Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

BÀI báo cáo đề tài đặc điểm tác PHẨM LIÊU TRAI CHÍ dị của bồ TÙNG LINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.93 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÀI BÁO CÁO

ĐỀ TÀI:

ĐẶC ĐIỂM TÁC PHẨM “LIÊU TRAI CHÍ DỊ”
CỦA BỒ TÙNG LINH

Cần Thơ, năm 2022


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
ĐÁNH

HỌ TÊN

MSSV

NỘI DUNG

Trần Huỳnh Bảo Ân

B1911889

Khắc hoạ bức tranh xã hội 100%

GIÁ

muôn màu thông qua thế


giới kỳ ảo
Đỗ Hồng Đạt

B1911900

Sự nhìn nhận của xã hội 100%
đương thời về tác phẩm

Huỳnh Thảo Ly

B1911925

Lên án con người với đạo 100%
đức suy đồi

Huỳnh Thị Kiều Lý

B1911926

Lên án chế độ chính trị, 100%
quan lại tham ơ

Phạm Hồng Minh

B1911928

Lên án chế độ khoa cử

Đào Huỳnh My


B1911929

Khát vọng lý tưởng hoá 100%

100%

cuộc sống
Võ Hoài Ngọc

B1911936

Tác phẩm

100%

Lê Thị Yến Như

B1911946

Xây dựng thế giới nhân vật 100%
đa dạng
Word

Văn Ngọc Phụng

B1911951

Khát vọng tự do trong tình 100%
u và hơn nhân


Trần Tuấn Thanh

B1911959

Tác giả
Tổng kết

100%


MỤC LỤC
1. Tìm hiểu chung .............................................................................................. 1
1.1. Tác giả .................................................................................................... 1
1.2. Tác phẩm................................................................................................ 1
1.2.1. Ý nghĩa nhan đề ............................................................................ 1
1.2.2 Thời gian sáng tác .......................................................................... 2
1.3 Nội dung tác phẩm .................................................................................. 2
2 Giá trị nội dung .............................................................................................. 5
2.1. Lên án các vấn đề trong xã hội đương thời ........................................... 5
2.1.1. Lên án chế độ chính trị, quan lại tham ơ ...................................... 5
2.1.2. Lên án chế độ khoa cử .................................................................. 7
2.1.3. Lên án con người với đạo đức suy đồi ....................................... 11
2.2. Phản ánh khát vọng của con người ...................................................... 13
2.2.1. Khát vọng tự do trong tình u và hơn nhân .............................. 13
2.2.2. Khát vọng lý tưởng hoá cuộc sống ............................................. 15
3 Giá trị nghệ thuật ......................................................................................... 16
4. Sự nhìn nhận của xã hội đương thời về tác phẩm ................................... 24
5 Tổng kết ........................................................................................................ 27



1. Tìm hiểu chung
1.1. Tác giả
Bồ Tùng Linh (1640 – 1715) là nhà tiểu thuyết
nỗi tiếng thời đầu nhà Thanh. Ông suất thân trong một
gia định địa chủ suy tàn, một đời long đong, lận đân.
19 tuổi ông dự thi đồng sinh, đỗ đầu cả huyện. Nhưng
về sau, nhưng về sau thi bao nhiêu lần nữa cũng không
đỗ, mãi đến năm 72 mới đỗ tuế cơng sinh, ba năm sau
thì mất. Nhà nghèo, vất vả dạy học kiếm ăn khắp vùng nông thôn. Cảnh nghèo
túng và ảo mộng công danh suốt đời dằn vặt ông. Cái nghèo đẩy ông về với
những người lao động. Tương truyền, ông thường biện trà thuốc, trải chiếu ven
đường, đợi lúc người dân đi làm về thì mời họ trị chuyện, qua đó sưu tầm
truyện lạ trong nhân gian. Trong tác phẩm của mình, dưới hình thức ảo tưởng
ơng thường khẳng định những nguyện vọng tốt lành của họ. Mặt khác,con
đường khoa hoạn lại thường đẩy ơng vào cảnh bất đắc chí, lịng đầy uất ức. Có
lúc ơng ví mình với Biện Hịa “ơm ngọc” tiếc không được biết đến (bài từ Ký
Vương Như Thủy), có lúc ơng phẫn uất vì “sĩ đồ đen tối, cơng lí mờ mắt, nếu
trong tay khơng có tiền vàng bạc nén thì khó lịng gặp được thánh minh” (Thư
gửi Hàn Việt Lão Đinh Châu). Vừa muốn tiến thân bằng khoa cử, vừa phẩn chí
vì khoa cử, tâm trạng ấy quanh năm suốt tháng day dứt ông, thúc dục ông viết
nên những thiên truyện bất hủ về đề tài này.
Bộ Liêu trai chí dị băt đầu được viết từ năm ông 20 tuổi, năm 40 tuổi
mới thành và 50 tuổi mới hồn chỉnh. Ơng là tấm gương về một nhà giáo nơng
thơn biết tìm niềm vui trong việc sưu tầm và sáng tác. Năm 1980 Bồ Tùng Linh
được UNESCO kỉ niệm như một danh nhân văn hoá thế giới.
1.2. Tác phẩm
1.2.1. Ý nghĩa nhan đề
Nhan đề “Liêu trai chí dị” (chữ Hán: 聊齋志異) có nghĩa là những câu
chuyện quái dị được chép lại trong phòng học sơ sài, tạm bợ. Tương truyền
1



trước đây tác phẩm này vốn được đặt tên là “Quỷ Hồ truyện”, nhưng có một số
lời đồn cho rằng trong lúc Bồ Tùng Linh đi thi hương, quỷ hồ cứ quanh quẩn
ngồi lều khiến ơng sợ hãi nên đã đổi tên thành “Liêu trai chí dị”. Tuy nhiên
đây cũng chỉ là một tin đồn khơng có căn cứ để xác minh.
1.2.2 Thời gian sáng tác
Tác phẩm “Liêu trai chí dị” được Bồ Tùng Linh sáng tác từ năm Canh
Tý 1660 và hoàn thành vào năm Canh Ngọ 1690, tức trong khoảng 30 năm.
Sau khi Bồ Tùng Linh mất, vì nhà nghèo, khơng có ai chủ trì nên tác phẩm
“Liêu trai chí dị” vẫn khơng thể ấn hành. Mãi hơn 50 năm sau, tức năm Càn
Long thứ 31 1766, tác phẩm mới được khắc in.
Kể từ thế kỷ XIX, hơn 60 bản dịch nước ngoài của bộ truyện này đã
được xuất bản. Cho đến nay, vị trí và tầm ảnh hưởng của “Liêu trai chí dị”
trong nền văn học Trung Quốc và trên tồn thế giới là khơng thể bàn cãi. Thậm
chí, sức ảnh hưởng của tác phẩm này trong lĩnh vực điện ảnh, truyền hình
khơng thua kém bốn “đại cao thủ” nổi tiếng của Trung Quốc là “Tây Du Ký”,
“Thủy Hử”, “Hồng Lâu Mộng” và “Tam Quốc Diễn Nghĩa”.
1.3 Nội dung tác phẩm
Ra đời vào cuối thế kỷ XVII đời Thanh, “Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng
Linh được ví như là một kỳ thư và được đánh giá là đỉnh cao của tiểu thuyết
văn ngôn thời cổ đại. Cả kiệt tác là tập hợp hơn 400 thiên kể về những câu
chuyện truyền kỳ quái dị lúc bấy giờ được tác giả sưu tầm trong dân gian, hoặc
rút từ các truyện truyền kỳ đời nhà Đường rồi gia công sáng tạo thêm.
Đan xen với mạch truyện kỳ ảo, Bồ Tùng Linh đã gửi gắm vào tác phẩm
những thông nghiệp ý nghĩa sâu xa về xã hội đương thời. Tác phẩm “Liêu trai
chí dị” đề cập đến nhiều nội dung nhưng chung quy có thể chia thành ba cụm
đề tài chính:
- Đề tài thứ nhất: Đả kích chế độ chính trị tàn bạo, vạch mặt bọn tham
quan, cường hào ác bá.

