Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Sổ tay quản lý an toàn hồ chứa nước Tả Trạch: Phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.08 KB, 27 trang )

110

CHƯƠNG 4
BẢO TRÌ, SỬA CHỮA, NÂNG CẤP HỒ CHỨA NƯỚC
4.1. Lập, điều chỉnh quy trình bảo trì

4.1.1. Quy định về lập, điều chỉnh Quy trình bảo trì (QTBT)
a) Lập QTBT
QTBT hồ chứa nước Tả Trạch do Công ty Tả Trạch tổ chức lập,
phê duyệt sau khi có ý kiến bằng văn bản của Tổng cục Thủy lợi
(Khoản 6 Điều 20 Nghị định số 1114/2018/NĐ-CP).
Hiện tại, cơng tác bảo trì hồ chứa nước Tả Trạch được thực hiện
theo QTBT được phê duyệt tại Quyết định số 246/QĐ-BAN5-TĐ
ngày 25/5/2021 của Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy
lợi 5.
b) Điều chỉnh QTBT
Theo Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 05/2019/TT-BNNPTNT, khi
QTBT khơng cịn phù hợp có thể ảnh hưởng đến chất lượng và hoạt
động khai thác, sử dụng công trình, Cơng ty Tả Trạch có trách nhiệm
điều chỉnh và phê duyệt quy trình bảo trì sau khi có ý kiến bằng văn
bản của Tổng cục Thủy lợi.
Trường hợp cần thiết, Công ty Tả Trạch tổ chức kiểm định chất
lượng làm cơ sở để điều chỉnh QTBT hồ Tả Trạch.
Kinh phí lập, điều chỉnh quy trình bảo trì được lấy từ nguồn tài
chính trong quản lý, khai thác. Trường hợp nguồn tài chính trong quản
lý, khai thác khơng đảm bảo, Cơng ty Tả Trạch trình Bộ Nơng nghiệp
và PTNT xem xét quyết định sử dụng từ nguồn hợp pháp khác.

4.1.2. Định mức bảo trì
Hiện tại, định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác cơng
trình thủy lợi do Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Tả Trạch


quản lý đang được Tổng cục Thủy lợi xây dựng, trình Bộ Nơng nghiệp


111
và PTNT ban hành, theo đó định mức chi phí bảo trì hàng năm cơng
trình đầu mối được tính bằng % nguyên giá giá trị tài sản cố định.
Định mức trên là căn cứ để xác định tổng kinh phí bảo trì giao
cho Cơng ty hàng năm. Từ kinh phí được phân bổ, Công ty căn cứ
định mức kinh tế - kỹ thuật bảo trì hồ Tả Trạch để lập báo cáo kinh tế
- kỹ thuật cho các hạng mục bảo trì cơng trình. Hiện nay, định mức
bảo trì hồ Tả Trạch đang được Tổng cục Thủy lợi phối hợp với Ban
Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 5 xây dựng, trình Bộ Nơng
nghiệp và PTNT ban hành.
4.2. Tổ chức thực hiện bảo trì cơng trình

4.2.1. Lập, trình phê duyệt kế hoạch bảo trì hàng năm
Hàng năm, tùy theo nguồn tài chính trong quản lý, khai thác cơng
trình thủy lợi hoặc nguồn hợp pháp khác được bố trí, Công ty TNHH
MTV Khai thác thủy lợi Tả Trạch căn cứ QTBT, kế hoạch bảo trì, tiêu
chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia,... lập dự tốn bảo trì trình
Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng nghiệp phê duyệt theo quy định.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra hiện trạng đập, hồ chứa sau mùa
mưa, lũ hàng năm, kết quả kiểm định đập, Công ty Tả Trạch lập kế
hoạch bảo trì, sửa chữa thường xuyên, gồm: kiểm định chất lượng,
bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, định kỳ, đột xuất các hạng mục bị
hư hỏng phát sinh sau mùa mưa lũ.
Kế hoạch bảo trì được lập theo từng nội dung nêu trên theo mẫu
tại Phụ lục 4.1.
Căn cứ vào kinh phí bảo trì được phân bố, sắp xếp thứ tự ưu tiên
từ hư hỏng nặng đến nhẹ, mức độ quan trọng của các hạng mục đến

thời hạn bảo trì theo QTBT.

4.2.2. Tổ chức thực hiện bảo trì cơng trình
a) Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ bảo trì
Theo Điều 16 Thơng tư số 05/2019/TT-BNNPTNT, Cơng ty Tả
Trạch có trách nhiệm:


112
- Thẩm định, phê duyệt đề cương, dự toán, báo cáo kinh tế - kỹ
thuật các nhiệm vụ từ nguồn vốn bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy
lợi có giá trị dự tốn dưới 500 triệu đồng.
- Trình Tổng cục Thủy lợi thẩm định, phê duyệt các nhiệm vụ từ
nguồn vốn bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi có giá trị dự tốn từ
500 triệu đồng trở lên, trừ trường hợp Bộ Nông nghiệp và PTNT quyết
định nâng hạn mức, giao doanh nghiệp phê duyệt sau khi có ý kiến
thẩm định của Tổng cục Thủy lợi.
- Trình Bộ phê duyệt đối với các nhiệm vụ bảo trì phải lập dự án
đầu tư (Tổng cục Thủy lợi thẩm định).
b) Kiểm tra đập, hồ chứa nước (Điều 10 Thông tư số
05/2019/TT-BNNPTNT)
Công ty Tả Trạch thực hiện các nội dung sau: lập kế hoạch kiểm
tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất; lập và phê duyệt dự toán kinh phí
phục vụ cơng tác kiểm tra; thực hiện cơng tác kiểm tra phần cơng trình
thủy cơng; phần cơ khí; máy móc, thiết bị thuộc các hạng mục đập chính,
đập phụ, tràn xả lũ, tuynel, cống lấy nước; báo cáo kết quả kiểm tra.
Nội dung của báo cáo kết quả cơng tác kiểm tra, gồm: Đánh giá
hiện trạng cơng trình, máy móc, thiết bị; đề xuất, kiến nghị.
c) Kiểm tra đập, hồ chứa nước (Điều 11 Thông tư số
05/2019/TT-BNNPTNT)

