Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG MOBILE MONEY cơ sở lý thuyết chung về mobile money cơ sở pháp lý của mobile money ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.75 KB, 25 trang )

4
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG LỚP L10
GIẢNG VIÊN: VÕ THỊ NGỌC HÀ

NHÓM 5 (MOBILE MONEY)

—1—


4
DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP
MỨC ĐỘ
STT
HỌ VÀ TÊN
ĐÓNG GÓP
1
NGUYỄN HỮU TRƢỜNG
100%
2
NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO
100%
3
NGUYỄN THỊ DIỄM QUỲNH
100%
4
VÕ NGỌC MỸ TIÊN
100%
5
ĐOÀN HẢO TRANG
100%


—2—


4
MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề
1
2. Cơ sở lý thuyết chung về Mobile Money
1
2.1 Lịch sử hình thành
1
2.2 Mobile Money là gì?
2
2.3 Cách sử dụng Mobile Money
2
3. Cơ sở pháp lý của Mobile Money ở Việt Nam
2
3.1 Quy định của doanh nghiệp về cung cấp dịch vụ Mobile Money
2
3.2 Quy định về điều kiện sử dụng dịch vụ Mobile Money
3
3.3 Quy định về các hoạt động thanh toán trong dịch vụ Mobile Money 3
3.4 Quy định về bảo mật thông tin trong dịch vụ Mobile – Money
4
3.5 Quy định về hạn mức sử dụng dịch vụ và phạm vi thực hiện giao dịch
hàng hóa, dịch vụ
4
3.6 Quy định về phịng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố
4
4. Thực trạng tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm của thế giới

5
4.1 Thực trạng phát triển dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam
5
4.2 Bài học kinh nghiệm của Thế giới
7
4.2.1 Philippines: Bùng nổ, nhƣng không ổn định
7
4.2.2 Indonesia: Chậm ở giai đoạn đầu, tăng tốc ở giai đoạn sau
8
4.2.3 Kenya: Bùng nổ và phát triển mạnh
8
5. Các lợi ích và rủi ro của dịch vụ Mobile Money
9
5.1 Lợi ích của Mobile Money
9
5.2 Rủi ro của Mobile Money
10
6. Những cơ hội và thách thức
12
6.1 Cơ hội trong phát triển dịch vụ Mobile Money
12
6.2 Thách thức trong phát triển dịch vụ Mobile Money
14
7. Một số khuyến nghị thúc đẩy dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam
16

—3—


1. Đặt vấn đề

Hiện nay, hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi mạnh mẽ trong kỷ
nguyên số, số hóa dịch vụ sâu rộng và tác động đa chiều của đại dịch COVID19 đã khiến thanh toán số trở thành xu hướng tất yếu trong nền kinh tế và là ưu
tiên của người dùng. Để đáp ứng nhu cầu - xu hướng đó, ngành ngân hàng đã
đầu tư mạnh mẽ cho hạ tầng thanh tốn, hệ thống cơng nghệ thông tin, triển
khai công nghệ mới, giải pháp tiên tiến để thiết kế, cung ứng các sản phẩm,
dịch vụ, thanh tốn an tồn, thuận tiện, giá cả phù hợp theo hướng lấy khách
hàng làm trọng tâm. Mobile Money và ví điện tử được ra đời nhằm mục đích
giúp chúng ta thanh tốn tiện lợi và nhanh chóng hơn. Mobile Money có khả
năng đưa dịch vụ thanh tốn điện tử khơng dùng tiền mặt đến các vùng nông
thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, nơi người dân không thể sử dụng 100% ví
điện tử hoặc tài khoản ngân hàng. Liệu Mobile Money có phải là giải pháp của
chính phủ trong việc chuyển đổi kỹ thuật số trên toàn quốc?
2. Cơ sở lý thuyết chung về Mobile Money
2.1 Lịch sử hình thành
Sự hình thành của dịch vụ mobile (MM) xuất phát điểm từ sự phát triển
công nghệ thông qua internet và thương mại điện tử. Cùng với sự phát triển của
các chương trình phần mềm mới và số lượng mạng quốc tế kết nối ngày càng
tăng, công chúng ngày càng được tiếp cận rộng rãi với internet (CohenAlmagor, 2011; Edosomwan, Prakasan, Kouame, Watson và Seymour, 2011;
Dewing, 2012) và các thiết bị di động, thương mại điện tử ngày càng được phát
triển rộng rãi thông qua các ứng dụng thương mại di động (M - Commerce),
cho phép phát triển các hoạt động kinh doanh mua sắm thông qua các sàn giao
dịch ảo với các kết nối di động (điện thoại, máy tính bảng và các thiết bị di
động khác (Muga, 2015). Một trong những kết quả đột phá của M-Commerce
là sự ra đời của MM. Dịch vụ MM cũng có thể được coi là một mơ hình kinh
doanh di động và cũng là một thành phần bổ sung của M- Commerce. Giống
như thương mại di động phát triển từ thương mại điện tử, dịch vụ MM cũng
phát triển từ tiền điện tử. Tiền điện tử dùng để chỉ tiền ảo được lưu trữ trên các
mạng viễn thông như internet để thiết bị di động trong thực hiện các dịch vụ
giao dịch tiền tệ. Các hình thức ban đầu của dịch vụ MM là thanh toán từ xa
cho các dịch vụ như mua nhạc chuông và truy cập thông tin thời tiết. Các dịch

vụ mạng đã có thể thu thập từ các thuê bao bằng cách khấu trừ từ khách hàng
các giá trị thời gian phát sóng (Alampay và Bala, 2010). Để dịch vụ MM được
phổ biến rộng rãi, các cá nhân là khách hàng tiềm năng cần cơ sở hạ tầng cơ
bản hỗ trợ dịch vụ MM là một thiết bị di động.
2.2 Mobile Money là gì?
—1—


Mobile Money (Thanh toán di động) là dịch vụ thanh tốn hàng hóa,
dịch vụ trên điện thoại di động bằng thuê bao viễn thông với giá trị nhỏ (dưới
10 triệu đồng/ tháng/ tài khoản)
Có thể hiểu đơn giản Mobile Money là tài khoản thanh toán gắn liền với SIM
điện thoại (thuê bao di động), ngoài việc nghe gọi, nhắn tin thơng thường, th
bao di động của bạn cịn có thể thực hiện được nhiều việc khác như chuyển
tiền, thanh toán hàng hóa, dịch vụ,… mà khơng cần tới tài khoản ngân hàng.
Mobile Money về bản chất cũng là một dạng ví điện tử (E- Money) tuy
nhiên Mobile Money khơng cần tới tài khoản ngân hàng, bạn có thể nạp tiền
vào số điện thoại của bạn và dùng số tiền trong đó để chuyển tiền tới số điện
thoại khác, mua hàng hóa hoặc thanh tốn dịch vụ,…
2.3 Cách sử dụng Mobile-Money:
Theo khoản 1 Mục III Quyết định 316/QĐ-TTg, việc sử dụng MobileMoney được thực hiện như sau:
- Nạp tiền vào tài khoản Mobile-Money:
+ Nạp tiền mặt tại các điểm kinh doanh.
+ Nạp từ tài khoản ngân hàng hoặc Ví điện tử.
- Rút tiền mặt từ tài khoản Mobile-Money
+ Rút tại các điểm kinh doanh;
+ Rút tiền từ Mobile-Money về tài khoản ngân hàng hoặc Ví điện tử;
- Thanh tốn việc mua hàng hóa, dịch vụ cho Đơn vị chấp nhận thanh toán
bằng tài khoản Mobile-Money;
- Chuyển tiền giữa các tài khoản Mobile-Money của khách hàng trong cùng hệ

thống của Doanh nghiệp thực hiện thí điểm, giữa tài khoản Mobile- Money của
khách hàng với tài khoản thanh toán tại ngân hàng, giữa tài khoản MobileMoney với Ví điện tử do chính Doanh nghiệp thực hiện thí điểm cung ứng.
3. Cơ sở pháp lý của Mobile Money ở Việt Nam
3.1. Quy định về doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ Mobile - Money
Theo khoản 1, Mục II Điều 1 Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày
9/3/2021, doanh nghiệp được thí điểm cung ứng dịch vụ MM phải là doanh
nghiệp có Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn Ví điện
tử và Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất, sử dụng
băng tần số vô tuyến điện hoặc là cơng ty con được cơng ty mẹ có Giấy phép
thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất sử dụng băng tần số vô
tuyến điện cho phép sử dụng hạ tầng, mạng lưới, dữ liệu viễn thơng.
Ngồi ra, doanh nghiệp có một Đơn vị hoặc bộ phận riêng để vận hành, triển
khai việc cung ứng dịch vụ MM và phải có phương án cụ thể để quản lý tách
bạch tài khoản MM với tài khoản của SIM thuê bao di động của khách hàng (là
tài khoản sử dụng cho việc cung cấp và sử dụng dịch vụ thông tin di động, dịch
vụ viễn thông).
—2—


