Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Giải pháp nâng cao hiệu quả tự kiểm định cơ sở dạy nghề tại Trường Cao đẳng nghề TP. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 149 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 201…

Nguyễn Nữ Huyền Trân

ii


LỜI CẢM ƠN
Người nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với
Giáo viên hướng dẫn. Nhờ sự tận tâm, nhiệt tình và giúp đỡ của Thầy, tôi đã lĩnh hội
thêm nhiều kiến thức trong q trình nghiên cứu về vấn đề tơi đang quan tâm để áp
dụng vào công việc thực tế của bản thân tại nơi làm việc. Cơng trình nghiên cứu cũng
là nền tảng cho tôi tiếp bước vững chắc và phát triển công việc để gặt hái thành công.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, quý Thầy – Cơ trường Cao đẳng nghề
Tp.HCM, lãnh đạo phịng Đảm bảo chất lượng đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi hồn
thành luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn đến Thầy Cô Viện Đại học Sư phạm kỹ thuật đã tận
tình giảng dạy và chia sẽ cho tơi có một hành trang vững vàng trong cơng việc cũng
như trong cuộc sống. Tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè lớp 2013-2015B đã chia sẻ, giúp
đỡ trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn quý Thầy – Cô phản biện đề tài đã cho tôi những lời
nhận xét quý báu. Qua những phản hồi đó, người nghiên cứu có thể hồn thiện luận
văn và tiếp tục q trình nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 201…

Nguyễn Nữ Huyền Trân



iii


TÓM TẮT
Kiểm định chất lượng dạy nghề là một quá trình hoạt động thực tế đang diễn ra,
đã được ứng dụng vào thực tiễn và được định hướng để phát triển lâu dài nhằm đảm
bảo chất lượng của giáo dục nghề nghiệp và khả năng hòa nhập cùng với quốc tế. Nó
có ý nghĩa quan trọng và tác động sâu sắc đến việc lựa chọn đúng đắn môi trường học
tập và nghề nghiệp của lực lượng tham gia lao động tương lai và để phát triển lực
lượng này. Tuy nhiên, thời gian qua, việc kiểm định chất lượng dạy nghề chưa được
quan tâm và đầu tư hiệu quả; chất lượng kiểm định chưa phản ánh được đúng thực tế;
nguồn lao động được khẳng định có đủ trình độ để hội nhập quốc tế chưa thật sự có cơ
sở. Vì thế, trong bối cảnh thị trường lao động cạnh tranh gây gắt cùng quốc tế, việc địi
hỏi cơng tác kiểm định chất lượng dạy nghề theo tiêu chuẩn trường nghề chất lượng
cao diễn ra cấp bách nhằm đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực hội tụ đủ điều kiện, và
đáp ứng nhu cầu của xã hội. Để góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng của công tác
kiểm định chất lượng nghề tại các cơ sở dạy nghề nói chung và trường Cao đẳng nghề
Tp.HCM nói riêng, người nghiên cứu đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả
tự kiểm định cơ sở dạy nghề tại trường Cao đẳng nghề Tp.HCM”.
Đề tài đi sâu nghiên cứu những vấn đề:
 Đề tài đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận về kiểm định chất lượng dạy nghề
như: cơ sở pháp lý, nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, các phương pháp, các
hình thức, và kỹ năng được sử dụng trong công tác tự kiểm định.
 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về kiểm định chất lượng dạy nghề và các
tiêu chí định hướng phát triển tiêu chí trường nghề chất lượng cao, phân tích thực trạng
cơng tác tự kiểm định tại trường Cao đẳng nghề Tp.HCM.

iv



 Nêu lên được những tồn tại trong tiêu chí, tiêu chuẩn của quá trình thực
hiện tự kiểm định tại trường Cao đẳng nghề Tp.HCM dựa vào 6 tiêu chí của trường
nghề chất lượng cao được định hướng đến năm 2020.
 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tự kiểm định tại Trường
Cao đẳng nghề Tp.HCM nhằm đáp ứng chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề quốc gia
và tiếp cận chuẩn kiểm định trường nghề chất lượng cao.
 Khảo nghiệm để đánh giá tính hiệu quả và khả thi của các giải pháp, từ
đó đề xuất các giải pháp mới để tiếp tục thực hiện cho các tiêu chí cịn lại để phát triển
trường Cao đẳng nghề Tp.HCM thành trường nghề chất lượng cao đến năm 2020 theo
đề án.