Công ty Tả Trạch thực hiện các nội dung sau:
- Lập, trình phê duyệt kế hoạch quan trắc, gồm:
+ Quan trắc công trình (thấm, lún, chuyển vị, biến dạng của đập
chính, đập phụ số 1, 2, 3, 4, tràn xả lũ, cống xả sâu, tuynel, cống lấy
nước dưới đập phụ số 4);
+ Quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng (lượng mưa, lưu
lượng nước đến, đi khỏi hồ, mực nước thượng hạ lưu đập chính và
cống lấy nước).
- Lập, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt đề cương, dự tốn kinh phí phục vụ cơng tác quan trắc; tổ
chức thực hiện quan trắc theo quy định của tiêu chuẩn, quy trình và


113
quy định của pháp luật có liên quan; thực hiện kiểm tra, giám sát,
nghiệm thu, thanh quyết toán, lưu trữ hồ sơ đối với quan trắc không
thường xuyên;
- Tổng hợp, lưu trữ, báo cáo kết quả quan trắc và đề xuất,
kiến nghị.
d) Kiểm định đập, hồ chứa nước (Điều 12 Thông tư số
05/2019/TT-BNNPTNT)
Công ty Tả Trạch thực hiện các nội dung sau: Lập, trình phê
duyệt kế hoạch kiểm định; lập, trình Tổng cục Thủy lợi phê duyệt đề
cương, dự tốn kinh phí kiểm định; tổ chức thực hiện kiểm định theo
quy định; thực hiện kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, thanh quyết toán,
lưu trữ hồ sơ theo quy định; tổng hợp báo cáo kết quả kiểm định và đề
xuất, kiến nghị.
e) Bảo dưỡng đập, hồ chứa nước (Điều 13 Thông tư số
05/2019/TT-BNNPTNT)
Công ty Tả Trạch thực hiện các nội dung sau: Lập kế hoạch bảo

dưỡng và phê duyệt dự toán kinh phí ngun, nhiên, vật liệu, cơng cụ,
dụng cụ; thực hiện bảo dưỡng; báo cáo, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu;
lập hồ sơ thanh quyết toán, lưu trữ hồ sơ.
Tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo dưỡng theo chất
lượng thực hiện: (i) Thơng số của cơng trình, máy móc, thiết bị sau
khi bảo dưỡng phải đảm bảo theo thông số thiết kế ban đầu; (ii) Đảm
bảo sự hoạt động bình thường của cơng trình và máy móc, thiết bị
theo tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành.
4.3. Công tác sửa chữa, nâng cấp hiện đại hóa cơng trình

4.3.1. Lập, trình phê duyệt sửa chữa thường xuyên (Điều 14 Thông tư
số 05/2019/TT-BNNPTNT)
Công ty Tả Trạch thực hiện các nội dung sau:
Lập, trình phê duyệt kế hoạch sửa chữa thường xuyên; lập, phê
duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt báo
cáo kinh tế - kỹ thuật các hạng mục sửa chữa thường xuyên; thực hiện


114
sửa chữa thường xuyên; kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, bàn giao; lập
hồ sơ thanh quyết toán, lưu trữ hồ sơ; báo cáo Tổng cục Thủy lợi kết quả
thực hiện sửa chữa thường xuyên.
Thẩm quyền phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật các hạng mục
sửa chữa thường xuyên thực hiện theo Mục 4.2.2.

4.3.2. Lập, trình phê duyệt kế hoạch sửa chữa đột xuất, sửa chữa định
kỳ (Điều 15 Thông tư số 05/2019/TT-BNNPTNT)
a) Sửa chữa đột xuất
Công ty Tả Trạch thực hiện các nội dung sau khi có yêu cầu sửa
chữa đột xuất:

Báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan liên quan về
sự cố; chủ động tổ chức thực hiện các giải pháp cấp bách để khắc
phục sự cố;
Hoàn thiện thủ tục, tổ chức lập, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc dự
án đầu tư các hạng mục sửa chữa đột xuất theo quy định.
Tổ chức thực hiện, hoàn thiện hạng mục sửa chữa đột xuất; kiểm
tra, giám sát, nghiệm thu, bàn giao; lập hồ sơ thanh quyết toán, lưu trữ
hồ sơ; báo cáo Bộ Nơng nghiệp và PTNT và cơ quan có liên quan kết
quả thực hiện.
b) Sửa chữa định kỳ
Được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng
và pháp luật về đấu thầu, gồm các nội dung: Xác định nội dung sửa
chữa, quy trình thực hiện theo Quy trình bảo trì đã được phê duyệt, lập
báo cáo kết quả sửa chữa, nâng cấp cơng trình theo quy định.
Chu kỳ sửa chữa thường xuyên, sửa chữa định kỳ cơng trình,
hạng mục cơng trình xây đúc, đất đá; chu kỳ sửa chữa, thay thế thiết
cơ khí thủy lực tràn xả lũ; chu kỳ sửa chữa, thay thế hệ thống thiết bị
điện chi tiết tại Phụ lục 4.2 tuân theo mục 3.4 QTBT hồ chứa Tả
Trạch đã được phê duyệt.


115

4.3.3. Lập, trình phê duyệt kế hoạch nâng cấp, hiện đại hóa hồ chứa
nước
Cơng ty Tả Trạch thực hiện các nội dung sau khi có yêu cầu
nâng cấp, hiện đại hóa hồ Tả Trạch:
Báo cáo Bộ Nơng nghiệp và PTNT và các cơ quan liên quan về
sự hư hỏng, xuống cấp; chủ động tổ chức thực hiện các giải pháp cấp

bách để khắc phục hư hỏng; sự cần thiết phải sửa chữa, nâng cấp, hiện
đại hóa cơng trình.
Sau khi được Bộ Nông nghiệp và PTNT chấp thuận chủ trương
đầu tư, hoàn thiện thủ tục, tổ chức lập, phê duyệt theo thẩm quyền
hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật
hoặc dự án đầu tư các hạng mục sửa chữa nâng cấp, hiện đại hóa theo
quy định.
Tổ chức thực hiện, hoàn thiện hạng mục sửa chữa nâng cấp, hiện
đại hóa; kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, bàn giao; lập hồ sơ thanh
quyết toán, lưu trữ hồ sơ; báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT và cơ
quan có liên quan kết quả thực hiện.


