Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Geertz choi ga o bali

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.68 KB, 26 trang )

ĐAM MÊ CỜ BẠC
NHỮNG GHI CHÉP VỀ CHỌI GÀ Ở BALI(*)
Trận càn
Đầu tháng tư năm 1958 tôi cùng vợ, trong tình trạng sốt rét và lạ lẫm, đến một
làng người Bali theo dự tính để nghiên cứu với tư cách là những nhà Nhân học.
Đó là một ngơi làng nhỏ, khoảng năm trăm người, tách biệt, một thế giới riêng
rẽ. Chúng tôi rõ là những kẻ không mời mà đến, dù có là các chuyên gia, và
người trong làng đối xử với chúng tôi theo cái cách mà dường như người Bali
ln áp dụng đối với những kẻ cố tình xen vào cuộc sống của họ, tức là lờ đi
như chúng tơi khơng hề có mặt ở đó. Hình như đối với họ, mà dường như chúng
tôi cũng phần nào cảm thấy như thế, thì chúng tơi khơng phải là người mà chỉ là
những bóng ma, những kẻ vơ hình.
Chúng tơi đến ở trong một cộng đồng gia đình nhiều thế hệ (được hình thành
trước khi có sự phân chia tỉnh thành của nhà nước) thuộc một trong bốn nhóm
chính trong làng. Ngoại trừ chủ nhà của chúng tôi và vị trưởng làng, vốn là anh
em họ và cũng là anh em cột chèo, hầu như tất cả mọi người đều lờ chúng tơi
theo cái cách mà chỉ có người Bali mới có thể làm. Khi chúng tơi đi loanh
quanh, bồn chồn buồn bã, sẵn sàng bắt chuyện thì họ cứ như có thể nhìn xun
qua người chúng tơi để nhìn vào một hịn đá hay một cái cây nào đó sau chúng
tơi vài mét. Hầu như khơng ai chào hỏi gì, nhưng cũng chẳng ai càu nhàu hay
nói xấu chúng tôi cả, một điều mà lẽ ra phải làm cho chúng tơi cảm thấy hài
lịng rồi mới phải.
Nếu chúng tôi đến gần một người nào đấy (một việc mà chắc ai chẳng muốn làm
trong cái khơng khí thế này) thì chắc chắn người này sẽ làm như lơ đễnh mà
lảng đi chỗ khác. Còn nếu anh ta đang ngồi hay đứng dựa tường và khơng có
cách nào trốn đi đâu được thì anh ta im lặng chẳng nói năng gì, bằng khơng chỉ
thốt lên cái tiếng “dạ” mn thuở của người Bali. Tức cũng chẳng nói gì. Sự thờ
ơ này thật ra là có tính tốn: người trong làng theo dõi mọi hoạt động của chúng
tôi, họ biết nhiều thơng tin khá chính xác rằng chúng tơi là ai và đang định làm
gì. Nhưng họ cư xử như chúng tôi chẳng hề tồn tại, mà thực ra đúng như điều họ
muốn cho chúng tôi hiểu qua thái độ thờ ơ của họ, qủa là chúng tôi không hề tồn


tại đấy, hoặc ít ra là chưa tồn tại.
Như tơi đã nói, điều này rất thường thấy ở Bali. Ở những nơi khác chúng tôi đến
như Indonesia hay gần đây nhất là ở Morroco, khi chúng tôi đến một ngôi làng
mới lập tức mọi người trong làng ùa ra bao vây cốt nhìn sao thật kỹ và cũng để
thăm dị nữa. Nhưng ở trong ngơi làng của người Bali, hoặc ít ra ở những vùng
có ít du khách lui tới, hồn tồn khơng có gì xảy ra. Mọi người vẫn mua bán, trò
chuyện, trao đổi, đội những cái rổ đi lại, nhìn chằm chằm vào những khoảng
khơng, để mặc cho ta dật dờ đâu đó như thể đang biến dần đi. Điều này cũng
xảy ra trong mối quan hệ cá nhân. Lúc bạn gặp một người Bali lần đầu, anh ta
dường như chẳng để ý gì đến bạn. Nói theo cách nói nổi tiếng của Gregory
Bateson và Magaret Mead thì anh ta “khơng có ở đó”. Rồi một ngày, một tuần,
hoặc một tháng sau (đối với một số người thì khoảnh khắc diệu kì này thậm chí
khơng bao giờ đến), anh ta chợt quyết định sự tồn tại của bạn, vì một lý do gì mà
tơi chưa hề nghiên cứu được, và thế là từ đó anh ta bỗng trở nên thân thiện, vui


vẻ, tế nhị, dễ cảm thông, mặc dù tất nhiên vẫn giữ được vẻ bình thản như tất cả
mọi người Bali đều thế. Bằng cách nào đấy, bạn đã vượt qua được cái ranh giới
vơ hình của đạo đức hay tâm linh. Mặc dù bạn không được đối xử như một
người Bali khác (để được như thế, nhất thiết phải sinh ra làm người Bali) thì ít
nhất bạn cũng được đối xử như một con người chứ không phải như một đám
mây hay làn gió. Tồn bộ mối quan hệ đã thay đổi sâu sắc để mang vào một sắc
thái mới, để trở thành mối quan hệ gần gũi, nhẹ nhàng, hơi một chút kiểu cách,
và hơi hờ hững.
Lúc ấy hai vợ chồng tơi vẫn cịn ở trong giai đoạn bị coi là làn gió, một giai
đoạn rất dễ nản lịng, và có thể làm bạn phát điên khi chính bạn cũng bắt đầu
nghi ngờ là khơng biết mình có tồn tại thật khơng nữa, thì khoảng mười ngày
sau khi chúng tôi đến, một trận chọi gà lớn được tổ chức ở bãi đất cơng của làng
để qun góp tiền cho năm học mới.
Vào thời gian ấy, ngoại trừ một vài dịp đặc biệt, đá gà ở Bali bị cấm theo luật

của cộng hịa, vì một lý do mà xét ra cũng khơng phải là hồn tồn vơ cớ, rằng
Bali là thuộc địa của Hà Lan. Điều này là kết qủa của tinh thần đạo đức giả
mang màu sắc thanh giáo mà giới lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở
đây thường mắc phải. Bản thân mình thật ra cũng chẳng “thanh giáo” gì lắm, họ
lo những người tá điền nghèo sẽ nướng sạch tiền vào những cuộc đỏ đen, sợ bị
người nước ngoài đánh giá, và tiếc cho thời gian bỏ phí có thể sử dụng tốt hơn
vào việc xây dựng đất nước. Đối với họ đá gà là trị “sơ khai”, “lạc hậu”, “chậm
tiến”, và nói chung là khơng xứng đáng với một đất nước có niềm tự hào dân
tộc. Và vì thế có những thói quen đáng xấu hổ khác như hút thuốc, ăn xin, cởi
trần, họ tìm cách dẹp qch nó đi, mặc dù tiến hành điều này một cách không
được hệ thống lắm.
Dĩ nhiên, giống như uống rượu trong thời kỳ uống rượu trước đây, hay việc hút
thuốc phiện ngày nay, đá gà – vốn là một phần trong “cách sống của người Bali”
– vẫn diễn ra đều đặn đến kì lạ. Và cũng như việc cấm uống rượu hoặc hút thuốc
phiện, thỉnh thoảng lực lượng cảnh sát (vào năm 1958 thì lực lượng này hầu như
khơng có người Bali mà chỉ tồn là người Java) cảm thấy cần phải tổ chức chiến
dịch kiểm tra, tịch thu những con gà trống và cựa gà, phạt một vài người, thậm
chí có khi bặt phạt một vài người phơi nắng dưới ánh nắng thiêu đốt của vùng
nhiệt đới cả ngày trời để làm bài học cụ thể – những bài học không hiểu sao
chẳng bao giờ được tiếp thu, mặc dù thỉnh thoảng, rất thỉnh thoảng thơi, cũng đã
có người bị chết vì nắng.
Vì thế, những cuộc đá gà thường được tổ chức một cách lén lút ở một nơi kín
đáo trong làng, điều này thường làm cho diễn biến của sự việc có chậm đi chút
ít, chỉ một chút thơi, nhưng thật ra người Bali khơng hề muốn cho nó chậm đi
một chút nào.Tuy nhiên, trong lần này, có lẽ vì họ đang gây qũy để xây trường,
điều mà chính phủ khơng làm được cho họ, cũng có lẽ vì sự kiểm tra gần đây ít
gắt gao, mà cũng có thể là – như tơi đốn tư những gì người ta nói sau đó – yên
trí rằng đã cho tiền cảnh sát rồi, họ nghĩ rằng họ có thể sử dụng khu đất cơng ở
ngay trung tâm để có thể thu hút được nhiều người hơn mà không sợ bị pháp
luật để mắt tới.

Họ đã lầm. Vào giữa trận thứ ba, khi hàng trăm con người, trong đó dĩ nhiên có
cả vợ chồng tơi nhưng lúc ấy vẫn chẳng ai thèm để ý tới, đang chen lấn nhau
trong cái vịng đầy người thì một “siêu tổ chức” theo đúng nghĩa, một chiếc xe


tải cảnh sát có trang bị súng mát, đột ngột xuất hiện. Giữa những tiếng “cảnh sát
, cảnh sát” thất thanh từ đám đông, cảnh sát đã nhảy xuống, lao vào dòng người,
vung vẩy những khẩu súng hệt như những tên găng tơ trong phim, mặc dù chưa
giống phim đến độ xả súng bắn vào đám đông. Đám đông người tan nhanh ra
mọi hướng. Người ta lao xuống đường, trèo qua biến mất sau những bức tường,
bò dưới đất, trốn sau những bức mành bằng mây, hoặc trèo tuốt lên những cây
dừa. Những chú gà trống với những cái móng bằng théo bén nhọn có thể xén đứt
một ngón tay người hay có thể xốy thủng một lỗ sâu xuống đất đang chạy
quanh một cách điên dại. Mọi thứ hỗn độn, khủng khiếp.
Theo qui luật nhân học vốn đã thành kinh điển là “nhập gia tùy tục”, vợ chồng
tôi quyết định, tuy có chậm hơn người khác một tí, là phải chạy thơi. Chúng tơi
chạy xuống con đường làng chính, về phía Bắc, cách xa nơi chúng tơi ở, vì lối
đó gần chỗ chúng tơi đứng. Đang chạy thì có một kẻ đào tẩu khác chạy ra lôi
chúng tôi vào một khu nhà – nhà của chính anh ta, như sau này chúng tơi mới
biết – và vì chẳng thấy có gì ở phía trước ngồi những cánh đồng lúa và một
ngọn núi lửa rất cao, chúng tôi đã quyết định đi theo anh ta. Cả ba bước vào một
cái sân. Vợ anh ta, hẳn nhiên đã có nhiều kinh nghiệm với những lần như thế
này, lôi ở đâu đấy ra được một cái bàn, một tấm khăn bàn, ba cái ghế, ba tách
trà, và cả ba chúng tôi, không hề có một lời trao đổi trực tiếp nào, cùng ngồi
xuống nhâm nhi từng ngụm trà và tìm cách trấn an mình.
Một lát sau, một cảnh sát bước oai vệ vào sân, tìm vị trưởng làng. (Vị này khơng
những chỉ tham gia xem đá gà, mà còn là người tở chức cuộc đấu. Khi xe cảnh
sát đến, ông chạy ra bờ sơng, cởi sàrong, nhúng ướt nó để đến lúc sau khu người
ta thấy ông đang ngồi dội nước lên đầu thì ơng ta có thể nói là nãy giờ ông ta
đang tắm và chẳng liên quan đến việc gì đang xảy ra. Nhưng họ không tin ông ta

và phạt ba trăm rupiah, số tiền này cả làng góp lại). Thấy vợ chồng tôi, “những
người da trắng” trong sân, người cảnh sát sững người kinh ngạc đến nỗi khơng
thể có phản ứng gì ngay. Sau đó, hồn hồn lại, anh ta hỏi chúng tơi có mặt ở đây
làm cái qủi gì thế nhỉ, đại loại như thế. Ngay lập tức vị chủ nhà cách đây năm
phút của chúng tôi nhảy vào bênh vực. Ơng ta đưa ra lời mơ tả hồn tồn khơng
thiên vị về chúng tơi, chính xác và tỉ mỉ đến nỗi đến phiên chúng tôi phải ngạc
nhiên vì cho đến lúc ấy chúng tơi chưa hề có một dịp giao tiếp cụ thể nào với bất
cứ ai trừ vị trưởng làng ra. Chúng tơi hồn tồn có quyền đến đây, anh ta nói,
mắt nhìn thẳng vào mặt cái thằng Java lấc cấc kia. Chúng tôi là những giáo sư
người Mỹ, chúng tôi đến đây để nghiên cứu văn hóa và sắp viết một cuốn sách
để nói cho người Mỹ biết về Bali. Chúng tôi đang ngồi uống trà, đang bàn luận
về những vấn đề văn hóa suốt cả buổi chiều và khơng biết bất cứ điều gì và bất
cứ cuộc đá gà nào. Hơn nữa, cả ngày nay chúng tôi không gặp vị trưởng làng,
hẳn là ông bận đi ra thị trấn. Viên cảnh sát đành phải rút lui với thái độ hoàn
toàn lúng túng. Và sau khi ngồi nán lại một lúc cho có vẻ chính đáng, trong tâm
trạng hết sức ngạc nhiên và hú vía vì đã thốt nạn và khơng phải ngồi tù, chúng
tơi cũng rút lui.
Sáng hơm sau, ngơi làng hình như là một thế giới hồn tồn khá, chúng tơi
khơng những khơng cịn vơ hình nữa mà đột nhiên cịn là trung tâm của mọi sự
chú ý, là đối tượng của mọi tình cảm nồng nhiệt, sự quan tâm, và đặc biệt là sự
chú ý của mọi người. Ai trong làng cũng biết chúng tôi chạy trốn như những
người khác. Họ cứ hỏi đi hỏi lại, từng chi tiết nhỏ (tôi hẳn đã kể câu chuyện đó


một cách thật chi tiết phải đến năm mươi lần ngày hơm đó), thật nhẹ nhàng, thân
thiện, nhưng khơng bao giờ quên kèm theo những lời trêu chọc :”Tại sao anh
khơng đứng lại đó mà bảo cho họ biết anh là ai”; “Tại sao anh khơng nói cho họ
biết là anh chỉ đứng xem chứ có cá cược gì đâu?”; “Anh mà cũng sợ những khẩu
súng bé nhỏ ấy à?”. Vốn là những con người có khiếu vận động khéo léo, ngay
cả trong trường hợp chạy trốn để thoát thân (hoặc ngay cả khi phải đầu hàng,

