Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

QUAN NIỆM của các NHÀ TRIẾT học về PHẠM TRÙ vật CHẤT nội DUNG và ý NGHĨA ĐỊNH NGHĨA vật CHẤT của v i LÊNIN đối với sự PHÁT TRIỂN của TRIẾT học và KHOA học tự NHIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.59 KB, 29 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA



BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI:
QUAN NIỆM CỦA CÁC NHÀ TRIẾT HỌC VỀ PHẠM TRÙ VẬT CHẤT.
NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT CỦA V.I.LÊNIN
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC VÀ
KHOA HỌC TỰ NHIÊN
LỚP DT18--- NHÓM 07 --- HK213
NGÀY NỘP 18/07/2022

Giảng viên hướng dẫn: ThS. ĐOÀN VĂN RE
Sinh viên thực hiện

Mã số sinh viên
2113659
2113683
2113718
2110273
2113785

Nguyễn Lê Phúc Khang

Trần Giang An Khang
Trần Ngọc Khánh
Lê Minh Khoa
Bùi Trần Minh Khơi


Thành phố Hồ Chí Minh – 2022

0

0

Điểm số


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHĨM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL
Mơn: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN (MSMH: SP1031)
Nhóm/Lớp: DT18Tên nhóm: 7 HK 213 Năm học 2022
Đề tài:
QUAN NIỆM CỦA CÁC NHÀ TRIẾT HỌC VỀ PHẠM TRÙ VẬT CHẤT. NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA
ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT CỦA V.I.LÊNIN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC VÀ
KHOA HỌC TỰ NHIÊN
ST
T

Mã số SV

1

2113659

Nguyễn Lê Phúc


Khang

Nội dung chương 1

20%

2

2113683

Trần Giang An

Khang

Tổng hợp word + mở đầu 5,6

20%

3

2113718

Trần Ngọc

Khánh

Mở đầu 1,2,3,4

20%


4

2110273

Lê Minh

Khoa

Kết luận + tóm tắt chương 1,2

20%

5

2113785

Bùi Trần Minh

Khơi

Nội dung chương 2

20%

Họ

Tên

Nhiệm vụ được phân cơng


% Điểm
BTL

Điểm
BTL

Ký tên

Họ và tên nhóm trưởng:Lê Minh Khoa Số ĐT: 0918225185 Email:
Nhận xét của GV: .......................................................................................................................................................................
GIẢNG VIÊN
NHÓM TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ, tên)
(Ký và ghi rõ họ, tên)

ThS. Đoàn Văn Re

0

0


MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................ 1
2. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................2
4. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................3

6. Kết cấu của đề tài..........................................................................................3
II. NỘI DUNG............................................................................................................
Chương 1. Khái quát một số quan niệm của các nhà triết học về phạm trù vật
chất
1.1. Quan niệm của triết học trước Mác về phạm trù vật chất.........................4
1.2. Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về phạm trù vật chất....................7
Tóm tắt Chương 1 ..............................................................................................9
Chương 2. Nội dung và ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đối với sự phát
triển của triết học và khoa học tự nhiên..................................................................10
2.1. Nội dung định nghĩa vật chất của V.I.Lênin..............................................10
2.2. Ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đối với sự phát triển của triết
học và khoa học tự nhiên...........................................................................................12
2.2.1. Ý nghĩa của định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đối với sự phát triển của
triết học.......................................................................................................................12
2.2.2. Ý nghĩa của định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đối với sự phát triển của
khoa học tự nhiên........................................................................................................13
Tóm Tắt Chương 2 ........................................................................................14
III. KẾT LUẬN……………………………………………………………………...16

0

0


IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................20

0

0



0

0


I. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vào thời cổ đại, các nhà triết học duy vật thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế
giới vật chất, lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên mà họ đang tồn
tại. Mọi thứ được các nhà triết học nhìn thấy được và cảm nhận được từ chính đơi
mắt của mình. Điển hình như, đối với các nhà triết học Trung Quốc, họ cho rằng
thuyết âm dương là hai lực đối lập của âm và dương nhưng chúng phụ thuộc lẫn nhau
mới tồn tại được và có ý nghĩa. Hay các triết gia Ấn Độ có thuyết ngũ hành, cho rằng
ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, thổ là những yếu tố khởi nguồn cấu tạo nên mọi
vật, chúng tương sinh tương khắc lẫn nhau. Còn ở các Phương Tây cổ đại có các yếu
tố nước và lửa. Trong số này, lý thuyết của Đê-mơ-crít được coi là tiên tiến nhất vì nó
coi ngun tử là dạng vật chất nhỏ nhất, vững chắc nhất và không thể phân chia
được. Đặc điểm chung của các nhà duy vật cổ đại khi đưa ra quan niệm về vật chất:
trực quan, đơn giản, khơng có cơ sở khoa học, họ xem điều gì quan trọng đối với
cuộc sống thì đồng nhất dạng vật chất đó (ví dụ: lửa là quan trọng => xác định vật
chất là lửa).
Vào thế kỉ XIX-XX đã diễn ra các cuộc cách mạng khoa học tự nhiên như:
Rơnghen phát hiện ra tia X, Henri Becquerel phát hiện ra hiện tượng phóng xạ của
nguyên tố uranium, Thomson phát hiện ra electron, Kaufmann đã chứng minh ra sự
phụ thuộc vào vận tốc của khối lượng,... Dẫn đến đến sự phá sản của các quan điểm
duy hình về vật chất, khơng ít các nhà khoa học và triết học đứng trên lập trường duy
vật tự phát đã hoang mang, dao động, hồi nghi tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật.
Từ đó một số nhà khoa học thay đổi từ chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu hình sang
chủ nghĩa tương đối, rồi rơi vào chủ nghĩa duy tâm.