v


SUMMARY
The Vocational Education and Training Accreditation is the actual process
which is going on, applied and orientated to have long-term development to warrant
the quality of professional education and the adaptable ability in global. It has
important roles and strong affects on the right selection of future employees in the
educational environment and their profession to develop them. However, the
Vocational Education and Training Accreditation just had little concern and inefficient
investment up to now; the reflection of accreditation was far from the reality; the
confirmation of adaptable ability in global of the employee was suspect and
unbelievable. So in the serious competition of employees in global, the high quality of
the accreditation is urgent for the high quality of the human resources to satisfy the
social requirement. To improve the quality of the vocational education and training
accreditation in the vocational education centers and especially in Ho Chi Minh City
Vocational College, this thesis reports: “The Resolution to improve the efficiency of
self-accreditation in the vocational education in Ho Chi Minh City Vocational

College”.
The thesis focused on:
 Clarifying the concepts of the vocational education and training
accreditation included: legality, the contents of legal regulation documents, the
methods, the forms, and the skills used in the self-accreditation.
 Analyzing the situation of the self-accreditation in Ho Chi Minh City
Vocational College based on the concepts of the vocational education and training
accreditation and the criteria to orientate the development of high quality vocational
college.

vi


 Indicating the deficiency of criteria, standards of self-accreditation
process in Ho Chi Minh City Vocational College based on 6 criteria of high quality
vocational college in 2020.
 Proposing some solutions to improve the efficiency of self-accreditation
in the vocational education in Ho Chi Minh City Vocational College to satisfy the
national accreditation standards and approach the standards of high quality vocational
college.
 Assaying to determine the efficiency and the possibility of some
resolutions, then we propose new resolutions to apply in other criteria to promote Ho
Chi Minh City Vocational College as high quality vocational college in 2020.

vii


MỤC LỤC
LÝ LỊCH KHOA HỌC ...................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................ii

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... iii
TÓM TẮT ......................................................................................................................iv
SUMMARY ...................................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................xiv
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ xv
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... xvi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................... xvii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài: ................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu: ............................................................................................. 5
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: ..................................................................... 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:............................................................................................. 6
5. Giả thiết khoa học:.................................................................................................. 6
6. Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................................... 6
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: ............................................................................... 8
8. Bố cục đề cương nghiên cứu: ................................................................................. 9
Chương 1 ....................................................................................................................... 11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM ĐỊNH VÀ TỰ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CƠ
SỞ DẠY NGHỀ ............................................................................................................ 11

viii


TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU: ................................................................................... 11
1. Kiểm định chất lượng dạy nghề tại Hoa Kỳ: ..................................................... 11
2. Kiểm định chất lượng dạy nghề tại Australia .................................................... 13
3. Kiểm định chất lượng dạy nghề tại Malaysia .................................................... 15
4. Kiểm định chất lượng dạy nghề tại Việt Nam.................................................... 16
1.1 Cơ sở pháp lý về vấn đề nghiên cứu: ................................................................ 18
1.1.1 Luật Giáo dục nghề nghiệp: ........................................................................ 18

1.1.2 Các văn bản quy phạm pháp luật về Kiểm định chất lượng dạy nghề: .. 20
1.2 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu: ................................................................. 26
1.2.1 Khái niệm và thuật ngữ: ................................................................................. 26
1.2.2 Các phương pháp thu thập thơng tin, phân tích và xử lý minh chứng: .......... 31
1.2.3 Các kỹ năng cần thiết khi thực hiện Tự Kiểm định chất lượng dạy nghề: ..... 36
1.3 Kết luận chương 1: ............................................................................................. 42
Chương 2 ....................................................................................................................... 44
THỰC TRẠNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG
NGHỀ TP. HỒ CHÍ MINH ......................................................................................... 44
2.1 Lịch sử phát triển Kiểm định và Tự kiểm định chất lượng dạy nghề ở Việt
Nam: ........................................................................................................................... 44
2.1.1 Sơ lược về hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam:
................................................................................................................................. 44
2.1.2. Kiểm định chất lượng trong hệ thống dạy nghề Việt Nam: .......................... 45
2.1.3. Hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ quan quản lý Nhà nước về
dạy nghề: ................................................................................................................. 47

ix


2.2 Các hình thức tổ chức Kiểm định và Tự kiểm định chất lượng dạy nghề ở
Việt Nam: ................................................................................................................... 49
2.2.1. Kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề: ...................................................... 49
2.2.2 Kiểm định chất lượng chương trình dạy nghề: ......................................... 50
2.2.3 Quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề:..................................................... 51
2.2.3.1 Tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề: ............................ 52
2.2.3.2 Kiểm định chất lượng dạy nghề do Tổng cục Dạy nghề tổ chức thực hiện:
................................................................................................................................. 54
2.3 Thực trạng công tác Tự kiểm định tại Trường Cao đẳng nghề TP.HCM: ... 56
2.3.1 Lịch sử phát triền trường Cao đẳng nghề Tp.HCM: ...................................... 56