như đã xảy ra 8 năm sau đó), những con người có cử chỉ khoan thai nhất thế giới
ấy thích thú bắt chước cách chạy vụng về và nhại lại những biểu hiện sợ hãi trên
gương mặt của chúng tôi. Nhưng trên tất cả, mọi người thật sự hài lịng và thậm
chí hơi ngạc nhiên vì chúng tơi khơng chịu “rút các thứ giấy tờ ra trình” (họ
cũng biết cả điều này) để xác định mình thuộc diện “Những vị khách đáng
kính”, mà lại nêu cao tinh thần đoàn kết mà những người mà giờ đây đã tự nhận
là “người cùng làng” với chúng tơi. (Thật ra chúng tơi làm thế chỉ vì hèn nhát,
nhưng có lẽ ngay cái tính hèn nhát đó cũng đã làm cho chúng tôi trở nên gần gũi
với dân làng). Ngay cả vị tu sĩ Brahmana, cao niên, nghiêm nghị, tâm hồn luôn
hướng về cõi vĩnh hằng, người không bao giờ có chút gì dính líu tới một trận đá
gà, vốn là một việc làm hết sức trần tục, người mà ngay cả những người Bali
khác cũng khó lịng có thể tiếp xúc, cũng đã cho vời chúng tơi đến để hỏi về
việc đã xảy ra, rồi tấm tắc trầm trồ một cách thích thú vì những chi tiết lạ lùng
của sự việc ấy.
Ở Bali, khi người ta bắt đầu trêu chọc bạn tức là bạn đã được chấp nhận trong
cộng đồng. Mối quan hệ giữa chúng tôi và cộng đồng đã được cải thiện, chúng
tơi hồn tồn được coi là “người nhà”. Cả làng cởi mở với chúng tơi, trong khi
nếu khơng có sự việc này thì chắc chúng tôi không thể nào đạt đến mức độ quan
hệ ấy (dễ gì tơi có hân hạnh gặp vị tu sĩ, hoặc có được rất nhiều thơng tin từ
người chủ nhà tình cờ của tơi như thế!), và cơng việc của chúng tơi trở nên
nhanh chóng hơn nhiều. Cùng bị bắt, hay cùng suýt bị bắt, trong một cuộc truy
lùng bố tội phạm có lẽ khơng thể là một cơng thức chung giúp người ta tạo nên
quan hệ vốn là một bí mật tối cần trong hoạt động điền dã của nhà nhân học,
nhưng việc đó đã đem lại thành cơng cho tơi. Nó khiến tơi bỗng chốc trởi thành
một thành viên được chấp nhận hoàn toàn của một xã hội vốn rất khó có ai có
thể thâm nhập được. Nó cho phép tơi thấu hiểu một cách trực tiếp, như một
người trong cuộc, cái goi là “tư duy của nông nông dân” mà những nhà nhân
học kém may mắn (khơng có dịp được chạy trốn nhà chức trách có vũ trang
cùng nơng dân như tơi) khơng thể có được. Và có lẽ quan trọng hơn cả, vì việc
tạo quan hệ hoặc hiểu được người nồng dân ở đây nếu khơng đạt được bằng

cách này thì cịn có thể có cách khác, sư kiện nói trên cịn cho phép tơi hiểu
được rất nhiều về cái xã hội mà tôi đang mong muốn tìm hiểu: những xúc cảm
hỗn hợp bộc phát, sự xung đột giữa các tầng lớp xã hội, và những hiện tượng
kịch tính mang ý nghĩa triết học vốn đặc biệt quan trọng để hiểu bản chất bên
trong của xã hội ấy. Trước khi rời khỏi ngôi làng, tôi đã dành nhiều thời gian để
nghiên cứu đá gà chẳng kém gì thời gian để nghiên cứu thuật phù thủy, hệ thống
thủy lợi, đẳng cấp, hay việc kết hôn tại ngôi làng ấy.
Bàn về gà trống và đàn ông


Bali là một nơi được nghiên cứu rất kỹ, đơn giản vì nó là Bali. Nghệ thuật, nghi
thức, tổ chức xã hội, cách ni dạy con cái, các hình thức luật, thậm chí cả
những trạng thái tinh thần, đều được tra cứu tỉ mỉ để tìm ra cho cái dấu vết rất
khó xác định mà tác giả Jane Belo đã gọi là “tính cách Bali”. Nhưng trừ một vài
ý kiến nhắc đến đá gà một cách khá ngẫu nhiên, trò giải trí này hầu như khơng
được ai chú ý đến, mặc dù với tư cách là một hình thức giải trí hết sức hấp dẫn
đối với người dân ở đây thì việc nghiên cứu đá gà cũng có thể lam cho ta hiểu
người Bali khơng kém gì việc nghiên cứu tín ngưỡng quan trọng nhất. Cũng như
bạn có thể hiểu được người Mỹ khi quan sát anh ta ở sân bóng, bạn cũng có thể
hiểu về người Bali khi quan sát anh ta ở vòng tròn đá gà. Bởi thật ra cảnh những
con gà chọi nhau chỉ là cảnh tượng bên ngồi, cịn đằng sau cảnh tượng đó,
chính là những gã đàn ông đang chọi nhau.
Bất cứ người nào đã sống ở Bali ít lâu đều cảm nhận một cách sâu sắc rằng, đan
ơng Bali rất u q con gà trống của mình, cứ như anh ta cảm thấy nó là hiện
thân của mình vậy. Từ “Gà trống” trong tiếng Bali cũng như từ “cock” trong
tiếng Anh, ngoài ý nghĩa chỉ con gà còn được dùng để chỉ bộ phận sinh dục
nam, và người viết bài này cố tình dùng nó ở cả hai nghĩa. Cũng giống y như
trong tiếng Anh, người ta cũng đặt ra những trò đùa cợt nhàm chán, những cách
nói tục tĩu, trị chơi chữ căng thẳng va những lời lẽ thô tục. Hai tác giả Batson
và Mead thậm chí con cho rằng vì người Bali có quan niệm rằng cơ thể con

người là tập hợp những bộ phận có sự sống tách biệt hẳn nhau, nên họ coi con
gà trống như biểu tượng của bộ phận sinh dục nam vốn được coi như vật tự hoạt
động và có cuộc sống riêng. Và mặc dù tơi khơng có một lý lẽ nào để khẳng
định hay nghi ngờ cái thuyết hấp dẫn này, nhưng hiển nhiên rằng gà trống là
biểu tượng đàn ông đối với người Bali.
Trong ngơn ngữ đạo đức bình dân của Bali khi nói về đàn ơng cũng đầy rẫy
những ẩn dụ mang hình ảnh con gà trống. Từ “sabung” có nghĩa là gà trống (từ
nay đã xuất hiện trên mộ bia từ năm 922 sau CN), có nghĩa ẩn dụ là “anh hùng”,
“chiến sĩ”, “vơ địch”, “người đa năng”, “ứng cử viên chính trị”, người học
thức”, “gã đỏm dáng” hay “người đàn ông hấp dẫn”. Một gã khoa trương, cư xử
xấc xược được ví như một chú gà trống cụt đi, đi khệnh khạng. Một người
đàn ông tuyệt vọng đang cố gắng điên cuồng để thốt khỏi tình huống gay go
được ví như một con gà trống đang dãy chết thực hiện cú đá cuối cùng vào kẻ
hành hạ nó để cả hai đều chịu chung số phận. Một gã keo kiệt, hay hứa suông,
chỉ muốn nhận vào chứ không muốn cho đi, mà cho đi cái gì thì tiếc đứt ruột,
được so sánh với chú gà cụt đuôi, nhảy vào tấn công con khác nhưng thật ra
chẳng làm được gì. Một gã đàn ơng trẻ mới cưới vợ cịn e thẹn hay một người cố
gắng tạo ấn tượng tốt khi nhận một công việc mới được gọi là “chú gà đá lần
đầu bị nhốt trong chuồng”. Những vụ xử án, chiến tranh, chính trị, tranh chấp
thừa kế, những cãi vả ngồi đường đều được so sánh với đá gà. Thậm chí họ cịn
thừa nhận hịn đảo Bali của họ có hình dáng của một chú gà nhỏ oai vệ, đĩnh
đạc, cổ nở, lưng căng, đi cao, thách thức với hịn đảo Java to lớn nhưng yếu
ớt, kém oai vệ.
Nhưng nói rằng đàn ông Bali quá sức chăm chút những con gà của mình thì
khơng phải chỉ là một cách nói ẩn dụ. Nếu khơng phải là tất cả thì ít ra cũng là
đại bộ phận đàn ông Bali bỏ ra rất nhiều thời gian để nâng niu, tạo dáng, cho ăn,
thảo luận về gà, thử cho chúng đá với nhau, hay ngắm nhìn chúng với niềm thán


phục say mê. Bất cứ lúc nào bạn gặp một tốn đàn ơng Bali ngồi xổm, lười nhác

ở kho thóc hoặc dọc đường đi, đùi gập lại, vai nhô ra phía trước thì ít nhất phân
nửa trong số họ có ôm một chú gà trống trong tay. Họ kẹp nó giữa đùi, nhấn lên
xuống nhẹ nhàng để tập chân cho nó, vuốt ve bộ lơng nó một cách âu yếm mơ
màng, xua nó ra đá với gà hàng xóm để nó hăng lên, rồi lại kéo lui nó về phía
mình để trấn an nó. Thỉnh thoảng anh ta cũng làm như vậy với con gà và ngồi
xuống xem nó, chứ khơng để người ta đưa nó cho anh như đưa một con vật tầm
thường nào khác.
Trong sân nhà có rào cao, những con gà chọi thương được nhốt trong lồng đan,
cái lồng nà được xê dịch thường xuyên để đảm bảo điều kiện ánh sáng và bóng
mát tốt. Chúng được cho ăn theo một chế độ đặc biệt, có thể khác nhau theo chủ
nuôi, nhưng thường là ăn ngô đã được sàng sảy sạch sẽ, kỹ lưỡng còn hơn cả
cho người ăn, và người ta cho gà ăn từng hột một. Người ta nhét ớt đỏ dưới mỏ
và hậu môn của chúng. Chúng được tắm bằng nước nóng có pha cỏ thuốc, hoa
và hành củ y như tắm cho trẻ nhỏ, và nếu đó là một con gà đã từng được giải thi
có lẽ nó cũng được tắm thường xuyên như tắm cho trẻ con vậy. Chúng được tỉa
mào, chải lơng cho mượt, cắt móng, xoa bóp chân và được kiểm tra kỹ lưỡng
xem có chút tỳ vết gì khơng cứ y như khi người ta mua bán kim cương vậy. Một
người chơi gà, một kẻ thực sự đam mê có thể bỏ cả cuộc đời vì nó. Ngay cả
những người khác, vốn chiếm đa số, những người cũng rất thích gà chọi nhưng
khơng đến nỗi q đam mê, cũng bỏ q nhiều thì giờ cho việc chăm sóc gà
chọi- điều này khơng chỉ người ngồi nhận thấy mà ngay cả họ cũng phải thừa
nhận “Tôi mê gà chọi lắm”, ông chủ nhà của tôi, theo tiêu chuẩn Bali thì chỉ là
một người thích gà chọi vừa phải thơi, đã từng rên rẩm như vậy khi ông ta lại
đến bên một chuồng gà, tắm, cho ăn. “Tất cả chúng tôi đều phát cuồng lên vì
gà”.
Nhưng sự điên cuồng này cịn có những biểu hiện khơng rõ nét khác. Ở Bali tuy
gà trống được xem là biểu tượng của bản thân họ, cho bản ngã vốn rất vị kỷ của
những người đàn ơng nếu nói theo kiểu ngụ ngơn Aesop, nhưng gà trống cũng
lại là biểu tượng- mà là biểu tượng trực tiếp nữa kia- của cái mà người Bali coi
như là một sự trái ngược hoàn toàn về cả mỹ quan, đạo đức và siêu hình của giá

trị con người: một con vật.
Người Bali ghê tởm bất cứ cách cư xử nào bị coi là giống lồi vật. Chính vì thế
mà họ cho phép trẻ con bị vì giống con vật. Tội loạn luân mặc dù khó chấp
nhận, nhưng là cái tội khơng ghê gớm bằng tội mang thú tính. ( Hình phạt cho
tội thứ hai là nhận nước cho chết, trong khi tội thứ nhất chỉ là buộc phải sống
như loài vật). Hầu hết những loài ma quái được thể hiện trong điêu khắc, múa,
nghi lễ, thần thoại- đều manh hình ảnh những con thú có thật hay tưởng tượng.
Nghi lễ chính trong buổi lễ “thành nhân”là nghi lễ cưa răng cho trẻ em để trông
không giống như nanh thú. Đại tiện bị coi là xấu xa đã đành, mà ngay cả ăn
uống cũng bị coi là xấu vì nó cũng là một việc làm mang tính thú vật. Và ngay
cả sự té ngã hay sự vụng về, lúng túng cũng bị coi là xấu vì giống lồi vật. Chỉ
trừ gà trống và một số động vật nuôi khác như bị, vịt là những con vật khơng có
gì đáng quan tâm về mặt tình cảm. Người Bali khơng thích động vật và đối xử
với bầy chó đơng đúc của họ khơng những chỉ là thơ bạo mà cịn phải nói là độc
ác một cách điên dại. Cho nên trong việc coi gà trống là biểu tượng của mình,
đàn ơng Bali khơng chỉ xác nhận hình ảnh lý tưởng hóa hoặc khẳng định những


cách làm anh ta sợ hãi, ghét bỏ, và bị cái tình cảm lẫn lộn đó mê hoặc, như bởi
“Quyền năng của bóng tối”.
Mối lên hệ giữa gà trống và những quyền năng như thế, những thế lực ma qủi
đầy thú tính ln đe dọa xâm chiếm cái khơng gian nhỏ bé mà người Bali đã dày
công khai phá để xây dựng cuộc sống của mình, và tiêu diệt những cư dân trên
đó, được thể hiện rất rõ. Một trận đá gà, bất cứ trận đá gà nào, với bài tụng và đồ
cúng, trước hết đều là một buổi lễ hiến máu cho ma qủi, nhằm xoa dịu cái đói
thịt người của chúng. Không bao giờ được tổ chức các lễ hội đình đám mà lại
thiếu đá gà. (Nếu thiếu thủ tục này, ngay lập tức sẽ có một người rơi vào trạng
thái hôn mê và một hồn ma dận dữ nào đó sẽ nhập vào anh ta, ra lệnh cho mọi
người phải sửa ngay cái sai sót đó). Phản ứng tập thể của người Bali đối với mọi
tai ương như đau ốm, mất mùa, núi lửa luôn luôn là tổ chức lễ tế- đá gà. Vì thế,