Nhưng Các-mác và Ăng-ghen đã đưa ra nhưng tư tưởng hết sức quan trọng về vật
chất, tất cả những cái mà tư tưởng loài người sáng tạo ra, Mác đã nghiền ngẫm, phê
phán và thông qua phong trào công nhân mà kiểm tra lại. Chủ nghĩa Mác, một mặt,
đã kế thừa toàn bộ những tinh hoa trong lịch sử tư tưởng của nhân lọai; mặt khác, đã
được đúc rút ra từ việc tổng kết thực tiễn của phong trào cách mạng thời bấy giờ.
Chủ nghĩa Mác khơng nảy sinh ở ngồi con đường phát triển vĩ đại của văn minh thế
1

0

0


giới; trái lại, thiên tài của Mác ở chỗ là đã giải đáp được những vấn đề mà nhân loại
tiên tiến đặt ra một cách khoa học, chính xác. Chính cơ sở này quy định bản chất
cách mạng và khoa học trong chủ nghĩa Mác. Sau này Lênin đã nghiên cứu những
thành tựu của khoa học, đặc biệt là những phát minh trong vật lý học; mặt khác, tổng
kết thực tiễn phát triển của Chủ Nghĩa Tư Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc và phát
triển chủ nghĩa Mác lên một tầm cao mới, hình thành một giai đoạn mới, giai đoạn
Lênin. Vậy với lối suy nghĩ của Các-mác, Ăng-ghen và V.I.Lênin có đi đúng hướng
hay khơng ?
Những đóng góp của Lênin cũng đã có tác động đáng kể đến sự phát triển của
ngữ văn và khoa học tự nhiên hiện nay. Những thành tựu của ông ấy đã giúp phát
triển sự hiểu biết của chúng ta về các thuật ngữ và khái niệm chính của phạm trù vật
chất, đồng thời cung cấp cho chúng ta các hướng dẫn để nghiên cứu thêm. Vào thời
phục hưng, quan niệm coi triết học là “người mẹ” của các khoa học xuất hiện thời cổ
đại, bị lãng quên thời trung cổ, bây giờ được khơi phục. Sau đó,quan niệm này phát
triển thành quan niệm coi triết học là “khoa học của các khoa học” trong thời cận đại.
Thời này, triết học phát triển nhanh, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự
nhiên, một lần nữa lý trí triết học và hiểu biết khoa học vượt lên trên lý lẽ thần học

và niềm tin tôn giáo (phù hợp với nguyên tắc phủ định biện chứng trong triết học
Mac – Lênin: lý trí – niềm tin – lý trí). Thời hiện đại, đặc biệt là khoa học tự nhiên
đầu thế kỷ XIX đã có bước phát triển mới, chuyển từ giai đoạn thực nghiệm sang giai
đoạn khái quát lý luận. Quan điểm siêu hình đã khơng cịn thích hợp với sự phát triển
của khoa học tự nhiên mà cản trở sự phát triển của khoa học tự nhiên. Khoa học thời
đại chúng ta đang đi theo những chỉ dẫn của Lênin, chứng cớ là sinh học hiện đại,
thiên văn học… đang ở trong một tình thế cách mạng tương tự vật lý học cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX song nó không rơi vào khủng hoảng, không "sa chân, lạc bước"
vào chủ nghĩa duy tâm là vì số đơng các nhà khoa học, kể cả một số ở các nước tư bản,
đã có bài học của vật lý học, đặc biệt là được sự hướng dẫn của phép biện chứng duy
vật. Chúng ta càng thấy việc khai thác những tư tưởng ấy, hơn thế nữa việc vận dụng
chúng một cách đúng đắn vào hiện tình của đất nước ta để mang lại kết quả tốt nhất là
việc làm có ý nghĩa thiết thực.

2

0

0


Để có thể hiểu sâu hơn về cách nhìn nhận thế giới của các nhà triết học vĩ đại
Các-mác, Ăng-ghen và V.I.Lênin,... Cũng như hiểu rõ được sự hình thành của phạm
trù vật chất qua các thời kì và tầm ảnh hưởng của chủ nghĩa chủ nghĩa Mác-lênin thì
nhóm chúng em đã chọn đề tài quan niệm của các nhà triết học về phạm trù vật chất,
nội dung và ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đối với sự phát triển của triết
học và khoa học tự nhiên.

2. Đối tượng nghiên cứu
Thứ nhất, khái quát một số quan niệm của các nhà triết học về phạm trù vật chất.

Thứ hai, nội dung và ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đối với sự phát
triển của triết học và khoa học tự nhiên.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nội dung và ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đối với
sự phát triển của triết học và khoa học tự nhiên.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Thứ nhất, làm rõ một số quan niệm của các nhà triết học về phạm trù vật chất.
Thứ hai, phân tích nội dung định nghĩa vật chất của V.I.Lênin.
Thứ ba, làm rõ ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đối với sự phát triển của
triết học và khoa học tự nhiên.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu nhất là
các phương pháp: phương pháp thu thập số liệu; phương pháp phân tích và tổng hợp;
phương pháp lịch sử - logic;…
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2
chương:
3

0

0


Chương 1: Khái quát một số quan niệm của các nhà triết học về phạm trù vật
chất.
Chương 2: Nội dung và ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đối với sự phát
triển của triết học và khoa học tự nhiên.


4

0

0


II. NỘI DUNG
Chương 1. KHÁI QUÁT MỘT SỐ QUAN NIỆM CỦA CÁC NHÀ TRIẾT HỌC
VỀ PHẠM TRÙ VẬT CHẤT

1.1.