116

CHƯƠNG 5
BẢO VỆ HỒ CHỨA NƯỚC
5.1. Xác định và cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ hồ chứa nước
Tả Trạch

5.1.1. Xác định phạm vi bảo vệ
a) Phạm vi bảo vệ theo quy định của Luật Thủy lợi năm 2017
Theo Điều 21 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP, phạm vi bảo vệ
hồ Tả Trạch gồm cơng trình và vùng phụ cận.
b) Theo Quyết định số 3916/QĐ-BNN-TCTL ngày 11/10/2019
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Phương án
bảo vệ hồ chứa nước Tả Trạch, tỉnh Thừa Thiên Huế (gọi tắt là
PABV), phạm vi bảo vệ gồm cơng trình và vùng phụ cận:
- Cơng trình khu đầu mối: Đập chính; tràn xả lũ; tuynen; đập phụ
số 1, 2, 3 và 4; nhà máy thủy điện; trạm biến áp và đường dây 22KV.

(Quy mơ kích thước và thơng số kỹ thuật của các hạng mục cơng trình
đầu mối tại Bảng 2.1).
- Vùng phụ cận: Vùng phụ cận của đập chính, tràn xả lũ và 4 đập
phụ: Phạm vi được tính từ chân đập trở ra 500m. Vùng phụ cận của
lòng hồ tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập
(+55)m trở xuống phía lịng hồ.
c) Phạm vi bảo vệ theo quy định của Pháp lệnh bảo vệ công trình
quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia năm 2007. Theo Quyết định
số 166/QĐ-TTg ngày 07/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc
đưa 03 cơng trình thủy lợi vào Danh mục cơng trình quan trọng liên
quan đến an ninh quốc gia, phạm vi hành lang bảo vệ được tính từ
chân cơng trình (gồm đập chính và 4 đập phụ) trở ra 500m. khu vực
lịng hồ ứng với cao trình +53m trở xuống.


117

5.1.2. Lập và trình phê duyệt Phương án cắm mốc
a) Hiện tại, các mốc giới phạm vi bảo vệ đã được Ban Quản
lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 5 thực hiện trong giai đoạn xây
dựng hồ chứa. Trong q trình quản lý, khai thác cơng trình nếu
quy định về phạm vi bảo vệ cơng trình thủy lợi thay đổi hoặc
phạm vi bảo vệ khơng cịn phù hợp thì Cơng ty Tả Trạch có trách
nhiệm điều chỉnh, bổ sung mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ hồ Tả
Trạch. Kinh phí cắm mốc được lấy từ nguồn tài chính trong quản
lý, khai thác và nguồn hợp pháp khác (Khoản 4 Điều 23 Nghị định
số 114/2018/NĐ-CP).
Quy cách mốc được quy định tại Khoản 1, khoản 2 Điều 20
Thông tư 05/2018/BNNPTNT như sau:
(1) Cột mốc bao gồm thân mốc và đế mốc: Thân mốc bằng bê

tông cốt thép mác 200 đúc sẵn, mặt cắt ngang thân mốc hình vng,
kích thước 15x15 cm. Đế mốc bằng bê tông mác 200 đổ tại chỗ, kích
thước mặt cắt ngang 40x40 cm, mặt trên đế mốc bằng mặt đất tự
nhiên, chiều sâu từ 30-50 cm tùy thuộc vào địa hình khu vực cắm mốc
và yêu cầu quản lý; Thân mốc nhô lên khỏi mặt đất tự nhiên 50 cm.
Phần trên cùng cao 10 cm từ đỉnh cột trở xuống sơn màu đỏ, phần còn
lại sơn màu trắng. Trên thân mốc có ký hiệu CTTL và được đánh số
hiệu chi tiết CTTL.01..., chữ số được ghi bằng chữ in hoa đều nét,
khắc chìm, tơ bằng sơn đỏ; Mốc tham chiếu cắm mới có kích thước,
hình thức giống mốc giới cần cắm, có ký hiệu MTC và được đánh số
hiệu chi tiết MTC.01....
(2) Khoảng cách các mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập và lòng hồ
chứa nước: Đối với phạm vi bảo vệ đập, khoảng cách giữa hai mốc
liền nhau là 100 m; trường hợp đập gần khu đô thị, dân cư tập trung là
50 m; Đối với lịng hồ chứa nước, căn cứ địa hình khu vực cắm mốc
và yêu cầu quản lý, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau từ 200 m đến
500 m; khu vực lịng hồ có độ dốc lớn hoặc khơng có dân cư sinh sống
khoảng cách giữa hai mốc liền nhau lớn hơn 1.000 m.


118
b) Thành phần mỗi hồ sơ
Công ty Tả Trạch lập hồ sơ phương án cắm mốc chỉ giới thuộc
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Thành phần hồ sơ, gồm:
(1) Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới.
(2) Bản sao chụp Quyết định của Bộ giao Công ty Tả Trạch quản
lý tài sản, kết cấu hạ tầng thủy lợi, trong đó có hồ Tả Trạch.
(3) Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ
thi cơng của cơng trình thủy lợi hoặc quyết định phê duyệt liên quan
có chỉ tiêu thiết kế cơng trình.