Doanh nghiệp thí điểm cũng cần đảm bảo khả năng thanh tốn với
khách hàng của mình: Doanh nghiệp phải mở tài khoản đảm bảo thanh toán tại
ngân hàng thương mại và số dư trên các tài khoản phải được duy trì khơng thấp
hơn so với tổng số dư tất cả các tài khoản MM của các khách hàng tại cùng một
thời điểm. Tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ MM phải được tách bạch,
riêng biệt với các tài khoản thanh tốn khác của Doanh nghiệp thực hiện thí
điểm.
3.2. Quy định về điều kiện đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile - Money
Căn cứ theo khoản 2 Mục II Điều 1 Quyết định số 316/QĐ-TTg, điều
kiện để khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ MM gồm:
Thứ nhất, cá nhân đăng ký và sử dụng dịch vụ MM cung cấp CMND, CCCD

hoặc hộ chiếu trùng với thông tin đăng ký số thuê bao di động của khách hàng.
Thứ hai, số th bao phải có thời gian kích hoạt và sử dụng liên tục ít
nhất 3 tháng liền kề tính đến thời điểm đăng ký mở và sử dụng dịch vụ MM.
Khách hàng chỉ được mở 1 tài khoản MM tại mỗi doanh nghiệp thực hiện thí
điểm.
Doanh nghiệp thực hiện thí điểm phải trang bị, triển khai áp dụng cơng
nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) tại các điểm kinh doanh để
nhận biết và xác thực chính xác khách hàng (nhận diện khn mặt, mống
mắt,...) khi đăng ký và sử dụng dịch vụ MM.
3.3. Quy định về các hoạt động thanh toán trong dịch vụ Mobile - Money
Căn cứ vào khoản 1, mục III Điều 1 Quyết định số 316/QĐ-TTg thì quy
định về các hoạt động thanh toán trong dịch vụ MM khá cụ thể. Doanh nghiệp
cung ứng dịch vụ MM để sử dụng cho các nghiệp vụ sau:
Thứ nhất, nạp tiền mặt vào tài khoản MM tại các điểm kinh doanh, từ tài
khoản thanh toán của khách hàng (chủ tài khoản MM) tại ngân hàng hoặc từ Ví
điện tử của khách hàng (chủ tài khoản MM) tại chính Doanh nghiệp thực hiện
thí điểm dịch vụ MM.
Thứ hai, rút tiền mặt từ tài khoản MM tại các điểm kinh doanh; rút tiền
từ tài khoản MM về tài khoản thanh toán của khách hàng (chủ tài khoản MM)
tại ngân hàng hoặc rút về ví điện tử của khách hàng (chủ tài khoản MM) tại
chính Doanh nghiệp thực hiện thí điểm dịch vụ MM.
Thứ ba, thanh tốn việc mua hàng hóa, dịch vụ cho Đơn vị chấp nhận
thanh toán bằng tài khoản MM.
Thứ tư, chuyển tiền giữa các tài khoản MM của khách hàng trong cùng
hệ thống, giữa tài khoản MM của khách hàng với tài khoản thanh tốn tại ngân
hàng hoặc với ví điện tử do chính doanh nghiệp thực hiện thí điểm cung ứng.
Nói cách khác, sau khi mở tài khoản MM, khách hàng có thể nạp tiền,
rút tiền, thanh tốn việc mua hàng hóa, dịch vụ, chuyển tiền từ tài khoản ngân
hàng, ví điện tử hoặc các tài khoản MM khác.
—3—



3.4. Quy định về bảo mật thông tin trong dịch vụ Mobile – Money
Căn cứ mục V, Điều 1, Quyết định số 316/QĐ-TTg, doanh nghiệp thí
điểm có trách nhiệm bảo mật thông tin của khách hàng khi sử dụng dịch vụ
MM qua một số điểm như sau:
Doanh nghiệp phải xây dựng quy định về việc mã hóa và kiểm sốt truy
cập thông tin khách hàng, thông tin giao dịch để đảm bảo an tồn thơng tin, bảo
vệ dữ liệu khách hàng; lưu trữ trên hệ thống dữ liệu về các thông tin liên quan
đến tài khoản, số dư tài khoản MM của khách hàng để đảm bảo quyền và lợi
ích hợp pháp của khách hàng.
Doanh nghiệp phải có hệ thống lưu trữ lịch sử giao dịch MM phát sinh;
hệ thống lưu trữ thông tin định danh khách hàng, thông tin định danh thiết bị,
địa chỉ IP (trừ giao dịch USSD), địa chỉ kiểm sốt truy cập phương tiện truyền
thơng MAC (trừ giao dịch USSD), Mã số nhận dạng thiết bị di động quốc tế
IMEI, thời gian, nội dung giao dịch, tài khoản gửi, tài khoản nhận, số dư, vị trí
giao dịch,... từ khi khách hàng mở đến khi đóng tài khoản.
3.5. Quy định về hạn mức sử dụng dịch vụ và phạm vi thực hiện giao dịch hàng
hóa, dịch vụ
Căn cứ khoản 2 mục III Điều 1 Quyết định số 316/QĐ-TTg về hạn mức
sử dụng dịch vụ MM được quy định như sau: Hạn mức giao dịch không quá 10
triệu đồng/tháng/tài khoản MM cho tổng các giao dịch: rút tiền, chuyển tiền và
thanh toán.
Căn cứ vào khoản 3, khoản 5 mục II Điều 1 Quyết định số 316/QĐTTg, phạm vi áp dụng thí điểm dịch vụ MM tồn quốc, ưu tiên tại các địa bàn
thuộc khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo của
Việt Nam. Và thời gian thí điểm là 2 năm - kể từ thời điểm doanh nghiệp đầu
tiên thực hiện thí điểm được chấp thuận triển khai thí điểm dịch vụ MM. Việc
triển khai thí điểm dịch vụ MM chỉ áp dụng đối với giao dịch nội địa hợp pháp
theo quy định pháp luật Việt Nam bằng đồng Việt Nam, không được thực hiện
thanh tốn/chuyển tiền cho các hàng hóa, dịch vụ cung cấp xuyên biên giới.