Quan niệm của triết học trước Mác về phạm trù vật chất
Vật chất với tư cách là 1 phạm trù triết học có lịch sử khoảng 2500 năm, xuất

hiện cùng với sự xuất hiện của triết học trong lịch sử. Ngay từ khi mới ra đời, xung
quanh phạm trù vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt không khoan nhượng giữa
chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Các nhà triết học duy tâm, cả chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ quan ,từ cổ
đại đến hiện tạo buộc phải thừa nhận sự tồn tạo của các sự vật hiện tượng của thế giới
nhưng lại phủ nhận đặc trưng “tự thân tồn tại” của chúng. Chủ nghĩa duy tâm khách
quan thừa nhận sự tồn tại hiện thực của giới tự nhiên, nhưng lại cho rằng nguồn gốc
của nó là do “sự tha hóa” của “tinh thần thế giới”. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho
rằng đặc trưng cơ bản nhất của mọi sự vật, hiện tượng là sự tồn tại lệ thuộc vào chủ
quan , tức là một hình thức tồn tại khác của ý thức. Do đó về mặt nhận thức luận. chủ
nghĩa duy tâm cho rằng con người hoặc là không thể , hoặc là chỉ nhận được cái bóng ,
cái bề ngồi của sự vật , hiện tượng. Thậm chí theo họ , q trình nhận thức của con
người chẳng qua chỉ là quá trình ý thức đi “tìm lại” chính bản than mình dưới hình
thức khác. Như vậy, về thực chất, các nhà triết học duy tâm đã phủ định đặc tính tồn

tại của vật chất. Thế giới quan duy tâm rất gần với thế giới quan tôn giáo và tất yếu
dẫn họ đến với thần học.
Chủ nghĩa duy vật coi thực thể thế giới là vật chất tồn tại vĩnh cửu, tạo nên mọi sự
vật hiện tượng và các thuộc tính của chúng. Chủ nghĩa duy tâm tìm mọi cách phủ
nhận và làm sụp đổ phạm trù vật chất của chủ nghĩa duy vật. Chúng cơng kích, xun
tạc phạm trù vật chất, cho rằng cơ sở tồn tại của thế giới là một bản nguyên tinh thần
nào đó. Có thể là do ý Chúa, do ý niệm tuyệt đối tạo nên. Vì vậy, họ cho rằng vật chất
chỉ là một phạm trù trống rỗng, phi hiện thực, một sự nhào nặn chủ quan của các nhà
5

0

0


duy vật. Phạm trù vật chất có q trình phát sinh phát triển gắn liền với hoạt động thực
tiễn của con ngư ời và sự hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên .Việc tìm hiểu,
khám phá về bản chất, cấu trúc của thế giới xung quanh con người luôn là một vấn đề
được quan tâm trong các trường phái triết học duy vật. Vào thời kỳ trước khi có sự
xuất hiện của triết học Mác thì người ta quan niệm, tìm mọi cách để tìm hiểu , để giải
thích nguyên thể cơ bản đầu tiên cấu tạo nên thế giới. Và vì vậy, phạm trù vật chất
được xuất hiện từ khá sớm và được đặc biệt quan tâm. Chủ nghĩa duy vật khẳng định
thực thể tạo nên thế giới khách quan và các vật thể nói riêng đó là vật chất và nó tồn
tại vĩnh cửu. Tuy nhiên, việc lập luận và lý giải về vật chất của các nhà triết học ở thời
kỳ trước Mác là không đồng nhất với nhau.
* Vào thời kỳ cổ đại: ở Hy Lạp nói riêng, ở phương Tây nói chung các nhà triết học
duy vật đã đồng nhất vật chất nói chung với các dạng cụ thể nào đó của nó.
Ở phương Đơng, quan niệm vật chất thể hiện qua một số trường phái triết học Ân
Độ và Trung hoa về thế giới. Ấn Độ có Trường phái Lokāyata cho rằng tất cả được tạo
ra bởi sự kết hợp trong 4 yếu tố Đất- Nước - Lửa - Khí. Những yếu tố này có khả năng

tự tồn tại, tự vận động trong khơng gian và cấu thành vạn vật. Tính đa dạng của vạn
vật chính là do sự kết hợp khác nhâu của 4 yếu tố bản nguyên đó. Phái Nyāya và
Vaisésịka coi nguyên tử là thực thể của thế giới.
Trung Hoa có Thuyết Âm Dương cho rằng nguyên lý vận hành đầu tiên và phổ biến
của vạn vật là tương tác của những thế lực đối lập nhau đó là Âm và Dương. Trong đó
âm là phạm trù rất rộng phản ánh khái quát, phổ biến của vạn vật như là nhu, tối, ẩm,
phía dưới, bên phải, số chẵn.
Dương cũng là phạm trù rất rộng đối lập với âm. Phản ánh những thuộc tính như
cương, sáng, khơ, phía trên, số lẻ, bên trái. Hai thế lực này thống nhất với nhau, chế
ước lẫn nhau tạo thành vũ trụ và vạn vật.
Thuyết Ngũ hành của Trung quốc có xu hướng phân tích về cấu trúc của vạn vật để
quy nó về yếu tố khởi nguyên với tính chất khác nhau. Theo thuyết này có 5 nhân tố
khởi nguyên là Kim- Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.
6

0

0


+ Kim tượng trưng cho tính chất trắng, khơ, cay, ở phía Tây
+ Mộc tượng trưng cho tính chất xanh, chua, ở phía Đơng.
+ Thủy tượng trưng cho tính chất đen, mặn, ở phía Bắc.
+ Hỏa tượng trưng cho tính chất đỏ, đắng, ở phía Nam.
+ Thổ tương trưng cho tính chất vàng, ngọt, ở giữa.
Năm yếu tố này khơng tòn tại đọc lập, tuyệt đối mà tác động lẫn nhau theo nguyên
tắc tương sinh, tương khắc với nhau tạo ra vạn vật. Những tư tưởng về âm, dương,
ngũ, hành, tuy có nhưng hạn chế nhất định nhưng đó là triết lý đặc sắc mang tính duy
vật và biện chứng nhằm lý giải về vật chất và cấu tạo của vũ trụ
Ở phương Tây, các nhà triết học quy thế giới vào 1 chỉnh thể thống nhất từ đó đi

