Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.05 KB, 2 trang )
Tiêu chuẩn "người có học"
Bài học rút ra:
Như vậy “người có học” là người được trang bị đầy đủ để xử lý
những tình huống cuộc sống thường gặp nhất. Những kỹ năng liên
quan đến các lĩnh vực trên là những kỹ năng hữu ích nhất trong suốt
cuộc đời bạn.
Nói một cách khác, một chàng nông dân học hết lớp 5 nhưng biết
cách sống, cách xử lý vấn đề, cách đối nhân xử thế, vẫn được xem
là “có học” hơn với anh cử nhân tự mãn vì tấm bằng, kinh nghiệm
non nớt, tư duy thiếu chín chắn và mơ mộng viễn vông.
Và những câu chuyện gần như thần thoại về những doanh nhân
chưa có mảnh bằng đại học cũng như thế.
“Giáo dục” là một quá trình liên tục và không đồng nghĩa với bằng
cấp. Bằng cấp là một tín hiệu xã hội. Các trường lớp thường bỏ dạy
những kỹ năng “mờ nhạt”, “khó tiêu” và “trừu tượng” này để ưu ái
những kỹ năng khác dễ học, dễ tiếp cận hơn.
Ví dụ: giảng viên chỉ làm công việc dễ dàng là giao bài tập nhóm, để
mặc phần lớn công việc nặng nhọc như cách tổ chức nhóm, họp
nhóm, tranh luận, sản sinh ý tưởng cho sinh viên tự bơi.
“Giáo dục” không kết thúc khi trường học kết thúc. Bài kiểm tra thật
sự của đời người là độ hiệu quả cách anh phản hồi với các nhu cầu
và thách thức cuộc sống hằng ngày.
Trường học hiện tại ít hoặc không dạy những lĩnh vực quan trọng
này và có thể phản tác dụng giáo dục theo 2 cách.
(1) Bằng cách phức tạp hóa quá mức cần thiết những lý thuyết liên
quan đến các kỹ năng này;
(2) Tiêu tốn thời gian/sự chú ý không cần thiết vào việc dạy những
lĩnh vực không liên quan đến các kỹ năng này.
Đó là thực trạng dạy và học ở nhiều trường không chỉ Việt Nam mà
quốc tế.
Nếu bạn muốn phát triển những kỹ năng trên, cách tốt nhất là tự đầu