Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Trở thành con người hành động ngay hôm nay pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81 KB, 3 trang )

Trở thành con người hành động ngay hôm nay
Khởi đầu ngày mới một cách đúng đắn
Cách tôi bắt đầu một ngày có thể chính là yếu tố quan trọng nhất trong
việc tôi sẽ hành động ra sao trong suốt này đó. Nó cũng sẽ định hình về
một ngày của tôi trở nên như thế nào. Một khởi đầu tốt thường sẽ dẫn tới
một ngày hiệu quả. Ngược lại, một khởi đầu do dự và tồi tệ sẽ đưa tới một
ngày làm việc chẳng ra sao.
Vì thế, hãy tạo ra cho bạn một thói quen vào buổi sáng với bữa điểm tâm,
một bài tập thể dục ngắn hay ngồi thiền. Hoặc bạn cũng có thể chọn cho
mình cách khởi động ngày mới theo kiểu khác phù hợp với bản thân.
Kế đó, bạn hãy bắt tay vào thực hiện công việc quan trọng nhất trong ngày
sau khi kết thúc những “màn khởi động” buổi sáng. Có vẻ như khi bạn bắt
đầu với một nhiệm vụ tương đối quan trọng vào đầu ngày, bạn sẽ thuận
lợi hơn trong việc có được một ngày làm việc hiệu quả.
Đôi khi, có những buổi sáng tôi thấy mình thật uể oải, chẳng muốn làm gì
và luôn chần chừ khi hành động. Vậy là tôi bắt đầu bằng những việc nho
nhỏ thay vì những việc quan trọng nhất.
Có thể tôi sẽ chọn cách sắp xếp đồ đạc hoặc dọn dẹp phòng một chút. Tôi
đặt ra hạn mức cho mình là 5 phút để hoàn thành một việc tương đối dễ.
Nhưng khi thấy thời gian đó quá nhiều, tôi lại hạ xuống mức chỉ còn 2 phút
để làm thôi. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là tôi đã có thể khởi động và
tiếp tục công việc. Nếu làm được thế, tôi sẽ duy trì tinh thần làm việc và cứ
thế tiếp tục với các việc khác.
Chia công việc thành nhiều bước nhỏ
Công việc có thể trở nên quá tải với bạn và nhồi vào đầu óc bạn một loạt
những cảm giác tiêu cực khi nghĩ về một dự án hay một nhiệm vụ lớn.
Phản ứng thường thấy trong việc này là bạn muốn chối bỏ. Bạn sẽ trì
hoãn. Nhưng rồi bạn sẽ bị căng thẳng khi ngày đáo hạn cho công việc đã
cận kề mà bạn chỉ có thể dành càng ngày càng ít thời gian hơn để hoàn
thành nhiệm vụ vì cứ liên tục trì hoãn.
Giải pháp hữu hiệu ở đây là bạn nên hình thành thói quen chia một việc


lớn thành những bước nhỏ để có thể hoàn thành nhanh chóng, dễ dàng
ngay trong ngày. Điều đó tất nhiên cũng sẽ giúp bạn thoát được cảm giác
bị chết ngập trong công việc.
Vì thế, hãy chia nhỏ nhiệm vụ tành từng bước thực tế, cụ thể. Chẳng hạn,
nếu bạn cần đọc một cuốn sách, hãy chia việc đó thành các lần đọc, mỗi
lần 30 phút. Sau khi đã đọc xong 30 phút rồi, bạn có thể đánh dấu vào
danh sách những việc cần làm của mình là đã hoàn thành nhiệm vụ đó.
Theo kinh nghiệm của tôi, cảm giác đã hoàn thành nhiệm vụ vào cuối ngày
rất quan trọng. Hãy đừng để công việc còn “treo” ở đó mãi ám ảnh bạn
cho tới khi về nhà, trong suốt buổi tối và cả khi đi ngủ. Tâm trí bạn luôn
muốn biết một việc nào đó đã được hoàn thành, ngay cả khi nó chỉ là một
bước rất nhỏ như đọc sách được 30 phút. Chỉ khi đó, đầu óc bạn mới thực
sự thoải mái và không còn căng thẳng mệt mỏi nữa.
Hãy chia công việc thành những phần nhỏ. Hãy quan sát và tập trung chỉ
vào từng phần nhỏ riêng rẽ đó cho tới khi nó hoàn thành. Sau đó, mới
chuyển sang bước tiếp theo và cũng lại chỉ tập trung vào nó. Hãy làm như
thế và bạn sẽ giảm bớt được tâm sức vì phải lo lắng quá nhiều cho công
việc của mình.
Tưởng thưởng những gì bạn đã làm được trong ngày
Đây là việc tôi vẫn đang làm và sẽ còn tiếp tục phải làm nữa, nhưng nó đã
tạo ra sự khác biệt đáng kể khi tôi thực hiện điều đó. Bạn phải đánh giá
cao những việc đã làm rất tốt của mình để cảm thấy hài lòng hơn về cuộc
sống cũng như bản thân mình.
Hãy dành khoảng hai phút mỗi ngày để nghĩ về những gì bạn thấy thỏa
mãn trong số các điều đã làm được hôm đó. Hoặc bạn có thể viết ra một
vài điều được coi là thành công với bạn trong cuốn sổ riêng. Hãy tận
hưởng sự tưởng thưởng thú vị hoặc ăn mừng theo cách lớn hơn. Hãy nói
với ai đó về một điều thật tuyệt, hoặc bạn đã rất tự hào về một điều quan
trọng đã làm được trong ngày.


×