tìm bản nguyên vật chất đầu tiên cấu tạo nên thế giới đó, chẳng hạn người ta cho rằng
vật chất là nước, khơng khí, lửa......Một số quan điểm điển hình thời kỳ này là: Taket
coi vật chất là nước, Anaximen coi vật chất là khơng khí, Heraclitus coi vật chất là lửa,
Anximangdo coi vật chất là hạt praton, đây là một thực thể không xác định về chất.
Đặc biệt đỉnh cao của quan niệm về vật chất của thời kỳ Hy Lạp cổ đại là thuyết
nguyên tử của Leucipe và Democritos. Theo thuyết này thì thực thể tạo nên thế giới là
nguyên tử và nó là phần tử nhỏ bé nhất và không thể phân chia được, không thể xâm
nhập và quan sát được, chỉ có thể nhận biết được bằng tư duy. Các nguyên tử không
khác nhau về chất mà chỉ khác nhau về hình dạng. Sự kết hợp các nguyên tử khác
nhau theo một trật tự khác nhau sẽ tạo nên vật thể khác nhau. Thuyết nguyên tử tồn tại
đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 mới bị khoa học đánh đổ và có hạn chế lịch sử nhất
định. Tuy nhiên nó có ý nghĩa to lớn đối với sự định hướng cho sự phát triển khoa học
nói chung đặc biệt là lĩnh vực vật lý sau này. Đồng thời nó có tác dụng to lớn trong
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, thần học, tôn giáo........
*Vào Thời kỳ cận đại: Vào thế kỷ 17, thế kỷ 18 nền khoa học tự nhiên, thực
nghiệm ở châu âu có sự phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là trên lĩnh vực vật lý học với
phát minh của Newton, phương pháp nghiên cứu ở trong vật lý đã xâm nhập ảnh
7

0

0


hưởng rất lớn vào trong triết học. Chủ nghĩa duy vật nói chung và phạm trù vật chất
nói riêng đã có những bước phát triển mới chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng.
- Nicolai Copernic chứng minh mặt trời là trung tâm đã làm đảo lộn truyền thuyết
của kinh thánh và quan điểm của thần học về thế giới.
- Quan điểm của Francis Bacon: coi thế giới vật chất tồn tại khách quan, vật chất là
tổng hợp các hạt. Ông coi tự nhiên là tổng hợp của những vật chất có chất lượng mn

màu, mn vẻ.
- Quan điểm của Pierre Gassendi: Phát triển học thuyết nguyên tử của thời cổ đại
cho rằng thế giới gồm những ngun tử có tính tuyệt đối như tính kiên cố và tính
khơng thể thơng qua.
Thế kỉ 18 các nhà triết học Pháp đã phát triển phạm trù vật chất lên một tầm cao
mới. Đitơro cho rằng vũ trụ trong con người, trong mọi sự vật chỉ có 1 thực thể duy
nhất là vật chất. Sự xâm nhập ấy đã chi phối sự hiểu biết, nhận thức về vật chất, mọi
hiện tượng tự nhiên đã được giải thích là được tác động qua lại giữa lực hút và lực đẩy,
giữa các phần tử của vật chất, các phần tử ấy là bất biến. Sử thây đổi của nó chỉ là mặt
vị trí, hình thể trong không gian. Mọi sự phân biệt về chất bị xem nhẹ và đều được quy
giải chỉ sự khác nhau về lượng. Vì vậy, các nhà triết học duy vật thời kỳ này đã đồng
nhất vật chất với khối lượng và coi vận động của vật chất chỉ là vận động cơ học và
nguyên nhân của sự vận động đó là do tác động từ bên ngoài.
Vào thế kỷ 19, trong nền triết học Đức cổ điển là Ludwig Feuerbach (1804), ông
chứng minh và khẳng định rằng thế giới này là vật chất và vật chất theo ơng là tồn bộ
thế giới tự nhiên. Nó khơng được sáng tạo ra mà nó tồn tại độc lập với ý thức và khơng
phụ thuộc vào bất cứ ý niệm, ý thức nào.
Sự tồn tại của giới tự nhiên nằm ngay trong lòng của giới tự nhiên. tuy nhiên
L.Feuerbach lại không thấy đuợc mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, mối quan hệ
giữa con người với xã hội, con người với giới tự nhiên. Ơng đã khơng xác định đuợc
vật chất trong lĩnh vực xã hội, cung như hoạt động vật chất của con người là gì. Mặc
8

0

0


dù vậy những quan niệm của ông về vật chất đã có ý nghĩa lịch sử lớn lao trong cuộc
đấu tranh chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo, trong việc khôi phục những tư tưởng duy vật

thành hệ thống. Và vì vậy, triết học duy vật của ơng đã trở thành một trong những tiền
đề, nguồn gốc lý luận của Triết học duy vật Mác xít sau này.
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trong vật lý học đã có nhiều phát minh quan trọng.
Năm 1895 , Wilhelm Conrad Rontgen phát hiện ra tia X. Năm 1897, Joseph John
Thomson phát hiện ra điện tử. Năm 1898 – 1902 ,nhà nữ vật lý học người Ba Lan –
Marie Sklodowska cùng chồng bà là Pierre Curie , nhà hóa học người Pháp , đã khám
phá ra chất phóng xạ mạnh là poloni và radium. Những phát hiện vĩ đại đó đã chứng tỏ
rằng nguyên tử không phải phần tử nhỏ nhất mà nó có thể bị phân chia, chuyển hóa.
Năm 1905 , thuyết tương đối hẹp và năm 1916, thuyết tương đối tổng quát của Albert
Einstein ra đời đã chứng minh : Không gian, thời gian, khối lượng luôn biến đổi cùng
với sự vận động của vật chất. Thế giới vật chất khơng có và khơng thể có những vật
thể khơng có kết cấu, tức là khơng thể có đơn vị cuối cùng, tuyệt đối đơn giản và bất
biến để đặc trưng cho vật chất.
Trước những phát hiện trên, khơng ít nhà khoa học và triết học đứng trên lập
trường duy vật tự phát, siêu hình đã hoang mang, dao động, hồi nghi tính đúng đắn
của chủ nghĩa duy vật. Họ cho rằng nguyên tử không phải phần tử nhỏ nhất, mà có thể
bị phân chia, phân rã, bị “mất đi”. Do đó vật chất cũng có thể biến mất, quy luật cơ
học khơng cịn tác dụng gì trong thế giới vật chất “kì lạ”, thế giới tồn tại khơng có quy
luật, mọi khoa học trở thành thừa và nếu có chăng cũng chỉ là sự sáng tạo tùy tiện của
tư duy con người; khách thể tiêu tan, chủ thể trở thành cái có trước , cái cịn lại duy
nhất là chúng ta và cảm giác cùng tư duy của chúng ta để tổ chức những cảm giác đó.
Tình hình trên đã làm các nhà khoa học trượt từ chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu
hình sang chủ nghĩa tương đối, rồi rơi vào chủ nghĩa duy tâm. V.I Leenin gọi đó là
“chủ nghĩa duy tâm vật lí học” và coi đó là :một bước ngoặc lớn nhất”, là “thời kỳ ốm
đau ngắn ngủi” , là “ chứng bệnh của sư trưởng thành” , là “một vài sản phẩm chết,
một vài thứ cặn bã nào đó phải vứt vào sọt rác”1. Để khắc phục tình trạng này, V.I lênin
11,2. V.I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t.18, tr.388, 379.

