Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Thú chơi kiểng ở đồng bằng Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.98 KB, 19 trang )

Giới thiệu
Chương I: Những vấn đề chung
1. Lịch sử ra đời
Cây kiểng cổ Nam Bộ rất đa dạng, phong phú nhưng ông cha ta hầu như không để lại cho
hậu thế một tài liệu chính thống nào mà chỉ lưu truyền theo kiểu cha truyền con nối nên í
tai biết rõ loại hình nghệ thuật này có từ thời nào, xuất phát từ đâu? Do vậy khi bàn về
nguồn gốc kiểng cổ Nam Bộ đã có rất nhiều ý kiến khác nhau:
Có người cho rằng cây kiểng bắt nguồn từ lối chưng hoa để cúng thần linh, cúng Phật ở Ấn
Độ, Trung Quốc, rồi đến chưng hoa quả trên bàn thờ tổ tiên ông bà. Ban đầu còn tìm bẻ
cây dại ngoài rừng, dần dần bứng đem về trồng gần nhà, rồi mới lập vườn hoa, vườn cây.
Ý kiến khác thì cho rằng kiểng cổ Nam Bộ xuất phát từ nghệ thuật cây cảnhcung đình triều
Nguyễn rồi phổ biến ra các nhà quyền quý cao sang, sau mới tới dân dã. Chẳng hạn như
vua chơi trắc, bá; các đại thần chơi cây loan; các bậc nho sĩ chơi cây si; còn giới phong
lưu chơi cây liễn.
Còn theo tác giả cuốn “kỹ thuật bon sai” thì cho rằng kiểng cổ bắt nguồn từ vườn thượng
uyển, là nơi giải trí cho các thân tộc hoàng cung hay các vị cao cấp của triều đình.
Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng nguồn gốc cây kiểng có thể bắt đầu từ hoa. Phàm con
người ai cũng thích cái hay, cái đẹp, hoa kiểng đáp ứng được nhu cầu đó để ngắm nhìn, để
thư giãn tinh thần, thú chơi kiểng đã có từ lâu đời và đã trở thành nếp sống.
Như vậy kiểng cổ đã có từ lâu và đã trở thành một phần không thể thiếu trong nếp sống
của người dân Nam Bộ. Có thể nói cây kiểng làm đẹp cho con người và cũng chất chứa
một phần tâm tư, nguyện vọng của con người.
2. Cơ sở hình thành
Môi trường thiên nhiên ở Nam Bộ chứa đựng nhiều yếu tố thuận lợi như đất đai màu mỡ,
khí hậu điều hòa, ít có thiên tai xảy ra, thời tiết đẹp nên ở vùng đất Nam Bộ này đã nảy
sinh nhiều thú vui chơi sinh hoạt, giải trí. Vì thế, môi trường ở đây đã tạo điều kiện cho
nhiều loài thực vật phát triển. Với điều kiện tự nhiên như vậy nên thực vật ở vùng đất này
rất phong phú, đa dạng và cũng là cơ sở để hình thành nghề trồng hoa ở đây. Đó vừa là
một phương thức mưu sinh vừa là hình thức giải trí vì từ hoa người ta có thể tạo ra nhiều
loại hình nghệ thuật phục vụ cho thú chơi cảnh của họ. Bên cạnh đó, rừng ở Nam Bộ khá
nhiều nên trong quá trình đi khám phá, khai khẩn rừng, cư dân tại đây phát hiện có nhiều


cây tạo thế một cách tự nhiên rất đẹp mắt, từ đó họ đem về trưng ở nhà vừa tạo cảnh đẹp
vừa giúp họ về lại với thiên nhiên. Nghề trồng cây cảnh và chơi cảnh cũng từ đây mà phát
triển.
Trên nền khí hậu nhiệt đới ẩm kết hợp với môi trường sông nước rất đặc trưng nên vùng
này ngoài phát triển các cây như tùng,vạn tuế, bách, mai,…còn đặc biệt phát triển các loài
cây ưa nước như mai chiếu thủy, cây si, cây sanh, cây gừa…. Đây là những loại cây tiêu
biểu cho nghệ thuật chơi kiểng của người Nam Bộ.
