Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Sổ tay hướng dẫn phát hiện và xử lý ngay từ giờ đầu sự cố đập, hồ chứa nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.39 MB, 92 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỔNG CỤC THỦY LỢI

SỔ TAY
HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ
NGAY TỪ GIỜ ĐẦU SỰ CỐ ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC

HÀ NỘI - 2021


CHỈ ĐẠO NỘI DUNG:
GS.TS. Nguyễn Văn Tỉnh
CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN:
ThS. Nguyễn Cảnh Tĩnh
ThS. Nguyễn Đăng Hà
TS. Nguyễn Anh Tú
ThS. Lại Cao Thắng
TS. Cầm Thị Lan Hương
BIÊN SOẠN:
TS. Nguyễn Văn Lợi (Chủ biên)
Ths. Nguyễn Văn Dân
Ths. Ngô Ngọc Thanh
KS. Nguyễn Tường Lân
Ths. Nguyễn Ngọc Cương
Ks. Đặng Hữu Ngữ
KS. Trần Thị Uyên
LIÊN HỆ, HỖ TRỢ KỸ THUẬT
 Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi
- Địa chỉ: số 54, ngõ 102, Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 0243.733 5700
- Fax: 0243.734 1101


DỰ ÁN
 Tên dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8)
 Nhà tài trợ: Ngân hàng Thế giới (WB)
 Chủ đầu tư: Ban Quản lý trung ương các dự án thủy lợi
(CPO)


LỜI NĨI ĐẦU
Việt Nam có gần 7.000 đập, hồ chứa thuỷ lợi và trên 400 đập, hồ
chứa thuỷ điện. An toàn đập được xem là vấn đề an ninh quốc gia.
Những năm qua, nhà nước đã rất quan tâm đầu tư cho chương trình
đảm bảo an tồn đập, hồ chứa nước. Tuy nhiên, do số lượng các hồ
đập rất lớn, được xây dựng qua nhiều thời kỳ nên vẫn còn nhiều đập,
đặc biệt là đập vừa và nhỏ chưa đảm bảo an tồn trước tình hình biến
đổi khí hậu ngày càng phức tạp.
Theo tổng kết của thế giới, sự cố vỡ đập có thể xảy ra do nguyên
nhân tự nhiên (như mưa lũ lớn, động đất, sạt lở núi trên lưu vực hồ....);
nhưng cũng có thể từ nguyên nhân do con người, từ khâu khảo sát thiết
kế, chất lượng thi công, đến quản lý vận hành.
Với các đập, hồ chứa nước đang vận hành khai thác, việc thực hiện
tốt các nội dung quy định trong Nghị định 114/2018/NĐ-CP của Chính
phủ là yếu tố quyết định bảo đảm an toàn đập. Để hướng dẫn địa
phương thực hiện các quy định pháp luật, Tổng cục Thuỷ lợi ban hành
các sổ tay hướng dẫn những vấn đề kỹ thuật quan trọng và yêu cầu chủ
quản lý khai thác, nhân viên vận hành đập, hồ chứa thuỷ lợi thực hiện.
Sổ tay “Hướng dẫn phát hiện và xử lý ngay từ giờ đầu sự cố đập, hồ
chứa nước” là một trong số các ấn phẩm nói trên được Tổng cục giao
Trung tâm chính sách và kỹ thuật thuỷ lợi biên soạn.
Sổ tay nhằm mục đích cung cấp cho các tổ chức, cá nhân khai thác
đập, hồ chứa nước kiến thức về kiểm tra phát hiện các nguy cơ sự cố


1


của đập (tập trung vào đập đất là chính) và các cơng trình liên quan
(cống, tràn) và biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế sự cố phát triển,
trước khi có các giải pháp để xử lý triệt để.
Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã cố gắng thu thập kinh
nghiệm thực tiễn, các tài liệu trong và ngồi nước có liên quan, ý kiến
của các chun gia và nhà khoa học để nâng cao chất lượng sổ tay.
Tuy nhiên, các sự cố đập, hồ chứa rất đa dạng và kinh nghiệm xử lý
cũng hết sức phong phú. Do đó, sổ tay có thể cịn một số thiếu sót, tồn
tại. Chúng tơi mong nhận được các ý kiến góp ý để tiếp tục hồn thiện.
Nhóm tác giả