3.6. Quy định về phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố
Căn cứ vào mục V, Điều 1 Quyết định số 316/QĐ-TTg, doanh nghiệp
thực hiện thí điểm phải xây dựng các nguyên tắc chung và quy định nội bộ về
phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật hiện hành;
thiết lập cơ chế phối hợp, cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước có
Truyền thơng) về các tài khoản MM có dấu hiệu liên quan đến hoạt động phạm
thẩm quyền (Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Thông tin và tội,
—4—


có hành vi vi phạm pháp luật, các giao dịch bất thường, đáng ngờ (thơng tin
cung cấp bao gồm tồn bộ thông tin lưu trữ về tài khoản MM); xây dựng cơ chế
tạm khóa/đóng băng các tài khoản MM vi phạm ngay khi phát hiện dấu hiệu vi
phạm pháp luật.
4. Thực trạng tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm của thế giới
4.1 Thực trạng phát triển dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam
Tại Việt Nam, theo Vietnam Digital Landscape (2021), trong số 154,4
triệu thuê bao của cả nước, trên tổng dân số 97,75 triệu dân, có 70,3% sử dụng
Internet, 73,7% sử dụng mạng xã hội và 73% sử dụng điện thoại thông minh.
Mức độ sử dụng Internet và mạng xã hội tăng đáng kể (so với năm 2020 là
0,8% đối với Internet và 11% đối với mạng xã hội), với mức độ phủ sóng viễn
thơng đạt 100%.
Hiện tại, thanh tốn khơng dùng tiền mặt và sử dụng các dịch vụ fintech
đang là xu hướng chung trên toàn cầu. Theo Quyết định số 2545 / QĐ-TTg
ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam có mục tiêu thanh tốn
khơng dùng tiền mặt trong giai đoạn 2016-2020 và Việt Nam cũng đặt ra mục
tiêu đến năm 2020, tiền mặt chỉ chiếm 10% tổng phương thức thanh tốn
(Chính phủ, 2016b). Gần đây nhất là Quyết định số 316 / QĐ-TTg ngày
3/9/2021 về việc thí điểm thanh tốn tài khoản viễn thơng đối với hàng hóa,
dịch vụ giá trị nhỏ.

Mặt khác, các ngân hàng và trung gian thanh tốn cung cấp ví điện tử
hiện tập trung ở các khu vực thành thị, sử dụng điện thoại thơng minh có kết
nối internet. Tỷ lệ bao phủ tài khoản ngân hàng hiện chỉ đạt 30 - 40% dân số và
khơng phải ai có tài khoản ngân hàng cũng có thể thanh tốn trực tuyến. Ước
tính có khoảng 70-80% dân số chưa sử dụng thanh tốn điện tử qua thiết bị di
động (Bách Đông, 2019). Thậm chí ở một số nơi khó khăn, người dân chưa bao
giờ có khái niệm về thanh tốn điện tử.
Tóm lại, Việt Nam cần có thêm các cơng cụ hỗ trợ và các biện pháp phù
hợp để bắt kịp xu hướng chung của thế giới và đạt được mục tiêu trong tương
lai gần. Tiền mặt chỉ chiếm 10% tổng phương tiện. Với mức độ phủ sóng viễn
thơng lên tới gần 100% dân số (Vietnam Digital Landscape, 2021), cộng với
đặc điểm địa lý, nhân khẩu và kinh tế của Việt Nam, biện pháp hữu hiệu nhất
và duy nhất tại thời điểm đó chỉ có thể là Mobile Money.
Việt Nam đã ủy quyền cho 48 tổ chức phi ngân hàng cung cấp dịch vụ
trung gian thanh toán (NHNN, 2022). Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư
39/2014 / TT-NHNN và các văn bản sửa đổi có liên quan, tài khoản bảo đảm
thanh tốn là tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của tổ chức cung ứng
dịch vụ trung gian thanh toán. Mở tại các ngân hàng thương mại để đảm bảo
cung cấp dịch vụ trung gian thanh tốn (NHNN, 2014). Do đó, thanh toán điện
tử phải được liên kết với tài khoản ngân hàng (khơng có sự tham gia độc lập
—5—


của tài khoản viễn thông), chẳng hạn như Vietcombank - MOMO, MB Viettel, PGBank - Petrolimex, sản phẩm ví của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt.
Cho đến nay, các nhà mạng như Viettel, Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt
Nam (VNPT) đã triển khai dịch vụ Mobile Money trên diện rộng. Do đó, sự
bùng nổ của dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam được kỳ vọng trong tương lai
gần.
Theo Báo cáo chuyên đề về đo lường hoạt động của người dân trên các
nền tảng số Việt Nam quý I/2022 được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố,

sau 3 tháng triển khai thí điểm, dịch vụ Mobile money đã đạt được một số kết
quả nhất định. Cụ thể, số lượng khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ đạt hơn
835.000 khách; trong đó, có 487.000 khách hàng ở nơng thôn, miền núi, vùng
sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, chiếm 58,3%. Số lượng tài khoản Mobile
money đang hoạt động - có phát sinh ít nhất một giao dịch đạt 834.376 tài
khoản, tương đương 99,8%.
Số lượng điểm kinh doanh dịch vụ Mobile money là 2.642 điểm, phủ
khắp 63 tỉnh, thành phố trong cả nước; trong đó có 537 điểm kinh doanh ở
nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Số lượng đơn vị
chấp nhận sử dụng tài khoản Mobile money để thanh toán là 11.254 đơn vị; và
số lượng giao dịch đạt 7,5 triệu với giá trị lên tới 280 tỷ đồng.
Theo đó, 3 doanh nghiệp (DN) là Tổng Công ty truyền thông VNPT
Media, Tổng Cơng ty Viễn thơng MobiFone, Tập đồn Cơng nghiệp Viễn
thông quân đội – Viettel đã triển khai cung ứng dịch vụ tới khách hàng ngay từ
cuối tháng 11/2021, đến nay đã có hơn 1,1 triệu khách hàng; trong đó, số lượng
khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng
xa, biên giới và hải đảo là gần 660.000 khách hàng chiếm hơn 60% tổng số
khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ.
Đến cuối tháng 3/2022, hơn 3.000 điểm kinh doanh được thiết lập, tổng
số đơn vị chấp nhận thanh toán được thiết lập đến cuối tháng 3/2022 là hơn
12.800, tổng số lượng giao dịch đã đạt hơn 8,5 triệu giao dịch với tổng giá trị
hơn 370 tỷ đồng.
Với số lượng điểm giao dịch rộng khắp của các nhà mạng di động,
Mobile money cung cấp cho dân cư khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi
chưa có mạng lưới hệ thống ngân hàng, cũng như cho đối tượng chưa hoặc
khơng có khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng có cơ hội tiếp cận và sử dụng
dịch vụ chuyển tiền, thanh tốn khơng dùng tiền mặt nhanh chóng, thuận tiện.
Bên cạnh đó, Mobile money mở ra cơ hội cho các nhà mạng khai thác
hiệu quả cơ sở hạ tầng, tăng doanh thu và đa dạng hóa dịch vụ cung cấp, tiến
tới, hoàn thiện hệ sinh thái kinh doanh. Trong bối cảnh triển khai thí điểm khi

dịch bệnh COVID-19 cịn nhiều diễn biến phức tạp, dịch vụ Mobile money

—6—


được nhận định đã tạo được niềm tin cho khách hàng sử dụng dịch vụ, đáp ứng
một phần nhu cầu của thực tiễn và từng bước đi vào cuộc sống.
4.2 Bài học kinh nghiệm của Thế giới
4.2.1 Philippines: Bùng nổ, nhưng khơng ổn định
Philippines là quốc gia có tỷ lệ người khơng sở hữu tài khoản ngân hàng
thấp, địa hình bị chia cắt bởi nhiều đảo nên gây khó khăn cho việc thành lập
các chi nhánh ngân hàng trên toàn quốc. trên thực tế chỉ có 2.000 trên tổng số
7.500 đảo có người sinh sống. Chỉ khoảng 50% các đảo có người sinh sống có
sự xuất hiện của ngân hàng, trong đó có 36% thành thị chưa có ngân hàng nào
xuất hiện (GSMA, 2012).
Sự phát triển của điện thoại di động là cơ hội giúp dịch vụ Mobile
Money có cơ hội bứt phá tại quốc gia này năm 2000 có 3% dân số Philippines
sử dụng di động, đến năm 2009 con số này là 68% (GSMA, 2009). Theo
Satista (2021b), số người Philippines sử dụng di động là 82,3 triệu người năm
2021 và dự đốn đạt 90 triệu năm 2025. Có thể thấy, tiềm năng của thị trường
di động và thanh toán di động ở Philippines là rất lớn.
Thực tế, việc phát triển Mobile Money gặp một số khó khăn. Philippines
bị liệt kê vào danh sách xếp hạng rủi ro cao về tài trợ khủng bố cần theo dõi
(năm 2001), dẫn đến khung pháp lý cho dịch vụ Mobile Money chặt chẽ hơn.
Khách hàng phải đến đăng ký trực tiếp và xuất trình giấy tờ tùy thân có dán ảnh
hợp lệ.
Các nhà mạng và ngân hàng phải lưu trữ tất cả dữ liệu giao dịch trong
vòng 5 năm và báo cáo các giao dịch nghi ngờ là rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố
theo định mức.
Qua từng năm, định mức này tăng dần, từ hơn 4.000.000 peso/tài