Vả lại, sau những vụ mùa cư dân Nam Bộ có nhiều thời gian rãnh rỗi, họ tạo ra nhiều thú
vui chơi cho mình. Những trò giải trí giúp con người thư giãn thần kinh sau những ngày
lao động mệt mỏi, vất vả. Thú chơi kiểng cũng được hình thành, phát triển từ những con
người yêu thích, muốn hòa hợp với thiên nhiên, tìm trong thiên nhiên những vẻ đẹp để tạo
niềm vui cho tâm hồn và trí tuệ của mình.
3. Phân loại
Có nhiều cách để phân loại kiểng cổ Nam Bộ
a. Phân loại theo tính chất
• Cây đại diện cho phái nam: Là cây xuy phong thế phụ tử. Hình dáng của cây mạnh
mẽ, gân guốc. Cành nhánh được uốn sửa thiên về dương tính, phóng thoáng, nét
mạnh. Cây thường được sửa theo thế “tam cương ngũ thường” tiêu biểu cho đạo
làm người của phái nam trong thời kỳ đó.
• Cây đại diện cho phái nữ: Là cây xuy phong thế mẫu tử. Hình dáng cây thường
mềm mại, uyển chuyển. Cành nhánh được uốn sửa một cách ẻo lả hơn. Cành có thể
uốn chéo qua thân( chéo đại diện cho nữ) biểu hiện cho nữ tính cho nên thông
thường những loại cây có hoa, có hương thơm thường được sử dụng cho loại hình
này. Cây kiểng được sửa theo ý này là cây “tam tòng tứ đức”.
b. Phân loại theo thế
• Thế trực: Cây kiểng có thân hình đứng thẳng, có tàn nhánh, kích thước tùy theo
dáng đó mà uốn sửa thành thế như thế trực quân tử, thế tam đa…
• Thế xiên: Cây kiểng có thân hơi nghiêng từ 15 độ đến 30 độ hoặc nghiêng về một
bên 45 độ so với đường thẳng đứng. Nếu từ 15 độ đến 30 độ thì cành nhánh hơi
nghiêng theo chiều gió, từ dáng hơi nghiêng này mới uốn sửa thành thế xuy phong

hoặc thế trung bình cong, cắt sửa chỉ chừa lại tàn nhánh nào đúng điệu đúng thế mới
thôi. Còn nếu nghiêng 45 độ, cây, thân và tàn lá bị gió thổi tạt về một bên, dáng này
tùy theo gốc, rễ, tàn nhánh có thể sửa thành thế xuy phong mẫu tử, thế bạt phong
hồi đầu, quy căn rất đẹp, ngọn cây quay về ngay gốc giúp cho cây đứng vững không
đổ ngã.
• Thế hoành: Cây có thân nằm, bò sát đất, có thể uốn thành hình thú như gốc hóa
long, hóa hổ, ngọn phải uốn vươn lên để giữ thăng bằng.
• Thế huyền: Cây có thân bò qua mép chậu rồi thòng xuống sâu khỏi đáy chậu, phần
ngọn mới quay đầu trở lên, phải uốn cây thật mềm mại, tàn nhánh uyển chuyển rồi
vươn lên. Tuy nhiên cây có dáng này rất ít thấy.
Ngoài ra còn có cách phân loại theo nhu cầu người chơi. Có người thích chơi lá, có người
thích chơi thân nhưng cũng có người lại thích chơi hoa.
4. Đặc điểm
Về chiều cao của cây kiểng cổ thông thường là 1,6m. Vì nó là dạng kiểng dung để trang trí
trước sân nhà cho nên tầm vóc được sửa cho cân đối hài hòa với nhà và cũng ngang tầm
quan sát của người thưởng ngoạn. chiều cao của cây phụ thuộc vào độ lớn của thân gốc
một cách hài hòa, một phần do ý muốn chủ quan của việc trang trí.