2.3.2 Những yếu tố tồn tại trong quá trình thực hiện Tự kiểm định tại trường Cao
đẳng nghề Tp.HCM: ................................................................................................ 61
2.3.3 Những yếu tố tồn tại trong tiêu chí 5: “Chương trình, giáo trình” của q
trình thực hiện Tự kiểm định tại trường Cao đẳng nghề Tp.HCM: ........................ 67
2.4 Kết luận chương 2: ............................................................................................. 68
Chương 3 ....................................................................................................................... 70
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỰ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DẠY
NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........ 70
3.1 Định hướng đề xuất các giải pháp Tự kiểm định tại trường Cao Đẳng Nghề
Thành phố Hồ Chí Minh:......................................................................................... 70
3.2 Nguyên tắc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả Tự kiểm định tại trường
Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh: .............................................................. 71
3.2.1 Tính cần thiết: ................................................................................................. 71
3.2.2 Tính khả thi: ................................................................................................... 72
3.2.3 Tính phù hợp và hài hịa: ................................................................................ 72

x


3.2.4 Tính kế thừa và phát triển: ............................................................................. 72
3.2.5 Tính hiệu quả: ................................................................................................. 72
3.3 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Tự kiểm định tại trường Cao đẳng
nghề Thành phố Hồ Chí Minh: ............................................................................... 73
3.4.1.1 Tình hình thực tế: ........................................................................................ 75
3.4.1.2 Mục tiêu: ...................................................................................................... 76
3.4.1.3 Đối tượng thực hiện:.................................................................................... 76
3.4.1.4 Nội dung của giải pháp:............................................................................... 76
3.4.1.5 Cách thức thực hiện giải pháp: .................................................................... 78
3.4.2 Giải pháp 2: Tăng cường hiệu quả của việc hợp tác quốc tế về đầu sách, tài
liệu tham khảo, thơng tin được số hóa... cho chương trình, giáo trình. ................. 80

3.4.2.1 Tình hình thực tế: ........................................................................................ 80
3.4.2.2 Mục tiêu: ...................................................................................................... 81
3.4.2.3 Đối tượng thực hiện:.................................................................................... 81
3.4.2.4 Nội dung của giải pháp:............................................................................... 82
3.4.2.5 Cách thức thực hiện giải pháp: .................................................................... 82
3.4.3 Giải pháp 3: Đầu tư trang thiết bị đạt chuẩn đáp ứng đầy đủ chương trình dạy
học ........................................................................................................................... 83
3.4.3.1 Tình hình thực tế: ........................................................................................ 83
3.4.3.2 Mục tiêu: ...................................................................................................... 83
3.4.3.3 Đối tượng thực hiện:.................................................................................... 84
3.4.3.4 Nội dung của giải pháp:............................................................................... 84
3.4.3.5 Cách thức thực hiện giải pháp ..................................................................... 84

xi


3.4.4 Giải pháp 4: Nâng cao nhận thức cho sinh viên, học sinh và phụ huynh biết
đến chương trình – giáo trình của nghề nghiệp đào tạo là cách lựa chọn nghề phù
hợp với bản thân ...................................................................................................... 85
3.4.4.1 Tình hình thực tế: ........................................................................................ 85
3.4.4.2 Mục tiêu: ...................................................................................................... 86
3.4.4.3 Đối tượng thực hiện:.................................................................................... 87
3.4.4.4 Nội dung của giải pháp:............................................................................... 87
3.4.3.5 Cách thức thực hiện giải pháp ..................................................................... 87
3.5 Khảo nghiệm lấy ý kiến chuyên gia về tính khả thi và hiệu quả của các giải
pháp: .......................................................................................................................... 90
3.5.1 Khảo nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của giải pháp: “ Rà sốt, điều
chỉnh, cập nhật, bổ sung chương trình, giáo trình” ................................................. 91
3.5.2 Khảo nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của giải pháp: “Tăng cường hiệu
quả của việc hợp tác quốc tế về đầu sách, tài liệu tham khảo, thơng tin được số

hóa... cho chương trình, giáo trình”........................................................................ 93
3.5.3 Khảo nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của giải pháp: “Đầu tư trang thiết
bị đạt chuẩn đáp ứng đầy đủ chương trình dạy học” ............................................... 94
3.5.4 Khảo nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của giải pháp: “Nâng cao nhận
thức cho sinh viên, học sinh và phụ huynh biết đến chương trình – giáo trình của
nghề nghiệp đào tạo là cách lựa chọn nghề phù hợp với bản thân” ........................ 96
3.6 Kết luận chương 3: ........................................................................................... 101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 103
1. Kết luận: .............................................................................................................. 103
2. Kiến nghị: ............................................................................................................ 104
2.1 Đối với Tổng cục Dạy nghề, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: ........... 104
2.2 Đối với Trường Cao đẳng nghề Tp.HCM: ...................................................... 105
xii