2


Tác phẩm “Liêu trai chí dị” đã thể hiện sâu sắc nỗi bất lực cùng sự phẫn
uất với thời đại và ý định ngầm đả kích giai cấp thống trị độc ác của của Bồ
Tùng Linh. Tiêu biểu cho đề tài này có các truyện: “Tịch Phương Bình”, “Xúc
chức”, “Hướng Cảo”, “Hồng Ngọc”, “Thạch Thanh Hư”, . . . . Nếu “Tịch
Phương Bình” nói về chốn diêm gian với bộ máy quan lại tham ơ, tàn bạo
chẳng khác gì ở xã hội hiện thực thì “Hồng Ngọc” lại kể về cuộc sống nơi trần
thế với nạn cường hào gian ác cấu kết với bọn tham quan làm đủ mọi chuyện
xấu xa. Với “Xúc chức”, Bồ Tùng Linh đã trực tiếp đả kích kẻ thống trị tối cao
bằng cách tái hiện khung cảnh trụy lạc của vua tôi ngày trước, can dự triều
chính bằng thú vui tao nhã là chọi dế, đánh đổi mạng sống dân thường cũng
bằng một con dế.
Những câu chuyện thuộc đề tài này đã phản ánh trần trụi cuộc sống bi
thảm của dân chúng trong xã hội phong kiến. Cảnh bạo ngược, đoạ đầy của bề
vua chúa và bọn quan lại sai nha, địa chủ cường hào bấy lâu không phải hiếm,
chúng không chỉ dày xéo người dân ở kiếp này mà còn lăng nhục họ ở cả kiếp
sau. Sự cấu kết của giai cấp thống trị lúc bấy giờ thực sự đã tạo thành thiên la
địa võng giăng bủa khắp nơi, bức hại cả về thể xác lẫn tinh thần người dân
lương thiện, dồn họ vào đường cùng ngõ cụt.
- Đề tài thứ hai: Phơi bày những tệ lậu của chế độ khoa cử, đả kích việc
dùng văn bát cổ để chọn nhân tài.
Con đường khoa hoạn long đong luôn làm Bồ Tùng Linh bất đắc chí, ơng
thấu hiểu rất rõ hiện thực tối tăm của chế độ khoa cử. Do vậy chủ đề này được
ông đào sâu và khai thác triệt để. Một số truyện như: “Giả phụng trĩ”, “Vương
Tử An”, “Tì văn lang” , “Tam sinh” . . . là những câu chuyện nổi bật được Bồ
Tùng Linh đưa vào đề tài này. Trong “Vương Tử An”, Bồ Tùng Linh khắc họa
rõ nét hình tượng chàng thư sinh khao khát đỗ đạt đến điên dại và hình tượng
“lơi thơi sĩ tử” trong và sau kì thi hương. Cịn trong truyện “Giả Phụng Trĩ”,

Bồ Tùng Linh đã lên án việc bọn quan chấm thi đánh hỏng người tài, chọn kẻ

3


tầm thường chỉ biết học văn bát cổ - một thứ văn chương sáo rỗng chỉ cần phải
thuộc lòng như vẹt làm nhân tài.
Bồ Tùng Linh không trực tiếp khơi dậy tất cả những mục rũa của chế độ
khoa cử mà chỉ bình thản trưng bày những lẽ hiển nhiên vốn có ở đời. Chế độ
khoa cử thối nát hủ lậu đã đầu độc biết bao nhiêu con người, danh lợi trói buộc
và ăn mịn cả tâm hồn họ, khiến họ trở nên mê muội và bất chấp lao vào nó
hịng tìm kiếm một chút cơng danh với đời.
- Đề tài thứ ba: Nguyện vọng đập tan những trói buộc của chế độ hôn
nhân phong kiến, giành lấy quyền tự do yêu đương của nam nữ thanh niên.
Bồ Tùng Linh là một trong những tác giả hiếm hoi được đào tạo theo giáo
lý Khổng Mạnh mà lại nhiệt tình ca ngợi tình u trai gái, xem đó là hạnh phúc
chính đáng của thanh niên, cổ vũ họ đấu tranh vượt qua mọi trói buộc của xã
hội phong kiến để giành lấy tình u tự do và hơn nhân tự chủ, khơng phân biệt
sự khác giống, khác lồi hay cách biệt âm dương. Tiêu biểu như: “Hoạ Bì”,
“Thanh Phượng”, “Nhiếp Tiểu Thiến”, “Đổng Sinh”, “Tân thập tứ
nương”, . . . . là những truyện thể hiện nguyện vọng và khát khao mãnh liệt
hướng đến hạnh phúc của Bồ Tùng Linh.
Với truyện “Thanh Phượng”, nàng Thanh Phượng – vốn là một con
chồn đã bất chấp sự răn đe của ông chú cay nghiệt mà giành lấy cho bằng được
quyền chủ động trong tình u hơn nhân. Cịn “Một đêm lấy ma” lại là câu
chuyện tình bi thương dù có dun nhưng lại khơng có phận bởi âm dương
cách trở của nàng ma nữ xinh đẹp Công Tôn Cửu Nương và chàng học trị
người huyện Lai Dương, . . . Tình u trong “Liêu trai chí dị” là những lẽ
thường tình, chân thành, tự nhiên và mang đậm tư tưởng dân chủ của các nhân
vật khi dám đấu tranh chống lại lễ giáo phong kiến hà khắc để giành lấy cuộc

sống lứa đôi tốt đẹp.
Ngồi ba cụm đề tài chính nói trên, “Liêu trai chí dị”cịn đề cập đến
hàng loạt vấn đề như: cảnh giác đối với kẻ thù (Chuyện sói), có rèn luyện mới
có hưởng thụ (Đạo sĩ Lao Sơn), ca ngợi tình bạn (Kiều Na), . . . .
4


Thơng qua “Liêu trai chí dị”, người đọc có thể nhìn thấy bức tranh xã
hội Trung Quốc đương thời và sự hố thân diệu kỳ nhằm thốt khỏi thói đời
ngang ngược, bạo tàn và thực hiện những khát vọng cá nhân của các nhân vật.
Đồng thời, họ cũng có thể chiêm nghiệm lại những bài học nhân sinh sâu sắc
mà Bồ Tùng Linh khéo léo lồng vào từng thiên truyện.
2 Giá trị nội dung
2.1. Lên án các vấn đề trong xã hội đương thời
2.1.1. Lên án chế độ chính trị, quan lại tham ơ
Liêu trai chí dị ra đời vào đầu đời nhà Thanh (cuối thế kỷ 17). Đề tài chủ
yếu của tác phẩm xoay quanh những câu chuyện do tác giả sưu tầm trong dân
gian, hoặc rút từ truyện linh dị thời kỳ Tam Quốc (220–280), Lưỡng Tấn (265–
420), và Nam-Bắc triều (420–589) hoặc các truyện truyền kỳ đời nhà Đường
rồi được thêm thắt biến hoá. Hầu hết các truyện nói về thần tiên ma
quái…Nhưng ẩn đằng sau cái thế giới ma mị và liêu trai ấy, tác giả đã ngầm
chỉ trích nền chính trị tàn bạo, bất cơng dưới triều đại nhà Thanh đương thời.
Qua ngòi bút của tác giả, chế độ chính trị độc đốn, hủ bại đương thời bị
vạch trần. Đồng thời đả kích bọn cầm quyền độc ác, tham quan ô lại, chỉ biết
giương cao lợi ích cá nhân mà giẫm đạp nên người dân nghèo khổ. Bên cạnh
đó bày tỏ lịng thương tiếc cho cảnh ngộ bần cùng của những người dân hiền
lành, lương thiện bị áp bức. Như chuyện Xúc chức, Tịch Phương Bình, …
Trong chuyện Xúc chức, biết nhà vua có thú vui chơi dế. Bọn quan triều
đình muốn lấy lịng vua nên đem bắt rồi dâng lên. Vì tìm dế để dâng cho vua
mà bao gia đình lâm vào bi kịch. Nhiều gia đình khuynh gia bại sản khi đến

lượt cống nạp dế. Thành Danh là một người hiền lành nên khơng nỡ chèn ép
dân chúng, nên phải tự đi tìm dế. Tìm mãi khơng được, mà hạn đã đến, Thành
Danh bị quan phạt đánh đập trăm gậy, mông bê bết máu, lo lắng đến muốn tự
vẫn. Vợ Thành Danh đi tìm bà đồng gù xem bói, biết nơi có dế tốt. Thành nghe
theo lời bà thầy bói, bày trận bắt được một con dế chọi như ý. Nhưng không
may, đứa con nhỏ làm dế chết. Bị mẹ trách mắng, nó sợ hãi nhảy xuống giếng
5