9


0

0


cho rằng; “Tinh thần duy vật cơ bản của vật lý học, cũng như của tất cả của khoa học
tự nhiên hiện đại , sẽ chiến thằng tất cả mọi thứ khủng hoảng , nhưng với điều kiện tất
yếu là chủ nghĩa duy vật biện chứng phải thay thế chủ nghĩa duy vật siêu hình”2.

1.2. Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về phạm trù vật chất
Trong đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, thuyết bất khả tri và phê phán chủ
nghĩa duy vật siêu hình, máy móc, C. Mác và Ph. Ăngghen đã đưa ra những tư tưởng
hết sức quan trọng về vật chất.
Theo Ph.Ăngghen, để có một quan niệm đúng đắn về vật chất, cần phải có sự phân
biệt rõ ràng giữa vật chất với tính cách là một phạm trù của triết học, một sáng tạo của
tư duy con người trong quá trình phản ánh hiện thực, tức vật chất với tính cách là vật
chất, với bản thân các sự vật, hiện tượng cụ thể của thế giới vật chất. Bởi vì “vật chất
với tính cách là vật chất, một sáng tạo thuần tuý của tư duy, và là một trừu tượng thuần
tuý...Do đó, khác với những vật chất nhất định và đang tồn tại, vật chất với tính cách là
vật chất khơng có sự tồn tại cảm tính”. Đồng thời, Ph. Ăngghen cũng chỉ ra rằng, bản
thân phạm trù vật chất cũng không phải là sự sáng tạo tuỳ tiện của tư duy con người,
mà trái lại, là kết quả của “con đường trừu tượng hoá” của tư duy con người về các sự
vật, hiện tượng “có thể cảm biết được bằng các giác quan. Đặc biệt, Ph.Ăngghen
khẳng định rằng, xét về thực chất, nội hàm của các phạm trù triết học nói chung, của
phạm trù vật chất nói riêng chẳng qua chỉ là “sự tóm tắt trong chúng ta tập hợp theo
những thuộc tính chung” của tính phong phú, mn vẻ nhưng có thể cảm biết được
bằng các giác quan của các sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất . Ph. Ăngghen chỉ
rõ, các sự vật, hiện tượng của thế giới, dù rất phong phú, mn vẻ nhưng chúng vẫn có
một đặc tính chung, thống nhất đó là tính vật chất- tính tồn tại, độc lập không lệ thuộc
vào ý thức. Để bao quát được hết thảy các sự vật, hiện tượng cụ thể, thì tư duy cần

phải nắm lấy đặc tính chung này và đưa nó vào trong phạm trù vật chất. Ph. Ăngghen
giải thích: “Ête có tính vật chất khơng? Dù sao nếu ête tồn tại thì nó phải có tính vật
chất, nó phải nằm trong khái niệm vật chất”.
2

10

0

0


C. Mác không đưa ra một định nghĩa về vật chất, nhưng đã vận dụng đúng đắn
quan điểm duy vật biện chứng về vật chất trong phân tích những vấn đề chính trị - xã
hội, đặc biệt là trong phân tích q trình sản xuất vật chất của xã hội và mở rộng quan
điểm duy vật biện chứng về vật chất để phân tích tồn tại xã hội và mối quan hệ biện
chứng tồn tại xã hội và ý thức xã hội. C.Mác và Ph. Ăngghen đã khẳng định quan điểm
duy vật biện chứng của mình trong nghiên cứu lịch sử như sau: Những tiêu đề xuất
phát của tơi, “Đó là những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện
sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng như những diều
kiện do hoạt động của chính họ tạo ra...”3. Như vậy, vật chất trong xã hội chính là sự
tồn tại của chính bản thân con người cùng với những điền kiện sinh hoạt vật chất của
con người, hoạt động vật chất và những quan hệ vật chất giữa người với người.

3

C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tậ p, sđd, t.3, tr.28-29.

11


0

0


Tài liệu tham khảo:
1. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các mơn khoa học
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. (2021). Giáo trình triết học Mác – Lênin.
Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia sự thật
2. Trần Văn Phong. (26/02/2016). Quan niệm của các nhà triết học duy vật trước

C. Mác về Vật Chất?. Truy cập từ: />
Tóm tắt chương 1
1.1. Quan niệm của triết học trước Mác về phạm trù vật chất
Phạm trù vật chắt là sự đấu tranh gây gắt giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy
vật:
+Chủ nghĩa duy tâm: chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ quan thừa nhận sự tồn
tạo của các sự vật hiện tượng của thế giới nhưng lại phủ nhận đặc trưng “tự thân tồn
tại” của chúng. Chủ nghĩa duy tâm cho rằng con người hoặc là không thể , hoặc là chỉ
nhận được cái bóng , cái bề ngồi của sự vật , hiện tượng. Thậm chí theo họ , q trình
nhận thức của con người chẳng qua chỉ là quá trình ý thức đi “tìm lại” chính bản than
mình dưới hình thức khác. Như vậy, về thực chất, các nhà triết học duy tâm đã phủ
định đặc tính tồn tại của vật chất. Thế giới quan duy tâm rất gần với thế giới quan tôn
giáo và tất yếu dẫn họ đến với thần học. Họ cho rằng vật chất chỉ là một phạm trù
trống rỗng, phi hiện thực, một sự nhào nặn chủ quan của các nhà duy vật.
+ Chủ nghĩa duy vật coi thực thể thế giới là vật chất tồn tại vĩnh cửu, tạo nên mọi
sự vật hiện tượng và các thuộc tính của chúng. Chủ nghĩa duy vật khẳng định thực thể
tạo nên thế giới khách quan và các vật thể nói riêng đó là vật chất và nó tồn tại vĩnh
cửu. Tuy nhiên, việc lập luận và lý giải về vật chất của các nhà triết học ở thời kỳ trước
Mác là không đồng nhất với nhau.