Về mặt nguyên tắc, cây kiểng cổ thường chiết chi nhị diện, bộ cành được uốn sửa theo lối
âm dương nghĩa là một tàn bên này, một tàn bên kia.
Các cây kiểng dù được tao ra theo thế nào cũng mang một đặc điểm chung là thể hiện triết
lí về cội nguồn, về đạo làm người.
Mỗi một cây kiểng đều có quá trình thiên tạo và nhân tạo.
Và thú chơi kiểng đa số thuộc về những người lớn tuổi về hưu, những người am hiểu về
loại hình nghệ thuật này.
Chương II: Giá trị của thú chơi kiểng
1. Giá trị chủ thể
Xuất phát điểm của nghệ thuật kiểng cổ chính là thú chơi tao nhã vào thời gian rảnh rỗi.
Song, đây không chỉ đơn giản là một thú tiêu khiển, giải trí tầm thường mà nó đã trở tahnhf
một loại hình văn hóa. Việc trồng kiểng, chơi kiểng là cả một nghệ thuật công phu, tinh tế
mà người chơi không phải chỉ có long đam mệ nghệ thuật mà còn pahir có đôi mắt thẩm

mĩ, biết thưởng cái đẹp, phải có đôi bàn tay tài hoa để phản ánh được nhận thức thẩm mĩ
và nhân sinh quan của con người. Và trên hết là tài biết cách chọn lọc giống cây để tạo tác
và đặt tên cho những giáng thế khác nhau làm cho gốc kiểng vô tri trở thành những tạo vật
có tính biểu tượng triết lý và tính giáo dục sâu sắc.
a. Con người Nam bộ - hòa mình với thiên nhiên
Cho đến cuối thế kỷ XVI thì Nam bộ cơ bản còn là một vùng đất hoang vu, hiểm trở.
Không phải thiên nhiên ở đây đã hào phóng giành sẵn cho con người mọi thứ cần thiết mà
là tự thân những con người can trường, gan góc. Bằng tất cả những nỗ lực lớn lao và
những sang kiến phong phú trong quá trình lao động nên chỉ trong vòng hai thế kỷ những
lưu dân Việt và con cháu của họ đã chinh phục và biến cải cơ bản môi trường tự nhiên của
vùng đất mới họ đã thu được những kết quả to lớn, biến một vùng đất đầy rừng hoang cỏ
dại thành những cánh đồng lúa mênh mông và những vườn cây trĩu quả sau những vất vả,
gian lao của buổi đầu khai phá vùng đất mới càng ngày càng đem đến cho con người nhiều
nguồn lợi về tự nhiên. Điều này làm cho con người ngày càng yêu quý thêm mảnh đất của
mình hơn. Và trên đường tìm về với lẽ sống ai cũng muốn đem cái tâm bé nhỏ của mình
hòa với cái tâm bao la của trời đất để được gần gũi với thiên nhiên. Vì thiên nhiên nơi đây
tuy hoang sơ hiểm trở trong buổi đầu khai phá nhưng lại rất trù phú, tụ do, khoáng mỡ và
hiền hòa như một bà mẹ. Bà mẹ thiên nhiên ấy được người chơi kiểng cảm và thể hiện qua
đôi bàn tay khéo léo, long đammê muốn hòa mình vào thiên nhiên bao la.
Hơn nữa, người chơi kiểng đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của triết lý phương Đông (Lão Tử)
cho rằng: “Đại khối trầm tĩnh vô ngôn”, một cây kiểng sống lâu năm cũng giống như một
ông già minh triết đang trầm tư trước trời đất bao la. Người chơi kiểng đặc biệt phải có
long yeu thương cây cỏ, coi đời sống cây cỏ như một phần xương thịt của mình. Có như
vậy mới thật sự tìm được sự yên tĩnh của tâm hồn trong mối quan hệ ứng xử của con người
với thiên nhiên. Vì vậy mà những người chơi kiểng rất thích băng rung, lội suối để tìm
những dáng cây độc đáo, thân hình vặn vẹo, có gốc rễ ngoằn ngoèo, tượng trưng cho sự
sống trơ trụi, một mình giữa đỉnh hú mây gào mà vẫn hiên ngang vượt phong ba bão táp.