3. Hướng phát triển của đề tài:.............................................................................. 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 106
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 108

xiii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Nội dung

01


Bộ LĐTBXH

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội

02

Bộ GD & ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

03

CTDN

Chương trình dạy nghề

04

CSĐT

Cơ sở đào tạo

05

CSDN

Cơ sở dạy nghề

06


ĐBCL

Đảm bảo chất lượng

07

ĐKĐ

Đoàn kiểm định

08

ILO

Tổ chức lao động quốc tế

09

KĐCL

10

KĐCLDN

11

KĐV

12


KĐVCLDN

13



14

TKĐ

15

TCDN

Tổng cục Dạy nghề

16

VKĐ

Vụ kiểm định

17

CB-CNV-GV

18

CT-GT


Chương trình – Giáo trình

19

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Kiểm định chất lượng
Kiểm định chất lượng dạy nghề
Kiểm định viên
Kiểm định viên chất lượng dạy nghề
Quyết định
Tự kiểm định

Cán bộ - Công nhân viên - Giáo viên

xiv


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1

Mặt tiền Trường Cao đẳng nghề Tp.HCM (Cơ sở 1)

51

Hình 3.1


Quy trình rà sốt, điều chỉnh, cập nhật, bổ sung CT-GT

72

Hình 3.2

Thực tế thư viện Trường Cao đẳng nghề Tp.HCM

74

Hình 3.3

Tam giác hướng nghiệp của K.K.Platonov

81

Hình 3.4

Vùng chọn nghề tối ưu

82

xv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1

Kết quả tổng hợp phiếu khảo sát tính khả thi của các giải pháp


83

Bảng 2

Kết quả tổng hợp phiếu khảo sát tính hiệu quả của các giải pháp

84

Bảng 3

Kết quả khảo sát tính khả thi và xếp theo thứ bậc của các giải pháp

92

Bảng 4

Kết quả khảo sát tính hiệu quả và xếp theo thứ bậc của các giải pháp

93

xvi


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1

Khảo nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của giải pháp
“Rà sốt, điều chỉnh, cập nhật, bổ sung chương trình – giáo
trình”


Biểu đồ 3.2

85

Khảo nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của giải pháp
“Tăng cường hiệu quả của việc hợp tác quốc tế về đầu
sách, tài liệu tham khảo, thông tin được số hóa... cho
chương trình, giáo trình”

Biểu đồ 3.3

86

Khảo nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của giải pháp
“Đầu tư trang thiết bị đạt chuẩn đáp ứng đầy đủ chương

88

trình dạy học”
Biểu đồ 3.4

Khảo nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của giải pháp
“Nâng cao nhận thức cho sinh viên, học sinh và phụ huynh
biết đến chương trình – giáo trình của nghề nghiệp đào tạo
là cách lựa chọn nghề phù hợp với bản thân”

89

Biểu đồ 3.5


So sánh tính khả thi của các giải pháp

91

Biểu đồ 3.6

Biểu đồ so sánh tính hiệu quả của các giải pháp

91

Biểu đồ 3.7

Tương quan tính khả thi và hiệu quả cao nhất của các giải

94

pháp

xvii


xviii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, việc đổi mới công tác giáo dục diễn ra rất sôi động
trên thế giới và ở Việt Nam. Giáo dục đào tạo có vị trí quan trọng để phát triển nguồn
nhân lực và quyết định sự thành công trong công cuộc xây dựng một đất nước. Tại Đại
hội lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam, đã xác định mục tiêu rõ ràng về giáo dục