khoản/giao dịch năm 2001 lên hơn 500.000 peso/tài khoản/giao dịch năm 2017.
Những đại lý nếu muốn thực hiện chức năng nạp/rút tiền phải có giấy
phép chuyển tiền và hồn thành khóa học tập huấn về quy định pháp lý chống
rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Những quy định quá khắt khe khiến dịch vụ thanh tốn qua di động bị trì
trệ trong nhiều năm. Năm 2017, khung pháp lý được điều chỉnh có lợi hơn cho
khách hàng.
Theo đó, thay vì chia thành 4 loại định mức như trước, thì hiện tại chỉ
cịn 2 loại định mức là giới hạn chuyển tiền hàng ngày và giới hạn số tiền trong
mỗi lần giao dịch (SMART Money), định mức chuyển tiền hàng tháng
(GCash).
Có thể thấy rằng, khung pháp lý đối với dịch vụ Mobile Money tại
Philippines ban đầu là siết chặt với các quy định chặt chẽ, nhưng vẫn kết hợp
mơ hình thử nghiệm và học hỏi (Test and Learn), sau đó có các điều chỉnh với

—7—


mục đích duy trì sự ổn định và mang đến lợi ích cho khách hàng cũng như các
bên liên quan mà vẫn đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro.
4.2.2 Indonesia: Chậm ở giai đoạn đầu, tăng tốc ở giai đoạn sau
Indonesia có nhiều nét tương đồng với Philippines về mặt địa lý khi địa
hình bị chia cắt bởi hơn 17.000 hòn đảo, nên người dân sống tại những hòn đảo
xa khơng có điều kiện để tiếp cận dịch vụ tài chính của ngân hàng. Chỉ có
6.000 đảo có người sinh sống; 1 000 trong số đó được định cư vĩnh viễn. Các
hòn đảo lớn bao gồm vùng đồng bằng ven biển với nhiều núi.
Tuy nhiên, tại Indonesia, tỷ lệ sử dụng Internet ở Indonesia cho giai
đoạn 2021-2022 đạt 77,2%, nó tăng trưởng mạnh mẽ với tỷ lệ người trưởng
thành sở hữu nhiều hơn một tài khoản di động. Điều này tạo kỳ vọng giúp
Mobile Money nhanh chóng phát triển, nhưng thực tế là không dễ dàng.

Đối với việc định danh khách hàng, khách hàng phải trực tiếp cung cấp
giấy tờ định danh do Chính phủ Indonesia ban hành, nhưng vì nhiều người
trong số họ là người di cư từ quốc gia khác và không muốn từ bỏ giấy tờ tại
quê nhà, nên Chính phủ Indonesia từ chối cấp giấy tờ định danh.
Về giá trị giao dịch, trong trường hợp giao dịch vượt quá 100.000.000
rupi/tổng giao dịch (năm 2006) và được điều chỉnh thành 500.000.000 rupi
hoặc với số tiền ngoại tệ có giá trị tương đương cho mỗi lần hay tổng các lần
giao dịch, các nhà mạng phải báo cáo cho Cơ quan tình báo tài chính Indonesia
(Indonesian Financial Intelligence Unit - PPATK).
Đến tháng 9/2017, Ngân hàng Trung ương Indonesia đã ban hành khung
pháp lý mới và phân chia định danh theo mức độ rủi ro của khách hàng. Các cá
nhân khơng có đầy đủ giấy tờ hợp lệ vẫn có thể mở tài khoản bằng một tấm
hình và thư giới thiệu từ địa phương nếu họ được đánh giá thuộc nhóm ít rủi ro.
Nhìn chung, Indonesia siết chặt quản lý dịch vụ Mobile Money trong
nhiều năm đầu và chỉ cởi mở hơn trong 2 năm gần đây nhằm thu hút người
dùng. Tuy nhiên, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Indonesia cho đến nay
vẫn chưa có quyết định chính thức về việc cho phép các nhà mạng toàn quyền
kiểm sốt các hoạt động giao dịch.
Có thể thấy rằng, Indonesia có khuynh hướng đưa ra các quy định chặt
chẽ nhằm ổn định thị trường thanh toán cho đến khi các hoạt động đi vào
khn khổ thì mới bắt đầu điều tiết nhằm thu hút khách hàng để phát triển thị
trường, tức là “chậm ở giai đoạn đầu, tăng tốc ở giai đoạn sau”.
4.2.3 Kenya: Bùng nổ và phát triển mạnh
Theo một báo cáo năm 2018 của Ngân hàng Thế giới (WB), Kenya là
quốc gia có GDP thấp (87,91 tỷ USD) và tỷ lệ người sử dụng Internet cũng rất
thấp (17,8%), nên việc tiếp cận dịch vụ tài chính như ngân hàng điện tử… gặp
nhiều khó khăn.

—8—



Thực tế, người dân Kenya khơng có u cầu đa dạng về chức năng đối
với việc thanh toán, mà mục đích chính của họ là chuyển/nhận tiền từ thành thị
về quê nhà.
Vì vậy, dịch vụ Mobile Money (M-Pesa) ra đời đã đáp ứng được nhu
cầu này, đồng thời giúp họ tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch so với các dịch
vụ truyền thống của ngân hàng.
Tại thời điểm M-Pesa ra mắt, khơng có khung pháp lý chính thức cho
dịch vụ này và đến năm 2010 mới được ban hành.
Để giải quyết vấn đề về định danh khách hàng, theo quy định, các nhà
mạng phải đăng ký và thẩm định thông tin của tất cả các khách hàng sử dụng
dịch vụ của M-Pesa. Theo đó, khách hàng cần cung cấp giấy tờ tùy thân như
thẻ công dân hay hộ chiếu cá nhân được Chính phủ Kenya cấp.
Về cơ bản, tất cả người dân Kenya đều có thẻ cơng dân, nên thủ tục
đăng ký thanh toán qua di động trở nên đơn giản. Bên cạnh đó, để đảm bảo
quyền lợi về tài sản của khách hàng, đồng thời phòng chống các hành vi rửa
tiền và tài trợ khủng bố, Ngân hàng Trung ương Kenya yêu cầu M-Pesa phải
thành lập quỹ tín thác (Trust Fund) dưới sự giám sát, kiểm tra của cơ quan này
(nhưng không can thiệp thêm vào bất kỳ hoạt động nào của M-Pesa).
Sau khi phát triển đến một mức độ nhất định, các quy định pháp lý của
dịch vụ này dần được thắt chặt hơn, thay vì nới lỏng như ban đầu.
Tuy nhiên, tỷ lệ người sử dụng dịch vụ này vẫn tăng đáng kể qua các
năm, điều này cho thấy dịch vụ Mobile Money là rất quan trọng với người dân
Kenya.
Các ngân hàng thay vì là đối thủ cạnh tranh đã chuyển sang hợp tác và
trở thành đối tác của M-Pesa. Nhìn chung, sự bùng nổ và phát triển của dịch vụ
thanh toán qua di động tại Kenya theo khuynh hướng tương hỗ giữa các bên
liên quan: Nhà mạng, ngân hàng và khách hàng.
5. Các lợi ích và rủi ro của dịch vụ Mobile Money
5.1 Lợi ích của Mobile Money

Theo GSMA (2018), Gutierrez và Tony (2014), Tobin (2011), Winn và
Koker (2013), dịch vụ Mobile Money ngày càng cho thấy được hoạt động thiết
thực, cụ thể như sau:
- Đối với người dân sử dụng: lợi ích lớn nhất được mọi người quan tâm
đến là việc sử dụng Mobile Money an toàn hơn so với sử dụng bằng tiền
mặt. Đặc biệt đối với những ai chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng hoặc sử
dụng dưới dạng trải nghiệm sẽ giúp q trình thanh tốn, chuyển tiền
cực kì đơn giản và thuận tiện hơn. Bên cạnh đó dịch vụ Mobile Money
làm tăng khả năng tiếp cận đến các dịch vụ tài chính đến mọi tầng lớp xã
hội.