chết. Thành Danh mất con, mất dế vô cùng đau khổ. Bỗng nhiên, đứa nhỏ sống
lại nhưng không cử động được. Vừa may, ông bắt được một con dế dù nhỏ
nhưng thơng minh, nhanh nhẹn và chọi rất hay. Ơng bèn mang dế cống nạp cho
vua, dế chọi hay lại biết nhảy múa, vua rất đẹp lòng nên ban thưởng cho bọn
quan. Gia đình Thành Danh cũng được vinh hoa phú quý. Còn con Thành hơn
năm sau tinh thần trở lại như cũ và kể rằng: Mình đã hóa thành dế, lanh lẹ, chọi
giỏi, nay mới thực sống lại.
Bằng cách sử dụng hình ảnh “con dế” ẩn dụ cho thân phận người dân
thấp cổ, bé họng. Câu chuyện đã khẳng định sinh mệnh và quyền lợi của con
người trong xã hội khi ấy rất nhỏ bé và mong manh. Chỉ vì để phục vụ thú vui
của một người gọi là “thiên tử” mà bao nhiêu phận người trong thời đó phải trả
giá bằng chính cả tính mạng của mình. Nếu chẳng may làm vua chúa mất lịng
thì có khi cả nhà phải vong mạng. Ngay cả khi chết cũng phải làm trị vui cho
giai cấp cầm quyền.
Khơng chỉ dừng lại ở việc chỉ trích kẻ “đứng đầu thiên hạ” nhưng lại lo
vui chơi, làm khổ nhân dân. Bồ Tùng Linh cịn vạch trần bản chất xấu xa của
tồn thể bộ máy quan liêu trong xã hội đương thời. Tịch Phương Bình là một
tác phẩm tiêu biểu cho điều đó. Nhân vật chính trong tác phẩm cùng tên có
người cha tên Tịch Liêm - tính tình ngay thẳng nhưng ăn nói vụng về. Chẳng
may làm phật lòng tên họ Dương giàu có, sau khi Dương chết lại hối lộ tiền
cho âm ty. Khiến cho quỷ sai đánh đập, hành hạ, bắt hồn cha Tịch Phương

Bình. Vì hiếu thuận Tịch Phương Bình xuống âm ti, kiện đòi minh oan cho cha.
Anh ta bất chấp mọi hình phạt tàn bạo như đánh đập, lăn giường lửa, cưa chân,
cũng chẳng thèm nghe lời Diêm Vương mê hoặc “cho ngươi một sản nghiệp
đáng giá nghìn vàng, lại ban cho tuổi thọ” thề chưa đạt mục đích chưa thơi.
May thay có Cửu vương điện hạ và Nhị Lang thần cứu giúp. Cuối cùng cha
Tịch Phương Bình được minh oan, “nhà càng thịnh vượng; trong khoảng ba
năm ruộng tốt đầy đồng”, “Cha con Tịch đều sống đến hơn chín mươi tuổi mới
mất”. Hình ảnh ở dưới âm ti địa phủ, từ tên họ Dương đến Diêm vương, quỷ
sai tượng trưng cho bọn cường hào ác bá xấu xa đút lót tiền, cấu kết với quan
6


liêu lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình như một phương tiện để thực hiện
hành vi sai trái, tư lợi nhằm mang lợi cho bản thân, làm điều gian ác, giết hại
nhân dân, tha hồ chà đạp lên những người dân lành vơ tội. Khơng có cơng lí,
cũng khơng có chính nghĩa, ở đây tiền tài mới là luật “Trên dưới vung tay làm
diều làm ó, quên phắt đi dân chúng khốn cùng; lại nữa: dương dương đắc chí
giảo hoạt gian manh, nào sá kể mình là quỷ đói. Vì của đút mà bẻ cong pháp
luật; thật là quân dạ thú mặt người.” Hình tượng Tịch Phương Bình là tiếng
thét phản kháng của những người dân bị áp bức bởi những kẻ xấu xa như trên.
Thần thánh cũng ưa nịnh lại là một câu chuyện miêu tả rõ nét tính cách
của những người nằm trong bộ máy chính trị. Phủ Tô Châu tỉnh Giang Tô giữa
hè đổ tuyết dày hai gang tay, lúa ngoài đồng bị huỷ hoại. Dân chúng cầu khấn
xin Đại Vương để cứu giúp, nhưng chỉ xưng gọi là Lão Gia. Đại Vương tức
giận, nhập vào một người nói "Thời nay, người đời quen khấn thần thánh bằng
ba tiếng Ðại Lão Gia, thay vì bằng hai tiếng Lão Gia như trước. Chắc các
ngươi cho rằng ta chỉ là một tiểu thần nên chẳng thèm khấn thêm tiếng Ðại ở
đằng trước chứ gì?" Dân chúng kinh hãi quá, vội khấn Ðại Vương bằng ba
tiếng Ðại Lão Gia. Bão tuyết liền ngưng.
Một xã hội thời Thanh thu nhỏ đã được Bồ Tùng Linh hoạ lại trong

truyện, thời đại đó là vào đời vua Khang Hy triều Thanh, dân chúng quen gọi
các cử nhân bằng Gia, các tiến sĩ bằng Lão Gia, các triều quan bằng Ðại Lão
Gia. Vì thói hám hư vinh, ưa xu nịnh của bọn chúng đã làm khổ nhân dân lẫn
kế sinh nhai của họ.
Bằng cách xây dựng cốt truyện Liêu Trai Chí Dị bằng những chất liệu
dân gian đậm nét. Bồ Tùng Linh đã phơi bày bộ mặt cực kì gian ác của giai cấp
bóc lột, chúng cậy quyền cậy thế ức hiếp dân lành, khiến nhân dân khốn khổ đủ
điều. Đó cũng là một niềm hy vọng của tác giả về một xã hội công bằng, mà
không chỉ tác giả mà tất cả con người thời ấy đều muốn hướng đến.
2.1.2. Lên án chế độ khoa cử

7


Những tội ác của chế độ thi cử thời Mãn Thanh được phơi trần một cách
chân thực trong tiểu thuyết của Bồ Tùng Linh. Cũng chính vì Bồ Tùng Linh
từng là một văn sĩ nên ông là người thấu rõ nhất hiện thực tối tăm lúc bấy giờ.
Do vậy, chủ đề này cũng được ông đào sâu và khai thác triệt để
Các câu chuyện như “Tì văn lang” và “Vương Tử An” là những câu
chuyện nổi bật mà Bồ Tùng Linh đưa vào trong đề tài này. Truyện phơi trần và
đả kích tội ác và tệ lậu của chế độ “khoa cử” dùng văn bát cổ để chọn nhân tài.
Đó là những chàng nho sinh, nho sĩ vì hai chữ “cơng danh” mà trở nên mê
muội, mất hết trí sáng suốt. Những chàng nho sinh suốt đời lận đận trong
nghiệp thi cử trong Liêu trai như chàng thư sinh họ Diệp trong truyện “Chàng
thư sinh họ Diệp” hay chàng Vương Tử An trong “Giấc mộng đắc chí”, chàng
Vương trong “Oan nghiệt trường văn”,... Một phần vì họ bị nhồi nhét khát
vọng cơng danh phú q, mặt khác vì chế độ thi cử thối nát bất công: quan
chấm thi rặt một lũ dốt nát và vô trách nhiệm, thi cử bằng thơ văn cổ sáo rỗng
chỉ cần thí sinh học như con vẹt chẳng cần sáng tạo. Vì vậy mà việc “đánh
hỏng người tài, chọn kẻ tầm thường” của chế độ khoa cử thời ấy đã gây biết

bao thảm họa, chính tác giả, cũng đã từng nếm mùi cay đắng.
Chàng thư sinh họ Diệp miền Hồi Dương có tài văn chương trội nhất
đương thời nhưng số phận lận đận trong trường cơng danh. Có ơng Đinh Thừa
Hạc đến làm quan ở ấp ấy, xem văn chương của chàng, cho là kì tài, ơng rất
bằng lịng, cho chàng đến ở trong dinh thự, cơm nước, đèn sách cấp cho đầy đủ.
Đến kì sơ thí ơng hết sức tán dương văn tài của chàng trước mặt quan học sứ,
rồi đó chàng đỗ đầu hàng xứ. Ơng trơng mong vào chàng rất tha thiết; sau khi
vào trường thi hương, cho lấy văn của chàng để xem, ngợi khen không ngớt.
Ngờ đâu thời vận neo người, văn chương ghen mệnh, bảng vàng đã treo mà
chàng lại hỏng tuột. Vì quá đau buồn, trở về chàng chống váng tê mê, thân
hình gầy rộc như bộ xương còn đứng, người ngây ra như tượng gỗ. Chẳng bao
lâu chàng lâm bệnh rồi chết. Khi đã hoá thành một hồn ma chàng Diệp mới có
thể đạt được cái giấc mộng đỗ đạt của mình.