(4) Thuyết minh hồ sơ phương án cắm mốc chỉ giới, gồm các nội
dung: Căn cứ lập hồ sơ phương án cắm mốc chỉ giới; đánh giá hiện
trạng khu vực cắm mốc chỉ giới; số lượng mốc chỉ giới cần cắm;
phương án định vị mốc chỉ giới; khoảng cách các mốc chỉ giới; các
mốc tham chiếu (nếu có); phương án huy động nhân lực, vật tư, vật
liệu thi cơng, giải phóng mặt bằng; tiến độ cắm mốc, bàn giao mốc chỉ
giới, kinh phí thực hiện; tổ chức thực hiện.
(5) Bản vẽ phương án cắm mốc chỉ giới thể hiện phạm vi bảo vệ
cơng trình, vị trí, tọa độ của các mốc chỉ giới, mốc tham chiếu (nếu
có) trên nền bản đồ hiện trạng cơng trình thủy lợi.
c) Trình phê duyệt phương án cắm mốc
Công ty Tả Trạch nộp hồ sơ tới Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế để thẩm định hồ sơ phương án cắm
mốc chỉ giới đối với phạm vi mốc giới thuộc địa bàn tỉnh trình Ủy ban
nhân dân các tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh
phương án cắm mốc đối với phạm vi mốc giới thuộc địa bàn tỉnh.

5.1.3. Bàn giao, quản lý mốc giới
Theo Điều 24 Thông tư số 05/2018/TT- BNNPTNT, Cơng ty Tả
Trạch có trách nhiệm bàn giao mốc chỉ giới trên thực địa cho Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi có cơng trình để phối hợp quản lý, bảo vệ.


119
Cơng ty Tả Trạch có trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo vệ mốc
chỉ giới và lưu trữ hồ sơ cắm mốc; hàng năm tổ chức kiểm tra, bảo trì,
khơi phục các mốc bị mất hoặc sai lệch so với hồ sơ cắm mốc chỉ giới
được phê duyệt. Kinh phí bảo trì, khơi phục mốc được lấy từ nguồn tài
chính trong quản lý, khai thác cơng trình thủy lợi.
Ngồi ra, hồ Tả Trạch thuộc danh mục cơng trình quan trọng

liên quan đến an ninh quốc gia, theo quy định tại Nghị định số
126/2008/NĐ-CP, phải cắm mốc chỉ giới phạm vi hành lang bảo vệ
cơng trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

5.1.4. Phạm vi cắm mốc bảo vệ cơng trình
Phạm vi bảo vệ cơng trình phải bảo đảm khơng gây cản trở cho
việc vận hành và an tồn cơng trình; phải có đường quản lý, mặt bằng
để bảo trì và xử lý khi cơng trình xảy ra sự cố. Phạm vi cắm mốc bảo
vệ hồ chứa nước Tả Trạch như sau:
a) Phạm vi bảo vệ khu đầu mối gồm tràn xả lũ, tuynen, đập
chính, nhà máy thủy điện, trạm biến áp và đường dây 22KV và khu
vực lòng hồ:
- Khu đập chính: Phạm vi 500m kể từ chân cơng trình.
- Khu đập phụ: 04 đập phụ (theo thứ tự 01, 02, 03, 04): Phạm vi
500m kể từ chân cơng trình.
b) Khu vực lịng hồ: Từ cao trình (+53) m trở xuống.
c) Đối với giới hạn độ cao phần trên không là 45 m. Giới hạn độ
sâu dưới mặt đất là từ cao trình đỉnh đập +55 m xuống cao độ +0 m
(theo độ sâu của đập).
5.2. Công tác bảo vệ đập, hồ chứa nước

5.2.1. Lập, trình phê duyệt phương án bảo vệ
a) Cơng ty Tả Trạch có trách nhiệm lập phương án bảo vệ hồ Tả
Trạch theo Điều 23 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP, gồm các nội dung
chính sau đây:


120
Đặc điểm địa hình, thơng số thiết kế, sơ đồ mặt bằng bố trí cơng
trình và chỉ giới cắm mốc phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước; tình

hình quản lý, khai thác và bảo vệ đập, hồ chứa nước; chế độ báo cáo,
kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất;
Quy định việc giới hạn hoặc cấm các loại phương tiện giao
thơng có tải trọng lớn lưu thơng trong phạm vi bảo vệ cơng trình; quy
định về phịng cháy chữa cháy; bảo vệ an toàn nơi lưu trữ tài liệu, kho
tàng cất giữ vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc hại;
Tổ chức lực lượng và phân công trách nhiệm bảo vệ đập, hồ
chứa nước; trang thiết bị hỗ trợ cơng tác bảo vệ; tổ chức kiểm tra,
kiểm sốt người và phương tiện ra, vào cơng trình; phịng ngừa, phát
hiện, ngăn chặn các hành vi xâm phạm, phá hoại công trình và vùng
phụ cận của đập, hồ chứa nước;
Bảo vệ, xử lý khi đập, hồ chứa nước xảy ra sự cố hoặc có nguy
cơ xảy ra sự cố; nguồn lực tổ chức thực hiện phương án;
Trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ quản lý, tổ chức, cá nhân khai
thác đập, hồ chứa nước, chính quyền các cấp và các cơ quan, đơn vị
liên quan.
b) Hiện tại, Công ty Tả Trạch đang thực hiện Phương án bảo vệ
hồ chứa nước Tả Trạch theo Quyết định số 3916/QĐ-BNN-TCTL
ngày 11/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

5.2.2. Tổ chức thực hiện phương án bảo vệ
Cơng ty Tả Trạch có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp
huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơng trình tổ chức thực hiện
phương án bảo vệ hồ Tả Trạch được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê
duyệt. Hiện tại, Cơng ty đã bố trí lực lượng bảo vệ là Đội bảo vệ gồm
2 tổ gồm:
(1) Tổ bảo vệ cụm đầu mối đập chính làm cơng tác tuần tra,
kiểm soát cơ động và bảo vệ trụ sở nhà làm việc, trung tâm điều hành.
(2) Tổ bảo vệ cụm đập phụ.