b. Ý thức cội nguồn, giáo dục đạo làm người
Người Nam bộ là một trong những bộ phận cấu thành của dân tộc Việt Nam. Cho nên, dù
người Nam bộ hay Bắc bộ cũng đều có những đặc tình chung, nhất định của người Việt

Nam. Nhưng do nguồn gốc lịch sử, hoàn cảnh sống và tác động của môi trường tự nhiên đã
hình thành ở người Miền Nam những nét đặc trưng nổi bật.
Chính cái bí ẩn của thiên nhiên còn hoang sơ đầy dẫy những mối nguy hiềm, bất trắc lại là
sợi dây liên kết những con người xa lạ lại với nhau. Vốn là những lưu dân đi tìm sự sống
trong muôn ngàn cái chết. Qua bao nhiêu lần thoát hiểm nhờ sự liên kết, nhờ tinh thần hoạn
nạn tương cứu, sanh tử bất ly họ càng thấm thía thế nào là tình người. Điều này đã hình
thành nên tính cách trọng nghĩa, bao dung, nhân hậu. Họ ý thức được rằng trước điều kiện
tự nhiên như vậy thì chia rẽ là chết, tinh thần đoàn kết sống với nhauvif nghĩa không chỉ
giúp cho mọi người chia sẻ công việc với nhau, hợp sức đnáh đuổi các loài ác thú mà còn
đã có bạn, để giúp đỡ nhau trong những lúc hoạn nạn, ốm đau.
Hơn nữa do ảnh hưởng tinh thần nho giáo nen những bậc tiền thân dù xa quê cha đất tổ, dù
có bạc xứ mà đi họ vẫn không quên được cội nguồn, gốc gác, quê hương và đạo làm
người. Điều này thể hiện rất rõ trong phong cách, lối uốn sửa, tạo dáng cây kiểng. Trong
quá trình chơi kiểng, người chơi muốn gửi gắm tinh thần, tâm lý của mình vào từng chậu
cảnh, từng tán lá nhằm mục đích sửa mình và giáo dưỡng con cháu. Theo Sơn Nam: “Non
bộ và cây kiểng bắt nguồn từ một triết lý nôm na là một đạo nghệ, đạo nghĩa”.
Tác giả Thá Văn Thiện trong bào viết “kiểng cổ miền nam” cho rằng: “từ khi Nguyễn Hữu
Cảnh đưa dân vào nam lập ấp, họ chwoi và uốn sửa cây kiểng theo các kiểu dáng riêng với
chủ ý nói lên đạo làm người”.
Ông Ngô Văn Bi ở Gò Công, một người rất say mê cổ ngoạn và cây kiểng từ nhỏ, ông nói:
“Kiểng cổ miền nam ra đời trong bối cảnh Nhà Nguyễn kiến thiết đất nước và củng cố
triều đình nên cho các nho sĩ là những người nghĩ ra cách chơi, cách tạo dáng thế theo quan
niệm Nho giáo nhằm đề cao đạo đức thánh hiền”
Ông Nguyễn Văn Đủ, một người am hiểu về kiểng cổ cũng đã viết “ các quan đại thần chơi
kiểng nhằm mục đích cải hóa nhà vua, còn vua Nguyễn khuyến khích dân chơi kiểng để
nâng cao đạo lí luân thường”
Như vậy lối chơi kiểng cổ của người Nam bộ là cách giúp thẻ hiện rõ tâm lí của người tạo
ra nó. Qua việc thưởng ngoạn người xem còn thấy rõ được triết lí sống, hiểu rõ cang
thường, đạo lí giữa con người với con người, để từ đó xác lập được giềng mối gia đình và
xã hội, tự tu tâm dưỡng tánh, giáo dưỡng tinh thần. nó không những là một môn nghệ thuật

mà còn là một triết lí sống đưa con người đến chân, thiện, mỹ.