vào dịp ngày lễ nổi tiếng của Bali, ngày lễ mang tên “Ngày im lặng” (njepi) mà
trong đó mọi người ngồi lặng lẽ, bất động cả ngày để tránh đụng chạm với lũ qủi
tạm thời bị xua khỏi địa ngục, người ta tổ chức những trận đá gà lớn (vào dịp
này thì đá gà là hợp pháp) ở hầu hết các làng trên đảo ngay hôm trước ngày lễ.
Trong trận đá gà, người và thú, cái tốt và cái xấu, cái tôi và bản năng, sự sáng
tạo của đàn ơng khi bị kích thích và năng lực hủy diệt của thú tính khi được
xổng chuồng trộn lẫn lại với nhau thành một vở kịch chứa đầy lòng ghen ghét,
sự độc ác, bạo lực và cái chết. Cho nên khơng có gì lạ là khi theo đúng luật, chủ
của chú gà thắng được quyền lấy xác của chú gà thua đã bị chủ nó tức giận mà
bẻ gãy chân thì anh ta làm điều đó với một thái độ bối rối, vừa thỏa mãn, vừa
ghê tởm và lại vừa sung sướng một cách man rợ. Và cũng chẳng lạ gì khi người
thua cuộc đem cả gia đình ra miếu thờ, nguyền rủa thần linh, một hành động tự
sát trong ý nghĩa ẫn dụ cũng như về mặt xã hội. Hoặc khi tìm một thí dụ trần thế
để tả sự khác biệt giữa thiên đường và địa ngục thì người Bali đã so sánh thiên
đường như tâm trạng của người thắng cuộc trong một trận đá gà và địa ngục là
tâm trạng của người thua cuộc.
Trận đá gà
Đá gà (tetadjen) diễn ra trong cái vòng trịn rộng khoảng 50 feet vng. Thơng
thường một cuộc chọi gà được bắt đầu từ xế trưa và kéo dài ba hay bốn tiếng
cho đến khi mặt trời lặn. Chương trình bao gồm khoảng chín hay mười trận đấu
riêng (sehet). Mọi trận đấu đều theo một kiểu mẫu giống nhau: khơng có trận
chính, khơng có sự liên kết giữa các trận, khơng gì khác biệt về hình thức và
mỗi trận được xếp đặt hoàn toàn ngẫu nhiên. Sau khi mỗi trận kết thúc và những
kích động về tình cảm đã lắng xuống, tiền cá cược đã được trả xong, xác con gà
chết được trao cho người chiến thắng là lại có một lơ những người mới âm thầm
ơm gà vào vịng tìm xem có đối thủ nào phù hợp cho chú gà của mình hay
khơng. Qúa trình chờ đợi một trận đấu mới sau khi một trận vừa kết thúc kéo dài
ít nhất là mười phút, mà thường là lâu hơn nhiều, và nó diễn ra một cách lặng lẽ,
khó hiểu, thậm chí giả tạo. Những người khơng tham gia chơi chọi gà thì giả vờ
làm ngơ nhưng thật ra là rất chăm chú, còn những kẻ chuẩn bị tham gia thì lúng

túng giả vờ như khơng có chuyện gì xả ra.
Một trận đấu kết thúc, những niềm hy vọng tan biến trong một bầu khơng khí
thản nhiên có tính toán, những chú gà được chọn bao giờ cũng được gắn những
cặp cựa như nhau, như một thanh kiếm nhỏ, bén như dao cạo, dài khoảng bốn
hay năm inch. Gắn cựa cho gà là một công việc tỷ mỷ mà chỉ có một số ít đàn


ông trong làng, khoảng nửa tá người biết cách làm. Người gắn cựa cũng là
người cung cấp những chiếc cựa này, và nếu con gà mà anh ta gắn cựa dành
được chiến thắng thì người chủ gà sẽ thưởng cho anh ta cái chân có cựa của con
gà thua. Cựa được gắn vào bằng cách luồn một đoạn dây dài xuyên qua chiếc
cựa và cuốn quanh chân gà. Vì những lý do tôi sẽ bàn sau, trong mỗi trường hợp
người ta gắn cựa cho gà một cách hơi khác nhau, và người ta thận trọng cân
nhắc hết sức khi quyết định việc này. Kiến thức dân gian về cặp cựa gà thật
phong phú: cựa gà phải được mài trong những đêm trăng mờ hoặc không trăng
và không để cho đàn bà nhìn thấy, v.v... Và khi một cặp cựa được người ta cầm
lên, dù để đem ra sử dụng hay cất đi, ta luôn thấy thái độ nâng niu trầm trồ mà
người Bali biểu lộ khi họ đụng chạm đến các vật linh thiêng thần thánh.
Những cái cựa được gắn vào, và hai chú gà trống được những người huấn luyện
chúng (có thể chủ gà mà cũng có thể khơng phải) đặt đối diện nhau ở chính giữa
vịng trịn. Người ta đặt một quả dừa đã được đục lỗ trong một cái xơ, nó sẽ
chìm trong vịng hai mươi mốt giây, khoảng thời gian này gọi là tjeng, và được
đánh dấu bởi hai tiếng cồng, một vào lúc bắt đầu và một vào lúc kết thúc. Suốt
hai mươi mốt giây đó, người huấn luyện khơng được phép đụng đến con gà. Nếu
trong thời gian này, những con gà không chịu đá, (điều này thỉnh thoảng mới
xảy ra), sẽ bị bắt ra ngồi, người ta nói năng với chúng, lơi kéo chúng, khích bác
chúng và làm những trị miệt thị khác đối với chúng, rồi chúng lại được thả vào
giữa vòng và qui trình làm lại từ đầu. Thỉnh thoảng chúng chẳng chịu đá gì cả,
hay một trong hai con cứ chạy vòng vòng. Trong trường hợp này, chúng sẽ bị
nhốt chung một chuồng để chúng hăng lên và thường đến lúc đó thì chúng bắt

đầu đá nhau.
Nhưng trong đa số trường hợp thì vừa bỏ vào vịng, những con gà ngay lập tức
bay vào nhau, xòe cánh, vươn đầu trong tư thế tấn cơng, trơng rất hoang sơ,
hồn hảo và rất đẹp theo cách riêng của nó, gần như là một biểu tượng tinh thần,
một vật biểu trưng đơn sơ không trau chuốt thể hiện sự căm ghét. Chỉ trong tích
tắc, chúng tung những cú đá với cái cựa bén nhọn. Người có con gà vừa tung cú
đá phải lập tức nhấc nó lên để nó khơng nhận cú đá trả, vì nếu anh ta khơng làm
như thế, trận đấu có thể kết thúc với cả hai con đều chết khi cả hai điên cuồng
lao vào đá nhau tơi bời. Và điều này có thể nếu cái cựa của con gà tấn cơng cắm
sâu vào con gà kia, vì đến lúc đó thì chính nó lại hồn tồn chịu trận dưới sự trả
đũa của con gà bị thương.
Những chú gà trở lại trong tay chủ, và người ta cho quả dừa chìm xuống ba lần,
trong thời gian đó chú gà đã tung cú đá phải được đặt xuống để chứng tỏ nó cịn
vững vàng. Điều này sẽ được chứng minh bằng việc con gà có thể đi vịng trong
thời gian quả dừa chìm xuống một lần. Quả dừa sau đó được thả chì hai lần nữa
và trận đấu lại bắt đầu.
Trong thời gian nghỉ giữa hiệp, huấn luyện viên của chú gà bị thương phải làm
việc cật lực, giống như ông bầu của võ sĩ quyền Anh bị đấm bầm tím để vớt vát
cho những cố gắng tuyệt vọng sau cùng. Anh ta thổi vào mỏ nó, cho cả đầu gà
vào miệng anh ta mà thổi, cứu chữa vết thương với nhiều loại thuốc khác nhau,
và nói chung là làm mọi cách có thể để có được chút tinh thần cịn ẩn đâu đó
trong con gà. Và khi đặt được con gà trở lại trận đấu, người anh ta thường thấm
ướt máu gà, nhưng trong trận đấu có thưởng, một tay huấn luyện viên tốt có thể


làm nên chuyện. Vài người có thể làm cho gà sắp chết đứng lên đi được, thậm
chí đến hiệp hai và hiệp cuối.
Vào cuối trận đấu (nếu có thể kéo đến lúc đó, thỉnh thoảng con gà bị thương
chết trên tay chủ ngay khi được đặt xuống), con ra cú đá trước thường kết liễu
đối thủ đã bị suy yếu. Nhưng cũng có ngoại lệ, vì khi con gà con đi được, thì nó

có thể đá và giết chết đối phương, như vậy chưa biết con nào kết thúc trước.
Nếu con bị thương có thể đá một cú loạng choạng cho đến cuối, nó sẽ là con
thắng cuộc, cho dù nó có lăn kềnh ra ngay sau đó.
Xung quanh cảnh chọi gà như một vở kịch bi hùng này – với đám đơng vây chặt
lấy vịng trịn theo dõi trong cảnh im lặng gần như tuyệt đối, di chuyển thân
mình cùng nhịp những con gà, chúc mừng kẻ chiến thắng bằng những cử chỉ
không lời của đôi tay, cựa quậy đơi vai, nghiêng đầu, đặt hẳn về phía sau cùng
một lúc khi con gà có cái cựa khủng khiếp khệnh khạng đi tới một góc của vịng
đấu (người ta đã từng kể lại là có người bị mất cả mắt hoặc đứt hẳn ngón tay vì
đứng gần chăm chú q), rồi lại tràn lên phía trước để nhìn con gà bước về
hướng khác – tất cả có vẻ đều tuân theo một qui luật rất chi tiết và cực kỳ phức
tạp.
Những luật lệ này, cùng những con gà và việc chọi gà, đã được viết thành những
bản thảo ghi trên những chiếc lá cọ (gọi là lontar hay rontal), truyền từ thế hệ
này qua thế hệ khác như một phần trong văn hóa truyền thống của làng. Trong
trận đấu, trọng tài (gọi là saja komtong hay djuru kembar) – người đàn ơng canh
qủa dừa trong trận đấu – có trách nhiệm áp dụng các luật lệ trên và thẩm quyền
của ông đối với việc đó là tuyệt đối. Tôi chưa bao giờ nghe ai cãi lại trọng tài,
dù là những người thua cuộc, cũng chưa bao giờ được ai nói, dù là nói riêng,
rằng trọng tài đối xử bất cơng, và nói chung là khơng nghe được bất ký một lời
than phiền nào về trọng tài cả. Chỉ có những con người đáng tin cậy, và với một
bộ luật về chọi gà phức tạp như thế, chắc chắn họ là những con người rất hiểu
biết, mới được phép làm trọng tài, và quả thật người ta cũng chỉ đem gà đến đá
ở những trận đấu được điều hành bởi những con người như thế. Trọng tài còn là
người xử các vụ gian lận, điều này rất ít khi xảy ra; ngồi ra trong những trường
hợp cũng thường xảy ra đó là cả hai con gà cùng lăn ra chết, trọng tài sẽ là
người định đoạt xem con nào chết trước (nếu qủa là có con chết trước, con thì
người Bali cũng khơng quan tâm lắm đến kết qủa đó, vì chọi gà cũng có thể
huề). Giống như vị quan tịa, một ông vua, vị linh mục, viên cảnh sát, anh ta có
mọi quyền hành trong trận đấu theo luật hiển nhiên của nó. Tơi đã từng xem

hàng tá trận đá gà ở Bali nhưng chưa bao giờ thấy có sự cãi cọ nào về luật.
Tính hai mặt của hiện tượng này, mà nếu xét với tư cách là một hiện tượng văn
hóa sẽ mang ý nghĩa của một nghệ thuật điêu luyện, cho phép chúng ta xem việc
chọi gà như một thực thể xã hội học. Để gọi tên hiện tượng chọi gà, vốn là một
cái gì đó khơng đủ tính cơ cấu để có thể gọi là một nhóm, cũng không đủ hỗn
loạn để gọi là một đám đông, Erving Goffman đã đặt ra thuật ngữ “một sự tập
hợp có chủ ý”- một tập hợp người tham gia một hoạt động nào đó và có quan hệ
với nhau thơng qua hoạt động đó. Những tập hợp này tụ họp rồi tan đi; thành
viên tham gia có thể thay đổi; cái hoạt động liên kết họ lại là một hoạt động
riêng lẻ, một q trình đặc biệt mang tính lặp đi lặp lại chứ khơng phải là một
q trình liên tục và bền vững. Theo lời của Goffman thì chúng hình thành từ
chính hồn cảnh đã tạo nên cảm xúc cho chúng, từ chính cái sân đấu mà chúng