121
- Nhiệm vụ chủ yếu: bảo vệ theo quy định của pháp luật, đảm an
ninh, bảo vệ tuyệt đối an tồn tồn bộ cơng trình trong mọi tình
huống, khơng để xảy ra khủng bố, phá hoại; hạn chế tối đa hậu quả,
thiệt hại do sự cố, tình huống khẩn cấp về thiên tai.
- Giám đốc Cơng an tỉnh bố trí lực lượng cơng an chính quy bảo
vệ cơng trình tùy vào tình hình thực tế.
b) Thực hiện kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất, báo cáo
Bộ Nông nghiệp và PTNT tình hình quản lý, khai thác và bảo vệ hồ
Tả Trạch theo chế độ được quy định trong phương án bảo vệ.
5.3. Quản lý các hoạt động trong phạm vi đập, hồ chứa nước
a) Hiện nay, tại khu vực lòng hồ gồm mặt nước và vùng bán
ngập hồ chứa nước Tả Trạch đang diễn ra một số hoạt động như: du
lịch sinh thái, giao thông thủy nội địa… Các hoạt động khai thác sử
dụng tổng hợp, đa mục tiêu này là tất yếu phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Công ty Tả Trạch phân công nhân sự thực hiện việc giám sát các
hoạt động theo quy định tại giấy phép được UBND tỉnh Thừa Thiên
Huế hay Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp, báo cáo định kỳ với cơ quan
cấp phép tình hình thực hiện giấy phép của tổ chức, cá nhân; báo cáo
ngay với cơ quan cấp giấy phép đối với hoạt động khác có nguy cơ
ảnh hưởng đến an tồn hồ chứa. Khi phát hiện tổ chức, cá nhân vi
phạm các quy định trong giấy phép, lập biên bản và chuyển UBND thị
xã Hương Thủy xử phạt, đồng thời báo cáo Tổng cục Thủy lợi, Bộ
Nơng nghiệp và PTNT.
b) Quy trình xử lý khi phát hiện hành vi có nguy cơ ảnh hưởng
đến an toàn đập, hồ chứa
Khi nhân viên bảo vệ nhận được tin báo có hành vi xâm phạm
làm mất an toàn đập, hồ chứa hoặc phát hiện hành vi xâm phạm:

+ Thực hiện xác minh và ngăn chặn các hành vi xâm phạm, phá
hoại;


122
+ Trường hợp không thể ngăn chặn hoặc nhận định ngoài khả
năng ngăn chặn, lập tức báo cáo Tổ trưởng tổ bảo vệ.
+ Tổ trưởng tổ bảo vệ trực tiếp đưa ra biện pháp xử lý tình
huống ban đầu, trường hợp bình thường thực hiện theo các quy định,
nội quy của cơng trình đã được phê duyệt, đảm bảo việc an tồn, an
ninh trật tự khu vực cơng trình. Trường hợp vượt quá thẩm quyền,
trường hợp khẩn cấp cần báo cáo ngay cho lãnh đạo phụ trách cụm
cơng trình, đồng thời báo cáo Phịng Quản lý cơng trình.
- Lãnh đạo Phịng QLCT và lãnh đạo phụ trách cụm cơng trình
trao đổi phối hợp chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, an
ninh trật tự. Trong trường hợp nhận định sự việc diễn ra phức tạp,
ngoài khả năng ngăn chặn của lực lượng thường trực tại hiện trường
bảo vệ cơng trình thì lập tức báo cáo Lãnh đạo Công ty.
- Lãnh đạo Công ty căn cứ nhận định tình hình, huy động lực
lượng hỗ trợ đảm bảo an ninh cho cơng trình, đồng thời ra quyết
định xử lý tình huống và chỉ đạo trực tiếp các lực lượng tham gia
xử lý tình huống.
- Trong trường hợp vượt quá khả năng kiểm sốt của Cơng ty,
báo cáo Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Nông nghiệp và
PTNT để chỉ đạo thực hiện theo phương án bảo vệ đã được phê duyệt.
Để phát huy tối đa hiệu quả hồ chứa nước Tả Trạch, cần thiết
xây dựng, ký kết và tổ chứ thực hiện nghiêm Quy chế phối hợp giữa
Bộ Nông nghiệp và PTNT với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong
quản lý, khai thác và bảo vệ hệ thống thủy lợi Tả Trạch.



123

CHƯƠNG 6
CƠNG TÁC ỨNG PHĨ THIÊN TAI VÀ ỨNG PHĨ
VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
6.1. Lập, cập nhật, phê duyệt hàng năm phương án ứng phó thiên
tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp

6.1.1. Phương án ứng phó thiên tai
a) Phương án ứng phó thiên tai (PAƯPTT) hồ Tả Trạch là
một phần của phương án ứng phó thiên tai của hệ thống thủy lợi Tả
Trạch do Công ty Tả Trạch lập, phê duyệt, cập nhật trước mùa
mưa, lũ hàng năm sau khi lấy ý kiến của Ban Chỉ huy PCTT và
TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế; gửi phương án đã duyệt đến UBND
cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh có cơng trình đầu mối và vùng hạ du bị
ảnh hưởng ngập lụt thuộc địa bàn để lồng ghép trong kế hoạch
phòng chống thiên tai của địa phương.
Thống kê số xã, huyện và số hộ bị ảnh hưởng ngập lụt theo
cấp báo động lũ trên sông tại Phụ lục 6.
b) Nội dung PAƯPTT bao gồm:
(i) Tóm tắt đặc điểm tình hình của hồ chứa có liên quan đến
phịng chống thiên tai; xác định các tình huống thiên tai cơ bản có
thể xảy ra ảnh hưởng đến cơng trình: bão, áp thấp nhiệt đới, mưa
lớn, lũ, ngập lụt; hạn hán; động đất, sự cố hư hỏng cơng trình và sự
cố vỡ đập.
(ii) Xác định cấp độ thiên tai, cấp rủi ro: Các loại hình thiên
tai và cấp độ rủi ro:
(iii) Xác định đối tượng, phạm vi ảnh hưởng theo các cấp độ
rủi ro của cơng trình đầu mối, vùng hạ du hồ chứa Tả Trạch.