—9—


- Đối với các doanh nghiệp nhỏ: giúp các doanh nghiệp nhỏ đa dạng hơn
trong phương thức thanh toán, hiểu hơn các thói quen tiêu dùng của
khách hàng và giúp tăng doanh số bán hàng. Hơn hết là nó giúp việc
thúc đẩy tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ.
- Đối với các nhà cung cấp dịch vụ Mobile Money
 Với các tổ chức tài chính: Mobile Money cho phép các tổ chức tài chính
giảm chi phí giao dịch và giảm lượng tiền mặt lưu thông.
 Đối với Telcos: Telcos cung cấp cơ sở hạ tầng để triển khai dịch vụ
Mobile Money, được coi là chiến lược cạnh tranh nhằm tăng doanh thu
cho các nhà khai thác dựa trên sự trung thành của khách hàng.
 Với Nhà cung cấp dịch vụ: Các đơn vị này có quan hệ chặt chẽ với các
tổ chức tài chính và các cơng ty viễn thơng để cung cấp cho người dùng
những giải pháp tốt nhất. Khi số lượng người sử dụng dịch vụ MM tiếp
tục tăng, thu nhập của các đơn vị hợp tác cũng tăng theo.
- Đối với sự phát triển kinh tế: Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, dịch
vụ Mobile Money là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,

bằng cách đẩy nhanh tốc độ chuyển tiền và giải quyết giao dịch nhanh
chóng. Các giao dịch thơng qua các dịch vụ Mobile Money, đặc biệt là
dịch vụ Mobile Mone có thể làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông.
Đây cũng là công cụ hữu hiệu để chuyển đổi số trong nền kinh tế số: về
cơ bản, chuyển đổi số dẫn đến những thay đổi trong mơ hình kinh
doanh. Hơn hết dịch vụ này cịn giúp các chính phủ giảm chi phí in tiền,
vận chuyển tiền và kiểm sốt tốt hơn dòng tiền trong nền kinh tế.
- Đối với sự phát triển xã hội: Dịch vụ MM đóng một vai trị quan trọng
trong việc thúc đẩy tài chính và thúc đẩy giảm nghèo bền vững. Hệ
thống dịch vụ MM có thể được cung cấp ở bất kỳ nơi nào có dịch vụ
điện thoại di động, giúp khắc phục khoảng cách và tình trạng thiếu văn
phịng chi nhánh ở các vùng nơng thơn. Do đó, những người dân nghèo
có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính, từ đó họ có thể quản lý dòng tiền
tốt hơn và các kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm của họ được xử lý hiệu quả
hơn. Họ có thể tiết kiệm rất ít tiền mà không cần thông qua bất kỳ thủ
tục nào với ngân hàng.
5.2 Rủi ro của Mobile Money
Dịch vụ Mobile Money đã phát triển rộng rãi trong vài năm qua. Tuy
nhiên, loại hình dịch vụ này cũng khá nhạy cảm về mặt chiến lược và bảo mật.
Thật vậy, tiền là một mục tiêu hấp dẫn cho những kẻ tấn công và lừa đảo.
Mobile Money cũng có thể bị lạm dụng để rửa tiền và tài trợ bất hợp pháp, đặt
ra những rủi ro và thách thức đối với tính bền vững của ngành. Do vậy, dịch vụ
Mobile Money cũng gặp những nguy cơ bảo mật, rủi ro như ở dịch vụ tài chính
thơng thường, ngồi ra do đặc điểm riêng của dịch vụ, có những nguy cơ bảo
— 10 —


mật, rủi ro đặc thù tồn tại trong dịch vụ này.
5.2.1 Rủi ro trong giao dịch
Giao dịch bị lỗi, bị trì hỗn: Các giao dịch trong mạng thanh tốn di

động thực hiện chuyển tiếp qua nhiều hệ thống mạng viễn thơng. Bất kỳ sự cố
nào trong chuỗi này đều có thể dẫn đến không thể giao dịch.
Giao dịch bị lặp: hệ thống Mobile Money đôi khi nhận được nhiều bản
sao của cùng một SMS mang một giao dịch, mà hệ thống có thể hiểu là nhiều
giao dịch từ khách hàng.
Chiếm đoạt số điện thoại di động: số điện thoại di động của khách hàng
có thể bị chiếm đoạt thơng qua hoạt động thay thẻ SIM hoặc mất trộm, sau đó
thực hiện giao dịch bất hợp pháp đối với tài khoản Mobile Money gắn với số
điện thoại di động này.
Vishing/Smishing: sử dụng các cuộc gọi điện thoại hoặc SMS để thu
thập thông tin cá nhân như số tài khoản, mã PIN hoặc chi tiết nhận dạng cá
nhân nhằm mục đích đánh cắp danh tính để cho phép một bên khác sao chép
danh tính của khách hàng trong hệ thống, sau đó sử dụng danh tính của khách
hàng để thực hiện giao dịch bất hợp pháp.
Giao dịch giả mạo: sử dụng thiết bị mạo danh nhà mạng gửi tin nhắn
SMS giả thông báo giao dịch đã thành công. Các giao dịch giả mạo thường
được sử dụng để thực hiện rút tiền mặt từ đại lý hoặc thanh toán mua hàng.
5.2.2 Rủi ro đại lý
Mạo danh tư cách nhà cung cấp: đại lý trái phép hoạt động như một đại
lý được ủy quyền, thực hiện các giao dịch với mục đích lừa gạt để có thơng tin
của khách hàng, lừa gạt người gửi tiền và bỏ trốn số tiền đã gửi.
Lạm dụng thông tin khách hàng: Hoạt động của Mobile Money thường
dựa vào mạng lưới đại lý, đại lý được ủy quyền để thu thập thông tin chi tiết về
khách hàng cho việc xác minh thơng tin. Đại lý có thể sử dụng các thơng tin
này cho các mục đích gian lận khác.
Làm giả thơng tin khách hàng trong q trình đăng ký tài khoản: Đại lý
thường được trả hoa hồng cho các tài khoản mới mở. Điều này có thể khiến họ
khơng thực hiện đúng quy trình trong việc kiểm tra thơng tin của khách hàng
khi đăng ký tài khoản mới.
Chậm trễ trong cập nhật số dư của khách hàng: với quy trình xử lý qua

đại lý trung gian trong hoạt động của Mobile Money, việc cập nhật số dư có thể
bị trì hỗn đối với bất kỳ giao dịch nhất định nào. Điều này cho khách hàng
— 11 —


thấy các giao dịch trong tương lai có thể bị từ chối khơng chính xác do “khơng
đủ tiền”.
Chia nhỏ các giao dịch: các đại lý chia nhỏ các giao dịch nhận tiền mặt
để kiếm được nhiều khoản hoa hồng.
5.2.3 Rủi ro nội bộ
Gian lận nội bộ: Nhân viên thông đồng để trục lợi tài chính cá nhân
thơng qua hệ thống kỹ thuật.
Đánh cắp danh tính: Nhân viên truy cập và khai thác thông tin khách
hàng mà không được phép.
6. Những cơ hội và thách thức
6.1 Cơ hội trong phát triển dịch vụ Mobile Money
Sự chỉ đạo và định hướng từ Chính phủ và khung pháp lý
Có thể thấy rằng hiện nay các dịch vụ Mobile Money đã phát huy tác
dụng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nắm bắt được xu
hướng này, Việt Nam cũng đã đặc biệt chú trọng vào việc phát triển dịch vụ
này, nhất là trong việc thanh toán tiền mặt. Điều này có thể thấy rõ trong các
chủ trương, chính sách và trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Ngày 9-3-2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 316/2021/QĐTTg phê duyệt triển khai thí điểm trong 2 năm Mobile Money (dùng tài khoản
viễn thơng thanh tốn cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ) nhằm mục tiêu
góp phần phát triển hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt, tăng cường khả
năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nơng thơn,
miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của Việt Nam.
Về nội dung thí điểm, theo Quyết định 316/2021/QĐ-TTg, doanh nghiệp
thực hiện thí điểm cung ứng dịch vụ Mobile Money dùng cho các nghiệp vụ
Nạp tiền và Rút tiền mặt vào tài khoản Mobile Money tại các điểm kinh doanh,

tài khoản thanh toán của khách hàng, qua ngân hàng hoặc Ví điện tử có cùng
chủ tài khoản Mobile Money; Thanh tốn hóa đơn hàng hóa, dịch vụ cho Đơn
vị chấp nhận thanh toán bằng tài khoản Mobile Money; Chuyển tiền giữa các
tài khoản Mobile Money của khách hàng trong cùng hệ thống của doanh
nghiệp.

