởng kéo dài hơn.
Với sản xuất công nghệ cao cần sử dụng các loại phân chuyên dụng, phân
hòa tan cho hệ thống tưới nhỏ giọt, lượng phân bón với EC khoảng 1 - 1,3, tùy
giai đoạn sinh trưởng, điều kiện thời tiết số lần tưới từ 3 - 5 lần/ngày, mỗi lần
khoảng 250 - 300 ml dung dịch phân bón/bầu cây.
78
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Cây dưa chuột:
Lượng phân bón tính cho 1 héc-ta như sau:
TT
Loại phân bón
Tổng số
(Kg)
Bón lót
(%)
25.000 - 30.000
100
1
Phân hữu cơ hoai mục
2
N
120
20
3
P2O5
90
100
4
K2O
120
20
5
Vơi bột ( nếu PHKCl<6,0)
400
100
Bón thúc
Lần 1
Lần 2
Lần 3
20
30
30
20
30
30
Ghi chú: Trong trường hợp không đủ phân hữu cơ hoai mục thì thay bằng các loại phân
hữu cơ sinh học, lượng bón do nhà sản xuất hướng dẫn trên bao bì. Thông thường với
lượng 1 tấn phân hữu cơ sinh học tương đương 10 tấn phân hữu cơ hoai mục.
Lượng phân nguyên chất có thể quy đổi dưới dạng phân tổng hợp như NPK 13-13-13+TE,
NPK 20-20-20+TE, NPK 17-9-27+TE và các loại phân bón khác...
- Cách bón:
+ Bón lót tồn bộ phân hữu cơ, phân lân và vôi vào rạch (hốc) đảo đều với
đất và lấp đầy rạch (hốc) trước khi trồng 1 - 2 ngày.
• Bón thúc cho dưa chuột làm 3 đợt:
• Đợt 1: Sau khi mọc 15 - 20 ngày, cây có 5 - 6 lá thật. Bón xung quanh gốc,
cách gốc 15 - 20 cm kết hợp vun xới phá váng.
• Đợt 2: Sau mọc 30 - 35 ngày. Bón giữa hai hốc kết hợp vun cao cắm giàn.
• Đợt 3: Sau mọc 45 - 50 ngày (sau khi thu quả đợt đầu), hòa nước tưới
vào giữa luống hoặc rắc vào giữa luống kết hợp tưới thấm vào buổi chiều mát
(chỉ thu hoạch đợt quả tiếp theo sau khi bón thúc ít nhất 7 ngày).
Với sản xuất cơng nghệ cao cần sử dụng các loại phân chuyên dụng,
phân hoà tan cho hệ thống tưới nhỏ giọt. Lượng phân bón với EC khoảng
1 - 1,3, tùy giai đoạn sinh trưởng, điều kiện thời tiết số lần tưới từ 3 - 7 lần/ngày,
mỗi lần khoảng 250 - 300 ml dung dịch phân bón/bầu cây.
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
79
Cây ớt cay:
- Lượng phân bón cho 1 ha như sau:
Tổng lượng
(kg /ha)
Bón lót
(%)
25.000 - 30.000
N2
Loại phân bón
Bón thúc (%)
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 4
100
-
-
-
-
150 - 180
-
10
30
30
30
P2O5
120 - 140
100
-
-
-
-
K2O
150 - 180
-
-
30
40
30
Vôi
500
100
Phân hữu cơ
Trường hợp khơng có phân chuồng hoai mục, có thể dùng phân hữu
cơ vi sinh để thay thế với lượng dùng theo khuyến cáo, đảm bảo cây sinh
trưởng, phát triển tốt.
Lượng phân nguyên chất có thể quy đổi dưới dạng phân tổng hợp như NPK
13-13-13+TE, NPK 20-20-20+TE, NPK 17-9-27+TE và các loại phân bón khác...
- Cách bón:
- Bón lót tồn bộ phân chuồng, vơi bột, lân. Rạch hàng rắc đều phân rồi
lấp đất kín hết phân, phải bón trước khi trồng ít nhất 5 - 10 ngày.
+ Bón thúc 1: Sau khi cây hồi xanh 7 - 10 ngày, dùng 10% phân đạm hịa
lỗng để tưới, sau đó tưới lại bằng nước lã.
+ Bón thúc 2: Giai đoạn cây ra hoa, bón 30%N, 30 % K.
+ Bón thúc 3: Giai đoạn quả rộ bón 30% N, 40% K.
+ Bón thúc 4: Sau thu quả đợt 1 30% N, 30% K.
Ngồi biện pháp bón vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh
dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng của hãng
sản xuất.
80
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Cây lặc lày:
Bón thúc (kg/ha)
Loại
phân bón
Tổng lượng
kg/ha
Bón lót
(kg/ha)
Phân hữu cơ
hoai mục
20.000
20.000
N
150
-
P2O5
90
K 2O
Vôi
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 4
Lần 5
Lần 6
-
-
-
-
-
15
30
30
30
30
15
60
15
15
-
-
-
-
120
-
12
20
24
24
20
20
500 - 600
500 - 600
-
Ghi chú: Trong trường hợp không đủ phân hữu cơ, thay bằng các loại phân hữu cơ sinh học
với liều lượng theo hướng dẫn, thông thường 1 tấn phân hữu cơ sinh học tương đương 10
tấn phân hữu cơ. Có thể thay thế một phần phân hóa học (1/4 - 1/3) bằng cách sử dụng
phân bón lá AgroDream hoặc Cá Heo đỏ. Phun theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
- Lượng vơi bột bón tùy theo pH của đất.