c. Trí tuệ
Kiểng cổ là loại kiểng được uốn sửa một cách công phu theo những nguyên tắt nhất định
giống như một bài thơ Đường luật. Người chơi kiểng trước hết phải kiên trì, nhẫn nại. mỗi
cây kiểng là một tác phảm nghệ thuật sống đúng tàn, đúng thế, đúng điệu, không thừa,
không thiếu. mỗi chi tiết đều mang một ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm trong đó “ tâm ư
trung, hình ư ngoại”. do vậy người chơi kiểng không đơn thuần chỉ là người có bàn tay
khéo léo không thôi mà còn phải hiểu biết một số kiến thức cơ bản về âm dương, tam tài,
ngũ hành, nguồn gốc vạn vật.
Một cây kiểng lí tưởng trước hết phải thể hiện được sự quân bình thiêng liêng trong vũ trụ.
Người sành điệu về kiểng cổ phải là người phải biết về dịch lí, nguyên tắt “âm cực sinh
dương, dương cực sinh âm” để biết cách mà điều phối các tàn chi theo đúng quy luật
Thí dụ như cây kiểng phải lấy số 3, 5 làm căn bản. do xuất phát từ nguyên lí âm dương,
ngũ hành của phương Đông là số lẻ tượng trưng cho sự bất tử, trường tồn và phát triển, mà
ít khi dùng số chẵn ngoại trừ một số cây thể hiện điển tích. Cành ở cây kiểng phải được
uốn sửa theo lối chiết chi nhị diện có âm có dương, có văn có võ thật hài hòa. Cành được
xếp đặt ở phần lồi của thân. Cành được uốn sửa theo kiểu còi chạo cong lên, cong xuống
thể hiện nguyên lí cực âm biến dương, cực dương biến âm.
Khi thể hiện tính chất thì cây kiểng đại diện cho phái nam thì hình dáng của cây phải mạnh
mẽ, gân guốc, cành nhánh được uốn sửa thiên về dương tính, mạnh mẽ, phóng khoáng.
Còn cây đại diện cho phái nữ thì hình dáng phải chọn những cây mềm mại, uyển chuyển.
cành nhánh được uốn sửa một cách ẻo lả hơn, thiên về âm tính. Cành có thể uốn tréo qua
thân (tréo chữ nữ). Biểu hiện cho nữ tính nên thông thường phải chọn những loại cây có
hoa , có hương thơm.
Ba yếu tố thiên –thiên - địa – nhân (ngọn cây, thân cây, gốc rễ) được coi là những yếu tố
quan trọng nhất để người nghệ sĩ mang hết tài năng, trí tuệ và đôi bàn tay tài hoa của mình
vào việc cắt tỉa, uốn sửa, phân tàn, tạo dáng để cây có được giá trị và tiềm ẩn một triết lí
sống thật cụ thể.
Như vậy, tri thức, sự am hiểu tường tận về các triết lí phương Đông của người chơi kiểng
chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến giá trị cảu cây kiểng. vì chính

những triết lí, tri thức đó sẽ làm nên cái hồn cho tác phẩm sống và sống mãi.
4. Ý thức thẩm mỹ, đôi tay tài hoa
Việc thưởng thức một tác phẩm kiểng cũng giống như thưởng thức một baì thơ. Cho nên
muốn nắm bắt được cái hồn của cây, người chơi trước hết phải từng trải,hiểu biết, đầy đủ
bản lĩnh và tay nghề mới cảm nhân được cái hay, cái đẹp của cả một nghệ thuật. một tác
phẩm thực sự có giá trị thì cốt lõi phải thể hiện được ý nghĩa, tâm hồn, tài năng và cả sức
sang tạo không ngừng nghỉ của người nghệ sĩ. Để người xem cảm được, thấu được cái tình
của tác phẩm thì không thể không kể đến công sức của người đã tỉa tót, uốn nắn ra nó.

×