là “Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học” và “Phát
triển hệ thống kiểm định chất lượng và công bố công khai kết quả kiểm định chất
lượng giáo dục, đào tạo”. Vì vậy, việc kiểm định chất lượng giáo dục của các quốc gia
đang là một hoạt động thường xuyên của các trường, các cơ sở dạy nghề trong việc
khẳng định chất lượng giáo dục hiện nay để cùng hội nhập.
1.1 Bối cảnh ở thế giới:
Trong bối cảnh thế giới hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế đã dẫn đến quốc tế hóa,
đại chúng hóa, cạnh tranh và hợp tác tồn cầu trong giáo dục. Những xu thế này dẫn
đến sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống giáo dục sao cho chúng có thể so sánh với
nhau, được đánh giá để cơng nhận và thừa nhận lẫn nhau. Trong nhiều nước Châu Âu
trước đây, đảm bảo chất lượng được sử dụng như một hệ thống đánh giá bên ngồi mà
khơng cần phải có một sự cơng nhận chính thức các kết quả đạt được. Tuy nhiên, một
xu hướng mới hiện nay được hình thành là xúc tiến xây dựng hệ thống kiểm định chất
lượng trong mỗi quốc gia Châu Âu. Ngoài ra, một số quốc gia còn sử dụng những hoạt
động đảm bảo chất lượng khác như xếp hạng, sử dụng các chỉ số hoạt động và phương
pháp kiểm tra đánh giá nhằm khẳng định vị trí chất lượng giáo dục của mình.
Tại một số trường đại học của Châu Á, có một xu hướng “quảng cáo - tiếp thị”
là nhà trường đã thực hiện đánh giá chất lượng theo chứng chỉ ISO 9000 vốn được biết
đến với sự áp dụng rất phổ biến của nó trong các ngành nghề sản xuất, công nghiệp.
Các trường này cho rằng hệ thống chứng chỉ chất lượng ISO giúp các trường đo lường
được chất lượng đầu vào và quá trình đào tạo của mình. Tuy nhiên, hiện nay ở Châu Á

1


chưa có một hệ thống đảm bảo chất lượng nào lồng ghép, kết hợp với hệ thống đánh
giá theo tiêu chuẩn ISO vào trong quá trình thực hiện đảm bảo chất lượng quốc gia.
Tại Australia: Hệ thống đảm bảo chất lượng dạy nghề của Australia được thực
hiện chặt chẽ và thống nhất ngay từ khâu cấp phép thành lập các cơ sở dạy nghề cho
đến việc giám sát hoạt động của các cơ sở này cũng như việc kiểm định chất lượng các

chương trình, khóa đào tạo nghề. Từ tháng 7/2011, các hoạt động đảm bảo chất lượng
dạy nghề do Cơ quan quản lý chất lượng kỹ năng nghề Australia (ASQA) quản lý. Đây
là tổ chức quản lý cấp quốc gia hoạt động độc lập được thành lập với mục đích điều tiết
hiệu quả và đảm bảo sự áp dụng nhất qn về tiêu chuẩn, quy trình, cơng cụ thẩm định,
kiểm định chất lượng trong toàn hệ thống dạy nghề của Australia.
Tại Hoa Kỳ: Giáo dục Hoa Kỳ được thừa nhận rộng rãi là có chất lượng trên
thế giới. Thành công này một phần do Mỹ đã xây dựng được hệ thống kiểm định chất
lượng hoàn chỉnh, linh động, hiệu quả, và thực sự hỗ trợ cho cải tiến chất lượng. Khác
với phần lớn các nước trên thế giới, Chính phủ Liên bang cũng như Chính phủ Bang tại
Mỹ khơng trực tiếp thực hiện công tác kiểm định chất lượng. Thay vào đó, nhà nước
chỉ quản phần kiểm sốt và công nhận tư cách pháp lý của các tổ chức kiểm định nói
trên. Có hai cơ quan cơng nhận (accrediting agencies) các tổ chức kiểm định là Bộ
Giáo dục liên bang (USDE) và Hội đồng Kiểm định chất lượng Giáo dục Đại học
(CHEA), trong đó USDE là cơ quan nhà nước và CHEA là cơ quan độc lập được các
trường và các tổ chức kiểm định thừa nhận. Để được chứng nhận chất lượng, các
trường phải vượt qua các thủ tục và qui trình kiểm định chặt chẽ, trong đó gồm: cơ sở
vật chất, đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, qui trình quản lý, chất lượng đầu ra,
dịch vụ cho sinh viên….Việc kiểm định để chứng nhận chất lượng được thực hiện theo
định kỳ, địi hỏi trường có sự cam kết, tự đánh giá, luôn phát triển và thực hiện cải tổ.
Một số nước Đông Nam Á cũng đã thành lập cơ quan kiểm định quốc gia như:
BDAC (Brunei), BAN-PT (Indonesia), LAN (Malaysia), FAAP (Philipines), ONESQA
(Thái Lan). Trọng tâm kiểm định của mỗi quốc gia đều có sự định hướng khác nhau.
Những nước như Indonesia thực hiện kiểm định ở cấp chương trình trong khi đó
Malaysia, Brunei và Thái Lan thực hiện kiểm định ở cấp trường. Nhưng mục đích cuối
2


cùng là các nước đều phấn đấu đạt được chuẩn mực chung về chất lượng giáo dục và
khẳng định chất lượng giáo dục của mình thơng qua q trình kiểm định.
Trong bối cảnh quốc tế sơi động đó, sự cạnh tranh thị trường lao động có trình