2


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................. 1
MỤC LỤC ......................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ..................................... 7
1.1. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA ............................................................ 7
1.2. MỤC TIÊU ................................................................................................ 8
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG .................................................. 9
1.4. NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG XỬ LÝ SỰ CỐ ................................. 9
1.4.1. Các hoạt động cần phải thực hiện .................................................................. 9
1.4.2. Giám sát sự phát triển của sự cố .................................................................. 10
1.4.3. Báo cáo các cấp có thẩm quyền về sự cố đập................................................ 11
1.4.4. Kích hoạt thực hiện phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó với tình

huống khẩn cấp ................................................................................................. 12
1.5. CÁC DẤU HIỆU NGUY CƠ SỰ CỐ ..................................................... 14

CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ GIỜ ĐẦU
SỰ CỐ Ở ĐẬP ĐẤT ....................................................................... 17
2.1. MỘT SỐ SỰ CỐ THƯỜNG XẢY RA VỚI ĐẬP ĐẤT ......................... 17
2.2. SỰ CỐ NGUYÊN NHÂN DO THẤM ................................................... 19
2.2.1. Hướng dẫn phát hiện và đánh giá nguy cơ mất an toàn về thấm ...................... 20
2.2.2. Các nguyên nhân gây thấm mạnh qua đập đất .............................................. 23
2.3 SỰ CỐ SẠT TRƯỢT MÁI THƯỢNG LƯU, HẠ LƯU .......................... 28
2.3.1. Sự cố sạt trượt mái hạ lưu........................................................................... 29
2.3.2. Sự cố sạt trượt mái thượng lưu .................................................................... 31
2.3.3. Sự cố xói lở chân và mái thượng lưu ........................................................... 32
2.4. SỰ CỐ NỨT DỌC HOẶC NGANG ĐẬP .............................................. 34
2.4.1. Sự cố nứt dọc đập...................................................................................... 34
2.4.2. Sự cố nứt ngang đập .................................................................................. 36
2.5. SỰ CỐ NƯỚC TRÀN QUA ĐỈNH ĐẬP ............................................... 38

CHƯƠNG 3..................................................................................... 40

3


HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ GIỜ ĐẦU SỰ CỐ Ở
TRÀN XẢ LŨ ................................................................................. 40
3.1. SỰ CỐ THẤM QUA NỀN HOẶC MANG TRÀN................................. 42
3.1.1. Hướng dẫn phát hiện sự cố thấm qua nền hoặc mang tràn .............................. 42
3.1.2. Nguyên nhân sự cố thấm qua nền hoặc mang tràn......................................... 42
3.1.3. Hướng dẫn xử lý giờ đầu sự cố thấm qua nền hoặc mang tràn ........................ 43
3.2. SỰ CỐ ĐẨY NỔI ĐÁY BỂ TIÊU NĂNG. ............................................ 43

3.2.1. Hướng dẫn phát hiện sự cố đẩy nổi đáy bể tiêu năng ..................................... 43
3.2.2. Nguyên nhân sự cố đẩy nổi đáy bể tiêu năng ................................................ 44
3.2.3. Hướng dẫn xử lý giờ đầu sự cố sự cố đẩy nổi đáy bể tiêu năng ....................... 44
3.3. SỰ CỐ SẠT, TRƯỢT MÁI ĐÀO, MÁI ĐẮP, TƯỜNG BÊN BỊ GẪY,
LẬT, TRƯỢT PHẲNG. ................................................................................. 44
3.3.1. Hướng dẫn phát hiện sự cố sạt, trượt mái đào, đắp, tường bên bị gẫy, lật, trượt phẳng
........................................................................................................................ 44
3.3.2. Nguyên nhân sự cố sạt, trượt mái đào, đắp, tường bên bị gẫy, lật, trượt phẳng... 45
3.3.3. Hướng dẫn xử lý giờ đầu sự cố sạt, trượt đào, đắp, tường bên bị gẫy, lật, trượt phẳng
........................................................................................................................ 46
3.4. SỰ CỐ THÂN TRÀN, DỐC NƯỚC BỊ GẪY, TRƯỢT......................... 47
3.4.1. Hướng dẫn phát hiện sự cố thân tràn, dốc nước bị gẫy, trượt........................... 47
3.4.2. Nguyên nhân sự cố thân tràn, dốc nước bị gẫy, trượt ..................................... 48
3.4.3. Hướng dẫn xử lý giờ đầu sự cố thân tràn, dốc nước bị gẫy, trượt. .................... 48
3.5. SỰ CỐ XÓI TIÊU NĂNG, XĨI HẠ LƯU.............................................. 49
3.5.1. Sự cố xói tiêu năng, xói hạ lưu với cơng trình tiêu năng đáy ........................... 49
3.5.2. Sự cố xói tiêu năng, xói hạ lưu với cơng trình tiêu năng kiểu phóng xa50
3.6. SỰ CỐ GÃY CỬA HOẶC KẸT CỬA, HỎNG THIẾT BỊ ĐÓNG MỞ. 52
3.6.1. Hướng dẫn phát hiện sự cố gãy cửa hoặc kẹt cửa, hỏng thiết bị đóng mở
........................................................................................................................ 52
3.6.2. Nguyên nhân sự cố gãy cửa hoặc kẹt cửa, hỏng thiết bị đóng mở .................... 52
3.6.3. Hướng dẫn xử lý giờ đầu sự cố gãy cửa hoặc kẹt cửa, hỏng thiết bị đóng
mở ................................................................................................................... 53