— 12 —


Việc cho phép thí điểm Mobile Money với mục tiêu góp phần phát triển
các giao dịch thanh tốn khơng tiền mặt, tăng cường khả năng tiếp cận các dịch
vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nơng thơn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên
giới và hải đảo của Việt Nam. Kết quả của cuộc thí điểm triển khai Mobile
Money sẽ là cơ sở thực tiễn để cơ quan quản lý có thẩm quyền xem xét, xây
dựng và ban hành các quy định pháp lý chính thức cho hoạt động cung ứng
dịch vụ này tại Việt Nam.
Tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại di động cao:
Theo thống kê, tính đến tháng 7/2021 có khoảng 50% dân số Việt Nam
chưa có tài khoản thanh tốn tại ngân hàng và rất nhiều người có tài khoản
ngân hàng nhưng chỉ sử dụng được tính năng cơ bản như rút tiền mà khơng sử
dụng được các tiện ích khác như thanh tốn, chuyển tiền do khơng có phương
tiện và kỹ năng ứng dụng (khơng có điện thoại thơng minh để sử dụng ứng
dụng mobile banking, khơng biết sử dụng app...), có 123 triệu thuê bao di động
đang hoạt động có phát sinh lưu lượng, đáng chú ý trong đó có tới 69,4 triệu
thuê bao di động đang hoạt động có sử dụng dữ liệu (3G, 4G, 5G). Chính vì
thế, Mobile Money được kỳ vọng sẽ cung cấp một kênh giao dịch, phương tiện
thanh tốn nhanh chóng, thuận tiện và an tồn thay thế cho việc phải trực tiếp
đến các cơ sở của ngân hàng thực hiện các giao dịch
Hiện nay, Việt Nam có tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại di động khá
cao, 145,6 triệu thuê bao/97 triệu dân. Như vậy, tỷ lệ thuê bao di động trên tổng

số dân lên tới 152%, chưa kể tới những người dân sử dụng các thiết bị di động
khác, trong đó, có tới 84% (123 triệu) phát sinh lưu lượng , 73.7% đang sử
dụng mạng xã hội một cách thường xuyên và 71% sử dụng điện thoại thông
minh. Mức độ sử dụng internet và mạng xã hội đang dần tăng trưởng, độ phủ
của viễn thông lên tới gần 100% dân số. Những yếu tố trên là điều kiện rất
thuận lợi cho việc triển khai các dịch vụ Mobile Money trên phạm vi toàn quốc
Các dự báo từ các báo cáo quốc tế cũng cho thấy giao dịch thông qua di
động tại Việt Nam sẽ tăng tới 400% vào năm 2025 nhờ vào sự bùng nổ của
kinh tế số. Các chuyên gia kinh tế cho biết rằng, chỉ khoảng 20 đến 30% trong
tổng số khoảng 123 triệu thuê bao điện thoại di động hiện nay sử dụng dịch vụ
thanh toán qua điện thoại với hạn mức tối đa 10 triệu đồng/tháng thì lượng giao
dịch qua hệ thống Mobile Money của Việt Nam có thể lên đến hàng chục, hàng
trăm nghìn tỉ đồng.
Hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông và các dịch vụ hỗ trợ.

— 13 —


Hạ tầng viễn thông Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ, nổi bật với 2 nhà
mạng lớn là VNPT và Viettel. Đứng trước chủ trương của Chính phủ, 2 nhà
mạng này đã sẵn sàng cho việc triển khai các dịch vụ thanh tốn khơng tiền mặt
qua tài khoản viễn thơng. Như vậy, với sự sẵn sàng nhập cuộc của 2 mạng viễn
thơng lớn càng khẳng định rằng Việt Nam có cơ sở hạ tầng viễn thông phù hợp
cho sự phát triển của dịch vụ Mobile Money.
- Viettel hiện có mạng lưới điểm giao dịch với hơn 200.000 điểm chấp
nhận thanh tốn trên tồn quốc. Viettel được cấp phép dịch vụ ví điện tử và
trung gian thanh tốn từ sớm với hệ thống xử lý dòng tiền hàng tháng hơn
50.000 tỷ đồng cùng hơn 30 triệu giao dịch. Hệ thống của Viettel có thể ngay
lập tức đáp ứng 60 triệu thuê bao sử dụng Mobile Money. Lộ trình phát triển
của Viettel đối với dịch vụ Mobile Money là đến năm 2025, Viettel dự kiến có

khoảng 26 triệu thuê bao sử dụng dịch vụ Mobile Money, trong đó riêng dịch
vụ thanh tốn có giá trị nhỏ với mức chi tiêu trung bình qua kênh này là
300.000 đồng/thuê bao. Như vậy, doanh thu trung bình với dịch vụ Mobile
Money (chỉ riêng dịch vụ thanh tốn) của Viettel vào năm 2025, ước tính
khoảng 7.000 - 8.000 tỷ đồng/tháng.
- Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (VNPT) sở hữu hạ tầng
mạng lưới viễn thông hiện đại, rộng khắp, kết nối trực tiếp với hơn 240 quốc
gia và trung tâm kinh tế, tài chính khu vực trên toàn thế giới, với hệ thống gồm
3 tuyến cáp quang trên đất liền, 5 tuyến cáp quang biển, đây cũng là đơn vị duy
nhất sở hữu mạng thông tin vệ tinh tại Việt Nam, VNPT đáp ứng được những
u cầu cao nhất về an tồn thơng tin của quốc gia cũng như nhu cầu dịch vụ
đa dạng của khách hàng. Hiện nay, VNPT phục vụ hơn 30 triệu khách hàng di
động. Ngồi các dịch vụ viễn thơng, VNPT cịn cung cấp dịch vụ về cơng nghệ
thơng tin, giải trí, giáo dục, y tế, dịch vụ cơng, các dịch vụ tài chính …. Đây sẽ
là mơi trường thuận lợi để VNPT không ngừng mở rộng các dịch vụ thanh tốn
khơng tiền mặt qua Mobile Money.
6.2 Thách thức trong phát triển dịch vụ Mobile Money
Nhận thức của đa số cư dân về dịch vụ Mobile Money cịn thấp.
- Đặc tính của các sản phẩm cơng nghệ vốn đã khó hiểu và phức tạp với
phần lớn bộ phận người dân, nhất là ở những nơi có tiếp cận kém, thì với các
sản phẩm fintech độ phức tạp và khó hiểu sẽ cao hơn rất nhiều. Vì vậy, Mobile
Money cần được thiết kế sao cho dễ sử dụng nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Thực
tế, người dùng Việt Nam khá xem nhẹ vấn đề bảo mật trên điện thoại của mình.
Các thiết bị di động đang trở nên rất phổ biến, nếu người dùng không chú trọng
— 14 —


tới việc bảo mật sẽ tạo ra những kẽ hở để các loại tội phạm có thể để giao dịch
bất chính hay tấn cơng vào chính các nhà cung cấp dịch vụ.
- Thói quen thanh tốn dùng tiền mặt hiện nay ở Việt Nam vẫn cịn rất