8


Còn chàng Vương Tử An – một danh sĩ trầy trật mãi trong sự lều chõng
– bị cái nghiệp thi thư và ước mong thi cử đỗ đạt ám ảnh mãi, tấc lịng ngổn
ngang mn nỗi cho nên mới có chuyện đáng buồn cười mà cũng vô cùng đáng
thương xảy ra: bị quỉ hồ cười trộm đã lâu, mới nhân khi Vương bị say mà đùa
trêu tạo nên giấc mộng cơng danh đắc chí đỗ đạt. Trong giấc mơ “y như thật
ấy”, Vương đậu tiến sĩ, qua tam trường, được bổ vào viện Hàn Lâm ... Thế là
quên đi cái cảnh đang nghèo xác nghèo xơ của mình mà vội nảy ra ý nghĩ là
phải ra oai với hàng xóm. Chàng thét gọi ban trưởng. Nhưng đáp lại lời gọi của
chàng là tiếng trả lời lạnh nhạt của người vợ: “Trong nhà chỉ có bà già giúp
việc, làm gì có ban trưởng”. Tỉnh ra mới biết tất cả chỉ là mộng ảo mà thơi!
Phải là người có thể nghiệm sâu sắc về sự được mất trên con đường khoa cử
mới có thể giễu cợt thấm thía như thế. Văn học truyền thống Trung Quốc có
hẳn một truyền thống dùng mộng để phản ánh. Lấy mộng để nói thực, cái thực

được chiết xạ qua mộng càng làm tăng thêm sức phản ánh hiện thực sâu sắc.
Mộng là đế nói thực và mỗi khi mộng, con người không bị khống chế bởi ý
thức nên sống thật với ý nghĩ của mình. Là kẻ sĩ ôm giấc mộng công danh,
Vương Tử An bị quỉ hồ cười trêu, mộng mà y như thật! Tỉnh mộng, quay trở về
đối diện với thực tại càng thêm chua xót phũ phàng.
Chúng ta có thể rõ ràng nhận ra sự “giam cầm và đục khoét tâm hồn của
chế độ khoa cử đối với giới trí thức”, “các thí sinh bị hành hạ dữ dội về tinh
thần, tâm hồn bị bẻ cong”. Chế độ khoa cử đã thâm nhập vào tận tâm linh của
những phần tử trí thức, khiến tinh thần của họ cứ luôn vẩn vơ ám ảnh mãi cái
giấc mộng cơng danh. Bởi vì trong một thời kì lịch sử lâu dài của xã hội phong
kiến Trung Quốc, chế độ khoa cử đã từng là con đường lựa chọn nhân tài duy
nhất cho quốc gia dân tộc. Tình trạng mê muội khổ sở như vậy của sĩ tử một
phần do bản thân họ bị đầu độc bởi tư tưởng cơng danh phú q, nhưng một
phần khác lại do chế độ khoa cử thối nát gây ra. Quan chấm thi rặt một lũ thối
nát và vô trách nhiệm. Thi cử lại dùng văn bát cổ, một thứ văn chương sáo rỗng,
chỉ địi hỏi thí sinh học thuộc lịng như con vẹt, không cần suy nghĩ, hay sáng
tạo thêm gì.
9


Bên cạnh đó, trong “Liêu trai chí dị” cịn có những nhân vật nho sinh đỗ
đạt, thực hiện được giấc mộng công danh phần lớn là nhờ vào sự giúp đỡ, trợ
giúp từ người khác. Có thể kể đến chàng học trị đi thi trong truyện “Ba ơng
tiên”, chàng vào thi ở Kim Lăng, lạc vào động “Ba vị tiên”, trong động có ba
con: cua, rắn và ễnh ương rất thiêng. Chàng may mắn được sự giúp đỡ của ba
vị tiên, vào trường thi, được ba bài đều trúng với ba bài tiên làm cho mà được
đỗ đầu trong kì thi. Hay như anh chàng Tinh Nhi “con trời” trong truyện “Lên
chơi trên trời” (Lôi Tào) thi đỗ tiến sĩ, chàng Mộng Tiên con của người phàm
trần và tiên nữ trong truyện “Con gái nhà trời” (Bạch Vu Ngọc) đậu thi hương
rồi hàn lâm cũng có những yếu tố của phép lạ (xuất thân kì lạ). Cịn anh chàng

nho sinh trong truyện “Thay tim đổi mặt” nhờ có phép thần kì thay tim, có
được trái tim sáng suốt hơn cộng với sự giúp sức trong việc học hành của một
người bạn – một vị thần – mà đã thi đỗ đầu bảng. Câu chuyện kể về chàng
Châu Nhĩ Đán tính hào phóng nhưng kém thơng minh. Tuy học siêng năng
nhưng chưa được nổi tiếng, làm bạn với phán quan họ Lục – một vị thần ở đền
thờ Thập Vương. Có người bạn cõi âm giúp sức trong việc học hành, lại giúp
cho chàng có một trái tim khác sáng suốt hơn, từ đó văn chương tấn tới, trí nhớ
vượt bậc. Nhờ vậy mà chàng thi đỗ đầu bảng Hiếu liêm (cử nhân). Hay chàng
nho sinh trong truyện “Vợ thi hộ chồng”, chàng nho sinh họ Mỗ tính đần độn,
mãi mười bảy tuổi đầu mới viết chữ thành hàng lối thi đỗ là do người vợ giỏi
giang và tài năng thi hộ, và khơng những đỗ mà cịn đỗ rất cao: cử nhân, tiến sĩ.
Cũng có cả những kẻ bất tài khoác lác nhưng lại được chấm đỗ như anh chàng
Dư Hàng trong truyện “Oan nghiệt trường văn” vì là học trị của một ơng quan
chấm thi kì thi năm ấy.
Qua những hình tượng nhân vật nho sinh đỗ đạt, thực hiện được giấc
mộng công danh vừa kể trên, chúng ta dễ dàng nhận ra họ đỗ đạt trong thi cử
phần lớn là nhờ có sự hỗ trợ của các yếu tố phép màu, các vị thần tiên hay
người phụ nữ. Qua những giấc mộng công danh đã được trở thành hiện thực ấy,
người ta có thể dễ dàng nhận ra nhiều vấn đề có tính hiện thực sâu sắc, tạo nên
giá trị tố cáo mạnh mẽ cho những thiên truyện ngắn về đề tài nho sinh: chế độ
10


khoa cử bất công thối nát, bọn quan lại chấm thi “đánh hỏng người tài, chọn kẻ
tầm thường”, các thí sinh đỗ đạt thì nếu khơng phải là bọn bất tài mà khốc lác
như anh chàng Dư Hàng thì cũng là những kẻ đạt được danh vọng nhờ công
của kẻ khác, nhờ sự trợ giúp của các thế lực thần thánh với những phép màu kì
lạ.
Trong lịch sử phát triển của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, Bồ Tùng
Linh là người đã đề cập đến vấn đề khoa cử một cách rộng rãi. Ông vạch trần

bộ mặt tinh thần của phần tử trí thức, sự lừa lọc gian dối nơi chốn trường thi
nhằm phê phán một cách toàn diện sự ruỗng nát suy đồi của chế độ khoa cử.
Quả thật bản thân Bồ Tùng Linh đã từng nhịn đắng nuốt cay, chịu mọi nỗi ê
chề bởi chế độ khoa cử. Ông hiểu sâu sắc cái ấm ức, hậm hực, thậm chí đến
mức bất bình căm phẫn của người cử tử. Do đó, ơng trút tất cả những điều mắt
thấy tai nghe vào những thiên truyện ngắn trong Liêu trai.
Có thể xem việc phê phán những hiện tượng đen tối của chế độ khoa cử
trong “Liêu trai chí dị” là bước đầu của việc đả kích một cách tồn diện chế độ
khoa cử trong “Nho lâm ngoại sử”. Điều đó cũng là lẽ tất nhiên khi tác giả của
nó chưa nhận thức một cách toàn diện sự dối trá đến mức phản động của chế độ
khoa cử, thậm chí qua một số thiên còn để lộ mộng tưởng của tác giả đối với
chế độ khoa cử, xem việc đỗ đạt làm quan là lí tưởng phấn đấu của thanh niên.
Khi viết về đề tài “khoa cử”, hầu hết các nhà văn đều là “người trong
cuộc” cho nên bao giờ cũng “chân thực” hơn hiện thực cuộc đời và được “mổ
xẻ”, “phơi bày” đến từng chân tơ kẽ tóc! Tuy nhiên, với tất cả những cái gọi là
bất cập, thối nát, xấu xa của chế độ “Khoa cử”, nhà văn cũng chỉ “giẫm chân,
đấm ngực kêu trời” mà thôi! Dù cho chế độ thời xưa có xấu xa, thối nát đến
mức nào thì văn nhân cũng chỉ có thể bất lực mà than với trời để rồi sau đó vẫn
phải chấp nhận mà tham gia cốt cũng chỉ để tìm một chút cơng danh ở đời. Đó
chính là cái “bi kịch mn đời” của tầng lớp Nho sĩ dưới chế đô Phong kiến từ
ngàn xưa!
2.1.3. Lên án con người với đạo đức suy đồi