được đặt vào đó. Bởi vì mỗi trận đấu sẽ tạo ra những sân đấu cụ thể, với sự lựa
chọn trọng tài, những cuộc phẫu thuật cho những con gà, những cuộc hội họp,
gặp gỡ, và cuối cùng là những hiệp đấu, tất cả tuân theo những qui định về văn
hóa và, như chúng ta sẽ hiểu ra ở đoạn sau, đây chính là sự tơn vinh vê sự tranh
chấp vị thế. Điều đó khơng chỉ làm rõ tiêu điểm của trận đấu mà còn tập hợp
diễn viên và phân bố cảnh trí, khiến cho hiện tượng ấy thực sự xảy ra.
Vào thời xưa (ấy là nói lúc trước khi Hà Lan xâm lấn vào năm 1908), khi chưa
có quan lại qui định những nguyên tắc đạo đức, đá gà tồn tại như một hiện
tượng xã hội hoàn toan được chấp nhận. Đem một chú gà vào một trận đấu quan
trọng, đối với một người đàn ông trưởng thành là một nhiệm vụ công dân bắt
buộc. Tiền thu được từ những trận đấu, thường được tổ chức trong những buổi
họp chợ là một nguồn thu ngân sách quan trọng. Bảo trợ nghệ thuật cho những
cuộc đá gà là trách nhiệm của hồng tử, cịn vịng đá gà hay wantilan thường đặt
ở giữa làng, gần những nơi quan trọng khác của cộng đồng Bali như nhà hội
đồng, đền cổ, chợ, tháp, cây đa. Ngày nay ngoài những dịp đặc biệt, đá gà bị
cơng khai lên án vì người ta cho là khơng thể nào chấp nhận mối liên hệ giữa

một trị giải trí cơng cộng với một trị thể thao đẫm máu như vậy. Nhưng thật ra,
dù không bộc lộ trực tiếp, mối liên hệ này vẫn còn nguyên vẹn. Để tìm hiểu nó
cần phải quay lại khía cạnh của đá gà và những biểu hiện của nó, một khía cạnh
mà tơi muốn nhắc đến ở đây tất nhiên khơng gì khác hơn là cá cược.
Cá độ trong chọi gà
Người Bali khơng bao giờ làm một điều gì theo cách đơn giản mà phải biến nó
thành phức tạp nếu họ có thể và việc đánh cược trong đá gà cũng vậy.
Có hai kiểu cá độ (gọi là toh ). Kiểu cá chính ở giữa vịng xảy ra ở những người
có vai vế (toh ketengah) và kiểu cá phụ xung quanh vòng giữa những người xem
(toh kesasi). Kiểu thứ nhất thường lớn, kiểu thứ hai thường nhỏ. Kiểu thứ nhất
là sự liên kết giữa những chủ gà, còn kiểu thứ hai là cá nhân, từng người một
với nhau. Kiểu thứ nhất thường tập trung, lặng lẽ, hầu như được sắp xếp bí mật
giữa các thành viên tham gia và có trọng tài hội ý. Kiểu thứ hai thì la lối tập thể,
cả đám đơng phấn khích trong cơn bốc đồng. Và điều gây tò mò hơn cả mà tối
phát hiện ra, kiểu cá cược ở giữa vịng ln ln là kiểu bất đồng, còn kiểu kia
là chấp độ. Đồng tiền cá độ ở giữa vòng là một đồng cân bằng, nhưng cũng
đồng tiền ấy ở ngồi vịng là một đồng tiền thiên lệch.
Kiểu cá độ chính là kiểu chuyên nghiệp, được ràng buộc bởi một loạt luật lệ do
hai chủ gà thỏa thuận, trọng tài giám sát và sự chứng kiến của đám đơng. Kiểu
cá độ này, như tơi đã nói ln ln có qui mơ tương đối lớn, đơi khi là rất lớn,
thường là không phải của riêng người chủ là người đứng tên đánh cá, mà là hùn
vốn của bốn, năm, thậm chí bảy, tám người khác: bà con, những người cùng
làng, hàng xóm, bạn thân. Người chủ gà, nếu khơng phải là người khá giả, thậm
chí cịn khơng phải là người đóng góp chính. Tuy nhiên, anh ta phải là người có
vai vế, dù chỉ để chứng minh rằng anh ta khơng thể có mánh khóe gian lận nào
mà thơi.
Trong số năm mươi bảy trận đấu mà tơi có số liệu chính xác và tin cậy được về
cuộc cá độ chính thì số tiên cược trong phạm vi từ mười lăm đến năm trăm
ringgits, trung bình là tám mươi lăm, với ba kiểu đáng chú ý: những trận nhỏ
(15ringgits cho tới 35) chiếm khoảng 35% tổng số, những trận trung bình (20

cho tới 70 ringgits), chiếm khoảng 25% và những trận lớn (từ 75 cho tới 175


ringgits) chiếm khoảng 20%, ngồi ra cịn có vài trận rất nhỏ và vài trận rất lớn.
Tiền lương hàng ngày của một người lao động chân tay như một người thợ làm
gạch, một công nhân nông trại, một phu khuân vác ở chợ chỉ khoảng 3 ringgits,
cho nên một trận đấu được tổ chức trung bình khoảng hai ngày rưỡi ở những nơi
tôi đã quan sát là cuộc đánh bạc lớn, ngay cả khi nó là một cuộc cá cược tập thể
chứ không phải của cá nhân.
Tuy nhiên tiền cược phụ thì hồn tồn khơng giống như vậy. Thay vì khơng khí
long trọng theo nghi thức của trận cá độ chính, việc đánh cược ở đây diễn ra
theo cách thị trường chứng khốn từng làm khi khơng bị hạn chế. Tỷ lệ chấp
thường xen kẽ theo một chuỗi liên tục từ 10- 9 ở kèo trên và kết thúc ở 2-1 kèo
dưới: 10- 9, 9-8, 8-7, 7-6, 6-5, 5-4, 4-3, 3-2, 2-1. Người muốn bắt kèo dưới (lúc
này chưa bàn đến chuyện xác định kèo trên, kebut, và kèo dưới, ngai như thế
nào) sẽ la to số tỷ lệ chấp mà anh ta muốn được nhận. Tức là, nếu anh ta la
gasal, “năm”, tức anh ta muốn chấp 5-4 (hay 4-5), nếu anh ta la “bốn” anh ta
muốn chấp 4-3, và nếu “chín” tức là 9-8 và cứ như thế. Người bắt kèo trên, tức
người chấp nhận trả tiền chấp nếu anh ta đồng ý sẽ biểu lộ sự chấp nhận của
mình bằng cách la lên màu lơng của con gà mình bắt, chẳng hạn: “nâu”, “đốm” .
Người chấp độ (người bắt con thua) và người chịu chấp độ( người bắt con
thắng) la lớn cho cả đám đông cùng nghe, đồng thời để ý đến nhau như cặp cá
cược chính. Người chịu chấp sẽ cố đưa người nhận chấp vào tỷ lệ chấp cao hơn,
cịn người nhận thì ngược lại . Người nhận chấp, trong trường hợp này là người
đi thuyết phục sẽ ra hiệu anh ta muốn tỷ lệ chấp lớn cỡ nào và cho biết tỷ lện
này bằng cách giơ những ngón tay ra hiệu. Nếu người chịu chấp đồng ý, việc cá
độ coi như xong, còn nếu khơng, họ chằm chằm nhìn nhau và lại tiếp tục.
Những trận cá phụ, thường bắt đầu sau khi những trận cá chính đã hồn tất và tỷ
lệ chấp độ đã được tuyên bố, sẽ diễn ra theo tỷ lệ tăng dần. Những người bắt kèo
dưới đưa ra tỷ lệ cho bất cứ ai chấp nhận, trong khi những người bắt trên dưới

nhưng khơng hài lịng với tỷ lệ đưa ra thì la ó rằng họ muốn tỷ lệ thấp hơn.
Đa số việc xướng tỷ lệ chấp độ đều xảy ra giống nhau, bắt đầu từ tỷ lệ 5-4, hay
4-5 với tốc độ nhanh hay chậm hơn, tiến dần đến tỷ lệ chấp thấp hơn. Những
người gọi “Năm” mà được trả lời chỉ là “nâu” thì lại gọi “sáu” để có thể nhanh
chóng tìm được người đánh cá với mình, hoặc đã nhanh chóng tìm được người
đánh cá khi cái tỷ lệ “hớ” mà họ đưa ra có được người chộp lấy mau mắn. Nếu
vẫn chưa được, quá trình lại tiếp tục đến “bảy”, và đôi khi thật hiếm cũng đến
mức “chín” hoặc “mười”. Thỉnh thoảng nếu cặp gà chọi khơng cân xứng lắm, tỷ
lệ chấp không những không tăng mà thậm chí cịn giảm xuống đến 4-3, 3-2, và
trong trường hợp hiếm hoi, có thể xuống đến 2-1. Trong trương hợp có sự thay
đổi này thi số vụ cá cược cũng giảm theo, còn nếu thay đổi theo chiều hướng
tăng thì số vụ cá cược cũng tăng. Nhưng thường thì nó di chuyển từ khoảng tỷ lệ
chấp cao và tiệm cận đến điểm khơng thể nào có được của trận cá phụ đó là hai
bên cá với tỷ số đồng đều, và đa số các cuộc cược là trong khoảng từ 4-3 đến 87.
Vào lúc những tay huấn luyện giải phóng cho những chú gà, ít nhất là trong
những trận có trận độ chính lớn, sự la ó cuồng nhiệt nổi lên khi những kẻ tham
gia cá độ chưa thỏa mãn cịn cố tìm kiếm người tham gia cá độ với mình ở cái
giá mà anh ta muốn (chỗ nào có vụ cá độ chính nhỏ, thì thường xảy ra điều
ngược lại: vụ cá cược giảm hẳn, dần dần im lặng, tỷ lệ chấp thấp dần đi và


người ta mất hứng thú). Trong một trận cá lớn có tổ chức qui mơ mà người Bali
cho là “những trận đá gà thực sự”, bao giờ cũng có một khơng khí rất khác,
người ta cảm nhận được dường như sự hỗn loạn sẽ nổ ra bất cứ lúc nào, với
những tiếng la hét, sự vung tay, xô đẩy, leo trèo cuồng nhiệt xung quanh. Rồi sự
cuồng nhiệt đột nhiên lắng xuống, trận đấu bắt đầu.
Khi trận kết thúc, trong vòng mười lăm giây đến năm phút sau, tất cả tiền cược
phải được trả ngay. Hồn tồn khơng có ai ghi nợ cho ai. Tất cả người ta có thể
vay mượn bạn bè trước khi đề nghị và chấp nhận một cuộc cược, nhưng để đề
nghị và chấp nhận như thế anh phải có tiền sẵn trong tay, nếu anh thua, anh phải

trả tiền ngay, trước khi trận kế tiếp bắt đầu. Đây là qui định nghiêm ngặt, tôi
chẳng bao giờ nghe trọng tài phải xét xử tranh chấp về điều này (dù hẳn là thế
nào cũng có), và cũng chẳng bao giờ nghe về việc quịt nợ, có lẽ vì hậu qủa của
việc này bao giờ cũng trầm trọng và tức thời, khi những người tham gia cá cược
đang trong tinh thần kích động dữ dội như thế.
Dù sao, sự thiếu cân đối giữa một bên là những trận cá chính bắt đồng và bên
kia là những trận phụ có chấp độ ra một vấn đề đáng suy nghĩ cho cái thuyết cho
rằng chính việc cá cược trong chọi gà chính là mối liên hệ giữa chọi gà và văn
hóa Bali nói chung. Và sự thiếu cân đối đó dường như cũng chỉ ra cách thức giải
quyết vấn đề và chứng minh mối liên hệ đó.
Điểm đầu tiên là trận cá chính càng có tiền cược cao, thì dường như trên thực tế
càng có nhiều khả năng trận đó là một trận bắt đồng. Suy nghĩ thì sẽ thấy điều
này cũng hợp lý thôi. Nếu anh đặt mười lăm ringgits vào một con gà, anh có lẽ
sẽ muốn bắt đồng dù anh cảm thấy con gà của anh không mấy hứa hẹn. Còn nếu
anh cược năm trăm, hẳn anh sẽ rất ghét như vậy. Vì vậy, trong những trận đấu
lớn, tất nhiên là có liên quan đến những con gà tốt, người ta rất quan tâm đến
những con gà sao cho tương xứng về kích thước, về tình trạng thể chất của con
gà, về tính hiếu chiến. Những cách điều chỉnh cựa gà cũng cần có chuyên viên.
Nếu một con gà có vẻ mạnh hơn, sẽ có một sự thỏa thuận nào đó để đặt chỗ cựa
ít thuận lợi hơn một tí – một cách làm cho con gà hơi bị tàn tật đi một chút, là
điều mà người gắn cựa làm rất khéo léo. Người ta cũng rất quan tâm đến việc
thuê những người huấn luyện có tay nghề để tìm được khả năng thực thụ của
con gà.
Nói chung, trong những trận cược lớn, áp lực làm cho trận đấu kết thúc ở tỉ lệ
50-50 là rất lớn, và có ý thức. Những trận trung bình thì áp lực ít hơn. Những
trận nhỏ thì áp lực cịn ít hơn nữa, mặc dù luôn cố gắng làm cho mọi thứ ở mức
ít nhất là cân bằng, vì dù có đặt cược 15 ringgits thôi (tiền công năm ngày lao
động), thì cũng khơng ai muốn bắt đồng trong một trận rõ ràng là không lôi
cuốn. Và những dữ liệu mà tơi có dường như nghiệm đúng điều này. Trong năm
mươi bảy trận đấu tôi xem, con thắng thắng ba mươi ba lần tất cả, con thua hai

mươi bốn, tỉ lệ 1,4:1.
Nhưng nếu ta lấy số tiền đặt cược là sáu mươi ringgits cho những trận cược
chính làm mốc thì tỉ lệ sẽ là 1,1:1 (mười hai cho con thắng và mười một cho con
thua) cho những trường hợp trên mức này là 1,6:1 (hai mươi mốt và mười ba)
cho những trường hợp dưới mức này. Hay, nếu anh lấy mốc là tiền cược cho
những trận cực lớn, những trận mà cược chính trên một trăm ringgits, tỉ lệ sẽ là
1:1 (bảy và bảy), còn với những trận nhỏ dưới 40 ringgits, tỉ lệ sẽ là 1,9:1 (mười
chín và mười) .


