Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bé và những bước tiến thần kỳ - Thai nhi & năm đầu đời pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.18 KB, 5 trang )




Bé và những bước tiến
"thần kỳ" - Thai nhi &
năm đầu đời
Người mẹ nào cũng đều cảm nhận được điều kỳ diệu ngay trong lần
siêu âm đầu tiên. Và kể từ thời điểm đó, cơ thể bé nhỏ trong bụng bạn
bắt đầu phát triển, học hỏi với tốc độ đáng kinh ngạc. Thậm chí có rất
nhiều bước phát triển kỳ diệu của của bé mà chính người mẹ cũng
không thể nhận ra. Vì vậy, sau khi đọc những thông tin dưới đây về
những bước tiến của bé, có thể bạn sẽ phải thốt lên kinh ngạc.
Phần 1: Từ trong bụng mẹ đến Năm đầu đời

Từ trong bụng mẹ, bé đã có những cảm nhận đáng ngạc nhiên về thế giới
bên ngoài. Ảnh: Inmagine
1. Trong bụng mẹ: Đã có thể cảm nhận thế giới bên ngoài
“Mẹ ơi, mẹ làm con sợ quá!” – Em bé của bạn sẽ bị giật mình trong tử
cung khi nghe thấy một tiếng động lớn hoặc bất thình lình. Khả năng này
xuất hiện vào khoảng 23 tuần thai. Bất kỳ phụ nữ mang thai ở quý thứ hai
hoặc thứ ba đều có thể chứng thực được điều này, nếu cô ấy hắt hơi, em bé
trong bụng sẽ bị giật nảy người.
Nhưng nếu những tiếng ồn ấy được lặp đi lặp lại thường xuyên thì em bé của
bạn sẽ bắt đầu làm quen với nó và không còn phản ứng như vậy nữa. Bạn
không cần phải lo lắng – đây chỉ là dấu hiệu cho thấy não bộ của bé phát
triển bình thường.

Thở trong nước. Em bé của bạn bắt đầu “hít thở” khi bé vẫn còn đang nằm
trong tử cung, mặc dù lúc đó phổi của bé không hề tiếp nhận khí oxy. Vào
khoảng 27 tuần tuổi, buồng phổi chứa đầy dịch của bé sẽ bắt đầu nở ra và
nén lại dựa trên sự co thắt nhịp nhàng của cơ hoành và cơ ngực, quá trình


này sẽ giúp bé phát triển các cơ bắp và động mạch cần thiết cho việc hít thở
thực sự về sau. Để chuẩn bị cho lần đầu tiếp xúc với không khí bên ngoài,
trẻ sơ sinh cần có thời gian luyện tập để có thể tự hít thở.
Ngửi mùi hương bên ngoài. Bắt đầu từ khoảng 28 tuần tuổi, em bé của bạn
đã có thể ngửi thấy mùi hương mà người mẹ đang ngửi được từ bên ngoài.
Bằng chứng cho thấy khả năng ngửi mùi hương của thai nhi đến từ rất sớm:
Một nghiên cứu được tiến hành như sau, một ít tinh chất bạc hà được để
trước mũi của em bé đang nằm trong bụng. Kết quả là, thai nhi dưới 28 tuần
tuổi không có biểu hiện gì, nhưng các thai nhi lớn hơn thì lại có những phản
ứng như mút miệng, nhăn mặt, hoặc chuyển động.
Khứu giác của bé thực sự nhạy hơn nhờ khối nước ối đang bao bọc bé; như
chúng ta biết, các phân tử mùi được khuếch tán tốt hơn trong chất lỏng
(chẳng hạn như trong dịch nhầy ở mũi). Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nhau
thai cũng cho phép các phân tử mùi lọt qua dễ dàng hơn. Điều đó có nghĩa là
bé cũng cảm nhận được mùi hương từ các món ăn hấp dẫn mà bạn ăn trong
tháng cuối cùng.
2. Năm đầu đời: Lớn lên từng ngày

Bé sẽ lớn rất nhanh trong năm đầu tiên đấy mẹ ạ! Ảnh: Inmagine
Lớn nhanh như thổi. Em bé của bạn đang lớn lên, nhưng lớn như thế nào?
Sau lần giảm bớt trọng lượng lúc đầu, các bé thường tăng thêm khoảng 30g
trong khoảng 3 tháng đầu, sau đó tăng đều 20g mỗi ngày cho đến khi bé
được 1 tuổi. Một em bé trung bình sau 4 tháng sẽ tăng gấp đôi trọng lượng
lúc mới sinh, và trong sinh nhật đầu tiên sẽ tăng gấp 3 lần trọng lượng so với
lúc mới sinh. Đồng thời, hàng tháng, chiều cao của bé sẽ tăng thêm từ 1 đến
1,5 cm.
Với tốc độ tăng trưởng này, nếu lúc mới sinh bạn nặng 4kg và dài 50cm, thì
vào năm 20 tuổi bạn sẽ cao khoảng 7,6m và cân nặng khoảng 143kg.
Nhận biết được vị mặn. Mặc dù con bạn có thể phân biệt các vị như ngọt,
đắng, chua ngay từ lúc mới sinh, nhưng bé không thể cảm nhận được vị mặn

cho đến khi bé được 4 tháng tuổi – lúc này, các protein cảm thụ natri của bé
mới phát triển trong các nụ vị giác. Khả năng cảm nhận vị mặn cũng liên
quan đến sự phát triển của thận. Thận của bé bắt đầu có khả năng sử dụng
natri khi bé được khoảng 4 tháng tuổi. Điều này xuất hiện một cách tự nhiên
trong quá trình phát triển của bé và hoàn toàn không liên quan gì đến lượng
muối được người mẹ sử dụng trong quá trình mang thai.
Chỉ nhìn thấy mẹ mà thôi. Khi mới sinh, kích thước đôi mắt của em bé đã
đạt khoảng 75% so với lúc trưởng thành. Tuy vậy, thị lực của bé chỉ đạt
20/2400, có nghĩa là bé chỉ có thể nhìn rõ đối tượng trong phạm vi 30 cm –
chính xác là bé chỉ có thể nhìn rõ khuôn mặt bạn khi bạn ôm ấp hoặc cho bé
bú.
Khi được 6 tháng, tầm nhìn của bé được cải thiện đến mức 20/20. Đó là lý
do vì sao việc cho bé tiếp xúc với nhiều đồ chơi trực quan là vô cùng quan
trọng và hỗ trợ cho sự liên kết giữa đôi mắt và bộ não được phát triển một
cách chính xác.

×