CHƯƠNG 4 .................................................................................... 56

4


HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN VÀ

XỬ LÝ GIỜ ĐẦU SỰ CỐ Ở CỐNG LẤY NƯỚC...................... 56
4.1. SỰ CỐ HỎNG KHỚP NỐI, GÃY CỐNG .............................................. 59
4.1.1. Hướng dẫn phát hiện sự cố hỏng khớp nối, gãy cống..................................... 59
4.1.2. Nguyên nhân sự cố hỏng khớp nối, gãy cống ............................................... 59
4.1.3. Hướng dẫn xử lý giờ đầu sự cố hỏng khớp nối, gãy cống............................... 61
4.2. SỰ CỐ HỎNG KẸT CỬA HOẶC GẪY CỬA VAN ............................. 62
4.2.1. Hướng dẫn phát hiện sự cố kẹt cửa hoặc gãy cửa van .................................... 62
4.2.2. Nguyên nhân sự cố kẹt cửa hoặc gãy cửa van ............................................... 62
4.2.3. Hướng dẫn xử lý giờ đầu sự cố kẹt cửa hoặc gãy cửa van .............................. 62
4.3. SỰ CỐ HỎNG THIẾT BỊ TIÊU NĂNG ................................................. 62
4.3.1. Hướng dẫn phát hiện sự cố hỏng thiết bị tiêu năng ........................................ 62
4.3.2. Nguyên nhân sự cố hỏng thiết bị tiêu năng ................................................... 63
4.3.3. Hướng dẫn xử lý giờ đầu sự cố hỏng thiết bị tiêu năng................................... 63
4.4. SỰ CỐ THẤM DỌC THEO MANG CỐNG .......................................... 63
4.4.1. Hướng dẫn phát hiện sự cố thấm dọc theo mang cống ................................... 63
4.4.2. Nguyên nhân sự cố thấm mạnh dọc theo mang cống..................................... 64
4.4.3. Hướng dẫn xử lý giờ đầu sự cố thấm dọc theo mang cống ............................. 65

CHƯƠNG 5..................................................................................... 66
CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ GIỜ ĐẦU .......................................... 66
5.1. LÀM TẦNG LỌC NGƯỢC .................................................................... 66
5.2. ĐẮP BỜ BAO CỬA RA MẠCH SỦI................................................... 70
5.3. ĐẮP CƠ PHẢN ÁP ............................................................................... 74
5.4. NÂNG CAO CAO TRÌNH ĐỈNH ĐẬP ............................................... 75
5.5. TRẢI BẠT CHỐNG THẤM................................................................. 76
5.6. ĐÀO KÊNH CHUYỂN NƯỚC HOẶC MỞ TRÀN TẠM ................. 78
5.7. HOÀNH TRIỆT CỐNG ........................................................................ 80

PHỤ LỤC 1 ..................................................................................... 81
MẪU BÁO CÁO SỰ CỐ ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC.................... 81

PHỤ LỤC 2 ..................................................................................... 83

5


MẪU BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TRA................................. 83

PHỤ LỤC 3..................................................................................... 86
MẪU BÁO CÁO KIỂM TRA CÁC HIỆN TƯỢNG KHẨN CẤP ................ 86

PHỤ LỤC 4..................................................................................... 86
MẪU PHIẾU KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN ............................................. 88

6


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
1. Đập: là cơng trình được xây dựng để dâng nước hoặc cùng các
cơng trình có liên quan tạo hồ chứa nước.
2. Hồ chứa nước: là cơng trình được hình thành bởi đập dâng nước
và các cơng trình có liên quan để tích trữ nước, có nhiệm vụ chính là
điều tiết dòng chảy, cắt, giảm lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, phát điện và cải thiện môi trường; bao
gồm hồ chứa thủy lợi và hồ chứa thủy điện.
3. Các cơng trình có liên quan: là cơng trình xả nước, cơng trình lấy
nước, tuyến năng lượng.
4. Đập, hồ chứa thủy lợi: là đập, hồ chứa nước được xây dựng với
mục đích chính là cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công

nghiệp, sinh hoạt kết hợp cắt, giảm lũ.
5. Đập, hồ chứa thủy điện: là đập, hồ chứa nước được xây dựng với
mục đích chính là phát điện.
6. Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy lợi: là cơ quan, tổ chức được Nhà
nước giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu đối với đập, hồ chứa
nước sử dụng vốn nhà nước; tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng (đập,
hồ chứa nước); chủ sở hữu đập, hồ chứa, thủy điện là tổ chức, cá nhân
tự đầu tư xây dựng hoặc được chuyển giao sở hữu đập, hồ chứa nước.
7. Chủ quản lý đập, hồ chứa nước thủy lợi: là cơ quan chuyên môn