Từ quy luật trên – tức cược chính càng cao thì càng dễ đi đến tỉ lệ 50-50 – chúng
ta sẽ rút ra hai điều sau (1) cược chính càng cao, cược phụ càng đi theo hướng tỉ
số chấp thấp, và ngược lại; (2) cược chính càng cao, lượng cược phụ càng nhiều
và ngược lại.
Tính logic của vấn đề cũng tương tự như trong hai trường hợp. Trận đấu càng
gần đến chỗ bắt đồng, thì tỉ lệ chấp cao và càng khó thu hút được người tham
gia, vì thế tỉ lệ chấp thấp hơn thì mới có người nhận. Điều này đương nhiên là
được rút ra từ sự kiểm chứng, từ sự phân tích của chính người Bali và tự sự quan
sát mà tơi thu thập được. Khó có thể có sự ghi chép tỉ mỉ và tồn diện về cá
cược phụ thành những con số cụ thể, nhưng theo những trường hợp tơi biết thì
điểm gặp gỡ của người nhận chấp và người chịu chấp thường ở mức (mà theo
dự đoán là 2/3 đến 3/4) xê dịch khoảng ba hay bốn điểm tiến dần đến tỉ lệ chấp
thấp cho những trận cược lớn, tỉ lệ chấp cao hơn những trận cược nhỏ, cịn
những trận trung bình thì ở giữa. Chi tiết mà nói, các trường hợp dĩ nhiên là
khơng chính xác, nhưng dạng chung thường là trận cược chính thường kéo
những trận cược phụ có xu hướng kiểu bắt đồng như nó, tỉ lệ theo cỡ của nó vì
những chú gà này ngang sức với nhau. Còn về độ lớn thì cá cược cho những trận
cược chính thường cao hơn vì những trận như thế này được xem là “hấp dẫn
hơn” khơng phải chỉ vì khó đốn kết qủa của chúng hơn, mà quan trọng hơn là
sự được thua hơn ở đây lớn hơn nhiều – được thua ở đây tính theo tiền bạc, tính

theo giá trị của chú gà và cũng chính vì thế, sự mất vị thế xã hội cũng tăng theo,
như chúng ta thấy sau này .
Nghịch lý về đồng tiền cân bằng ở giữa và đồng tiền thiên lệch ở ngồi vì thế
cũng chỉ là điều hiển nhiên. Hai hệ thống cá cược này dù nhìn bên ngồi thì rất
khác nhau nhưng thật ra chúng cũng chẳng đối chọi với nhau, mà chỉ là các
thành phần khác nhau của một hệ thống lớn hơn trong đó cuộc cược chính chính
là “trung tâm hấp dẫn”, cịn những cuộc cược phụ thường có tỉ lệ chấp thấp. Vì
thế, chính trận cược chính mới tạo thành “cuộc chơi” và có lẽ hơn nữa, chính nó
xác định cái mà theo thuyết của Jeremy Bentham, tôi sẽ gọi là “độ sâu của cuộc
chơi”.
Người Bali cố gắng tạo ra một trận đấu gà thật hấp dẫn và “sâu” là làm cho trận
cược chính càng lớn càng tốt để những chú gà càng tương ứng càng tốt và kết
quả, vì thế càng khơng đốn được càng tốt. Họ khơng phải lúc nào cũng thành
cơng. Gần nửa số trận đấu thì nhỏ, khơng hấp dẫn, vì theo thuật ngữ tơi mượn
thì chúng là những hoạt động “cạn”. Nhưng thực tế đó khơng chống lại kết quả
của tôi, cũng như việc trên thực tế hầu hết họa sĩ, nhà thơ, nhà viết kịch chỉ ở
tầm cỡ thường thường bậc trung, không phủ nhận quan điểm cho rằng những nỗ
lực lao động nghệ thuật là luôn hướng về sự thâm thúy và thường xuyên tiệm
cận với nó. Ẩn dụ về kỹ xảo nghệ thuật này thật sự chính xác: trận cá chính, đó
là cơng cụ, là phương tiện để tạo nên “sự lối cuốn”, những trận “có chiều sâu”,
chứ khơng phải lý do, hay ít ra khơng phải là lý do chính vì sao chúng lại lôi
cuốn, là nguồn mê hoặc và là sự thể hiện của chiều sâu. Để trả lời câu hỏi tại sao
những trận đấu như thế lại hấp dẫn đến thế, thật ra, đối với người Bali, phải nói
là chúng “hớp hồn” mới tả đúng được cảm xúc của họ, sẽ khiến chúng ta vượt
quá những quan tâm về hình thức của những trận đấu, để quan tâm đến những
điều có tính chất xã hội và tâm lý xã hội rộng lớn hơn, cũng như ý tưởng không


thuần túy có tính chất kinh tế về việc một trận đấu như thế nào có thể gọi là
“sâu” .

Đùa với lửa
Theo thuyết “ham mê cờ bạc” của Bentham trong cuốn The Theory of
legislation thì cờ bạc với số tiền cá độ quá cao là chẳng lợi lộc gì, chẳng có gì
để đáng thích thú cả. Nếu một người có tiền là một ngàn founds (hay riggits),
đem đặt phân nửa số đó cho cuộc cược lớn, thì biên độ lợi nhuận của đồng tiền
khi anh ta thắng cuộc so với sự mất mát của đồng tiền bỏ ra nếu anh ta thua cuộc
rõ ràng là thấp hơn nhiều. Và trong một cuộc cá độ “sâu” thực sự thì điều này
đúng cho cả hai phía. Để tìm vận may, họ lại bị đắm chìm trong một mối quan
hệ mà nếu xét chung cho cả hai phía thì chỉ đem lại nỗi đau hơn là hạnh phúc.
Vì thế kết luận của Bentham thì ham mê cờ bạc là vơ đạo đức theo những
nguyên lý đầu tiên, vì thế phải được pháp luật ngăn cấm- một kết luận rất đặc
trưng của bentham.
Nhưng điều đáng quan tâm hơn, ít ra là với chúng ta ở đây là mặc dù lập luận
phân tích của Bentham rất hợp lý, người ta vẫn cứ ham mê cờ bạc, cuồng nhiệt
và thậm chí đơi lúc bất chấp sự trừng phạt của pháp luật. Đối với Bentham và
những người có suy nghĩ như ơng (mà hiện nay số đó bao gồm các luật sư, các
nhà kinh tế, một số nhà tâm thần học) thì lời giải thích chỉ có thể là những kẻ
ham mê cờ bạc là những kẻ thiếu lý trí- những kẻ nghiện rượu, cuồng dâm, trẻ
con, những tên mọi rợ, và những người này vì thế phải được bảo vệ để thốt
khỏi chính sự ngu dốt của mình. Nhưng đối với người Bali, lời giải thích có thể
tìm được chính ngay trong bản chất của trị chơi: ở đây tiền không phải là thước
đo của lợi nhuận, dù lợi nhuận có thu được thực sự hay chỉ là mong muốn thơi,
mà tiền có ý nghĩa quan trọng về đạo đức, cho dù đó là ý nghĩa do chính cá nhân
cảm nhận hay do xã hội áp đặt.
Thực ra, chính trong những trận cược “cạn”, tức những trận nhỏ, tiền cược ít,
thì sự thu được thêm hay mất đi tiền bạc mới có ý nghĩa thực dụng, theo đúng
cách hiểu thơng thường, và sự được mất đó, thực dụng đó gắn liền với cảm giác
vui sướng hay đau đớn, hạnh phúc hay bất hạnh. Còn trong những trận cược
“sâu”, với số tiền đặt cược khổng lồ, sự được mất ở đây khơng chỉ có ý nghĩa
thực dụng mà còn liên quan đến nhiều điều khác mà ta có thể kể đến đó là lịng

tự trọng, danh dự uy tín, nói tóm lại là liên quan đến vị thế xã hội của một con
người (status). Mặc dù khái niệm vị thế xã hội đối với người Bali cũng là một
khái niệm mà mỗi người hiểu một cách . Nhưng sự được mất ở đây chỉ có ý
nghĩa tượng trưng thơi, vì (khơng kể một số tay ham mê cờ bạc q đáng khơng
cứu vãn nổi) thì khơng có ai bị thay đổi vị thế xã hội bởi kết quả của một trận cá
độ, mà nó chỉ tạm thời được nâng lên hoặc bị sỉ nhục thôi. Nhưng đối với người
Bali- những người cho rằng khơng gì vui sướng bằng tấn công người khác một
cách gián tiếp, nhất là khi hai bên có quen biết nhau, thì những cảm xúc từ một
trận đá gà quả thật là sâu sắc.
Tôi cần phải nhấn mạnh ở đây rằng tôi (Italic) định nói là người Bali khơng
quan tâm xem mình thua năm trăm ringgits hay là mười lăm ringgits. Kết luận
như vậy là hồn tồn phi lý. Chính là vì tiền bạc cũng rất quan trọng trong cái xã
hội khó có thể gọi là phi vật chất này, cho nên mới có chuyện là một người khi
người ta mất tiền thì người ta cũng mất rất nhiều thứ khác như danh dự, sự ung
dung, thanh thản, nam tính- tất nhiên chỉ mất tạm thời thôi, nhưng mà là mất


công khai trước mặt mọi người. trong những trận cược sâu thì người chủ trận
cược với những người liên kết với họ và cả những người ủng hộ họ ở bên ngồi
vịng nữa, dù khơng đến mức độ như thế, đều đặt tiền cược tương xứng với vị
thế xã hội của chính mình, như chúng ta sẽ thấy ở phần sau.
Vì sự mất mát về vật chất trong những trận cá độ ở tầm cao là quá lớn, nên nói
một cách ẩn dụ thì đặt cược như thế cũng như là đặt cược cả phẩm giá của mình
thơng qua con gà. Mặc dù theo quan niệm của Bentham thì điều này chỉ làm
tăng thêm sự phi lý của thú ham mê cờ bạc, nhưng đối với người Bali thì chính
điều này làm nó tăng thêm ý nghĩa lên. Và nếu như (ở đây ta theo lý thuyết của
Weber chứ không phải của Bentham) việc tìm ra ý nghĩa cuộc đời là mục tiêu
chính của sự hiện hữu, thì việc đạt đến ý nghĩa đó đáng giá hơn nhiều so với sự
mất mát vật chất mà người ta có thể phải chịu . Thật ra, nếu xét đến tính cân
bằng của những trận đấu gà lớn thì hầu như sự được thua vật chất đối với những

người tham gia đấu gà thường xun là khơng tồn tại, vì tính về lâu dài thì sự
được thua này cũng trở thành cân bằng. Chính là trong những trận đấu gà nhỏ,
nơi có thể tìm thấy những kẻ nghiện cờ bạc thực thụ, thì mới thực sự làm thay
đổi tình trạng kinh tế của một người, mà thường là theo chiều hướng đi xuống.
Những kẻ như vậy, những kẻ liều lĩnh quăng tiền qua cửa sổ, thường bị những
“nhà chọi gà”đúng nghĩa coi là những thằng ngốc, những kẻ không hiểu hết ý
nghĩa thực của việc chọi gà, những tên mọi rợ chẳng rút ra được lợi lộc gì từ
những trận đấu gà. Những kẻ này, những tên nghiện cờ bạc được coi là những
con mồi chính cho những nhà chọi gà đúng nghĩa, để họ tha hồ móc túi lấy đi
một ít tiền- một điều có thể thực hiện khá dễ dàng, vì những kẻ cờ bạc này vốn
tham lam nên rất dễ dụ tham gia vào những cuộc chấp độ khó ăn với những tỷ lệ
được thua hấp dẫn. Đa số những kẻ nghiện cờ bạc kiểu này chẳng mấy chốc mà
trắng tay, nhưng bao giờ ta cũng lại thấy xuất hiện vài tên nghiện cờ bạc mới
lảng vảng trong mỗi trận đấu, cầm cố cả đai và bán cả quần áo để mà cá độ.
Nhìn chung ta thấy sự tương quan theo từng cấp độ giữa một bên là “cá độ vị
thế” với những trận đấu sâu và một bên là “cá độ lấy tiền” với những trận đấu
cạn, ở đây là tỷ lệ nghịch. Những người tham gia cá độ tạo thành một hệ thống
đẳng cấp theo những tiêu chuẩn như trên. Như đã nói ở trên, các trận đá gà
thường tụ tập quanh nó ở vịng ngồi một lơ các trò chơi may rủi ngẫu nhiên
khác (như trò routlette, xúc xắc, xấp ngửa, v.v...) do những kẻ mướn chỗ tổ
chức. Chỉ có phụ nữ, trẻ con, thiếu niên và nhiều loại người khác không thể
(hoặc chưa thể) tham gia chọi gà- những người nghèo mạt, những kẻ bị xã hội
khinh rẻ và những kẻ lập dị mới chơi những trò này và tất nhiên là ăn thua từng
xu một. Những người đàn ơng chân chính, những người có quyền tham gia chọi
gà sẽ rất xấu hổ khi lại gần những nơi này. Sắp ở mức trên những người này một
chút là những người chưa trực tiếp tham gia chọi gà, nhưng có tham gia những
trận đấu nhỏ hoặc trung bình, nhưng khơng có vị thế xã hội để được quyền tham
gia những trận lớn. Và cuối cùng là những thành viên chủ chốt của cộng đồng,
những người tham gia chọi gà và cá cược trong những trận đấu lớn. Những
thành viên tổ chức của những cuộc tập hợp có tổ chức này, họ thống trị trong

các trận đấu cũng như họ thống trị trong xã hội. Khi một người đàn ơng Bali nói
về “ những nhà chọi gà thực thụ”, về những betator (người đánh cược), những
djuru kurung (người giữ chuồng gà, bằng một giọng nói thường là hết sức kính
cẩn, thì họ khơng hề mảy may nghĩ đến những kẻ bài bạc chuyên nghiệp (potet-


từ vốn có chỉ kẻ cắp hoặc kẻ có tội lỗi) hoặc những kẻ vớ vẩn bám theo coi ở
vòng ngoài, những kẻ quả thật lạc lõng trong cái bối cảnh nghiêm trang của
cuộc chọi gà mà họ muốn nói tới. Đối với những nhà chọi gà thực thụ theo quan
điểm của họ thì trận đấu cũng có thể được xem là những trận đấu kiếm vì danh
dự (mặc dù với biệt tài tưởng tượng mà lại rất thực tế của người Bali, việc đổ
máu trong buổi đấu kiếm này chỉ có tính tượng trưng mà thơi), chứ khơng hề
giống với một cái máy đánh bài tự động.
Điều làm cho trận đá gà Bali sâu sắc vì thế khơng phải là tiền, mà là những gì
tiền làm chất xúc tác để nó có thể xảy ra và càng nhiều tiền thì ý nghĩa đó lại
càng tăng lên: Sự di chuyển hệ thống đẳng cấp những vị thế xã hội sang trận đấu
gà. Đây vốn là biểu trưng của cái ác, cho tính tự ngưỡng mộ, tư tưởng trọng
nam theo quan điểm Tâm lý học, hoặc theo quan điểm Xã hội học là đại diện
cho những quan điểm căng thẳng, phức tạp được tạo nên bởi sự tương tác giữa
các cá nhân trong bối cảnh cuộc sống hàng ngày, dù được kiềm chế, im lặng và
có tính nghi thức, nhưng dù thế vẫn được cảm nhận hết sức sâu sắc. Gà trống có
lẽ là kẻ đại diện cho nhân cách của người chủ, nhưng đá gà là một mô phỏng
của hệ thống xã hội có liên quan đến những nhóm người có tổ chức, chồng chéo:
làng, những người cùng thân tộc, hội thủy lôi, hội đồng giáo phái, “tầng lớp đặc
quyền trong xã hội”. Và vì nó giống như một thứ danh vọng, việc người ta cảm
thấy cần củng cố nó, bảo vệ nó, ăn mừng ví có nó, đắm mình trong nó (nhưng
tất nhiên khơng được chủ động tìm kiếm nó, vì điều đó khơng phù hợp với xã
hội được xắp xếp thứ bậc của người Bali), chính là động lực thúc đẩy xã hội vận
động, ở đây ta chưa kể đến việc tế máu, đại diện dương và có thể tiền bạc nữa.
Đây hiển nhiên là trị giải trí, có thể xem là mơn thể thao, hay nói như Erving