11


Khơng ngoa khi nói Liêu trai chí dị là một bộ truyện với nội dung phong
phú cùng với đó là nhiều ý nghĩa sâu xa khiến người đọc phải nghiền ngẫm suy
nghĩ. Bên cạnh việc phơi bày những mặt u tối của chế độ chính trị xấu xa, bộ
máy quan lại thối nát, truyện còn vạch ra trước mắt người xem những mặt u tối

của đạo đức con người. Lòng tham con người hiện lên với mn hình vạn trạng
khác nhau, người tham hư vinh, tiền tài, công danh (Mộng lang, Xúc chức, Cô
gái họ Mai). Kẻ lại tham sắc tình mà lu mờ lí trí (Họa bì, Đậu thị).
Nếu ai đã từng đọc qua bộ truyện đều sẽ thấy rằng, đa số các mẫu truyện
đều nói lên thực trạng tham nhũng của bộ máy chính quyền phong kiến, sở dĩ
bọn quan lại có thể lộng hành mà hà hiếp người dân là bởi chúng được sự che
chở của triều đình bên trên, dưới lại có sự xúi giục, đúc lót của bọn địa chủ
phong kiến, lịng tham tiền tài khiến con bọn chúng đánh mất lương tri mà làm
những điều đi ngược với công lý và đạo đức. Chẳng hạn như trong Mộng lang,
nhân vật Giáp vì muốn mình nhanh chóng thăng quan tiến chức mà ra sức vơ
vét của dân để đút lót cho bề trên, mặc cho cha và em đã hết lời khuyên ngăn
Giáp vẫn dùng lý lẽ: “Em ở nhà quê nên không biết điều cốt yếu của việc làm
quan. Quyền thăng hay truất mình là ở quan trên chứ không phải trăm họ, nên
cứ quan trên vui lòng tức là quan tốt chứ thương u trăm họ thì làm sao cho
quan trên vui lịng được?”. Những lời trái với phẩm chất đạo đức của một
người làm quan nên có được Giáp thốt lên càng chứng tỏ tưởng lệch lạc đã ăn
sâu vào tầng tầng lớp lớp của bộ máy chính quyền cai trị. Một người quan tốt
chính là người phải xem “trăm họ” như con, ra sức giúp đỡ, bảo bọc cùng với
đó cịn phải là một người liêm chính, cơng tâm. Hay tên quan điển sử trong Cơ
gái họ Mai cũng là ví dụ điển hình cho kiểu quan tham bức áp dân lành. Hắn ta
vì ăn của đúc lót của tên trộm đã vu cho cô gái họ Mai từ một nạn nhân chuyển
thành kẻ thông gian khiến cho cô uất ức mà tự sát. Hậu quả của những tên tham
quan này đa số đều phải nhận lãnh cái chết hoặc cho dù có sống cũng khơng
thể sống nên hình hài một con người. Điều đó đã chứng tỏ được cái nhìn nhân
đạo của tác giả đương thời, cái xấu, cái ác nhất định sẽ bị trừng trị.

12


Bên cạnh việc vạch trần cái tham hư vinh, tiền tài, tác giả còn vạch ra

một mặt xấu khác của bản tính con người trần tục chính là tâm tính đam mê sắc
dục. Ở Họa bì, con người vì lịng tham dục vọng mà khơng đề phịng những
hiểm họa ẩn giấu bên trong. Vương sinh dù đã được sự cảnh báo từ đạo sĩ và
vợ nhưng với lòng si mê nhan sắc của yêu quái, hắn vẫn bỏ ngoài tai những lời
khuyên răn đó để rồi nhận lấy hậu quả là bị moi tim mất mạng, vợ phải chịu cái
nhục nuốt đờm của người khác để cứu sống hắn. Hay tên Nam Tam Phục trong
Đậu thị, hắn chính là hình mẫu điển hình cho kiểu người vừa tham sắc vừa
tham tiền, kiểu đàn ông sở khanh bị người đời căm ghét, ngồi mặt hắn vì si mê
sắc đẹp trẻ trung của nàng Đậu nên hết lời dụ ngọt hứa hẹn sẽ tính chuyện cưới
gả với nàng để ưng thuận mà đồng ý qua lại với hắn nhưng thực chất bên trong
hắn chỉ xem nàng là một món đồ chơi mua vui vì khinh nàng gia cảnh nghèo
khó khơng xứng làm vợ hắn. Đến khi mọi chuyện phơi bày, hắn lại cắt đứt tình
nghĩa bỏ mặc nàng đến chết. Kết cục của các câu chuyện này đều xứng với câu
“ác giả ác báo”, Vương sinh dù đã sống lại nhưng vẫn phải chịu sự sỉ nhục của
người đời vì bản tính ngu muội của mình. Nam Tâm Phục phải nhận lấy hậu
quả là cái chết cho những lỗi lầm mà hắn đã gây ra.
2.2. Phản ánh khát vọng của con người
2.2.1. Khát vọng tự do trong tình u và hơn nhân
Xoay quanh vấn đề tình u và hơn nhân thì Bồ Tùng Linh ca ngợi tình
yêu tự do, tình yêu trai gái, xem đó là hạnh phúc chính đáng, cổ vũ khích lệ họ
vượt qua mọi rào cản trong cuộc sống để giành lấy hạnh phúc của chính mình,
một hạnh phúc tự do và tự chủ thông qua:
Cảnh Khứ Bệnh và Thanh Phượng trong truyện Thanh Phượng đã suy
mê trong mối tình. Cảnh tuyên bố “Cưới được vợ đẹp nhường này thì ngơi vua
cũng khơng đổi” cịn đối với Thanh Phượng thì bất chấp sự răn đe ngăn cấm
của ơng chú cay nghiệt mà giành cho bằng được quyền chủ động trong tình u
và hơn nhân của chính mình.

13



Tác giả cịn cho thấy tình u nam và nữ khơng vì vẻ đẹp bên ngồi mà
phai nhịa đi tình yêu mãnh liệt ấy, như ở truyện Thụy Vân anh chàng họ Hạ
đất Dư Hàng say đắm cô kỹ nữ Thụy Vân nhưng khơng biết làm sao có tiền để
chuộc thân cho cô và cô gặp tai nạn, mặt nổi đầy vết đen nhưng anh ta không
bỏ cô, không rẻ rúng, không xa lánh,...mà anh ta vẫn cưới cô làm vợ, chính tình
cảm ấy đã làm cho người hiệp khách cảm động và cô ấy đã được trả lại dung
nhan.
Bồ Tùng Linh cịn ca ngợi tình u say đắm, trong sáng của nam nữ thanh niên
qua truyện A Bảo, Tôn Tử Sử là chàng trai suy tình, anh ta ngây thơ đến mức
tưởng lời nói của A Bảo là thật vì A Bảo có nói đùa “cắt ngón tay thừa tơi sẽ
lấy” và anh có 6 ngón tay thì anh ta đã cắn răng chặt đứt ngón tay và các chi
tiết như anh đứng ngay ra hồn bay theo A Bảo, nhờ phù thủy chiêu hồn mới về
được. Không những thế, ở “Liêu trai chí dị” tác giả cịn phê phán, lên án xã hội
phong kiến bằng cách xây dựng nhiều hình tượng thiếu nữ xinh đẹp, thơng
minh, u đương say đắm, chung tình, tâm hồn trong sáng. Ở thời phong kiến
con gái phải ý tứ, lặng lẽ, đoan trang đi nhẹ nói kẽ, cười khơng hở răng thì nhân
vật Anh Ninh không những xinh đẹp, thông minh mà nàng đi đâu ở đó vang lên
tiếng cười rịn rã,...
Tác giả lên án lễ giáo phong kiến cản trở tình yêu tự do và hôn nhân tự
chủ một cách mạnh mẽ việc Sử Hiếu Liêm tham tiền nên ép gả con gái cho
người buôn muối khiến cô ta hai lần tự tử (Liên Thành)
Suy cho cùng, Bồ Tùng Linh muốn cho đọc giả thấy rằng sức mạnh của
tình yêu tự do và hôn nhân tự chủ, tác giả đã thể hiện sự bức xúc, phê phán của
mình dành cho xã hội phong kiến, chế độ hôn nhân phong kiến quá cổ hủ,
khơng tự do và bất bình đẳng. Mặt khác, ơng đã nói lên được nguyện vọng của
thanh niên nam nữ trong xã hội đương thời vì bị xã hội trói buộc và xiềng xích
nên họ vẫn ln khát vọng tình u, hơn nhân tự do đến với mình. Khơng chỉ
vậy, thơng qua tác phẩm “Liêu trai chí dị” dù ở xã hội nào đi chăng nữa thì con
người ln có quyền tự do, bình đẳng, có khát vọng, có hồi bão riêng cho tình