7


thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy lợi thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các cấp hoặc tổ chức
được Nhà nước giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu; tổ chức
thủy lợi cơ sở; tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước
thủy lợi.
8. Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước: là tổ chức, cá
nhân được giao quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
9. Vùng hạ du đập: là vùng bị ngập lụt khi hồ xả nước theo quy
trình; xả lũ trong tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập.
10. Tình huống khẩn cấp: là trường hợp mưa, lũ vượt tần suất thiết
kế; động đất vượt tiêu chuẩn thiết kế trên lưu vực hồ chứa nước hoặc
tác động khác gây mất an toàn cho đập.
11. Sự cố cơng trình: là những hư hỏng vượt qua giới hạn an tồn
cho phép làm cho cơng trình có nguy cơ sụp đổ; đã sập đổ một phần
hoặc tồn bộ cơng trình.
12. Xử lý sự cố giờ đầu: là những hành động cần thiết (để hạn chế
hư hỏng/hạn chế sự cố phát triển theo hướng bất lợi) của chủ quản lý

khai thác đập hoặc cá nhân được giao quản lý đập kể từ khi phát hiện
cho đến khi quan sát thấy hiện tượng trở lại bình thường đi đến chấm
dứt hoặc phải chuyển sang giai đoạn sửa chữa cấp bách.
1.2. MỤC TIÊU
Sổ tay nhằm mục đích cung cấp cho các chủ quản lý và tổ chức, cá
nhân khai thác hồ chứa nước các hướng dẫn kỹ thuật cụ thể để kiểm

8


tra phát hiện các nguy cơ sự cố của đập (tập trung vào đập đất là chính)
và các cơng trình liên quan (cống, tràn) và các biện pháp xử lý kịp thời
để hạn chế sự cố phát triển, trước khi có các giải pháp xử lý triệt để.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
Đối tượng sử dụng sổ tay: Nhân viên kỹ thuật được giao nhiệm vụ
quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước thuỷ lợi; tổ chức, cá nhân khai
thác đập, hồ chứa nước. Các đối tượng khác có thể tham khảo sử dụng.
Phạm vi áp dụng là đập, hồ chứa thuỷ lợi. Gồm: đập đất và cơng
trình liên quan (tràn xả lũ, cống lấy nước, ...).
1.4. NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG XỬ LÝ SỰ CỐ
1.4.1. Các hoạt động cần phải thực hiện
Khi phát hiện các dấu hiệu/nguy cơ sự cố như trình bày trong
chương 2,3 và 4 của Sổ tay này, nhân viên được giao nhiệm vụ quản
lý đập phải báo ngay cho chủ quản lý khai thác đập, hồ chứa. Chủ quản
lý đập, hồ chứa phải triển khai ngay các hành động cần thiết sau đây:
- Tổ chức giám sát trực tiếp và liên tục;
- Báo cáo chủ sở hữu đập và cơ quan có thẩm quyền theo quy định
pháp luật;
- Tổ chức huy động nhân lực và phương tiện để xử lý kỹ thuật sự
cố giờ đầu theo hướng dẫn tại sổ tay này cho đến khi sự cố có dấu hiệu

bình thường trở lại hoặc chấm dứt.
- Kích hoạt phương án ứng phó khẩn cấp khi thấy dấu hiệu sự cố
tiếp tục phát triển theo chiều hướng bất lợi, có nguy cơ vỡ đập.