Goffman là “một trận tắm máu để giành vị thế”.
Cách dễ nhất để làm cho điều này dễ dàng hơn và ít nhất để chứng minh là liên
hệ đến ngơi làng có hoạt động đá gà mà tơi quan sát, nơi có sự cấm đốn và tơi
có ghi lại vài dữ liệu.
Giống như tất cả những ngôi làng Bali, làng Tihinggan, ở vùng Klungkung, phía
Đơng Nam Bali là một tổ chức rắc rối giữa liên minh và đối kháng. Nhưng
không giống như những làng khác, với hai kiểu nhóm, mà cũng là những nhóm
theo thứ bậc, có tính cá biệt, có lẽ chúng ta sẽ tập trung vào chúng một phần nào
đó để biết tồn bộ mà khơng thiếu chính xác.
Đầu tiên, làng bao gồm bốn nhóm trực hệ chính, thường ganh đua nhau và hình
thành nên những nhánh chính trong làng. Đơi lúc họ nhóm thành hai- hai, hai
nhóm lớn hơn sẽ ganh đua với hai nhóm nhỏ hơn cùng những người khơng phải
là thành viên của nhóm nào cả, đôi lúc họ lại hoạt động độc lập. Cũng có những
bè phái nhỏ trong họ, những nhánh phụ trong những nhánh phụ và cứ như thế
phân chia. Thứ hai là có những làng hầu như chỉ tồn là những người trong họ
sẽ đấu với những người làng khác trong trận đá gà (như đã giải thích, ở khu vực
họp chợ) và cũng hình thành liên minh giữa các hàng xóm với nhau đối lập với
những người ở các làng có qui định khác. Vì vậy ở mỗi nơi ở Bali là khác nhau,
nhưng điểm chung về sự ganh đua thứ bậc giữa các nhóm khác nhau (và vì thế
giữa các thành viên của nó) thì hầu như là giống nhau.
Như vậy nhìn chung là đá gà, mà đặc biệt là những trận lớn có liên quan chủ yếu
đến các thứ bậc. Những điều đưa ra sau đây để tránh miêu tả theo lối Dân tộc


học miêu tả, tôi đơn giản nêu ra- mặc dù bằng chứng, dữ liệu, ví dụ, số liệu cịn
phụ thuộc vào nguồn cung cấp, nhưng đều đúng và có tính bao quát:
1. Một người không bao giờ cược chống lại một con gà của người cùng họ với
anh ta. Thường thì anh ta cảm thấy bắt buộc phải cược cho nó, những người có
quan hệ càng gần, trận đấu càng sâu. Nếu anh ta cảm thấy nó khơng thắng, anh
ta có thể sẽ khơng cược, trừ khi nó là con gà của người cháu họ hoặc nếu trận

đấu là một trận cạn. Nhưng theo luật, thì anh ta có nghĩa vụ phải ủng hộ nó và
trong trận lớn thì điều này ln xảy ra. Vì thế, một số lớn người gọi “năm” hay
“gà có đốm” là đang chứng tỏ lịng trung thành của họ đối với người cùng họ,
chứ không phải giá trị con gà hay thu lợi gì.
2. Luật này phổ biến một cách hợp lý. Nếu nhóm họ hàng của bạn không liên
quan, bạn sẽ cổ động cho nhóm họ hàng cùng gốc chống lại nhóm khơng cùng
và như vậy là liên minh làm việc như ở làng Bali.
3. Và cũng như thế, nếu xét làng như một tổng thể, nếu một chú gà nào đó ở
ngồi đá với gà của làng bạn, bạn sẽ ủng hộ cho gà của làng mình. Nếu điều này
khơng có nói nhiều trong tài liệu nhưng thường xảy ra, một con gà từ bên ngồi
vịng đấu, đấu với con ở bên trong, bạn cũng ủng hộ cho “con gà bên trong”.
4. Những chú gà đi đá đến từ bất cứ nơi xa xơi nào đều hầu như có thắng, vì
theo lẽ thường người ta sẽ khơng dám đem nó đi nếu nó không phải là một chú
gà tốt. Những người đi theo anh ta, dĩ nhiên là sẽ cổ vũ cho anh ta; và trận đấu
được tổ chức càng hợp lệ (ngày nghỉ lễ chẳng hạn) thì người làng càng đem
những con gà được xem là tốt nhất trong làng, bất kể chủ nó là ai và đi ủng hộ
nó, dù họ phải đặt tỷ số tiền cược lớn, để chứng tỏ họ khơng phải là làng đặt
cược ít. Thực ra những trận thi đấu xa như thế sẽ hàn gắn những thành viên
trong làng mà “những trận ở nhà” những người thuộc nhánh khác nhau vẫn
thường đối lập nhau.
5. Hầu hết các trận đấu đều có liên quan về mặt xã hội. Thỉnh thoảng bạn có thể
gặp hai chú gà ngồi đá nhau, hoặc hai chú gà khơng có ai ủng hộ, hay có nhóm
nhưng khơng liên hệ rõ ràng thì trận đấu thường rất cạn, cá cược chậm, mọi thứ
đều chán nản, chỉ một vài kẻ mê bài bạc là thích thú mà thơi.
6. Bạn cũng hiếm khi gặp được một trận giữa hai chú gà của cùng một nhóm,
càng ít gặp từ cùng một nhánh và chắc không bao giờ từ cùng một phụ nhánh
(mà có thể đó là một đại diện gia đình) đá với nhau. Tương tự, ở ngoài làng, hai
thanh viên của cùng một làng hiếm khi thách đấu với nhau, mặc dù vì sự ganh
đua, họ có thể rất hăng hái khi làm trên sân nhà.
7. Ở cấp độ cá nhân, những người có hiềm khích nhau, được gọi là puik thì

khơng nói gì hay khơng làm điều gì với nhau (ngun nhân của sự đỗ vỡ trong
mối quan hệ có thể là :tranh chấp vợ, thừa kế, hay sự khác biệt về chính sách) họ
sẽ cá cược rất ghê gớm, thậm chí gần như điên cuồng vào cái có tác động trực
tiếp đến tính đàn ông, đến nền tảng địa vị của anh ta và của đối thủ.
8. Liên kết trong cá cược chính là ln có trong các trận đấu, trừ những trận cạn
nhất, ln được tạo ra bởi các thành viên có quan hệ với nhau- khơng có “tiền
bên ngồi nào”. “Bên ngồi” là như thế nào thì cịn tùy, nhưng khơng có nó
trong những trận cược chính. Nếu người chủ điều khiển khơng làm được điều
này nó cũng khơng được phép. Những trận cá cược lớn, nhất là trong những
cuộc thi lớn, vì vậy là sự thể hiện trực tiếp của những đối kháng xã hội, là một


trong những lý do giải thích tại sao cả nó và cách tổ chức trận đấu bị bao bọc
bởi bầu khơng khí căng thẳng, bí mật, bối rối như thế.
9. Qui định về việc mượn tiền ở đây là bạn có quyền mượn tiền để tham gia cá
độ, nhưng khơng được mượn tiền ở ngay nơi cá độ (và mọi người Bali đều ý
thức về luật này rất rõ) cũng xuất phát từ một mối quan tâm như thế, tức là giúp
cho người tham gia cá độ không bị rơi vào tay kẻ thù. Như thế về mặt cấu trúc
xã hội, những món tiền nợ cá độ có thể rất lớn- ln ln là những món nợ với
bạn bè chứ không phải là với kẻ thù.
10. Khi hai con gà đấu với nhau là hai con không tương xứng mà bạn đã biết
(điều này cũng ít khi xảy ra), bạn sẽ khơng hỏi người bạn hay bà con của mình
bắt con nào, vì nếu bạn biết là anh ta bắt bên nào và anh ta cũng biết là bạn đã
biết, thế mà bạn lại bắt con đối thủ thì điều này có thể dẫn đến căng thẳng. Luật
này rất rõ ràng và cứng nhắc và người ta phải thực hiện một số biện pháp phịng
ngừa khá tỷ mỷ và đơi khi thiếu tự nhiên để tránh vi phạm qui định này. Ít nhất
bạn cũng phải giả vờ khơng chú đến công việc của anh ta, và anh ta cũng giả vờ
như thế đối với bạn.
11. Trong tiếng Bali có một từ đặc biệt dùng để chỉ việc cá độ phản lại với phe
của mình (tức khơng ủng hộ con gà phe của mình). Từ này cịn có nghĩa khác là

“xin tha lỗi”. Nói chung, việc cá độ “phản” như vậy bị coi là một việc làm tồi,
mặc dù nếu như cuộc cược chính càng lớn chừng nào và việc cá độ “phản” càng
xảy ra thường xuyên chừng nào thì một người càng dễ bị xã hội tẩy chay chừng
ấy.
12. Thậm chí trên thực tế, chính việc cá độ “phản” như trên, nếu nó xảy ra trong
một cuộc cược sâu, thường là cái cớ để tạo ra quan hệ thù địch tập thể (cho dù
nguyên nhân sâu xa của nó là ở chỗ khác), như đổ thêm dầu vào lửa. Tương tự
như vậy, sự chấm dứt một quan hệ thù địch tập thể như vậy để trở lại quan hệ
bình thường thường được báo hiệu bằng việc một trong hai phía thù địch với
nhau ủng hộ con gà mà phía bên kia ủng hộ (cho dù đó khơng phải là ngun
nhân của sự giảng hịa).
13. Trong những tình huống phức tạp, đòi hỏi một người phải trung thành với cả
hai phe thù địch với nhau (mà tất nhiên điều này thế nào cũng xảy ra trong một
xã hội phức tạp như vậy), thì người ta thường bỏ đi uống cà phê hoặc một thứ gì
đó để khỏi phải cá độ ủng hộ phe nào, điều này dường như cũng tương tự với
điều một cử tri người Mỹ thường làm trong tình huống tương tự.
14. Những người tham gia vào cuộc cược chính, đặc biệt là trong những trận cá
độ sâu, hầu như chỉ bao gồm những người đứng đầu nhóm của mình – đó có thể
là những người bà con, hay đồng hương, hay một tập thể nào khác. Ngoài ra,
những người tham gia cá cược ở vịng ngồi (kể cả những người tôi vừa liệt kê)
đều là những thành viên gạo cội của cộng đồng, như tôi đã nhận xét trước đây.
Đá gà chỉ dành cho những người có vai vế, được xã hội coi trọng, chứ không
dành cho người trẻ tuổi, phụ nữ, trẻ em, v.v...
15. Về chuyện tiền bạc trong đấu gà, quan điểm chính thức được thừa nhận là nó
khơng phải là vấn đề chính. Chính khơng phải là nó khơng quan trọng, như tơi
đã từng nêu trước đây; người Bali khi thua độ mất trắng mấy tuần cơng lao động
thì cũng tiếc của như bất kì ai. Nhưng quan điểm của họ về chuyện tiền bạc
trong đá gà là nó cũng chỉ là chuyện luân chuyển món tiền đó từ nơi này sang
nơi khác của xã hội, sang tay một số nhóm những người chơi gà nghiêm túc.



Cịn chuyện được thua thật sự thì nằm ở nơi khác, và thái độ của những người
tham gia cá độ không phải là sự hi vọng thắng lớn, hay tàn sát người khác (tất
nhiên ở đây cũng có ngoại lệ là các anh chàng nghiện cờ bạc), mà chỉ là thái độ
giống như thái độ của những người tham gia đánh cá ngựa, tức là chỉ cầu xin
được hòa mà thơi. Tuy nhiên, về mặt uy tín, thì người ta khơng chỉ mong hịa,
mà là thắng cuộc thực sự, dù chỉ là thắng tạm thời lúc ấy. Cái đáng kể là việc
con gà của bạn đã chiến thắng bằng cách hạ gục con gà của người kia (và người
ta cứ kể đi kể lại những câu chuyện như thế), chứ không phải là người ta thắng
cược được bao nhiêu tiền, vốn là cái chỉ ít lầu sau là chẳng ai còn nhớ nữa, dù
người ta sẽ nhớ thật lâu việc bạn đã đánh bại chú gà đã chiến thắng trong nhiều
năm của Pan Loh như thế nào.
16. Ngoài việc để bày tỏ lòng trung thành, bạn còn phải ủng hộ con gà của mình
vì lý do khác nữa, vì nếu bạn không làm thế, người ta sẽ bàn tán: “Sao? Anh ta
khinh thường chúng ta đến thế ư? Chắc anh ta phải đi lên đến tận Java hay Den
Pasar (tức nơi thị trấn) mới có thể cá cược chắc, vì anh ta là người quan trọng
thế kia mà?”. Vì thế mọi người đều cảm thấy sức ép phải bị cá độ để khơng
những chứng tỏ mình là một người quan trọng ở địa phương, mà cịn để biểu lộ
rằng mình cũng không quan tâm đến độ khinh thường những người khác, cho
rằng họ không đáng mặt làm đối thủ của mình. Cũng vậy, người người thuộc đội
chủ nhà bắt buộc phải tham gia cá cược với những người từ nơi khác tới, vì nếu
khơng sẽ bị trách – và đây là một lời trách nặng – là bạn chỉ quan tâm đến việc
thu phí tham dự chứ khơng thực sự quan tâm đến chọi gà, chưa kể là còn bị cho
là ngạo mạn, khinh người.
17. Cuối cùng, có thể nói là mọi nông dân Bali đều hiểu rõ những ý nghĩa trên
của việc chọi gà, và có thể phát biểu mọi điều tương tự như những điều tôi đang
phát biểu ở đây. Hầu như bất kỳ người dân nào mà tơi có dịp tiếp xúc và trị
chuyện về đề tài này cũng đều nói, đá gà cũng giống như đùa với lửa, chỉ có
điều là khơng bị cháy thơi. Khi tham gia chọi gà cũng giống như đùa với lửa, vì
bạn đang kích thích các mối quan hệ thù địch hoặc tranh chấp giữa các dịng họ

hoặc hàng xóm trong làng, tạo ra những tình huống khiến cho bạn gần như phải
bộc lộ một cách công khai những xung đột giữa hai bên (điều mà trong cuộc
sống bình thường hàng ngày chẳng bao giờ xảy ra), nhưng cũng chỉ là “gần
như” thơi chứ khơng phải là thực sự, vì dù sao đây “cũng chỉ là một vụ chọi gà
thôi mà!”.
Ta có thể đưa ra thêm nhiều những quan sát tương tự như trên, nhưng có lẽ điểm
chính yếu nhất ở đây, nếu nó khơng được nêu ra một cách rõ ràng như thế, cũng
đã hiện diện một cách rõ nét, và luận điểm chính ở đây có thể tóm tắt lại trong
một mơ hình như sau:
Khi một trận đấu gà có nhiều đặc điểm sau:
1. Xảy ra giữa những người ngang hàng về địa vị (và/hoặc những đối thủ cá
nhân)
2. Xảy ra giữa những người có vị thế cao trong xã hội
Thì trận đấu càng sâu, tức là:
1. Con gà chọi càng mang ý nghĩa biểu tượng cho cái tôi của những chủ của con
gà (hay nói đúng hơn, trận đấu càng sâu thì người tham gia các trận đấu càng cố
đưa ra những hình ảnh tốt đẹp nhất, gần nhất với vật biểu trưng tốt đẹp nhất của
nhân cách mình đó là con gà chọi).