124
(iv) Trách nhiệm và phối hợp ứng phó theo cấp độ rủi ro
thiên tai;
(v) Xây dựng kế hoạch ứng phó thiên tai, gồm:
Công tác chuẩn bị trước mùa mưa bão hàng năm về nhân lực,
vật tư dự trữ;
Phương án vận hành hồ chứa khi có sự cố thiên tai, phương án
sơ tán, bảo vệ người, tài sản, bảo vệ sản xuất đảm bảo an toàn hồ
chứa và hạ du; phương án bảo đảm an ninh trật tự, giao thông,
thông tin liên lạc;
Cơng tác xử lý sự cố cơng trình trong thời gian xảy ra thiên
tai; công tác truyền thông; cơ chế chỉ đạo, chỉ huy điều hành; thẩm
quyền huy động nhân lực, phương tiện, trang bị và vật tư.
(vi) Danh sách (kèm theo số điện thoại) của Ban chỉ huy
PCTT và TKCN các cấp, của các cơ quan/tổ chức liên quan (cơng
an, qn đội, lực lượng xung kích của xã/huyện) có liên quan và
của lãnh đạo Cơng ty.

6.1.2. Phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
a) Tình huống khẩn cấp (PAƯPTHKC) là trường hợp mưa, lũ
vượt tần suất thiết kế; động đất vượt tiêu chuẩn thiết kế trên lưu vực
hồ chứa nước hoặc tác động khác gây mất an tồn cho đập.
b) Phương án ứng phó tình huống khẩn cấp gồm các nội
dung sau:
Kịch bản vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp hoặc
vỡ đập;
Bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập trong tình huống khẩn cấp
hoặc vỡ đập theo quy định tại Điều 27 Nghị định này;

Các tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập; dự kiến và kế hoạch
ứng phó ở cơng trình đầu mối;


125
Thống kê các đối tượng bị ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng theo
các kịch bản;
Quy định về chế độ, phương thức thơng tin, cảnh báo, báo
động đến chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về
thủy lợi, phòng chống thiên tai và người dân khu vực bị ảnh hưởng;
Kế hoạch ứng phó phù hợp với từng tình huống lũ, ngập lụt ở
vùng hạ du đập;
Nguồn lực tổ chức thực hiện phương án;
Trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ quản lý, tổ chức, cá nhân khai
thác đập, hồ chứa nước, chính quyền các cấp và các cơ quan, đơn vị
liên quan.
c) Trình phê duyệt, cập nhật phương án ứng phó với tình huống
khẩn cấp
Căn cứ vào phạm vi ngập lụt được xác định trong bản đồ ngập
lụt, Công ty Tả Trạch lập, nộp 01 bộ hồ sơ phương án ứng phó với
tình huống khẩn cấp ứng với phạm vi ngập lụt thuộc địa bàn tới Sở
Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế để thẩm định trình
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt theo Điều 26 Nghị định số
114/2018/NĐ-CP.
Hồ sơ bao gồm: Tờ trình đề nghị phê duyệt; dự thảo phương án
ứng phó với tình huống khẩn cấp; Báo cáo kết quả tính tốn kỹ thuật;
văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan; các tài liệu liên
quan khác kèm theo (nếu có).
Phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp được cập nhật hàng
năm để phù hợp với tình hình mưa lũ, hiện trạng cơng trình đầu mối,

năng lực ứng phó thiên tai và khả năng phối hợp và hỗ trợ của các lực
lượng và chính quyền các cấp.
Hiện tại, hồ Tả Trạch chưa có bản đồ ngập lụt hạ du. Tuy nhiên,
có thể sử dụng bản đồ ngập lụt hạ du trên lưu vực sông Hương (sản
phẩm của Dự án Jica sông Hương) để lập PAƯPTT và PAƯPTHKC.


126
6.2. Tổ chức thực hiện các phương án ứng phó

6.2.1. Các công việc thực hiện trước mùa mưa lũ
a) Sau khi PAƯPTT được phê duyệt, Công ty Tả Trạch tổ chức
thực hiện như Bảng 6.1.
Bảng 6.1: Các công việc thực hiện trước mùa mưa lũ
TT

Nội dung thực hiện

Thời điểm thực
hiện

1

Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, báo cáo Trước ngày 15/4
Tổng cục Thủy lợi hiện trạng cơng trình trước
mùa mưa, lũ

2

Trình UBND tỉnh Thừa Thiên Huế kiện tồn Trước ngày 15/5

nhân sự Ban Chỉ huy PCTT và TKCN hệ thống
thủy lợi Tả Trạch

3

Tham gia và báo cáo hiện trạng an toàn hồ Tả Tháng 5
Trạch tại phiên họp của Hội đồng Tư vấn đánh
giá an toàn hồ Tả Trạch do Bộ Nông nghiệp và
PTNT thành lập.

4

Chuẩn bị vật tư, vật liệu và trang thiết bị phục vụ Trước ngày 30/5
công tác PCTT, tập kết và bảo quản tại địa điểm
quy định

5

Chuẩn bị nhân lực: Hiệp đồng với lực lượng cơng Trước ngày 30/5
an, qn đội, xung kích PCTT cấp xã…. Cán bộ
kỹ thuật phải được quán triệt. Các lực lượng ứng
cứu, phương tiện ứng cứu phải được quản lý và
sẵn sàng huy động khi cần thiết.

b) Diễn tập PAƯPTT, PAƯPTHKC
Phối hợp với Tổng cục Thủy lợi, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế,
UBND cấp huyện có cơng trình và vùng hạ du thuộc địa bàn tổ chức
diễn tập thường xuyên PAƯPTT, PAƯPTHKC để rút ra bài học kinh
nghiệm trong công tác phối hợp, tập huấn cho người dân kỹ năng ứng
phó khi có tình huống khẩn cấp.