14


u và hơn nhân của chính mình và chúng ta hãy yêu thương nhau một cách
say đắm, trong sáng, đẹp đẽ, hồn nhiên,...nhất có thể.
2.2.2. Khát vọng lý tưởng hố cuộc sống
Liêu Trai Trí Dị miêu tả một thế giới lí tưởng đẹp đẽ của hồn ma để
phản đối lại hiện thực xấu xa, cịn Dạ Đàm Tùy Lục thì lại xem thế giới ảo
tưởng của hồn và ma là hình bóng của thế giới hiện thực xấu xa, và khơng hề lý
tưởng tốt đẹp về nó. Có lẽ cũng chính vì sự khác nhau của thời đại, mà cùng là
nói chuyện hồ ly ma quỷ cho nên trong Liêu Trai Chí Dị có sự truy cầu mạnh
mẽ, trong sáng, và tốt đẹp đối với chủ nghĩa lãng mạng.
Bồ Tùng Linh không vẽ lên trước mắt người đọc bức tranh thật của cái
xã hội ông đang sống, mà thay vào, ồng nói đến chốn “Bồng lai tiên cảnh”, ở
đó chỉ có người tiên, có đạo sĩ sinh sống. Ơng nói đến “địa ngục”, nơi ngự trị
của thành hoàng, Diêm vương và quỷ sứ. Cịn ở cõi trần thì bóng đêm mờ ảo
mới là bối cảnh, môi trường hoạt động quen thuộc của các nhân vật Liêu trai
chí dị, vì nhân vật ở đây phần lớn lại là ma, là hồ ly... nhằm miêu tả một thế
giới lý tưởng đẹp đẽ của hồn ma để phản đối lại thế giới hiện thực xấu xa.
Có thể nói, với nhãn quan như một chiếc “Kính chiếu yêu”, Bồ Tùng Linh đã
chỉ ra một cách tài tình, sắc sảo những hiện tượng rất “người” trong Liêu Trai
chí dị. Cái thế giới của Liêu Trai chí dị vì thế thực hơn cái hiện thực đang tồn
tại, cái thế giới mà ma thì tốt, người thì xấu! Hơn thế, Bồ Tùng Linh còn cho
người đọc thấy rõ trong một con người, đâu là cái phần đích thực là “người”,
đâu là cái phần chỉ có thể là “quỷ ma”. Chính vì vậy, thế giới do Bồ Tùng Linh
sáng tạo ra sống động và “thực” hơn rất nhiều cái thế giới lâu nay người đời
vẫn quan niệm: Thiện và Ác, Chính và Tà ln sóng đơi và bao giờ Thiện cũng
thắng Ác, Chính nhất định thắng Tà...
Ngồi ra qua nhân vật thư ssinh được tác giả khắc họa sống giữa quỷ

thần giữa hai cực ma quỷ và thần tiên qua đó đã giúp tác giả thể hiện được sự
khác biệt và đúng với bản chất của hiện thực cuộc sống đó là sự phức tạp và đa
dạng mà điều phức tạp nhất chính là ở ranh giới giữa thiện và ác, giữa ánh sáng
và bóng tối.
15


Có thể thấy qua tác phẩm nội dung chủ yếu là vạch trần sự đen tối và mục nát
của xã hội phong kiến đồng thời nói lên sự mong mỏi ngợi ca của tác giả về thế
giới lí tưởng và những con người tốt đẹp.
3 Giá trị nghệ thuật
3.1 Khắc hoạ bức tranh xã hội muôn màu thông qua thế giới kỳ ảo
Con người cần đến tưởng tượng để thăng hoa và lạc quan hơn trong
cuộc sống. Để thoát ra khỏi hiện thực cuộc sống tù túng, các nhà văn đã dùng
nhiều phương thức để thoát ly. Và để thỏa mãn mong muốn ấy con người chọn
cách thoát ly vào thế giới kì ảo. Bước vào thế giới kì ảo chính là cách để nhà
văn thỏa mãn được những khát khao giải phóng tự do cá nhân của con người và
thế giới kì ảo cũng là nơi để nhà văn cân bằng đời sống tinh thần.
Đa phần những cốt truyện trong Liêu trai chí dị đều xoay quanh những
mối lương dun lãng mạn, kì bí giữa con người với u hồ hoặc ma quỷ. Bên
cạnh đó, cịn có những câu chuyện nói về Phật, Tiên, con người tu đạo có phép
thuật, những đồ vật có phép,... từ đó Bồ Tùng Linh đã tạo nên một thế giới kì
ảo trong suốt những thiên truyện của Liêu trai.
Vào thời kì này xã hội rối ren, nền chính trị tàn bạo của triều đình khiến nhân
dân bị chèn ép nặng nề. Chính vì thế Bồ Tùng Linh đã vẽ lên thế giới kì ảo
nhằm khéo léo phản ánh đời sống xã hội lúc bấy giờ. Có thể thấy được Bồ
Tùng Linh đã phản ánh chế độ chính trị, quan lại lạm quyền, đút lót qua hình
ảnh của Giáp trong thiên truyện Mộng thấy chó sói ở chương 56. Tác giả đã
khắc họa lên một nhân vật điển hình đại diện cho bọn tham quan ơ hợp, nịnh
hót quan trên, dùng tiền để thăng quan tiến chức,chèn ép nhân dân vào đường

cùng đến nỗi một tên cướp tìm Giáp khơng phải để cướp mà để trả thù cho
những người dân bị tên tham quan chèn ép. Người ta cho rằng quan là cọp, nha
môn là sói. Họ sẽ khơng thể tự quay đầu nhìn lại phía sau mình. Và sự chết đi
sống lại của Giáp cũng là một sự thức tỉnh, kẻ gian tà nếu chết đi thì dễ dàng,
hãy để họ sống lại và tự “quay đầu” nhìn lại phía sau.

16


Ngòai ra, trong nhiều truyện của Liêu trai tác giả còn phản ánh về những
khát vọng tự do của con người trong tình u và hơn nhân. Điều này được Bồ
Tùng Linh xây dựng một cách li kì, kì ảo qua những câu chuyện tình giữa con
người với yêu ma, hồ ly. Chúng ta có thể thấy được qua câu chuyện tình yêu
lãng mạn nhưng đầy trắc trở, li kì giữa Ninh Thái Thần – một người thanh niên
đoan chính và Nhiếp Tiểu Thiếp là một ma nữ đã chết năm 18 tuổi. Nhiếp Tiểu
Thiếp vốn là một cô gái lương thiện nhưng khi chết đi lại bị yêu tinh khống chế,
ép cô phải quyến rũ nam nhân và giết người. Ngang trái thay, khi gặp gỡ Thái
Thần nàng đã đem lòng yêu anh ta và mối lương duyên của người – ma bắt đầu
từ đó. Từ câu chuyện tình yêu giữa Thái Thần và Tiểu Thiếp, tác giả đã khéo
léo xây dựng một khơng gian kì ảo, đưa 2 con người tưởng chừng thuộc 2 thế
giới tách biệt nhưng gắn kết với nhau bằng một thứ gọi là “tình yêu”. Cho thấy
được quan niệm, tư tưởng sâu sắc về tình u nam nữ, hơn nhân và gia đình
của Bồ Tùng Linh, ơng thay mặt cho nhân loại nói lên những khát vọng được
tự do, hạnh phúc của con người, ai cũng có quyền được yêu thương và yêu
thương người khác, dù là người hay yêu ma, hồ ly,...
Bên cạnh những phê phán, vạch trần xã hội tác giả còn ca ngợi những tình cảm
đáng quý như tình bạn, tình thân,... qua thiên truyện Thần hoa cúc. Trong
truyện này tác giả xây dựng yếu tố kì ảo qua thân phận của chị em Hồng Anh
- Trọng Túy chính là thần hoa cúc, qua đó làm nổi bật lên tình cảm bạn bè giữa
Tử Tài một con người bình thường và Trọng Túy, tình thân giữa Trọng Túy và