9


1.4.2. Giám sát sự phát triển của sự cố
a) Mục đích: Giám sát diễn biến của sự cố đập là hoạt động cần thiết
và quan trọng. Mục đích của việc giám sát là theo dõi trực tiếp và liên
tục diễn biến, nhận định xu thế phát triển của sự cố, phán đốn ngun
nhân sự cố nhằm cung cấp thơng tin để đưa ra phương án xử lý.
b) Nội dung: Khi phát hiện sự cố, người kiểm tra cần:
1) Chụp ảnh và ghi lại vị trí;
2) Đo và ghi lại phạm vi ảnh hưởng và sự dịch chuyển;
3) Kiểm tra khu vực xung quanh để xác định hết các nguy cơ gây
ra sự cố đập;
4) Kiểm tra xác định xem tình trạng có trở nên xấu hơn khơng, nếu
những hư hỏng vượt qua giới hạn an toàn cho phép làm cho cơng trình
có nguy cơ sụp đổ cần có biện pháp xử lý khẩn cấp.
c) Yêu cầu: Nội dung giám sát cần tập trung theo dõi, quan trắc diễn
biến sự cố đang diễn ra, đồng thời phải thực hiện giám sát tổng thể khu
vực cơng trình đầu mối đập, như thường xun kiểm tra hiện trường
cơng trình, theo dõi mưa lũ, mức nước hồ, sự làm việc của tràn xả lũ.
Các cán bộ chun mơn, kỹ thuật phải phân tích, đánh giá, dự báo
tình huống bất lợi cho cơng trình để có đề xuất xử lý tiếp theo.
Nội dung và chế độ giám sát cần được người chỉ huy hiện trường
phân công cụ thể.
Khi sự cố diễn biến theo xu hướng xấu, sự giám sát hiện trường đòi
hỏi phải liên tục. Phải tổ chức thành các ca, thay nhau thực hiện giám


10


sát. Khi thực hiện giám sát vào ban đêm, điều kiện ánh sáng cần được
quan tâm. An toàn cho người giám sát cũng cần được bảo đảm, cẩn
trọng khi đường trơn trượt, dòng nước xiết hoặc sạt lở mái dốc.
Trong q trình giám sát sự cố đập, các thơng tin giám sát cần
thường xuyên báo cáo tới các cơ quan có liên quan để kịp thời chỉ đạo,
chỉ huy, ra các quyết định xử lý cần thiết.
d) Xử lý số liệu, tài liệu, đo đạc, quan trắc: Kết quả giám sát cần
được ghi chép.
Trong trường hợp này, các số liệu, tài liệu đo đạc, quan trắc phải
được bàn giao, không những trên sổ sách mà còn phải qua trao đổi,
thống nhất thông tin, hiểu rõ yêu cầu công việc của ca trước bàn giao
cho ca sau.
1.4.3. Báo cáo các cấp có thẩm quyền về sự cố đập
Về cơ sở pháp lý, điều 16, khoản 5 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP
về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước quy định: tổ chức, cá nhân khai
thác đập, hồ chứa nước phải báo cáo ngay Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ
huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp có đập, hồ
chứa nước trên địa bàn và các cơ quan liên quan thực hiện xử lý sự cố
theo hướng dẫn trong sổ tay này cộng với huy động đến mức cao nhất
kinh nghiệm tại chỗ, nguồn lực tại chỗ, khi xảy ra tình huống khẩn cấp.
a) Mục đích: để các cấp quản lý, chỉ huy, chỉ đạo có thơng tin về sự
cố đập, ra quyết định hỗ trợ hoặc yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật xử lý sự cố;
trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn thực hiện các hoạt động theo

11



phương án và kế hoạch đề ra trong phương án ứng phó khẩn cấp đã
phê duyệt.
b) Nội dung: Báo cáo sự cố phải cụ thể, rõ ràng, bao gồm một số
nội dung chính sau đây:
- Ngày, giờ phát hiện sự cố.
- Mực nước hồ tại thời điểm phát hiện sự cố, tại thời điểm báo cáo,
xu thế diễn biến mức nước hồ và thời tiết tại khu vực.
- Miêu tả sự cố và các thơng tin có liên quan (các thông tin về quy
mô, mức độ của sự cố; xu hướng phát triển; lịch sử sự cố tương tự đã
xảy ra hay lần đầu...); Nếu có thể, kèm theo ảnh chụp và video clip.
- Các hoạt động xử lý đã thực hiện, kết quả xử lý.
- Yêu cầu hỗ trợ.
- Các nội dung khác.
c) Hình thức: Báo cáo sự cố đập được thực hiện bằng các hình thức:
qua điện thoại, sau đó nội dung chi tiết gửi qua thư điện tử, fax… và
lưu văn bản để đối chiếu.
1.4.4. Kích hoạt thực hiện phương án ứng phó thiên tai và phương án
ứng phó với tình huống khẩn cấp
Hàng năm đơn vị quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước có trách
nhiệm lập phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình
huống khẩn cấp trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