phổ biến. Có tới 90% chi tiêu hàng ngày tại Việt Nam sử dụng tiền mặt, 99%
sử dụng tiền mặt khi thanh toán các mặt hàng dưới 100.000 đồng. Thậm chí có
những người cịn khơng biết tới bất kỳ hình thức thanh tốn nào khác ngồi tiền
mặt. Do đó, chuyển đổi thói quen cũ và tạo ra thói quen thanh tốn mới là một
thách thức lớn đối với nền kinh tế, nó địi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa
các ban ngành nhằm tuyên truyền, hướng dẫn tích cực tới tất cả các tầng lớp
dân cư.
- Ngày nay, các dịch vụ Mobile Money chưa thực sự phổ biến trong
quần chúng. Vì vậy, người dân còn rất e ngại, thiếu sự tin tưởng đối với các
dịch vụ thanh tốn điện tử nói chung và Mobile Money nói riêng. Việc tạo
dựng niềm tin dẫn đến thay đổi thói quen trong người dân có vai trò quyết định
tới sự phát triển của dịch vụ Mobile Money.
Bảo mật, quản trị rủi ro và định danh khách hàng
- Doanh nghiệp thực hiện thí điểm phải có hệ thống đáp ứng các yêu cầu
về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cấp độ 3 theo quy định của pháp luật
hiện hành. Ngồi ra, phải có hệ thống lưu trữ lịch sử giao dịch Mobile Money
phát sinh; phải có bản sao lưu các thơng tin lưu trữ nhằm phục vụ cho công tác
thanh tra, kiểm tra và cung cấp thơng tin khi có u cầu từ cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền. Đối với các tài liệu kế tốn, doanh nghiệp thực hiện thí
điểm phải lưu trữ theo quy định của Luật Kế toán.
- Việc định danh khách hàng, quản lý SIM rác ((SIM có thơng tin th
bao khơng chính xác) và giao dịch ẩn danh khơng được thực hiện chặt chẽ,
Mobile Money có thể là kênh để rửa giao dịch, ảnh hưởng đến công tác phịng
chống rửa tiền.
- Ngay cả với các ngân hàng, cơng ty tài chính dày dặn kinh nghiệm,
việc xác thực thơng tin khách hàng qua các kênh hay ứng dụng trực tuyến vẫn
cịn có những bất cập vì bị kẻ xấu mạo danh chứng minh thư để qua mặt hệ
thống eK C và chính doanh nghiệp cũng trở thành nạn nhân. Vì vậy, đây cũng
là một thách thức mà các nhà mạng cần giải quyết, để tránh những hệ lụy xấu
có thể xảy ra đối với doanh nghiệp và khách hàng. Cịn đối với những người

dùng chưa quen với thanh tốn điện tử, các doanh nghiệp viễn thông sẽ phải bỏ
ra nhiều cơng sức và chi phí hơn để hướng dẫn người dùng.
— 15 —


Đối thủ cạnh tranh:
- Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy tới cuối quý I/2021, dù
ảnh hưởng bởi dịch nhưng hoạt động thanh tốn khơng tiền mặt được ghi nhận
ở mức tăng trưởng cao. Cụ thể trong quý I/2021 giao dịch qua kênh Internet đạt
156,2 triệu món với giá trị 8,1 triệu tỷ đồng, tăng tương ứng 55,9% về số lượng
và 28,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020; tương tự giao dịch qua kênh điện
thoại di động đạt 395,05 triệu món với giá trị hơn 4,6 triệu tỷ đồng, tăng tương
ứng 78% và 103%; giao dịch qua kênh QR code đạt 5,3 triệu món với giá trị
4.479 tỷ đồng, tăng tương ứng 83% và 46%. Có đến hơn 85% người tiêu dùng
sở hữu ít nhất 1 ví điện tử hoặc ứng dụng thanh tốn, hơn 42% người tiêu dùng
sử dụng thanh tốn khơng tiếp xúc bằng thiết bị di động. Đặc biệt, 71% người
dùng có mức độ sử dụng ví điện tử hoặc ứng dụng thanh tốn ít nhất 1 lần/
tuần. Hiện có 43 ví điện tử đang hoạt động đều cung cấp đầy đủ các tiện ích cơ
bản như thanh tốn hóa đơn, thanh tốn các khoản vay, phí bảo hiểm, phí dịch
vụ chung cư, dịch vụ cơng, học phí, mua vé (tàu xe, máy bay)...Bên cạnh việc
xây dựng các trị chơi, chương trình ưu đãi riêng, các ví điện tử cịn liên kết với
các sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, alora... để gia
tăng trải nghiệm, tiện ích cho khách hàng.
- Mobile Money đã bỏ l thời điểm tốt nhất để tiếp cận với người dân
khi mà 70% người dân đã có tài khoản ngân hàng, các phương thức thanh tốn
khác cũng ngày một phát triển nhanh chóng. Người dùng Việt Nam vẫn dùng
nhiều tài khoản ngân hàng, thậm chí có thêm một vài ví điện tử và khơng trung
thành với một dịch vụ nào cả miễn là dịch vụ nào đó tiện lợi, đảm bảo và
khuyến mãi nhiều thì họ sử dụng.
- Dù Mobile Money đã khuấy động thị trường nhưng vẫn khó có thể tạo

nên cuộc cách mạng thanh tốn ở Việt Nam. Các nhà mạng được thí điểm
Mobile Money khi các hình thức thanh tốn khác đã sống động trên thị trường
và cơ chế thí điểm hiện tại vẫn cịn nhiều rào cản. Ngồi lợi thế khơng cần tài
khoản ngân hàng thì Mobile Money thực sự chưa có ưu điểm gì khác biệt. Hạn
mức 10 triệu đồng/tháng/tài khoản Mobile Money là khá nhỏ hay việc không
thể chuyển khoản khác nhà mạng cũng là trở ngại đối với người dùng.
7. Một số khuyến nghị thúc đẩy dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam
Nhằm hướng tới sự lớn mạnh của dịch vụ Mobile money thời gian tới,
một số khuyến nghị phát triển dịch vụ gồm:

— 16 —


- Hồn thiện về khn khổ pháp lý, hướng tới xây dựng một nơi cạnh
tranh bình đẳng trong tương lai với các đơn vị tham gia kinh doanh dịch vụ,
thêm vào đó khuyến khích sự hợp tác và cạnh tranh cùng có lợi trong các chủ
thể. Để giảm thiểu tối đa về mặt rủi ro pháp lý, Nhà nước cũng nên quy định
đối với các bên cung cấp dịch vụ về các giới hạn tài khoản, tần suất giao dịch,
khối lượng tiền được giao dịch trong một khoảng thời gian được phép (hoàn
thiện hơn nữa những quy định định danh khách hàng, bảo mật thơng tin trong
giao dịch thanh tốn, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố trong các giao dịch của
dịch vụ Mobile money), bên cạnh đó tăng cường giám sát những luồng giao
dịch để nó cảnh báo nhà cung cấp dịch vụ về các mẫu giao dịch nghi ngờ để
tìm hướng xử lý kịp thời.
- Tăng cường về cơng tác tun truyền nhằm tạo thói quen mới cho
người sử dụng. Đẩy mạnh truyền thông bằng cách giáo dục tài chính cho người
dân thấy rõ những lợi ích khi sử dụng dịch vụ Mobile money trên các khía cạnh
về lợi ích tài chính cũng như tính thuận tiện trong sử dụng. Thúc đẩy sự phát
triển của Mobile money trên khắp cả nước; giúp người dân tiếp cận và chấp
nhận phương thức thanh tốn mới như một hình thức chi tiêu trong cuộc sống.