Hồng Anh.
Nhìn chung, thủ pháp xây dựng yếu tố kì ảo khơng chỉ giúp con người
thỏa mãn với những nhu cầu thoát li thực tại để đến với một thế giới thần linh
mà nó cịn là một phương thức để truyền tải những tư tưởng, quan niệm, cái
nhìn sâu sắc về xã hội và cuộc đời
3.2 Xây dựng thế giới nhân vật đa dạng
Liêu trai chí dị là bộ tiểu thuyết gồm nhiều câu truyện chí
dị,chuyện lạ, kỳ qi - khơng chỉ là chuyện kỳ quá giữa người với người mà
hơn thế nữa, cái chí dị được thể hiện rõ rệt những yếu tố tâm linh, thần tiên,
17


yêu ma. Và để khắc họa được một không gian nghệ thuật huyền ảo như thế, hệ
thống nhân vật trong tác phẩm phải vượt ra khỏi khuôn khổ các nhân vật lồi
người. Thế giới nhân vật trong Liêu trai vơ cùng đa dạng, từ nhân vật người
đến con vật, thần tiên, yêu quái, ma quỷ.
Đầu tiên là về các nhân vật lồi người. Liêu trai chí dị là những câu
chuyện lạ lưu truyền trong dân gian từ những triều đại trước vì vậy thế giới
nhân vật khơng thể thiếu hình bóng của con người. Chỉ riêng hệ thống nhân vật
con người trong tác phẩm đã rất đa dạng, tác giả ghi chép lại những câu chuyện
khơng chỉ khắc họa hình ảnh con người thuộc nhiều tầng lớp, giai cấp mà còn
đánh giá những tầng lớp này ở cả hai phương diện tốt và xấu. Con người trong
tác phẩm có xấu, có tốt, được thể hiện qua nhiều tầng lớp, nhiều chức vị như
quan lại, thư sinh, đạo sĩ, nông dân,...
Về quan lại và vua chúa, trong tác phẩm đây là những nhân vật đại diện cho
tầng lớp trên, là giai cấp thống trị nắm trong tay quyền sinh sát, tước đoạt mạng
sống của những người thuộc tầng lớp yếu kém hơn họ. Qua những nhân vật này
tác giả đã thể hiện một trong ba nội dung chủ đạo của tác phẩm đó là phê phán
giai cấp cầm quyền. Trong truyện Chọi dế (Xúc Chức), bọn quan lại vì để xu
nịnh mà nghĩ ra những trị chơi vơ bổ cho vua, ép bức người dân phải cống nạp

dế để bọn chúng dâng lên cho nhà vua hịng hưởng lợi. Vì để đáp ứng nhu cầu
tư lợi của bọn họ, người dân phải đánh đổi thời gian lao động, nghỉ ngơi để ra
đồng bới đất, đào hang bắt dế từ trời sáng đến tối muộn, q hạn thì phải chịu
địn trăm gậy. Cịn vua thì ngồi mát ăn bát vàng, hưởng thụ, tiếp tay cho bọn
quan lại chèn ép người dân, chỉ quan tâm việc hưởng thú vui riêng, không
chăm lo cho đời sống dân chúng. Hay trong truyện Thương Tam Quan tên
huyện hào ác độc vì một lời nói mà sai gia nhân đánh một sĩ nhân chết, định
cậy thế giở trò đồi bại, cợt nhã với Tam Quan dù lúc này cơ đang cải nam trang.
Tuy nhiên cũng có một số nhân vật quan lại được tác giả xây dựng với đức tính
tốt đẹp. Như trong truyện Vu Trung Thừa kể về một quan trung thừa tên Vu
Thành Long đã phá được hai vụ án khó nhờ vào sự thơng minh, tinh ý và sáng
suốt, một lịng tìm ra lẽ phải, trả lại tài sản đã mất cho người bị hại và trừng
18


phạt bọn cướp của xấu xa. Thơng qua đó ta thấy tác giả đã có cái nhìn cơng
bằng về giai cấp quan lại, khơng vì một người xấu mà đánh đồng tất cả.
Đạo sĩ cũng được nhắc đến trong nhiều câu chuyện với tính cách quái lại, thoắt
ẩn thoắt hiện, có tài thần thơng, phép thuật trừ u diệt ma, thường ra tay giúp
đỡ những người đang bị yêu ma quấy phá. Trong truyện Bộ da vẽ người đạo sĩ
tình cờ gặp được Vương sinh, thấy anh sất mặt tỏa đầy sắt khí liền nhận ra
chàng đang bị quỷ ám, sắp bị nó sát hại. Tuy biết là quỷ nhưng đại sĩ vẫn tỏ
lịng thương xót, thấy nó sắp tìm được người thay thế để đi đầu thai nên định
tha cho một mạng, đến khi thấy con quỷ không hề hối cảnh, một lòng làm ấc
mới ra tay tiêu diệt.
Về những nhân vật thư sinh, đây là lớp nhân vật loài người được được nhắc
đến nhiều nhất trong tác phẩm tuy nhiên khơng phải kẻ có học nào cũng là
người tốt. Trong truyện Diệp sinh, chàng Diệp là người có tài văn chương,
thậm chí chỉ những bài văn chàng từng làm cũng giúp người khác đậu Á Khôi.
Dù năm lần bảy lượt lận đận nhưng chàng vẫn giữ chí lớn làm quan, cứ thi mãi

thi mãi đến ngày đỗ thì bảng vàng lại bị hư khiến chàng nhục chí, từ bỏ chốn
quan trường và ngã bệnh qua đời. Tuy vậy, sau khi chết linh hồn của chàng vẫn
một lòng ham học, thi đỗ, làm quan. Trong Nhiếp Tiểu Thiến, Ninh Thái Thần
là một thư sinh khẳng khái, đứng đắn, chỉ lo toang sự học, không quan tâm
chuyện nam nữ yêu đương. Khi bị Tiểu Thiến mê hoặc, Ninh sinh một lịng
kiên định, khơng hề bị sắc đẹp dụ hoặc. Khi thấy cô xin ngủ nhờ, Ninh sinh
khuyên cô phải biết giữ gìn liêm sỉ, khun mãi khơng được thì chàng mắng
đuổi côđi. Khi Tiểu Thiến đã về cùng nhà và tỏ ý muốn làm vợ, Ninh sinh vẫn
giữ gìn lễ tiết, khơng để cơ ngủ trong phịng minh vì lúc này cả hai đã kết nghĩa
anh em. Trong truyện Chử Sinh có chàng thư sinh Trần Quân say mê học tập để
mở mang tri thức, biêt trân trọng người tài, lại có tính coi trọng tình huynh đê,
đối xử với người khác rộng lượng, khơng tính tốn thiệt hơn. Trần Quân vì
nghe tiếng hiền tài của Chử Sinh mà chủ động giao hảo, chăm lo cho việc học
của bạn. Thậm chí vì giúp bạn đi có tiền đi học mà lén lấy tiền của cha rồi bị
cha buộc thôi học chàng vẫn vui vẻ khơng ốn than. Sau dù nghỉ học đã lâu
19