1.2. Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về phạm trù vật chất
12

0

0


Theo Ph.Ăngghen, để có một quan niệm đúng đắn về vật chất, cần phải có sự phân
biệt rõ ràng giữa vật chất với tính cách là một phạm trù của triết học , một sáng tạo của
tư duy con người trong quá trình phản ánh hiện thực, tức vật chất với tính cách là vật
chất, với bản thân các sự vật, hiện tượng cụ thể của thế giới vật chất. Ph.Ăngghen
khẳng định rằng, xét về thực chất, nội hàm của các phạm trù triết học nói chung, của
phạm trù vật chất nói riêng chẳng qua chỉ là “sự tóm tắt trong chúng ta tập hợp theo
những thuộc tính chung” của tính phong phú, mn vẻ nhưng có thể cảm biết được
bằng các giác quan của các sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất
C. Mác không đưa ra một định nghĩa về vật chất, nhưng đã vận dụng đúng đắn
quan điểm duy vật biện chứng về vật chất trong phân tích những vấn đề chính trị - xã
hội, đặc biệt là trong phân tích q trình sản xuất vật chất của xã hội và mở rộng quan
điểm duy vật biện chứng về vật chất để phân tích tồn tại xã hội và mối quan hệ biện
chứng tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Theo C.Mác và Ph. Ăngghen vật chất trong xã hội chính là sự tồn tại của chính bản
thân con người cùng với những điền kiện sinh hoạt vật chất của con người, hoạt động
vật chất và những quan hệ vật chất giữa người với người.

Chương 2. NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT CỦA
V.I.LÊNIN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ
NHIÊN
2.1.


Nội dung định nghĩa vật chất của V.I.Lênin

3. Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại hiện thực bên ngồi ý thức
và khơng lệ thuộc vào ý thức.
Khi nói vật chất là một phạm trù triết học là muốn nói phạm trù này là sản phẩm
của sự trừu tượng hóa, khơng có sự tồn tại cảm tính. Nhưng khác về nguyên tắc với
mọi sự trừu tượng hóa mang tính chất duy tâm chủ nghĩa về phạm trù này, V.I. Lênin
13

0

0


nhấn mạnh rằng, phạm trù triết học này dùng để chỉ cái ““đặc tính” duy nhất của vật
chất - mà chủ nghĩa duy vật triết học là gắn liền với việc thừa nhận đặc tính này - là cái
đặc tính tồn tại với tư cách là thực tại khách quan, tồn tại ở ngồi ý thức của chúng
ta”4. Nói cách khác, tính trừu tượng của phạm trù vật chất bắt nguồn từ cơ sở hiện
thực, do đó, khơng tách rời tính hiện thực cụ thể của nó. Nói đến vật chất là nói đến tất
cả những gì đã và đang hiện hữu thực sự bên ngoài ý thức của con người. Vật chất là
hiện thực chứ không phải là hư vơ và hiện thực này mang tính khách quan chứ khơng
phải hiện thực chủ quan. Đây cũng chính là cái “phạm vi hết sức hạn chế” mà ở đó,
theo V.I. Lênin, sự đối lập giữa vật chất và ý thức là tuyệt đối. Tuyệt đối hóa tính trừu
tượng của phạm trù này sẽ không thấy vật chất, sẽ rơi vào quan điểm duy tâm. Ngược
lại, nếu tuyệt đối hóa tính hiện thực cụ thể của phạm trù này sẽ đồng nhất vật chất với
vật thể, và đó là thực chất quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước C. Mác về vấn đề
này. Như vậy, mọi sự vật, hiện tượng từ vi mô đến vĩ mô, từ những cái đã biết đến
những cái chưa biết, từ những sự vật “giản đơn nhất” đến những hiện tượng vô cùng
“kỳ lạ”, dù tồn tại trong tự nhiên hay trong xã hội cũng đều là những đối tượng tồn tại
khách quan, độc lập với ý thức con người, nghĩa là đều thuộc phạm trù vật chất, đều là

các dạng cụ thể của vật chất. Xã hội loài người cũng là một dạng tồn tại đặc biệt của
vật chất. Theo V.I. Lênin, trong đời sống xã hội thì “khách quan khơng phải theo ý
nghĩa là một xã hội những sinh vật có ý thức, những con người, có thể tồn tại và phát
triển khơng phụ thuộc vào sự tồn tại của những sinh vật có ý thức (...), mà khách
quan theo ý nghĩa là tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý thức xã hội của con người”5.
Khẳng định trên đây có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phê phán thế giới quan
duy tâm vật lý học, giải phóng khoa học tự nhiên khỏi cuộc khủng hoảng thế giới
quan, khuyến khích các nhà khoa học đi sâu tìm hiểu thế giới vật chất, khám phá ra
những thuộc tính mới, kết cấu mới của vật chất, không ngừng làm phong phú tri thức
của con người về thế giới.
4. Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại
cho con người cảm giác.