12


Nội dung phương án ứng phó thiên tai thực hiện theo quy định
tại Điều 22 Luật phòng, chống thiên tai, trình cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt.
Nội dung chính của phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp

thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 25 Nghị định 114/2018/NĐCP. Trong đó các kịch bản xử lý giờ đầu các tình huống khẩn cấp hoặc
vỡ đập tham khảo chương II, III, IV và V của Sổ tay và các tài liệu
liên quan khác để xây dựng.
Trường hợp xảy ra sự cố có thể gây mất an tồn đập, hồ chứa nước,
tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi phải triển khai cứu hộ
khẩn cấp, xử lý khắc phục sự cố, đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân,
Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, Ban
Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai để ứng cứu, hỗ trợ và kịp
thời triển khai kế hoạch ứng phó.
Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn các cấp có trách nhiệm:
- Tổ chức việc cứu hộ đập, hồ chứa nước trên địa bàn, tham gia cứu
hộ đập, hồ chứa nước cho địa phương khác theo quy định của pháp luật;
- Quyết định theo thẩm quyền biện pháp xử lý khẩn cấp, khắc phục
hậu quả theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai. Trường
hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền phải báo cáo kịp thời với Ban chỉ
huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên hoặc Ban chỉ
đạo trung ương về phòng, chống thiên tai hỗ trợ, xử lý.

13


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương có trách
nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện biện pháp huy
động lực lượng, vật tư, phương tiện cứu hộ đập, hồ chứa nước thuộc
phạm vi quản lý.
Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai quyết định hoặc
báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định huy động nguồn lực
và biện pháp cứu hộ đập, hồ chứa nước, ứng phó đảm bảo an toàn đập,
hồ chứa nước và vùng hạ du đập theo quy định của pháp luật về phòng,

chống thiên tai.
Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chỉ
đạo, tổ chức ứng phó sự cố vỡ đập trong trường hợp vượt quá khả năng
của địa phương.
1.5. CÁC DẤU HIỆU NGUY CƠ SỰ CỐ
1) Xuất hiện chỗ lầy, lún hoặc sạt lở trên mái các đập đất.
2) Biểu hiện của xói ngầm: các mạch đùn (mang theo bùn, cát) xuất
hiện tại vùng hạ lưu đập (mái đập, chân đập, vai đập, ...) hoặc tại chân
công trình bê tơng (cống, tràn).
3) Tăng hay giảm bất thường về dịng chảy từ thiết bị thốt nước
nền, các mối nối/khớp nối kết cấu (đặc biệt là ở cống lấy nước) hoặc
trên bề mặt của tràn bê tông.
4) Gia tăng về lượng rò rỉ qua thân hoặc dưới nền đập.
5) Sự thay đổi về áp lực nước lỗ rỗng ở cả thân và cả nền đập.
6) Sự thay đổi về áp lực đẩy nổi dưới các kết cấu bê tông.

14


7) Chuyển vị bất thường theo chiều ngang hay dọc, phình hay nứt
tại vai đập, mái đập, chân đập hay ở các kết cấu bê tông.
8) Nứt ở hàng loạt các kết cấu bê tơng trong q trình xây dựng hay
sau khi hoàn thành.
9) Hố sụt trên mái (thượng lưu, hạ lưu) hay lún cục bộ tại chân đập
hay vai đập.
10) Sự chệch hướng quá mức, dịch chuyển hay rung q mức của
các cơng trình bê tơng (ví dụ: tháp lấy nước, tường tràn bị nghiêng
hoặc trượt).
11) Sự dịch chuyển không đều, uốn cong, chệch hướng hoặc rung
quá mức của cửa van đập tràn khi tháo dòng chảy lớn.

12) Hư hỏng, xâm thực, xuống cấp nghiêm trọng (xốp, rỗng, thủng,
nứt, ...) của các kết cấu xây đúc trong cơng trình (cống, tràn, mái lát
thượng lưu đập, bể tiêu năng, cửa vào của tràn, ...).
13) Hư hỏng đáng kể, hoặc thay đổi lớn về kết cấu, nền móng, mực
nước hồ chứa, tình trạng nước ngầm và thay đổi địa hình lân cận sau
khi xảy ra động đất.
14) Thiết bị vận hành (tời cáp) bị rung quá mức, bị bó, phát ra âm
thanh và chuyển động bất thường hoặc bị chệch hướng.
15) Áp suất vận hành thực tế của thiết bị thủy lực vượt quá 125%
so với áp suất thông thường. Các thiết bị chạy bằng động cơ điện quá
nóng hoặc bị ngắt.

