Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khi con 10 tháng tuổi – Tuần 1. ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.81 KB, 5 trang )




Khi con 10 tháng tuổi –
Tuần 1
Được 40 tuần tuổi, bé đã líu lo rộn ràng suốt ngày như một con vẹt con,
và ngạc nhiên chưa, bé đã có thể hiểu những từ đơn giản và sẵn sàng để
học các câu hoàn chỉnh rồi, vậy nên bố mẹ hãy trò chuyện thật nhiều với
con nhé! Một lưu ý cho mẹ là việc bế ẵm bé sẽ ngày càng ảnh hưởng đến
sức khỏe của mẹ nhiều hơn, vậy bạn đã biết bế ẵm bé đúng cách?
Trò chuyện với cái máy nói
Bé mới bắt đầu hiểu những từ ngữ đơn giản, thế nên bây giờ là lúc quan
trọng hơn bao giờ hết, bạn nên trò chuyện nhiều với bé. Để bé sớm có thể
nói những câu hoàn chỉnh, rõ ràng, bạn nên sử dụng ngôn ngữ của người lớn
để lặp lại những từ bé nói. Ví dụ nếu bé nói “chữa, chữa”, bạn hãy nhẹ
nhàng sửa lại cách phát âm cho bé bằng cách hỏi “Con muốn uống sữa phải
không?” Ở giai đoạn này, tốt nhất là tránh khuynh hướng dùng kiểu nói của
bé – tuy dễ thương nhưng nghe những từ ngữ phát âm đúng sẽ tốt cho sự
phát triển của bé hơn.

Bé đã có thể hiểu ngôn ngữ và đây là lúc bố mẹ cần tích cực nói chuyện với
con - Ảnh: Inmagine
Dù đôi lúc thấy có vẻ buồn cười, nhưng nói chuyện như người lớn là cách
tốt nhất để khuyến khích khả năng ngôn ngữ của bé. Khi bé huyên thuyên
một câu vô nghĩa, cứ trả lời “Oh, vậy hả con? Hay quá nhỉ!” Có thể bé sẽ
cười và tiếp tục huyên thuyên.
Rồi bạn sẽ sớm thấy bé nói một số từ hoặc làm một số cử chỉ có ý nghĩa. Bé
cũng có những cách thức giao tiếp khác, như chỉ trỏ hoặc làu bàu. Bạn nên
gọi tên những món đồ mà bé chỉ hoặc bạn tự chỉ những món đồ rồi gọi tên
để giúp bé học tên gọi của đồ đạc. Khi bạn làm việc, dù đang thái hành để
nấu bữa tối hay đang gấp áo quần, hãy mô tả cho bé nghe bạn đang làm gì.


Khi bỏ bé vào xe đẩy, hãy nói “Đây rồi, cho con vào chiếc xe đẩy màu xanh
này nhé! Bây giờ cài dây an toàn lại, chỉnh tư thế ngồi cho con thoải mái nè.
Nào chúng ta đi công viên thôi!”
Bạn cũng có thể hát các bài hát mẫu giáo, vừa hát vừa làm các điệu bộ (ví dụ
khi hát “tạm biệt búp bê thân yêu” thì bạn vẫy tay), rồi chơi các trò chơi như
“chi chi chành chành” để bé học cách nhận biết một số từ ngữ (khi hát đến
chữ “tìm”, bạn rút ngón tay lên.)
Bé sẽ sớm biết liên hệ giữa các sự vật. Chẳng bao lâu nữa, bé sẽ vỗ tay khi
thấy bạn vỗ tay và bắt đầu kêu “mama” khi thấy bạn và kêu “baba” khi ba bé
bước vào phòng (mặc dù đôi lúc bé vẫn có thể còn nhầm lẫn giữa 2 từ này).
Cuộc sống của bạn: Tránh các tổn thương do ẵm, mang vác bé

Việc bế ẵm bé có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe vận động của mẹ -
Ảnh: Inmagine
Bé ngày càng lớn đồng nghĩa với việc bạn phải ẵm một trọng lượng lớn hơn
và có khả năng dẫn đến nguy cơ bị giãn cơ nhiều hơn. Nhưng nếu lưu ý, bạn
có thể giảm thiểu được các nguy cơ bị đau và bị thương:
 Khi ẵm bé lên, luôn khuỵu gối và cúi xuống chứ không đứng thẳng rồi
gập lưng xuống.
 Nếu muốn ẵm bé lúc ngồi đúng cách, bạn hãy ngồi thẳng trong một
ghế tựa, thoải mái, có chỗ gác tay. Có thể dùng thêm gối tựa để tựa lưng.
 Nếu muốn ẵm bé đi, mua một cái địu loại tốt để trọng lượng của bé
được phân bổ đồng đều, không làm cổ và lưng của bạn bị mỏi. Nên mua loại
địu có dây đeo độn mút bên trong và bản rộng.
 Để tránh đau cổ tay, luân phiên dùng hai tay để ẵm và đút bé ăn. Hãy
sử dụng một cái nẹp nếu bạn có khuynh hướng hoặc đã từng bị đau cổ tay.
 Đây cũng là thời gian phù hợp để bạn tập luyện thể dục lại. Hãy tập
các bài tập giãn cơ hoặc các động tác dành riêng cho lưng. Nếu bị đau cơ,
tắm nước ấm sẽ làm giảm đau. Massage cũng có tác dụng như vậy. Bạn cũng
có thể dùng thuốc giảm đau loại không cần đơn bác sĩ để giảm đau.


×