Trần Quân vẫn ham mê học tập, dù kiến thức khơng bằng bạn vẫn một lịng
chăm chỉ khơng từ bỏ.
Nữ nhân trong Liêu trai xuất hiện trong khơng ít câu chuyện. Đa phần nữ nhân
trong những câu chuyện Liêu trai là vợ của các thư sinh. Trong Diệp sinh,
chàng Diệp chết sớm để lại người vợ góa và con thơ, vợ chàng một lịng thủ
tiết, khơng đi bước nữa, ở vậy nuôi dạy con. Trong Đại Nam Hề Thành Liệt có
người vợ kế là Thân vị và vợ lẽ là Hà thị. Thân thị tính tình chua ngoa, ỷ thế vợ
kế lớn hơn vợ lẽ nên bất hòa, ngược đã Hà thị đến mức Thành Liệt không chịu
nổi, bỏ nhà đi. Chồng đi mất, Thân thị càng lộng quyền hơn, ép Hà thị tái giá.
Hà thị trung trinh, không muốn tái giá, dùng tính mạng cùng mình uy hiếp
những kẻ muốn lăng nhục mình. May thay nàng bị lừa bán cho Hề khi chàng đã
bỏ nghiệp Nho và trở thành thương nhân.Về Thân thị, bản thân thị gom góp

tiền của để tìm người chồng mới. Gả lần hai, Thân thị chê chồng già, ngày nào
cũng cãi nhau ầm ĩ, bị bán làm vợ lẽ. Duyên cớ đưa dẩy, Thân thị lần này được
Hề Thành Liệt mua về làm lẻ còn Hà thị đã làm chính thất. Thân thị gặp người
cũ, khôngphụ Hà thị, làm lẽ nhưng không chịu lạy chào, ở nhà lười nhát, khơng
chịu làm việc gì.
Các nhân vật yêu trong Liêu trai chủ yếu là hồ yêu. Tác phẩm có rất
nhiều câu chuyện về hồ ly và chồn có vẻ ngồi giống hệt con người, có phép
thần thơng biết trước tương lai hoặc biết bay, biết khống chế con người và
thường quyến rũ, kết duyên cùng con người. Một số truyện như: Chồn gả con,
Cô tư họ Hồ, Hồ tứ tướng công, Hồ đại cô, Trừ chồn, Chồn khôi hài,...Trong
tác phẩm đề cập đến là những nhân vật có nhan sắc tuyệt trần khiến bao nam
nhân mê đắm, song hồ yêu có tốt, có xấu, có hồ chỉ đến để kết duyên, trả nợ, có
kẻ lại hại lợi dụng sự ham mê nữ sắc mà lấy mạng người. Những câu chuyện
hồ yêu kết duyên cùng con người, không hề gây hại như trong truyện Tiểu Mai.
Hồ yêu trong truyện từng có một đêm ân ái cùng nam nhân, nay thấy con của
người ấy sắp bị tử hình, khơng nỡ để người đó chết làm ma đói khổ nên giả làm
con người nhờ Vương Mộng Trinh giúp đỡ. Nhớ ơn tình này nên con gái của
hồ yêu già này tên Tiểu Mai bèn đến làm vợ kế cho Vương, giúp đỡ chàng và
20


gia đình. Tiểu Mai được miêu tả là “một cơ gái tuyệt trần”, “uy nghi như pho
tượng”. Nàng cịn có phép tiên tri, nhìn thấy được tương lai Vương sẽ gặp kiếp
nạn bệnh dịch, mách chàng cách tránh và có phép lực khống chế bọn người xấu.
Cuối truyện tác giả có lời bình khen ngợi Tiểu Mai là hồ nhưng có tình nghĩa,
sẵn sàng chia sẻ với chồng trong cảnh khó khăn chứ khơng như thói xấu ham
phú phụ bần của một số người. Trong Chồn răn chuyện dâm đảng, chồn u
thấy người chồng tính tình dâm đãng, thường ngâm rượu kích thích nên lén đổ
rượu vào cho người vợ uống, để từ đó răn đe người chồng bỏ tập xấu. Cịn hồ
u trong truyện Đổng sinh thì có một con hồ lẳng lơ, thường quyến rũ nam

nhân, phàm ai bị yêu hồ này câu dẫn một thời gian sau thì sức lực cạn kiệt, thổ
huyết mà chết. Ngồi ra trong tác phẩm có nhắc về yêu tinh chim, ong, cá...
Trong Cơ Anh có nhân vật A Anh và Tân Các Liễu là do chim biến thành, cả
hai đều có vẻ ngồi xinh đẹp động lịng. A Anh là con chim anh vũ do ông của
Ngọc và Giác nuôi, ông của họ thường truê là nuôi chim để gả cho Giác làm vợ
nên A Anh ghi nhớ trong lòng, nhiều năm sau quay lại để làm vợ của Giác. A
Anh khơng chie nhớ ơn ni dưỡng của chủ cũ cịn nhớ ơn cả người chị dâu
đối xử tốt với mình nên giúp cả nhà thoát khỏi sự đuổi giết của bọn cướp. Cịn
nàng Tân vì được Ngọc cứu mạng lúc mang hình dạng con người, thấy mình bị
tật, khơng thể về làm vợ đảm việc nội trợ nên thay gì nên dun vợ chồng thì
nàng hóa thành chim che chở cho Ngọc thốt khỏi ánh nhìn của bọn cướp.
Trong truyện Cơ gái áo xanh có nàng ong xinh đẹp, eo chưa bằng hai khủy tay,
sống trong chốn núi sâu. Nhưng vì hát một khúc ca mà nàng đã lỡ dẫn dụ nhện
đến, thiếu chút bị ăn chết. Trong Bạch Thu Luyện, mẹ con Thu Luyện là cá
ngựa trắng, đem lòng yêu Mộ sinh và kết duyên vợ chồng. Thu Luyện có tài
đốn biết trước giá hàng, nhờ vậy mà giúp nhà chồng buôn bán phát đạt. Khi
nàng chết đi, dặn chồng đừng chôn mà hãy ngâm thơ cho nàng nghe rồi đem
xác ngâm trong bồn, Mộ sinh làm theo thì Thu Luyện quả thực sống lại. Nhìn
chung, những nhân vật u qi trong truyện đều có vẻ ngồi tuyệt mỹ lồi
người khơng thể sánh bằng, biết nhiều phép thuật thần thơng như biến hình,
bay lượn, biến nơi hoang vu thành nhà lầu gác son.... họ sống ẩn dật trong chốn
21


rừng núi hoặc sống lẫn vào loài người, thoắt ẩn thoắt hiện khơng ai biết khi nào
sẽ đến và đi.
Ngồi yêu, trong thế giới u linh của tác phẩm còn có nhiều hồn ma đi lại
giữa âm phủ và nhân gian. Trong Diệp sinh, chàng Diệp dù đã chết nhưng vì
cịn nỗi tiếc hận chưa được thành danh nên linh hồn của chàng khơng hề nhận
ra mình đã lìa đời, vẫn có thể mang hình người tìm đến nhà sứ giả theo ông về

kinh, dạy học cho con trai ông và tham gia thi Hương, làm quan, khơng khác gì
lúc cịn sống. Hồn ma chàng Diệp khơng chỉ có vẻ ngồi giống hệt con người
mà cịn có thể sinh hoạt và bước ra ánh sáng như người bình thường. Cho đến
khi được người vợ cho hay mình đã chết, đối diện với linh cửu của minh thì
chàng mới ngã ra đất biến mất, để lại mũ áo, giày tất nhìn như cái xác lột.
Trong Chử Sinh thì hồn ma của chàng Chử Sinh biết mình đã chết từ lâu nhưng
vì ơn nghĩa với Trần Quân mà xinh Diêm Vương nán lại nhân gian, dạy học và
giúp bạn đi thi. Chử Sinh có chút phéo thần thơng biết đẩy linh hồn con người
ra khỏ xác và nhập vào xác Trần Quân thay bạn đi thi. Trong Chử Sinh cịn có
nhắc sơ đến thế giới địa phủ, có Diêm Vương là vua của chốn âm ti, đứng đầu
và có quyền quyết định cho những linh hồn đầu thai chuyển kiếp, có cả những
vị quan lớn có vai trị như những vị quan ở trần gian để giúp Diêm Vương quản
lý các linh hồn. Trong truyện Tương Quần khắc họa rất sinh động thế gới
người chết, chàng Án Trọng đi vào âm phủ mà không hề hay biết. Đầu tiên là
linh hồn của thư sinh họ Lương, từng là bạn của chàng nhưng đã qua đời từ lâu,
vì quá say nên Án Trọng quên mất bạn mình đã chết nên nhận lời về nhà của
Lương sinh uống rượu. Vì vơ ý như vậy nên chàng lỡ theo bạn đi xuống địa
phủ, nơi các linh hồn sinh sống. Ở đây ta thấy thế giới âm phủ của những linh
hồn có cảnh vật giống hệt dương gian, không hề khác biệt, họ cũng sinh hoạt
như người sống, biết ăn uống, có nhà cửa. Cũng trong ngày đó Trọng gặp lại
gia đình anh trai đẫ mất từ lâu của mình, lúc này Án Trọng vẫn chưa biết mình
lạc lối xuống âm ti. Ở địa phủ, linh hồn của Bá - anh trai Án Trọng, đã lấy thêm
một người vợ lẻ cũng là hồn ma và cùng nàng sinh con. Tại đây Trọng phải
lòng hồn ma Tương Quần nên quyết lấy vợ ma, cưới cô về dương thế. Trọng vì
22


×