15


16) Chuyển động bất thường hay có âm thanh bất thường như là va
chạm, nảy hay va, đập của cửa cống lấy nước.
17) Sợi dây cáp nâng hoặc mắt xích nâng bị đứt, hay các mối nối bị
biến dạng, sờn hoặc bị ăn mòn nghiêm trọng.
18) Thường xuyên bị ngắt điện khi vận hành.
Lưu ý: Các dấu hiệu trên không phải lúc nào cũng có thể dẫn đến
sự cố đập nhưng là những dấu hiệu dẫn đến nguy cơ sự cố vỡ đập. Tổ
chức, cá nhân khai thác sẽ là người đưa ra quyết định thơng báo sự cố
khi tình hình diễn biến theo hướng ngày càng bất lợi, mặc dù đã tự xử
lý theo hướng dẫn trong sổ tay này nhưng hiện tượng vẫn không suy
giảm hoặc chấm dứt.

16



CHƯƠNG 2
HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ GIỜ ĐẦU SỰ CỐ Ở
ĐẬP ĐẤT
2.1. MỘT SỐ SỰ CỐ THƯỜNG XẢY RA VỚI ĐẬP ĐẤT
Trong quá trình vận hành, khai thác hồ chứa nước, ngay cả khi đã
được quan tâm và chủ động phòng ngừa, song do nhiều nguyên nhân,
cả chủ quan và khách quan, sự cố đập vẫn có thể xảy ra. Theo tài liệu
Tiêu chí đánh giá an tồn đập đất [8] cho thấy, tại Việt Nam, nếu tính
theo nguyên nhân sự cố đập, theo tỷ lệ, thì sự cố do nguyên nhân trực
tiếp do lũ là 26%; do địa chấn là 7%; do thấm là 28%; do kết cấu ổn
mất định là 39%.
Mặt cắt điển hình của đập đất tại hình 2.1:

17


f) Đập nhiều khối có tường nghiêng sân phủ chống thấm
Hình 2.1. Mặt cắt ngang điển hình của đập đất
1) Khối chống thấm

(2) Khối lọc và tiêu thoát nước

(3) Khối gia tải thượng lưu

(4) Khối gia tải hạ lưu

MNTK: Mực nước thiết kế

18



Những sự cố thường gặp ở đập đất có thể phát hiện và sử lý ngay
giờ đầu gồm [8]:
1) Sự cố do nguyên nhân thấm;
2) Sự cố sạt trượt mái thượng lưu, hạ lưu;
3) Sự cố nứt nẻ thân đập;
4) Sự cố do lũ tràn qua đỉnh đập.
2.2. SỰ CỐ NGUYÊN NHÂN DO THẤM
Thấm là hiện tượng nước chuyển động qua thân đập hoặc nền đập
từ thượng lưu (nơi có mực nước cao) về hạ lưu (nơi có mực nước thấp).
Thấm gây ra các sự cố sau:
Hiện tượng thấm ướt: Khi nước thấm thốt ra mái ở phía trên cao
độ thiết bị thốt nước thì có thể làm ướt mái hạ lưu đập (thường trên
diện rộng). Áp lực nước và mức độ bão hòa nước của đất ở thân và
nền đập có thể làm cho các vật liệu đất bị mất trọng lượng, hiện tượng
này nếu khơng được tiêu thốt tốt sẽ phát triển đến sự cố tiềm tàng gây
sạt trượt mái, dẫn tới vỡ đập.
Hiện tượng rị rỉ xói ngầm: Xói ngầm là hiện tượng các hạt đất, cát
tại thân đập hoặc nền đập bị lôi cuốn khỏi vị trí ban đầu, dưới tác động
cơ học của dịng thấm. Q trình xói ngầm phát triển, dần hình thành
các mạch nước chảy. Mạch nước chảy ngày càng mạnh thêm, khối
lượng đất cát bị cuốn trôi lớn sẽ làm rỗng thân hoặc nền đập, gây sụt
lún và vỡ đập.

19


2.2.1. Hướng dẫn phát hiện và đánh giá nguy cơ mất an toàn về thấm
a) Hiện tượng thấm ướt mái hạ lưu
Sự cố thấm có thể xuất hiện ở mái đập, chân đập và cũng có thể xảy

ra ở mặt tiếp xúc đất đắp đập và bề mặt khối kết cấu bê tơng cơng trình
(có thể là tràn, cống, tường chắn hoặc bất cứ cơng trình nào nằm trong
khối đất đắp).
b) Hiện tượng rị rỉ, xói ngầm
Nếu quan sát thấy những thay đổi về các mảng thực vật phía mái hạ
lưu hoặc khi trời không mưa, nhưng thấy mái đập hạ lưu, khu vực gần
hai bên tường tràn, cửa ra của cống lấy nước có hiện tượng ướt đặc
biệt khi mực nước hồ cao, thì đó có thể là dấu hiệu nhận biết về hiện
tượng thấm ướt (Hình 2.2).