4
5

14

0

0


Trái với quan niệm “khách quan” mang tính chất duy tâm về sự tồn tại của vật chất,
V.I. Lênin khẳng định rằng, vật chất ln biểu hiện đặc tính hiện thực khách quan của
mình thơng qua sự tồn tại khơng lệ thuộc vào ý thức của các sự vật, hiện tượng cụ thể,
tức là luôn biểu hiện sự tồn tại hiện thực của mình dưới dạng các thực thể. Các thực
thể này do những đặc tính bản thể luận vốn có của nó, nên khi trực tiếp hoặc gián tiếp
tác động vào các giác quan sẽ đem lại cho con người những cảm giác. Mặc dù không
phải mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới khi tác động lên giác quan của

con người đều được các giác quan con người nhận biết; có cái phải qua dụng cụ khoa
học, thậm chí có cái bằng dụng cụ khoa học nhưng cũng chưa biết; có cái đến nay vẫn
chưa có dụng cụ khoa học để biết được; song, nếu nó tồn tại khách quan, hiện thực ở
bên ngoài, độc lập, khơng phụ thuộc vào ý thức của con người thì nó vẫn là vật chất.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng không bàn đến vật chất một cách chung chung, mà
bàn đến nó trong mối quan hệ với ý thức của con người; trong đó, xét trên phương
diện nhận thức luận thì vật chất là cái có trước, là tính thứ nhất, là cội nguồn của cảm
giác (ý thức); còn cảm giác (ý thức) là cái có sau, là tính thứ hai, là cái phụ thuộc vào
vật chất. Đó cũng là câu trả lời theo lập trường nhất nguyên duy vật của V.I. Lênin đối
với mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học.
5. Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó.
Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Trong thế giới ấy, theo quy luật
vốn có của nó mà đến một thời điểm nhất định sẽ cùng một lúc tồn tại hai hiện tượng
- hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần. Các hiện tượng vật chất luôn tồn tại
khách quan, không lệ thuộc vào các hiện tượng tinh thần. Còn các hiện tượng tinh
thần (cảm giác, tư duy, ý thức...) lại luôn luôn có nguồn gốc từ các hiện tượng vật
chất và những gì có được trong các hiện tượng tinh thần ấy (nội dung của chúng)
chẳng qua cũng chỉ là chép lại, chụp lại, là bản sao của các sự vật, hiện tượng đang
tồn tại với tư cách là hiện thực khách quan. Như vậy, cảm giác là cơ sở duy nhất của
mọi sự hiểu biết, song bản thân nó lại khơng ngừng chép lại, chụp lại, phản ánh hiện
thực khách quan, nên về nguyên tắc, con người có thể nhận thức được thế giới vật
chất. Trong thế giới vật chất không có gì là khơng thể biết, chỉ có những cái đã biết và
những cái chưa biết, do hạn chế của con người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
15

0

0



Cùng với sự phát triển của khoa học, các giác quan của con người ngày càng được
“nối dài”, giới hạn nhận thức của các thời đại bị vượt qua, bị mất đi chứ không phải
vật chất mất đi như những người duy tâm quan niệm.
Khẳng định trên đây có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bác bỏ thuyết “bất
khả tri”, đồng thời có tác dụng khuyến khích các nhà khoa học đi sâu tìm hiểu thế giới
vật chất, góp phần làm giàu kho tàng tri thức nhân loại. Ngày nay, khoa học tự nhiên,
khoa học xã hội và nhân văn ngày càng phát triển với những khám phá mới càng
khẳng định tính đúng đắn của quan niệm duy vật biện chứng về vật chất, chứng tỏ định
nghĩa vật chất của V.I. Lênin vẫn giữ nguyên giá trị, và do đó, chủ nghĩa duy vật biện
chứng ngày càng khẳng định vai trò là hạt nhân thế giới quan, phương pháp luận đúng
đắn của các khoa học hiện đại.

2.2. Ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đối với sự phát triển của triết
học và khoa học tự nhiên
2.2.1. Ý nghĩa của định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đối với sự phát triển
của triết học
-

Phát hiện vật chất có trước và ý thức có sau. Vật chất là nguồn gốc khách quan
của cảm giác, ý thức con người. Ý thức con người là sự phản ánh của thực tại
khách quan đó. Con người có khả năng nhận thức thế giới.

-

Định nghĩa vật chất của Lênin đã bác bỏ quan điểm duy tâm về phạm trù vật
chất với sự phát hiện cật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của
ý thức là nguồn gốc khách quan của cảm giác.

-


Định nghĩa này khắc phục tính chất siêu hình, máy móc trong quan niệm về vật
chất của chủ nghĩa duy vật trước Mác

-

Định nghĩa vật chất của Lê Nin bác bỏ quan điểm của CNDV tầm thường về vật
chất, coi ý thức là một dạng vật chất.

16

0

0


-

Định nghĩa vật chất của Lênin đã liên kết CNDV biện chứng với CNDV lịch sử
thành một thể thống nhất (vật chất trong TN, vật chất trong xã hội đều là những
dạng cụ thể của vật chất mà thôi, đều là thực tại khách quan).

Tóm lại, định nghĩa vật chất của Lênin có những ý nghĩa đối với sự phát triển của
triết học như sau:
-

Bằng việc chỉ ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất là thuộc tính tồn tại
khách quan, đã giúp chúng ta phân biệt được sự khác nhau căn bản giữa phạm
trù vật chất với tư cách là phạm trù triết học, khoa học chuyên ngành, từ đó
khắc phục được hạn chế trong các quan niệm của các nhà triết học trước đó,
cung cấp căn cứ khoa học để xác định những gì thuộc và khơng thuộc về vật

chất.

-

Với định nghĩa vật chất, Lê-nin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học
đó là vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức. Đó
là con người có thể nhận thức được thế giới khách quan thông qua sự chép lại,
chụp lại, phản ánh của con người đối với thực tại khách quan. Định nghĩa vật
chất của Lê-nin đã tạo cơ sở nền tảng, tiền đề để xây dựng quan niệm duy vật
về xã hội.

2.2.2. Ý nghĩa của định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đối với sự phát triển
của khoa học tự nhiên
-

Khẳng thế giới vật chất khách quan là vô cùng, vô tận, không bao giờ biến mất,
luôn luôn vận động, định nghĩa vật chất của Lênin đã cổ vũ các nhà khoa học
(nhà vật lý học, nhà hóa học, nhà sinh học…) kiên trì, đi sâu nghiên cứu thế
giới vật chất để tìm ra những kết cấu mới, những dạng thức thuộc tính, quy luật
vận động mới của vật chất, từ đó làm phong phú, sâu sắc hơn kho tàng tri thức
của nhân loại.