độ cao đang ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi hệ thống dạy nghề tại Việt Nam phải
thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề, để khẳng định chất lượng dạy nghề của các
trường dạy nghề và nhất là trong thời kỳ hội nhập.
1.2 Bối cảnh tại Việt Nam:
Kiểm định chất lượng giáo dục là một lĩnh vực còn khá mới ở Việt Nam. Có thể
nói, ở cấp hệ thống, nó được bắt đầu từ khi Phòng kiểm định chất lượng Đào tạo trong
vụ Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo được thành lập từ tháng 01 năm 2002, sau đó
được mở rộng cho các cấp học và trình độ đào tạo khác kể từ năm 2003, sau khi Cục
Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục được thành lập. Kiểm định chất lượng
được đẩy mạnh từ tháng 12 năm 2004 khi Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng
trường đại học được ban hành và được tiếp tục củng cố và phát triển gắn với việc ban
hành các quy trình và các tiêu chuẩn kiểm định khác.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai kiểm định chất lượng giáo dục
theo mơ hình được nhiều nước trên thế giới sử dụng, đặc biệt là mơ hình kiểm định của
Hoa Kỳ: đó là q trình đánh giá bởi một tổ chức không thuộc các cơ sở giáo dục để
cơng nhận các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai công tác đảm bảo chất
lượng (theo nghĩa rộng), kiểm định chất lượng (theo nghĩa hẹp). Việc kiểm định chất
lượng giáo dục ngày càng trở nên phổ biến hơn bởi nó chứng tỏ là một công cụ hữu
hiệu giúp các trường học duy trì các chuẩn mực chất lượng giáo dục và khơng ngừng
nâng cao chất lượng dạy và học.
Có thể nhận thấy rằng, kiểm định chất lượng giáo dục nói chung và kiểm định
chất lượng dạy nghề nói riêng là vấn đề còn mới mẻ ở Việt Nam. Năm 2008 đã đánh
dấu bước ngoặc đặc biệt quan trọng đó là việc hình thành hệ thống đảm bảo và kiểm
định chất lượng dạy nghề Việt Nam với sự ra đời của những quy định cơ bản về hoạt
động kiểm định chất lượng dạy nghề, bao gồm Quy định về hệ thống tiêu chí, tiêu
3


chuẩn kiểm định chất lượng trường Cao đẳng nghề (Quyết định số 02/2008/QĐBLĐTBXH) và Quy định về về hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng

trường Trung cấp nghề (Quyết định số 01/2008/QĐ-BLĐTBXH) đều vào ngày 17/
01/2008 và sau đó là Quy định về Kiểm định viên chất lượng dạy nghề (Quyết định số
07/2008/QĐ-BLĐTBXH) và Quy định về Quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề
(Quyết định số 08/2008/QĐ-BLĐTBXH) ban hành ngày 25/03/2008. Ở giai đoạn này,
các CSDN đã bắt đầu làm quen với các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lượng. Cuối
năm 2008, 15 CSDN đầu tiên của Việt Nam đã tham gia thực hiện thí điểm quy trình
kiểm định chất lượng. IIG Việt Nam - đại diện của Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ
(Educational Testing Service) và CQAIE Việt Nam - đại diện của Trung tâm đảm bảo
chất lượng giáo dục quốc tế (The Center for Quality Assurance in International
Education - CQAIE Hoa Kỳ) đã thắng thầu thực hiện Dự án thí điểm kiểm định chất
lượng tại 15 CSDN trên.
Tiếp tục thực hiện công tác kiểm định chất lượng dạy nghề, 15 trường cao đẳng
nghề và 05 trường trung cấp nghề tiếp theo đã được chọn để tham gia thí điểm kiểm
định chất lượng sau khi đã hoàn thành hoạt động tự kiểm định vào tháng 9 năm 2009.
Tính đến nay, cơng tác kiểm định chất lượng dạy nghề đã được đẩy mạnh, trở
thành hoạt động thường xuyên đối với nhiều cơ sở dạy nghề. Tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng cho các cán bộ về tự kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề và kiểm định viên
chất lượng dạy nghề. Theo Tài liệu Hội nghị công bố Kết quả kiểm định chất lượng
dạy nghề năm 2013, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng cục dạy nghề, tháng
7/2014, số cơ sở dạy nghề có cán bộ, giáo viên là kiểm định viên là 286 cơ sở, trong đó
có:
* 119 trường cao đẳng nghề (chiếm 73,4% tổng số 162 trường cao đẳng nghề
trong hệ thống).
* 42 trường trung cấp nghề (chiếm 14% tổng số 302 trường trung cấp nghề
trong hệ thống).
Công tác tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở nghề đã có nơi dung
hướng dẫn thực hiện tự kiểm định chất lượng dạy nghề đối với các trường cao đẳng
4



nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề theo quy định tại Thông tư số
42/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2011 về quy trình thực hiện kiểm định chất lượng
dạy nghề.
Nhận thấy được tầm quan trọng và tính khả thi để ứng dụng vào thực tế để kiểm
định chất lượng dạy nghề cũng như hướng phát triển lâu dài đảm bảo chất lượng nghề
nghiệp để hòa nhập với quốc tế; Đã trực tiếp làm công tác tự kiểm định tại trường Cao
đẳng nghề TP. HCM 3 năm nay (2013, 2014, 2015). Qua thực tế cho thấy các CSDN
còn nhiều lúng túng trong quy trình thực hiện theo hướng dẫn của bảng đánh giá tiêu
chuẩn, tiêu chí, khó khăn trong việc tổ chức thu thập, phân tích và xử lý hồ sơ minh
chứng của các tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ số trong q trình tự kiểm định chất lượng dạy
nghề... nên công tác tự kiểm định dẫn đến không đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, hồ sơ
minh chứng đang được làm theo quy trình ngược để có được điểm đánh giá đạt theo
bảng đánh giá chứ hiệu quả chưa là thật sự. Trường Cao đẳng nghề Tp.HCM đang
muốn tiếp tục hoàn thiện để nâng cấp thành trường chất lượng cao và đáp ứng được
nhu cầu của doanh nghiệp trong và ngồi nước Do đó, người nghiên cứu chọn đề tài
“Giải pháp nâng cao hiệu quả tự kiểm định cơ sở dạy nghề tại trường Cao đẳng
nghề Tp.HCM” với mong muốn góp phần cùng nhà trường thực hiện tốt công tác tự
kiểm định hàng năm và phát triển thành trường chất lượng cao đến năm 2020 theo mục
tiêu kế hoạch đề ra của trường.

2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng về công tác tự kiểm định
và kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề, từ đó xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả công tác tự kiểm định tại trường Cao đẳng nghề Tp.HCM.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
* Khách thể nghiên cứu:
Hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường Cao đẳng nghề ban
hành theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 17/01/2008 của Bộ trưởng Bộ
Lao động- Thương binh và Xã hội.

5


Quá trình tự kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề của trường Cao đẳng nghề
Thành phố Hồ Chí Minh.
Hệ thống 6 tiêu chí của trường nghề chất lượng cao.
* Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là giải pháp nâng cao hiệu quả tự kiểm định cơ sở dạy
nghề tại trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào một số nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu, phân tích cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của công tác KĐCLCSDN;
Nghiên cứu hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn KĐCL trường cao đẳng nghề; Hệ thống 6 tiêu
chí trường nghề chất lượng cao.
- Tìm hiểu hiện trạng thực tế tại trường Cao đẳng nghề Tp.HCM. Xác định và
phân tích những điểm tồn tại liên quan trực tiếp đến tiêu chí 5 “Chương trình - giáo
trình” tại trường Cao đẳng nghề Tp.HCM.
- Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tự kiểm định cơ sở dạy nghề tại
trường Cao đẳng nghề Tp.HCM đối với tiêu chí 5 “Chương trình, giáo trình” phù hợp
với mục tiêu phát triển trường trở thành trường nghề chất lượng cao đến năm 2020.

5. Giả thiết khoa học:
Thực tế công tác kiểm định tại trường Cao đẳng nghề Tp.HCM cịn nhiều bất
cập so với tình hình hiện nay, nên các giải pháp đề xuất nếu được thực hiện đồng bộ thì
cơng tác kiểm định sẽ được tiếp tục duy trì thường xuyên và liên tục phát triển để vừa
đảm bảo đạt chuẩn kiểm định chất lượng quốc gia, vừa tiếp cận đạt chuẩn KĐ trường
nghề chất lượng cao.