127

6.2.2. Phân loại cấp báo động trong ứng phó khẩn cấp
Bảng 6.1: Phân loại các cấp báo động
Cấp báo động
TT

Tình huống
khẩn cấp

Báo động
cấp 1
(Đề phòng)

1

Trận lũ lớn (mực
nước trên hồ, Lưu
lượng xả xuống hạ
lưu)

Khi mực nước
hồ đạt cao trình
+45,0 m

2

3


Sự cố bất thường:
Thấm tập trung (qua
thân hoặc nền hoặc
vai đập, qua mang
cống, tràn, hoặc hệ
thống các mạch rò rỉ Xuất hiện dòng
tiềm tàng trong thân thấm qua thân
đập) gây sụt lún hoặc đập, nền đập
nứt nẻ dẫn đến nguy
cơ vỡ đập (chính
hoặc phụ), hoặc vỡ
phần đất đắp mang
tràn, mang cống
Đập chính, đập
phụ nhiều chỗ
xuất hiện lỗ sủi,
mạch đùn kéo
Sạt lở đất (sạt lở đất
theo bùn đất có
ở đập chính và đập
khả năng gây
phụ gây nguy hiểm
sạt mái đập, sụt
dẫn đến nguy cơ vỡ
tại khu vực hồ
đập)
chứa, tại thân
đập hoặc hạ lưu
đập chính hoặc

phụ.

Báo động Báo động
Báo động
cấp 3
cấp 4
cấp 2
(Hành
(Vỡ đập
(Sẵn sàng) động khẩn hoặc xả lũ
cấp)
lớn)
Khi mực
Khi mực
nước hồ
nước hồ đạt Khi mực
vượt cao
cao trình nước hồ đạt trình trên
MNLTK
cao trình
MNLKT
+50,0m
MNLKT
+53,07m
+53,07m
hoặc
Q xả trên
4.367m3/s
Thấm tiếp
tục phát

Đã tiến hành triển, đập
các hoạt
bắt đầu
Mặc dù đã
động khắc chuyển vị,
gia cố
phục, nhưng xuất hiện nhưng lún
thấm vẫn
lún sụt,
sụt, không
tiếp tục phát hoặc xuất
thể khắc
triển thành hiện nhiều phục, đập
dòng, nước
vết nứt,
bắt đầu vỡ.
đục
nguy cơ vỡ
đập xuất
hiện
Đã tiến hành
các hoạt
động khắc
phục, nhưng
lỗ sủi, mạch
đùn ,sụt lở
vẫn tiếp tục
phát triển

Có chỗ đất Mặc dù đã

sụt bị mở
gia cố
rộng ra
nhưng sạt
nhanh
lở càng
chóng
nhanh
Trượt mái chóng hơn ,
đập đột không khắc
ngột và
phục được
diễn ra với sự sạt lở,
tốc độ
đập bắt đầu
nhanh
vỡ


128

6.2.3. Nội dung ứng phó ứng với các cấp báo động
6.2.3.1. Báo động cấp 1 (mức độ đề phòng)
- Giám đốc Công ty Tả Trạch thông báo Báo động cấp 1 cho Bộ
NN&PTNT và Ban CHPCTT và TKCN HTTL Tả Trạch;
- Công ty Tả Trạch và Ban CHPCTT tại công trình điều tra
ngun nhân và tính nghiêm trọng của sự nguy hiểm đến an toàn và
chuẩn bị các biện pháp phù hợp cần thiết;
- Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho Hội đồng để tiến hành nghiên cứu
khảo sát hiện tượng xảy ra và đề xuất các cơng tác phịng, chống và

bảo vệ cơng trình. Theo dõi kỹ lưỡng các thiết bị đo đạc, đặc biệt
trong thời gian mưa, bão xảy ra, phát hiện dấu hiệu, nguy cơ dẫn đến
tình huống vỡ đập. Cán bộ vận hành đập và cán bộ giám sát phải
thường xun liên tục thơng báo tình hình lên Giám đốc Chi nhánh
Cơng ty, Giám đốc Cơng ty.
Sơ đồ báo cáo và phối hợp chỉ đạo ứng phó ứng với Báo động
cấp 1 như Hình 6.1.

Hình 6.1: Sơ đồ báo cáo và phối hợp chỉ đạo ứng phó
Báo động cấp 1

b) Báo động cấp 2 (mức độ sẵn sàng) - Các hành động bổ sung
- Giám đốc Công ty Tả Trạch báo cáo Trưởng Ban CHPCTT và
TKCN HTTL Tả Trạch báo động cấp II;


129
- Trưởng Ban CHPCTT và TKCN HTTL Tả Trạch xác nhận
và thông báo Báo động cấp 2 tới Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế;
- UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thông báo Báo động cấp 2 tới Sở
NN&PTNT, Ban PCTT, TKCN và PTDS tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự
tỉnh, Công an tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện vùng có nguy cơ bị
ngập lụt;
- Kỹ sư Công ty, công nhân quản lý, vận hành triển khai các biện
pháp khắc phục và sửa chữa;
- Giám đốc Công ty Tả Trạch và Ban CHPCTT và TKCN HTTL
Tả Trạch quyết định triển khai công tác ứng cứu giờ đầu; huy động
Đội xung kích của Cơng ty, lực lượng của Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên
Huế, Quân khu 7, nhân lực trong huyện Thường Xuân sử dụng ô tô

máy đào để tập kế cát đá 1x2, đá hộc, vải lọc đến hiện trường;
Công ty Tả Trạch theo dõi sát sao tình trạng đập, nếu như tình
trạng đập, mưa lũ diễn biến bất lợi, có nguy cơ vỡ đập phải báo cáo
ngay lập tức để xem xét nâng mức báo động.