Cần xây dựng cái nhìn chân thật, gần gũi, dần xóa bỏ tâm lý nghi ngại cho
người dân về xã hội số và cuộc sống không tiền mặt; thúc đẩy phổ cập thanh
tốn số nhanh chóng.
- Cần đẩy mạnh các hoạt động giải ngân, hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho
nhóm đối tượng yếu thế, người dân ở vùng sâu, vùng xa thông qua tài khoản
Mobile money. Để nó vừa là phương thức vừa là động lực cải thiện kinh tế
người dân; kích thích sử dụng và đưa tiền di động đến gần hơn với đời sống.
- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng các dịch vụ tài chính di động. Cần thêm sự đa
dạng và chất lượng của các sản phẩm dịch vụ cũng cần nâng cao, tập trung đến
sự tiện lợi, khơng khó khăn trong việc sử dụng nhưng vẫn phải đảm bảo được
an toàn, bảo mật, ít rủi ro và mang đến cho xã hội hiệu quả cao nhất.
Tất cả nhà mạng cung cấp dịch vụ Mobile money cần làm chủ được hệ
thống xử lý giao dịch, trung tâm thanh toán; xây dựng một quy trình hay kịch
bản ứng phó để dễ dàng kiểm sốt và hạn chế được tối đa các rủi ro hệ thống có
thể xảy ra làm gián đoạn giao dịch; hồn tất quy trình nghiệp vụ và quản lý rủi
ro...
- Tập trung đầu tư phát triển về nguồn nhân lực. Cần chiêu mộ, đào tạo
các chuyên gia công nghệ, những nhân tài hiểu biết về cơng nghệ số và có kiến
thức về lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Chính sách liên kết và hợp tác đào tạo
— 17 —


lâu dài với các quốc gia có kinh nghiệm như: Singapore, Hong Kong,
Indonesia… cũng như là các quốc gia đã có thành cơng về dịch vụ Mobile
money như: Kenya, Uganda, Philippines...
- Tăng cường hợp tác của các chủ thể cùng tham gia cung cấp dịch vụ
gồm các nhà mạng, các định chế tài chính và các nhà cung cấp dịch vụ. Nhiều
sản phẩm dịch vụ mới sẽ được tạo ra nhờ vào sự phối hợp này hướng đến
những kết quả đạt được tích cực hơn như giảm giá thành nhằm kích cầu tiêu
dùng và tạo sự giám sát chặt chẽ giữa các bên, hạn chế được những rủi ro có

thể xảy ra.

— 18 —


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GSMA (2018), State of the industry report on mobile money 2018. [Online]:
Available. />2. Gutierrez E. & Tony C. (2014), Mobile money services development: The cases of
the Republic of Korea and Uganda, World Bank Policy Research Working Paper
No. 6786. World Bank, Washington, DC. © World Bank.
/>3.
Tobin P. (2011), Understanding mobile money ecosystem: Roles, structure and
strategies, 10th International Conference on Mobile Business, Conference Paper, July
2011 DOI: 10.1109/ICMB.2011.19.
4.
Winn J.K & Koker L. (2013), Introduction to mobile money in developing
countries: Financial inclusion and financial integrity conference special issue,
Washington Journal of law, Technology & Arts, Vol 8, No. 3, pp.155-63.
5.
Rủi ro của Mobile Money. Truy cập tại: />0v%E1%BB%A5,%C4%91%E1%BA%BFn%20kh%C3%B4ng%20th%E1%BB%83
%20giao%20d%E1%BB%8Bch.
6.
Kim Anh (2021) , Mobile Money là gì? Sử dụng như thế nào?, upload
10/03/2021 tại />7.
TS. Lê Minh Tồn (Cơng ty Luật Lê Minh), TS. Dương Hải Hà (Học viện
CNBCVT), Cơ hội và những thách thức khi triển khai dịch vụ Mobile money tại Việt
Nam, upload 16-10-2022 tại />8.
Lê Thanh Tâm & Nguyễn Thị Thu Trang (2021), Phát triển dịch vụ mobile
money: cơ hội và thách thức tại Việt Nam, upload 29/09/2021 tại
/>


9.
Cục Viễn thông />10.
Ninh Gia (2020), Mobile Money: Từ thị trường tiềm năng đến quản trị rủi ro và
bảo mật, upload 15/08/2020 tại
/>11.
Websites: Bộ TT TT www.mic.gov.vn; NHNN www.sbv.gov.vn; Cục Viễn
thông www.vnta. gov.vn; www.vinaphone.com.vn; www.mobifone.vn; Viettel
www.viettel.vn; ./.
12.
Quyết định số 316/QĐ-TTg
/>13.
Quyết định số 2545/QĐ-TTg
/>14.
Vietnam Digital Landscape (2021)
/>15.
Bộ Thông tin và Truyền thông (2022), Báo cáo Đo lường hoạt động của người
dân trên nền tảng số quý I/2022;
16.
Thông tư 39/2014/TT-NHNN
/>17.
Huỳnh Dũng (2022), truy cập 17/09/2022, Tăng tốc chuyển đổi số du lịch,
Indonesia hướng đến kinh tế nghìn tỷ đơ la, từ: />18.
Bản quyền thuộc về Các nước © 2015 - 2022 Nguồn bài viết:
/>19.
Copyright © 2022 DNSE Securities - All Rights Reserved DNS:
Mobile Money là gì? Cách thanh tốn trực tuyến khơng cần dùng Internet
(dnse.com.vn)
20.
Báo Tuổi Trẻ (2022), truy cập 17/06/2022 ,Thanh tốn khơng dùng tiền mặt là

xu hướng phát triển trên thế giới, từ />21.
TS. Trần Hùng Sơn, ThS. Huỳnh Thị Ngọc Lý, Viện Nghiên cứu phát triển
công nghệ ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Luật, truy cập 08/10/2019, từ
/>22.
Đào Bích Ngọc - Nguyễn Phương Thảo - Hồng Minh Thảo - Lê Minh
Phương Trịnh Thị Phương Thảo - Vũ Hiển La (2022), truy cập 23/05/2022, Nghiên
cứu về phát triển Mobile Money- Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, từ


/>%C4%90%C3%A0o%20B%C3%ADch%20Ng%E1%BB%8Dc%20v%C3%A0%20n
h%C3%B3m%20t%C3%A1c%20gi%E1%BA%A3%20s%E1%BB%91%20242%20t
h%C3%A1ng%207%20n%C4%83m%202022.pdf?fbclid=IwAR0BQ2ypiumb59X0H
yM97hbeSzAiH62p3mJsKFMSjIxATBmVBqJv9TnN9Zc
23.
© CỔNG THƠNG TIN ĐIỆN TỬ NG N HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
(2022), Tính đến 05/10/2022, từ
/>p=1895159684450891#%40%3F_afrLoop%3D1895159684450891%26centerWidth%
3D80%2525%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFoote
r%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dvwnmgy6mt_41
24.
GSMA (2012), Mobile Money in the Philippines – The Market, the Models
and Regulation, truy cập 23/02/2022, từ
< />es-Case-Study-v-X21-21.pdf>
25.
GSMA (2009), Mobile money in the Philippines: the market, the models and
regulation, truy cập 23/3/2022, từ
/>26.
Indonesian Financial Intelligence Unit - PPATK
27.
Báo cáo năm 2018 của Ngân hàng Thế giới

28.
Satista (2021b), Number of mobile phone users in the Philippines from 2017
to 2025, truy cập 02/3/2022, từ />29.
Alampay E. & Bala J. (2010), Mobile 2.0: M- money for the BoP in the
Philippines, Information Technologies & International Development, 6(4): 77–92.
30.
Muga T. (2015), Mobile money contributing toward global M-commerce,
uploaded on September 15, 2015 via
/>20Muga-Mobile%20Money%20contributing%20towards%20global%20mcommerce.pdf.
31.
Edosomwan S., Prakasan S. K., Kouame D., Watson D. & Seymour, T.
(2011), The history of social media and its impact on business, The Journal of Applied
Management and Entrepreneurship, 16(3)
32.
Dewing M (2012), Social media: An introduction, Library of Parliament
Publication, 2010-03-E.
33.
Cohen-Almagor R (2011), Internet history, International Journal of
Technoethics, 2(2): 45-64.


34.
Huy Thắng (2022), Thúc đẩy Mobile Money, tạo nên hệ sinh thái thanh toán
năng động, upload 11/05/2022 tại: />35.
ThS. NGUYỄN THỊ LIỆU thuộc Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kiến trúc
Đà Nẵng (2022), Hoàn thiện khung pháp lý về dịch vụ Mobile - Money ở Việt Nam
hiện nay, truy cập từ 13/08/2022: />

×