- Cách bón:
+ Bón lót: Tồn bộ phân chuồng ủ mục, 60 kg P2O5, tồn bộ vơi rắc đều
trên mặt ruộng trước khi phay, lên luống.
+ Bón thúc:
• Lần 1: Cây có 4 - 5 lá thật ( sau trồng 7 - 10 ngày).
• Lần 2: Bắt đầu nở hoa ( sau lần 1 từ 10 - 15 ngày).
• Lần 3: Thu quả đợt 1.
• Lần 4: Thu quả đợt 3.
• Lần 5: Thu quả đợt 5.
• Lần 6: Thu quả đợt 7.
Có thể bón bổ sung tùy vào tình hình sinh trưởng của cây.
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
81
Cây mướp
- Lượng phân bón cho 1 ha như sau:
Loại
phân bón
Tổng lượng
(kg/ha)
Bón lót
(%)
Phân chuồng
20.000
100
N
80 - 100
P2O5
50
K 2O
80 - 100
Vơi
500
Bón thúc (%)
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Lần 6
10
20
20
20
20
10
10
20
20
20
20
10
100
100
Ghi chú: - Trường hợp khơng có phân chuồng hoai mục, có thể dùng phân hữu cơ vi sinh để
thay thế với lượng dùng theo khuyến cáo, đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt.
- Lượng phân nguyên chất có thể quy đổi dưới dạng phân tổng hợp như NPK 13-13-13+TE,
NPK 20-20-20+TE, NPK 17-9-27+TE và các loại phân bón khác...
- Cách bón:
- Bón lót: Rải đều trên mặt luống 100% lượng phân chuồng + 100% phân
lân + 20% NPK, bón xong vét luống và lấp.
- Bón thúc (kết hợp với vun xới phá váng nếu khơng có màng phủ): Nên
bón theo phương pháp rạch hàng cách gốc 7 - 10 cm và lấp kín, hoặc pha
lỗng tưới, chỉ tưới vào chiều mát hoặc buổi sáng sớm.
• Lần 1: Sau khi trồng 7 - 10 ngày (cây hồi xanh).
• Lần 2: Khi cây có nụ hoa, bón quanh gốc cách gốc 25 - 30 cm.
• Lần 3: 45 - 50 ngày sau trồng.
• Lần 4: Sau lần 3 từ 15 - 20 ngày.
• Lần 5: Sau lần 4 từ 10 - 15 ngày.
• Lần 6: Sau lần 5 từ 10 - 15 ngày.
Ngồi biện pháp bón vào đất, có thể hịa ra tưới vào gốc trong trường
hợp có sử dụng màng phủ. Nếu gặp trời mưa có thể phun qua lá các dung
dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng
của hãng sản xuất.
82
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2.2.2.5. Tưới nước
Cây rau ăn quả (cà chua, dưa chuột, ớt cay, lặc lày, mướp) là các cây ưa ẩm,
sau khi trồng tưới đủ độ ẩm cho cây sinh trưởng và phát triển bình thường
nhất là vào thời kỳ nụ, hoa, quả rộ và quả đang lớn cần đảm bảo đủ nước.
Khi mưa to phải tiêu rút hết nước không để ruộng ngập úng.
Do tác động của hạn hán ở mỗi vùng miền khác nhau, tùy thuộc vào điều
kiện nguồn nước để áp dụng kỹ thuật tưới rãnh; tưới nhỏ giọt đảm bảo nhu
cầu nước cho cây rau:
- Trường hợp nguồn nước dồi dào, đồng ruộng có hệ thống kênh tưới
tiêu hồn chỉnh thì nên áp dụng tưới rãnh. Lấy nước vào ruộng sau khi mặt
luống đã thấm nước đều phải tháo kiệt nước đọng trong rãnh. Không tưới
tràn gây úng cho cây và tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển.
- Đối với những nơi nguồn nước hạn chế sử dụng nước tiết kiệm lắp đặt
hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp với bón phân.
Lượng nước tưới và thời gian tưới tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và giai
đoạn sinh trưởng của cây trồng. Chế độ tưới thích hợp và tiết kiệm nước như sau:
- Cây cà chua thời gian trồng 1 vụ khoảng 130 đến 150 ngày ở ngồi đồng;
cà chua trồng trong nhà kính thời gian 1 vụ kéo dài khoảng từ 9 đến 10 tháng.
Mật độ cây trồng thấp nhất 24.000 cây/ha, cao nhất 33.000 cây/ha. Lượng
nước tưới khoảng 0,5 lít/cây cho 1 lần tưới, thì mức nước tưới từ 12 đến 15 đến
16,5 m3/h/lần. Khoảng cách giữa các lần tưới nếu thời tiết khô từ 1 - 2 ngày,
tổng số lần tưới trong 1 vụ cây cà chua trồng ở ngoài đồng khoảng 42 lần.
- Cây dưa chuột thời gian trồng vụ xuân hè 100 ngày (25 - 42 lần), thu
đông 120 - 130 ngày. Mật độ trồng 30.000 đến 32.000 cây/ha. Lượng nước
tưới khoảng 0,5 lít/cây cho 1 lần tưới, thì mức nước tưới từ 12 đến 15 đến
16 m3/ha/lần. Khoảng cách giữa các lần tưới nếu thời tiết khô từ 1 - 2 ngày,
tổng số lần tưới trong 1 vụ cây dưa chuột trồng ở ngoài đồng từ 20 - 40 lần.
- Cây ớt thời gian trồng 1 vụ từ 135 đến 165 ngày, với mức tưới khoảng
15 m3/ha/lần tưới, tổng số lần tưới 1 vụ từ 50 - 72 lần. Khoảng cách giữa các
lần tưới 1 - 2 ngày.
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
83