2. Những con gà chọi tham gia trận đấu càng đẹp hơn và chúng càng ngang sức
ngang tài hơn.
3. Trận đấu sẽ gây ra những xúc cảm lớn lao và tạo ra một sự chăm chú cao độ
hơn từ đám đơng tham dự.
4. Tiền cược trong vịng chính càng cao hơn, và tỉ lệ chấp độ ở vịng ngồi cũng
cao hơn, và nói chung là sẽ có cá độ nhiều hơn.
5. Quan điểm cá độ vì “uy tín” chứ khơng phải vì tiền càng tăng lên. Và những
người tham gia cá độ càng được coi là những “chiến sĩ” .
Một mơ hình đảo ngược với mơ hình vừa nêu được áp dụng cho những trận đấu
cạn ở vịng ngồi, với mức tột cùng là việc đổ xấp ngửa hoặc lắc xúc xắc. Với

những trận đấu sâu thì trên lý thuyết khơng có giới hạn cuối cùng, mặc dù tất
nhiên là cũng có những giới hạn thực tế, và có khá nhiều câu chuyện mang tính
truyền thuyết về những cuộc đấu dưới mặt trời giữa các vị vương hầu và hoàng
tử trong thời cổ đại (bởi vì chọi gà là mối quan tâm của các bậc vương giả lẫn
giới bình dân), những trận đấu sâu hơn bất cứ trận đấu nào mà bất cứ ai ngày
nay ở Bali – kể cả giới q tộc – cũng khơng có thể tạo ra được nữa.
Thậm chí, một trong những vị anh hùng vĩ đại nhất trong văn hóa của Bali là
một vị hồng tử được mệnh danh là “nhà chọi gà” vì thú say mê chọi gà của
chàng. Trong khi chàng đi dự một trận đấu gà rất lớn với một vị hoàng tử láng
giềng, thì ở nhà chàng, cha, vợ, anh, chị của chàng đều bị giết sạch bởi các kẻ
tiếm quyền. Khi trở lại, chàng giết hết kẻ thù, đoạt lại vương quyền, củng cố lại
đất nước Bali và xây dựng nó thành một cường quốc hùng mạnh, huy hồng và
thịnh vượng nhất. Bên cạnh nhiều ý nghĩa khác – như hình ảnh của chính mình,
trật tự xã hội của họ, sự căm ghét đã được trừu tượng hóa, nam tính, quyền lực
ma qủy – người Bali cịn tìm thấy trong việc chọi gà những giá trị tiêu biểu của
giai cấp thượng lưu, cái tính ngạo mạn, kiên quyết, lịng trọng danh dự đến điên
cuồng của một kẻ đùa với lửa theo đúng nghĩa: vị hồng tử Kastria .
Lơng, máu, những đám đơng tụ tập, và tiền
“Những vần thơ có thể khơng gây nên chuyện gì cả”. Auden có nói trong khúc
bi ca của ơng như thế này: “nó sống sót trong thung lũng của lời nói... một cách
tình cờ, một cái miệng”. Một trận đá gà cũng thế, thông thường, nó chẳng gây
nên điều gì cả. Người ta có thể làm mất mặt người khác hoặc bị người khác làm
mất mặt; ngày qua ngày, vinh quang lặng lẽ nếu họ thắng, dày vị chút đỉnh nếu
họ thua. Cịn khơng có địa vị của ai thay đổi cả. Anh không thể trèo lên bước
thang địa vị bằng cách thắng đá gà; anh khơng thể trèo lên đó một mình. Anh
cũng khơng thể tự xuống thang bằng cách nào khác . Những gì anh có thể làm là
thưởng thức và nhấm nháp, hay chịu đựng và chống cự, đặt ra cảm giác mãnh
liệt và sự thay đổi tức thời theo vẻ bề ngồi của cái thang đó, một kiểu địa vị
trong gương, nhìn có vẻ là di động nhưng thực tế là khơng.
Giống như bất cứ hình thức nghệ thuật nào – là cái cuối cùng mà chúng ta đang

nói đến – đá gà thể hiện nội dung thường ngày thông qua hoạt động và vật cụ
thể mà kết quả thực tế biến đổi và rút gọn (hay nếu thích, tăng lên) đến mức biểu
hiện hoàn toàn, khi ý nghĩa thuyết phục hơn và được lĩnh hội chính xác hơn. Đá
gà “thực sự thực” chỉ dành cho những con gà – không giết ai, không thiến ai,
không biến ai thành con vật, hay thay đổi mối quan hệ giữa con người, hay thiết
lập lại cấp bậc, tơn ti; nó thậm chí khơng đóng góp hay giảm đi khoản thu nhập
nào. Những gì nó làm là những gì, tùy từng người khác nhau với những khí chất


và sự thỏa hiệp khác nhau, mà tội lỗi và hình phạt làm. Nó kèm theo những chủ
đề – cái chết, tính đàn ơng, sự thịnh nộ, lịng tự hào, sự mất mát, lợi nhuận, sự
thay đổi – và đưa chúng vào trong một khuôn mẫu bao quát, làm chúng lộ rõ
bản chất bằng cách đưa ra một quan điểm đặc thù về bản chất cơ bản của chúng.
Nó tạo cho chúng tính cấu trúc, làm cho chúng có ý nghĩa, có thể nhìn thấy
được, hữu hình, có thể nắm bắt được – “thật” theo một lý tưởng đối với những
ai có đủ điều kiện về mặt lịch sử để hiểu được cái cấu trúc ấy. Đá gà là một kiểu
hình tượng, một câu chuyện, một kiểu mẫu, một phép ẩn dụ, là một phương tiện
diễn đạt; nó khơng làm dịu đi những xúc cảm xã hội, cũng không làm mạnh
thêm chúng (mặc dù phải nói là nó cũng có đôi chút tác dụng như thế với tư
cách là một trò đùa với lửa), mà chỉ đơn thuần là biểu thị những cảm xúc ấy
thông qua các phương tiện trung gian như lông, máu, đám đông và tiền bạc.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào chúng ta có thể cảm nhận được bản chất bên trong
của sự vật – một bức họa, một cuốn sách, một điệu nhạc du dương, một vở kịch
– mà không cần phải thấy mọi ý nghĩa phải hiện ra trước mắt, trong những năm
gần đây đã trở thành phần chính của lý thuyết thẩm mỹ . Không phải cảm xúc
của tác giả, cũng không phải của khán giả làm nên sự sống động của bức tranh
này hay cái tĩnh lặng trong bức khác. Chúng có vẻ uy nghi lộng lẫy, tính dí dỏm,
nỗi buồn chán, tính cởi mở cho chuỗi âm thanh, ánh sáng, năng lượng, bạo lực,
trạng thái lỏng cho khối đá. Những cuốn tiểu thuyết để có tính hùng biện, những
vở kịch có động lực, những điệu vũ ung dung, thư thái. Điều này để nói lên rằng

nếu nói là đá gà, ít nhất là trong những trường hợp chung “không yên ả” thì
cũng chẳng có gì lạ lùng, như tơi đã nói trong phần kết quả thực tế, mà chỉ có ý
nghĩa là nó gây cho ta những thắc mắc.
Sự khơng yên ả đó “bằng cách nào đó” là kết quả của sự liên kết giữa ba thuộc
tính của trận đấu: hình ảnh tức thời, nội dung ẩn chứa và những điều liên quan
đến xã hội. Một hình ảnh văn hóa đối kháng với một nền tảng xã hội, trận đấu
đã từng làm thay đổi làn sóng căm ghét động vật, kiểu nhạo báng thần tượng,
kiểu mô phỏng về căng thẳng địa vị và năng lực thẩm mỹ có nguồn gốc từ chính
khả năng của nó để tập hợp những cái biến đổi. Lý do tại sao đá gà lại không
yên ổn nằm ở chỗ nó tạo ra một hiện thực trong trí tưởng tưởng những kinh
nghiệm sống của người Bali vốn cịn tiềm ẩn đâu đó, bằng cách tạo ra một mối
liên kết biểu trưng giữa lòng kiêu hãnh với bản ngã, bản ngã với hình ảnh con gà
chọi và hình ảnh con gà chọi với sự tàn phá. Việc di chuyển cái ý nghĩa quan
trọng như vậy vào một cảnh tượng khá trống rỗng và nhàm chán như thế- những
cảnh tượng những con gà chọi đập cánh và phóng đơi chân- đã được thực hiện
bằng cách diễn giải nó như một biểu hiện của một điều gì đó rất không đặc biệt
qua cái cách những người tham gia và khán giả trải qua sự kiện đó, hoặc thậm
chí dễ sợ hơn, qua cái cách họ coi mình là chính sự kiện đó.
Như một dạng kịch, trận đấu trình diễn một tính cách khơng có gì đáng lưu ý
cho đến khi một người nào đó nhận ra rằng: nó khơng phải ở đó- một cấu trúc
nguyên tử cấp tiến . Mỗi trận đấu chứa đựng một thế giới của riêng nó, một kiểu
bùng nổ của phóng xạ hình thức. Có tổ chức trận đấu, có cá cược, thi đấu, có kết
quả thắng tuyệt đối và thua tuyệt đối và có cả việc trao tiền vội vã, giấm dúi.
Người thua không được an ủi. Người ta tránh xa anh ta, để mặc anh ta thấm sự
sụp đổ tức thời, lấy lại bình tĩnh. Người thắng cũng khơng được chúc mừng, sự
việc khơng có gì mới. Một khi trận đã kết thúc thì đám đơng lại tồn tâm tồn ý


cho trận mới, khơng vương vấn gì. Nhưng tất nhiên là vẫn con lại những nguyên
tắc, có lẽ với ngay một số người xem xong một trận đấu sâu sắc; giống như

những cái vẫn còn đọng lại khi chúng ta vừa rời khỏi rạp hát sau khi xem xong
một vở kịch được diễn xuất hay, nhưng sau đó nhanh chóng nằm trong trí nhớ
theo dạng sơ đồ một ánh sáng lan truyền hay một rung động tưởng tượng. Bất
cứ hình thức diễn đạt nào cũng chỉ tồn tại trong chính hình thể của nó do chính
nó tạo ra. Nhưng ở đây, hình thể đó bị bó buộc trong một chuỗi những chớp
sáng, có một số sáng hơn những cái khác, nhưng tất cả chúng lại không được nối
với nhau bởi một lượng thẩm mỹ cần thiết. Bất cứ điều gì mà trận đấu gà thể
hiện là trong sự bứt phá.
Nhưng như tôi đã thảo luận trước, người Bali sống trong sự bứt phá . Cuộc sống
của họ, như họ sắp xếp và lĩnh hội, khơng giống lắm với một dịng chảy, một sự
chuyển động có phương hướng ra khỏi quá khứ, xuyên qua hiện tại, hướng tới
tương lai mà là nhịp đập lên xuống của ý nghĩ và sự trống rỗng, một sự luân
phiên trong những khoảng ngắn khi “ một cái gì đó” (đó là một cái gì có ý
nghĩa) đang xảy ra và những khoảng ngắn như thế mà ở đó khơng có gì cả (đó là
khơng có gì nhiều) giữa những cái gì mà họ gọi là thời gian “đầy” và “rỗng”,
hay nói cách khác “quá nhiều việc” và những “lỗ hổng”. Đi vào chi tiết, thì đá
gà chính là người Bali từ cái nhỏ nhặt người ta gặp trong cuộc sống hàng ngày,
qua những nốt cao trong nhạc, hay những ngày lễ thần linh. Nó khơng phải là
hình ảnh bị gián đoạn trong xã hội người Bali, cũng khơng phải là sự miêu tả,
thậm chí cũng khơng phải là sự thể hiện, nó là một ví dụ về nó, được chuẩn bị
rất kỹ lưỡng .
Nếu một phương diện của cấu trúc đấu gà, sự thiếu tính định hướng về nhịp điệu
của nó, làm cho nó có vẻ dường như là một tầng điển hình của đời sống xã hội
nói chung thì dĩ nhiên, một khía cạnh khác, sự hung hãn đầu đối đầu (hay cựa
đối cựa) cơng khai làm cho nó có vẻ như là một đối nghịch, lật ngược, thậm chí
một sự lật đổ của chính nó. Thơng thường người Bali rất thẹn thùng đến mức độ
đè nén những mâu thuẫn công khai. Trong suốt, cẩn trọng, thờ ơ, kiềm chế, “tao
nhã”, êm ả”- những vấn đề của sự gián tiếp và sự che dấu mà họ gọi là alus
(etalic). Người Bali hiếm khi đối đầu với cái mà họ có thể tránh khỏi, hiếm khi
chống cự lại cái mà họ có thể lẩn tránh. Nhưng ở đây họ khắc họa chính mình

như là những kẻ hoang dại và cuồng sát với sự bùng nổ thất thường của sự thô
bạo bản năng. Một sự diễn tả mạnh mẽ về cuộc sống như người Bali không
muốn một cách sâu sắc nhất (sử dụng cách nói mà Frye đã dùng cho sự mù lòa
của Gloucerter) được định hình trong bối cảnh của một khn mẫu như họ có nó
trong thực tế. Bởi vì bối cảnh đó đề nghị rằng sự diễn tả đó, nếu có thua một sự
miêu tả thẳng thắn, thì dù sao cũng hơn một sự tưởng tượng khơng đâu; chính ở
đây mà sự khơng yên ả hiện lên của trận đấu, không phải (hay dù sao đi nữa,
không cần thiết phải là) của người xem, những người dường như thật sự khá
hoàn toàn thưởng thức nó. Sự giết chóc trong vịng đấu thì khơng phải là một sự
miêu tả lại các sự vật thực tế như thế nào giữa những người đàn ông, nhưng là
cái gần như tồi tệ hơn, từ một góc độ cụ thể về cách họ tưởng tượng sự vật như
thế nào.
Góc độ như đã nói, tất nhiên là có sự sắp xếp theo tầng. Những gì chúng ta đã
thấy chứng tỏ đấu gà bao gồm những mối liên quan địa vị và cũng là những vấn
đề về cuộc sống và cái chết. Địa vị là một vấn đề nghiêm túc sâu sắc biểu hiện


khắp nơi khi bạn nhìn vào Bali- trong làng, trong gia đình, nền kinh tế và cả
chính quyền. Một sự lộn xộn khác thường của những thứ bậc của người
Polynesia và đẳng cấp Hindu, sự sắp xếp thứ bậc về lòng kiêu hãnh là một nền
tảng xã hội. Nhưng chỉ có trong một trận đấu gà thì những xúc cảm về sự sắp
xếp ấy mới bộc lộ màu sắc tự nhiên của nó. Bao lâu nay nó bị gói kỹ trong đám
mây dày đặc của những thuật ngữ, uyển ngữ, lối nói bóng gió, thì giờ phơi bày
khơng giấu diếm dưới lốt vật- cái lốt để làm rõ chúng chứ khơng phải để dấu
chúng đi. Tính ghen tỵ là một phần của Bali cũng như tính lãnh đạm, tính ác,
tính hồn nhiên. Nhưng khơng có đá gà thì người Bali khơng thể hiểu được mình.
Chính điều đó giúp ta đốn được tại sao lại đánh giá cao nó như vậy.
Bất cứ hình thức diễn đạt nào cũng có trật tự về nội dung ngữ nghĩa đều gán cho
sự việc này những đặc điểm có tính tập qn mà đối với sự vật khác lại khơng.
Như Steven cho gió là hư hỏng, Schoenburg vá đá và trường hợp gần gũi hơn là