Hinh 6.2: Sơ đồ báo cáo và phối hợp chỉ đạo ứng phó
Báo động cấp 2


130
c) Báo động cấp 3 (Hành động khẩn cấp) - Các hành động bổ
sung
- Trưởng Ban CHPCTT và TKCN HTTL Tả Trạch thông báo
cho Ban chỉ đạo Quốc gia về PCTT, Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế về báo động cấp 3;
- Công ty Tả Trạch và UBND các huyện vùng hạ lưu huy động
các lực lượng và thiết bị thực hiện các hành động khẩn cấp để sửa
chữa hoặc các biện pháp khắc phục để giảm thiểu nguy cơ vỡ đập;
- Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu quân đội, các cơ
quan và các tổ chức được huy động trong trường hợp vỡ đập hoặc
mưa, lũ lớn;
- Huy động các đơn vị hỗ trợ như công an, cứu hỏa, quân đội,
lực lượng y tế, thiết bị thi công;
- Thông báo và hướng dẫn thông qua truyền thanh, truyền hình
và viễn thơng;
- Thơng tin cho người dân ở hạ lưu về nguy cơ ngập, lụt.
- Tiến hành di dân và phong tỏa đường xá giao thông ở các khu
vực nguy hiểm ngay sau đập. Tiến hành mọi công tác chuẩn bị cho
việc phong tỏa đường xá và di dân ở các khu vực nguy hiểm khác;
- Chuẩn bị điều kiện hậu cần cho sơ tán, di tản dân và tổ chức sơ

tán dân đến nơi an tồn.
Cơng ty Tả Trạch: Thường xuyên cung cấp thông tin về diễn
biến mực nước hồ, diễn biến hư hỏng, sự cố đập tới Trưởng Ban
CHPCTT và TKCN HTTL Tả Trạch, Bộ CHQS tỉnh để kịp thời
thông báo cho các đơn vị hiệp đồng sẵn sàng cơ động ứng cứu. Tập
trung lực lượng, phương tiện tham gia ứng cứu. Hướng dẫn và cung
cấp nguyên vật liệu cho các đơn vị tham gia khắc phục hậu quả khi
có sự cố xảy ra.


131
Trong trường hợp lưu lượng xả lũ lớn gây ngập lụt ở hạ du ngay
lập tức nâng mức báo động và di tản dân cư trong vùng nguy hiểm ở
hạ lưu và báo động cho các ban, ngành ứng cứu.

Hinh 6.3 : Sơ đồ báo cáo và phối hợp chỉ đạo ứng phó
Báo động cấp 3

d) Báo động cấp 4 (Vỡ đập hoặc mưa, lũ lớn cần sơ tán) - Các
hành động bổ sung
Thông báo cho UBND, Công an, Quân đội tỉnh Thừa Thiên Huế,
lực lượng cứu hộ địa phương và các cơ quan địa phương có liên quan.
- Tiến hành sơ tán khẩn cấp người dân hạ du bị ảnh hưởng và bị
đe dọa bởi ngập lụt khi hồ xả lũ với lưu lượng lớn hoặc vỡ đập;
- Tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở các xã ;
- Thực hiện công tác cứu trợ cho người dân phải sơ tán.


132


Hinh 6.3 : Sơ đồ báo cáo và phối hợp chỉ đạo ứng phó
Báo động cấp 4

6.3. Thiết bị thơng tin cảnh báo an toàn đập và vùng hạ du đập
a) Thiết bị thơng tin cảnh báo an tồn đập và vùng hạ du đập,
gồm:
- Hệ thống mốc cảnh báo ngập lụt khi hồ xả lũ hoặc vỡ đập ứng
với các kịch bản; mực nước ứng với các cấp báo động dọc sơng phía
hạ lưu đập.
- Bảng cảnh báo đặt ở các vị trí cơng cộng vùng hạ du: in sơ đồ
mặt bằng vùng hạ du đập (thể hiện vùng ngập nước khi vỡ đập, chỉ
dẫn hướng/đường di chuyển đến nơi an tồn);
- Hệ thống cịi hụ; loa phát thanh thơng báo hiệu lệnh xả lũ trong
tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập.
- Tin nhắn SMS: khi cần gửi đến các tổ chức/cá nhân trong danh
bạ lãnh đạo, trực ban cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương đã
lập sẵn.


133
b) Hiện tại, Công ty Tả Trạch đã được lắp đặt hệ thống cịi hụ;
loa phát thanh thơng báo hiệu lệnh xả lũ trong tình huống khẩn cấp
hoặc vỡ đập; bảng cảnh báo đặt ở các vị trí cơng cộng vùng hạ du.
Việc cắm mốc cảnh báo ngập lụt khi hồ xả lũ hoặc vỡ đập ứng
với các kịch bản; mực nước ứng với các cấp báo động dọc sông phía
hạ lưu đập thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế./.


134


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Luật Thủy lợi năm 2017;
[2] Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về
“Quản lý an tồn đập, hồ chứa nước”;
[3] TCVN 11699 - Cơng trình thủy lợi - Đánh giá an toàn Đập;
[4] TCVN 8414: 2010 - Cơng trình thủy lợi - Quy trình quản lý
vận hành, khai thác và kiểm tra hồ chứa nước;
[5] TCVN 8216:2018 - Cơng trình thủy lợi - Thiết kế đập đất đầm nén;
[6] TCVN 8183-1:2009- Đo lưu lượng nước trong kênh hở bằng đập
tràn thành mỏng.
[7] Sổ tay An toàn đập của Hội Đập lớn và PTNN biên soạn, được
Ban quản lý Trung ương các dự án thủy lợi xuất bản tháng
12/2012.
[8] Tiêu chí đánh giá an tồn đập đất; NXB Xây dựng; năm 2016;
Phạm Ngọc Quý chủ biên.
[9] Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật an toàn đập nhỏ; NXBKH&KT;
Nguyễn Hữu Huế; năm 2017.
[10] Kiểm tra nhanh đập đất - Nhà xuất bản văn hóa dân tộc - 2017
[11] Hướng dẫn Liên bang về an tồn đập (Cục cơng binh lục quân
Hoa kỳ).
[12] Dam Owner Emergency Intervention Toolbox ( Cơ quan Quản lý
Khẩn cấp Liên bang Hoa kỳ)
[13] Pocket Safety Guide for Dams and Impoundments (Cơ quan
Quản lý Khẩn cấp Liên bang Hoa kỳ)
[14] Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “Tư vấn tính tốn điều tiết hồ chứa
nước Tả Trạch - tỉnh Thừa Thiên Huế” các năm 2018, 2019, 2020
của Viện Quy hoạch Thủy lợi.



×