-

Trong việc nhận thức các hiện tượng thuộc đời sống xã hội, định nghĩa vật
chất của Lênin đã giúp chúng ta xác định được cái gì là vật chất trong lĩnh vực
xã hội. Đây là điều mà các nhà duy vật trước Mác chưa đạt tới.

17


0

0


-

Ta có thể tìm thấy vật chất trong lĩnh vực xã hội ở ở các hoạt động thực tiễn của
con người, tiêu biểu là hoạt động sản xuất vật chất để nuôi sống con người và
phát triển xã hội.

-

Định nghĩa vật chất của Lênin giúp các nhà khoa học có cơ sở lý luận để giải
thích những nguyên nhân cuối cùng của các biến cố xã hội, những nguyên nhân
thuộc về sự vận động của phương thức sản xuất, trên cơ sở đó, con người có thể
tìm ra các phương tán tối ưu để thúc đẩy xã hội phát triển.

Tóm tắt chương 2
Trong chương 2 bao gồm 3 nội dung chính:
2.1. Nội dung định nghĩa vật chất của V.I.Lênin
Định nghĩa vật chất của Lê nin có nội dung cụ thể như sau:
“Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con
người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và
tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
2.2.Ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đối với sự phát triển của triết học
và khoa học tự nhiên
2.2.1. Ý nghĩa của định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đối với sự phát triển
của triết học


Khẳng định trên đây có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phê phán thế giới
quan duy tâm vật lý học, giải phóng khoa học tự nhiên khỏi cuộc khung hoảng thế giới
quan, khuyến khích các nhà khoa học đi sâu tìm hiểu thế giới vật chất, khám phá ra
những thuộc tính mới, kết cấu mới của vật chất, không ngừng làm phong phú tri thức
của con người về thế giới.

18

0

0


2.2.2. Ý nghĩa của định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đối với sự phát triển của khoa
học tự nhiên
Định nghĩa vật chất của V.I.Leenin có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bác
bỏ thuyết «bất khả tri», đồng thời có tác dụng khuyến khích các nhà khoa học đi sâu
tìm hiểu thế giới vật chất, góp phần làm giàu kho tàng tri thức nhân loại. Ngày nay,
khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn ngày càng phát triển với những khám
phá mới mẻ càng khẳng định tính đúng đắn của quan niệm duy vật biện chứng về vật
chất, chứng tỏ định nghĩa vật chất của V.I.Leenin vẫn giữ nguyên giá trị, và do đó mà,
chủ nghĩa duy vật viện chứng ngày càng khẳng định vai trò là hạt nhân thế giới quan,
phương pháp luận đúng đắn của các khoa học hiện đại.

Tài liệu tham khảo: Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các
mơn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.(2021).Giáo trình Triết học MácLênin.Hà Nội:NXB Chính trị quốc gia.

19

0


0


III. KẾT LUẬN
Chương 1. KHÁI QUÁT MỘT SỐ QUAN NIỆM CỦA CÁC NHÀ TRIẾT HỌC
VỀ PHẠM TRÙ VẬT CHẤT
1.1. Quan niệm của triết học trước Mác về phạm trù vật chất
Vật chất (VC) với tư cách là 1 phạm trù triết học có lịch sử khoảng 2500 năm,
xuất hiện cùng với sự xuất hiện của triết học trong lịch sử. Ngay từ ki mới ra đời, xung
quanh phạm trù VC đã duễ ra cuộc đấu tranh gay gắt ko khoan nhượng giữa chủ nghĩa
duy vật và chủ nghĩa duy tâm (CNDT). Chủ nghĩa duy vật (CNDV) coi thực thể thế
giới là VC tồn tại vĩnh cửu, tạo nên mọi sự vật hiện tượng (SVHT) và các thuộc tính
của chúng. Chủ nghĩa duy tâm tìm mọi cách phủ nhận và làm sụp đổ phạm trù VC của
chủ nghĩa duy vật. Chúng cơng kích, xun tạc phạm trù VC, cho rằng cơ sở tồn tại
của thế giới là một bản nguyên tinh thần nào đó. Có thể là do ý Chúa, do ý niệm tuyệt
đối tạo nên. Vì vậy, họ cho rằng VC chỉ là một phạm trù trống rỗng, phi hiện thực, một
sự nhào nặn chủ quan của các nhà duy vật. Phạm trù VC có q trình phát sinh phát
triển gắn liền với hoạt động thực tiễn của con ngư ời và sự hiểu biết của con người về
thế giới tự nhiên .Việc tìm hiểu, khám phá về bản chất, cấu trúc của thế giới xung
quanh con người luôn luôn là một vấn đề được quan tâm trong các trường phái triết
học duy vật. Vào thời kỳ trước khi có sự xuất hiện của triết học Mác thì người ta quan
niệm, tìm mọi cách để tìm hiểu , để giải thích nguyên thể cơ bản đầu tiên cấu tạo nên
thế giới. Và vì vậy, phạm trù vật chất được xuất hiện từ khá sớm và được đặc biệt quan
tâm. CNDV khẳng định thực thể tạo nên thế giới khách quan và các vật thể nói riêng
đó là vật chất và nó tồn tại vĩnh cửu. Tuy nhiên, việc lập luận và lý giải về vật chất của
các nhà triết học ở thời kỳ trước Mác là không đồng nhất với nhau.
Nhìn chung, các nhà triết học duy vật trước Mác trong cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa duy tâm đã hết sức quan tâm giải quyết vấn đề cốt lõi là vật chất. Họ đưa ra
những kiến giải khác nhau về vật chất và qua đó đã có những đóng góp hết sức quan

trọng đối với lịch sử phát triển của triết học duy vật. Tuy nhiên tất cả họ đều mắc phải
hạn chế lớn nhất là đã đồng nhất vật chất với vật thể hoặc một thuộc tính nào đó của
20

0

0


×