Hogarth gán cho bức tranh một lời nhận xét là phóng đãng. Sự liên hệ giữa vật
thể và tính chất của nó là biến đổi, cịn hiện tượng- như thời tiết mùa thu, tiết
điệu âm nhạc và báo chí văn hóa lại mang kiểu thể hiện khác . Tương tự, để liên
hệ mối liên quan giữa gà trống với sự phân chia quyền lực là để mời gọi một sự
chuyển đổi nhận thức từ cái cũ sang cái mới. Sự chuyển đổi mà lập tức là sự mô
tả và cách đánh giá. (Một cách hợp lý, sự chuyển đổi ấy dĩ nhiên là có thể hiểu
sang cách khác, nhưng như hầu hết mọi người chúng ta, người Bali thích biết về
con người hơn nhiều so với hiểu về những con gà trống).
Những gì làm cho đá gà khác với diễn tiến bình thường của cuộc sống, đưa nó
ra khỏi lĩnh vực thực tế hàng ngày, và bao quanh nó bởi tầm quan trọng khuếch
trương thì khơng phải, theo như chức năng luận xã hội học, là sự phân biệt địa vị
(mà điều này là không cần thiết trong một xã hội mà mọi hoạt động đều bộc lộ
chính chúng); mà đó là một bài bình luận về tồn bộ vấn đề xếp thứ bậc và sau
đó tổ chức những phần tồn tại tập trung quanh sự sắp xếp ấy. Chức năng của nó,
nếu như bạn muốn gọi như vậy, là nghệ thuật đóng kịch: là người Bali đọc kinh
nghiệm của người Bali, một câu chuyện mà họ kể cho họ nghe về chính họ.
Nói cái gì đó về điều gì đó
Nói như thế là đã tạo sự chú ý trong cách ẩn dụ, sự phân tích các hình thức văn
hóa chuyển từ nỗ lực để phân tích kĩ một tổ chức, miêu tả đặc trưng một biểu
hiện, giải mã một mã số, hay sắp xếp trật tự một hệ thống – cách làm thường
gặp trong Nhân học đương thời – đến một sự phân tích nhìn chung song song
với phân tích sâu sắc một tác phẩm văn chương. Nếu một người nào đó lấy đá
gà, hay bất kì hình thức mang biểu tượng tập trung nào làm phương tiện của
việc nói “cái gì đó về điều gì đó” (một câu ngạn ngữ Aristote nổi tiếng), là khi
đó anh ta đã đối mặt với một vấn đề không phải trong guồng máy xã hội mà là
ngữ nghĩa xã hội . Đối với những nhà Nhân loại học, những người quan tâm
nhiều đến các qui định xã hội đã thành công thức, khơng phải đến việc khuyến
khích hay khen ngợi đá gà, thì vấn đề đặt ra là có thể học được gì từ những qui
định có được do sự khảo sát văn hóa như là một sự tập hợp các bản văn.
Khái niệm như vậy về bản văn ngoài cái được viết ra, thậm chí ngồi cả ngơn từ,

mặc dù có tính siêu hình cũng dĩ nhiên khơng phải tất cả đều là tưởng tượng.
Truyền thống khám tự nhiên thời trung đại, mà lên đến đỉnh điểm ở Spinoza, nỗ
lực coi những hiện tượng thiên nhiên như lời kinh thánh, những cố gắng theo
trường phái triết học Nietszch xem hệ thống giá trị như là biểu đạt cho mong


muốn quyền lực (hay theo Marx xem chúng là biểu hiện cho quan hệ sở hữu), và
sự cố gắng của Freud biến những bí ản của giấc mơ thành hiện thực tiềm ẩn rất
rõ ràng, tất cả đều là những tiền lệ cho điều đó. Nhưng ý tưởng vẫn chưa phát
triển về mặt lý thuyết và hệ luận sâu sắc hơn trong lĩnh vực nhân loại học rằng,
hình thức văn hóa có thể được coi như những bản văn, những tác phẩm tưởng
tượng được xây từ vật liệu xã hội, chưa được khai phá một cách hệ thống XXII.
Quay trở lại vấn đề, xem xét trận đá gà như là một bản văn là để tìm ra những
đặc điểm của nó (theo tơi, là những đặc điểm chính) xem nó thuộc nghi lễ hay là
trị giải trí, cả hai khả năng rõ ràng nhất, dường như là tối nghĩa: dùng cảm xúc
cho những mục đích nhận thức. Những gì đá gà thể hiện thì nó thể hiện trong
ngơn ngữ cảm xúc- run rẩy vì liều lĩnh, thất vọng vì thua, vui mừng vì chiến
thắng. Nhưng những điều nó thể hiện khơng chỉ là liều lĩnh thì gây phấn khích,
thua bn bã, thắng vui mừng, kiểu lặp lại thừa như thế, mà là từ những cảm
xúc này, xã hội được xây dựng nên, các cá nhân liên kết với nhau. Đá gà và
tham gia cuộc thi đối với người Bali là một loại giáo dục tình cảm. Cái anh ta
học được là đặc thù văn hóa và tình cảm riêng của anh ta (hay dù gì đi nữa cũng
là một khía cạnh nào đó của chúng) ra sao khi được biểu hiện ra bên ngoài trong
một bản văn tập thể gần như giống nhau để kết hợp trong những biểu tượng của
một bản văn duy nhất như thế- phần yên ả- rằng trong bản văn đó sự mặc khải
được đạt thành bao gồm cả một con gà đá túi bụi không suy nghĩ vào con khác
để chiến thắng. Mọi người thích hình thức bạo lực bản năng. Đá gà là sự phản
ánh con người Bali : cách nhìn, sự hữu dụng, sức lực, sự quyến rũ. Xét hầu hết
trên mọi lĩnh vực về những gì đã trải qua của người Bali, nó kết hợp lại với nhau
tính độc ác thú tính, sự trọng nam, cờ bạc, tranh chấp địa vị, niềm phấn khích

lớn lao, sự tế máu mà mối liên kết chính giữa chúng có liên quan đến cơn thịnh
nộ và nỗi sợ hãi do cơn thịnh nộ gây ra và ràng buộc chúng vào một tập hợp các
qui định mà ngay tức thì bao gồm chúng và cho phép chúng thể hiện dựng nên
một cấu trúc biểu tượng mà hết lần này đến lần khác, thực chất của vấn đề hội
nhập bên trong của chúng có thể hiểu được một cách dễ dàng. Nếu lại trích dẫn
truyện của Northrop Frye thì chúng ta đi xem Macbeth để biết một người đàn
ông cảm thấy như thế nào khi anh ta đạt được ngai vàng và sa đọa, còn người
Bali đi đến trận đá gà là để tìm hiểu xem một người đàn ơng, thơng thường là
người độc lập, ít được chia sẻ, tự cảm thụ một cách ám ảnh cảm thấy như thế
nào khi bị tấn công, đau khổ, thử thách, bị xúc phạm, hoặc bị đưa đến cực điểm
của cơn cuồng nhiệt, anh ta thắng tuyệt đối hoặc thua hoàn toàn. Quay lại với
Aristote (với tư cách là một nhà thơ hơn là một học giả) ta có đoạn trích sau:
Những nhà thơ (đối lập với nhà sử học), Aristote nói, khơng bao giờ có lời thật
nào cả, dĩ nhiên là khơng có trường hợp riêng hay cá biệt nào. Việc của nhà thơ
là khơng nói cho bạn biết cái gì đã xảy ra, nhưng mà là cái sẽ xảy ra: khơng phải
cái gì đã diễn ra, mà là kiểu sự việc luôn diễn ra. Nhà thơ cho chúng ta cái điển
hình, cái diễn ra ln ln, hay như Aristote gọi là sự kiện tồn cầu. Bạn khơng
đi xem Macbeth để học về lịch sử Scotland – bạn đến đó để biết người đàn ông
cảm thấy như thế nào khi người đàn ông đoạt được ngai vàng và sa đọa. Khi bạn
bắt gặp một nhân vật như Micawber trong truyện của Dicken, bạn sẽ không cảm
thấy rằng đấy chắc chắn phải là một người mà Dicken quen biết, bạn sẽ cảm
thấy rằng có một chút Micawber trong hầu như tất cả mọi người, ngay cả bạn
nữa. Cảm nhận của chúng ta về cuộc sống con người là cảm biến, và vẫn lỏng


lẻo, khơng theo trật tự gì cả. Nhưng chúng ta ln tìm thấy sự vật trong văn
chương mà đột ngột có qúa nhiều cảm xúc như thế, đây cũng là một phần mà
Aristote muốn nói trong cái ơng cho là sự việc cơ bản, tồn cầu của lồi người .
Chính cái kiểu đem kinh nghiệm cảm thụ cuộc sống hàng ngày làm tiêu cự mà
trận gà, đứng bên ngoài cuộc sống này như “chỉ là trị chơi” và sau đó “hơn một

trị chơi” đã đạt thành và vì vậy tạo ra cái, mà hơn cả điển hình hay tồn cầu, có
thể được gọi là sự kiện kiểu mẫu của lồi người (paradigmatic human event) –
đó là cái sự kiện mà nói về cái xảy ra ít hơn loại sự vật sẽ xảy ra nếu trên thực tế
không phải vậy, cuộc sống là nghệ thuật và có thể được định hình tự do như
kiểu cảm xúc của Macbeth và Davic Coperfield.
Cứ lập đi lập lại mãi mà khơng có một kết thúc, việc đá gà giúp cho người Bali
cứ đọc đi đọc lại mãi như là Macbeth giúp cho chúng ta có thể thấy được một
chiều kích thích của tính chủ quan của anh. Khi xem từng trận đấu này đến trận
đấu khác, với sự quan sát tích cực của người tham gia thi đấu và người cá cược
(vì đối với trận đá gà, chỉ là một khán giả thông thường thì khơng có gì hấp dẫn
hơn xem trận đấu bóng vồ hay xem chó đua), người ta đã quen với nó và những
gì nó nói với họ, cũng giống như người lắng nghe đàn chăm chú hay người cảm
nhận được cuộc sống đang từ từ biến đổi, đang quen với chúng theo cách mở
lịng mình cho chính mình .
Nhưng, bởi vì – và đây lại là một nghịch lý khác, cùng với cảm xúc được tô vẽ
và những hoạt động khơng kết qủa thì tính chủ quan đó khơng thể tồn tại hợp lí
cho đến khi nào mà nó được tổ chức những hình thức nghệ thuật sinh ra và tái
sinh ra chính mà nó chỉ định thể hiện. Dây đàn, cuộc sống bình lặng và đá gà
khơng chỉ là sự phản ảnh của một cảm xúc tồn tại sẵn trước được biểu hiện
giống như vậy; chúng là những chất tích cực trong sự sáng tạo và duy trì một
cảm xúc như thế. Nếu chúng ta thấy mình giống Micawber, thì đó là bởi vì đọc
qúa nhiều truyện Dicken (cịn nếu chúng ta thấy mình là những kẻ thực tế,
khơng ảo tưởng, thì đó là đọc qúa ít); và người Bali, những con gà trống, trận
đấu gà cũng tương tự như vậy. Đó là cái kiểu giống như cái cảm giác màu mè
với thứ ánh sáng trắng trong chúng hơn là qua những hiệu qủa vật chất mà
chúng có thể có, nghệ thuật có vai trị của nó, như nghệ thuật trong cuộc sống
xã hội .
Trong cuộc đấu gà, người Bali cùng một lúc hình thành và khám phá tính cách
của mình và tính cách của xã hội. Hay chính xác hơn, họ hình thành và khám
phá một khía cạnh riêng của chúng. Khơng chỉ có nhiều bản văn văn hóa khác

bình luận về sự phân tầng địa vị và sự tự trọng ở Bali mà cịn nhiều lĩnh vực
bình luận khác về cuộc sống Bali. Nghi lễ hiến dâng một linh mục Brahama,
cách điều khiển hơi thở, cách nhìn bất động, tập trung vào khoảng khơng, đều
hồn tồn khác nhau; nhưng đối với người Bali thì như nhau, chúng thuộc về sự
sắp xếp vị trí xã hội – nó hướng đến đấng tối cao thiêng liêng. Không đặt trong
thể thức động của loài vật, mà trong trạng thái tĩnh của tâm linh, nó diễn tả sự
thanh tịnh, khơng ồn ào. Những lễ hội lớn ở đền làng huy động cả làng để đón
tiếp chu đáo các vị thần – những bài hát, nhảy múa, bày tỏ lòng biết ơn, những
món qùa – khẳng định tinh thần đồn kết của những người đàn ơng trong làng
chống lại sự bất bình đẳng về địa vị và bày tỏ thái độ về tình hữa nghị và lịng
trung tín . Đá gà khơng phải là chìa khóa để khám phá cuộc sống của người
Bali, có thể so sánh với đấu bị là nói đến Tây Ban Nha. Cái đá gà kể về cuộc


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×