6. Phương pháp nghiên cứu:

Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đề tài, người nghiên cứu dự kiến sẽ sử dụng
các phương pháp sau:
 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

6


- Thơng qua việc phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, các văn bản từ
sách, báo, các văn kiện, tài liệu liên quan đến kiểm định chất lượng, … nhằm xác định
được cơ sở lý luận về kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề ở các trường nghề và công
tác kiểm định chất lượng dạy nghề tại trường Cao đẳng nghề Tp.HCM.
- Phân tích hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn và hướng dẫn đánh giá các tiêu chí,
tiêu chuẩn và chỉ số kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề; Nghiên cứu và phân tích hệ
thống 6 tiêu chí của trường nghề chất lượng cao đang áp dụng trong triển khai thí điểm
kiểm định chất lượng cho 45 trường nghề được chọn lựa trong cả nước đến năm 2020.
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chun gia có chun
mơn và kinh nghiệm trong cơng tác kiểm định chất lượng dạy nghề về tính khả thi và
hiệu quả của các giải pháp nâng cao hiệu quả tự kiểm định cơ sở dạy nghề tại trường
Cao đẳng nghề Tp.HCM, định hướng phát triển trường đến năm 2020 trở thành trường
nghề chất lượng cao đã được người nghiên cứu đề xuất.
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của công tác kiểm định cơ sở dạy
nghề được đề cập trong hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn dùng để kiểm định. Đặc biệt chú ý
đến các hoạt động trong q trình kiểm định của tiêu chí về chương trình, giáo trình
thơng qua q trình hoạt động kiểm định của nhà trường, đoàn kiểm định, đội ngũ giáo
viên, hoạt động dạy và học, giờ kiểm tra, … Từ đó, nghiên cứu, đánh giá, kết luận các
điểm tồn tại về thực trạng của công tác kiểm định tại trường và đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả tự kiểm định cơ sở dạy nghề tại trường Cao đẳng nghề
Tp.HCM.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các chuyên gia để thu thập các số liệu cho

kết quả khảo nghiệm về chương trình, giáo trình. Phỏng vấn, trao đổi với Doanh
nghiệp, phụ huynh, học sinh, giáo viên để tìm hiểu nhận thức khách quan về thực trạng
việc biết đến nội dung chương trình, giáo trình của trường Cao đẳng nghề Tp.HCM.
Phỏng vấn, trao đổi với Ban giám hiệu, giáo viên, cán bộ, công nhân viên của trường
Cao đẳng nghề Tp.HCM để tìm hiểu nhận thức, đánh giá của họ về kiểm định chất
lượng dạy nghề tại trường.
7


- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm của các
trường khác thông qua báo cáo kết quả kiểm định về quá trình thực hiện kiểm định chất
lượng dạy nghề, báo cáo kết quả kiểm định của các Đồn kiểm định chất lượng dạy
nghề, q trình tiến hành trao đổi kinh nghiệm các chương trình kiểm định trong và
ngồi nước thơng qua các buổi hội thảo, các lớp tập huấn … để có thêm nhận định phù
hợp cho các giải pháp đề xuất.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu các công văn, kế
hoạch, quyết định, kết luận của Ban giám hiệu nhà trường, báo cáo tổng kết quá trình
tự kiểm định và báo cáo kết quả kiểm định của các Đoàn kiểm định chất lượng dạy
nghề tại trường để đánh giá thực trạng của trường Cao đẳng nghề Tp.HCM về các vấn
đề liên quan đến tiêu chí 5 “Chương trình, giáo trình” trong hệ thống tiêu chí, tiêu
chuển, chỉ số kiểm định chất lượng dạy nghề được ban hành kèm theo Quyết định số
02/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 17/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội; Hướng dẫn đánh giá các chỉ số kiểm định chất lượng trường Cao đẳng nghề
kèm theo công văn số 754/TCDN-KĐCL ngày 12 tháng 5 năm 2014; Và hệ thống 6
tiêu chí của “Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020”, Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt số 761/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2014.
 Phương pháp thống kê toán học, xử lý số liệu:
- Phân tích, xử lý các thơng tin thu được về các vấn đề cần nghiên cứu tại
Trường Cao đẳng nghề Tp.HCM, sử dụng thống kê toán học để xử lý số liệu và kết quả
nghiên cứu.

- Sử dụng phần mềm tin học để vẽ sơ đồ, đồ thị các kết quả thu thập được trong
quá trình nghiên cứu.

7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Hiện nay, hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng
nghề từ năm 2008 đến nay vẫn chưa thay đổi; và được thể hiện ở 9 tiêu chí đã được
quy định, được cụ thể 50 tiêu chuẩn và lượng hóa bằng 150 chỉ số. Do thời gian có hạn,
người nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu tiêu chí 5 “Chương trình, giáo trình”, vì:
8


×