Vùng thấm ướt

Hình 2.2. Hiện tượng thấm ướt mái hạ lưu
Nếu tại một mực nước nhất định trong hồ, nhưng lưu lượng nước
chảy ra từ hệ thống thốt nước là khơng bình thường hay khi quan sát
thấy vũng nước hoặc mạch nước chảy tại mái đập hạ lưu, chân đập hay
20


nơi tiếp giáp giữa mái đập hạ lưu với khối tựa vai đập, hoặc xuất hiện
một xốy nước phía thượng lưu đập có thể là dấu hiệu nhận biết về
hiện tượng rị rỉ, xói ngầm, cần phải kiểm tra ngay (Hình 2.3).
Khi kiểm tra, cần ghi chép lại: vị trí thấm; tỷ lệ và mức độ lượng
nước thấm quan sát được; nước thấm trong hay đục; mực nước hồ chứa
tại thời điểm quan sát. Ngồi ra, cần phải tìm hiểu thời gian xuất hiện
mưa gần nhất để làm rõ thêm cỏc du hiu thm nc.

Lỗ rò

Hỡnh 2.3 Xut hin mch đùn, mạch sủi nền hạ lưu đập

c) Xử lý kết quả quan trắc thấm
Từ số liệu lưu lượng thấm thực tế quan trắc được tại một mặt cắt,
ứng với một mực nước thượng lưu tại thời điểm quan trắc, chấm điểm
lên biểu đồ quan hệ (qgh ~ MNTL) của mặt cắt tương ứng. Nếu điểm
chấm nằm trên đường quan hệ (qgh ~ MNTL), tức là lưu lượng thấm
trong giới hạn cho phép thì tiếp tục theo dõi. Nếu điểm chấm nằm dưới
đường quan hệ (qgh ~ MNTL), tức là lưu lượng thấm lớn hơn lưu lượng
thấm cho phép cần có biện pháp xử lý ngay giờ đầu. Việc đo lưu lượng
21


thấm bằng cách đắp quây vùng thấm thu nước vào máng dẫn và sử
dụng máng chữ V (Hình 2.3) đo lưu lượng.
Lưu lượng thấm giới hạn được xác đinh qgh theo [8] như sau:
Bước 1: Chọn mực nước thượng lưu Zt và các chỉ tiêu tính;
Bước 2: Chọn mặt cắt tính tốn, với đập vừa và nhỏ thì có thể chỉ
tính cho mặt cắt lịng sơng;
Bước 3: Xác định dung tích hồ Vh bằng cách tra đường quan hệ (Vh
~ Zt) với Zt đã chọn;
Bước 4: Chọn k và tính:
Wchuẩn = k.Vh
Trong đó: k: Hệ số tổn thất do thấm k=1% ÷ 3%;
Vh: Dung tích hồ ứng với Zt đã chọn;
Bước 5: Xác định lưu lượng thấm giói hạn dựa trên nguyên lý:
Wt = Wchuẩn
Trong đó:
Wt: tổng lưu lượng thấm tính tốn trong một tháng ứng với mực
nước thượng lưu tính tốn. Với đập đất vừa và nhỏ có thể tính theo
cơng thức:
=


.

đ

2

.

Trong đó: t: Thời gian tính bằng giây trong tháng tính tốn;
Lđ: Chiều dài đập ứng với mực nước thượng lưu tính
tốn.

22


Bước 6: Lập quan hệ (qgh ~ Zt)

Hình 2.4 Đo lưu lượng thấm bằng máng chữ V
Quan sát dòng nước thấm, nếu nước trong, tiếp tục theo dõi và sau
đó tìm biện pháp xử lý. Nếu nước đục có nghĩa là nước chảy qua thân
đập hoặc nền đập có mang theo đất, cát và là một dấu hiệu đáng lo
ngại; cần có biện pháp xử lý ngay giờ đầu để ngăn chặn hiện tượng xói
ngầm phát triển.
2.2.2. Các nguyên nhân gây thấm mạnh qua đập đất
- Hiện tượng thấm ướt có thể xảy ra do: Vật liệu đắp khơng đồng
chất, có lẫn các chất hữu cơ; thi cơng đầm nén khơng tốt; thiết bị tiêu
thốt nước bị hỏng.
- Hiện tượng xói ngầm, tạo hang thấm tập trung có thể xảy ra do: biện
pháp xử lý nền không phù hợp, thi công xử lý tiếp giáp nền và thân đập

không tốt; vật liệu đắp đập có chứa nhiều tạp chất; thi công đầm nén thân
đập không tốt; do động vật đào hang tạo ẩn họa trong đập.

23


×